Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giáo án văn 10 phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.03 KB, 36 trang )

Tiết 1: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn
học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
2. Về kĩ năng:
Nhận diện được nên văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể
trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: niềm tự hào về truyền thống dân tộc và
say mê với văn học

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và
văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ
bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn
học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học


Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 (NXB Giáo dục, năm 2000)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở
ghi.
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
+ Ghi tên các tác phẩm văn học Việt Nam đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm
theo bộ phận, giai đoạn sáng tác, thể loại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.


- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi: Tìm
hiểu về văn học Việt Nam
Nội dung: Kể tên các tác phẩm của văn học Việt Nam đã học từ THCS, nêu rõ tác giả,
giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại.
Cách chơi: Trong vòng 5 phút các nhóm thi đua thực hiện yêu cầu. Nhóm nào kể đúng
và nhiều hơn là nhóm chiến thắng.
GV giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm
hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những đặc điểm về văn học
nước nhà,chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan văn học việt nam.
Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử (lịch sử văn học): Tổng quan văn
học Việt Nam có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Một mặt nó giúp các em có một
cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa tới nay, mặt
khác nó giúp các em ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình ngữ văn THCS
đồng thời sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn

THPT.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn
học viết;
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não,
thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1.Hướng dẫn tìm hiểu về các bộ phận
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
hợp thành của VHVN
VHVN: - vh dân gian
Thảo luận nhóm theo bàn : vh Vn được
- vh viết
hợp thành từ những bộ phận nào? Nêu sự
khác nhau giữa các bộ phận đó về đặc
trưng tiêu biểu, chữ viết, hệ thống thể
loại?
Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam
Văn học dân gian
Văn học viết
- Là sáng tác của tập thể và đc truyền
- Là sáng tác của giới trí thức, đc ghi lại
miệng.
bằng chữ viết (chữ Nôm. chữ Hán, chữ

- Thể loại: thần thoại, sử thi, tr thuyết,
quốc ngữ)
ctích, ngụ ngôn, t. cười, t.ngữ, c.đố, t.thơ, - Thể loại: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu,
chèo, hò, vè, ...
tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, t.ca ...
- Mang tính tập thể gắn bó với các sinh
- Mang tính cá nhân, ko mang dấu ấn tập
hoạt khác nhau trong đs cộng đồng.
thể.


2. Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình
phát triển của văn học viết
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thời gian
5 phút.
- Nhóm 1 + nhóm 3: Trình bày những đặc
điểm cơ bản của văn học trung đại (thời
gian, hoàn cảnh, văn tự, tác giả, thể loại,
thi pháp, thành tựu tiêu biểu) – Phiếu học
tập số 1
+ Nhóm 2 + Nhóm 4: Trình bày những đặc
điểm cơ bản của văn học hiện đại (thời
gian, hoàn cảnh, văn tự, tác giả, thể loại,
thi pháp, thành tựu tiêu biểu) – Phiếu học
tập số 1
- GV (nhấn mạnh): Tuy văn xuôi chữ Nôm
hiếm thấy, nhưng nhờ chữ Nôm mà các thể
thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát ) có
vai trò quan trọng trong sự hình thành các
thể thơ VH dân tộc (truyện thơ Nôm, ngâm

khúc, hát nói ).
+ Vậy VH hiện đại chịu ảnh hưởng bởi văn
hoá nào mà có sự thay đổi như thế?
Gợi ý : Nhờ sự kế thừa văn hoá truyền
thống, tiếp thu văn hoá thế giới, văn học
hiện đại đổi mới có sự khác biệt gì so với
văn học trung đại?
GV mở rộng: 1858 td Pháp xâm lược nước
ta. Khoa cử chữ hán chấm dứt ở Bắc kì
năm 1915 ở Trung kì 1918
+ cuộc khai thác thuộc địa -> hình thành
các đô thị -> tầng lớp thị dân, tt tiểu tư sản,
gc vô sản -> thị hiếu, nhu cầu, qđ thẩm mĩ
mới ....
Mười mấy năm xưa ngọn bút lông
Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng
Bây giờ anh đổi lông ra sắt
Cách kiếm ăn đời có nhọn không.
( Tản Đà )

Khái niệm “bút lông”, “bút sắt” gợi cho
anh/ chị suy nghĩ gì về đặc điểm của hai
thời đại văn học Việt Nam?
HS suy nghĩ trả lời. GV nhấn mạnh.

