Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tổng hợp câu hỏi hay gặp bệnh tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.08 KB, 19 trang )

Tổng hợp câu hỏi thảo luận bệnh tăng huyết áp hay gặp

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp?
Tăng HA thường vô căn, người ta ghi nhận một số yếu tố thuận lợi dễ dẫn tới bệnh, trên thực tế
các yếu tố này thường tác động lẫn nhau.
+ Yếu tố di truyền (bệnh tim mạch sớm: nam <55tuổi, nữ <65tuổi).
+ Giới tính (nam, nữ mãn kinh).
+ Tuổi tác >60 tuổi.
+ Tiểu đường.
+ Hút thuốc lá.
+ Rối loạn chuyển hóa Lipid.
+ Béo phì.
+ Chế độ ăn nhiều muối, ít Kali và Calci.
+ Uống nhiều rượu.
+ Chế độ sinh hoạt (làm việc, giải trí, nghỉ ngơi).
+ Đời sống kinh tế và các áp lực tâm lý.

Phân độ tăng huyết áp?
Theo Ủy ban liên quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA (JNC VI 1997): Ở
người trên 18 tuổi, trị số huyết áp bình thường và tăng HA được quy định như sau:
Hạng
Tối ưu
Bình thường
BT cao
Độ 1
Độ 2
Độ 3

HA tâm thu (mmHg)
<120
<130


130-139
140-159
160-179
>180

HA tâm trương (mmHg)
<80
<85
85-89
90-99
100-109
>110

+ Khi đo HA, nếu cả 2 trị số tâm thu và tâm trương cùng cao, độ HA được tính theo độ nặng
nhất.
+ THA tâm thu đơn thuần: HATT >140mmHg và HATTr <90 mmHg.


Nguyên nhân tăng huyết áp?
1. Tăng HA nguyên phát
Thường không có nguyên nhân: loại này chiếm khoảng 85-89% tổng số trường hợp tăng HA.
2. Tăng HA thứ phát
Thường chiếm khoảng 11-15% tổng số trường hợp tăng HA. (tăng HA thứ phát: khởi phát dưới
30 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đã điều trị 3 loại thuốc mà không hạ được HA). Chủ yếu là do các
nguyên nhân sau đây:
2.1 Bệnh ở động mạch lớn
- Thắt eo động mạch chủ (bẩm sinh).
- Bệnh vô mạch (Takayashu). Do HA ở cả 2 tay, bắt mạch so sánh 2 mạch quay 2 bên.
2.2 Bệnh Thận
- Hẹp động mạch Thận: rất thường gặp.

- Bệnh chủ mô thận:
+ Bệnh ở 1 bên Thận:
. Thận to hoặc thận nhỏ.
. Thận ứ nước, lao thận, u thận tăng renin…
+ Bệnh ở cả 2 bên Thận:
. Sốc cấp tính hoặc bán cấp.
. Viêm vi cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn.
. Viêm vi cầu thận mạn.
. Viêm thận kẽ mạn của viêm bể thận mạn.
. Bệnh thận do tiểu đường, suy thận.
. Trong thận đa nang.
2.3 Nguyên nhân nội tiết:
- U tủy thượng thận.
- Hội chứng Conn (Tăng aldosteron tiên phát): do u tuyến hoặc tăng sinh vỏ thượng thận cả 2
bên. Có giảm Kali máu..
- Hội chứng Cushing. Đó là tăng sinh vỏ thượng thận hoặc u tuyến yên. Có tăng 17 ceto steroid
và 17 OH-steroid trong nước tiểu, tăng Cortisol niệu.
- Chứng to cực, do u thùy trước tuyến yên.
- Cường tuyến cận giáp, có tăng calci máu..
2.4 Bệnh ở nội sọ: khối u nội sọ, khối choán chỗ, tăng áp nội sọ cấp tính..
2.5 Tăng huyết áp thai kỳ:
2.6 Tăng huyết áp do thuốc và độc chất:
Thuốc ngừa thai, thuốc khoáng viêm không steroid, rễ cam thảo, thuốc gây chán ăn chống béo
phì, thuốc mũi như ephedrin…


Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp?
Bệnh THA có diễn tiến chậm, khi THA chưa có biến chứng lên các cơ quan thường bệnh nhân
không có triệu chứng. Việc phát hiện bệnh có thể qua các lần khám sức khỏe hay BN đến khám
vì một bệnh khác.

Các triệu chứng nếu có của THA, được xếp thành 3 nhóm triệu chứng:
- Nhóm triệu chứng do HA tăng: như nhức đầu vùng chẩm vào buổi sáng sau khi thức dậy, hay
các dấu chóng mặt, hồi hộp, mau mệt mỏi
- Nhóm triệu chứng mạch máu do THA: như chảy máu mũi, nhìn lóa do tổn thương võng mạc,
đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực.
- Nhóm triệu chứng do bệnh căn bản của THA thứ phát: như nhức đầu từng cơn kèm hồi hộp
đánh trống ngực, đỏ bừng mặt (trong THA do u tủy thượng thận).
Cần khai thác bệnh nhân tăng huyết áp những vấn đề gì?
- Hỏi tiền sử gia đình về THA, các bệnh tim mạch sớm, tai biến mạch não, bệnh thận, tiểu
đường, rối loạn chuyển hóa lipid.
- Hỏi tiền sử bản thân:
- Hỏi về các yếu tố nguy cơ THA như thuốc lá, rượu, cách sinh hoạt…, các bệnh lý liên quan như
Tiểu đường, bệnh thận, các loại thuốc đã và đang dùng, các triệu chứng khó thở, đau ngực, phù;
thời gian phát hiện THA, mức độ THA (trị số HA cao nhất, trị số HA bệnh nhân thấy dễ chịu
nhất), các thuốc điều trị HA, sự tuân thủ dùng thuốc.
Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm trong tăng huyết áp?
1. Các xét nghiệm thường quy:
- Công thức máu, Hct.
- Ion đồ huyết thanh.
- Đường huyết lúc đói.
- Bilan lipid máu: Cholesterol toàn phần, HDLc, LDLc, Triglyceride.
- Acid uric máu.
- Creatinine huyết thanh.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- ECG.
- Soi đáy mắt.
- XQ lồng ngực thẳng.
- Siêu âm tim doppler.
7.2 Các XN tìm nguyên nhân:
- Siêu âm mạch máu (động mạch thận, động mạch cảnh).



