Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chuyên đề 5. vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.22 KB, 3 trang )

DẠNG 5- ÁP SUẤT.
Câu 1. Câu nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực:
A. Áp lực là lực do vật tác dụng lên giá đỡ.
B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp lực là lực ép của vật lên giá đỡ.
D. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
Câu 2. Phương pháp nào sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật lên mặt sàn nằm
ngang.
A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép.
D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Câu 3. Khi ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn, hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván.
Cách làm ấy nhằm mục đích gì?
A. Làm giảm ma sát. C. Làm giảm áp suất.
B. Làm tăng áp suất D. Làm tăng áp suất
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng với tác dụng của áp lực:
A. Cùng diện tích như nahu, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tcs dụng của nó càng
lớn.
B. Cùng độ lớn áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực
càng lớn.
C. Tác dụng của áp lực càng gia tăng nếu độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép
càng nhỏ.
D. Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 5. Trong các thí dụ sau đây, thí dụ nào có nục đích làm tăng hay giảm áp suất:
A. Chất hàng lên ô tô.
B. Tăng lực kéo của đầu máy khi đoàn tàu chuyển động.
C. Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc để giảm diện tích bị ép.
D. Giảm độ nhám ở mặt tiếp xúc giữa hai vật trượt lên nhau.
Câu 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn
nhất?


A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống.
D. Người đúng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không có áp lực?
A. Lực của búa đóng vào đinh.
B. Trọng lượng của vật
C. Lực của vợt tác dụng vào bóng
D. Lực kéo của vật lên cao
Câu 8. Đơn vị của áp suất là:
A. N/m
2
B. Pa C. N/cm
2
D. Tất cả các đơn vị trên
Câu 9. Đổi đơn vị:
1 Pa = ................N/m
2
.......................N/cm
2
Câu 10. Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau:
Đối tượng Khối lượng Áp lực Diện tích tiếp xúc với nền Áp
đất suất(N/m
2
)
Người 60kg 210 cm
2
( diện tích mỗi bàn
chân)
Máy cày 6000kg 1.4m

2
( diện tích 1 dây xích)
Bàn 4 chân 20kg 16 cm
2
(diện tích mỗi chân
bàn)
Xe tăng 60tấn 1.5m
2
(diện tích 1dây xích)
Câu 11. Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình có dạng hình tròn bán
kính 5cm
2
. Hãy tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/cm
2
và Pa.
Câu 12.Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0.5cm
2
,

của đầu
đinh là 0.1mm
2
. Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh áp dụng lên tường.
Câu 13. Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng, áp suất của các công trình trên nền đất
cứng có giá trị nhỏ hơn 98000 Pa thì công trình không bị lún. Một căn nhà có khối lượng
600 tấn thì phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để được an toàn?
Câu 14. Một chiếc tủ khối lượng 100 kg tựa trên 4 chân, tiết diện ngang của mỗi bàn chân
là hình vuông cạnh 2cm. Xem như khối lượng của tủ được phân bố đều.
a.Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên sàn nhà.
b.Biết rằng nền móng là đất mềm, chịu được áp suất tối đa 31.25 N/cm

2
mà không bị lún.
Hãy tính diện tích tối thiểu của miếng gỗ được chêm vào giữa chân tủ và nền móng để giữ
cho nền móng không bị hư hại?
Câu 15.
a.Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0.5mX0.3mX2m, khối lượng riêng là 5000kg/m
3
.
Phải đặt miếng gỗ như thế nào để áp suất tác dụng lên sàn nhà là nhỏ nhất và tính giá trị
của áp suất này?
b. Nếu tăng mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên sàn tăng lên hay giảm đi bao
nhiêu lần?
Câu 16. Một hình lập phương đặt trên mặt bàn nằm ngang, tác dụng lên mặt bàn một áp
suất 3600N/m
2
. Biết khối lượng của vật là 14.4 kg. Hỏi độ dài một cạnh của khối lập
phương ấy là bao nhiêu?
Câu 17. Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn mỏng. Mũi đột có tiết diện
là một hình tròn có đường kính 4mm, áp lực của búa đập vào đột là 60N. Hãy tính áp suất
tác dụng lên tấm tôn?
Câu 18. Đặt một hộp gỗ trên một mặt bàn nằm ngang, áp suất do mặt bàn tác dụng lên mặt
sàn là 560N/m
2
. Khối lượng của gỗ là bao nhiêu, biết diện tích tiếp xúc của hộp gỗ với mặt
bàn là 0,3m
2
?
Câu 18. Một xe tải khối lượng 8 tấn có 6 bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với
mặt đường là 7,5 cm
2

. Coi mặt đường là bằng phẳng. Áp suất của xe lên mặt đường là bao
nhiêu?
Câu 19. Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20x10x5(cm) đặt trên mặt bàn nằm ngang.
Biết trọng lượng riêng của chất làm vật là 18400N/m
3
. Hỏi áp suất lớn nhất và nhỏ nhất
của mặt bàn tác dụng lên sàn là bao nhiêu?
Câu 20.Một học sinh đứng thẳng hai chân lên sàn lớp, gây ra một áp suất lên sàn là 1400N/
m
2
, biết diện tích tiếp xúc của một bàn chân là 1,5dm
2
, khối lượng của học sinh đó là:
Câu 21.Vì sao các vật như kim khâu, mũi khoan, dùi đột, người ta thường làm đầu nhọn?
Các vật như dao, kéo, lưỡi cuốc, lưỡi xẻng người ta thường mài sắc?
Câu 22. Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng lên mặt sàn
là 560 N/m
2
.
a. Tính khối lượng của gỗ, biết diện tích tiếp xúc của hộp gỗ và mặt bàn là
0,3m
2
.
b. Nếu nghiêng mặt bàn đi một chút so với phương ngang, thì áp suất của hộp
gỗ lên bàn có thay đổi hay không? Nếu có, thì nó tăng hay giảm?
EM CÓ BIẾT?
1. Các em quan sát khi bác sĩ tiêm thuốc, mũi kim tiêm như thế nào? Tại sao kim tiêm
phải có cấu tạo như vậy?
2. Hãy liên hệ với thực tế, thực chất kim tiêm mà con người chế tạo ra dựa vào bộ
phận của con vật nào?

3. Khi đốt, con ong tạo nên một áp suất trên da là bao nhiêu?
Biết lực tác dụng vào vòi là 10
-5
N, diện tích của ngòi là 3.10
-12
cm
2
.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×