II. Quá trình phát triển của văn học
viết
Nền VHVN được chia làm hai thời kỳ
lớn
+ Từ đầu thế kỷ X đến hết XIX (gọi là

VH trung đại).
+ Từ đầu thế kỷ XX đến nay (gọi là VH
hiện đại).
Đặc
điểm
Thời
gian
Hoàn
cảnh

VH TĐ

VH hiện
đại
Từ thế kỉ X - Từ thế kỉ
XIX
XX đến nay
XHPK hình
Đấu tranh
thành, phát
giành độc
triển, suy
lập, thống
thoái, công
nhất đất
cuộc dựng
nước và sự
nước, giữ
nghiệp đổi
nước của dân mới từ

tộc.
1986 – nay.
Văn tự Chữ Hán, chữ Chủ yếu là
Nôm
chữ Quốc
ngữ.
Ảnh
Chịu ảnh
Giao lưu
hưởng hưởng của
quốc tế
văn hóa Nho giáo,
rộng rãi.
Phật giáo, tư
tưởng Lão –
Trang
Tác giả Chủ yếu là
Nhà văn
nhà nho.
chuyên
nghiệp, văn
chương
thành một
nghề.
Thể
Tiếp nhận hệ Thơ mới,
loại
thống thể loại tiểu thuyết,
từ VH Trung kịch nói…
Quốc, thể loại

sáng tạo của
dân tộc
Thi
Lối viết ước
Thi pháp
pháp lệ, sùng cổ,
mới: hiện


- GV hỏi:Theo anh/chị căn cứ trên những
tiêu chí nào để có sự phân chia thành các
thời đại văn học trên?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhấn mạnh, mở rộng: dựa trên sự vận
động của lịch sử, chủ yếu và quyết định là
sự vận động của chính bản thân văn học
đặc biệt là nững đổi thay về mặt thi pháp.

phi ngã.
Thành
tựu

Thơ văn yêu
nước, thơ
thiền Lý Trần, thơ văn
Nguyễn Trãi,
NBK,
Nguyễn Du,



thực, đề
cao cá tính
sáng tạo.
Thơ mới,
tiểu thuyết
Tự lực văn
đoàn,
VHHTPP,
văn thơ
chống
Pháp,
chống
Mĩ…

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn - Phiếu học tập số 2
chia nhóm cho HS thảo luận về sự khác nhau giữa vh trung đại và vh hiện đại
- Nhóm 1: Thời gian, sự hình thành và pt? ( dc minh hoạ)
- Nhóm 2: Tác giả, tác phẩm ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 3: Chữ viết ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 4: Hệ thống thể loại ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
- Nhóm 5: Thi pháp ( dc bằng những tg, tp cụ thể)
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV đưa ra bảng hệ thống
Điểm khác biệt
Văn học trung đại
Văn học hiện đại

Thời gian
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Từ thế kỉ XX đến nay
Sự hình thành,
phát triển
Tác giả

Thể loại

Chữ viết
Thi pháp

Bối cảnh văn hoá, văn học
vùng Đông á, Đông Nam á
( đặc biệt là văn học TQ)

Bối cảnh của giao lưu văn hoá,
văn học của nhiều nền vh trên tg
(tiếp xúc với các nền vh châu Âu)
ác nhà nho, vua quan
Xuất hiện đội ngũ nhà văn, thơ
chuyên nghiệp, sáng tác văn
chương thành một nghề.
Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới,
trường ca, kịch...

Tiếp nhận hệ thống thể loại từ
vh TQ(cũng có những thể loại
s.tạo của dt): văn xuôi, thơ, văn
biền ngẫu...

Chữ Nôm - chữ Hán
Chữ quốc ngữ
Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi
Lối viết hiện thực, đề cao cá tính


ngã.

sáng tạo, đề cao cái tôi cá nhân

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
Sưu tầm những bài viết phê bình về văn học dân gian và văn học viết (đăng trên các
báo/tạp chí, các sách chuyên khảo, các Webside) để làm tư liệu học tập. Nội dung các
bài viết có thể là:
- Đánh giá giá trị của văn học dân gian.
- Đánh giá về giai đoạn văn học.
- Đánh giá về tác giả văn học (được học trong chương trình và SGK Ngữ văn 10).
- Đánh giá về một tác phẩm (được học trong chương trình và SGK Ngữ văn 10).
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap

- Chuẩn bị: Tiết 2: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi
+ Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua
những mặt nào? VD minh họa?
+ Một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN?

+ Hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội?
Phân tích VD minh họa?
+ Ý thức cá nhân là gì? ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện
trong VH ntn?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1)
Đặc điểm
Thời gian
Hoàn
cảnh
Văn tự
Ảnh
hưởng
văn hóa
Tác giả

VH trung đại

VH hiện đại


Thể loại
Thi pháp
Thành tựu

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………

Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 1)
Điểm khác biệt
Thời gian
Sự hình thành,
phát triển
Tác giả
Thể loại
Chữ viết
Thi pháp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại


Tiết 2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn
học viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
2. Về kĩ năng:
Nhận diện được nên văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể
trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: niềm tự hào về truyền thống dân tộc và
say mê với văn học

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và
văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ
bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn
học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (NXB Giáo dục, năm 2000); Văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 (NXB Giáo dục, năm 2000)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở
ghi.

- Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi
+ Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua
những mặt nào? VD minh họa?
+ Một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN?
+ Hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội?
Phân tích VD minh họa?
+ Ý thức cá nhân là gì? ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện

trong VH ntn?


III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nền văn học Việt Nam do những bộ phận văn học nào dưới đây hợp thành?
A. Văn học dân gian và văn học hiện đại.
B. Văn học dân gian và văn học viết.
C. Văn học dân gian và văn học trung đại.
D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
Câu 2. Tư tưởng nào sau đây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của văn học Việt Nam?
A. Phật Giáo
C. Lão - Trang
B. Khổng giáo
D. Cả A, B và C
Câu 3. Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng loại văn tự nào?
A. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
B. Chữ Hán và chữ Nôm.
C. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
D. Chữ Hán và chữ của một số dân tộc thiểu số.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây nhận xét đúng về xuất xứ của chữ Nôm?
A. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán để ghi âm tiếng Việt.
B. Chữ Nôm là loại chữ do người Việt cổ tự sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản nói.

D. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản viết.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây nhận xét đúng về chữ quốc ngữ?
A. Chữ quốc ngữ là loại chữ sử dụng chữ cái tiếng Anh để ghi âm tiếng Việt.
B. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái tiếng Pháp để ghi âm tiếng Việt.
C. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
D. Chữ quốc ngữ là loại chữ dùng chữ cái Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt.
Câu 6. Đặc trưng thi pháp nào sau đây thuộc về văn học trung đại?
A. Tính quy phạm
C. Tính dị bản
B. Tính nguyên hợp
D. Tính cá thể
Câu 7. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn học quốc gia
nào?
A. Nhật Bản
C. Trung Quốc
B. Pháp
D. Ấn Độ
Câu 8. Hai chủ đề lớn xuyên suốt văn học Việt Nam là gì?
A. Căm thù giặc và tự hào dân tộc.
B. Yêu nước và nhân đạo.
C. Yêu thiên nhiên và yêu con người.
D. Tự hào về dân tộc và niềm lạc quan, ham sống.


b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn
học viết;
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;

+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não,
thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hướng dẫn HS tìm hiểu con
III. Con người Việt Nam qua văn học
người VN qua văn học.
Chia lớp thành 4 nhóm, trong thời gian 10 p
Thực hiện nhiệm vụ sau khi bốc thăm 4 nội dung, HS thảo luận
Chọn HS bất kì trong nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác kiến
thức.
Nhóm 1: Mối quan hệ giữa con
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự
người với thế giới tự nhiên được
nhiên.
thể hiện như thế nào? lấy ví dụ cụ - VHDG: Thiên nhiên là đối tượng nhận thức, cải
thể minh hoạ?
tạo, chinh phục (thần thoại). Thiên nhiên hiện ra ở
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới vẻ đẹp phong phú của các vùng trên quê hương
tự nhiên:
đất nước (ca dao).
+ Thần thoại Thần trụ trời, Quả bầu
- VH trung đại: Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo
tiên,.. giải thích sự hình thành thế giới tự
đức, thẩm mĩ.
nhiên và con người.
- VH hiện đại: gắn với tình yêu quê hương đất
+ Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

nước, tình cảm lứa đôi.
khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
- Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ:
-> Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng
+ Ca dao về quê hương đất nước:
của vh VN.
“ Đường vô xứ Nghệ quanh
quanh...
“ Hỡi cô tát nước bên đường...
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê
đồng...
+ Thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Khuyến,...
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng thẩm mĩ,
đạo đức nhà nho: VD: Tùng, cúc, trúc,
mai  cốt cách người quân tử (thơ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,...)
- Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước, yêu cuộc sống và đặc
biệt là tình yêu lứa đôi:
VD: Ca dao  tình yêu những vật thân
thuộc tình yêu quê hương đất nước.
Sóng (Xuân Quỳnh), Tương tư (Nguyễn