-

Chụp động mạch thận chọn lọc.
Scaner, MRI (cộng hưởng từ hạt nhân) vùng bụng, hoặc khu trú vùng bệnh lý liên quan.
Hormone tuyến giáp.
Catecholamine/nước tiểu 24h.
Định lượng cortisol trong máu.

Biến chứng của cao huyết áp?
1. Tim:
- Dầy thất trái (85% dầy đồng tâm, 15% dầy không đồng tâm).
- Suy tim trái, suy tim toàn bộ.
- SSWuy vành: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
2. Não:
- Tai biến MMN, bệnh cảnh não do THA, thoáng thiếu máu não, sa sút trí tuệ….
3. Thận:
- Tiểu đạm, suy thận tiến triển (Creatinine >2mg/dl).
4. Giác quan:
Gây những thay đổi lên hình ảnh võng mạc. Theo Keith Wagener tổn thương đáy mắt được phân
thành 4 giai đoạn:
- Độ 1: lòng động mạch co nhỏ, ngoằn nghèo (bình thường đường kính ĐM bàng 2/3
đường kính TM).
- Độ 2: dấu S.Gunn, dấu bắt chéo động mạch – tĩnh mạch..
- Độ 3: độ 2 + tình trạng phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc.
- Độ 4: độ 3 + phù gai thị.
5. Mạch máu: phình bóc tách động mạch chủ, tắc các động mạch chi dưới
Các vị trí đo huyết áp?
1. Cánh tay

Là vị trí chuẩn để đo huyết áp, ống nghe đặt trên động mạch cánh tay tại nếp gấp khủy.
2. Cổ tay
- Tiện lợi hơn ở chỗ là máy đo gọn hơn, có thể đo cho người mập vì kích thước cổ tay ít thay đổi
bởi mập.
- Có sai số do hậu quả của huyết dộng, thường các nhánh động mạch càng xa huyết áp tâm thu
càng tăng trong khi huyết áp tâm trương càng giảm.


3. Đùi
Người được đo nằm sấp, băng quấn giữa đùi, đặt ống nghe ở hố kheo chân.
4. Cẳng chân
Băng quấn ở bắp chuối cẳng chân, đặt ống nghe trên động mạch chày sau.
Chỉ định tìm nguyên nhân tăng huyết áp khi nào?
- Tuổi khởi phát trẻ hơn 30 hay lớn hơn 60
- THA khó kiểm soát sau khi đã bắt đầu điều trị
- THA ổn định trở nên khó kiểm soát
- Có Cơn THA xảy ra trên lâm sàng
- Có các dấu hiệu và triệu chứng của nguyên nhân thứ phát thí dụ như hạ K máu hay kiềm
chuyển hóa mà không lý giải được do điều trị lợi tiểu
(Trích Washington manual of Medical Therapeutics 33 rd)
Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch?
8 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch:
1. Mức độ tăng của số huyết áp trên và số huyết áp dưới từ độ 1 đến độ 3.
2. Phái nam trên 55 tuổi.
3. Phái nữ trên 65 tuổi.
4. Có hút thuốc lá.
5. Bị rối loạn mỡ trong máu. Cụ thể là Cholesterol toàn phần trong máu cao hơn 6,5mmol/l hoặc
250mg%. Hoặc cholesterol gây hại có tênLDL-c cao hơn 4mmol/l hay 155mg% hoặc cholesterol
bảo vệ có tên là HDL-c thấp hơn 40mg% ở nam, hay 48mg% ở nữ.
6. Trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi.

7. Bị béo phì vòng bụng, nam có vòng bụng trên 102cm hay nữ có vòng bụng trên 88cm.
8. Trong máu loại protein có tên protein phản ứng C cao hơn 1mg/dl.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp giả tạo?
Hiện tượng cao huyết áp giả tạo thường do có 2 dạng:
Thứ nhất là hội chứng áo choàng trắng, nghĩa là tình trạng bệnh nhân có cảm giác hồi hộp, lo
lắng lúc đến khám bệnh gặp bác sĩ, điều dưỡng mặc áo choàng trắng làm bệnh nhân xuất hiện
tình trạnh hồi hộp, tim đập nhanh gây ra huyết áp tăng lên, có nhiều trường hợp số huyết áp trên
có thể tăng cao từ 160 đến 180mmHg nhưng hiếm khi tăng đến 200mmHg. Trong những thực
hiện tăng huyết áp giả tạo luôn đi kèm với nhịp tim nhanh, người bệnh có cảm giác hồi hộp, đánh
trống ngực...


