Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả thực tiễn tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.73 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ PHƢƠNG ANH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ - THỰC TIỄN TRÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ PHƢƠNG ANH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ - THỰC TIỄN TRÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Luật Hiến Pháp – Luật Hành Chính



Mã số

: 24UD02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TRẦN KIM LIỄU

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng
theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

TRẦN KIM LIỄU

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ PHƢƠNG ANH



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sở hữu trí tuệ:

SHTT

Uỷ ban nhân dân:

UBND

Chi cục Quản lý thị trường

QLTT


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả theo
nghị định 185 ..................................................................................................................... 34
Bảng 2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ..................... 36
Bảng 2.2.1 Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của Chi cục Quản lý
thị trường – Sở Công thương Hà Nội (từ năm 2013-2017) ............................................... 39


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ................................................................ 1
1.1. Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ............................................................... 1
1.1.1. Khái niệm hàng giả, buôn bán hàng giả............................................................. 1
1.1.2. Hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ........................................... 3
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả .................................................. 9
1.3. Quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả .......... 11

1.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ..................... 11
1.3.2. Các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả ........................... 12
1.3.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán hàng giả.... 16
1.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ................................... 19
1.5. Các yếu tố đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ................ 24
1.5.1. Yếu tố pháp lý ................................................................................................... 24
1.5.2. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng .......................................................... 24
1.5.3. Năng lực của chủ thể có thẩm quyền xử phạt ................................................... 25
1.5.4. Vai trò của các yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................. 25
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN
BÁN HÀNG GIẢ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................... 27
2.1. Quá trình phát triển pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả 27
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1957-1994 ............................................................................ 27
2.1.2. Giai đoạn từ 1994 đến nay ............................................................................... 28
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại
địa bàn Thành phố Hà Nội ............................................................................................. 39
2.2.1. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại địa bàn Thành
phố Hà Nội .................................................................................................................. 39
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
tại Thành phố Hà Nội ................................................................................................. 47


CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ .......................................................................................... 55
3.1. Quan điểm về tăng cường xử phạt hành chính với vi phạm về buôn bán hàng giả 55
3.1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành kiểm tra, phát hiện và xử
phạt vi phạm hành chính trong buôn bán hàng giả .................................................... 55
3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong buôn
bán hàng giả đảm bảo bắt kịp với sự phát triển của kinh tế quốc tế.......................... 56
3.1.3. Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng

chống và xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả. ................................................. 57
3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp giữa Doanh nghiệp với các cơ quan chức năng, liên
minh giữa các nhà sản xuất trong công tác đấu tranh chống buôn bán hàng giả là rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 59
3.1.5. Phát huy vai trò của các thiết chế xã hội trong việc phát hiện và đấu tranh với
hành vi buôn bán hàng giả ......................................................................................... 60
3.1.6. Quán triệt chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ..................... 61
3.2. Các giải pháp để tăng cường xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ................ 62
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
..................................................................................................................................... 62
3.2.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí cho lực lượng
chức năng trong công tác phòng chống và xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán
hàng giả ...................................................................................................................... 64
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp liên ngành kiểm tra, rà soát công tác chuyên
môn xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ............................................ 65
3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa Doanh nghiệp với các cơ quan chức năng, liên
minh giữa các nhà sản xuất trong công tác đấu tranh chống buôn bán hàng giả ..... 65
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và vận động người tiêu dùng tham gia đấu
tranh chống buôn bán hàng giả .................................................................................. 66
3.2.6. Đẩy mạnh kiểm tra, rà soát việc xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng
giả ............................................................................................................................... 67


3.2.7. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc phát hiện thông tin,
đấu tranh với hành vi buôn bán hàng giả. .................................................................. 69
3.2.8.Các giải pháp bổ trợ .......................................................................................... 70
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 74


MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu đề tài
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đã tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển, tuy nhiên, đó cũng là mảnh đất màu mỡ
cho buôn bản hàng giả phát triển. Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế
trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng tinh vi và phức tạp, trong đó tình trạng sản xuất,
buôn bán hàng giả đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trên thị trường
hiện nay, nhiều mặt hàng bị làm giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của
người dân. Hàng giả đã trở thành “quốc nạn”, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
Những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn bán hàng giả từ trung ương đến
địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn không thể đẩy lùi hoàn toàn
các hành vi buôn bán hàng giả, thậm chí hành vi này còn có chiều hướng gia tăng dẫn tới
yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta để đấu tranh hạn chế
“quốc nạn” này.
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả nhằm truy cứu trách nhiệm
hành chính đối với chủ thể vi phạm. Ở nước ta, những năm qua, để đối phó với nạn buôn
bán hàng giả, gian lận thương mại, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về xử lý vi
phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, như: Pháp lệnh trừng trị tội đầu lậu
cơ, buôn, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982; Nghị định 140/HĐBT ngày
25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất
buôn bán hàng giả; Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản
xuất và buôn bán hàng giả; Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
người tiêu dùng,… Những quy định này đã góp phần đẩy lùi các hành vi buôn bán hàng
giả qua công tác kiểm tra, rà soát và xử phạt hành vi vi phạm về buôn bán hàng giả.


Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng cho thấy, nhiều quy định pháp luật vẫn chưa
thực sự phù hợp, chưa đáp ứng được với tình hình vi phạm và xử lý vi phạm, cần được
sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Là một trong 3 tỉnh thành lớn nhất trong cả nước, Hà Nội là thị trường tiêu thụ
với sức mua lớn của cả nước, hạ tầng thương mại được đầu tư với quy mô lớn, mạng lưới
phân phối phát triển đồng bộ, hiện đại hàng đầu cả nước với 25 trung tâm thương mại,
121 siêu thị, 414 chợ, trên 600 hệ thống cửa hàng tiện ích, trên 50 chuỗi kinh doanh các
hàng nông sản, thực phẩm1... có khả năng tập trung, phát luồng hàng tới các vùng, miền
trong cả nước và xuất khẩu. Chính vì các điều kiện thuận lợi và nền tảng thị trường nhất
định, Hà Nội chính là địa điểm đứng đầu về vấn nạn buôn bán hàng giả. Thực tế cho thấy
rằng, công tác phòng chống hàng giả ở địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc, các vấn đề nổi cộm nhức nhối chưa được giải quyết triệt để.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu hệ thống từ văn bản pháp luật
đến thực tiễn về công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn
Thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị về việc bổ sung, sửa đổi
pháp luật xử phạt vi phạm phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết. Vì thế học viên đã lựa
chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Thực tiễn trên Thành
phố Hà Nội” để làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính
- Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học,
Viện Nhà nước và Pháp luật;
- Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội;
- Đỗ Hoàng Yến (2002), "Tăng cường và đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát trong
xử phạt vi phạm hành chính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
1

/>

- Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Pháp lệnh Xử
phạt vi phạm hành chính năm 2002, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Bùi Xuân Đức (2006), "Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành

chính: những hạn chế và giải pháp đổi mới", Tạp chí Nhà nước và pháp luật;
- Đỗ Hoàng Yến (2007), "Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở một số
nước trên thế giới", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
- Nguyễn Ngọc Bích (2007), "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và những
bất cập trong quy định pháp luật hiện hành", Tạp chí Luật học;
- Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội;
- Bộ Tư pháp, Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) - Dự án VIE/02/015
(2008), Kỷ yếu Hội thảo: Định hướng xây dựng Luật Xử phạt vi phạm hành chính, Quảng
Ninh, 08-09/5/2008;
- Trương Khánh Hoàn (2008), "Bất cập của các quy định về biện pháp khắc phục
hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (31, 32);
- Các Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, của Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng
giả
- Nguyễn Mạnh Cường, Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện
nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn Thạc sỹ luật học của, Đại học Quốc gia
Hà Nội;
- Nguyễn Trường Sơn (2016), Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
- Từ thực hiện Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và
Luật Hành Chính, Học viện Hành chính Quốc gia;


