Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đồ án môn TDĐ Thiết kế hệ truyền động xung áp động cơ một chiềuĐHCNHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.58 KB, 20 trang )

ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
Bộ Môn Tự Động Hoá

-------o0o-------

ĐỒ ÁN
MÔN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

Đề tài:
THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG XUNG ÁP - ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Hồ Đình Tài
Đỗ Văn Hạnh
LTCĐ ĐH Điện 1_K1

Giáo viên hướng dẫn :

Đồ án môn TĐĐ



Nguyễn Đăng Khang

0

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Hà Nội . Tháng 08/2008

LỜI NÓI ĐẦU
Truyền động điện có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cuối cùng của một
công nghệ sản xuất. Đặc biệt trong dây chuyền sản xuất tự động hiện đại, truyền
động điện đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm. Với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật điện tử tin học, các hệ truyền
động điện được phát triển và có thay đổi đáng kể. Đặc biệt do công nghệ sản
xuất các thiết bị điện tử công suất ngày càng hoàn thiện, nên các bộ biến đổi điện
tử công suất trong hệ truyền động điện không những đáp ứng được độ tác động
nhanh, độ chính xác cao mà còn góp phần làm giảm kích thước, tiết kiệm điện
năng và hạ giá thành của hệ.
Nói đến hệ truyền động điện dùng trong công nghiệp ngày nay không thể
không nhắc đến hệ truyền động xung áp - động cơ một chiều. Về phương diện
điều chỉnh tốc độ, động cơ một chiều có nhiều ưu việt hơn so với loại động cơ
khác, không những nó có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng mà cấu trúc mạch
lực mạch điều khiển đơn giản hơn, đồng thời lại đạt chất lượng điều chỉnh cao
trong dải điều chỉnh tốc độ rộng . Hệ truyền động xung áp - động cơ một chiều là

hệ truyền động mà trong đó để điều chỉnh tốc độ động cơ ta có thể điều chỉnh
điện áp phần ứng hoặc điện áp phần kích từ của động cơ dựa vào điều chỉnh góc
mở của các van.
Ở đây ta đi thiết kế hệ truyền động xung áp - động cơ một chiều có đảo
chiều quay với phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ dựa vào việc điều chỉnh
điện áp phần ứng của động cơ.

Đồ án môn TĐĐ

1

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

PHẦN I : YÊU CẦU THIẾT KẾ .
I. Nhiệm vụ :
Thiết kế hệ truyền động XA-Đ (xung áp động cơ một chiều)
II. Các số liệu ban đầu : Động cơ một chiều kích từ độc lập có:
 Công suất định mức

: Pdm = 22 KW.

 Điện áp định mức

: Udm = 400 V.


 Dòng điện định mức

: Idm = 60 A.

 Tốc độ định mức

: ndm = 955 vòng/phút.

 Điện áp kích từ định mức

: Uktdm = 400 V.

 Dòng điện kích từ định mức : Iktdm =10 A.
PHẦN II : NỘI DUNG THIẾT KẾ .
I. Sơ lược về động cơ điện một chiều kích từ độc lập:
1. Sơ đồ:

         

Đồ án môn TĐĐ

2

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện


2. Nguyên lý làm việc:
Khi cho điện áp U vào hai đầu cuộn dây phần ứng, trong dây quấn phần ứng
sẽ có dòng điện I chạy qua. Các thanh dẫn phần ứng (roto) nằm trong từ trường
sẽ chịu tác dụng của lực Fdt, lực từ này sẽ làm cho Roto quay. Khi Roto quay các
thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng ra một sức điện động E có chiều xác định
theo quy tác bàn tay trái.
Phương trình điện áp phần ứng:
Uu = Eu + ( Ru+Rf ).Iu
3. Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ và đảo chiều :
a. Điều chỉnh tốc độ :
Ta có phương trình đặc tính cơ điện :


U u  Ru  R f 

Iu
K
K

(1)

Mô men điện từ Mdt = KΦ.Iu
 Iu 

M dt
K

(2)

Nếu bỏ qua tổn thất : Mdt = Mco = M


(3)

Từ (1),(2),(3) ta có phương trình đặc tính cơ :


U u  Ru  R f 

M
K
( K ) 2

(4)

Ta có mômen phụ thuộc vào từ thông và dòng phần ứng.

