Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

KH NẠO VÉT HỐ CHỨA TẠM TRÊN SÔNG TAM BẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 42 trang )

Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo
vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công
viên Tam Bạc”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hải phòng, ngày ….. tháng ..... năm 2019
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng
Dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam
Bạc) trên phạm vi 4 phường (Hạ Lý, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu, Quang Trung)
thuộc quận Hồng Bàng và do UBND quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư hứa hẹn sẽ thay
đổi diện mạo đô thị Hải Phòng và trở thành đại lộ trên sông, đây là dự án cần thiết bởi
sông Tam Bạc có vị trí quan trọng kết nối dải trung tâm từ cảng Hoàng Diệu đến khu vực
bến Bính và 2 bờ sông Tam Bạc. Sau khi sông Tam Bạc được chỉnh trang sẽ tạo thành
chuỗi phúc lợi, phục vụ lợi ích cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp
phần mở rộng không gian đô thị khu vực trung tâm, nâng cao khả năng khai thác du lịch,
dịch vụ của thành phố, chủ trương này đã được sự chấp thuận của UBND thành phố Hải
Phòng, dự án gồm 13 gói thầu và gói thầu số 13 là nạo vét lòng sông đến độ sâu 3,3m.
Do tĩnh không khoang thông thuyền cầu Lạc Long thấp kết hợp với hện trạng bồi lắng tại
khu vực sông Tam Bạc và điều kiện thủy văn không thuận lợi, các phương tiện tàu chở
bùn thải nạo vét có tải trọng lớn (từ 250 tấn - 600 tấn) không thể tiếp cận được khu vực
thi công nên phương án thi công nạo vét được đưa ra là sử dụng các tàu chở bùn nạo vét
có tải trọng từ 100 tấn - 150 tấn, cắt bỏ toàn bộ cabin để giảm chiều cao tàu, giải pháp
này đã được Cảng vụ hàng hải Hải Phòng chấp thuận tại Quyết định số 1859/QĐCVHHHP ngày 1/10/2018 và vị trí đổ thải tại đảo Vũ Yên, hành trình đổ thải phải qua
sông Cấm, sông Bạch Đằng với chiều dài 13 km. Do đó, có một nhược điểm của phương
án thi công này là các phương tiện tàu chở bùn này không đảm bảo đủ các yêu cầu kỹ
thuật để hành trình qua luồng hàng hải trên sông Cấm, sông Bạch Đằng, vì vậy, nếu sử
dụng các phương tiện nhở để nạo vét, sau đó, hành chính trực tiếp đến vị trí đổ thải tại
đảo Vũ Yên là không khả thi, cần thiết phải có phương án trung chuyển vật liệu nạo vét
từ các tàu nạo vét nhỏ, sang các tàu lớn đảm bảo điều kiện để hành trình từ ngã ba sông
Cấm đến vị trí đổ thải trên đảo Vũ Yên. Khi đó, một trong số những giải pháp khắc phục


được đưa ra là: nạo vét 1 hố chứa tạm để trung chuyển bùn thải từ các tàu nhỏ sang tàu
lớn, hố chứa tạm có kích thước 70x30 (m), độ sâu nạo vét trung bình là 1,3m; cáo trình
đáy hổ là -0,64 m (hệ Hải đồ); ta luy mái nạo vét là 5:1; trữ lượng dự kiến là 3.525 m 3
(chính là dự án) ; với trữ lượng hố chứa tạm nêu trên thì dự án với tên gọi thuộc đối
tượng lập Kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm duyệt
theo quy định tại Nghị định 18:2015/NĐ-CP; Thông tư số 27:2015/TT-BTNMT và các
văn bản pháp lý khác liên quan - các nội dung này đã được nêu cụ thể tại Công văn số
3804/SGTVT-HTGT&ATGT ngày 19/11/2018. Giải pháp khắc phục này đã được sự chấp
thuận của UBND thành phố Hải Phòng tại Công văn số 7747/UBND-CT ngày
30/11/2018.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo
vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công
viên Tam Bạc”

Theo đó, để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chủ dự án (Ban quản lý các dự
án đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng) đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH
Môi trường IMTRACO lập Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án “Thi công nạo vét hố
chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh
trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc” tại sông Tam
Bạc, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng trình Sở Tài nguyên và Môi trường để đăng
ký với nội dung sau:
I. THÔNG TIN CHUNG:
1.1. Tên dự án:
“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo vét lòng
sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công
viên Tam Bạc”
1.2. Tên chủ đầu tư:

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng
1.3. Địa chỉ liên hệ của chủ đầu tư:
Số 6 đường Hồng Bàng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
1.4. Người đại diện theo pháp luật
Ông: Tô Đình Khải

Chức vụ: Giám Đốc

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ đầu tư:
Điện thoại: .................

Fax: .........................

1.6. Địa điểm thực hiện dự án
1.6.1. Vị trí địa lý
1.6.1.1. Khu vực nạo vét
Căn cứ theo Công văn số 3804/SGTVT-HTGT&ATGT của Sở Giao thông vận tải
ngày 19/11/2018 và Công văn số 7747/UBND-CT của UBND thành phố Hải Phòng về
việc thi công nạo vét lòng sông thuộc gói thầu số 13 dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc
(đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) ngày 30/11/2018; địa điểm thực hiện dự
án nằm trên luồng đường thủy nội địa sông Tam Bạc tại khu vực gần mom Thủy Đội;
phía Bắc hố chứa tạm cách vùng nước cảng biển từ 40 – 50m, phía trái luồng cách cầu
cảng của Nhà máy X46 Cục kỹ thuật Hải quân từ 45-65m; phía phải luồng cách đường
Tam Bạc 50 m.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo
vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công

viên Tam Bạc”

Tọa độ hố chứa tạm như sau:
Tên
Điểm
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4

Tọa độ
(VN-2000, KTTT105045', múi chiếu 30
X(m)
Y(m)
2308372.39
596158.24
2308442.30
596154.94
2308443.71
596184.91
2308373.79
596188.21
Hình 1. Vị trí nạo vét

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo
vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công
viên Tam Bạc”


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13 (nạo
vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên
Tam Bạc”

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

Thông số kỹ thuật của hố chứa tạm như sau:
- Dài x rộng = 70x30 (m)
- Độ sâu nạo vét trung bình 1,3 m
- Cao trình đáy hố -0,64m (hệ Hải đồ)
- Ta luy mái nạo vét: m = 5:1
- Trữ lượng nạo vét dự kiến 3.525 m3, đáp ứng đủ cho
công suất nạo vét 3.022 m3 bùn thải tại lòng sông Tam Bạc
trên 1 ngày.
(Chi tiết các Công văn trên được đính kèm Phụ lục hồ
sơ).