Bính), Hương thầm (Phan Thị Thanh
Nhàn),...
 Con người Việt Nam có tình yêu thiên
nhiên sâu sắc và thấm thía.
Tích hợp môi trường: Với con người

VN thiên nhiên là người bạn thân thiết
->Tình yêu thiên nhiên là một nội dung
quan trọng của VHVN. Thiên nhiên đặc
sắc thân thuộc trong VHDG. Thiên
nhiên tạo thành hệ thống tượng trưng
giàu giá trị them mĩ, như một thước đo
thẩm mĩ trong VHTĐ. Thiên nhiên giàu
sức sống, thể hiện sâu sắc tình yêu quê
hương đất nước, tình yêu sự sống

- Từ mối quan hệ gắn bó sâu sắc
của con người Việt Nam và thiên
nhiên, em thấy người Việt có tình
cảm với thiên nhiên ntn?
Nhóm 2:
- Tại sao CN yêu nước lại trở
thành một trong những nội dung
quan trọng và nổi bật nhất của vh
viết VN?

-> Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên
nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình
tượng thể hiện chính mình.

2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân
tộc. (ty đất nước)
* CN yêu nước lại trở thành một trong những nội
dung quan trọng và nổi bật nhất của vh viết VN:
- Sớm có ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự
chủ.

- Những đặc điểm nội dung của
- Nhiều lần đấu tranh với các thế lực ngoại xâm
CN yêu nước trong vh VN là gì?
để giành và giữ vững nền độc lập, tự chủ ấy.
Có ví dụ minh hoạ?
* Những đặc điểm nội dung của CN yêu nước
Truyện ADV MC TT, ca dao...
trong vh VN:
- Trong VHDG: Tình yêu làng xóm quê hương,
Bình ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ .... căm ghét mọi thế lực xâm lược
- Trong VH viết:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bài thơ + ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống
về tiểu đội xe ko kính ...
văn hiến lâu đời...
Tích hợp BVMT: Con người Việt + Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của tổ quốc
Nam với môi trường văn hóa dân
+ Tinh thần tiên phong chống đế quốc của
tộc Chủ nghĩa yêu nước gắn với ý VHcách mạng VN thế kỉ XX
-> CNYN là nội dung tiêu biểu, là một giá trị quan
thức về giữ gìn, bảo tồn môi
trọng của vh VN.
trường văn hóa, thuần phong mĩ
tục truyền thống.
Nhóm 3:
3. Con người VN trong quan hệ xã hội
- Hãy nêu những biểu hiện của
- Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
mối quan hệ giữa con người Việt
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền, bày
Nam và xã hội? Phân tích VD

tỏ sự thông cảm với số phận con người bị áp bức.
minh họa?
- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức,
- Ước mơ xây dựng một xó hội công
phê phán và cải tạo xã hội.
bằng, tốt đẹp hơn.
- Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc


VD: Truyện cổ tích (Tấm Cám, Thạch
Sanh,...)  khát vọng công lí ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo.
- Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên
quyền, cảm thông với phận con người bị
áp bức. VD: Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Tắt
đèn (Ngô Tất Tố),...
- Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức,
phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.
VD: Từ Hải (Truyện Kiều), Chị Sứ (Hòn
đất), Chị út Tịch (Người mẹ cầm
súng),...

Nhóm 4:

sống mới sau năm 1954, 1975
-> Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng
cho sự hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo
trong văn học DT.


4. Con người VN và ý thức về bản thân:
- Ý thức cá nhân: là ý thức về chính con người
- Theo em, ý thức cá nhân là gì?
mình với các mặt song song tồn tại (thể xác- tâm
- ý thức về bản thân của con người hồn, bản năng- văn hóa, tư tưỏng vị kỉ- tư tưởng vị
Việt Nam được biểu hiện trong VH tha, ý thức cá nhân- ý thức cộng đồng,...).
ntn?
- Biểu hiện:
Gợi mở: Mối quan hệ giữa ý thức + VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để
cá nhân và ý thức cộng đồng? Khi khẳng định đạo lí làm người của con người Việt
nào người Việt Nam chú trọng đến Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: ý
ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng? thức cá nhân - ý thức cộng đồng.
Nêu các giai đoạn VH minh họa?
- Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong
văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và
ý thức cộng đồng.
+ Trong chiến tranh hoặc công cuộc cải tạo, chinh
phục tự nhiên, cần huy động sức mạnh của cả
cộng đồng, VHVN đề cao ý thức cộng đồng
(VHVN giai đoạn thế kỉ X-XIV, 1945-1975).
+ Khi cuộc sống yên bình, con người có điều
kiện quan tâm đến đời sống cá nhân hoặc khi
quyền sống của cá nhân bị chà đạp, ý thức cá nhân
được đề cao (VHVN giai đoạn thế kỉ XVIII- đầu
XIX, 1930-1945).
- Xu hướng của VH nước ta hiện nay: xây dựng
- Xu hướng của VH nước ta hiện
đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp
nay là gì? Em có tán đồng những
(nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi

tác phẩm chỉ đề cao quyền hưởng sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,...).VHVN đề cao
thụ theo bản năng của con người
quyền sống cá nhân nhưng ko chấp nhận chủ
ko? Vì sao?
nghĩa cá nhân cực đoan.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoàn thiện phiếu học tập


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 2)
Con người Việt Nam qua
văn học Việt Nam

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 2)
Tổng quan văn học Việt
Nam

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức


- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
HS chọn một tác phẩm được học trong chương trình THCS để minh họa cho các nhận
định về con người Việt Nam qua văn học
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap

- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
Đọc văn bản (trang 14), bài Tổng quan văn học Việt Nam hoàn thành phiếu học tập
Đặc điểm
Nhân vật giao tiếp: ai
nói? Ai viết? nói với ai?
viết cho ai?
Hoàn cảnh giao tiếp: nói
viết trong hoàn cảnh nào?
ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói,
viết cái gì? về cái gì?
Mục đích giao tiếp: nói,
viết để làm gì?
Phương tiện và cách thức
giao tiếp: Nói, viết như
thế nào? Bằng phương
tiện gì?

Văn bản 1 (14)


Văn bản 2 – Tổng quan
văn học VN


Tiết 5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông
tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc
viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách
thức giao tiếp.
2. Về kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết,
hiểu.
3. Về thái độ:
- Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng
sống.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Cảm nhận được ý nghĩa, vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân đạt hiệu quả cao trong quá
trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Nguyễn Khuyến thơ và đời (NXB Văn học 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở
ghi.
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi, bài tập trang 14, 15; hoàn thành phiếu học tập theo yêu
cầu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)


* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
GV chuẩn bị một số từ (cụm từ) khóa: vua, bô lão, đánh, ngựa (Tùy chọn) Một HS
xung phong diễn tả các từ cho trước bằng hình thức phi ngôn ngữ. Cả lớp quan sát và
đoán chính xác cụm từ đó.
- Theo em có bao nhiêu phương tiện giao tiếp? Phương tiện giao tiếp nào là quan
trọng nhất
GV trình chiếu


GV giới thiệu bài mới: Hàng ngày, cuộc sống con người diễn ra rất nhiều hoạt
động, trong đó hoạt động giao tiếp giữa con người – con người là quan trọng nhất và
có ý nghĩa nhất trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.
Để giao tiếp, con người có thể dùng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng
phương tiện chủ yếu nhất, quan trọng, thuận tiện nhất đó là ngôn ngữ. Vậy, Hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ có những đặc điểm gì, quá trình giao tiếp như thế nào, những
nhân tố ảnh hưởng của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ”
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông
tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc
viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và


cách thức giao tiếp.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não,
thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu
I. Tìm hiểu ngữ liệu
HS thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4
nhóm
Nhóm 1, 3: Hoàn thành PHT 1
Nhóm 2, 4: Hoàn thành PHT 2

Trong thời gian 10, nhóm nào xong
trước sẽ trả lời (có điểm +) nhóm còn lại
nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức
Đặc điểm
Nhân vật giao tiếp: ai
nói? Ai viết? nói với ai?
viết cho ai?

Hoàn cảnh giao tiếp: nói
viết trong hoàn cảnh nào?
ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói,
viết cái gì? về cái gì?

Mục đích giao tiếp: nói,
viết để làm gì?

