Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.12 KB, 10 trang )

Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Bài 26 - ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000)

I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần:
1.Kiến thức
- Hiểu được tính tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH ở nước ta.
- Trình bày được những thành tựu to lớn và khó khăn, yếu kém nước ta cần khắc
phục trong quá trình đổi mới (1986 - 2000).
2. Kĩ năng
- Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích tình hình dựa trên những số liệu cụ thể.
3. Tư tưởng, thái độ
- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước gắn với CNXH.
- Giáo dục HS tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập; tạo cho các em
có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước.
II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
1. Công cuộc xây dựng đất nước giai đoạn 1976 - 1986 đã đạt được những thành
tựu và khó khăn gì?
2. Nêu những nét chính về các cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của nhân dân ta.


3. Bài mới
Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò


(Kiến thức cần đạt)
I. Đường lối đổi mới của Đảng

Hoạt động 1

1. Hoàn cảnh lịch sử

GV nêu vấn đề: Tại sao nước ta phải tiến
hành đổi mới?

* Trong nước:

GV gợi ý bằng hệ thống những câu hỏi nhận
Giai đoạn 1976 - 1985 chúng ta thực
thức như sau:
hiện hai kế hoạch 5 năm, đạt được
một số thành tựu, nhưng nước ta -Trong giai đoạn 1976 -1985 nước ta đã tiến
nghèo, lâm vào tình trạng khủng hành mấy lần kế hoạch 5 năm?
hoảng về kinh tế - xã hội.
-Trong thời gian đó chúng ta đã đạt được
những thành tựu và hạn chế như thế nào?
* Thế giới:

-Tình hình thế giới có những thay đổi như
thế nào? Đặt ra yêu cầu gì cho nước ta?

- CNXH ở Liên Xô và Đông Âu bị
khủng hoảng rồi sụp đổ, ảnh hưởng HS vận dụng kiến thức của bài học trước và
lớn tới các nước XHCN khác.
đọc SGK để trả lời câu hỏi.

GV nhận xét và bổ sung
- Trung Quốc và nhiều nước trên thế HS ghi ý chính vào vở
giới đã tiến hành cải cách, mở cửa
đạt được những thành tựu to lớn.
 Chúng ta cần phải tiến hành đổi
mới để khắc phục khủng hoảng và
kiên trì con đường đi lên CNXH

2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới của Đảng được


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI
(tháng 12-1986), được điều chỉnh bổ
sung và phát triển ở Đại hội VII (6 191), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội
IX (4 - 2001).
- Nội dung của đường lối đổi mới:

Hoạt động 2
GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK và
tìm hiểu những nội dung sau đây:
-Sự kiện nào đánh dấu Đảng ta bắt đầu quá
trình đổi mới?

-Đổi mới là đổi mới lĩnh vực nào? Đổi mới

+ Đổi mới đất nước không phải là
có phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa
thay đổi mục tiêu của CNXH, mà
hay không?
làm cho mục tiêu đó thực hiện có
hiệu quả với những hình thức, biện -Đảng ta tập trung vào đổi mới lĩnh vực gì?
pháp và bước đi thích hợp.
HS trả lời câu hỏi
+Đổi mới phải toàn diện đồng bộ, từ
GV nhận xét và bổ sung:
kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư
tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải Tiến lên CNXH sau khi đất nước độc lập, tự
gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng do, thống nhất là con đường phát triển tất
đổi mới kinh tế là trọng tâm.
yếu của dân tộc, đã được Hồ Chí Minh tìm
* Về đổi mới kinh tế
Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập
trung, quan liêu, bao cấp, hình thành
cơ chế thị trường.
 Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận động theo qui chế thị
trường, có sự điều tiết của Nhà nước,
theo định hướng XHCN
 Mở rộng kinh tế đối ngoại
* Về chính trị:
 Xây dựng Nhà nước pháp quyền

thấy ở chủ nghĩa Mác - Leenin và đó là sự
chọn lựa lịch sử của dân tộc ta. Sự lựa chọn
này đã được khẳng định từ năm 1930, khi

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm
quyền lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên trong
quá trình đi lên CNXH, bên cạnh những
thành tựu to lớn còn có những khó khăn yếu
kém chúng ta phải khắc phục, đổi mới để đi
lên. Từ Đại hội Đảng VI (12 - 1986) Đảng
ta bắt đầu đề xướng đường lối đổi mới, đó là
sự thay đổi vè nhận thức, đổi mới tư duy,
Đảng và Nhà nước ta hiểu biết đầy đủ hơn
về con đường tiến lên CNXH ở nước ta phải
trải qua một thời kì quá độ dài, khó khăn


