Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính


Mã số: 8380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Bích

HÀ NỘI - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trinh
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Hành chính –Nhà nước, các thây

cô giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành được công trình khoa học này, em xin chân thành cảm ơn
tới sự động viên, giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến T.S Nguyễn Ngọc Bích, người luôn quan tâm, chỉ dẫn tận tình trong
suốt quá trình em thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do đây là vấn đề khá phức tạp nên luận văn
khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết . Vì vậy, em rất mong được sự góp
ý, chỉ bảo của các thầy, cô để bài luận văn được hoàn hiện hơn./.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PCCC

: Phòng cháy và chữa cháy

PCCC&CNCH

: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

VPHC

: Vi phạm hành chính


GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


4

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………...6
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………...........11
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY………………………………………………………………………..…….11
1.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy……………….......11
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy………………………………………………………………………………11
1.1.2.Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy…………………………………………………………………………………12
1.1.3. Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
........................................................................................................................... ……17
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy………….26
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy…………………………………………………………………………………26
1.2.2. Ý nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy……………………………………………………………………………........29
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC
TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. ……32
2.1. Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy, chữa cháy ................................................................................................. ……32
2.1.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy ....................................................... ……33

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


5

2.1.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy ................................................................................................................... ……38
2.1.3. Thủ tục xử phạt trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy ........................................................................................................... ……39
2.2. Đánh giá pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy ........................................................................................................... ……41
2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... ……44
2.3.1. Diễn biến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua……………..…………..…………….46
2.3.2. Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
trên địa bàn thành phố Hà Nội……………………………………………………...49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG
THỜI GIAN TỚI………………………………………………….........................58
3.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy ...................................................................................... ……59
3.2. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về

xử

phạt

vi

phạm

hành

chính

trong

lĩnh

vực

phòng

cháy,

chữa

cháy……………………………………………………………………………...61
3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện vi phạm cũng như
đánh giá chính xác tính chất, mức độ vi phạm làm căn cứ cho việc xử phạt ... ……63
3.4.Tăng cường xây dựng, phát triển lực lượng dân phòng trên địa bàn thành phố
........................................................................................................................... ……63
KẾT LUẬN .................................................................................................... ……..66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... ……..67

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên cả nước ngày càng xuất hiện
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu kinh tế tập
trung với quy mô ngày càng lớn, dây truyền công nghệ ngày càng hiện đại, khối
lượng hàng hóa, vật tư của các cơ sở tập trung ngày càng nhiều. Tính chất cháy,
nổ của nhiều thiết bị, dây truyền công nghệ, vật liệu mới cũng phức tạp và nguy
hiểm hơn trước. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, tổ hợp
nhà cao tầng được xây dựng, nhiều loại vật liệu mới trong đó có những vật liệu
dễ cháy được sử dụng để xây dựng các công trình. Điều đó đồng nghĩa với nguy
cơ cháy, nhất là cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng ngày càng gia tăng.
Thực tế cho thấy, thời gian qua ở nước ta, tình hình cháy, nổ cũng diễn biến
hết sức phức tạp. Chỉ tính trong 05 năm (2012 - 2016) trên toàn quốc đã xảy ra
11.461 vụ cháy, làm chết 360 người, bị thương 957 người, thiệt hại về tài sản do
cháy gây ra ước tính trị giá hơn 6.147 tỉ đồng. Nhiều vụ cháy đã để lại hậu quả
nặng nề cho con người, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến trật tự, an
toàn xã hội. Vậy nhưng nhiều cơ quan, đơn vị và một bộ phận người dân vẫn còn
xa lạ và thờ ơ với công tác phòng cháy chữa cháy. Tại nhiều doanh nghiệp, khu
chung cư việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực về an toàn PCCC
chỉ làm qua loa, chiếu lệ, mang tính đối phó.
Thủ đô Hà Nội vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế, là đầu

mối giao lưu của cả nước với các nước trong khu vực và thế giới. Trong những
năm qua, tình hình kinh tế thành phố Hà Nội ngày một tăng trưởng với nhiều dự
án đầu tư nước ngoài, nhiều khu công nghiệp được thành lập, nhiều trung tâm
thương mại, khu chung cư cao tầng được xây dựng. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của thành phố, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội không ngừng phát

