Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.4 KB, 3 trang )

– Bài 8:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh có cái nhìn khái quát về lịch sử và văn hóa các nước ĐNÁ,
về:
- Tên gọi và vị trí các quốc gia trong khu vực.
- Những nét nổi bật của tiến trình lịch sử và văn hóa của khu vực.
2. Kỹ năng : Giúp học sinh biết sử dụng bản đồ địa lý hành chính Đông Nam Á để phân
tích điều kiện tự nhiên của khu vực và xác định vị trí của mỗi quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
3. Tư tưởng, tình cảm :
Giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng về
địa lý – lịch sử văn hóa của khu vực và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên :
- Bản đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á .
- Bản đồ hành chính Đông Nam Á.
- Lương Ninh, Giáo trình lịch sử thế giới cổ trung đại, sđd.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng của Đông Nam Á : Tháp Pagan, chùa Bô-rô-bô-đua, tháp Chăm ….
- Đặng Đức An, Những mẩu chuyện Lịch sử thế giới, tập 1, NXBGD, 2002
.
- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục, 2002 .
2. Học sinh :
- Đọc trước SGK, bản đồ ĐNÁ, xác định vị trí các quốc gia ĐNÁ cổ-trung
đại.
- Sưu tập tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
1. Ý nghĩa của thời kỳ sau Gúpta trong lịch sử Ấn Độ.


2. Vị trí của vương triều Dehli và Mogol trong lịch sử Ấn Độ.
II. Giảng bài mới :
1. Mở bài: Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, lịch sử và văn hóa khu
vực có nhiều điểm tương đồng với lịch sử nước ta. Vậy lịch sử hình thành các quốc gia
khu vực Đông Nam Á diễn ra như thế nào ? Hãy kể tên các quốc gia ĐNÁ hiện nay (học
sinh khá giỏi trả lời).
2. Hoạt động dạy và học :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
- Hoạt động 1: Nêu vấn đề: điều kiện 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông
hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
Nam Á ?
- Phân tích điều kiện tự nhiên tác động - Điều kiện tự nhiên: địa hình bị chia cắt


như thế nào đến sự phát triển kinh tế và
quá trình hình thành nhà nước (ảnh
hưởng của gió mùa tới sản xuất nông
nghiệp và ảnh hưởng của kinh tế nông
nghiệp tới quá trình phát triển lịch sử
văn hóa của các cư dân).
* Hoạt động 2: Nêu vấn đề:
?.1 Cư dân Đông Nam Á tiếp thu
những gì ở văn hóa Ấn và tiếp thu như
thế nào? (tôn giáo và tư tưởng, văn tự,
văn học, nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc).
- Nền tảng văn hóa Nam Á (Culture
Austroasiatique): đa dạng trong thống

nhất.
- Giới thiệu sơ nét về quốc giaPhù Nam.
* Hoạt động 2: sử dụng bản đồ “ Các
vương quốc phong kiến ở ĐNA”, đề
nghị học sinh kể tên và xác định trên
bản đồ vị trí các quốc gia từ thế kỷ X –
XVIII.
- Giải thích khái niệm quốc gia phong
kiến “dân tộc” (quốc gia xây dựng trên
cơ sở một bộ tộc đông)

(nhiều núi, rừng và biển), khí hậu nhiệt đới
gió mùa.
→ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa
nước
- KT: nông nghiệp lúa nước là chủ yếu, còn có
các ngành khác như luyện kim, gốm,
dệt….Ngoại thương cũng phát triển dẫn đến sự
ra đời của các thành thị như Ốc Eo (An GiangViệt Nam), Takola (Malaysia)…
- Văn hoá: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ (thông qua việc
buôn bán).
→ Từ thế kỷ I – X, hàng loạt các quốc gia nhỏ
hình thành và phát triển ở ĐNA như Champa,
Phù Nam, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ka-lin-ga…
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc
gia phong kiến Đông Nam Á.

a. Sự hình thành (thế kỷ VII đến X)
Hình thành một số quốc gia phong kiến

“dân tộc” như vương quốc Campuchia của
người Khơ-me, vương quốc của người Môn và
người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, vương
?.2 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc của người Indonesia ở Sumatra và Java...
quốc gia phong kiến ĐNÁ thế kỷ X –
b. Giai đoạn phát triển (thế kỷ X đến
XVIII được biểu hiện như thế nào ?
- Vương quốc Thái: lúc đầu là Su-khô- XVIII)
thaya và A-yu-thay-a, đến 1349, thống - Các quốc gia phát triển thịnh đạt như:
nhất thành A-yu-thay-a, 1767 đổi thành + Mô-giô-pa-hít ở Indonesia
Vương quốc Xiêm, từ 1936 gọi là Thái + Chăm-pa, Đại Việt, Angkor ở Đông Dương
+ Pagan ở Myanmar
Lan.
+ Sukhothay ở Thái Lan, ...
- Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:
+ Chính trị ổn định, kinh tế phát triển (lúa, sản
?.3 Những biểu hiện suy thoái? (sự phẩm thủ công, đặc biệt là sản vật thiên
phát triển trì trệ của nền kinh tế, mâu nhiên…)
thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến → Nhiều thương nhân thế giới đến buôn bán
giữa các quốc gia, sự đầu hàng dần + Nền văn hóa riêng của các dân tộc được hình
trước sự xâm nhập của thức dân thành cùng lúc với các quốc gia “dân tộc”.
Tuy nhiên từ nửa cuối thế kỷ XVIII trở đi
phương Tây)


các quốc gia ĐNÁ bước vào giai đoạn suy
thoái và lần lượt trở thành thuộc địa của các
nước tư bản phương Tây (trừ Thái Lan).
3. Kết luận toàn bài: Từ thế kỷ X, nhiều vương quốc phong kiến ĐNÁ hình thành và
phát triển, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn, phát triển, sáng tạo thành văn hóa riêng đậm

đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị
tinh thần độc đáo.
III. Củng cố bài :
1. Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
2. Kể tên và xác định vị trí các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trên bản đồ.
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới:
1. Học và trả lời ba câu hỏi trong SGK, trang 42.
2. Đọc kỹ bài 9 “ Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào”
V. Rút kinh nghiệm:
Đại Ngãi, ngày…/…/…
....................................................................
....................................................................



×