- Phạm Anh Tuấn (2015), Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản
xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường Tỉnh Quảng Ninh, Luận văn
thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Đại học Thái Nguyên – Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Với tình hình các nghiên cứu khoa học hiện nay, vấn đề xử phạt vi phạm hành
chính đã được nghiên cứu chuyên sâu qua nhiều công trình như luận án, luận văn, bài

viết, bài báo trên tạp chí,….Tuy nhiên, về đề xử phạt vi phạm hành chính trong buôn bán
hàng giả nói chung và nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này trên từng địa bàn trên cả nước
nói riêng thì vẫn còn hạn chế. Do đó, cần có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết phản
ánh về vấn đề buôn bán hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này để
góp phần xây dựng hệ thống lý luận và cả thực tiễn trên mỗi địa bàn trên đất nước. Từ đó,
các nghiên cứu sẽ chỉ ra những lý luận đúng đắn và tìm được phương hướng giải quyết
các vấn đề tồn động trong việc buôn bán hàng giả. Các công trình nghiên cứu trên đây
cũng là một phần tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn thạc sĩ của học viên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, mục đích nghiên cứu đề tài: “Xử
phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Thực tiễn trên Thành phố Hà Nội” là xác
định phương hướng, và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính về buôn bán hàng giả tại địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói
chung và pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật xử
lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả để có thể thấy được những bất cập, khó
khăn, vướng mắc trong thực tế thi hành, áp dụng pháp luật.


- Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại địa bàn Thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những quan điểm, quan niệm về xử phạt vi
phạm hành chính về buôn bán hàng giả; pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn
bán hàng giả; công tác xử phạt trên thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung: về thời gian từ năm 2013 đến nay; về không
gian: xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại địa bàn Thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về
quản lý hành chính nhà nước, xử phạt vi phạm hành chính và các quan điểm định hướng
ổn định phát triển kinh tế.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp lịch sử: Xem xét pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính theo từng
thời kỳ. Mỗi giai đoạn sẽ có pháp luật phù hợp. Từ đó tìm ra quy luật của sự phát triển
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Phương pháp được sử dụng tập trung tại
Chương II.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả
của các công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó và sự sắp
xếp với kết cấu theo góc nhìn của tác giả. Phương pháp này được sử dụng tập trung tại
Chương I và Chương III.
Phương pháp so sánh: So sánh pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán
hàng giả của nước ta trong từng giai đoạn và với lĩnh vực xử phạt khác; So sánh pháp luật
xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả với tội phạm buôn bán hàng giả.
Phương pháp này được sử dụng tập trung tại Chương I.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp xã hội học pháp luật (để phân
tích cơ sở xã hội của việc xử phạt vi phạm hành chính); phương pháp của thống kê xã hội


học (từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng vi phạm hành chính và
xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả để đề ra những giải pháp hợp lý).
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có những đóng góp khoa học như sau:
- Ý nghĩa lý luận: đã hệ thống hoá và góp phần hoàn thiện khái niệm, đặc điểm
của xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả; góp phần hoàn thiện nhận thức lý

luận về mục đích, ý nghĩa và nội dung của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả; các yếu tố tác động ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan áp
dụng pháp luật trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện pháp
luật cũng như áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu,
biểu đồ, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả tại
Thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
1.1.1. Khái niệm hàng giả, buôn bán hàng giả
Theo Từ điển Kinh tế, Nhà xuất bản sự thật (1979): “Hàng hóa là sản phẩm dùng
để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao
đổi”. Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa (1998): “Giả có nghĩa không phải
là thật mà được làm với bề ngoài giống như cái thật để người khác tưởng là thật”.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư2: “Hàng giả là hàng làm bắt chước theo mẫu
mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm đủ tiêu chuẩn
về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc không có giá trị sử dụng đầy đủ, nhất là
đối với mặt hàng thông dụng và có nhu cầu lớn. Về hình thức, các loại hàng giả rất giống