Đồ án môn TĐĐ

3

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Từ phương trình đặc tính cơ ta thấy : Để thay đổi tốc độ động cơ ta có thể
dùng phương pháp thay đổi điện áp phần ứng Uu ,thay đổi từ thông Φ tức là thay
đổi dòng kích từ Ikt và thay đổi điện trở phần ứng Rf .

Như trên đã giới thiệu, ở đây ta dùng phương pháp thay đổi điện áp phần
ứng để điều chỉnh tốc độ động cơ.
b. Đảo chiều quay :
Chiều quay động cơ phụ thuộc vào chiều quay mômen, có thể dùng hai
phương pháp: Thay đổi chiều dòng phần ứng hoặc chiều dòng kích từ.
Ở đây ta chọn phương pháp đảo chiều quay động cơ bằng cách thay đổi
chiều dòng phần ứng, tức là thay đổi chiều điện áp phần ứng Uu .
II. Thiết kế hệ xung áp - động cơ điện một chiều kích từ độc lập:
Hệ xung áp - động cơ điện một chiều kích từ độc lập thực chất là hệ điều
chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng phương pháp đóng
ngắt động cơ vào nguồn cung cấp một cách có chu kỳ. Khi đóng động cơ vào
nguồn cung cấp, năng lượng được đưa từ nguồn vào động cơ. Năng lượng này
phần chủ yếu được truyền qua trục của động cơ, phần còn lại được tích ở dạng
động năng và năng lượng điện từ. Khi ngắt động cơ ra khỏi nguồn thì hệ truyền
động vẫn tiếp tục làm việc nhờ năng lượng tích luỹ đó.
Ở đây ta thiết kế hệ xung áp - động cơ một chiều kích từ độc lập có đảo
chiều :

Đồ án môn TĐĐ

4

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

1. Sơ đồ nguyên lý mạch lực của hệ :


    
S1,S2,S3,S4 : là van bán dẫn có điều khiển (đóng, ngắt): Transistor, IGBT,
GTO.
Trong phần thiết kế này ta sử dụng van điều khiển là Transistor.
2. Nguyên lý hoạt động của mạch lực :
Đối với mạch điều áp một chiều có đảo chiều động cơ như trên ta có ba
phương pháp điều khiển khác nhau : Điều khiển đối xứng, điều khiển không đối
xứng, và phương pháp điều khiển riêng. Ở đây ta chọn phương pháp điều khiển
là phương pháp điều khiển riêng. Với phương pháp này, khi động cơ hoạt động ở
một chiều xác định thì chỉ có một cặp van (chẵn hoặc lẻ) làm việc, cặp còn lại
hoàn toàn nghỉ. Vì vậy mạch tương đương sơ đồ không đảo chiều nhưng có hai
van mắc nối tiếp với tải.
Do đó, mạch lực bao gồm hai sơ đồ băm không đảo chiều hoạt động riêng
rẽ, ứng với mỗi sơ đồ băm tương ứng ta có chiều điện áp cấp vào phần ứng của
động cơ khác nhau,do đó chiều quay của động cơ cũng khác nhau tương ứng
( theo chiều thuận hay ngược): bộ băm I chạy thì bộ băm II không chạy,và ngược
lại bộ băm II chạy thì bộ băm I không chạy.

Đồ án môn TĐĐ

5

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện


Do vậy, khi bình thường một bộ hoạt động ở chế độ băm không đảo dòng
thì sơ đồ mạch lực lúc này là sơ đồ điều chỉnh tốc độ động cơ sử dụng mạch băm
không đảo chiều.
a.Nguyên lý hoạt động của sơ đồ điều chỉnh tốc độ động cơ sử dụng mạch
băm không đảo chiều như sau :

Trạng thái ban đầu: khi chưa cho xung điều khiển kích mở khoá S 1,S4 thì
các van D1,D3 và S1,S3 đều khoá.
Khi cấp xung kích mở cho cả S 1 và S3 : Thì S1, S3 mở cho dòng điện chạy
qua. Dòng điện đi từ dương nguồn qua S 1, động cơ, S3 về âm nguồn. Lúc này
dòng điện qua tải là: Ud = +U
Và khi S1,S3 đều ngắt thì: Ud = - U , lúc đó hai diode D 1 và D3 sẽ đồng thời
dẫn.
Do đó, giá trị trung bình của điện áp ra trên tải luôn luôn dương nếu thời
gian mở của các van S1,S3 lớn hơn thời gian ngắt của chúng. Nếu ngược lại thì
giá trị trung bình của điện áp ra trên tải sẽ có giá trị âm. Khi Id dưong và Ud âm
thì năng lượng sẽ được trả lại nguồn.