Tọa độ giới hạn
Tên
điểm
1

2
3
4

X (m)

Y (m)

2308912.25
2308937.95
2308783.31
2308757.61

500026.85
500123.50
500164.62
500067.97

1.6.1.2. Khu vực bãi đổ thải
Toàn bộ bùn thải nạo vét hố chứa tạm này sẽ được vận chuyển bằng sà lan xả đáy
đến vị trí đổ thải tại đảo Vũ Yên (qua 1 hố trung chuyển tạm, sau đó, bơm chuyển tải từ
hố trung chuyển này lên vị trí đổ thải đã được UBND thành phố Hải Phòng chấp thuận)
+ Hố trung chuyển bổ sung có kích thước 100x120 (m) là hồ nằm giữa 2 hố trung
chuyển đã có, cách luồng hàng hải 50m và có tọa độ các điểm góc A (X=2308005,22; Y
= 500288,88); B (X=2308116,64; Y= 500244,3); C(X= 2308153,78; Y=500337,15);
D(2308042,37; Y=500381,73).
+ Vị trí bãi đổ vật liệu nạo vét là khu đất trồng cây xanh và công viên sinh thái
thuộc dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên của Tập
đoàn VinGroup – Công ty cổ phần – vị trí này đã được UBND thành phố cho phép đổ
vật liệu nạo vét theo Văn bản số 6490/UBND-ĐC3 ngày 28/9/2017.

Phương án đổ thải này đã được sự chấp thuận của UBND thành phố Hải Phòng tại
Văn bản số 3429/VP-CT3 về việc vị trí đổ thải của dự án đầu tư chỉnh trang lại sông
Tam Bạc ngày 13/7/2018 (chi tiết Văn bản đính kèm Phụ lục).
Ranh giới tiếp giáp của bãi đổ thải như sau:
- Phía Bắc: giáp sông Bạch Đằng
- Phía Đông: giáp sông Bạch Đằng
- Phía Nam: giáp sông Cấm
- Phía Tây: giáp sông Cấm

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

Hố trung
chuyển

Bãi đổ thải

1.6.2. Các đối tượng về kinh tế - xã hội xung quanh khu vực thi công nạo vét.
- Đường thủy: Khu vực dự án nằm tại các vị trí có mật độ giao thông khá lớn với
nhiều loại phương tiện, chủ yếu là sà lan có tải trọng dưới 200 tấn.
- Các hoạt động ngư nghiệp: Không có hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Dân cư: điểm tập trung dân cư gần nhất cách dự án khoảng 100m
- Di tích lịch sử, văn hoá: Xung quanh khu vực nạo vét không có các công trình
văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử và các đối tượng nhạy cảm khác cần được bảo vệ.
1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội xung quanh khu vực bãi đổ thải
- Dân cư: khu vực bãi đổ thải nằm trong khu vui chơi giải trí và công viên sinh

thái thuộc Đảo Vũ Yên quận Hải An và huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Dân cư tập trung theo từng khu. Khu dân cư gần nhất thuộc phường Đông Hải, quận
Hải An cách vị trí đổ thải khoảng 1,5km về phía Tây Bắc.
- Giao thông đường thủy: Hoạt động giao thông tấp nập, nhiều loại phương tiện
tàu thuyền ra vào.
- Đường bộ: Vị trí đổ bùn, đất san lấp tại khu vui chơi giải trí và công viên sinh
thái đảo Vũ Yên cách đường giao thông trong khu vực khoảng 1km. Đường giao thông
trong khu vực được bê tông hóa, chất lượng đường tương đối tốt.
- Các công trình nhạy cảm: Xung quanh khu vực bãi đổ thải không có các công
trình văn hóa, tôn giáo, không có di tích lịch sử và các đối tượng nhạy cảm khác cần
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

được bảo vệ.
1.6.4. Nguồn tiếp nhận nước thải
Hoạt động của dự án chủ yếu phát sinh nước thải sinh hoạt, nước la canh từ sà
lan. Chủ phương tiện sẽ liên hệ trực tiếp với đơn vị có chức năng đến khu vực nạo vét
để thu gom, xử lý các loại nước thải này, tuyệt đối không xả thải ra nguồn tiếp nhận.
1.6.5. Phạm vi của báo cáo
Căn cứ theo phân tích trên, phạm vi đánh giá của dự án tập trung vào giai đoạn
thi công nạo vét, công việc cụ thể:
+ Vận hành phương tiện nạo vét tại hố chứa tạm trên sông Tam Bạc;
+ Vận chuyển đến hố trung chuyển, sau đó, phun lên bãi đổ tại đảo Vũ Yên của
Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần
1.7. Quy mô nạo vét và kỹ thuật thi công.
1.7.1. Mục tiêu nạo vét

Đơn vị thi công và chủ dự án phối hợp thực hiện nạo vét hố chứa tạm theo đúng
thông số kỹ thuật đề xuất đảm bảo đáp ứng đủ cho công suất 3.022 m 3 bùn thải nạo vét
từ lòng sông Tam Bạc trong 1 ngày; đồng thời, lựa chọn biện pháp thi công phù hợp để
hạn chế việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hoạt động giao thông trên luồng
thủy nội địa, hạn chế các sự cố môi trường, tác động đến hệ sinh thái khu vực.
1.7.2. Quy mô nạo vét.
Căn cứ theo Công văn số 3804/SGTVT-HTGT&ATGT của Sở Giao thông vận
tải ngày 19/11/2018 và Công văn số 7747/UBND-CT của UBND thành phố Hải Phòng
về việc thi công nạo vét lòng sông thuộc gói thầu số 13 dự án chỉnh trang lại sông Tam
Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) ngày 30/11/2018, trữ lượng nạo vé
là 3.525 m3.
1.7.3. Phương án kỹ thuật thi công.
1.7.3.1. Trình tự thi công
- Biện pháp thi công bao gồm:
+ Thi công nạo vét bằng máy đào gầu dây xúc lên sà lan xả đáy
+ Tàu bùn vận chuyển đến nơi đổ thải theo quy định
- Trình tự các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Định vị vị trí nạo vét.
+ Bước 2: Thủ tục cấp giấy phép, nhiên liệu, đo đạc khảo sát trước khi thi công.
+ Bước 3: Thả phao tiêu báo hiệu khu vực thi công
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

+ Bước 4: Lựa chọn vị trí và đưa phương tiện vào thi công.
+ Bước 5: Tổ chức thi công nạo vét.
+ Bước 6: Vận chuyển đất đi đổ đến hố chứa tạm đảo Vũ Yên

+ Bước 7: Hút phun lên bãi.
+ Bước 8: Đo đạc kiểm tra các khu vực nạo vét
+ Bước 9: Đo đạc khảo sát, nghiệm thu mặt bằng nạo vét.
1.7.3.2. Tổ chức thi công
*Quy trình tổ chức thi công:
Nhà thầu nhận bàn giao mặt bằng

