Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Case tăng huyết áp_viêm đại tràng xuất tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.43 KB, 4 trang )

Chẩn đoán 1. Tăng huyết áp
Tác giả sử dụng duy nhất 1 thuốc là Enalatec (Enalapril) nhóm thuốc Ức chế men chuyển.
Khá hay của tác giả khi cho dùng nhóm này là
Vừa điều trị tăng huyết áp vô căn.
Vừa có thể hỗ trợ cho điều trị tiểu đường nếu có trên bệnh nhân (bệnh nhân này có nguy cơ cao)
Ngoài ra, tác giả cũng nhắm tới việc cải thiện sự sống, làm chậm tiến triển suy tim, giảm số lần nhồi máu cơ tim.
Một điều khá hợp lý cho 1 bệnh nhân tăng huyết áp
Như các bạn biết, nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân rất cao so với người bình thường. Nên mục đích này của
tác giả đáng được hoan nghênh 
Thêm nữa, thuốc nhóm UCMC có tác dụng Trị & phòng ngừa suy tim sung huyết.
­ Phòng ngừa giãn tâm thất sau nhồi máu cơ tim.
=> Khá hay khi 1 lần dùng thuốc, 3­4 cái lợi hại 
Vì đây là bệnh nhân bị cao huyết áp vô căn, nhưng nếu có nguyên nhân là hẹp động mạch thận, hẹp động mạch 
chủ, chắc chắn tác giả sẽ suy xét lại việc dùng thuốc
Nếu bệnh nhân có suy tim kèm theo tăng huyết áp, chắc chắn tác giả sẽ phối hợp với lợi tiểu
Các bạn để ý, liều dùng khác thấp, chỉ 2,5mg/ngày, chứng minh tác giả chỉ đang khởi đầu điều trị cao huyết áp và 
thăm dò hiệu quả điều trị ban đầu (khá an toàn và chắc chắn)
Với đặc điểm sử dụng enalapril đồng thời với các thuốc giãn phế quản kiểu giao cảm, các thuốc chống viêm không 


steroid (NSAID) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của enalapril, nên tác giả đã thay thế bằng 1 thuốc Corticoid 
để tránh khả năng mất tác dụng của thuốc.
2. Chẩn đoán Viêm đại tràng xuất huyết ­ GERD (trào ngược dạ dày thực quản)
* Nếu có nguyên nhân từ nhiễm khuẩn, chắc chắn tác giả đã cho kháng sinh rồi, ở đây không phải nguyên nhân 
nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu có thì sao ? ta sẽ điều trị cái vấn đề cốt lõi đó với các kháng sinh và liều như sau
Nhóm Imidazole:
­ Klion (Flagyl) 0,25: liều 2­4mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 8 ­ 10 ngày (hiệu quả với ly amip)
­ Metronidazol: 30mg/kg/ngày x 7 ­ 10 ngày.
­ Tinidazole (Fasigyne).
­ Ornidazole (Tiberal) 1,5 ­ 2g/ngày x 3 ­5 ngày.
­ Secnidazole (Flagentyl).


­ Emetine: Rất độc, ít sử dụng.
Liều: 1mg/kg/ngày x 10 ngày tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
­ Dehydroemetine : Ít độc hơn.
Liều: 1,2mg/kg/ngày x 10 ngày.
Hoặc: 1,5mg/kg/ngày x 5 ­ 7 ngày.
­ Quinoleine: Chỉ diệt amip ruột.
­ Iodées (Direxiode): 3 – 9viên/ngày x 7 ­ 20 ngày.
­ Methylées (Intetrix): 4 – 6viên/ngày x 10 ngày.­ Hoặc Enterosepton 0,25: với liều 2mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 7 ­ 
10 ngày.
­ Chlorocid 0,25: với liều 20mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 6 ­ 8 ngày.
­ Biseptol 0,25: với liều 2mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 8­ 10 ngày.
­ Ganidan 0,5: với liều 6 ­ 8 viên/50kg/24 giờ. Mỗi đợt dùng 5 ­ 7 ngày.
­ Thụt giữ dung dịch: Mixiot 1g, Streptomycin 1g, Novocain 0,25% 250ml.
Thụt giữ sau thụt tháo, 1 đợt 7 lần.
Các nhóm thuốc diệt amip khác:
Arsenic, Diloxamide, Paranomycine,... hiện nay ít sử dụng.
* Bệnh nhân này cũng chẳng phải là viêm đại tràng do bệnh "tự miễn". Vì nếu có, tác giả sẽ dùng phác đồ
­ Corticoid liệu pháp:
+ Liều dùng: 30 ­ 40mg/50kg/24 giờ.
+ Ví dụ: Prednisolon (viên 5mg):
. Bắt đầu 6 viên/24 giờ x 7 ngày
. Sau 5 viên/24 giờ x 7 ngày.
. Tiếp 4 viên/24 giờ x 7 ngày
. Cuối cùng 2 viên/24 giờ x 7 ngày
Như bạn thấy tác giả chỉ sử dụng liều 8mg/ngày, khá thấp. Vì có thể tác giả lưu ý đến cái xuất huyết và GERD, đồng 
thời Menison dùng ở đây cũng chẳng liên quan gì đến cái chẩn đoán số 2. Tác giả dùng nó cho chẩn đoán bên dưới 
kia
Tác giả cũng không cho bất cứ thuốc nào làm tăng sức bền cho niêm mạc. Như nếu cần, hoặc chỉ có chẩn đoán 
viêm dạ dày xuất huyết, bạn nên cho:
­ Vitamin B1 x 6 viên/24 giờ đợt dùng 15 ­ 30 ngày.