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


7

triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết ngày càng
khắc nghiệt, khó lường, nguy cơ cháy, nổ ngày càng gia tăng và diễn biến phức
tạp. Điều đó đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác PCCC.
Những năm qua, công tác phòng cháy và chữa cháy đã được cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp quan tâm chú trọng. Ý
thức của người dân về PCCC cũng được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng chống cháy, nổ dẫn tới xảy ra
các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng, có
những vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC chưa được
triệt để, có nhiều vụ vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện
nhưng chưa xử lý thỏa đáng vì thế không có tính răn đe, phòng ngừa.
Cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày nhưng khi xảy ra thì có khả năng gây
thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, hậu quả của cháy nổ cũng cần thời gian
dài để khắc phục.Vì vậy, nếu không thực hiện tốt công tác PCCC thì sẽ ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung. Trong đó, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC nhằm

đảm bảo an toàn PCCC và quản lý nhà nước về PCCC là biện pháp đảm bảo
công tác quản lý nhà nước về PCCC đạt hiệu quả tối ưu nhất. Xử phạt vừa trừng
phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, vừa mang tính răn đe, phòng ngừa làm giảm
nguy cơ cháy nổ hoặc giảm thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC dưới góc
độ luật học và qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội là cơ hội để đánh giá
các quy định pháp luật hiện hành về PCCC và xử phạt vi phạm hành chính về
PCCC. Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ hơn được thực trạng, hạn chế,
bất cập của công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Hà Nội, góp phần
bổ sung, hoàn thiện lý luận và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


8

trong lĩnh vực này. Vì vậy, đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội”có ý nghĩa hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nội dung có liên quan đến đề tài luận văn đã được các tác giả khác
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể tên một số đề tài sau:
- Tác giả Mai Phương Lan (2013), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
- Tác giả Nguyễn Đức Thắng (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu lực công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học PCCC, Hà Nội.
- Tác giả Nguyễn Thế Toàn (2015), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực phòng cháy, chữa cháy- qua thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Qua nghiên cứu, các luận văn trên đều chủ yếu mới chỉ nêu ra công tác xử
lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC nói chung mà chưa đi sâu
vào nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác xử phạt vi phạm hành chính
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, từ khi có Nghị định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC và chuyển đổi mô hình thành lập Cảnh sát
PCCC tại thành phố thì chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng. Đây vẫn là một khoảng trống cần được nghiên cứu.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


9

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận, cơ sở
pháp lý và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên
thành phố, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là quy định pháp luật và thực trạng hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC trên địa bàn

thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Leenin về
nhà nước và pháp luật; các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của
thành phố về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nươc về công tác PCCC.
- Các phương pháp khác: phương pháp nghiên cứu;phương pháp phân tích,
tổng hợp; phương pháp logic; phương pháp thống kê, so sánh,…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bổ sung, hoàn thiện lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy.
- Đánh giá, làm rõ thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn thành phố; nêu lên những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên
nhân. Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


10

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong thời gian tới

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


11

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY
1.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một loại vi
phạm hành chính. Pháp luật hiện hành không có định nghĩa về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy mà chỉ có định nghĩa về vi phạm
hành chính. Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 định nghĩa:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Định nghĩa này kế
thừa các quy định pháp luật trước đó về vi phạm hành chính như Pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
ngày 06/07/1995; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002 (được
sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2008). Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu
tiên được nêu ra trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989.
Điều 1 của Pháp lệnh này đã chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà

nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt hành chính”. Đến Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì không đưa ra định nghĩa trực
tiếp về vi phạm hành chính, mà quy định gián tiếp thông qua khái niệm xử phạt
vi phạm hành chính “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân,

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


12

tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc về quản lý nhà nước mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Các định nghĩa về vi phạm hành chính đều thống nhất chỉ ra các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của một vi phạm hành chính như : hình thức của vi phạm hành
chính là hành vi, có thể là thực hiện hành vi bị pháp luật cấm, không thực hiện
hành vi pháp luật quy định phải thực hiện hoặc thực hiện hành vi không đúng
theo (thủ tục) pháp luật yêu cầu; chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ
chức; tính chất của vi phạm hành chính thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm đã xâm
phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm
cho xã hội không cao và không phải tội phạm; tương ứng với tính chất, mức độ
vi phạm thì chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC cũng có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của vi phạm hành
chính nói chung. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt, như là khách thể
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là các quy định pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy nên các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế với vi
phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng có đặc thù riêng.