Đồ án môn TĐĐ

6

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Thay đổi tỷ số thời gian đóng và thời gian ngắt của van S 1,S3 sẽ điều chỉnh

được giá trị trung bình của điện áp ra trên tải, do đó sẽ điều chỉnh được tốc độ
của động cơ.
Gọi T là chu kỳ của bộ băm: T = Tđg + Tng.
- Tđg = ε .T là thời gian S1,S3 đóng mạch.
- Tng = T – Tđg là thời gian S1,S3 ngắt mạch.
- ε = Tđg / T là tỉ số đóng của chu kỳ.
Giá trị trung bình của điện áp ra trên tải :
T

1
Ud = u d dt U
T 0

(5)

Như vậy, bằng cách làm biến đổi tỉ số đóng ε thì ta có thể điều chỉnh được
Utb. Có hai cách để thay đổi ε :
- Giữ cố định chu kỳ xung T ( tần số cố định ), thay đổi thời gian đóng mạch
Tđg của bộ băm. Phương pháp này được gọi là phương pháp điều khiển độ rộng
xung.
- Giữ cố định thời gian đóng mạch Tđg, thay đổi chu kỳ của bộ băm T.
Phương pháp này được gọi là phương pháp xung tần.
- Thay đổi cả chu kỳ xung và thời gian đóng mạch Tđg của bộ băm. Phương
pháp này được gọi là phương phap xung - thời gian.(phương pháp này ít sử
dụng).
 Khi ε =0 tức là Tđg = 0 ta có U tb = 0 , bộ băm thường xuyên ngắt mạch,

n = 0.
 Khi ε = 1 tức là Tđg = T ta có U tb = U , bộ băm thường xuyên đóng


mạch, n = nmax .
Đồ án môn TĐĐ

7

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Ta có ở chế độ dòng liên tục:
- Điện áp trung bình ra tải là:
U t U

(6)

- Dòng điện trung bình ra tải là:
U  E u U  E u
U Eu
It  t



Ru
Ru
Ru Ru

(7)


U

Đặt R I 0 , ta có : Eu k e .n
u
Trong đó : n là tốc độ động cơ điện. Biến đổi biểu thức (7) ta nhận được:
It
k .n
k .n
n
  e   e  
(8)
I0
R u .I 0
U
U / ke

Vì khi Eu U thì động cơ đạt tốc độ không tải lý tưởng và ký hiệu là n 0 , do
đó ta có :
I
n
  t
n0
I0

(9)

Như vậy đặc tính cơ (trong đơn vị tương đối ) có dạng là đường thẳng tương
tự hệ máy phát - động cơ.


Đồ án môn TĐĐ

8

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Có biểu đồ thời gian,điện áp và dòng điện ở chế độ dòng liên tục:

Từ đồ thị ta thấy rằng trị số trung bình của dòng điện trong phần ứng i tb
quyết định tốc độ động cơ. Do đó, để thay đổi tốc độ động cơ chỉ cần thay đổi trị
số của dòng điện trung bình itb.
b. Sự hoạt động của mạch trong quá trình ta đảo chiều động cơ:
Trong quá trình ta đảo chiều động cơ ta cần 1 bộ điều khiển logic để thực
hiện các bước đảo chiều như sau:
 Ngắt xung điều khiển cho bộ băm I ( gồm các van S1,S3).
 Đo dòng chạy qua tải để xác định dòng điện về không.

Đồ án môn TĐĐ

9

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Điện

 Sau khi phát hiện dòng về không phải dự trữ 1 thời gian trễ đủ để đảm

bảo các khoá đã khoá chắc, khi đó mới phát xung để điều khiển cho bộ
băm kia.
 Phát xung điều khiển cho các van ở bộ băm II ( gồm van S2,S4).