­ Vitamin C 0,10 x 6 viên/24 giờ đợt dùng 25 ­ 30 ngày.
Cũng tương tự, nếu chỉ viên đại tràng, ta có thể suy nghĩ đến các thuốc đông nam y (theo kinh nghiệm dân gian)


­ Lá mơ lông (mơ tam thể) ­ trứng gà: chữa lị amip.
­ Búp sim, búp chè, búp ổi: chống ỉa lỏng.
­ Cao Actiso: nhuận tràng, lợi mật.
Với bệnh nhân này, tác giả cũng không chữa tá bón. Nếu cần thì ta chống táo bón với: 
­ Circanaten: 100mg x 4 viên; 
­ Microlax tuyp: 5g.
và điều chỉnh nhu động ruột: Debriat 100mg x 2 viên/ngày.
Tóm lại, ở đây, duy nhất 1 thằng Pantoprazol để xử lý 2 chẩn đoán trên. Có vẻ hơi yếu
Và như bạn thấy đó, thuốc này cần những bác sĩ tim mạch có kinh nghiệm sử dụng vì thuốc cũng có khá nhiều vấn 
đề. Nếu bạn là Dược sĩ, thuốc này không nên sử dụng ngay khi bạn chưa biết gì về các chức năng tim mạch, gan, 
thận, huyết động của bệnh nhân
+ OK BS Hồng Hà. rất đồng ý với ý kiến trên. Chỉ hơi e ngại việc bệnh nhân xuất huyết đại tràng và việc sử dụng 
Menison 16mg(liều khá cao). Hoặc có thể tôi không rành về tiểu sử bệnh nhân này bằng bs điều trị chăng?
+ Toa này dùng ngắn ngày thì ổn dùng về lâu về dài thì không biết thế nào. Ở đây bác sĩ cho Menison 16 mg / lần là 
một phát 3 chim rất hay , nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây các tác dụng phụ và làm cho các bệnh khác nặng thêm
+ Các bạn để ý lại nhé, Duocsituvan Suckhoe và Ngocyen Buithi, tác giả đơn thuốc chỉ dùng Menison 16mg, 1 ngày 
1/2 viên thôi. Tức là chỉ có 8mg thôi 2 bạn
+ Dẫu 1/2 cũng hại , nên dùng liều 16mg lúc sáng cho corticoid chuyển hóa nhanh
+ minh rat thuong xuyen dung menison cho benh nhan nen rat hieu 1/4 vien sau khi an thoi cung gay kho chiu 
nua.huong chi la 1/2. nhung. biet dau ta chua hieu ro ve benh su benh nhan
 3. Chẩn đoán dị cảm chi ­ sỏi
Thấy ra là tác giả sài Mecolamin để xử trí cái này.
Nhưng còn sỏi thì sao nhỉ ?
Vả lại, cũng khá hay vì khi có viêm, thoái hóa khớp, tổn thương thần kinh có sảy ra nên tác giả có sài Mecolamin.
Phía dưới phần phân tích viêm thoái hóa khớp, tôi có nêu vấn đề này.
Vả lại, như bạn Ngocyen Buithi có nêu, vì bệnh nhân có cao huyết áp và rối loạn lipid máu, nguy cơ dị cảm cao

Nguy cơ rối loạn lipid máu sẽ mau dẫn đến ĐtĐ, vì vậy khả năng dị cảm là có rồi
Thanks
Tóm lại, dị cảm ở đây do 2 lý do (tui nghĩ ra được)
1. Cái thằng viêm thoái hóa khớp gây ra
2. Cái thằng CHA và rối loạn lipid máu gây ra
Dị cảm chi :Dị cảm mãn tính thường là triệu chứng của một bệnh lý thần kinh căn nguyên hoặc có tổn thương thần 
kinh. Sự rối loạn hoạt động chức năng này , đặc biệt thường gặp ở người già, thường là do tuần hoàn ở các chi bị 
giảm sút (như do bệnh mạch máu ngoại biên). Nó được xem là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch hình thành
những mãng đóng trên thành động mạch… Nếu không có sự cung cấp máu & chất dinh dưỡng thích hợp, những tế 
bào thần kinh không thể gởi đầy đủ những tín hiệu về não gây ra tình trạng tê liệt kéo dài. Do vậy mà Dị cảm có thể 
là triệu chứng của thiếu sót vitamin và thiếu dinh dưỡng cũng như do rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, suy giáp 
& suy cận giáp.=>(Chỉ cần bổ sung vitamin và dinh dưỡng chăng??)


Bàn luận



×