Khảo sát đo đạc trước khi nạo vét

Huy động phương tiện, nhân lực

Kiểm tra đê bao bãi đổ đất và các cửa thoát nước

Thi công nạo vét và phun đất lên bãi chứa

Đo đạc, kiểm tra các khu vực đã nạo vét theo yêu cầu tiến độ từng
khu vực

Đạt chuẩn tắc thiết kế
Nếu chưa đạt yêu cầu

Tiếp tục thi công hoàn thiện

Chuyển tàu sang thi công khu vực
khác

Đạt chuẩn tắc thiết kế

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Nghiệm thu bàn giao toàn bộ công
trình


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

Hình 4. Sơ đồ tổ chức nạo vét hố chứa tạm trên sông Tam Bạc
*Thuyết minh: Đơn vị thi công là Công ty TNHH Bình Thành – theo Hợp đồng
số 20/2018/HĐXD ngày 10/5/2018 giữa Công ty TNHH Bình Thành với ban quản lý
các dự án đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành khảo sát, đo
đạc chuẩn bị triển khai thi công. Sau đó đơn vị thi công sẽ định vị, bố trí phao quả nhót
khống chế khu vực thi công, vị trí hố tạm và vị trí bãi đổ đất. Khi lựa chọn được vị trí,
đơn vị này tiến hành thi công nạo vét bằng máy đào gầu dây đặt trên ponton; bùn, đất
nạo vét được đưa lên sà lan tự hành xả đáy tự hành và vận chuyển đổ bùn đất thải tại vị
trí hố trung chuyển tạm, sau đó, bơm chuyển tải lên bãi đổ tại đảo Vũ Yên. Trong quá
trình thi công tiến hành đo đạc, kiểm tra các khu vực nạo vét có đạt cao độ thiết kế hay
chưa? Nếu chưa đạt sẽ tiếp tục cho phương tiện thi công vào nạo vét đến khi đạt độ cao
thiết kế. Còn nếu đạt cao độ thiết kế thì chuyển thi công sang dải khác, đo đạc khảo sát
nghiệm thu mặt bằng.
1.7.3.3. Kỹ thuật trong thi công
Sơ đồ mô phỏng công tác thi công và tác động đến môi trường
Sạt lở, xói
mòn

Máy ngoạm gầu
dây

Sà lan

- Ồn
- Khí thải
- Sự cố môi trường
- Tai nạn giao thông
đường thủy

- Ồn
- Sạt lở
- Khí thải
- Ô nhiễm môi trường nước
- Tai nạn lao động, giao thông
đường thủy
- Rác thải, nước la canh
- Sự cố môi trường
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Vận chuyển

Vị trí đổ thải

- Hệ sinh thái khu vực

Hình 5. Sơ đồ hoạt động và yếu tố tác động công trình
a. Định vị trong thi công
- Căn cứ các mốc tọa độ, cao độ được bàn giao, tiến hành thành lập thêm các
mốc phụ khác và xác lập hệ thống tiêu tuyến để định vị máy đào gầu dây trong quá trình
thi công, thả phao khống chế khu vực thi công nạo vét và thiết lập các trạm điều tiết
khống chế hướng dẫn các phương tiện thủy qua lại khi vực thi công.
- Căn cứ vào các điểm tọa độ khống chế tọa độ các khu vực nạo vét, các mốc cao
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO



Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

độ, tọa độ tại hiện trường tiến hành các bước để phục vụ cho phương tiện thi công nạo
vét như sau:
+ Công tác nội nghiệp:
 Xác định tọa độ các điểm khống chế đặt máy, khu vực cần nạo vét lên bản
vẽ thi công.
 Xác định vị trí cắm tiêu tuyến cho tàu thi công.
 Tính toán tọa độ, các góc đo cho vị trí cọc tiêu (thành lập file số liệu để
phục vụ cho công tác đo đạc tại hiện trường).
+ Công tác ngoại nghiệp: Dùng phương pháp đo giao hội thuận để xác định tọa
độ các vị trí tiêu tuyến khống chế đã được xác định.
*Thành lập trạm đo nước: Căn cứ vào mốc cao độ sử dụng máy thủy bình, dẫn
chuyển cao độ ra gần khu vực thi công và xây dựng trạm đo nước, cắm thước nước phục
vụ cho máy đào gầu dây và đo đặc kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi công nạo
vét.
+ Thước nước được cắm ở vị trí gần phương tiện thi công nạo vét, dễ nhìn và
không bị phương tiện thi công khác va đập hoặc gây đổ.
+ Phải bảo quản các mốc tọa độ, cao độ trong suốt quá trình thi công.
Độ sâu hạ gầu = |Cao độ đáy thiết kế| + |Cao độ mực nước| + |Độ sâu dự phòng|

Hình 6. Sơ đồ định mức chiều sâu nạo vét
*Định vị tuyến nạo vét:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO



Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

- Trên cơ sở vị trí thiết kế của luồng tàu chiều rộng của mỗi dải thi công cụ thể
cùng với hệ thống mốc tọa độ chúng tôi tiến gàng định vị thi công như sau:
+ Vị trí các điểm khống chế khi vực nạo vét được xác định bằng máy định vị vệ
tinh DGPS và thể hiện trên màn hình máy tính.
+ Căn cứ vị trí các điểm khống chế người lái tàu sẽ đưa tàu vào vị trí thi công.
Xong bước này, tàu hoàn toàn ở tư thế sãn sàng thi công khi có lệnh.
Phải lập trạm quan trắc mực nước để theo dõi mực nước trong suốt quá trình thi
công và thường xuyên kiểm tra cao độ đáy nạo vét nhằm hạn chế sai số thi công.
*Kiểm soát được độ sâu nạo vét: có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng thi
công công trình. Để kiểm soát độ sâu trong quá trình thi công nạo vét, nhà thầu sẽ có kế
hoạch, quy trình kiểm soát các số liệu có liên quan như độ cao mực nước thủy triều, cao
độ tự nhiên khu vực nạo vét, sai số do sóng gió, … đảm bảo độ chính xác cao nhất.
- Cao độ thủy triều theo từng thời điểm được cấp cho tàu thông qua hệ thống liên
lạc sóng ngắn và được kiểm tra qua hệ thống ICOM liên lạc giữa tàu và kỹ thuật viên
phụ trách thủy triều tại trạm thu phí. Căn cứ kết quả thu được từ trạm thu phí của nhà
thầu, kỹ thuật viên thi công sẽ tính toán hiệu chỉnh với số liệu cao đọ thủy triều trong
bảng thủy triều để nhập vào cơ sở dự liệu cho hệ thống định vị và quản lý nạo vét trên
tàu, cao độ nạo vét trên tàu được hiển thị và theo dõi liên tục trong suốt quá trình thi
công giúp cho kỹ thuật viên thi công có thể kiểm soát được cao độ đáy nạo vét trong
quá trình thi công.
- Căn cứ độ sâu nạo vét thiết kế, cao độ mực nước và độ sâu dự phòng trong thi
công, kỹ thuật thi công sẽ tính toán độ sâu hạ gầu cho từng thời điểm thi công. Trung
bình khi thủy triều thay đổi 10 cm điều chỉnh độ sâu hạ gầu.
*Định vị mặt cắt khởi điểm:
- Căn cứ độ sâu đáy các dải nạo vét và độ sâu tự nhiên, thiết kế các mặt cắt khởi
điểm cho từng dải thi công.

