Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN HỌC KÌ II MÔN GDCD 9 nhiều đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.25 KB, 5 trang )

ĐỀ 1
Phần I - Trắc nghiệm: (3điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nộ
dung bài đã học
- có quyền tự do
- có nghĩa vụ
- quyền lao động
- nghĩa vụ lao động
"Mọi công dân .......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm
việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.
"Mọi người có ......................................... để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp
phần duy trì và phát triển đất nước."
Câu 1: (1 điểm)
Điền những cụm từ theo thứ tự sau:
- có quyền tự do vào đoạn trống thứ nhất
(0,5 điểm)
- nghĩa vụ lao động vào đoạn trống thứ hai
(0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?
Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.
Ý kiến
A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp
B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn
C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như
vợ chồng.
E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
G. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn
thì gia đình mới có nề nếp.



Đúng
X
X
X

Sai

X
x
x

Câu 3: (0.5điểm) Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty
B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường
C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.
D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả
Phần II - Tự luận. (7điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để
góp phần bảo vệ Tổ Quốc?
Trả lời
Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam.
b. Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như: Tham gia bảo
vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện nghĩa
vụ quân sự, giúp đỡ gia đinh thương binh liệt sỹ,....
Câu 3 (1 điểm- mỗi việc được 0,5 điểm)



Yêu cầu học sinh nêu được hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà
nước, quản lí xã hội như:
- Góp ý cho kế hoach hoạt động các câu lạc bộ của nhà trường.
- Góp ý với ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Bàn bạc công việc chung của lớp
Câu 4: (2,5 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc
(0,5 điểm)
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.
(0,5 điểm)
- Ngược đãi người lao động.
(0,5 điểm)
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta.
(0,5 điểm)
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của
mình.
(0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a. Thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?
b. Em hãy nêu hai ví dụ quyền tự do kinh doanh của công dân?
Trả lời
a. Quyền tự do kinh doanh của công dân là quyền của công dân được lựa chọn hình
thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh .
b. Nêu được hai ví dụ về tự do kinh doanh của công dân.
- Tùy khả năng, một công dân có thể lựa chọn một trong những ngành nghề kinh doanh
như: May mạc, bán hàng tạp phẩm, bán hàng ăn, cắt- uốn tóc- gội đầu.

- Tham gia sản xuất kinh doanh theo: hộ gia đinh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước,
công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài....
Câu 3(1 điểm) Em hãy nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước,
quản lí xã hội?
Trả lời
- Góp ý cho kế hoach hoạt động các câu lạc bộ của nhà trường.
- Góp ý với ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Bàn bạc công việc chung của lớp
Câu4: (2,5điểm) Tình huống: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi
nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh
đập, chửi mắng
Câu hỏi:
1. Bà chủ hàng cơm đã có những hàng vi sai phạm gì?
2. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.
- Ngược đãi người lao động.
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta.


- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của
mình.
Đề 2
Câu1. Bài học vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân đã giáo dục cho
em cách sống và suy nghĩ gì?
Kể tên 4 hành vi vi phạm pháp luật mà em biết?
Trả lời

- HS diễn giải theo ý hiểu, để đi đến kết luận: Giáo dục cho bản thân cách sống theo pháp
luật. 1đ
- Nêu được suy nghĩ của bản than về lối sống buông thả tự do và vi phạm pháp luật sẽ
phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Vì sao bảo vệ tổ quốc là một nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao cả?
- Giải thích được đó là nghĩa vụ thiêng liêng là vì tổ quốcta là do cha ông xây dựng và
bảo vệ từ ngàn đời nay…1đ
- Giải thích đó là quyền cao quý là vì đó là sự nghiệp lớn lao, cao cả của cả dân tộc và
không có gì quý hơn quyền được độc lập tự do…1đ
Câu 3: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình:
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Không phân biệt độ tuổi.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây là sai?
A.
Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
B.
Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
C.
Người vi phạm pháp luật hành chính có thể bị phạt tù.
D.
Lấn chiểm vỉa hè, lòng đường là vi phạm pháp luật hành chính.
E.
Câu 5: Hãy nối một ô ở cột A với một ô ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A. Hành vi
Cột B. Vi phạm
Nối
1. Vay tiền của người khác đã quá hạn không
A. Vi phạm pháp luật hình sự