3.Phương pháp điều khiển riêng :
Để thực hiện quá trình đảo chiều cho động cơ ta cần có một bộ đíều khiển
logic. Sơ đồ của bộ điều khiển logic như sau :

Khi điều khiển riêng hai bộ băm làm việc riêng rẽ nhau, tại một thời điểm
chỉ phát xung điều khiển cho một bộ băm còn một bộ băm kia bị khoá do chưa
có xung điều khiển. Hệ có hai bộ băm là BB1 và BB2 với các mạch phát xung
tương ứng là FX1 và FX2 . Trật tự hoạt động của bộ phát xung này được quy
định bởi các tín hiệu logic b1 và b2.
Trong khối logic:
 iL1, iL2 , iLd là các tín hiệu logic đầu vào.

Đồ án môn TĐĐ

10

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Điện

 b1 ,b2 là các tín hiệu logic đầu ra để khoá các bộ phát xung điều
khiển .
- iLd =1 phát xung điều khiển mở BB1.
- iLd =0 phát xung điều khiển mở BB2.
- iL1(iL2) =1 có dòng điện chảy qua bộ BB1 và BB2.
- b1 (b2) =1 khoá bộ phát xung FX1 và FX2.
Từ mạch logic trên ta có :
b1 i Ld .i L1  i L 2
b2 i Ld ..i L1  i L1

Để có các tín hiệu đầu vào cho khối logic trên ta dùng các sensor dòng nhận
biết dòng điện chạy qua bộ băm. Sau đó xử lý tín hiệu dòng chuyển về tín hiệu
áp với điện áp ra khi có dòng chạy qua bộ băm là 5V (iL1=V1, iL2=V2)

Đồ án môn TĐĐ

11

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Do mạch điều khiển riêng cần có thời gian tạo trễ nên ta chọn bộ tạo xung
là mạch 555:


Thời gian đóng khoá S là :
Tđg = 0,693.C1.(R1+xP2+P1).
Thời gian ngắt van là:
Tng =0,693.C1.P1+ (1-x)P2 +R2.
Chu kỳ xung ra là :
T = 0,693.C1.(R1 + R2 + 2P1 + P2).
Tần số xung :
f 

1
.
T

Người ta điều chỉnh P 1 để điều chỉnh tần số xung, và điều chỉnh biến trở P 2
để điều chỉnh độ rộng xung.

Đồ án môn TĐĐ

12

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

III. Tính toán thiết kế mạch lực.
1.Chọn nguồn một chiều cho hệ thống :
Ta chọn điện áp nguồn bằng điện áp định mức của động cơ: UN =Udm=400V.

2.Tính chọn dây dẫn :
-Có dòng điện đi trên dây dẫn là dòng điện định mức của động cơ.
-Ta chọn dây dẫn có hệ số dự trữ về dòng điện là 1,6. Do đó dòng điện lớn
nhất mà dây dẫn có thể chịu được là: Id d =1,6.60 =96A.
-Mật độ dòng điện cho phép là: 1,1A/mm2 .
-Vậy tiết diện dây dẫn cần chọn là : sd d =96/1,1 = 87,273 mm2.
 Chọn dây dẫn AC- 95 có tiết diện chuẩn là : 95mm2.
3. Tính chọn các van bán dẫn:
a.Tính chọn Transistor:
Khi lựa chọn van ta dựa vào hai thông số cơ bản quan trọng nhất là dòng
điện qua van và điện áp ngược lớn nhất mà van chịu được, các thông số cơ bản
của van được tính như sau :
-Điện áp ngược đặt lên van :
Ung.max =Kdt.Udm
Trong đó : Kdt = (1,6  2) là hệ số dự trữ điện áp. Chọn Kdt = 1,6
 Ung.max= 1,6.400 =640V
-Dòng điện làm việc của van :
Ilv = Idm
Đồ án môn TĐĐ

13

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Với Idm là dòng điện định mức của động cơ.

