Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.98 KB, 4 trang )

- Bài 24

TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới phản ánh thực
trạng của xã hội đương thời.
- Trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng, mặc
dù không được như thời Lý, Trần. Bên cạnh đó xuất hiện một tôn giáo mới: Thiên Chúa
giáo.
- Văn học nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của các thế kỷ
trước, trong lúc đó một trào lưu văn học – nghệ thuật dân gian khá Nam bộ hình thành và
phát triển làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.
- Khoa học – kỹ thuật cũng có những chuyển biến mới.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng thêm về tình cảm đối với cuộc sống tinh thần của nhân dân .
- Bồi dưỡng niềm tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động,
một khi dân trí tăng cao.
3. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá những thành tựu văn hóa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên:
- Một số tranh ảnh nghệ thuật.
= Một số ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện dân gian
- Một số câu thơ nói lên sự suy thoái của Nho giáo.
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài
giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Đất nước ta thống nhất lại trong hoàn cảnh nào ? Đánh giá công lao của phong trào


Tây Sơn.
2. Đặc điểm và nguyên nh6an thắng lợi cuộc kháng chiến chống Thanh.
3. Em biết gì thêm về nhân vật Nguyễn Huệ và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc
kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Thế kỷ XVI – XVIII, xã hội có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến sự phát
triển văn hóa, giáo dục. Sự phát triển của ngoại thương, của kinh tế hàng hóa và giao lưu
với thế giới bên ngoài cũng tác động lớn đến đời sống nhân dân ta.
2. Các bước thực hiện bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV phát vấn kiểm tra kiến thức cũ:

NỘI DUNG BÀI
I. Về tư tưởng, tôn giáo


?? Trong các thế kỉ X – XV, các tôn giáo trên
đất Việt Nam phát triển như thế nào ?
(Dự kiến HS trả lời:
-Thời Lí-Trần: đạo Phật phát triển mạnh
-Thời Lê: Nho giáo giữ vị trí độc tôn).
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Nhóm 1 Sang các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo ở
Việt Nam phát triển ra sao? Vì sao Nho giáo,
không còn được tôn sùng như trước?
(Nho giáo suy thoái, Phật giáo phát triển trở lại.
- Nguyên nhân: xã hội loạn lạc, trật tự phong
kiến bị đảo lộn; Nhà nước phong kiến khủng

hoảng; chính quyền trung ương nhà Lê sụp đổ)
Nhóm 2 Nêu dẫn chứng về sự phát triển trở lại
của Phật giáo trong thời kì này
- Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo: …
Nhóm 3 Thiên Chúa giáo xuất hiện ở đâu và
được du nhập vào nước ta theo con đường nào?
(- Xuất hiện ở Trung Đông (Jérusalem) và rất phổ
biến ở châu Âu.
- Các giáo sĩ Thiên Cháu theo thuyền buôn nước
ngoài vào Việt Nam truyền đạo…)
Nhóm 4: Ngưới Việt đã tiếp thu các tôn giáo
như thế nào ?
(Tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc, các tìn ngưỡng tốt
đẹp tiếp tục được phát huy…)
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân
- GV đề nghị HS theo dõi SGK, nêu câu hỏi nhận
thức:
?? So với thế kỉ X – XV, giáo dục Việt Nam giai
đoạn XV – XVIII có điểm gì mới ?
- HS theo dõi SGK trả lời, GV bổ sung chốt ý:
( Điểm mới:
+ Đàng Trong bắt đầu tổ chức khoa thi riêng.
+ Vua Quang Trung trọng dụng chữ Nôm
 Hạn chế: nội dung chủ yếu vẫn là kinh, sử, các
bộ môn KHTN không được xem trọng => không
còn phù hợp với thực tế xã hội).
?? Em có suy nghĩ gì về tệ mua quan, bán tước,
gian lận thi cử ?(HS trả lời, GV liên hệ thực tế)
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân


- Tôn giáo: từ thế kỷ 16 Nho giáo bắt
đầu suy thoái, Phật Giáo có điều kiện
khôi phục lại, Thiên Chúa giáo bắt
đầu được truyền bá rộng rãi vào
nước ta
- Tiếp thu các tôn giáo từ bên ngoài
nhưng vẫn giữ lại những tín ngưỡng
truyền thống, tạo nên nét văn hóa
riêng của người Việt: thờ cúng tổ
tiên, các vị anh hùng, xây nhiều đền
thờ, lăng miếu…
=> Đời sống văn hóa người Việt
ngày càng phong phú.

