Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô ma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.85 KB, 5 trang )

-Bài 4 :

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ ROMA
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và
thương nghiệp
đường biển, với sự ra đời của chế độ chiếm nô.
-Từ cơ sở kinh tế-xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ- cộng hoà.
2. Về tư tưởng.
Giúp học sing thấy được mâu thuẩn giai cấp và đấu tranh giai cấp, trong lòng xã hội
chiếm nô, vai tro của quần chúng trong lịch sử.
3. Về kỷ năng.
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, thấy được vai trò
của vị trí địa lý
đối với sự phát triển của các quốc gia vùng Địa Trung Hải.
B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
-Bản đồ thế giới cổ-trung đại,tranh ,ảnh nghệ thuật thế giới cổ đại…
-Tài liệu tham khảo, về thế giới cổ đại.
C. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG:
1. Mở bài : Ra đời sau phương Đông nhưng các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và
Roma cũng đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong sự phát triển
kinh tế, những tổ chức, các định chế quốc gia… ở phương Tây có nhiều điểm độc đáo,
khác với các quốc gia cổ đại phương Đông. Trên đống tro tàn của các quốc gia cổ đại Địa
Trung Hải, vẫn còn in đậm nét dấu ấn rực rỡ của hai nền văn minh Hy Lạp-Roma, là cơ
sở xây dựng văn minh châu Au cận đại và hiện đại.
2. Hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ “Ccá
quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và
Rô-ma, đặt câu hỏi nêu vấn đề:“Nêu


những đặc điểm chủ yếu về tự nhiên và
kinh tế của các quốc gia cổ đại Địa Trung
Hải”.
- Học sinh quan sát bản đồ, nhận xét sơ nét
về điều kiện tự nhiên ở khu vực này. (bờ
bắc ĐTH, phía nam Ban Căng, gồm bán
đảo Italia, HyLạp & các đảo biển Ê-giê,
Tiểu Á).
?.1 Nêu những khác biệt về điều kiện tự
nhiên của Hy Lạp và Roma so với phương
Đông?

NỘI DUNG BÀI
I. Thiên nhiên và đời sống của con
người.
1. Điều kiện tự nhiên:
- Nằm ven bờ bắc biển ĐTH, nhiều đảo,
đất canh tác ít và khô cằn, chỉ thuận lợi
phát triển hàng hải.
- Thiên niên kỷ I TCN, đồ sắt ra đời, giúp
khai hoang mở rộng diện tích đất trồng,
đặc biệt là cây lâu năm (nho, cam, chanh,
ô-liu).
2. Cuộc sống ban đầu:
- Sớm biết đi biển, buôn bán, trồng trọt.


- GV mô tả và phân tích thêm về những
thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh
tế ở khu vực này.

?.2 Ý nghĩa của công cụ sắt so với các
công cụ khác? (mở ra một trình độ kỹ thuật
cao hơn và toàn diện).
* Hoạt động 2:
- GV nêu vấn đề: Với điều kiện tự nhiên
nêu trên, cư dân ở đây có cuộc sống như
thế nào? HS xem bản đồ và SGK, thảo luận
nhóm để trả lời.
- GV phân tích cho học sinh hiểu rõ vấn đề,
sau đó chốt ý cho học sinh ghi bài.
* Hoạt động 3:
- GV nêu vấn đề: Điều kiện tự nhiên ở khu
vực tác động như thế nào đến sự hình
thành nhà nước ?
- Giải thích khái niệm : thế nào là thị
quốc ? (quốc gia thành thị, gồm thành thị
và một vùng đất trồng xung quanh, đặc biệt
phải có bến cảng..).
- Chuyển ý: các thị quốc sinh hoạt theo thể
chế chính trị đặc biệt: dân chủ chủ nô ->
giải thích .
* Hoạt động 4:
- GV vẽ sơ đồ thể chế xã hội dân chủ cổ đại
và nêu câu hỏi phát vấn:
?.4 Nêu sự khác biệt về thể chế chính trị
giữa các nhà nước cổ đại phương Đông
và phương Tây ?
- GV hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ,
liên hệ bài 3 để trả lời
- Cho HS xem ảnh Pêricơlet và chuyện kể

