Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

CHUYÊN ĐỀ: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.86 KB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………..
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……………..
*********&**********

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Năm học 2018 – 2019


CHUYÊN ĐỀ: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. TÊN CHUYÊN ĐỀ
Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung trong chương trình hiện hành
- Nội dung chuyên đề nằm hoàn toàn trong “Chương II. Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động
của Trái Đất” - Địa lí 10.
2. Lí do xây dựng chuyên đề.
- Ôn thi THPT Quốc Gia: Nội dung chuyên đề nằm trong phạm vi kiến thức thi THPT
Quốc Gia. Năm 2019, nội dung đề thi THPT Quốc Gia sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 10,
lớp 11 và lớp 12.
- Ôn thi HSG: Nội dung chuyên đề phục vụ cho đối tượng học sinh thi HSG lớp 10, lớp
11 và cả lớp 12.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung 1:Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất.
- Vũ Trụ.
- Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ.
- Trái Đất trong HệMặt Trời.
2. Nội dung 2:Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Sự luôn phiên ngày đêm trên Trái Đất.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.


- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
3. Nội dung 3:Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Các mùa trong năm.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất
chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong Vũ Trụ.
+ Hiểu khái quát về Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
+ Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của
Trái Đất. Vận dụng được hệ quả của chuyển động này trong thực tế.
+ Biết các khái niệm: “chuyển động biểu kiến”, “Mặt Trời lên thiên đỉnh”.

2


+ Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của
Trái Đất. Vận dụng được hệ quả của chuyển động này trong thực tế.
- Kĩ năng:
Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình quả địa cầu, video…để trình bày, giải thích
các hệ quả chuyển động của Trái Đất:
+ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục: hiện tượng luân phiên ngày đêm, sự
phân chia các múi giờ và sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất.
+ Hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
hằng năm, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên
Trái Đất.
- Thái độ (giá trị):
+ Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát

triển của các thiên thể.
+ Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản thân
thông qua các hoạt động học tập.
- Định hướng các năng lực được hình thành:
+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; giao tiếp; năng lực ứng
dụng CNTT.
+ Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu, sử dụng bản đồ, tính toán.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy học trực quan, đàm
thoại, tình huống, động não, giảng giải, thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép, khăn trải bàn.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoin.
+ Các phiếu học tập sử dụng trong chuyên đề.
+ Quả địa cầu.
+ Hình ảnh về các thiên thể trong vũ trụ.
+ Video về Hệ Mặt Trời và Trái Đất.
+ Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Bút chỉ, tẩy, bút chì màu, bút sáp màu, sách, vở, nháp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

3


4. Thiết kế các hoạt động học tập
* Ổn định lớp
* Các hoạt động học tập

Hoạt động khởi động
1. GV cho HS trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Chọn đáp án đúng trong những phương án trả lời
Các tính chất chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
A. Thời gian tự quay khoảng 24 giờ.
B. Chiều quay từ Tây sang Đông.
C. Chiều quay từ Đông sang Tây.
D. Trục Trái Đất nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo.
E. Trục Trái Đất không nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 2 Chọn đáp án đúng trong những phương án trả lời.
Các tính chất chuyển động xung quang Mặt Trời của Trái Đất.
A. Thời gian quay hết 365 ngày và 6 giờ.
B. Thời gian quay hết 365 ngày.
C. Chiều quay từ Tây sang Đông.
D. Chiều quay từ Đông sang Tây.
E. Trục Trái Đất luôn đổi phương khi quay.
F. Trục Trái Đất không đổi phương khi quay.
Câu 3: Đoạn thông tin sau nói về hệ quả nào của chuyển động quay quanh Mặt Trời
của Trái Đất?
“Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kì thú diễn ra ở những xứ ôn đới, như Xanh Pêtec-bua, Mat-xcơ-va (Nga), Hen-xin-ki (Phần Lan), Stốc-hôm (Thụy Điển)…Đó là hệ quả
bắt nguồn từ “sự uốn éo” theo chu kì của Trái Đất so với Mặt Trời. Ở Việt Nam khái
niệm ngày và đêm khá rõ ràng, ví dụ hoàng hôn chẳng hạn, là lúc Mặt Trời đã khuất
dạng, để lại vầng sáng yếu ớt cuối chân trời vào lúc 18 giờ, khoảng 30 phút sau thì tối
thui. Thế nhưng sự chênh lệch sáng tối ấy không đáng kể. Ở Mat-xcơ-va lại là một câu
chuyện hoàn toàn khác”.
Đáp án:Ngày đêm dài ngắn theo mùa.
2. Giáo viên cho HS biết mục tiêu của chuyên đề và nêu sự khác nhau giữa mục tiêu của
những nội dung này ở lớp 10 và lớp 6. (Từ xa xưa con người đã quan tâm tới Vũ Trụ, các
ngôi sao và Trái Đất trong Vũ Trụ. Hôm nay chúng ta chuyển sang một chuyên đề mới,
tìm hiểu về Vũ Trụ, Trái Đất vàMặt Trời, những hệ quả các chuyển động của Trái Đất tự

quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời). (3 tiết)

4


TIẾT 1 - BÀI 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN
ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất
chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong Vũ Trụ.
- Hiểu khái quát về Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Trình bày và giải thích được hiện tượng: Sự luân phiên ngày - đêm.
2. Kĩ năng
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái
Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Xác định thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển
của các thiên thể.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng
dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ; sử dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu.
- Hình ảnh về các thiên thể trong vũ trụ.
- Video về Hệ Mặt Trời và Trái Đất.

- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn (Luật chơi: nhìn hình ảnh đoán tên vật thể).
Các hình ảnh chuẩn bị bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng. Sao chổi. Dải Ngân Hà.

5


b) HS quan sát và giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Ai nhanh hơn được trả
lời.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào
nội dung bài học.
Ớ lớp 6 các em đã biết được Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Vậy Hệ
Mặt Trời của chúng ta có phải là duy nhất trong khoảng không gian vô tận? Ở bài học
này các em sẽ tìm hiểu xem khoảng không gian vô tận đó chứa đựng những gì? Hệ Mặt
Trời là gì? Trái Đất có vị trí thế nào trong Hệ Mặt Trời và Trái Đất có những chuyển động
chủ yếu nào?
Hoạt động 2. Tìm hiểu Vũ Trụ
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm Vũ Trụ và Dải Ngân hà.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh, vi deo về Vũ Trụ.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, video.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nộ dung: Tìm hiểu về Vũ Trụ

I. Khái quát về Vũ Trụ. Hệ Mặt
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 Trời. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
HS.
1. Vũ Trụ
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô

6


a) GV giao nhiệm vụ cho HS

tận chứa các thiên hà.

Đọc nội dung SGK trang 18, phân tích hình ảnh - Thiên hà là một tập hợp nhiều
5.1 trả lời các câu hỏi sau:
ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao
chổi, bụi , khí và bức xạ điện từ.
- Vũ Trụ là gì?
- Những từ nào trong khái niệm vũ trụ cần quan - Dải Ngân Hà là thiên hà có chứa
Hệ Mặt Trời.
tâm nhất? Phân biệt thiên hà và Dải Ngân Hà?
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 5 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy
cần thiết.

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân,
sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV,
trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo
luận chung cả lớp.
- Bước 1: Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ
sung, thảo luận thêm.
- Bước 2: GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập cá
nhân sau đây:
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Nối một ý cột A với một ý ở cột B trong 30 giây
Cột A
Cột B
Các thiên thể
Đặc điểm của từng thiên thể
1. Ngôi sao
a, Thiên thể quay quanh một ngôi
sao.
2. Hành Tinh b, Có cấu tạo chủ yếu từ các tinh
thể băng.
3. Vệ tinh
c, Thiên thể tự phát sáng.
d, Thiên thể quay quanh một hành
tinh.
- Bước 3:GV yêu câu học sinh lấy ví dụ về ngôi
sao, hành tinh, vệ tinh có trong Dải Ngân Hà.

d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả
thực hiện của HS.

