Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.79 KB, 6 trang )

- Bài 3:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: học sinh cần nắm được :
* Tiết 3:
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên các quốc gia cổ đại phương Đông và sự phát triển
ban đầu của các ngành kinh tế. Từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền
tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị…ở khu
vực này như thế nào.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu
của xã hội cổ đại phương Đông,
* Tiết 4:
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua,
giúp học sinh hiểu rõ thế6 nào là chế độ chuyên chế cổ đại ?
- Các thành tựu văn hóa ở phương Đông cổ đại là buổi rạng đông cho văn hóa loài
người phát triển ở trình độ cao hơn.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của
điều kiện địa lý ở các nước phương Đông.
3. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc
phương Đông, trong đó có Việt Nam.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên:
- Bản đồ “ Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây”
- Sơ đồ Bộ máy nhà nước và cấu trúc xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, ĐHSP.
- Per Kokr – Heil Morie, Tìm hiểu những kỳ quan thế giới, NXB Trẻ, 2001
- Ai Cập cổ đại, Tủ sách kiến thức, NXB Kim Đồng, 2002
- Đặng Đức An, Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới, Tập 1, NXB Giáo
Dục, 2002
- Phan Ngọc Liên, Thuật ngữ lịch sử PTTH, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 1994.
- Một số tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài giảng.


2. Học sinh: đọc kỹ SGK theo yêu cầu của giáo viên, sưu tập tư liệu có liên quan đến bài
giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
TIẾT 3:
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?
2. Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài :
Thời nguyên thủy, những tổ chức xã hội sơ khai là thị tộc, bộ lạc. Từ khi tư hữu
và giai cấp xuất hiện, xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho sự ra đời của nhà nước.
Nhà nước xuất hiện như một công cụ để bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, là cơ sở hình


thành các quốc gia có lãnh thổ được phân định biên giới rõ ràng. Các quốc gia xuất hiện
sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người là các quốc gia cổ đại phương Đông ( Ai Cập,
Trung Quốc, Ấn Độ…)
2. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh
để xác định vị trí các quốc gia cổ địa
tế .
phương Đông. Nêu vấn đề:
a. Điều kiện tự nhiên :
?.1 Các quốc gia cổ phương Đông
- Sống trên lưu vực các sông lớn, đất đai màu
có nhửng điều kiện tự nhiên chung
mỡ, đồng bằng ven sông rộng, dân cư tập

nào ? Những điều kiện tự nhiên đó
trung đông.
ảnh hưởng gì đến sự phát triển của
- Khí hậu ấm, mưa đều theo mùa.
các quốc gia cổ đại phương
- Công cụ: đá, tre, gỗ và đặc biệt là đồng
Đông ?”. GV gợi ý cho HS trả lời
thau.
- Giá trị của sông ngòi đối với sự
=> cư dân sớm tập trung đông đúc ( 3.500 –
hình thành nhà nước phương Đông ?
3000 năm)
- Với điều kiện tự nhiên - kỹ thuật
b. Sản xuất ban đầu :
nêu trên, đặc trưng cơ bản của kinh tế
Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra phát triển
phương Đông cổ đại là gì ?
các nghề khác: chăn nuôi, thủ công nghiệp
- Cho học sinh xem một số tranh ảnh
(gốm, dệt…), trao đổi sản phẩm.
sinh hoạt kinh tế điển hình.
=> Do nhu cầu sản xuất và công tác thủy lợi,
cư dân sống tập trung, gắn bó với nhau do đó
- Giải thích khái niệm “công xã”
sớm hình thành nhà nước.
* Chuyển ý: Tại sao ở phương
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Đông, nhà nước sớm hình thành ?
- Sản xuất phát triển làm xã hội phân hóa giai
* Hoạt động 2: GV đề nghị cả lớp

cấp, nhà nước ra đời.
xem SGK, mục II, đề nghị học sinh
- Thời gian: từ thiên niên kỷ thứ IV đến thiên
thảo luận nhóm: nêu tên quốc gia và
niên kỷ thứ III TCN: (Lưỡng Hà: 3.500 năm
thời gian ra đời các quốc gia cổ
TCN; Ai Cập: 3200 năm TCN; Ấn Độ: thiên
phương Đông theo thứ tự từ sớm
niên kỷ III TCN; Trung Quốc: thời nhà Hạ:
đến muộn.
2000 năm TCN).
3. Xã hội cổ đại phương Đông.
* Hoạt động 3: GV nêu vấn đề:
a. Quý tộc:
?.2 Nền kinh tế nông nghiệp
- Gồm quan lại, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ.
phương Đông cổ đã ảnh hưởng gì
- Hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, sống sung
đến việc phân hóa xã hội và hình
sướng và bóc lột nông dân.
thành giai cấp ?
b. Nông dân công xã:
- GV cho học sinh xem sơ đồ “Kim tự
- Đông nhất và là lực lượng sản xuất chính
tháp xã hội” và giải thích cho HS
trong xã hội.
hiểu.
- Họ nhận ruộng đất của công xã để canh
tác.
?.3 Tầng lớp nào là lực lượng sản

- Có nghĩa vụ đóng thuế và lao dịch cho quý
xuất chính trong xã hội cổ đại
tộc và nhà nước.


phương Đông ? Tại sao ?

c. Nô lệ :
- Xuất thân là tù binh, thành viên công xã
mắc nợ - Phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ
quý tộc.

