Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.41 KB, 3 trang )

– Bài 10:

THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(Từ thế kỷ V đến thế kỷXIV)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội (bao gồm
hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh
địa.
- Tại sao thành thị trung đại xuất hiện ? Kinh tế trong thành thị trung đại
khác kinh tế lãnh địa như thế nào ? Vai trò của thành thị trung đại đối với sự phát triển
của chế độ phong kiến châu Âu ?
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến
từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Tư tưởng: Thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh về sự
phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong
kiến.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
- Bản đồ châu Âu phong kiến.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 10, ban KHTN.
- Lương Ninh, Lịch sử thế giới trung đại, sđd.
- Tranh ảnh, tư liệu minh hoạ: sơ đồ lãnh địa phong kiến, hoạt động trong
lãnh địa, nhà thờ Thiên chúa giáo….
2. Học sinh : đọc trước sách giáo khoa, chú ý tìm hiểu các khái niệm khó, sưu tập tư liệu
liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC


I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
1. Các vương quốc CPC và Lào thịnh đạt vào thời gian nào ? Những biểu hiện của sự
thịnh đạt đó ?
2. Hai dân tộc Lào và CPC đã có những thành tựu văn hóa nào? Điều gì chứng tỏ sự sáng
tạo văn hóa của hai dân tộc này ?
II. Giảng bài mới :
1. Mở bài : Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây hình thành và phát triển
với những đặc điểm riêng, tạo nét đa dạng đặc sắc cho văn hóa thế giới thời cổ đại. Các
tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc
phong kiến ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNÁ, còn phương Tây thời phong
kiến phát triển như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài 10.


2. Hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: Dùng bản đồ giới thiệu sơ
nét quá trình xâm chiếm Roma của người
German & sự sụp đổ của đế quốc Roma
cũng như sự hình thành các vương quốc
“man tộc”. Ý nghĩa sự kiện này?
- Đặt vấn đề: Những chính sách của người
German đã tác động như thế nào đến quá
trình hình thành QHSX phong kiến ở châu
Âu ?
- Giải thích ngắn gọn về đạo Ki-tô: thời
gian ra đời, giáo lý nguyên thuỷ, địa vị thời
Roma và trung đại.
- Giới thiệu sơ nét về người France và quá
trình xâm nhập của họ vào xứ Galia.


* Hoạt động 2: Giải thích khái niệm: “lãnh
địa phong kiến”. GV đề nghị học sinh đọc
to đoạn chữ nhỏ trong SGK, tr.56, sau đó
cho học sinh xem sơ đồ tổ chức lãnh địa
và yêu cầu học sinh nêu khái niệm: Thế
nào là lãnh địa phong kiến ?
- Chuyển ý: Đất khẩu phần: đất lãnh chúa
giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế =>
nhiều => vai trò của nông nô?
- Giải thích khái niệm nông nô, yêu cầu học
sinh so sánh với nô lệ cổ đại để thấy sự
khác biệt.
- Sử dụng sơ đồ:”Chiếm hữu German” để
làm rõ ý.
- Xem hình về hoạt động của lãnh chúa &
nông nô
?.1 Chế độ phong kiến châu Âu có điểm gì
khác chế độ phong kiến phương Đông ?
- Chuyển ý: Sự tồn tại các lãnh địa làm cho
quyền lực nhà nước không tập trung vào
tay vua: chế độ phong kiến phân quyền.
* Hoạt động 3: Nêu vấn đề: Thành thị
trung đại hình thành như thế nào? Vai trò
của thành thị ?

NỘI DUNG BÀI
1. Sự hình thành các vương quốc phong
kiến ở Tây Âu.
- Năm 476, người German tiêu diệt đế quốc
Roma. Chế độ chiếm nô kết thúc, mở đầu

thời kỳ phong kiến ở châu Âu.
- Những việc làm của người German:
+ Chính trị: thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,
thành lập nhiều vương quốc mới.
+ Kinh tế: chiếm ruộng đất của chủ nô
Roma cũ rồi chia cho nhau.
+ Xã hội: hình thành các giai cấp mới là
quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ và nông nô.
+ Tôn giáo: từ bỏ tôn giáo nguyên thủy của
mình và tiếp thu Ki tô giáo.
- Tác động: các giai cấp mới hình thành và
quan hệ sản xuất phong kiến cũng hình
thành.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
a. Lãnh địa phong kiến
Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản
trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở
châu Âu.
b. Tổ chức trong lãnh địa
- Chính trị : có quân đội, tòa án, luật pháp,
tiền tệ riêng và lãnh chúa như là 1 ông vua.
- Kinh tế: sản xuất có những tiến bộ nhưng
còn khép kín, tự cấp tự túc.
- Xã hôi : Có 2 giai cấp chính.
+ Lãnh chúa: sống sung sướng dựa trên sự
bóc lột nông nô.
+ Nông nô: là lực lượng sản xuất chính, bị
gắn chặt với ruộng đất và lãnh chúa, phải
nộp tô thuế cho lãnh chúa, bị đối xử tàn
nhẫn.

=> Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông nô
diễn ra.
3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại
a. Nguyên nhân ra đời


- Giải thích khái niệm: kinh tế hàng hoá,
chuyên môn hóa, thị trấn, thành thị.
- Cho học sinh xem tranh ảnh về các hoạt
động trong thành thị: buôn bán, hội chợ,
thợ thủ công…
?.2 Giải thích khái niệm “phường hội và
thương hội”. Vì sao thợ thủ công và
thương nhân lập phường hội và thương
hội ?
- Phân tích những hoạt động kinh tế chính
của thành thị, so sánh với kinh tế lãnh địa.
?.3 Thành thị đã đóng vai trò gì đối với sự
phát triển của chế độ phong kiến châu Âu
?

- Từ thế kỷ XI, kỹ thuật sản xuất tiến bộ,
tính chuyên môn hóa cao, sản phẩm dư
thừa, thị trường buôn bán tự do hơn. Các
thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa
đến nơi đông người để lập xưởng sản xuất
và buôn bán, từ đó thành thị ra đời.
- Cư dân chủ yếu của thành thị là thương
nhân và thợ thủ công, tập trung trong các tổ
chức phường hội và thương hội.

b. Vai trò của thành thị
- Phá vỡ kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo
điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân
quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
- Tạo không khí tự do, dân chủ, tạo tiền đề
cho sự phát triển tri thức cho con người.

3. Kết luận toàn bài: Thành thị ra đời góp phần củng cố và phát triển chế độ phong kiến
châu Âu, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, báo hiệu một thời đại mới ở châu
Âu. Marx đã nhận xét: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu trung đại”.
III. Củng cố bài: tùy lớp và tùy thời gian, có thể hỏi :
1. Thế nào là lãnh địa phong kiến ? So sánh với vương quốc phong kiến phương Đông để
thấy rõ tính chất chế độ phong kiến châu Âu ?
2. Nguồn gốc và vai trò thành thị trung đại ?
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới :
1. Trả lời các câu hỏi SGK, trang 59.
2. Đọc kỹ SGK bài 11: “Tây Âu thời hậu kỳ trung đại”, chú ý tìm hiểu các từ khó
và các khái niệm khó. Sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng .
D. RÚT KINH NGHIỆM
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................

Đại Ngãi, ngày…../…../2010




×