7


- Đáp án: 1 – c, 2 – a, 3 – d
- Ví Dụ: Trong Dải Ngân Hà có Mặt Trời là một
ngôi sao; một số hành tinh như: Thủy tinh, Kim
tinh, Hỏa tinh, Trái Đất…; Mặt Trăng là vệ tinh.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Chứng minh Vũ Trụ là khoảng không gian vô
tận.
(Thám hiểm Vũ Trụ với vận tốc ánh sáng 300.000
km/s thì:
- 1 giây tới Mặt Trăng.
- 5 giờ tới hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời.
- 4 năm tới ngôi sao gần Trái Đất nhất.
- 75000 năm đi hết Dải Ngân Hà, trên 2 triệu năm
tới thiên hà Tiên Nữ gần hệ Mặt Trời nhất, trên 10
tỉ năm mới tới thiên hà xa xăm).
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Phân tích được các bộ phận của hệ Mặt Trời.
+ Trình bày được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
+ Giải thích được vì sao Trái Đất có thể tồn tại sự sống.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh, vi deo về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, vi deo.

- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ:
Nội dung 1. Tìm hiểu Hệ Mặt Trời.

2. Hệ Mặt Trời

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Nằm trong Dải Ngân Hà.

Đọc nội dung SGK trang 19, Dựa vào hình vẽ 5.2 – - Mặt Trời ở trung tâm, các
sgk trang 19 hãy xác định:
thiên thể chuyển động xung
quanh (đó là các hành tinh,
- Trình bày các bộ phận của Hệ Mặt Trời.

8


- Tên và vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tiểu hành tinh, vệ tinh, sao
theo thứ tự từ trong ra ngoài.
chổi, thiên thạch) và các đám
- Hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các bụi khí.
hành tinh trong Hệ Mặt Trời.


- Có 8 hành tinh quay quanh
Mặt Trời theo quỹ đạo hình
Học sinh thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân để elip và hướng chuyển động từ
hoàn thành bài tập và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi Tây sang Đông.
với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận
chung cả lớp. Gọi một HS đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ
sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
(- Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh làm
cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
- Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip
và đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ).
Nôi dung 2. Tìm hiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
3. Trái Đất trong Hệ Mặt
Quan sát video và bảng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trời
- Trái Đất là hành tinh thứ 3
các hành tinh trong Hệ Mặt Trờitrả lời câu hỏi:
theo thứ tự xa dần Mặt Trời,
- Vì sao Trái Đất có thể tồn tại sự sống?
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

Tên hành tinh

Thủy tinh

Kim tinh
Trái Đất
Hỏa tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên vương tinh

Khảng cách
từ hành tinh
– Mặt Trời
(triệu km)
57,9
108,2
149,6
227,9
778,3
1427
2871

Thời
gian
hoàn thành 1
vòng
quay
quanh
Mặt
Trời
87,96 ngày
224,68 ngày
365,26 ngày

686,98 ngày
11,86 năm
29,45 năm
84,07 năm

9

- Khoảng cách từ Trái Đất đến
Mặt Trời khoảng 149,6 triệu
km. Phù hợp sự sồng tồn tại
và phát triển.
- Trong Hệ Mặt Trời, TĐ là
hành tinh duy nhất có sự sống.
- Trái Đất tham gia vào 2
chuyển động chính: chuyển
động tự quay quanh trục và
chuyển động quay xung quanh
Mặt Trời.


Hải vương tinh

4497,1

164,81 năm

Nguồn:
HS thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và chuẩn bị
báo cáo GV. Cùng thời gian, GV gọi 02 HS lên bảng

ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào
vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các
HS nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên
bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu
nguyên nhân.
(Chính vị trí cùng kích thước, khối lượng đủ lớn và sự
chuyển động làm cho Trái Đất có sự sống).
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ở quá gần hoặc quá xa
Mặt Trời?
- Trái Đất tham gia vào những chuyển động chính
nào?
* Chuyển động tự quay quanh trục:
- Trái đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng
từ Tây- Đông.
- Thời gian chuyển động quay quanh trục là 24 h (1
ngày đêm).
- Khi chuyển động quay quanh trục mọi địa điểm trên
Trái đất đều thay đổi vị trí trừ 2 điểm đó là cực Bắc và
cực Nam.
* Chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo
hình elip theo hướng Tây sang Đông.
- Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh
Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ (365 ngày 5 giờ 48 phút 46
giây).
- Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất
không thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng. (TĐ

luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 66º33´).