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
XHCN, Nhà nước của dân, do dân và gian khổ với các chặng đường thích hợp với
vì dân.
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước ta,
đường lối này đã đáp ứng yêu cầu cấp bách
 Xây dựng nền dân chủ XHCN bảo
của dân tộc, khi đi vào cuộc sống đã được
đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân
 Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân.
dân tộc, chính sách đối ngoại hòa
bình, hợp tác, hữu nghị.
II. Quá trình thực hiện đường lối Hoạt động

đổi mới (1986 - 2000)
GV thông báo: Quá trình thực hiện đường
1. Đại hội toàn quốc lần VI và thực lối đổi mới của Đảng ta (từ 1986 - 2000)
hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) được thực hiện qua ba kế hoạch 5 năm:
1986 - 1990, 1991 - 1995, 1996 - 2000.
*Đại hội VI (12-1986) mở đầu công
cuộc đổi mới
Sau đó GV chia học sinh thành 3 nhóm.
Nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau:
-Thời gian: từ 15 đến 18/12/1986 tại
Hà Nội
Nhóm 1:Trình bày nội dung chủ yếu của
Đại hội Đảng VI (12-1986). Hãy nêu những
- Nội dung Đại hội:
thành tựu bước đầu và yếu kém của kế
+ Đánh giá tình hình đất nước, kiểm hoạch 5 năm 1986-1990.
điểm sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
Nhóm 2:Trình bày nội dung chủ yếu của
nước trong 10 năm đầu cả nước đi
Đại hội Đảng VII (6-1991). Những tiến bộ
lên CNXH.
của quá trình đổi mới.
+ Đại hội VI, khẳng định rõ thời kì
Nhóm 3: Trình bày nội dung chủ yếu của
quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam
Đại hội Đảng VIII (6-1996). Hãy nêu những
phải trải qua quá trình lâu dài, khó
thành tựu của kế hoạch 5 năm 1996-2000.
khăn trải qua nhiều chặng đường.
Thời gian hoàn thành bài tập của các nhóm

+ Trước mắt là trong kế hoạch 5 năm
là 7 phút. Trong thời gian các nhóm làm bài
đầu tiên thực hiện đổi mới 1986-


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
1990. Chúng ta thực hiện bằng được tập, giáo viên giữ trật tự lớp học và quan sát
ba chương trình kinh tế: lương thực - học sinh làm bài.
thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất
Hết thời gian qui định, giáo viên yêu cầu đại
khẩu.
diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại
* Thành tựu
nghe và bổ sung ý kiến.
- Về lương thực – thực phẩm: từ chỗ
thiếu ăn thường xuyên, năm 1989 đã
đảm bảo lương thực trong cả nước,
có tích lũy và xuất khẩu 1,5 triệu tấn
gạo

GV nhận xét và cùng trào đổi với học sinh
một số vấn đề:
*Giai đoạn 1986 -1991
-Về nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ 6 (tháng 12/1986) khẳng định đây là Đại
hội mở đầu thời kì đổi mới. Đổi mới không

có nghĩa là thay đổi hay xa rời con đường
chủ nghĩa xa hội mà làm cho mục tiêu đó
trở thành hiện thực.

- Hàng hóa tiêu dùng trên thị trường
đã phong phú đa dạng, lưu thông dễ
dàng hơn, có nhiều cải tiến về mẫu
mã, chất lượng. Sản xuất đã gắn với
thị trường, phần bao cấp của Nhà
nước hạn chế dần (vốn, giá, vật tư, GV có thể sử dụng chân dung cố Tổng bí
lương).
thư Nguyễn Văn Linh để khắc họa cho học
sinh thấy được những khó khăn cũng như tư
- Kinh tế đối ngoại: hàng xuất khẩu
duy mạnh dạn đột phá thời bấy giờ
tăng 3 lần, từ 1989 đã có các mặt
hàng có giá trị xuất khẩu: gạo, dầu -Về chủ trương xây dựng nền kinh tế thị
thô, nhập khẩu giảm đáng kể. Kiềm trường, có sự điều tiết của nhà nước. Đây là
chế một bước lạm phát.
chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng, chủ
- Nước ta đã bước đầu hình thành
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo qui chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước,
theo định hướng XHCN.

trương này đã thực sự phát huy quyền làm
chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm
năng sáng tạo của người lao động để phát
triển sản xuất.