Sau khi trấn an và nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì huyết áp và nhịp tim về bình thường. Cũng có
nhiều trường hợp phải nghỉ đến vài giờ, số huyết áp trên mới về bình thường. Trong những
trường hợp khó khăn hơn nữa phải thực hiện đo huyết áp tại nhà, hay theo dõi huyết áp suốt 24
giờ bằng hệ thống huyết áp holter mới xác định được tăng huyết áp giả tạo.
Ngoài ra, tăng huyết áp còn do xơ cứng động mạch cánh tay làm cho số huyết áp trên đo được
cao hơn thực tế. Hiện tượng này có thể gặp ở 10% người già. Trong những trường hợp này, bác
sĩ sẽ cho thực hiện một nghiệm pháp có tên là nghiệm pháp Osler để xác định tình trạng tăng
huyết áp giả tạo ở người cao tuổi này.
Nghiệm pháp Osler trong tăng huyết áp giả tạo là gì?
Vẫn sờ thấy mạch quay đập dù băng quấn đã bơm vượt quá trị số HA tâm thu gọi là nghiệm pháp
Osler
Là tình trạng trị số HA tăng cao so với giá trị thực do tình trạng xơ cứng động mạch cánh tay mà
khi bơm băng quấn không đè xẹp động mạch cánh tay được. Tần suất gặp dưới 5%.
Tiếng KOROTKOFF là gì?
- Là tiếng mà ta nghe được qua ống nghe khi đo huyết áp.
- Là sự kết hợp của dòng máu xoáy và dao động thành động mạch tạo ra tiếng động, gồm các pha
sau:
+ Pha 1: Tiếng đập đầu tiên nghe được, ứng với lúc sờ được mạch quay, là huyết áp tâm thu.

+ Pha 2: tiếng đập êm nhẹ.
+ Pha 3: tiếng đập lớn hơn và nghe sắc hơn, do tăng lượng máu qua vùng động mạch hẹp mạnh
quá.
+ Pha 4: tiếng đập nhỏ lại như bị nghẹt.
+ Pha 5: tiếng nghe cuối cùng trước khi mất tiếng đập, ứng với huyết áp tâm trương.
- Một số trường hợp tiếng Korotkoff vẫn còn nghe được ngay cả khi xả túi hơi hoàn toàn như:
thai nghén, dò động tĩnh mạch, xơ vữa động mạch….

Điều trị tăng huyết áp giả tạo có gây nguy hiểm cho bệnh nhân?
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp người có hiện tượng tăng huyết áp giả tạo nghĩa là bản
thân không bị cao huyết áp nhưng lại được chẩn đoán là cao huyết áp và được điều trị như cao
huyết áp. Hậu quả là có nhiều trường hợp bị tụt huyết áp nhiều lúc quá nặng phải đến bệnh viện
cấp cứu. Mặc dù chẩn đoán cao huyết áp là trách nhiệm của thầy thuốc chuyên môn nhưn


Đo huyết áp tư thế đứng?
- Nên đo thường quy ở người trên 65 tuổi, đái tháo đường, người có triệu chứng hạ huyết áp tư
thế (đang nằm ngồi dậy thấy chóng mặt), người đang điều trị thuốc hạ áp. Đo ngay sau khi đứng
dậy 2 phút để kiểm tra sự thay đổi của huyết áp.
- Ở người bình thường huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương tăng vài mmHg. Gọi là hạ
huyết áp tư thế khi huyết áp tâm thu giảm hơn 20 mmHg, huyết áp tâm trương giảm hơn 10
mmHg sau khi đứng yên 2 phút.
Các yếu tố cần căn cứ khi lựa chọn thuốc tăng huyết áp?
Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau
đây:
1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với
loại thuốc này.
2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết
áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.
3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.

4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái
tháo đường.
5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u
sơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ
huyết áp.
6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng.

Các loại máy đo huyết áp?
1. Huyết áp kế thủy ngân (1896- Riva Rocci):
- Có độ chính xác cao, được xem là tiêu chuẩn vàng để đo huyết áp, để kiểm tra độ chính xác của
các loại máy đo huyết áp khác.
- Hạn chế: cồng kềnh, cột thủy ngân dễ vỡ gây ô nhiễm môi trường.
2. Huyết áp kế đồng hồ (huyết áp kế khí):
- Được dùng phổ biến, gọn nhẹ .
- Kém chính xác.
- Nên kiểm tra máy định kỳ mỗi 6 tháng.
- Máy đo Huyết áp phải có kích thước túi hơi bao trọn được chu vi cánh tay và phủ được 2/3
chiều dài cánh tay người bệnh.


3. Máy đo huyết áp điện tử:
- Dùng cho bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà.
- Thường kém chính xác, nên thay pin khi pin yếu và kiểm tra thường xuyên so với huyết áp kế
đồng hồ hay huyết áp kế thủy ngân.
4. Máy đo huyết áp liên tục trong 24 giờ (Holter):
- Được dùng trong các tình huống đặc biệt như tăng huyết áp cơn, theo dõi và đánh giá điều trị,
trong các trường hợp tăng huyết áp thứ phát.
5. Đo huyết áp trực tiếp qua kim đưa vào động mạch
- Được thực hiện trong 1 số thủ thuật như chụp động mạch trong hẹp eo động mạch chủ…
Khi nào nên siêu âm mạch máu thận?