“tuyển cử vỏ sò” để miêu tả sinh hoạt dân
chủ ở Athèns.
* Mở bài tiết 6: Nhà nước cổ đại ĐTH ra
đời muộn hơn phương Đông 2000 năm nên
có điều kiện học hỏi cái hay, lạ của phương
Đông để phát huy. Nền kinh tế công thương
nghiệp và thể chế dân chủ cổ đại cũng tạo
điều kiện cho văn hóa phát triển. Vì vậy, họ
đã xây dựng được một nền văn minh rực rỡ
nhất mà cả nhân loại phải cúi đầu thán phục

- Thủ công nghiệp: phát triển mạnh: đồ
gốm, đồ da, mỹ nghệ, nấu rượu…, xưởng
thủ công quy mô lớn.
- Kinh tế hàng hóa-tiền tệ phát triển mạnh,
đặc biệt là thương mại đường biển, hàng
hóa chính là nô lệ.
- HyLạp và Roma trở thành các quốc gia
giàu mạnh.
II. Thị quốc Địa Trung Hải.
1. Thành lập:
- Do điều kiện tự nhiên và kinh tế, dân cư
không tập trung đông.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát
triển nên thành thị sớm xuất hiện, là cơ sở
hình thành các thị quốc.
2. Thể chế dân chủ cổ đại:
- Tiêu biểu là thị quốc Athène với hơn
30.000 dân.
10 chấp chính quan

.
Hội đồng 500 đại biểu
Đại hội công dân
- Đại hội công dân: dân tự do, nam, 18
tuổi trở lên, bầu cử bằng bỏ phiếu, có chế
độ trợ cấp xã hội…
- Là bước tiến lớn so với chế độ chuyên
chế cổ đại phương Đông: chính quyền
Athèns thuộc về công dân Athèns. Thể chế
mang tính dân chủ nhưng dựa trên cơ sở
bóc lột nô lệ.
* Kết luận: sinh hoạt dân chủ của các quốc
gia cổ đại Hy Lạp-Roma bắt nguồn từ tư
tưởng tự do tiến bộ, trở thành truyền thống,
để lại dấu ấn sâu sắc đến châu Âu hiện đại.

III. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma.
1. Lịch và chữ viết:
a. Lịch:


.
* Hoạt động 5: GV nêu vấn đề và gợi ý
cho học sinh trả lời: Quan niệm về vũ trụ
và cơ sở tính thời gian của phương Đông
(âm lịch) có gì khác so với phương Tây
(dương lịch)? HS liên hệ bài cũ, suy nghĩ
trả lời.
?.5 Giá trị của việc sáng tạo ra chữ viết và
cách tính lịch của Hy Lạp và Roma? (là

cơ sở tính lịch hiện đại và nền tảng chữ viết
của nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay).
* Hoạt động 6:
- GV đề nghị HS kể tên, nêu những thành
tựu chủ yếu của một số nhà khoa học cổ Hy
Lạp-Roma. Sau đó GV cho xem ảnh và kể
đôi nét về Thalès, Pythagore, Euclide,
Archimède, Herodote ….
?.6 Tại sao những hiểu biết khoa học đến
giai đoạn này mới trở thành khoa học?
* Hoạt động 7:
- GV đề nghị học sinh kể tên một số tác
phẩm văn học, ca kịch nổi tiếng và kể
chuyện (hoặc đề nghị một học sinh nào biết
kể) về vở kịch “Promète bị xiềng”
- Giáo dục cho học sinh tính nhân đạo, nhân
văn sâu sắc thể hiện qua các tác phẩm.
* Hoạt động 8: GV phát vấn: “Kiến trúc
phương Tây khác phương Đông như thế
nào?” HS đọc SGK, xem tranh ảnh, nêu
nhận xét và tự ghi bài.
- Kiến trúc phát triển do truyền thống có
nhiều lễ hội, xây nhiều đền đài thờ thần
thánh.
- Sử dụng tranh ảnh, giới thiệu cho học sinh
về đền thờ Parthènon, tượng thần Vệ nữ
Melos (Venus)
- Mỹ thuật cổ đại Hylạp -Roma đạt đến đỉnh
cao mà 2000 năm sau vẫn chưa vượt qua
được.