1–C
chịu trả
2. Giở tài liệu xem trong giờ kiểm tra
B. Vi phạm pháp luật hành
2–D
chính
3. Đi xe máy vượt đèn đỏ
C. Vi phạm pháp luật dân sự
3–B
4. Đánh người gây thương tích
D. Vi phạm kỉ luật
4–A
Câu 6: (3 điểm) Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Để trở thành
người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em cần phải làm gì ?
Trả lời
a. Lao động là quyền vì:
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,
lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình
b. Lao động là nghĩa vụ vì:
- Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần tạo ra của
cải vật chất, tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.


c. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em
cần:
- Cố gắng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, học tập thật tốt.
- Tham gia các hoạt động lao động tại trường, lớp.
- Giúp đỡ cha mẹ làm những việc nhẹ phù hợp lứa tuổi tại gia đình.
- Định hướng nghề nghiệp cho bản thân…
Câu 7: (1 điểm) Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà T có bán

tới 10 loại hàng, trong khi giấy phép kinh doanh của bà T có chỉ có 7 loại hàng. Bà T có vi
phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?
Trả lời
a. Bà T có vi phạm những quy định về kinh doanh
b. Bà T vi phạm: Kinh doanh không đúng những ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép
đăng kí kinh doanh
Câu 8. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây
ra?
A. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí .
B. Người bị bệnh tâm thần.
C. Trẻ em.
D. Người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
E.
Câu 9. Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí
nhà nước, quản lí xã hội?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
E.
Câu 10. Điền thêm vào chỗ trống để nội dung diễn đạt dưới đây được trọn vẹn, đúng với
quy định của Hiến pháp và pháp luật.
a. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ
đủ............... (Điều 12 - Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi và bổ sung năm 2005)
b. Công dân đủ......... tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ..... tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện quyền này do luật định. (Điều 27 Hiến
pháp năm 2013)
Trả lời
a. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi
đến hết 25 tuổi. (Điều 12 - Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi và bổ sung năm 2005): 0,5 điểm

b. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện quyền này do luật định. (Điều 27 Hiến pháp năm
2013). 0,5 điểm
Câu 11. Vì sao cần bảo vệ Tổ quốc? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
Trả lời.


- Công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc vì: 1 điểm.
+ Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu, khai phá bồi
đắp giữ gìn nên mới có được.
+ Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực đang âm mưu thôn tính đất nước ta.
+ Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý
của công dân.
- Nêu được trách nhiệm của công dân để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, khi
còn đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì: 1, 5 điểm.
+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
+ Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư
trú.
+ Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người thân, mọi người xung quanh thực
hiện tốt nghĩa vụ quân sự.
Câu 12 (2,5 điểm): Cho tình huống sau: Tùng là học sinh lớp 9, lười học, ham chơi điện
tử. Lúc đầu, cậu dùng tiền ăn sáng để đi chơi, sau đó không đủ, cậu dùng tiền đóng học phí, tiền
học thêm. Có lần bí quá, Tùng còn lấy cắp tiền của mẹ, của bạn cùng lớp để tiêu xài.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của Tùng trong tình huống trên?
b. Theo em, Tùng phải chịu trách nhiệm pháp lí gì về hành vi do mình gây ra?
c. Từ hành vi của Tùng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời.
- Nhận xét của bản thân về hành vi của Tùng trong tình huống trên: Tùng là hs chưa

ngoan, còn vi phạm nội quy của nhà trường: Lười học, ham chơi điện tử, lấy cắp tiền của
mẹ, của bạn …
- Tùng phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra:
+ Trách nhiệm pháp lí dân sự (bồi thường thiệt hại về số tiền đã lấy cắp của bạn)
+ Trách nhiệm kỷ luật (vi phạm nội quy của nhà trường: lười học, lấy cắp tiền của bạn)
- Từ hành vi của Tùng, Hs tự rút ra bài học cho bản thân:
+ Chăm chỉ học tập.
+ Là hs lớp 9 cần xác định cho mình cái đích học tập đúng đắn để phấn đấu đạt được mục
đích đã đề ra.
+ Không sa đà, nghiện điện tử
+ Trung thực, thật thà, không dối trá bố mẹ, thầy cô, bạn bè…



×