Rất khác nhau tùy thuộc từng bệnh nhân cũng như trang bị và kinh nghiệm của thầy thuốc.
Thông thường, trước hết cần làm các xét nghiệm hình ảnh loại trừ hẹp động mạch thận, đặc biệt
ở người trẻ, phụ nữ, hoặc có các dấu hiệu loạn sản xơ cơ (Fibromuscular dysplama) và những
người lớn có nguy cơ cao xơ vữa động mạch. Trong trường hợp này, siêu âm mạch máu thận là
lựa chọn đầu tiên.
Khi nào nên chụp CT bụng thường quy ở bệnh nhân tăng huyết áp?
Nên chụp CT bụng thường quy nếu các xét nghiệm sinh hóa gợi ý nguyên nhân u tuyến thượng
thận.
Nếu bệnh nhân cần làm chẩn đoán hình ảnh nhưng mắc bệnh thận mạn thì xử lý ra sao?
Nếu bệnh nhân bị bệnh thận mạn, nên chọn các trắc nghiệm hình ảnh không dùng iode hoặc lựa
chọn phương pháp chụp động mạch bằng CT (CT angiography).
Tại sao người có chế độ ăn mặn (ăn mặn >= 6-10g muối/ngày) có nguy cơ THA cao hơn so
với người ăn nhạt?
+ Ăn mặn -> tăng ion natri trong cơ thể:
-> Giữ nước nhiều hơn -> tăng thể dịch lưu hành-> tăng cung lượng tim.
-> Tăng natri trong thành mạch -> tăng sự nhậy cảm của thành mạch đối với các amin gây co
mạch -> tăng sức cản ngoại vi.
Cung lượng tim tăng và/hoặc sức cản ngoại vi tăng làm THA.


Cơ chế gây protein niệu trong tăng huyết áp?
Tăng tiết Angiotensin II -> giảm lưu lượng tuần hoàn thận -> tăng độ thanh thải Albumin ->
Protein niệu.

Các sai lầm bệnh nhân thường mắc khi điều trị tăng huyết áp?
Bệnh nhân thường mắc các sai lầm sau:
1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường họp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu
do tự uống thuốc hạ huyết áp.
2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường.
3. Uống lâu dài với 1toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh.

* Những tác dụng phụ thường gặp của Nifedipin?
Biến cố đầu tiên phải nhắc đến đó chính là thiếu máu cơ tim cục bộ. Điều này là hết sức trớ trêu
vì bản thân nó là một thuốc cứu cánh hệ tim mạch thoát khỏi bệnh tăng huyết áp thì nó lại tấn
công hệ này bằng bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Mặc dù cơ chế lý giải hiện tượng này chưa
được rõ nhưng người ta liên tiếp nhận thấy các ca tử vong do việc dùng thuốc này gây ra. Tỷ lệ
tử vong do biến cố này luôn ở hàng cao ngất ngưởng (1,82%) so với các thuốc khác chỉ xấp xỉ
0,9%. Biến cố này rất hay gặp ở dạng nifedipin gel.
Biến cố thứ hai cần phải lưu ý là tai biến tụt huyết áp. Huyết áp tụt xuống thấp như người bị
huyết áp thấp thực thụ. Lúc này thay vì tìm cách hạ huyết áp thì chúng ta lại phải loay hoay đi
tìm cách nâng huyết áp lên. Điều này thường xảy ra khi dùng quá liều hoặc liên tiếp trong một
thời gian ngắn. Đây cũng là chuyện thường gặp khi dùng dạng gel với người cao tuổi. Huyết áp
có thể tụt xuống thấp dễ đến mức không tưởng. Trên thực tế, huyết áp có thể hạ xuống một cách
nhanh kinh khủng như xe lao xuống dốc không phanh. Nhất là ở người già.
Biến cố thứ ba đó là chuột rút và hạ kali máu. Cho đến nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân
nhưng rõ ràng là những đối tượng mà sử dụng nifedipin trong điều trị thì sẽ bị thải kali ra nước
tiểu nhiều hơn. Sự thải kali niệu mạnh là nguyên cớ gây ra chứng hạ kali máu, chứng chuột rút ở
những người dùng nifedipin kéo dài. Đặc biệt là ở người cao tuổi. Thông thường biến cố này ít
gây ra tai hại nào nhưng với đối tượng thường xuyên phải bơi và làm việc dưới nước thì vô cùng
nguy hiểm, có thể tử vong bất cứ lúc nào mà không kịp xoay sở.
Tóm lại:
1. Thiếu máu cơ tim -> thận trọng cho người có tiền sử NMCT, thiểu năng vành
2. Tụt huyết áp -> thận trọng cho người già, không dùng quá liều, nhiều lần liên tiếp trong thời
gian ngắn
3. Chuột rút do thải kali máu qua nước tiểu, thận trọng cho người già, hay bơi lội