- Mặt cắt khởi điểm được định vị bằng định vị vệ tinh DGPS và được thể hiện
trên màn hình máy tính.
- Mặt cắt khởi điểm được định vị bằng các phao nhót đường kính 500mm. Khi
phương tiện thi công làm neo xong, các phương tiện tiến hành bắt đầu thi công, sẽ nhổ
phao dấu mặt cắt khởi điểm để an toàn cho các phương tiện thi công.
- Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra vị trí các tiêu định vị và
điều chỉnh ngay nếu sai lệch.
b. Công tác làm neo cho máy đào gầu dây
Đặt tàu dọc theo tuyến dải nạo vét vào vị trí khởi điểm, cố định tàu và tiến hành
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

thả hệ thống neo tàu ngoạm. Vị trí neo ngang thay đổi thường xuyên theo tiến độ thi
công đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các neo phải bám đất, không bị bò.
- Vị trí neo ngang đảm bảo góc gẹp của đường dây neo so với phương vuông góc
với dải trục nạo vét không vượt quá 150.
- Hệ thống neo dưới nước được thả bằng tàu lai. Khi làm neo xong, kéo căng các
dây neo để kiểm tra độ bám đất của các neo.
c. Thi công nạo vét bằng máy đào gầu dây.
*Tiến trình thi công
- Đưa thiết bị vào vị trí mặt cắt khởi điểm tiến hành thả neo định vị tàu đào.
- Sau khi đưa tàu vào khu vực thi công, tiến hành thả neo vị trí thi công. Khi thi
công tàu dịch chuyển trên mặt bằng dải nạo vét để thi công nhờ hệ thống các tời và cáp
liên kết với các neo.
- Kỹ thuật viên cuốc căn cứ hệ thống định vị hoặc các hàng tiêu chập để điều

khiển tàu ngoạm thi công trình tự từng dải ngang từ hàng chập bên này đến hàng chập
bên kia đảm bảo đủ chiều rộng dải cuốc. Thực hiện thi công theo phương án trên cho
đến khi hoàn thành hết 1 dải, chuyển tàu thi công dải tiếp theo.
- Đặt tàu dọc theo dải thi công, gầu đào được hệ thống cần và dây cáp hạ đến độ
sâu của lớp bốc xúc và tiến hành thi công nạo vét. Mỗi dải thi công rộng khoảng 20cm,
mỗi lớp đất cuốc dày 0,3 - 0,5 m, các tàu thi công từ trái qua phải theo hướng thi công
và ngược lại.
- Các tàu thi công cuốn chiếu, các lớp thiết kế sẵn đảm bảo không sót sau khi thi
công xong.
- Với cao độ thước nước, hạ độ sâu gầu để đạt độ sâu thiết kế theo quy định kể cả
độ sâu dự phòng cho việc sai số thi công và hiện trường bồi lấp lại có thể xảy ra trong
quá trình thi công.
- Sà lan chứa đất được cập áp mạn tàu (cập áp mạn trái tàu theo hướng thi công).
Đất nạo vét được tàu xúc lên theo hệ thống cần trục và dây cáp đổ trực tiếp xuống sà
lan. Khi đầy sà lan, tàu đào ngừng thi công để sà lan vận chuyển đất đi đổ tại vị trí đổ
thải và đưa sà lan khác vào thi công.
+ Để đảm bảo đáy luồng thi công đồng đều và đủ độ sâu thiết kế, phải đo đạc
kiểm tra thi công hàng ngày, điều chỉnh tàu đào thi công đủ độ sâu cũng như chiều rộng
khu nước và chú ý khi thi công dải sau phải mở rộng sang dải trước.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

+ Độ sâu thả gầu phải được điều chỉnh trong mỗi lần khi mực nước lên xuống
thay đổi 0,1m.
- Trong quá trình thi công thường xuyên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra

phần đã nạo vét xong nếu phát hiện ngững điểm xói lở cho tàu thi công lại ngay.
*Cơ chế hoạt động của máy đào gầu dây:
+ Máy đào gầu dây được định vị và di chuyển khi nạo vét bằng các tời neo thả
chìm xuống đáy sông (nhằm tránh gây vướng cho các sà lan và các phương tiện lưu
thông khác trên sông).
Máy đào gầu dây sẽ được đưa vào biên giới khu nạo vét không ảnh hưởng đến
luồng giao thông thủy hiện tại. Từ đât, mấy đào gầu dây sẽ múc lớp bùn cát sét lên các
sà lan đến hết chiều dày thân bùn, cát, sét cho tới khi đầy khoang.
+ Để đáy lòng sông sau khi nạo vét không tạo thành các hố lồi lõm không đồng
đều thì vị trí xúc của gầu gây lần thứ hai phải trùng lên vị trí xúc của gầu trước đó ít
nhất là 1/3 đến 1/4 chiều rộng của gàu xúc. Sơ đồ khai thác được thực hiện bằng cách
chia thành các luồng bằng dây cung do cần máy cẩu tạo thành góc quay tối đa.
Hình ảnh nguyên lý máy đào gầu dây:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

Hình 7. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy đào gầu dây
Trong đó:
Bảng 2. Cấu tạo máy đào gầu dây

#
1:
2:
3:


Danh mục
Sà lan hay còn lại là
ponton
Thân máy xúc
Máy phát và hộp
giảm tốc

4:

Tời

5:

Cần xúc

#
6:

Danh mục
Cáp nâng cầu

7:
8:

Cáp đóng – mở gầu
Puli đầu cần

#
Danh mục
11: Gầu đào (ngoạm)


12: Bánh xích di chuyển
13: Cáp cố định máy xúc
vào sà lan (nhờ các
tăng đơ căng cáp)
9: Puli cáp đóng – mở 14: Cáp nâng – hạ cần
gầu
10: Khung cầu
15: Ván lót