-Dòng điện lớn nhất qua van :
Iv = kdt. Ilv
Với kdt là hệ số dự trữ dòng điện, chọn kdt = 1,6(điều kiện làm mát tự nhiên).
 Iv = 1,6.60 =96A
Dựa vào hai thông số Iv và Ung.max ta lựa chọn van có số liệu như bảng sau:
Mã hiệu
ESM3005

Uce

Uceo

Ucesat

Ic

I

tf

ton

ts

Pm

(V)

(V)


(V)

(A)

(A)

(s)

(s)

(s)

(W)

600

500

1,5

120

10

1

1,5

3,5


400

Trong đó:
Uce = 600V: Điện áp cực đại khi cực bazơ bị khoá bởi điện áp âm.
Uceo = 500V: Điện áp cực đại khi cực bazơ để hở .
Ucesat = 1,5V: Điện áp rơi trên Transistor khi Transistor ở trạng thái bão hoà.
Ic = 120A: Dòng colector mà Transistor có thể chịu được.
I = 1A: Dòng bazơ mà Transistor có thể chịu được.
tf = 1s : Thời gian cần thiết để Ic từ giá trị Ic giảm xuống 0.
ton = 1,5s : Thời gian cần thiết để Ic từ giá trị 0 tăng đến Ic.
ts=3,5s :Thời gian cần thiết để Uce từ giá trị Ucesat đến giá trị điện áp nguồn
Pm = 400W: Công suất tiêu tán cực đại bên trong transistor.

Đồ án môn TĐĐ

14

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Vì điện áp của van Transistor chọn được chưa đủ lớn để đáp ứng được điện
áp ngược max đặt lên van. Do đó ta chọn thêm van Điôt công suât mắc nối tiếp
với transistor có số liệu như sau :
-Dòng qua điôt lớn nhất : Ta cần chọn Điôt chịu được dòng cực đại lớn hơn
hoặc bằng dòng lớn nhất qua transistor :
Ido.max = Iv = 96,6A

-Điện áp ngược cực đại Điôt có thể chịu được :
Udo = 640 – 600 = 40 V
Tra bảng 1.1 sách “Điện tử công suất - Nguyễn Bính” ta chọn Điôt mã hiệu
BYV54 do hãng Thomson chế tạo có số liệu như bảng sau :
Mã hiệu

Itb (A)

Ui.m (V)

ΔU (V)

BYV 54

100

50

0.7

b.Tính chọn các van Điôt (D1,D2,D3,D4):
Tính chọn các van Điôt cũng như tính chọn van transistor, ta cũng dựa vào
các thông số cơ bản là dòng điện qua van và điện áp ngược lớn nhất mà van chịu
được. Ta có :
Dòng làm việc của Điôt : Chọn dòng làm việc của Điôt bằng với dòng định
mức của động cơ : Ilvdo = Idm = 60A.
Ta chọn Điôt có dòng điện lớn nhất là: Ivdo = 1,6.Ilvdo = 1,6.60 = 96A.
Điện áp ngược cực đại đặt lên Điôt bằng với điện áp ngược cực đại đặt lên
transistor: Ung.max.do = Ung.max = 640V.
Theo bảng 1.1 giáo trình “Điện tử công suất” Nguyễn Bính, ta chọn Điôt

loại BYV 54 số liệu như bảng:
Mã hiệu
Đồ án môn TĐĐ

Itb

Ui.m
15

ΔU

số lượng

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

(A)

(V)

(V)

(cái)

100


200

0.7

3

100

50

O,7

1

BYV 54

Trong đó :
Itb = 1000A : Dòng điện trung bình.
Ui.m = 1000V : Điện áp ngược.
ΔU = 0,7 V : Sụt áp trên Điôt.
Các điôt nay mắc nối tiếp nhau.
Vậy ta có sơ đồ mạch lực như sau:

4.Tính chọn các thiết bị bảo vệ cho mạch động lực :
a. Bảo vệ quá nhiệt độ cho các van bán dẫn.
Khi làm việc với dòng điện chạy qua trên van có sụt áp, do đó có tổn hao
công suất Δp, tổn hao này sinh ra nhiệt đốt nóng van bán dẫn.