Đề phòng tác dụng phụ của Nifedipin thế nào?
Nếu đối tượng bị bệnh mạch vành, có tiền sử nhồi máu cơ tim trên nền tăng huyết áp thì cần phải
thận trọng khi dùng nifedipin. Lời khuyên tốt nhất ở đây là không dùng nifedipin gần sát với liều
cực đại vì như thế dễ gây ra thiếu hụt máu trong động mạch vành. Nếu có dùng chỉ nên dùng

dạng viên nén.
Để tránh nguy cơ tụt huyết áp, nên hạn chế dùng thuốc dưới dạng gel nhỏ dưới lưỡi. Vì đây là
dạng thuốc ngấm nhanh và tác dụng mang tính ào ạt nên dễ gây nguy hiểm. Nên nhớ chỉ dùng
dạng gel khi cần cấp cứu huyết áp mà tuyệt đối không dùng dạng này trong điều trị thông
thường. Điều này với người cao tuổi càng không bao giờ được chỉ định.
Thật thận trọng với người già, người phải làm việc ở môi trường đòi hỏi sự nhịp nhàng của hoạt
động cơ vì nó có thể gây ra mất cân bằng điện giải trong máu. Không nên phối hợp thuốc
nifedipin với thuốc lợi tiểu quai như furosemid (lasix) vì có thể làm cho tình hình trở nên nghiêm
trọng hơn. Người bệnh sẽ vô cùng yếu cơ và mệt mỏi mà nhiều khi không muốn tham gia điều trị
như đã định
* Sự khác nhau giữa Adala, nife 10 và nife 20?

* Tại sao thuốc chẹn beta giao cảm lại ưu tiên cho bệnh nhân tăng huyết áp có kèm thiểu
năng vành?
Do thuốc làm giảm nhịp tim nên:
1. Giảm công co bóp cho cơ tim
2. Thời kỳ tâm trương dài hơn, mà máu nuôi tim ở thì tâm trương nên tim nhận được nhiều máu
hơn
Sự khác nhau giữa các loại thuốc lợi tiểu dùng trên lâm sàng?
Thiazid

Kháng aldosteron (Aldacton)

Lợi niệu quay (furosemid)

+ Lợi niệu thông thường
+ Ưu tiên cho: bệnh nhân trẻ,
suy tim, phổi hợp các thuốc hạ
áp khác


+ Không làm mất kali
+ Tác dụng lợi tiểu nhẹ

+ Dùng trong cấp cứu cơn
tăng huyết áp
+ Dùng ngắn hạn


+ Gây mất Kali nên bù bằng
ăn chuối tiêu

Tại sao thuốc lợi tiểu Acetazilamid ít được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh thận?
Thuốc lợi tiểu Acetazilamid ưc chế CA làm giảm tái hấp thu HCO3 nhưng tác dụng lựoi tiểu bị
giảm đi bởi tái hấp thu Na ở ống lượn xa tăng, vì tăng dòng nước tiểu tới đoạn này, do đó khả
năng lợi tiểu của acetazolamid là rất yếu.
Mặt khác HCO3 bị mất qua nước tiểu nhiều nên có thể dẫn tới toan huyết chuyển hóa và kiềm
hóa nước tiểu, do đó các thuốc thuộc nhóm này ít được sử dụng trong các bệnh thận
Cơ chế lợi tiểu và gây mất kali của thuốc lợi niệu quai?
Thuốc vào vị trí gắn Cl của chất vận chuỷen Na, 2Cl, K ức chế vận chuyển này, do đó ức chế tái
hấp thu Na và nước rất mạnh ở quai Henle. Do thuốc lợi tiểu furosemid ưc chế vận chuyển Na,
2Cl, K nên làm tăng lượng Na đi tới ống lượn xa -> tăng thải Kali ở ống lượn xa.
Tại sao thuốc lợi niệu kháng Aldosteron không làm mất kali?
Lưu lượng nước tiểu ở ống gíp là 5ml/phút, natri được vận chuyển từ dịch lọc trong lòng ống góp
vào trong tế bào qua kênh natri chọn lọc. Quá trình vận chuyển natri từ trong tế bào vào dịch kẽ
nhờ bơm Na,K-ATPase. Quá trình điều hòa tái hấp thu natri ở ống góp do aldosteron chi phối,
khi có cường aldosteron thì natri được tái hấp thu tăng lên.
Ở đoạn này tái hấp thu natri trao đổi với bài tiết kali và H, nên khi tăng aldosteron làm tăng tái
hấp thu Natri sẽ làm tăng mất Kali. Trong lâm sàng dùng các chất kháng aldosteron để hạn chế
tái hấp thu Natri làm tăng bài niệu, do đó những thuốc lợi tiểu kháng aldosteron là các thuốc
không gây mất kali.

Tại sao ít dùng thiazid ở bệnh nhân mắc bệnh thận?
Trong lâm sàng dùng thuốc lợi tiểu thiazid là chất ức chế chất vận chuyển NaCl ở phần đầu của
ống lựon xa để gây lợi tiểu. Vì tăng thải Na ở phần đầu ống lượn xa, nên thiazid làm tăng nồng
độ NaCl tới phần còn lại của ống lượn xa gây tác động lên maculadensa do đó gây ra hiệu quả
lên hệ ngựoc cầu-ống thận làm giảm mức lọc cầu thận ngay cả khi đủ nước mức lọc cầu thận vẫn
giảm, do đó người ta cũng ít sử dụng thiazid ở bệnh nhân bị bệnh thận