Máy phát (3) truyền chuyển động cho tời (4) qua bộ giảm tốc. Tời (4) có 2 tam
bua trên cùng 1 trục. Một tam bua dùng để cuộn và nhả cáp khi nâng và hạ gầu, còn tam
bua kia để cuộn và cáp khi đóng – mở gầu. Cáp (6) và (7) khi gầu lên xuống hoặc khi
đóng – mở luôn ở trạng thái thẳng (không bị chùn). Khi mở gầu, cáp được nới ra làm
cho khoảng cách giữa 2 puli số (9) dài ra và khung gầu (10) giãn ra nhờ các khớp xoay
giữa khung với gầu và giữa puli với gầu. Ở vị trí gầu mở thả gầu xuống đống vật liệu
cần xúc và kéo căng cáp (6) lên, 2 nửa gầu ngoạm vào vạt liệu, đồng thời cáp (7) nâng
gầu lên đến độ cao rót cần thiết.
Khi rót vật liệu phương tiện vận chuyển cần cùng với thân máy xúc quay, đưa
gầu đến vị trí cần thiết và nới lỏng dây cáp (7) gầu sẽ mở.
d. Phương pháp đo đạc trong thi công
- Trước khi thi công sẽ tiến hành khảo sát địa hình phục vụ bàn giao mặt bằng
cho nhà thầu thi công theo quy định để làm cơ sở tính toán chính xác khối lượng nạo
vét.
- Kiểm tra thi công nạo vét hàng ngày bằng sào tiêu khắc vạch đo, dọi và dây
căng.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13

(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

- Để đảm bảo cho công tác thi công nạo vét đạt chuẩn tắc kỹ thuật công trình, sau
mỗi khu vực thi công xong được đo đạc bằng máy đo sâu gồi âm và được định vị bằng
máy trắc đạc.
- Công tác vận chuyển bùn đất thải đến vị trí đổ thải: Tuyến hành trình của các sà
lan tự hành vận chuyển bùn đất nạo vét đi từ khu vực công trường thi công cắt vuông
góc với luồng hàng hải, khi phương tiện cắt luồng hàng hải phải tăng cường cảnh giới,
chủ động liên lạc trên VHF kênh 16 và giữ khoảng cách an toàn với các tàu hành trình
trên luồng để phối hợp tránh va đập. Sau đó tiếp tục hành trình theo tuyến luồng sông
Cấm đến vị trí hố trung chuyển, vị trí đổ thải tại đảo Vũ Yên. Khi hành trình vào vị trí
hố trung chuyển phải tăng cường cảng giới và thông báo qua VHF cho các phương tiện
gần đó. Sau đó, các phương tiện tập kết bùn đất tại hố trung chuyển để hút, phun bùn
đất nạo vét từ hố trung chuyển vào khu vực đã có đê bao theo quy định. Khi hành trình
về khu vực thi công phương tiện di chuyển theo chiều ngược lại.
+ Phương tiện vận chuyển bùn thải từ khu vực nạo vét đến vị trí đổ thải là sà lan
tự hành.
+ Các phương tiện vận chuyển phải hạn chế sự rơi vãi ra ngoài trong quá trình di
chuyển; không vận chuyển quá tải trọng cho phép, mức bùn luôn thấp hơn 10 – 20 cm
so với mép trên của thành khoang chứa bùn để tránh gây ra sự cố trên đường vận
chuyển.
+ Sử dụng công nghệ mở đáy tự hành để hạn chế quá trình đổ bùn làm tăng độ
đục cho môi trường nước trên tuyến đường vận chuyển và tại khu vực đổ thải.
+ Phương tiện đi đúng tuyến vận chuyển đã được thiết kế để đảm bảo an toàn
giao thông đường thủy. Các phương tiện vận chuyển chấp hành đúng nguyên tắc an toàn
hành hải của phương tiện thủy nội địa theo đúng quy định của nhà nước.
+ Trong quá trình hàng hải trên tuyến luồng các phương tiện vận chuyển luôn
chấp hành đúng luật giao thông thủy và đặc biệt chú ý cảnh giới vì khu vưc này có mật
độ tàu thuyền qua lại nhiều, gây nguy hiểm cho các phương tiện.

e. Công tác đổ bùn thải
- Nguyên tắc đổ:
+ Bùn đất thải được đổ đúng vị trí quy định và phải có thủ tục xin phép của các
cơ quan chức năng. Đổ bùn đất thải rải đều xuống khu vực theo từng lớp sao cho đổ hết
đều lên bề mặt bãi chứa và tàu qua lại khu vực không bị cạn.
+ Khi xả đáy, tất cả bùn đất thải lẫn nước trong khoang chứa sẽ được xả trực tiếp
xuống hố trung chuyển, đóng khoang xả, sà lan lại tiếp tục vận hành và không tiến hành
vệ sinh khoang chứa – điều này sẽ không phát sinh nước thải từ hoạt động vệ sinh
khoang chứa bùn đất thải của sà lan.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

+ Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển đất đi đổ, Nhà thầu không cho
phép các phương tiện chở quá tải trọng cho phép, đồng thời các phương tiện phải
thường xuyên báo cáo, chịu sự kiểm soát của cán bộ an toàn lao động của Ban điều
hành của nhà thầu.
Hình vẽ mô phỏng sà lan vận chuyển:

Hình 8. Sơ đồ mô phỏng sà lan vận chuyển
- Công tác bơm hút bùn đất thải: Tại vị trí hố trung chuyển, bố trí máy bơm hút
trên phao nổi hỗ trợ công tác bơm xả bùn đất. Bùn đất nạo vét sẽ được bơm trực tiếp từ
hố trung chuyển vào vị trí bãi đổ tại đảo Vũ Yên qua bơm chuyển tải.
- Công tác phun bùn đất lên bãi đổ:
+ Nhà thầu sẽ bố trí 01 tàu hút chuyên dùng tại hố trung chuyển đã được Nhà
thầu thiết lập sẵn. Đất được bơm từ hố trung chuyển lên bãi đổ nhờ Ponton nổi đặt bơm
hút.

+ Hố được quy hoạch có kích thước: 100x120 (m)
+ Trước khi tiếp nhận vật liệu nạo vét nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra độ sâu của
hố để đảm bảo đáp ứng được dung tích yêu cầu trước khi thi công.
+ Hệ thống đường ống xả bao gồm tuyến nổi dưới nước và tuyến ống cạn trên
bờ. Căn cứ vào mặt bằng thi công cụ thể, nhà thầu sẽ tính toán chính xác chiều dài tuyến
ống để xác định số lượng ống bờ và ống nổi, ống nổi được di chuyển và nối bằng nhân
công và tàu lai, tàu phục vụ. Ống cạn được thực hiện kết hợp giữa nhân công và cần cẩu
cạn. Các ống sẽ được nối theo hai tuyến là tuyến ống bờ và ống nổi, sau khi hoàn thành
các tuyến mới nối hai tuyến lại với nhau tạo thành một tuyến ống phun xả đất kín từ tàu
đến bãi chứa đất nạo vét với tổng chiều dài khoảng 300m – 500m.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