Văn bản 1 (14)

Văn bản 2 – Tổng quan văn
học VN
- Vua: Cai quản đất
- Người viết: tác giả biên soạn
nước.
SGK, ở lứa tuổi , trình độ cao
- Các vị bô lão: những hơn.
người từng giữ trọng
- Người đọc: giáo viên, học
trách, đại diện cho nhân sinh, thuộc lớp trẻ, trình độ
dân.

thấp hơn.
Lần lượt, thay phiên
đổi vai nói và nghe.
- Diễn ra ở điện Diên
Hoàn cảnh có tổ chức giáo
Hồng
dục, chương trình quy định
- Lúc đất nước có giặc chung hệ thống trường phổ
ngoại xâm
thông.
- Hướng vào nội dung: - Thuộc lĩnh vực văn học,
nên đánh hau hoà với
- Đề tài: "Tổng quan văn học
kẻ thù.
Việt Nam",
- Đề cập đến vần đề hệ - Các vấn đề cơ bản:
trọng: mất hay còn của + Các bộ phận hợp thành của
quốc gia
VHVN.
+ Quá trình phát triển của văn
học viết.
+ Con người Việt Nam qua
văn học.
- Lấy ý kiến của mọi - Người viết : cung cấp những
người, thăm dò lòng
tri thức cần thiết cho người
dân để hạ lệnh quyết
đọc.
tâm giữ nước.
- Người đọc:

- Cuộc giao tiếp đã
+ Nhờ văn bản mà có những
đạt được mục đích.
tri thức cần thiết về nền văn


Phương tiện và cách thức Nói:
giao tiếp: Nói, viết như
- Ngôn ngữ đời thường
thế nào? Bằng phương
tiện gì?
2. Hướng dẫn HS tổng kết
HS thảo luận nhóm theo bàn
- Qua việc tìm hiểu các văn bản trên,
em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
bao gồm những quá trình nào?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
chịu sự chi phối của các nhân tố giao
tiếp nào?

học Việt Nam.
+ Rèn luyện, nâng cao những
kĩ năng: nhận thức đánh giá
các hiện tượng văn học; xâu
dựng và tạo lập văn bản.
Viết:
- Dùng thuật ngữ văn học, với
văn phong khoa học

- Có bố cục rõ, chặt chẽ có đề
mục, có hệ thống luận điểm
luận cứ…

II. Kết luận
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của
con người trong xã hội, được tiến hành chủ
yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói
hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục
đích về nhận thức, tình cảm....
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình:
Tạo lập văn bản; Lĩnh hội văn bản.
-> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ
tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối
của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội
dung, mục đích, phương tiện và cách thức
giao tiếp.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận cặp đôi
Thông qua bài ca dao sau, con người đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Hãy phân
tích các nhân tố giao tiếp:
- Người nói là ai và nói với ai?
- Cuộc giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nào?
- Người nói nói về vấn đề gì?
- Câu nói nhằm mục đích gì?

- Cách nói có hấp dẫn và thuyết phục người nghe không?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bứng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Định hướng trả lời:
- Người nói là người nông dân đang cày ruộng, nói với những người khác (đại từ ai chỉ
tất cả mọi người).


- Hoàn cảnh cụ thể: lúc người nông dân đang cày ruộng vất vả, vào buổi trưa nóng bức.
- Nội dung vấn đề: nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm việc vất
vả, đắng cay.
- Mục đích: nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động
mà mình được hưởng thụ, bởi người lao động đã đổ ra biết bao công sức mới có được
thành quả đó.
- Cách nói rất cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Lấy ví dụ về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap (như phụ lục 1)
- Chuẩn bị: Tiết 2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoàn thành bài tập phần luyện tập trang 20, 21
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Đặc điểm
Nhân vật giao tiếp: ai nói? Ai viết? nói với ai?
viết cho ai?
Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh
nào? ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói, viết cái gì? về cái gì?
Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói, viết
như thế nào? Bằng phương tiện gì?

Văn bản 1 (TRANG 14 14)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ


Đặc điểm

Văn bản Tổng quan văn
học VN

Nhân vật giao tiếp: ai nói? Ai viết? nói với
ai? viết cho ai?

Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn
cảnh nào? ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói, viết cái gì? về cái gì?
Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói, viết
như thế nào? Bằng phương tiện gì?
Phụ lục
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nhân
vật giao
tiếp

Hoàn
cảnh
giao
tiếp

Tạo lập văn bản

Nội
dung
giao
tiếp

Mục
đích
giao
tiếp


phương
tiện giao
tiếp

Lĩnh hội văn bản

Cách
thức
giao
tiếp


Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
+ Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông
tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
+ Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc
viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
+ Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách
thức giao tiếp.
2. Về kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết,
hiểu.
3. Về thái độ:
- Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng
sống.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Cảm nhận được ý nghĩa, vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân đạt hiệu quả cao trong quá
trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Nguyễn Khuyến thơ và đời (NXB Văn học 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở
ghi.
- Hoàn thành bài tập phần luyện tập trang 20, 21
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)


* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được hiểu là:

A. Những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.
B. Hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu
bằng phương tiện ngôn ngữ.
C. Những thông tin có được từ sự trao đổi giữa mọi nguời với nhau bằng phương tiện
ngôn ngữ.
D. Hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội thông qua nhiều phương
tiện khác nhau.
Câu 2. Nối những cụm từ chỉ nhân tố giao tiếp ở cột A với câu hỏi phù hợp ở cột B.
A
B
1. Nhân vật giao tiếp
a. Nói, viết ở đâu, khi nào?
2. Hoàn cảnh giao tiếp
b. Nói, viết bằng phương tiện gỡ?
3. Nội dung giao tiếp
c. Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?
4. Công cụ giao tiếp
d. Nói, viết cái gỡ, về sự vật, sự việc gì?
Câu 3. Thông tin trong hoạt động giao tiếp chủ yếu nằm trong nhân tố nào?
A. Hoàn cảnh giao tiếp
C. Nội dung giao tiếp
B. Mục đích giao tiếp
D. Cách thức giao tiếp
Câu 4. Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào không phải của hoạt động giao tiếp?

A. Sản sinh và lĩnh hội
C. Mã hóa và giải mã
B. Tạo lập và tiếp nhận
D. Tâm tư và kí thác
Câu 5. Trong những trường hợp nào sau đây, em thường chuyển từ văn bản nói sang

văn bản viết?
A. Nghe thầy cô giảng bài
C. Nói chuyện với bạn bố
B. Gọi điện thoại cho bạn
D. Trong sinh hoạt dã ngoại
Câu 6. Thực hiện quá trình lĩnh hội văn bản trong giao tiếp, người giao tiếp phải sử
dụng các kỹ năng ngôn ngữ nào?
A. Nói và viết
C. Đọc và viết
B. Nghe và viết
D. Nghe và đọc
GV giới thiệu bài mới:
b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Giúp HS rèn luyện kĩ năng phân tích các tình huống giao tiếp
Thảo luận nhóm lớn trong thời gian 10p. Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện bài tập 1, 2,
3,5 .
Bốc thăm để chọn bài tập
Nhóm 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp Bài tập 1. (gt mang màu sắc văn chương)


trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những
người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời

điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm
mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với
nội dung và mục đích giao tiếp không?

Nhóm 2: Đọc đoạn đối thoại (giữa em
nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện
các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn
ngữ những hành động nói cụ thể nào?
Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình
cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp
như thế nào?

Nhóm 3:
Đọc bài thơ Bánh trôi nước và thực hiện
các yêu cầu (SGK, tr.21)
a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương
đã "giao tiếp" với người đọc vấn đề gì?
Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện
ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?
b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội
bài thơ

- Nhân vật giao tiếp là chàng trai và cô gái
đang ở độ tuổi thanh xuân (anh, nàng)
- Hoàn cảnh giao tiếp : đêm trăng sáng, thanh

vắng, yên tĩnh -> phù hợp câu chuyện tình
của đôi lứa yêu nhau.
- Nhân vật anh nói về:
+ Cây tre non vừa đủ lá đan sàng được chưa?
(thông tin hiển ngôn)
+ Chàng trai muốn tỏ tình với cô gái: họ đã
đến tuổi trưởng thành nên có thể tính đến
chuyện kết duyên. (thông tin hàm ngôn)
- Cách nói của "anh" phù hợp với nội dung
và mục đích giao tiếp giữa nam nữ nông thôn
trước đây. Cách nói đó mang màu sắc văn
chương, vừa có hình ảnh vừa đậm đà sắc thái
tình cảm tế nhị mà vẫn đủ, rõ ràng.
Bài tập 2: (giao tiếp đời thường)
a. Các hành động nói cụ thể: Chào, nói, thưa
b. Trong lời nói của ông già, cả ba câu đều là
câu hỏi, nhưng mục đích không phải đều để
hỏi.
Câu 1 (A cổ hả) là câu hỏi thay chào, đáp lại
lời chào của A cổ.
Câu 2 (Lốn tướng rồi nhỉ) là lời khen, dùng
để biểu thị tình cảm, không mang tính nghi
vấn.
Chỉ có câu 3 là có mục đích hỏi.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ,
tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
- Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin
cậy lẫn nhau
- Thái độ: Cậu bé rất kính trọng ông bà, ông
già rất mến yêu cậu bé