Tác dụng phụ của Covesyl?
1. Coversyl dùng với liều 4mg/ngày có tác dụng hạ HA khá tốt và duy trì được HA ổn định suốt
trong 4 tuần điều trị cho các bệnh nhân bị tǎng HA độ I và độ II.
2. Tác dụng phụ chủ yếu gây khó chịu cho bệnh nhân là ho khan. Tác dụng này có liên quan đến
liều lượng của thuốc, do vậy trong trường hợp chưa hạ HA được đến mức mong muốn thì nên
phối hợp Coversyl với 1 thuốc khác để tránh việc phải dùng liều cao hơn.
Tác dụng phụ hay gặp của Adalat ?
Cách đây khoảng vài năm, các bác sĩ vẫn thích dùng viên nifedipin tác dụng ngắn (Adalat
immediate release) cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi để trị cơn cao huyết áp cấp tính. Sau khi có dữ
liệu nghiên cứu cho thấy ngậm dưới lưỡi cũng không hơn gì đường uống, lai hay gặp 3 biến cố
nên thói quen này được bỏ dần và bây giờ đổi qua viên captopril ngậm dưới lưỡi.
3 biến cố khi dùngadalat:
- Biến cố đầu tiên phải nhắc đến đó chính là thiếu máu cơ tim cục bộ. Tuy bản thân nó là một
thuốc cứu cánh hệ tim mạch thoát khỏi bệnh tăng huyết áp thì nó lại tấn công hệ này bằng bệnh
thiếu máu cơ tim cục bộ. Mặc dù cơ chế lý giải hiện tượng này chưa được rõ nhưng người ta liên
tiếp nhận thấy các ca tử vong do việc dùng thuốc này gây ra. Tỷ lệ tử vong do biến cố này luôn ở
hàng cao ngất ngưởng (1,82%) so với các thuốc khác chỉ xấp xỉ 0,9%. Biến cố này rất hay gặp ở
dạng nifedipin gel.
- Biến cố thứ hai cần phải lưu ý là tai biến tụt huyết áp. Huyết áp tụt xuống thấp như người bị
huyết áp thấp thực thụ. Lúc này thay vì tìm cách hạ huyết áp thì chúng ta lại phải loay hoay đi
tìm cách nâng huyết áp lên. Điều này thường xảy ra khi dùng quá liều hoặc liên tiếp trong một
thời gian ngắn. Đây cũng là chuyện thường gặp khi dùng dạng gel với người cao tuổi. Huyết áp

có thể tụt xuống thấp dễ đến mức không tưởng. Trên thực tế, huyết áp có thể hạ xuống một cách
nhanh kinh khủng như xe lao xuống dốc không phanh. Nhất là ở người già.
- Biến cố thứ ba đó là chuột rút và hạ kali máu. Cho đến nay, người ta chưa tìm ra nguyên nhân
nhưng rõ ràng là những đối tượng mà sử dụng nifedipin trong điều trị thì sẽ bị thải kali ra nước
tiểu nhiều hơn. Sự thải kali niệu mạnh là nguyên cớ gây ra chứng hạ kali máu, chứng chuột rút ở
những người dùng nifedipin kéo dài. Đặc biệt là ở người cao tuổi. Thông thường biến cố này ít
gây ra tai hại nào nhưng với đối tượng thường xuyên phải bơi và làm việc dưới nước thì vô cùng
nguy hiểm, có thể tử vong bất cứ lúc nào mà không kịp xoay sở.
Tại sao thuốc lợi tiểu frosemid tiêm được ưu tiên dùng cho bệnh nhân suy tim nặng, phù
phổi cấp?


Nếu tiêm tĩnh mạch thuốc có tác dụng gây dãn tĩnh mạch do đó làm giảm nhanh chống tiền gánh,
đặc điểm này rất có lợi khi điều trị suy tim nặng,hoặc phù phổi cấp
Dược động học của furosemid?
Tác dụng sau 30 phút, tác dụng tối đa sau 1-2h, kéo dài 4-6h (viên 40 mg). Đường tiêm tĩnh
mạch tác dụng sau vài phút, kéo dài 2h (thuốc tiêm 20 mg).
Tại sao thuốc lợi tiểu thiazid không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú?
Vì thuốc qua nhau thai và sữa có hại cho trẻ
Tại sao thuốc lợi tiểu thiazid thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, gút, mỡ
máu?
Gây tăng acid uric máu, tăng glucose, tăng lipid máu và LDL-C. Các nghiên cứu trước đây cho
thấy điều trị lợi tiểu tác động kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với chẹn beta, làm giảm sự dung nạp
đường và làm tăng nguy cơ tiểu đường mới mắc
Tại sao thuốc kháng Aldosteron chống chỉ định cho suy thận cả cấp và mạn tính?
Vì nguy cơ gây tăng kali máu
Tại sao cần dừng thuốc kháng Aldosteron trước khi hết phù?
Mất nước, tụt huyết áp nếu dùng thuốc tới khi hết hẳn phù vì thuốc có tác dụng kéo dài, do đó
phải ngừng huốc trước khi hết hẳn phù
Tác dụng phụ hay gặp của thuốc ức chế men chuyển và cách xử trí?

Tác dụng phụ thường là tăng mức độ suy thận và gây ho (tăng bradykinin ở phổi), cần ngừng hay
thay bằng thuốc ức chế thụ thể Agiotensin II.
Cách dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị THA?
- Nhóm thiazid được chọn dùng đầu tiên để điều tri THA nhẹ, thuốc làm giảm nồng độ natri
thành mạch, làm giảm nhạy cảm của thành mạch với catecholamin, do đó làm giảm sức cản của
hệ tuần hòan. Nhưng phải được điều trị trong nhiều tuần mới thấy rõ tác dụng. Liều thông
thường hypothiazid viên 25mg cho uống 1viên/ngày trên 4 tuần. Khi mức độ lọc cầu thận ,