II. Phát triển giáo dục và văn học
1. Giáo dục
- Ở Đàng Ngoài: tiếp tục tổ chức thi
cử nhưng sa sút dần.
- Ở Đàng Trong: năm 1646 chúa
Nguyễn bắt đầu mở khoa thi đầu
tiên.
- Thời vua Quang Trung: chấn chỉnh
giáo dục, trọng dụng chữ Nôm
=> Tuy nhiên nội dung giáo dục chủ
yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn
khoa học tự nhiên không được xem
trọng.



- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, tìm những đặc
điểm của văn học thời kì này và lý giải nguyên
nhân
- GV đề cập sơ nét đến nguyên nhân ra đời và
phát triển chữ Nôm (chuyện Hàn Thuyên viết văn
tế cá sấu, Hồ Quý Ly và Quang Trung trọng dụng
chữ Nôm..,, giảng giải cho HS hiểu sự xuất hiện
của chữ Nôm và thơ Nôm thể hiện tinh thần dân
tộc của người Việt).
?? Kể tên một số tác phẩm và tác giả thơ Nôm
nổi tiếng?
(Dự kiến HS trả lời:
- Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,
Phùng Khắc Khoan…
- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm
khúc…)
?? Nêu những điểm mới trong văn học thế kỉ
XVI – XVIII? Ý nghĩa?
- GV kể sơ nét về nguyên nhân ra đời và tác giả
đầu tiên của chữ quốc ngữ (nguyên nhân chủ yếu
để truyền đạo, tác giả là A. de Rhodes).
* Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân
- GV phát vấn
?? Từ tình hình tư tưởng, tôn giáo và văn học
thế kỉ XVI-XVIII, theo em nghệ thuật kiến trúc
- điêu khắc Việt Nam thời kì này phát triển như
thế nào?
- Dự kiến HS trả lời: nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc tuy không phát triển mạnh nhưng vẫn có
nhiều thành tựu lớn: (chùa Thiên Mụ, chùa Tây

Phương, tượng Phật Bà chùa Bút Tháp….).
- GV cho HS xem tranh ảnh một số công trình,
kiến trúc - điêu khắc vừa kể.
?? Kể tên các loại hình nghệ thuật dân gian,
nghê thuật sân khấu ở ba miền đất nước mà em
biết?
- HS trả lời, GV chốt ý cho các em nắm bài.
* Hoạt động 6: Toàn lớp và cá nhân

2. Văn học
- Nho giáo suy thoái nên văn học
chữ Hán giảm sút.
- Văn học chữ nôm phát triển mạnh
tác giả nối tiếng như: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ …
- Văn học dân gian nở rộ với nhiều
thể loại phong phú, mang đậm tính
dân tộc và giàu tính dân gian.
- Thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời
nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.

III. Nghệ thuật và khoa học – kỹ
thuật
Nghệ thuật
- Thế kỷ XVI – XVIII kiến trúc, điêu
khắc tiếp tục phát triển với các công
trình như chùa Thiên Mụ (Huế),
tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay
nghìn mắt chùa Bút Tháp (Bắc
Ninh), các tượng La Hán chùa Tây

Phương (Hà Nội)…
- Nghệ thuật dân gian cũng hình
thành và phát triển nhưng còn đơn
giản.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển:
tuồng, chèo, dân ca địa phương....

Khoa học – kỹ thuật
- Phát triển mạnh các khoa học lịch
sử, địa lý, quân sự, triết học, y học…
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, hướng dẫn khoa học tự nhiên không có điều
các em lập bảng thống kê những thành tựu kiện phát triển.
- Kỹ thuật: đúc súng đại bác kiểu
KH-KT thế kỉ XVI – XVIII theo mẫu:
Tây phương, đóng chiến thuyền, xây
Lĩnh vực
Thành tựu
thành lũy…


?? Nhận xét ưu điểm và hạn chế của các thành
tựu KH-KT nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII ?
III. Củng cố bài:
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Học hai câu hỏi 1 và 2 trong sách giáo khoa, trang 107.
- Làm bài tập câu hỏi 3 trong SGK, trang 98.
- Đọc trước SGK bài 25: “ Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều
nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX “
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý

Đại Ngãi, ngày…../…../2011
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................
......................................................................



×