* Câu hỏi kết bài: Giá trị của nền văn hóa
cổ đại Hy Lạp, Roma đối với văn minh
nhân loại ngày nay?
HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý.

- Người Roma tính được một năm có 365 +
¼ ngày (gần chính xác), có tháng 30, 31
ngày, tháng 2 có 28 ngày.
b. Chữ viết:
- Người Roma xây dựng được hệ thống
chữ cái đơn giản gồm 20 chữ cái, sau hoàn
chỉnh thành 26 chữ với cách ghép linh hoạt
và hệ thống ngữ pháp chặt chẽ.
- Hình thành hệ thống chữ số La Mã.
- Đây là những cống hiến lớn lao cho nhân
loại .
2. Sự ra đời của khoa học :
Những hiểu biết khoa học đến giai đoạn
này mới trở thành khoa học: nhiều định đề,
định lý, tác phẩm có giá trị khái quát hóa
cao, gắn liền tên tuổi của các nhà bác học:
Archimède, Thalès, Pythagore, …
3. Văn học :
- Lúc đầu truyền miệng: văn học dân gian
(thơ, truyện, truyền thuyết…), sau ghi chép
lại thành các tác phẩm (sử thi, kịch…) có
giá trị độc đáo .
- Ca kịch được phổ biến và ưa chuộng.
-> Người Roma kế thừa và phát triển.
4. Nghệ thuật:

- Người Hy Lạp để lại nhiều đền đài và
tượng đạt đến trình độ tuyệt mỹ với chất
liệu thạch cao và cẩm thạch trắng, tạo nên
vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế, tươi tắn, sống
động (đền Parthènon, thần Vệ nữ…)
- Người Roma có nhiều công trình kiến
trúc oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng (đấu
trường, đền đài…).
* Kết luận : Các quốc gia cổ đại phương
Tây đã để lại cho nhân loại di sản văn hóa
khổng lồ, là cơ sở cho văn minh phương
Tây phát triển như Engels nhận định: “
Nếu không có Hy Lạp và Roma cổ đại thì
không có châu Âu hiện đại”.


III. Củng cố bài:
1. Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì ?
2. Trên những cơ sở nào mà văn hóa cổ đại Hy Lạp và Roma đạt đến đỉnh cao?
Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới:
Học sinh trả lời và học thuốc ba câu hỏi trong SGK, trang 23.
Đọc trước bài 5: “ Trung Quốc phong kiến”, mục 1 và 2, chú ý các từ khó.
* Bài tập về nhà: Lập bảng theo nội dung sau:
Tiêu chí so sánh
Điều kiện tự
nhiên
Nền tảng kinh tế
Thời gian hình
thành

nhà nước
Cơ cấu xã hội
Thể chế chính trị
Thành tựu văn
hóa

Phương Đông
Có nhiều đất canh tác, có mưa đều
đặn, theo mùa, đất phù sa màu mỡ.
Kinh tế nông nghiệp

Phương Tây
Đất đai ít, không màu mỡ, đất ven
đồi khô cằn.
Thủ công và thương nghiệp

Khoảng thiên niên kỷ thứ IV - III
TCN

Khoảng thiên niên kỷ thứ I TCN

Vua chuyên chế, quý tộc, quan lại,
chủ ruộng đất, tăng lữ, nông dân
công xã, nô lệ.
Chuyên chế cổ đại
Chữ viết, lịch, thiên văn học, toán
học, văn học, sử học, công trình kiến
trúc đặt nền móng cho văn minh
nhân loại


Chủ nô, bình dân, nô lệ.
Dân chủ chủ nô
Chữ viết, lịch, thiên văn học, toán
học, văn học, sử học, công trình
kiến trúc phát triển rực rỡ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
Duyệt:


Có thể cho học sinh sưu tầm trước các triều đại tương ứng với mốc thời gian của
chế độ phong kiến Trung Quốc.

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15

Triều đạiThời kì
Tần
Hán
Tam Quốc
Tấn
Tống
Tề
Lương
Trần
Tùy
Đường
Ngũ Đại
Tống
Nguyên
Minh
Thanh

Thời gian
221-206 TCN
206 TCN- 220
220- 280
265-420
429-479
479-502
502- 557

557- 589
581- 618
618- 907
907-960
960- 1279
1206- 1368
1364- 1644
1616- 1911



×