Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.05 KB, 3 trang )

- Bài 6 :

CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN
ĐỘ
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : giúp học sinh hiểu được :
- Ấn Độ là một nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc
có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới (có Việt Nam).
- Ấn Độ là nước có điều kiện tự nhiên phân tán, nên suốt hàng ngàn năm lịch sử
Ấn là một quá trình đấu tranh thống nhất bản thân nó chứ không phải bành trướng,
- Vai trò và vị trí của vương triều Gúp ta trong lịch sử Ấn.
2. Kỹ năng : Quan sát tranh ảnh, nhận xét và phân tích sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng :
Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan hệ kinh tế
và văn hóa mật thiết giữa hai nước .
Tăng cường sự hiểu biết, quan hệ thân tình, tôn trọng nhau giữa hai nước.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên :
- Bản đồ Ấn Độ cổ đại và trung đại.
- SGK và Sách giáo viên Lịch sử lớp 10, ban KHTN.
- W. Duran, Lịch sử văn minh Ấn Độ.
- Lương Ninh, giáo trình lịch sử thế giới trung đại, ĐHSP, 1990.
- Tranh ảnh : đô thị cổ Mohenjodaro, chùa hang Ajanta, Phật Chakya Muni, Thần
Siva…
2. Học sinh :
- Đọc trước bài giảng ở nhà, chú ý các từ khó, thử trả lời các câu hỏi.
- Sưu tập các tư liệu tranh ảnh có liên quan đến bài giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?
II. Giảng bài mới :


1. Mở bài:
Từ 2500 năm trước Công nguyên, trên lưu vực sông Ấn đã hình thành những
vương quốc thành thị đầu tiên, tiêu biểu là Harappa và Mohenjodaro (văn minh sông Ấn).
Đến khoảng 2000 – 1500 năm trước công nguyên, người Aria thuộc bộ tộc Ấn – Âu xâm
nhập Bắc Ấn, xây dựng nhiều quốc gia trên lưu vực sông Hằng (Gange). Như vậy sông
Ấn là nơi khởi nguồn của văn hóa Ấn, từ đó mới có tên gọi Ấn Độ (Hindustan) nhưng lưu
vực sông Hằng rộng lớn, màu mỡ mới là quê hương, nơi sinh trưởng của văn hóa truyền
thống, của văn minh Ấn Độ.
2. Hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ AĐ cổ 1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên :


đại, giới thiệu sơ nét về địa lý, quá trình
hình thành các quốc gia cổ ở lưu vực
sông Ấn và sông Hằng, liên hệ bài 3.
- Giới thiệu sơ nét về Asoka (292 – 237
TCN): người có công thống nhất gần hết
bán đào Ấn Độ (trừ phần cực Nam), thiết
lập một đế quốc hùng cường. Ông tôn thờ
đạo Phật, khuyến khích truyền bá ra nước
ngoài (liên hệ Việt Nam).

- Khoảng thế kỷ 15 TCN, trên lưu vực sông
Hằng phía Đông Bắc Ấn Độ đã hình thành
các quốc gia đầu tiên.
- Đến thế kỷ 5 TCN Ma-ga-đa là vương
quốc mạnh nhất.


- Thế kỷ thứ III TCN, vua Asoka thống nhất
- GV đề nghị học sinh kể sơ nét sơ nét tiểu Ấn Độ, xây dựng đất nước hùng mạnh, phát
sử Phật Chakya Muni, hệ thống triết lý của triển Phật giáo và dựng nhiều “cột Asoka”.
đạo Phật với tư tưởng bình đẳng
- Sau khi Asoka mất, Ấn Độ bước vào thời
kỳ loạn lạc.
* Hoạt động 2 : GV sử dụng bản đồ Ấn 2. Thời kỳ Vương triều Gúp-ta và sư
Độ phong kiến xác định lãnh thổ hai phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
vương triều Gúpta, Harsa và đặt vấn đề:
a. Lịch sử:
?.1 Tại sao thời kỳ này văn hóa Ấn có thể
Năm 319, vua Gúpta I thống nhất Bắc Ấn,
phát triển mạnh? (câu hỏi dành cho học
lập vương triều Gúpta. Qua hai triều Gúpta
sinh giỏi)
(319 – 467) và Hác-sa (606 – 647), văn hóa
truyền thống Ấn Độ đã được dịnh hình và
phát triển.
- GV giải thích rõ về đạo Hindu: thờ Tam
thần: Brahma (sáng tạo), Vishnou (Bảo vệ), b. Văn hóa
Siva (hủy diệt) và thần Indra (tam vị nhất
thể)-> chia xã hội thành nhiều đẳng cấp=> * Tôn giáo: hai tôn giáo phát triển song
song
phong cách Ấn.
- Phật giáo: ra đời vào thế kỷ 6 TCN, được
truyền bá khắp miền bắc Ấn Độ và lan rộng
* Hoạt động 3:
- GV cho học sinh xem hình và giới thiệu ra nhiều nơi.
đôi nét về chùa hang Ajanta, Stupa ở

Sanchi… Đề nghị học sinh liên hệ ĐNÁ - Hindu giáo: ra đời rất sớm, bắt nguồn từ
và Việt Nam, kể tên các công trình kiến tín ngưỡng cổ xưa, được cải biến để thay
trúc có ảnh hưởng phong cách Ấn (tháp cho đạo Phật, thờ tam thần, mang đậm nét
Chăm, đền Ăng-co, Bay-on, Thạt Luổng, truyền thống văn hóa Ấn.
Pagan...).
* Kiến trúc – chữ viết
- Kể tên một số sử thi nổi tiếng của Ấn Độ,


giới thiệu sơ nét về sử thi Ramayana và - Chữ viết có nguồn gốc từ xa xưa, được
ảnh hưởng của nó với Đông Nam Á.
hoàn thiện thời Asoka thành hệ chữ Phạn
(sanskrit), là cơ sở truyền bá văn học văn
?.2 Câu hỏi kết bài: Văn hóa Ấn thời hóa Ấn Độ, mang đậm màu sắc tôn giáo
Gúp ta có những nét đặc sắc gì? Nêu vài (kinh Vêđa, kinh Tam tạng).
ví dụ về những ảnh hưởng của văn hóa
- Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc có
Ấn đến ĐNÁ và Việt Nam ?
giá trị cao mang đậm dấu ấn tôn giáo.
=>Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ
đến ĐNA, đặc biệt là đạo Phật, đạo
Hindu, kiến trúc chùa tháp....
3. Kết luận toàn bài : Thời Gúpta đã định hình bản sắc văn hóa truyền thống Ấn, có giá
trị vĩnh cửu, góp phần quan trọng vào sự phát triển văn minh nhân loại. Văn hóa Ấn, đặc
biệt là văn học, tôn giáo và kiến trúc được truyền bá ra bên ngoài và có ảnh hưởng sâu
rộng ở Đông Nam Á, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa khu vực.
III. Củng cố bài :
1. Văn hóa truyền thống Ấn được định hình và phát triển vào thời kỳ nào ?
2. Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài
và đến những nơi nào ?

IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới :
1. Học hai câu hỏi trong SGK, trang 34.
2. Đọc trước bài 7, chú ý các từ khó, sưu tập tư liệu tranh ảnh liên quan đến bài
giảng.

IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................

Đại Ngãi, ngày…../…../2010



×