Đồ án môn TĐĐ


16

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Mặt khác van bán dẫn chỉ được phép làm việc dưới nhiệt độ cho phép nào
đó, nếu quá nhiệt độ cho phép thì các van bán dẫn sẽ bị phá hỏng. Để cho van
bán dẫn làm việc an toàn, không bị hỏng do nhiệt, ta phải chọn và thiết kế hệ
thống toả nhiệt hợp lý.
+ Tổn thất công suất trên 1 transistor:
Δp = ΔU.Ilv = 1,5.60 =90W (ΔU=Ucesat=1,5V)
+ Vì Δp > 20W nên ta phải thiêt kế cánh tản nhiệt gắn lên van để toả nhiệt
cho cac van.
+ Tổng diện tích bề mặt toả nhiệt :
S

p
k m .

Trong đó:
Δp: tổn hao công suất (W).
 : Độ chênh nhiệt đối với môi trường .

Nhiệt độ môi trường là 40oC.
Chọn nhiệt độ trên cánh tản nhiệt là 80oC.
 80  40 40 oC.


km : Hệ số toả nhiệt bằng đối lưu. Chọn km = 8(W/m2.oC).
Vậy S 

90
= 0,28125m2 = 2812,5cm2.
8.40

b. Bảo vệ quá dòng điện cho các van bán dẫn.
-Dùng 1 aptômát để đóng ngắt mạch động lực, tự động bảo vệ khi quá tải và
ngắn mạch. Chọn aptômát dựa vào các thông số kỹ thuật sau:

Đồ án môn TĐĐ

17

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

+ Điện áp định mức : Udm.ap = 400V.
+ Dòng điện làm việc định mức : Idm.ap = 1,1.Idm = 1,1.60=66A.
+ Chỉnh định dòng ngắn mạch : Inm = 2,5. Idm = 2,5.60=150A.
+ Dòng quá tải : Iqt = 1,5.Idm = 1,5.60 = 90A.
Có hai tiếp điểm chính, có thể đóng cắt bằng tay hoặc bằng nam châm điện
-Dùng một cầu dao có dòng định mức:
Idm.cd =1,1.Idm =1,1.60 = 66A.

để tạo khe hở an toàn khi sửa chữa hệ thống truyền động.
-Dùng dây chảy tác động nhanh để bảo vệ ngắn mạch .
+ Nhóm 1CC : Dùng để bảo vệ các van có dòng điện định mức :
Idm.1cc = 1,1.Idm = 1,1.60=66A.
+ Nhóm 2CC : Dùng để bảo vệ động cơ trong trường hợp mở máy :
Idm.2cc = kmm . Idm = 5.60= 300A.

Đồ án môn TĐĐ

18

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài


ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

PHẦN III : KẾT LUẬN .
Hệ xung áp - động cơ điện một chiều hay còn gọi là hệ băm xung một chiều
là một phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ tương đối mới so với các hệ khác.
Ứng dụng các thiết bị điện tử công suất lớn của ngành điện tử công suất. Đã góp
phần tạo ra các bộ chuyển mạch nhằm thực hiện việc chuyển đổi điện áp một
chiều với hiệu quả cao, độ nhạy đạt yều cầu kỹ thuật , điều khiển trơn, chi phi
bảo trì thấp, kích thước nhỏ nên diện tích lắp đặt máy nhỏ.
Hệ xung áp - động cơ một chiều cho phép ta điều chỉnh tốc độ động cơ trơn,
dải điều chỉnh tương đối rộng.
Hệ thống này có khả năng thực hiện các phản hồi âm tốc độ, phản hồi
dương dòng điện kết hợp âm điện áp để tự động điều chỉnh tốc độ khi phụ tải
thay đổi. Các đại lượng phản hồi về sẽ được đem so sánh với U dk để đưa ra tín

hiệu điều khiển cho bộ tạo xung với độ rộng xung thích hợp với yêu cầu tải.
Ứng dụng : Hệ xung áp động cơ một chiều được sử dụng nhiều trong truyền
động công nghiệp và giao thông vận tải. Bởi vì việc sử dụng hệ hoàn toàn thích
hợp,tiêt kiệm được năng lượng, kinh tế hiệu quả cao,đồng thời đảm bảo được
trạng thái hãm tái sinh của động cơ. Cụ thể như: truyền động đầu máy chạy điện
trong giao thông đường sắt, ôtô chạy điện, xe vận chuyển hàng trong nhà máy,
trên bến cảng,.v.v…

Đồ án môn TĐĐ

19

Đỗ Văn Hạnh_Hồ Đình Tài



×