Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.13 KB, 3 trang )
Bài 12
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI
THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
I.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
Kiến thức:
- Tổng kết là dịp để học sinh nắm lại khái quát những điều cơ bản nhất
của khoá trình. Về lâu dài, khóa trình có thể gợi lại cho học sinh những hình ảnh
sinh động cụ thể, còn những gì có thể đọng lại chính là ở bài tổng kết.
- Giúp học sinh nắm vững phương pháp khái quát hóa.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ
- Tranh ảnh
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Kiểm tra bài cũ :
1. Tính chất của phong trào văn hóa Phục hưng ?
2. Đặc điểm và ý nghĩa phong trào cải cách tôn giáo ?
II. Dẫn dắ vào bài mới :
1. Mở bài : Trong thời gian vừa qua chúng ta đã học về quá trình hình thành và
phát triển của lịch sử xã hội loài người, các em hãy cho biết từ khi có xã hội loài
người đến hết Tây Âu trung đại, chúng ta đã học qua những thời kỳ lịch sử lớn
nào ?
(Dự kiến học sinh trả lời: Xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại, xã hội phong kiến).
2. Hoạt động dạy và học :
I. Thời kỳ nguyên thủy: là bước đi chập chững đầu tiên mà dân tộc nào cũng
phải trải qua.
* Hoạt động 1:
- GV vẽ (hoặc treo sơ đồ câm) sơ đồ tiến triển của xã hội nguyên thủy. Sử dụng
tranh ảnh, phát vấn cho học sinh nắm lại khái quát quá trình tiến triển của xã
hội nguyên thủy, học sinh tự ghi bài.