+ Trên bãi chứa bùn đất nạo vét thường xuyên có nhân công túc trực kiểm tra sự
rò rỉ của bùn đất thải phun qua đê bao và cửa tràn (nguyên nhân có thể do đường ống
phun bị rò rỉ). Trong trường hợp có sự cố sẽ thông tin về tàu cho dừng thi công để khắc
phục sự cố.
+ Dùng máy định vị DGPS hoặc GPS để xác định tọa độ chính xác và thả phao
định vị.
+ Sau khi thả phao xong sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra lại và điều chỉnh phao đảm
bảo độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo báo hiệu rõ ràng cả ban ngày và ban
đêm.
1.7.4. Tiến độ thi công dự án
Căn cứ các công việc kể trên thì thời gian thực hiện dự án là 10 ngày gồm cả
ngày lễ và chủ nhật
1.7.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Số người làm việc tại các vị trí trong quá trình thi công thay đổi tùy theo giai
đoạn thi công dự án. Chủ thầu sẽ có kế hoạch phân công lao động làm việc hợp lý để
đảm bảo tiến độ thực hiện, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí cho chủ đầu tư. Trên cơ
sở định mức lao động trong xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành, kết hợp với
kinh nghiệm thực tế từ các công trình tương tự khác. Dự kiến trong thời gian thi công,
trung bình mỗi ngày có khoảng 10 công nhân viên lao động.
17.6. Nhu cầu máy móc thiết bị
Thiết bị máy móc được lựa chọn cho phù hợp với điều kiện khai thác, môi trường
vận hành của phương tiện khai thác và cung độ vận chuyển là loại sà lan tự hành.
Bảng 3. Danh mục thiết bị, máy móc của dự án
Stt
I
1
2
II
1

Loại máy móc thiết bị
Đơn vị
Tại khu vực nạo vét
Máy đào gầu dây
Cái
Sà lan mở đáy tự hành có dung tích
Cái
chứa >200 m3
Tại khu vực hố trung chuyển, bãi đổ
Tàu hút phun
Cái

Số lượng


Xuất xứ

03

Việt Nam

04

Việt Nam

01

Việt Nam

- Máy móc, thiết bị thi công khác:
+ Máy đo sâu độ hồi âm ODOM HYDROTRAC

: 01 bộ

+ Máy định vị DPGS Trimble

: 01 bộ

+ Máy định vị GPS

: 04 bộ

+ Máy thủy bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO



Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

+ Cano phục vụ khảo sát đưa đón nhân công
+ Thước đo, máy tính xách tay và các thiết bị phụ trợ khác phục vụ thi công.
- Tất cả các phương tiện, thiết bị tham gia thi công đều có giấy chứng nhận đăng
ký, đăng kiểm và các tài liệu liên quan phù hợp, còn hạn, được kẻ, gắn số đăng ký, tên
phương tiện rõ ràng, đúng quy định.
- Tất cả các sà lan chở đất tự hành đều được lắp đặt 01 thiết bị giám sát AIS; 02
camera; thước nước, GPS...
(Trong trường hợp bổ sung phương tiện, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thông
báo kịp thời cho Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng để kiểm tra, xem xét, cho phép bổ sung
theo quy định).
1.8. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, điện, nước
- Điện năng: Hoạt động thi công thực hiện dự án không sử dụng nguồn điện từ
các mạng lưới điện Quốc gia. Để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của công nhân
cũng như các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động của dự án, Nhà thầu sẽ sử dụng máy phát
điện cỡ nhỏ từ 1÷2,8kw kèm theo các thiết bị chiếu sáng như dây, công tắc, đèn tròn từ
100÷150W để phục vụ chiếu sáng.
- Nước sạch: Nhu cầu sử dụng nước chủ yếu phục vụ sinh hoạt của cán bộ
giám sát thi công và công nhân. Theo QCXDVN 01:2008/BXD, định mức nước cấp
sinh hoạt cho 1 người là 0,15 m 3/người/ngày đêm (tính cho 24 h làm việc) ~ 0,05
m3/người/ngày đêm (tính cho 8 h làm việc). Với số lượng lao động là 10 người thì
nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động này là 0,05 x 10 = 0,5 m 3/ngày đêm (mỗi công
nhân làm việc tối đa 8h/ngày). Giải pháp cung cấp nước uống cho công nhân sử dụng
nước đóng bình.
- Dầu DO: vận hành thiết bị máy đào gâu dây, sà lan mở đáy tự hành, tàu hút

phun. Nhu cầu sử dụng dầu DO của dự án như sau:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

Bảng 4. Nhu cầu sử dụng dầu DO của dự án
Stt

Danh mục

Định mức
(lít/chiếc) = M (*)

Số lượng
(chiếc) = n

Lượng sử dụng
(lít) = n*M

1

Máy đào gầu dây

163,7

03


491,1

2

Sà lan mở đáy tự
hành có dung tích
chứa >200 m3

202

04

808

3

Tàu hút phun

573

1

573

Tổng

1.872

(*) Theo Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 Về việc công bố định mức

các hao phí xác định giá các ca máy và thiết bị thi công

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

II. CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG:
2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải
2.1.1. Bụi, khí thải
Máy móc phục vụ nạo vét đều chạy bằng dầu DO, khi vận hành thiết bị đồng
nghĩa với việc nhiên liệu bị đốt cháy và sinh ra bụi, khí thải chứa CO, SO2, NO2,
HC ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc và các đối tượng xung quanh
khu vực nạo vét cũng như đổ thải.
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu DO của dự án là 1.872 lít/ngày ~ 1.591
kg/ngày ~ 66 kg/h (tỷ trọng 1 lít dầu = 0,85 kg, 1 ca làm việc 8 giờ).
Theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng các chất ô
nhiễm không khí của động cơ Diesel trên các phương tiện thủy được tính toán trong
bảng sau:
Bảng 5. Tải lượng ô nhiễm từ phương tiện giao thông thủy sử dụng Diesel
Loại động cơ

Đơn vị

Bụi

SO2


NO2

CO

HC

Hệ số ô nhiễm (*)

kg/tấn
nhiên liệu
tiêu thụ

1,951

3,063.S

3,01

10,978

17,42

Mức thải do sử dụng
nhiên liệu (66 kg/h)

kg/h

0,130

0,010


0,198

0,725

1,150

Tải lượng Tại khu vực
nạo vét - S1
1,8*10-6
1,4*10-7
2,7*10-6
1,0*10-5 1,6*10-5
trung
2
= 20 m
bình (ES)
mg/m2/s
=
Tại khu vực
E/3.600/ đổ thải - S
2,4*10-7
1,9*10-8
3,6*10-7
1,3*10-6 2,1*10-6
S
= 150 m2
Không gian phân tán nguồn thải: thật khó để xác định chính xác không gian mà nguồn thải này
có thể phân tán, do vị trí thi công và bãi đổ thải rất rộng. Vì vậy, hồ sơ chỉ lựa chọn không gian
hẹp để đánh giá nồng độ ô nhiễm phát sinh do vận hành thiết bị đốt dầu DO như sau:

+ Không gian phân tán xung quanh khu vực nạo vét: V1 = 20 m2 x 10 m = 200 m3
+ Không gian phân tán xung quanh khu vực đổ thải: V2 = 150 m2 x 10 m = 1.500 m3
Nồng độ ô nhiễm tại
khu vực nạo vét C1 =
mg/m3
9*10-9
7,2*10-10
1,3*10-8
5*10-8
7,9*10-8
Es/V1
Nồng độ ô nhiễm tại
khu vực đổ thải C2 =
mg/m3
1,6*10-10 1,2*10-11
2,4*10-10 8,9*10-10 1,42*10-9
Es/V2
QCVN
05:2013/BTNMT

Mg/m3

0,3

0,35

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO

0,2


30

-


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

S - tỷ lệ % lưu huỳnh trong dầu - Lấy bằng 5%
(*) Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước và không khí của Tổ chức Y tế Thế giới Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, Part 1, WHO, Geneva 1993.
- Nhận xét: theo số liệu dự báo tại Bảng trên, nồng độ ô nhiễm của các thông
số bụi, SO2, NO2, CO đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép - QCVN
05:2013/BTNMT – nồng độ ô nhiễm dự báo phát tán trong phạm vi hẹp, nồng độ này sẽ
giảm dần khi ra không gian rộng, hơn nữa, khu vực nạo vét và khu vực đổ thải cách xa
khu dân cư nên khả năng ảnh hưởng, tác động là không nhiều, đối tượng chịu tác động
chủ yếu là công nhân điều khiển phương tiện nạo vét, giám sát nạo vét. Mặt khác, thời
gian thực hiện nạo vét và đổ thải ngắn (10 ngày) nên nguồn thải chỉ mang tính chất
không liên tục, gián đoạn. Vì vậy, các giải pháp về trang bị bảo hộ lao động cũng như
bố trí thời gian làm việc cho các công nhân này là cần thiết, phù hợp để hạn chế tác
động của nguồn thải.
2.1.2. Nước thải
a. Nước thải sinh hoạt
- Loại nước thải này phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của 10 lao động
làm việc.
- Lượng nước cấp cho hoạt động này là 0,5 m 3/ngày đêm. Theo Nghị định số
80:2014/NĐ-CP, định mức nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng cấp sinh hoạt và
bằng 0,5 m 3/ngày đêm.
- Thành phần ô nhiễm chứa trong loại nước thải này gồm hợp chất hữu cơ,
chất dinh dưỡng, TSS, Coliform, ...

- Việc đổ thải trực tiếp loại nước thải xuống nguồn tiếp nhận trên tuyến hành
chính (từ khu vực nạo vét đến khu vực đổ thải) sẽ góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm
đối với nguồn tiếp nhận này, từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của
thủy sinh dưới nước. Hơn nữa, do loại nước thải này phát sinh trên sà lan, đặc thù là
sà lan di chuyển liên tục, không cố định, vì vậy, việc thu gom, xử lý loại nước thải
này cần được chú trọng, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo môi
trường nước xuyên suốt tuyến hành trình.
b. Nước mưa chảy tràn
Loại nước này phát sinh vào những ngày mưa lớn, nước mưa sẽ cuốn theo bụi
bẩn, rỉ sét, thậm chí là dầu mỡ khoáng tồn tại tại bề mặt thiết bị thực hiện nạo vét
xuống nguồn tiếp nhận, tiềm ẩn gia tăng độ đục nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến đời
sống thủy sinh dưới nước, mất cân bằng sinh thái. Trên thực tế, việc hạn chế bụi
bẩn, rỉ sét bám dính trên bề mặt phương tiện nạo vét, đổ thải là không thể, do nguồn
thải này phát sinh từ yếu tố ngoại quan (do thời tiết, do vật liệu chế tạo thiết bị). Do
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

đó, các giải pháp về việc hạn chế tối đa việc loang dầu trên mặt khoang chứa thiết bị
là cần thiết, điều này sẽ giảm nông độ dầu mỡ khoáng ô nhiễm trong nước mưa.
c. Nước la canh
Mỗi phương tiện thủy đều có một khoang la canh (là khu vực thấp nhất của
một phương tiện thủy, đó là nơi giao nhau giữa 2 mạn phương tiện). Việc bơm nước
vào khoang này với mục đích duy trì độ cân bẳng của sà lan. Định kỳ, lượng nước
này sẽ bị nhiễm bẩn và cần được xả ra, thay thế, do đó, phát sinh nước thải la canh.
Thành phần chứa trong nước la canh gồm dầu mỡ khoáng, chất rắn lơ lửng, ... Với
thành phần ô nhiễm nêu trên thì việc đổ xả trực tiếp loại nước thải xuống sông sẽ gây

ô nhiễm nguồn tiếp nhận trên dọc tuyến thi công với các biểu hiện:
+ Tăng độ đục của nguồn nước
+ Giả sử trong nước la canh có nhiềm dầu sẽ khiến dầu loang trên mặt nguồn
tiếp nhận, bám vào cây thực vật dưới nước và ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và gây
chế, đồng thời, giảm quá trình hấp thụ oxy của các loài thủy sinh và cũng gây chết.
Vì vậy, việc thu gom, xử lý đối với loại nước thải này tại các cảng cần được
chủ phương tiện quan tâm và thực hiện theo đúng quy định.
d. Nước róc bùn và nước vệ sinh khoang chứa bùn của sà lan
- Đối với nước róc bùn: bùn đất nạo vét tại hố chứa tạm trên sông Tam Bạc
rất nhão và có thể rò rỉ và trôi rất nhanh xuống nguồn tiếp nhận nếu khoang chứa của
sà lan bị rò rỉ. Vì vậy, việc lựa chọn và kiểm tra khoang chứa của sà lan trước khi
bơm bùn thải vào đó là cần thiết và phải được chú trọng hàng đầu. Theo kinh nghiệm
của chủ phương tiện, hầu như không có hiện tượng nước róc xảy ra trong quá trình
thi công, bởi lẽ, sau mỗi đợt thi công, chủ phương tiện đều đưa vào đà để thực hiện
bảo dưỡng tất cả các bộ phận nhằm hạn chế các sự cố có thể xảy ra trong quá trình
làm việc. Vì vậy, dự án không phát sinh nước róc bùn.
- Đối với nước vệ sinh khoang chứa bùn của sà lan: vật liệu nạo vét chủ yếu
là bùn thải, khi đáy sà lan mở ra, toàn bộ lượng bùn thải trong khoang chứa sẽ xả
trực tiếp xuống hố trung chuyển, khi đó, lượng bùn bám dính trên mặt khoang là
không đáng kể và chủ phương tiện không cần thực hiện vệ sinh khoang chứa sau mỗi
lần xả đáy.
2.1.3. Chất thải
a. Chất thải rắn sinh hoạt
- Loại chất thải này phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 30 lao động làm việc
tại dự án
- Theo QCXDVN 01:2008/BXD, định mức rác thải sinh hoạt của 1 người là
1,3 kg/người/ngày đêm (tính cho 24 h làm việc) ~ 0,43 kg/người/ngày đêm (tính cho
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO



Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

8 h làm việc). Khi đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của dự án là 0,43
x 30 = 12,9 kg/ngày đêm ~ 581 kg (tương ứng với 45 ngày làm việc).
- Theo số liệu nghiên cứu của CEETIA, thành phần rác hữu cơ chiếm 75% ~
436 kg và thành phần rác vô cơ chiếm 25% ~ 145 kg.
- Thành phần ô nhiễm chứa trong rác thải sinh hoạt có khả năng phân hủy cao,
vì vậy, việc lưu giữ loại rác này qua ngày sẽ gây mùi hôi thối, gây nước rỉ rác và tạo
môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh phát triển, từ đó, ảnh hưởng đến sức
khỏe của lao động làm việc trên sà lan. Việc xả rác trực tiếp ra nguồn tiếp nhận sẽ
ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sinh vật, từ đó, mất cân bằng sinh thái. Vì
vậy, việc thu gom, lưu giữ và chuyển giao đối với loại rác thải này cũng sẽ được chú
trọng.
b. Bùn thải nạo vét
Trong quá trình hút phun (hỗn hợp nước và vật liệu nạo vét) từ các phương tiện
tàu hút lên bãi đổ thải, bùn có kích thước lớn sẽ nhanh chóng sa lắng xuống đáy, phần
nước chứa bùn kích thước nhỏ khó lắng sẽ chảy tràn qua miệng ống hút xuống trở lại
sông. Như vậy, làm gia tăng hàm lượng chất rắn lở lửng trong nước tại các vị trí thi
công và trên tuyến đường hút phun lên bãi đổ.
2.1.4. Chất thải nguy hại
Loại chất thải này phát sinh từ các nguồn sau:
+ Thay thế nước trong khoang la canh. Thành phần là nước la canh
+ Bảo dưỡng phương tiện thi công (tính trong trường hợp xảy ra sự cố cần bảo
dưỡng, sửa chữa, thay thế động cơ tạm để sà lan có thể tiếp tục vận hành). Thành
phần ô nhiễm gồm dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp, dầu thải, giẻ lau các thành
phần nguy hại
- Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh dự kiến như sau:
Bảng 6. Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của dự án

Stt
1
2
3

Chủng loại
Dầu thải
Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại
Nước la canh (nước dằn tàu)
Cộng

Mã CTNH
15 01 07
18 02 01
15 02 11

Lượng chất thải
phát sinh (kg)
1
3
21
25

Như vậy, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của dự án khoảng 25 kg (số
liệu chỉ mang tính chất dự báo và sẽ được chủ dự án thống kê cụ thể khi giai đoạn
nạo vét kết thúc và trình Chi cục Bảo vệ môi trường nhằm thuận tiện cho việc theo
dõi, giám sát).
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO



Kế hoạch BVMT Dự án:“Thi công nạo vét hố chứa tạm sông Tam Bạc thuộc gói thầu số 13
(nạo vét lòng sông) của dự án đẩu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến
công viên Tam Bạc”

2.1.5. Tiếng ồn, rung động
Hoạt động vận hành thiết bị nạo vét (máy đào gầu dây, sà lan mở đáy tự hành,
tàu hút phun) sẽ phát sinh ồn, rung động, gây ảnh hưởng đến các đối tượng xung
quanh. Đối tượng chịu tác động trực tiếp của nguồn thải là lao công làm việc trên sà
lan. Không gian thi công, cũng như đổ thải là khá rộng lớn nên việc nguồn thải bị
phân tán là rất lớn, hơn nữa, nguồn thải phát sinh không liên tục nên việc ảnh hưởng
đến đối tượng xung quanh là không nhiều. Ngoài ra, còn tiềm ẩn cộng hưởng ồn,
rung động từ các phương tiện thi công, vận hành tại các khu vực lân cận cũng như
trên tuyến trình vận chuyển. Vì vậy, các biện pháp trang bị bảo hộ lao động, bố trí
thời gian làm việc cho công nhân và lựa chọn phương tiện thi công là cần thiết.
2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải
2.2.1. Tác động đến hoạt động giao thông, vận tải
a. Tại vị trí nạo vét
Theo tính toán đã trình bày tại phần I của báo cáo, phương tiện vận chuyển là
loại sà lan tự hành có dung tích trung bình một chuyến là 200 m3, trung bình mỗi ngày
có 05 chuyến vận chuyển ra vào khu vực công trình. Như vậy, khi triển khai nạo vét thì
ngoài việc neo đậu của các thiết bị tham gia thi công nạo vét còn có thêm 05 chuyến sà
lan ra vào để vận chuyển bùn nạo vét trong 8 giờ. Hoạt động vận chuyển bùn nạo vét từ
công trường dự án đến vị trí đổ thải sẽ góp phần làm gia tăng mật độ các phương tiện
thủy lưu thông trên tuyến luồng quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn như đâm va, chìm
tàu, kéo theo sự cố tràn dầu và hệ lụy đến hệ sinh thái khu vực.
Các hoạt động có thể gây cản trở giao thông là: lắp đặt các phao báo hiệu, hoạt
động của gầu ngoạm, sà lan, các tàu hỗ trợ. Các tác động đến giao thông được trình bày
tại bảng sau.
Bảng 7. Các tác động đến giao thông
Các tác động

Tăng lưu lượng hoạt động
giao thông thủy có thể gây va
chạm tàu thuyền
Thu hẹp chiều rộng hoạt động
của tàu thuyền trên tuyến đường
vận chuyển

Đối tượng bị tác động
Các tàu, thuyền, sà làn chở
hàng trên sông và tàu hàng ra
vào bến cảng
Các tàu, thuyền khác trong
khu vực

Phạm vi
Trong phạm vi dự
án
Trên toàn tuyến
luồng vận chuyển

Các phương tiện thi công nạo vét, vận chuyển bùn cát sẽ gây cản trở giao thông,
ảnh hưởng đến các loại tàu thuyền chở hàng ra vào luồng hàng hải, ra vào cầu cảng nhà
máy X46 Cục kỹ thuật (do địa điểm nạo vét cách cầu cảng này 50 m) dẫn đến có nguy

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường IMTRACO


×