-Về những hạn chế, khó khăn: công cuộc
đổi mới về thực chất là một cuộc cách
- Bộ máy Nhà nước từ Trung ương
mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
đến địa phương được sắp xếp lại. Các
tổ chức chính trị đổi mới phương
thức hoạt động theo hướng phát huy
dân chủ.

đồng thời cũng còn nhhiều khó khăn, hạn
chế, yếu kém, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội
nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết, đó là:
đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội.

 Những thành tựu bước đầu đạt
được đã khẳng định đường lối đổi *Giai đoạn 1991 -1995
mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn
-Về Đại hội VII: Làm rõ hơn tình hình thế
phù hợp được toàn dân ủng hộ.
giới tại thời điểm đó có nhiều thay đổi lớn
* Hạn chế: Nền kinh tế còn mất cân nhất là sự thay đổi của Liên Xô và của các

đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao nước chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, đã tác
động thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế động đến quá trình đổi mới của nước ta. Để
thấp.Chưa có tích lũy từ nội bộ đến thực hiện các mục tiêu của Đại hội VII
kinh tế, tiền lương bất hợp lí...
chúng ta cần phải chú trọng.

2. Đại hội VII (6-1991) tiếp tục sự  Phát huy sức mạnh các thành phần kinh
nghiệp đổi mới. Thực hiện kế tế
hoạch 5 năm 1991 – 1995
Đẩy mạnh ba chương trình kinh tế với
* Đại hội toàn quốc lần VII của nội dung cao hơn trước
Đảng (6/1991)
Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới
- Thời gian: từ ngày 24 đến ngày theo yêu cầu công nghiệp hóa
27/6/1991, tại Hà Nội
-Về những thành tựu và hạn chế:
- Nội dung
GV nên nhấn mạnh tới thành tựu về đối
+ Đại hội đã điều chỉnh, bổ sung, ngoại, đặc biệt là sự thay đổi trong quan hệ
phát triển đường lối đổi mới để tiếp ngoại giao giữa Hoa Kì và Việt Nam và sự
tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước, kiện Việt Nam ra nhập Asean. GV có thể
quyết định một số vấn đề chiến lược cùng học sinh khai thác H89 – SGK “Lễ kết
lâu dài, đề ra Cương lĩnh xây dựng nạp Việt Nam là thành viên thứ bảy của
đất nước trong thời kì quá độ tiến lên ASEAN” như sau:
CNXH và Chiến lược ổn định, phát


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò


(Kiến thức cần đạt)
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

-Hãy cho biết Asean là tổ chức ra đời từ khi
nào? Mục đích hoạt động

+ Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế
hoạch 5 năm 1991 – 1995: đẩy lùi và -Bức ảnh trên được chụp tại đâu? Nhân sự
kiềm chế lạm phát, ổn định, phát kiện gì?
triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, bắt
-Nước ta ra nhập Asean chứng tỏ điều gì?
đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Có những cơ hội và thách thức như thế nào
* Thành tựu:
cho nước ta?
+ Kinh tế: trong 5 năm 1991-1995
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP
tăng bình quân 8,2%/năm, công
nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp
tăng 4,5%/năm, lạm phát được đẩy
lùi, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD,…
Khoa học – giáo dục: hoạt động
khoa học gắn với nhu cầu kinh tế - xã
hội, giáo dục và đào tạo có bước phát
triển mới.
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định,
an ninh, quốc phòng được củng cố.
- Đối ngoại ngày càng mở rộng: năm
1995 ta có quan hệ ngoại giao với

hơn 160 nước, buôn bán với hơn 100
nước, hơn 50 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta.
Tháng 7/1995, Việt Nam và Mĩ đã
bình thường hóa quan hệ ngoại giao;
Việt Nam gia nhập ASEAN.