Qua khái niệm về vi phạm hành chính và các phân tích nêu trên, có thể đưa
ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như sau: Vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về phòng cháymà
không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cũng mang đầy đủ các đặc
điểm của vi phạm hành chính nói chung, đồng thời có những đặc trưng riêng
để phân biệt với các vi phạm hành chính khác. Vi phạm hành chính trong lĩnh
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


13

vực phòng cháy và chữa cháy có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là
hành vi trái với các quy định pháp luật về PCCC.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trước hết phải là hành vi của
con người hoặc là hoạt động của các cơ quan, tổ chức có tính nguy hiểm cho
xã hội. Là những hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC, vi phạm hoặc thực
hiện không đúng các quy định của nhà nước, pháp luật về PCCC, xâm phạm
đến khách thể được pháp luật PCCC bảo vệ. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng
hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật PCCC. Pháp luật
PCCC không điều chỉnh những suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng khi chưa biểu
hiện thành các hành vi cụ thể. Hành vi trái pháp luật PCCC là hành vi được
thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật PCCC như không làm
những việc mà pháp luật PCCC yêu cầu, làm những việc mà pháp luật PCCC

cấm hoặc tiến hành những hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của
pháp luật PCCC,… Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực
gia đình (sau đây gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) thì những hành vi
thực hiện trái với quy định về PCCC như là: Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh,
biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; Không cử người
có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; Không có
biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;… Điểm d
khoản 1 Điều 3 luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử lý
vi phạm hành chính như sau: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi
vi phạm hành chính do pháp luật quy định”.Vì vậy, muốn biết một hành vi nào
đó xâm hại đến các quan hệ xã hội do cá nhân hoặc tổ chức thực hiên có phải
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


14

là vi phạm hành chính trong PCCC hay không thì cần phải căn cứ vào các quy
định, yêu cầu trong các quy phạm pháp luật PCCC.
Thứ hai, chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là các tổ chức, cá nhân có
năng lực chịu trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi vi phạm.Theo quy
định của pháp luật nói chung và pháp luật về lĩnh vực PCCC hiện hành, cá nhân
là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là người không
mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể là:

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong
trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi
này có vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hay không cần xác định yếu tố
lỗi trong mặt chủ quan của họ. Thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố
ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp
luật cấm nhưng vẫn thực hiện.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC trong mọi trường hợp thực hiện vi phạm.
Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC bao gồm:
các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn
vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân
theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính trong
lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước
quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Thứ ba, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi có lỗi của chủ thể.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là hành vi có lỗi thể hiện
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


15

dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý trực tiếp trong trường hợp chủ thể vi
phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra và mong
muốn điều đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp chủ thể vi phạm nhận
thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội,

thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý vì quá tự tin trong
trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra
nhưng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được. Lỗi vô ý vì cẩu thả trong trường hợp chủ thể vi phạm không nhận thức
trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có
điều kiện và có trách nhiệm thấy trước hậu quả đó. Mỗi hành vi đều được hình
thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức
và điều khiển được hành vi của mình. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của
chủ thể đối với hành vi trái pháp luật PCCC của mình. Đối với hành vi trái pháp
luật PCCC mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi
phạm hành chính về PCCC. Trong trường hợp, do lỗi của tổ chức thì lỗi gây ra
được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện
công việc được giao. Pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC hiện
hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do chính mình gây
ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC. Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức
mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ
sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


16

được hành vi của mình. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối

với hành vi trái pháp luật PCCC của mình. Đối với hành vi trái pháp luật PCCC
mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi phạm hành
chính về PCCC.
Thứ tư, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm phạm tới trật tự
quản lý nhà nước về PCCC.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi xâm hại hoặc có nguy
cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước về PCCC. Các quan
hệ xã hội này rất đa dạng, phức tạp và diễn ra trong hầu hết mọi lĩnh vục của đời
sống xã hội, trong phạm vi toàn quốc, từng địa phương và trong các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình. Những quan hệ đó được nhà nước tác
động, điều chỉnh bằng Luật Phòng cháy và chữa cháy; bằng hệ thống các nguyên
tắc PCCC; bằng các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể về PCCC để các chủ thể khi
tham gia các hoạt động PCCC lựa chọn và điều khiển hành vi của mình sao cho
phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
PCCC.
Thứ năm, tính chịu xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Tính chịu xử phạt hành chính là một trong các dấu hiệu của VPHC trong
lĩnh vực PCCC. Một hành vi dù có tính xâm hại đến các quy định quản lý nhà
nước về PCCC, trái pháp luật PCCC nhưng không được pháp luật quy định phải
bị xử phạt hành chính thì không thể gọi là VPHC trong lĩnh vực PCCC. Như vậy,
để xác định một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và có đủ căn
cứ để truy cứu trách nhiệm hành chính hay không, phải nghiên cứu khách quan
đầy đủ các dấu hiệu, các đặc điểm pháp lý của vi phạm, làm rõ tính chất, mức độ
của vi phạm về PCCC làm cơ sở cho việc lựa chọn hình thức, mức xử phạt phù
hợp với các quy định pháp luật về PCCC. Ví dụ như tại khoản 4 Điều 30 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP thì tùy thuộc vào loại hàng, số lượng của việc tàng trữ
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội



17

trái phép các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sẽ bị phạt tiền trong mức từ
15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
1.1.3. Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy
Để bảo đảm thực hiện được thống nhất và đồng bộ các quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PCCC nói riêng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
ngày 12/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013, thay thế cho Nghị
định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực PCCC. Trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại 22 điều, từ Điều 27 đến Điều 48.
Các nhóm hành vi vi phạm về PCCC được kế thừa và gần như giữ nguyên từ các
nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC từ Điều 5 đến Điều 26
Nghị định số 52/2012/NĐ-CP.Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC quy định
tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm như sau:
- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức
thực hiện quy định, nội quy về PCCC. Bao gồm các hành vi như như: chấp hành
không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển
cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký
hiệu chỉ dẫn; không chấp hành nội quy, quy định về PCCC của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;… Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức có một trong những hành vi
trên sẽ thuộc hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.


GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


18

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC. Bao gồm các
hành vi: không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy
và chữa cháy; không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về
PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản; không cử người có
trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn PCCC; không tự tổ chức kiểm tra an
toàn PCCC theo quy định; không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
về PCCC của cơ quan có thẩm quyền; không thực hiện các yêu cầu về PCCC đã
được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản; cơ sở đã được thẩm duyệt và
nghiệm thu về PCCC, trước khi đưa vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không
có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các
điều kiện về đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình sử dụng nhà, công trình và
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định. Như vậy, cá nhân, chủ các cơ sở
hoạt động kinh doanh, sản xuất cần phải chấp hành, thực hiện các yêu cầu về
PCCC của người hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC. Bao gồm
các hành vi: không thực hiện việc báo cáo về công tác PCCC; không đủ tài liệu
trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC; không cập nhật những thông tin
thay đổi liên quan đến công tác PCCC trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động
PCCC của cơ sở. Như vậy, các đơn vị, cơ quan cấp cơ sở trong lĩnh vực PCCC
cần phải báo cáo cấp trên có thẩm quyền đúng thời hạn, cập nhật các thông tin
thay đổi liên quan đến công tác PCCC kịp thời, nhanh chóng.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử
dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Bao gồm các hành vi: không có sổ sách,

hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố trí, sắp
xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy
định; sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ
không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


19

về PCCC theo quy định; tàng trữ, sử dụng trái phép, chất hàng nguy hiểm về
cháy, nổ.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất,
hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Bao gồm các hành vi: không có biện pháp, phương
tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;không có biện pháp thông gió tự
nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định; không lắp đặt
các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra
môi trường xung quanh; không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể
chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất
lỏng dễ cháy khác; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về
cháy, nổ mà không có giấy phép, không đúng nơi quy định, không đúng chủng
loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh
chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm
về cháy, nổ. Bao gồm các hành vi: làm hư hỏng giấy phép vận chuyển, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ;không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển
chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; không bóc, gỡ biểu trung chất, hàng nguy
hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi chất, hàng nguy hiểm về
cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển; làm mất giấy phép

vận chuyển, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ
quan có thẩm quyền; sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương
tiện vận chuyển không đúng theo quy định; không duy trì đầy đủ các điều kiện
về an toàn PCCC khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất,
hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển; vận chuyển chất, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định
trong giấy phép; làm giả hoặc sử dụng giấy phép giả để vận chuyển chất, hàng
nguy hiểm về cháy, nổ… Tùy thuộc vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


20

thì sẽ có mức phạt và biện pháp xử lý khác nhau.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn
nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt. Bao gồm các hành vi: sử dụng diêm,
bật lửa di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,
thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định; sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử
hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;
hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC theo quy
định. Ví dụ: sử dụng di động ở cây xăng là hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm này.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý,
sử dụng điện. Bao gồm các hành vi: không có quy định về an toàn PCCC trong
sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà
chế tạo; không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố;
thay đổi thiết kế hoặc thay đổi kết cấu, thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết
bị điện mà không được người hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; lắp đặt,

sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị
tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn PCCC; sử dụng thiết bị điện quá tải so với
thiết kế; sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cấm; sử dụng thiết bị
điện không bảo đảm yêu cầu PCCC theo quy định trong môi trường nguy hiểm
cháy, nổ; không có nguồn điện dự phòng; không thiết kế, lắp đặt các hệ thống
điện phục vụ yêu cầu PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo quy định. Ở nhóm hành vi
này, chủ yếu tại các khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản suất có quy mô
lớn… mắc các lỗi vi phạm chủ yêu do hệ thống điện sau điện kế câu mắc không
đảm bảo an toàn PCCC, dây dẫn điện không có ống nhựa bảo vệ, các thiết bị tiêu
thụ điện có công suất lớn sử dùng chung một ổ cắm điện hoặc các khu vực dưới
sàn nâng kỹ thuật.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