* Kết luận: Đặc điểm chính của xã hội cổ đại phương Đông: xã hội phân hóa không triệt
để, còn tàn dư của xã hội công xã, nông dân là lực lượng sản xuất chính. Do đặc điểm
này, chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển, để lại nhiều
thành tựu văn hóa lớn, đến nay vẫn gây nên sự kinh ngạc và thán phục cho nhân loại.
III. Củng cố bài :
1. Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại sớm phát triển ở lưu vực các con sông
lớn thuộc châu Á và châu Phi ?
2. Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông ?
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới :


-

Trả lời 2 câu hỏi 1 và 2 trong SGK, trang 15.
Đọc trước phần còn lại của bài 3.

Tiết 4
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

1. Tại sao cư dân trên lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi có teh63
sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế vùng này là gì ?
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao
ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Từ đặc điểm hình thành nhà nước và giai cấp trong xã hội cổ đại phương
Đông, chế độ cổ đại chuyên chế phương Đông sớm hình thành và phát triển, để lại nhiều
thành tựu văn hóa lớn, đến nay vẫn gây cho nhân loại nhiều sự kinh ngạc và thán phục.
2. Hoạt động dạy và hoc :ï
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: Trong 4. Chế độ chuyên chế cổ đại :
xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp -Do nhu cầu trị thuỷ,đã hình thành nhà nước
thống trị dựa vào đâu để bảo vệ quyền thay thế liên minh bộ lạc để quản lý xã hội.
lợi giai cấp mình ?
-Vua đứng đầu nhà nước có quyền tối cao, cai
trị dựa vào Quí tộc.
-> Chế độ quân chủ chuyên chế ra đời.
* Hoạt động 2: GV giải thích khái
niệm văn hóa và văn minh, sau đó nêu 5. Văn hoá cổ đại phương Đông:
câu hỏi phát vấn:
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
?.1Tại sao lịch và thiên văn là thành -Ra đời sớm nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất
tựu văn hóa đầu tiên ở phương Đông? nông nghiệp.
Tác dụng và ý nghĩa của thành tựu -Người phương Đông quan sát hoạt động của
này?
mặt trời,mặt trăng ,tính được 1 năm có 365
ngày, tháng, năm một cách tương đối.

* Hoạt động 3: GV cho HS xem tranh

ảnh, giải thích khái niệm chữ tượng
hình và chữ tượng ý.
- Cho học sinh xem tranh và kể chuyện
về cách làm giấy, viết chữ của cư dân
phương Đông cổ đại.

b.Chữ viết :
-Do nhu cầu trao đổi, tính toán lưu trữ mà chữ
viết đã ra đời từ thiên niên kỷ IV TCN
-Người Ai Cập ban đầu dùng chữ tượng
hình,sau dùng chữ tượng ý…,được viết trên
giấy
Papyrus.
-Người TQ viết trên mai Rùa,thẻ tre,xương..
-Người Lưỡng Hà viết trên đất sét nung.
=> Chữ viết ra đời đây là một phát minh
quan trọng của loài người.


* Hoạt động 4: GV nêu vấn đề:
?.2 Tại sao toán học lại giữ vai trò c. Toán học :
quan trọng trong đời sống cư dân -Ra đời sớm nhằm phục vụ sản xuất, nhu cầu
phương Đông? Cho ví dụ.
xây dựng, và cuộc sống của con người.ban đầu
chỉ là những vạch đơn giản… Người Ấn Độ
- Phát vấn tìm hiểu những hiểu biết của sáng tạo ra chữ số,đặc biệt là số 0.
học sinh về các thành tựu toán học của -Người AiCập giỏi về hình học ,tính được diện
các quốc gia cổ đại phương Đông.
tích các hình và tính JI =3,16
-Người Lưỡng Hà giỏi về số học,tìm được

* Hoạt động 5: Cho học sinh xem tranh phân số và 4 phép tính.
ảnh các công trình kiến trúc cổ phương
Đông, đặt vấn đề:
d. Kiến trúc:
?.3 Nêu đặc điểm các công trình liến -Người phương Đông để lại nhiều công trình
trúc cổ phương Đông? Xây lớn như kiến trúc và điêu khắc đồ sộ: Kim tự tháp Ai
vậy để làm gì? Tại sao làm được như Cập, vườn treo Babilon Lưỡng Hà… thể hiện
vậy ? Ý nghĩa?
uy quyền của vua chuyên chế.
-Thể hiện tài năng và sức lao động sáng tạo
- GV chốt ý cho học sinh ghi bài
của con Người.
** Kết luận: Các quốc gia cổ đại phương Đông là các nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã
hội loài người, ra đời trên lưu vực các dòng sông lớn. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại, các
quốc gia này đã sáng tạo ra nền văn minh rực rỡ, có ý nghĩa lớn lao và ảnh hưởng lớn đến
nhân loại ngày nay.
III. Củng cố bài:
1. Kể tên 4 thành tựu văn hoá lớn của phương Đông cổ đại ?
2. Thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với văn minh nhân loại ? Tại
sao?
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới:.
* Chuẩn bị bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rô Ma:
- ĐKTN hình thành, các ngành sản xuất chính;
- Quốc gia Thành thị: mô tả và thể chế chính trị, XH, KTế;
- Thành tựu văn hóa.
- Soạn bài lập bảng theo mẫu sau
Tiêu chí so sánh
Điều kiện tự nhiên
Nền tảng kinh tế
Thời gian hình thành

nhà nước
Cơ cấu xã hội
Thể chế chính trị
Thành tựu văn hóa

Phương Đông

Phương Tây


V. RÚT KINH NGHIỆM
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................

Đại Ngãi, ngày…../…../2010
Ký duyệt



×