hàng thật, vì kĩ thuật làm hàng giả ngày càng tinh vi. Người làm hàng giả cũng có khi sử
dụng một phần nguyên liệu, các loại bao bì, tem nhãn của hàng thật để lừa gạt người
mua”. Khái niệm này thực ra chỉ là giải thích về mặt ngôn ngữ, mà chưa phải là khái
niệm mang tính pháp lý, thể hiện bản chất của hàng giả.
Đến Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng
tại Điều 3 quy định về hàng giả một cách cụ thể hơn. Như vậy, về thuộc tính có thể xác
định hàng giả gồm 4 loại:
Thứ nhất, trường hợp giả về nội dung: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công
dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên
gọi của hàng hoá; Có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công
dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng
hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt
2

/>gi%E1%BA%A3&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=9484

1


mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký,
công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho
người, vật nuôi không có dược chất, có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã
đăng ký, không đủ loại dược chất đã đăng ký, có dược chất khác với dược chất ghi trên
nhãn, bao bì hàng hoá; Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất, có hàm lượng hoạt chất
chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký,
công bố áp dụng, không đủ loại hoạt chất đã đăng ký, có hoạt chất khác với hoạt chất ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa.
Thứ hai, trường hợp giả về hình thức (giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa),
bao gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá giả mạo tên thương nhân, địa chỉ

của thương nhân khác; Giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hoá, mã số đăng
ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hoá của thương nhân khác; Hàng hóa có nhãn
hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất,
đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Thứ ba, trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ, được quy định tại Điều 213 Luật
sở hữu trí tuệ 2005. Trong các loại hình hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
(SHTT) chiếm một phần tương đối lớn và phổ biến. Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 quy định như sau: “Hàng hóa giả mạo về SHTT theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả
mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại
Khoản 3 Điều này.
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu,
dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng
cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức
quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ
thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”.

2


Theo quy định trên của Luật SHTT cũng đã xác định rõ các hành vi sản xuất,
nhập khẩu, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, trường hợp các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả cũng được coi là hàng
giả. Tem, nhãn, bao bì giả bao gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem
chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ
chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên
thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì
hàng hóa của thương nhân khác.
Qua quá trình phát triển của các khái niệm như trên, có thể định nghĩa một cách

khái quát như sau: Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái pháp
luật có hình dáng giống như những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho phép sản
xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩm hàng hóa không có giá
trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó, là loại
sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm
cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm hàng hóa thật mà cơ sở sản xuất kinh doanh
đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền SHTT hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà
Việt Nam có tham gia.
Như vậy, liên quan đến hàng giả có hai nhóm hành vi bao gồm: sản xuất hàng giả
và buôn bán hàng giả. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp,
pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa. “Buôn
bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ,
bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa
hàng hóa vào lưu thông trên thị trường. Hành vi sản xuất và buôn bán hàng hoá thuộc
một trong các trường hợp như đã nêu ở trên được coi là hành vi sản xuất và buôn bán
hàng giả. Trong bài luận văn này sẽ giới hạn trong hoạt động buôn bán hàng giả.
1.1.2. Hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm
3