HS vận dụng kiến thức đã học về tổ chức
Asean để trả lời câu hỏi
GV nhận xét và trình bày về những thành
tựu cũng như khó khăn:
Có thể nói rằng: Trước mắt chúng ta, thuận
lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan
xen lẫn nhau. Chúng ta cần chủ động nắm
bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời
luôn tỉnh táo và kiên quyết đẩy lùi nguy cơ,
đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ và
đúng hướng. Thành tựu của 10 năm đầu đổi
mới đã tạo những điều kiện thuận lợi để
chúng ta tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, thực hiện mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)

* Hạn chế:
- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ
sở vật chất - kĩ thuật còn lạc hậu,…
- Tham nhũng, lãng phí, làm ăn phi
pháp chưa được ngăn chặn, đời sống
một bộ phận nhân dân khó khăn, nhất
là vùng sâu, vùng xa
3. Đại hội VIII và thực hiện kế
hoạch 5 năm 1996-2000
* Nội dung:
* Giai đoạn 1996 -2000
- Đại hội khẳng định tiếp tục nắm
vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây - Về Đại hội lần VIII của Đảng: khẳng định
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. GV dành ít thời gian giải thích
- Đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của kế
về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
hoạch 5 năm 1996-2000 là đẩy mạnh
(đó là những thành phần gì) vận động theo
công cuộc đổi mới toàn diện, đồng
qui luật kinh tế thị trường là như thế nào
bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế
(cốt lõi là cạnh tranh), vận động theo qui
hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu
luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của
đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng
Nhà nước.
kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững đi
đối với giải quyết những vấn đề bức - Về các thành tựu và hạn chế, giáo viên tập

xúc xã hội: Cải thiện đời sống nhân trung phân tích một số điểm sau đây
dân, nền kinh tế có tích lũy.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu: nên so sánh
* Thành tựu:
với tình trạng lương thực – thực phẩm trước
1986 để thấy được thành tựu quan trọng khi
- Kinh tế: GDP tăng 7%/năm, công
chúng ta đã trở thành nước đứng thứ hai
nghiệp tăng 13,5%/năm, nông nghiệp
xuất khẩu gạo trên thế giới.
tăng 5,7%/năm; xuất khẩu đạt 51,6 tỉ


Chuẩn kiến thức

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

(Kiến thức cần đạt)
USD tăng bình quân 21%/năm,…
-Về văn hóa, giáo dục: Đến năm
2000, 100% các tỉnh thành phố đạt
tiêu chuẩn phổ cập tiểu học, xóa mù
chữ, một số tỉnh thành phố bắt đầu
phổ cập THCS; giải quyết việc làm
cho khoảng 1,2 triệu lao động
- Đối ngoại: Đến năm 2000, nước ta
có quan hệ thương mại với hơn 140
nước, quan hệ đầu tư với gần 70
nước và vùng lãnh thổ, thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

* Hạn chế:

+ Để làm rõ hơn những thành tựu quan
trọng của nước ta trong giai đoạn này, giáo
viên có thể khai thác giới thiệu với HS hình
90 và 91 SGK. Đó là nhà máy thủy điện
Yaly (Gia Lai - KonTum) và cầu Mĩ Thuận
bắc qua sông Tiền. Ngoài ra, GV nên tìm
kiếm các hình ảnh, bài viết trên mạng
Internet và từ các nguồn tư liệu khác nhau
để cụ thể hóa cho HS về những thành tựu
xây dựng kinh tế, phát triển đất nước của
nước ta trong giai đoạn này.

GV tổng kết thảo luận:

- Trong quá trình đổi mới (từ 1986 đến nay)
- Nền kinh tế phát triển chưa vững
chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
chắc, năng suất lao động thấp, chất
nhưng thành tựu to lớn nhất, chủ yếu nhất
lượng sản phẩm chưa cao,...
chúng ta đã đạt được là chúng ta đã xây
- Hoạt động khoa học và công nghệ dựng được nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
chưa đáp ứng được sự nghiệp công phần, vận động theo qui luật kinh tế thị
trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo
nghiệp hóa và hiện đại hóa.
định hướng XHCN.
- Tỉ lệ thất nghiệp còn cao, mức sống
HS tiếp thu và ghi những ý chính vào vở.

của nhân dân còn thấp.
III. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức:
- Vì sao đến năm 1986 Đảng ta tiến hành đổi mới?


- Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế chính trị của Đảng.
- Nêu nhiệm vụ và mục tiêu, thành tựu và hạn chế của các kế hoạch 5 năm: 19861990, 1991-1995, 1996-2000.
2. Bài tập về nhà
- Học bài theo những câu hỏi ở phần củng cố
- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1919 -2000



×