25ml/phút thuốc không còn tác dụng, phải thay bằng loại thuốc lợi tiểu mạnh hơn như thuốc lợi
tiểu quai
- Nhóm thiazid là thuốc được lựa chọn hiện nay để điều trị tăng huyết áp vì thuốc có nhiều ưu
điểm vừa thải natri vừa có tác dụng dãn mạch, làm giảm độ dày thành thất trái, không gây biến
đổi lipid máu.
- Fludex viên 2,5mg uống 1-2 viên/ngày. Natrilix viên 1,5mg uống 1-2 viên/ngày trong 3-4 tuần.
Có thể phối hợp với các thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta giảo cảm, chẹn dòng calci, ức
chế men chuyển
- Cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc tăng huyết áp ác tính cần dùng thuốc lợi tiểu mạnh: nhóm
thuốc lợi tiểu quai furosemid 80-160mg/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 20-40mg/lần cách 2-4giờ/lần
- Khi tăng HA có suy thận mức lọc cầu thận , 25ml/phút nên dùng thuốc lợi tiểu quai
Thuốc chẹn α được sử dụng khi nào?
Chẹn α hiện được xếp vào nhóm thuốc hạ áp hàng 2, do đó chỉ được sử dụng khi phải điều trị
phối hợp nhiều thuốc (≥ 4 thuốc), hoặc điều trị cho các bệnh nhân phình/bóc tách động mạch
chủ, sau đột quỵ, THA khó kiểm soát kèm đái tháo đường....
Xu hướng phổi hợp 2 thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay?
Xu hướng hiện nay là nếu không có chống chỉ định bắt buộc, phối hợp thuốc ức chế hệ RAA với
chẹn kênh calcium hoặc lợi tiểu nên là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy
cơ phát triển đái tháo đường.



Cách phối hợp cụ thể 2 loại thuốc trên lâm sàng?
Dựa trên các nghiên cứu LIFE, ACCOPLISH, CAFÉ, ONTARGET, ASCOT-BPLA (5,11,12) thì khi
phối hợp 2 thuốc :
+ Thuốc phối hợp đầu tiên nên là ACEI/ARB + chẹn kênh calcium cho những BN nguy cơ cao
có chỉ định phối hợp thuốc ngay từ đầu (IA).
+ Với BN đã dùng phối hợp ACEI/ARB + lợi tiểu không hiệu quả, nên dừng lợi tiểu và thay
bằng chẹn kênh calcium (IIB).
Các phối hợp khác thường dùng:
- Lợi tiểu + ARB/ACEI/chẹn kênh calcium.
- Chẹn beta với chẹn kênh calcium.
- Phối hợp lợi tiểu + chẹn beta nên tránh ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và nguy cơ
tiểu đường cao, trừ khi có lý do đặc biệt.
- Các thuốc chẹn beta, chẹn α có thể dùng trong phối hợp nhiều thuốc tùy theo lâm sàng.
Khi bệnh nhân dùng 2 thuốc không hiệu quả cần làm gì?
Chúng ta có 3 cách giải quyết là: tăng dần liều một trong hai thuốc đang dùng, thay thế một trong
hai thuốc đang dùng bằng thuốc khác, hoặc thêm thuốc thứ 3.


Một số thuốc huyết áp phối hợp nhiều loại thuốc thường dùng hiện nay trên lâm sàng?
Sự liên quan giữa hoạt độ rennin huyết tương với lựa chọn thuốc điều trị?
Một số tác giả muốn định lượng hoạt độ rennin huyết tương để điều trị:
- Hoạt tính rennin huyết tương giảm -> do hậu quả của hàm lượng muối quá cao -> điều trị lợi
tiểu là hợp lý
- Hoạt tính rennin huyết tương cao -> chống chỉ định dùng lợi tiểu vì làm tăng bài tiết rennin ->
chọn thuốc chẹn betea giao cảm/UCMC vì làm giảm rennin huyết tương.
Trên thực tế thuốc chẹn beta và UCMC vẫn có tác dụng tốt ở bệnh nhân tăng huyết áp có rennin
huyết tương bình thường hoặc thấp

Có dùng Adalat ( chẹn kênh caxin mạnh) cấp cứu bệnh nhân đang có cơn tăng huyết áp
không? Nếu phải dùng thì dùng thế nào cho an toàn?

- Ít dùng do hạ huyết áp mạnh dễ gây tai biến.
- Nếu phải dùng cần chú ý:
+ Nhỏ giọt dưới lưỡi
+ Chú ý tư thế bệnh nhân rất quan trọng: cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại chỗ
tránh đi lại gây hạ huyết áp tư thế đứng.
Huyết áp bao nhiêu bệnh nhân có nguy cơ tử vong nhanh chóng?
Khi huyết áp tâm thu> 250 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >150 mmHg.