Vi phạm hành chính là một trong những loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ
biến và có ảnh hướng lớn tới xã hội, tuy có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội
phạm. Vi phạm hành chính là hành vi mang tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước,
có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khái niệm vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
được xác định là: hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cùng với khái niệm về hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả, mặc dù pháp luật
không quy định rõ ràng về thế nào là vi phạm hành chính về buôn bán giả, nhưng chúng
ta cũng có thể định nghĩa vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả như sau: Vi phạm
hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng chống hàng giả mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài những đặc điểm giống các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành
chính về buôn bán hàng giả có một số đặc điểm đặc thù sau:
Thứ nhất, tính gây hại trực tiếp cho người tiêu dùng. Bản chất của việc buôn bán
hàng giả là lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính, tước đoạt giá trị vật chất và tinh
thần của người khác. Sử dụng hàng giả về lâu dài còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ, kinh tế và thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, hành vi vi phạm hành
chính về buôn bán hàng giả gây hại trực tiếp đến người tiêu dùng và cần phải xử phạt
nghiêm minh.
Thứ hai, có tính đa dạng, phổ biến và thường xuyên. Các mặt hàng hoá được làm
giả trên thị trường hiện nay rất đa dạng, trà trộn vào các loại hàng hoá được bày bán tràn
lan. Thậm chí, người bán hàng cũng không biết hàng hoá mình bán ra là hàng thật hay
hàng giả vì qua nhiều đầu mối cung cấp khác nhau. Hàng hoá giả bán tại thị trường hiện
nay rất tinh vi, sản phẩm ở trong là giả nhưng bao bì bên ngoài lại là thật khiến cho người
tiêu dùng và các cơ quan chức năng không thể phân biệt được bằng mắt thường. Từ
4


những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng thông thường đến những hàng hoá công nghệ cao.
Quản lý về buôn bán hàng hóa đã được siết chặt tuy nhiên mức độ vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả vẫn xảy ra thường xuyên.
Thứ ba, đặc thù về căn cứ phát sinh: vi phạm hành chính về buôn bán hàng xuất
phát từ thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Buôn bán hàng giả với giá thành thấp
hơn hàng thật, chi phí nhập hàng giả thấp sẽ đem lại nguồn thu lời cho người buôn bán.
Tuy nhiên, cũng vì thị yếu của người tiêu dùng luôn chuộng hàng ngoại nhập, hàng hoá

của thương hiệu lớn nhưng lại muốn bỏ ra ít chi phí để có được. Chính vì điều này đã
tăng khả năng tiêu thụ hàng giả trong thị trường Việt Nam ngày nay. Người tiêu dùng khi
mua hàng không có thói quen quan tâm về nguôn gốc, xuất xứ của sản phẩm khiến người
bán thấy lợi trước mắt mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng.
Thứ tư, chủ thể vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đa dạng và phổ biến
như: tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Dù ở mức độ nào, đều là chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh
thương mại.
(i) Chủ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam thường có
các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn mác, kiểu dáng, thương hiệu của
các sản phẩm nước ngoài gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng như: đồng hồ, đồ gia dụng
điện tử, mỹ phẩm cao cấp,…Các thương hiệu hay bị các doanh nghiệp làm giả phải kể
đến như: lĩnh vực điện máy gia dụng: Panasonic, Samsung, Sony,…; lĩnh vực mỹ phẩm
cao cấp: Dior, Mac, Ohui,…; lĩnh vực thời trang: Gucci, Louis Vuitton, Zara, Nike;…
(ii) Chủ thể là cá nhân và hộ kinh doanh thường kinh doanh các mặt hàng hoá giả
thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như là: Mì chính, gia vị, dầu gội, bánh
kẹo,….
Hành vi buôn bán hàng giả diễn ra trên nhiều lĩnh vực vì vậy các đối tượng cung
cấp hàng giả cũng đa dạng theo từng lĩnh vực, theo từng phân cấp thị trường và xuất phát
từ thị yếu tiêu dùng của người tiêu dùng trên từng địa bàn. Trên địa bàn Thành phố Hà
Nội hiện nay, các mặt hàng giả được rao bán tràn lan và được người tiêu dùng ưa chuộng
5


phải kể đến là trong lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm. Các mặt hàng này được chủ thể kinh
doanh nhập khẩu đa phần là từ Trung Quốc hoặc sản xuất ngay tại Việt Nam với nhãn
mác giả là hàng nước ngoài. Hàng hoá giả này được ưa chuộng bởi giá thành thấp, hình
thức giống như hàng thật và có nhiều chủ thể cung cấp để lựa chọn và mua bán rất thuận
tiện.
So với các chủ thể vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác như hải quan, môi

trường, giao thông,… thì chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán
hàng giả là rất rộng và khó kiểm soát hơn cả.
1.1.2.2. Loại hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có thể chia thành 4 nhóm hành
vi như sau:
(i) Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng gồm:
Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa: có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc
đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng,
quy chuẩn kỹ thuật đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược
chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký;
có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70%
trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng;
không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa.
(ii) Nhóm hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:

6


Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ
của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng
ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc
hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
(iii) Nhóm hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều

213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý: Hàng hoá giả mạo nhãn
hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà
không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý;
Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể
quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
(iv) Nhóm hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả:
Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem
chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ
chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên
thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì
hàng hóa của thương nhân khác.
1.1.2.3. Phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm về buôn bán hàng giả
Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả và tội buôn bán hàng giả được quy
định trong Bộ Luật hình sự có sự tương đồng thể hiện ở hành vi do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Nhưng điểm khác nhau là vi phạm hành chính là hành vi
xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và cơ sở để xử phạt là Luật xử lý vi phạm hành
chính. Tội buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật Hình sự và
phải chịu phạt theo Bộ Luật Hình sự 2015.

7


(i) Mặt khách quan: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội
phạm là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Vi phạm hành chính có mức
độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi vi phạm hành chính trong việc buôn bán hàng giả được đánh giá ở nhiều yếu tố
khác nhau như: chất lượng hàng hóa, mức độ giả (giả về hình thức, nội dung hay cả hai),
tính theo giá trị của lô hàng hóa giả đó,… được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành

chính.
Tội phạm buôn bán hàng giả gây nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự. Theo đó, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm được quy
định theo các tiêu chí đánh giá cao hơn so với vi phạm hành chính, cụ thể như: giá trị
hàng hóa giả từ 20.000.000 đồng trở lên hoặc căn cứ theo tính chất, mức độ tái phạm, thủ
đoạn thực hiện hành vi, có tổ chức hay công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm chuyên
nghiệp, xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người, thu lợi bất chính với giá trị cao,….
(ii) Mặt chủ quan: Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý
và lỗi vô ý. Còn trong Bộ Luật hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, đó là lỗi
cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Ta có thể thấy,
xử phạt vi phạm hành chính mang tính chất giáo dục, cảnh cáo. Do tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội hình sự nên cần phân loại lỗi hành vi rõ ràng để trừng
phạt tội phạm theo mức độ khác nhau giúp giải quyết vụ án một cách chính xác.
(iii) Chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ
16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài
ra, chủ thể của vi phạm hành chính còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và
các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực buôn bán
hàng giả, chủ thể có hành vi vi phạm hành chính đa phần là cá nhân, tổ chức thương mại
thực hiện hành vi qua hình thức nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa. Trong đó, các doanh
nghiệp lớn phải kể đến như Khải Silk đã có những hành vi vi phạm hành chính nghiêm
trọng gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa trên thị
8


trường và việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền hiện nay. Tuy nhiên,
không chỉ dừng lại ở các tiểu thương hay doanh nghiệp thương mại lớn, chủ thể vi phạm
hành chính trong lĩnh vực buôn bán hàng giả còn có cả những cá nhân, tổ chức lợi dụng
quyền hạn nghĩa vụ của mình để tiếp tay, đưa nguồn hàng giả vào trong nước tiêu thụ.

Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm là cá nhân (Điều 2) phải
có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện một tội phạm cụ thể và phải đạt độ tuổi
quy định. Cụ thể đó là phải từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng và từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm (Điều
12). Trong chủ thể của tội phạm buôn bán hàng giả, Bộ luật hình sự còn quy định cho
pháp nhân thương mại thay vì là tổ chức (rất rộng) như trong chủ thể của vi phạm hành
chính về buôn bán hàng giả. Bộ luật Dân sự quy định pháp nhân thương mại bao gồm
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận. Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính rộng hơn rất nhiều so với tội
phạm trong lĩnh vực buôn bán hàng giả.
(iv) Về hệ quả pháp lý đối với người vi phạm: Chủ thể vi phạm hành chính trong
lĩnh vực buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt hành chính. Tội phạm buôn bán hàng giả sẽ phải
chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt theo Bộ Luật Hình sự
và chủ thể vi phạm sẽ là tội phạm.
Như vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả vi phạm hành
chính và tội phạm đều có những dấu hiệu riêng biệt được coi là đặc điểm nhận dạng hành
vi. Từ đó, chúng ta cần nhìn nhận vào những đặc điểm đó để phân biệt được chúng trong
các trường hợp cụ thể, đảm bảo thực hiện pháp luật công bằng, nghiêm minh.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
(i) Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
9


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán hàng giả là hoạt động áp
dụng pháp luật nhằm giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán
hàng giả do cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi. Cũng có thể hiểu, xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực buôn bán hàng giả là hoạt động áp dụng pháp luật trong đó việc
người có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để áp dụng các hình thức, biện
pháp xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi buôn bán hàng giả.
(ii) Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả:
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả vừa có đặc điểm chung của xử
phạt vi phạm hành chính vừa có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, cơ sở của việc xử phạt về buôn bán hàng giả: có hành vi vi phạm hành
chính của cá nhân, tổ chức. Các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt vi
phạm hành chính phải có đầy đủ căn cứ xác định có hành vi vi phạm hành chính đã được
thực hiện. Trong lĩnh vực buôn bán hàng giả, để xử phạt, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải xác định có hành vi buôn bán hàng giả do chủ thể vi phạm gây ra.
Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền xử phạt cũng được quy định trong Luật xử lý vi
phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác: bao gồm nhiều cơ quan mà trước hết là
các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đối với ngành và lĩnh vực, UBND các cấp
và các cơ quan có vai trò kiểm soát đối với lĩnh vực quản lý hành chính tương ứng; các cá
nhân có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước đó. Nhìn chung, chủ thể xử phạt hành
chính về buôn bán hàng giả rất đa dạng và phong phú. Về mặt thể chế, pháp luật quy định
chi tiết cho từng cơ quan chức năng khác nhau về thẩm quyền, biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính về buôn bán hàng giả.
Thứ ba, xử phạt hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thứ tư, xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các biện pháp xử
phạt nghiêm khắc, mang tính răn đe cao. Xuất phát từ hậu quả và sức ảnh hưởng nhất
10


định đến người dân, thị trường và nền kinh tế trong nước từ các hành vi buôn bán hàng
giả mang lại thì các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn
bán hàng giả có tính đặc thù. Ngoài hình thức chính là phạt tiền và cảnh cáo còn có các

hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra.
Thứ năm, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là các quyết định xử
phạt bao gồm các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng với cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính. Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt có thể hiện sự trừng phạt
của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, qua đó giúp người dân có ý
thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung.
1.3. Quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

1.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xử lý các hành vi vi phạm hành chính về
buôn bán hàng giả bao gồm:
(i) Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự kinh tế và chức vụ (Bộ Công
an) là lực lượng có chức năng điều tra, khám phá các đường dây, các ổ nhóm sản xuất,
buôn bán hàng giả; phối hợp với các lực lượng hữu quan để đấu tranh ngăn chặn tình
trạng buôn bán hàng giả.
(ii) Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng đóng vai trò chính trong cuộc đấu
tranh phòng và chống hàng giả. Theo Quyết định số 907/QĐ-BCT ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Quản lý thị trường, đây là lực lượng chuyên nghiệp có chức năng bám sát thị
tường, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm hành chính về buôn
bán hàng giả, và các vi phạm khác. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.
(iii) Lực lượng Hải quan: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động.
11


×