21

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC trong thiết kế, thi công,
kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét. Bao gồm các hành vi: không có hồ sơ theo
dõi hệ thống chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét
theo quy định; không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ
thống chống sét; không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện
phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định. Việt Nam là một nước nằm trong
khu vực nhiệt đới ẩm, khí hậu thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông
sét. Vì vậy, việc quy định cụ thể các chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính
về hệ thống chống sét cho nhà, công trình, khu nhà xưởng, văn phòng,… là hết
sức cần thiết.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng. Bao

gồm các hành vi: không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về PCCC
trong quá trình thi công, xây dựng công trình; không thiết kế hệ thống PCCC đối
với công trình thuộc diện phải có thiết kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào sử
dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn PCCC đối với công
trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC; thi công, lắp đặt khong đúng
theo thiết kế về PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt; không trình
hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà,
công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định; tổ chức thi công, xây
dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng
nhận thẩm duyệt về PCCC; chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ
giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC mà chưa được cơ quan có
thẩm quyền thẩm duyệt; đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ
chức nghiệm thu về PCCC. Nhóm vi phạm này chủ yếu nằm ở các chung cư cao
tầng, tòa nhà văn phòng,…
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn
cháy. Bao gồm các hành vi: bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


22

khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy theo quy định; không tổ chức vệ sinh
công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ;
xây tường ngăn cháy, vách ngăn cháy hoặc làm cửa ngăn cháy và các giải pháp
ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định; làm tầng, sàn, vách ngăn,
mái che hoặc tập kết vật liệu dễ cháy ở những nơi không cho phép; làm nhà, các
công trình khác ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo an toàn về chống
cháy lan theo quy định; không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an

toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ; xây dựng công trình
mà vi phạm khoảng cách ngăn cháy; không làm tường ngăn cháy, vách ngăn
cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC . Bao gồm các
hành vi: thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, không lắp gương
trong cầu thang thoát nạn; bố trí, sắp xếp tư, hàng hóa, phương tiện giao thông
và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị
chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn; không lắp đặt biển
báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn; không có đầy đủ trang thiết bị,
dụng cụ cứu nạn theo quy định; không có thiết bị thông giá, thoát khói theo quy
định cho lối thoát; không có thiết bị chiếu sáng sư cố trên lối thoát nạn hoặc
khong đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng; thiết kế, xây dựng cửa
thoát nạ, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ số lượng, diện tích, chiều
rộng hoặc không đúng theo quy định; khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn; làm mất
tác dụng của lối thoát nạn.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở. Bao
gồm các hành vi: không quản lý phương án chữa cháy theo quy định; xây dựng
phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu; không phổ biến phương án chữa
cháy; không trình phê duyệt phương án chữa cháy; không tham gia thực tập
phương án chữa cháy; không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy; không
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội


23

thực tập đầy đủ các tình huống chữa cháy trong phương án chữa cháy đã được
phê duyệt; không xây dựng phương án chữa cháy; không tổ chức thực tập
phương án chữa cháy.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cháy. Bao gồm các hành
vi: không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác
dụng;không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy
chậm, không kịp thời; báo cháy không đày đủ; báo cháy giả; khong báo cháy
hoặc ngăn cản, cản trở, gây cản trở việc thông tin báo cháy; đơn vị cung cấp dịch
vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc đối với thiết bị tiếp nhận
thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát PCCC khi đã có yêu cầu bằng văn bản.
- Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng
phương tiện PCCC. Bao gồm các hành vi: làm che khuất phương tiện PCCC;
không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định
kỳ; trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy
định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao
thông cơ giới theo quy định; trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện PCCC chưa
được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định; trong bị
phương tiện PCCC không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở
theo quy định; sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy
dùng vào mục đích khác; không dự trữ nước chữa cháy theo quy định; di chuyển,
thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện PCCC theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương
tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển hàng, chất nguy hiểm về
cháy nổ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho
nhà, công trình theo quy định; làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện
PCCC; không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Bích

Đại học Luật Hà Nội



×