Cơ chế gây bệnh não – tăng huyết áp?
Tăng huyết áp -> co thắt hoặc co hẹp mạch máu dữ dội -> giảm lượng máu đến não -> xuất huyết
dạng chấm, hoại tử mạch, nhồi máu.
Sự liên quan giữa tuổi và lựa chọn thuốc điều trị?
(thực hành điều trị tăng huyết áp )


- Người dưới 45 tuổi -> ưu tiên chọn beta giao cảm và ức chế men chuyển dạng Angiotensin II
- Người trên 45 tuổi -> ưu tiên chọn lợi tiểu, ức chế dòng canxi
Tại sao dùng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân cao tuổi có hiệu quả hơn người trẻ tuổi?
Hoạt tính rennin huyết tương ở bệnh nhân cao tuổi thường thấp hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi ->
người cao tuổi dùng thuốc lợi tiểu thường có hiệu quả hơn người trẻ. Ngược lại thuốc ức chế
men chuyển lại có hiệu quả cao ở người cao tuổi do có tác dụng đặc biệt tốt ở bệnh nhân tăng
huyết áp có hoạt tính renin tăng.
Theo dõi điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu ra sao?
Theo dõi đều đặn về creatinin máu, đường máu, kali máu, uric máu 2 – 4 lần/năm. Nếu sau 3 – 6
tuần huyết áp khống chế tốt (về dưới 140/90 ở người dưới 65 tuổi) thì sẽ điều trị tiếp, nếu không
thì kết hợp với một thuốc khác.
Bệnh nhân tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà như thế nào?
1. Phải có sổ theo dõi huyết áp, trong sổ này bạn ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3 lần, triệu
chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bạn trình cho bác sĩ điều trị sổ này mỗi lần
tái khám.

2. Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Đa phần bà con sau khi đưa mua máy đo huyết áp
điện tử đều bị khủng hoảng trong thời gian đầu vì bạn thường đo huyết áp rất nhiều lần trong
ngày mà mỗi lần đo máy điện tử thường cho một số đo khác nhau nên người bệnh cho là huyết
áp của mình không ổn định. Từ đó dẫn đến bất an hay khủng hoảng tâm lý. Cho nên khi theo dõi
huyết áp tại nhà bạn chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2lần liên
tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2lần đo. Cần nhớ phải nằm nghĩ khoảng 15 phút trước
khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không
nên đo huyết áp sau khi ăn sau khi mới ngủ dậy.
Như vậy khi tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ huyết áp của bạn được
đưa về thấp hơn 140/90mmHg. Lúc này bạn sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường
không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp.

Vai trò của YHCT trong kiểm soát tăng huyết áp?


Trong YHCT, các biện pháp không dùng thuốc như: khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền
châm cứu là những phương pháp thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị
bệnh, đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các phương pháp điều trị THA không dùng
thuốc của YHHĐ vừa nêu ở trên có thể vận dụng một số phương pháp không dùng thuốc của
YHCT như luyện tập khí công, dưỡng sinh thường xuyên để góp phần giảm huyết áp. Ngoài ra,
trên nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đã từng
bước xác định được những hiệu quả trị liệu từ những vị thuốc thảo mộc có nguồn gốc từ tự nhiên
ít tác dụng phụ trong kho tàng phong phú về dược liệu của YHCT.
Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng châm cứu để điều trị các triệu chứng của chứng huyễn
vựng như: đau đầu, cơn bốc hỏa, mất ngủ… Ngày nay, kết hợp YHCT với YHHĐ thì vai trò của
YHCT trong kiểm soát THA nên như thế nào để vừa đảm bảo phát huy được vai trò của dược
thảo, cùng với kinh nghiệm và lý luận trị bệnh độc đáo của YHCT vừa đảm bảo an toàn cho
người bệnh trong quá trình kiểm soát huyết áp, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra?
Trước hết trong điều trị THA của YHHĐ bước đầu ngay ở bệnh nhân THA độ I, không có biến
chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích đã đề cập tới sự điều chỉnh lối sống ở ngay 4 6 tháng đầu và vấn đề này vẫn tiếp tục với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng.

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp:giảm cân nặng; hạn chế muối ăn; tăng cường vận động thân
thể; tăng cường ăn rau và hoa quả; giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa.
Các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch: ngừng hút thuốc; thay chất béo bão hòa bằng
chất béo đơn không bão hòa; tăng ăn cá.
Vậy thì vai trò của YHCT trong kiểm soát THA như thế nào để phát huy tác dụng hỗ trợ thực sự,
khi tận dụng những lợi thế của YHCT trong dự phòng cũng như điều trị THA ở mức độ nhẹ và
vừa bên cạnh YHHĐ.
- Ngay trong điều trị THA bước đầu ở bệnh nhân THA độ I chưa có biến chứng bệnh tim mạch
và tổn thương quan đích đã cần phải điều chỉnh lối sống thì nên tùy sức khỏe của mỗi người có
thể chọn lọc các phương pháp luyện tập của YHCT như khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền để
luyện tập thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp, đồng thời vẫn kết hợp với điều chỉnh lối
sống, loại trừ các yếu tố nguy cơ theo YHHĐ.
Trong tăng huyết áp ở mức độ nhẹ - giai đoạn I thường xuyên sử dụng các chế phẩm thuốc thảo
mộc của YHCT như chè hạ áp, viên nang địa long… vừa tiện sử dụng bảo quản, vừa có thể sử
dụng lâu dài để ổn định huyết áp, tất nhiên vẫn có sự theo dõi chăm sóc sức khỏe thường kỳ của
thầy thuốc tim mạch để thay đổi liệu pháp điều trị khi cần.
- Ở những bệnh nhân đã THA ở mức độ cao hơn tất nhiên phải kiểm soát huyết áp bằng các
thuốc YHHĐ nhưng có thể tham khảo các phương pháp luyện tập không dùng thuốc của YHCT
như khí công, dưỡng sinh với luyện tập có hướng dẫn khoa học và có thể sử dụng thêm các vị
thuốc thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp, tăng sức bền thành mạch, an thần như hòe hoa, tâm
sen… có sự đánh giá, kiểm soát của các thầy thuốc chuyên ngành tim mạch.




×