- Quan hệ: hai người khác lứa tuổi nhưng có
quan hệ tốt về mọi mặt
Bài tập 3. (giao tiếp giữa nhà thơ và người
đọc)
a. Mục đích, vấn đề giao tiếp
- Vấn đề giao tiếp: Hồ Xuân Hương đã "giao
tiếp" với người đọc về vấn đề thân phận
người phụ nữ nói chung và của tác giả nói
riêng.
- Mục đích: Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp"
với người đọc về vấn đề thân phận người phụ


Nhóm 4: Phân tích các hoạt động giao
tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh
cả nước nhân ngày khai giảng năm học
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa tháng 9 năm 1945 (SGK tr.
22).

nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Đồng
thời tác giả khẳng định phẩm giá, nhân cách
tốt đẹp của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương
đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để
nói lên điều đó.
b. Căn cứ để lĩnh hội, cảm nhận bài thơ
- Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh
trong bài thơ: "trắng", "tròn" (chỉ vẻ đẹp),
"bảy nổi ba chìm" (chỉ thân phận lận đận),
"tấm lòng son" (phẩm chất bên trong).

- Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương để hiểu và cảm bài thơ này: Xuân
Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu
để cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì
cả hai lần "cố đấm ăn xôi lại hẩm". Rốt cục
Cổ Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh
không hương sắc. Điều cảm phục ở bà dù
trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất
của mình.
Bài tập 5:
a. Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết
thư gửi học sinh toàn quốc. Người nhận là
học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa
b. Hoàn cảnh cụ thể: Nước ta vừa giành được
độc lập và chuyển từ chế độ phong kiến sang
chế độ dân chủ, rất cần có nhân tài, do đó, sự
cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu của những
công dân tương lai có ý thức quan trọng cấp
bách.
- Người viết (Bác Hồ) là người từng trải,
kinh nghiệm có được từ nhiều nước văn
minh thế giới, mong muốn cho đất nước sánh
vai với các cường quốc năm châu.
- HS: Lần đầu tiên được học trong nhà
trường của nước nhà độc lập.
c. Nội dung bức thư phân tích ý nghĩa của
ngày khai trường đầu tiên và động viên HS
tích cực học tập, phấn đấu vì tương lai tươi
sáng của đất nước.

+ Bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh thế hệ
tương lai được hưởng cuộc sống độc lập
+ Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối
với đất nước


+ Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học
sinh.
d. Mục đích của bức thư: Chúc mừng học
sinh nhân ngày tựu trường của đất nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Cổ vũ tinh thần học
tập của các HS, từ đó xác định nhiệm vụ
nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.
e. Cách viết: Vừa là bức thư, vừa là lòi kêu
gọi, phân tích ý nghĩa của nhà trường trong
thời đại mới, đồng thời nêu lên mục đích cao
cả của sự nghiệp cách mạng, từ đó gợi mở
HS suy nghĩ trách nhiệm thiêng liêng của
mình. Lời văn giản dị, gần gũi với HS.
c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 7 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của
bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Tại lớp: HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiện bài tập 4 trang 21
Viết đoạn văn thông báo về nội dung làm sạch môi trường (SGK)
Học sinh xem lại mẫu văn bản thông báo để viết; yêu cầu viết thông báo ngắn, song
phải có mở đầu, kết thúc.
- Đối tượng giao tiếp là học sinh toàn trường.

- Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường
- Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới.
Tham khảo:
THÔNG BÁO
Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT ..... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn
trường:
- Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh
trong phạm vi quản lí của nhà trường.
- Thời gian làm việc: từ 7 giờ sáng ... ngày ... tháng ... năm ...
- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.
- Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn
trường.
Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo,
bao đựng rác, ...
Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công
tốt đẹp.
..., ngày ... tháng ... năm ...


Bam giám hiệu trường THPT ....
HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
Xác định nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp trong
trường hợp sau:
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm lại anh
- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh, anh đòi
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap.
- Chuẩn bị: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

+ Đọc trước bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10 (tập 1).
+ Ghi tên các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam đã học ở THCS; Phân loại các tác
phẩm theo bộ phận, giai đoạn sáng tác, thể loại.
+ Hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ……………………………………………………………………
Lớp: …………………………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………………
Bài học: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Thể loại
Khái niệm
Ví dụ
1
2
3



×