10


Hoạt động 4: Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Sự luân phiên ngày đêm
1. Mục tiêu
- Kiến Thức: Trình bày và giải thích được hiện tượng luân phiên ngày đêm trên
Trái Đất.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích vi deo, hình ảnh.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm/cặp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung: Sự luân phiên ngày đêm.

II. Hệ quả chuyển động tự
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát vi deo, hãy hoàn quay quanh trục của trái
đất.
thiện sơ đồ sau:
/>PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
- Nhiệm vụ: Quan sát video, kết hợp kiến thức đã
học để điền thông tin vào sơ đồ.
- Thời gian: 3 phút
Nguyên nhân

Trái Đất hình cầu

Hệ quả
Trái Đất được chiếu
sáng…........................

Nguyên nhân
Hệ quả
Hiện tượng ngày – đêm
luân phiên trên Trái Đất

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp, Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp. GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng
HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, các HS khác
lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để tạo ra sản

11

1. Sự luân phiên ngày đêm
- Do TĐ hình cầu nên một
nửa luôn được MT chiếu
sáng gọi là ban ngày và một
nửa không được chiếu sáng
gọi là ban đêm.
- Do TĐ tự quay quanh trục
nên mọi nơi trên TĐđều lần

lượt được chiếu sáng rồi
chìm vào bóng tối gây nên
hiện tượng luân phiên ngày
đêm.


phẩm hoàn chỉnh.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Ý nghĩa của sự luân phiên ngày đêm?
(Hiện tượng luân phiên ngày đêm do chuyển động tự
quay quanh trục diễn ra chỉ trong 24 giờ (không quá dài)
dẫn đến có sự sống trên Trái Đất (có thể so sánh với các
hành tinh khác như Thủy tinh, Kim tinh, do thời gian
chuyển động xung quanh trục quá dài cùng với khí
quyển chủ yếu là CO2 nên dẫn đến hai hành tinh này
không có sự sống).
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học
ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6. Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn
đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu
cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Vì sao thấy hiện tượng Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
- Vì sao Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống? Biểu hiện
của sự sống trên Trái Đất?

12


3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
IV. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
- Nhiệm vụ: Quan sát video, đọc mục 1 trang 20 sgk, kết hợp kiến thức đã học để điền
thông tin vào sơ đồ.
- Thời gian: 3 phút
Nguyên nhân

Hệ quả

Trái Đất hình cầu

Trái Đất được chiếu sáng…...........

Nguyên nhân
Hệ quả
Hiện tượng ngày – đêm luân phiên

trên Trái Đất

THÔNG TIN PHẢN HỒI
- Nhiệm vụ: Quan sát video, đọc mục 1 trang 20 sgk, kết hợp kiến thức đã học để điền
thông tin vào sơ đồ.
- Thời gian: 3 phút
Nguyên nhân

Hệ quả
Trái Đất được chiếu sáng một nửa

Trái Đất hình cầu
Nguyên nhân
Hệ quả
Hiện tượng ngày – đêm luân phiên
trên Trái Đất

Trái Đất hình cầu
Trái Đất tự quay quanh trục

TIẾT 2 – BÀI 5 VÀ BÀI 6 : VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (tt)
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

13


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được các hiện tượng do Trái Đất tự quay: giờ trên Trái

Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Trình bày và giải thích được hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt
Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
2. Kĩ năng :
- Xác định các múi giờ trên Trái Đất, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động
trên bề mặt đất.
- Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm.
3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành
và phát triển của các thiên thể.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng
dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử
dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu.
- Video về Trái Đất.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Trái Đất tự quay quanh trục và
chuyển động xung quanh Mặt Trời như thế nào?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào

nội dung bài học.

14


Hoạt động 2. Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Phân biệt được khái niệm giờ địa phương, giờ khu vực.
+ Trình bày được đặc điểm về giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế (GMT),
đường chuyển ngày quốc tế.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh.
- Hình thức: Cá nhân/Cặp/Toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung: Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày 2. Giờ trên Trái Đất và
quốc tế.
đường chuyển ngày quốc tế
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Giờ địa phương (giờ Mặt
Trời): Giờ của kinh tuyến đi
* Bước 1:
- HS làm việc theo cặp: Đọc nội dung SGK trang 20, qua địa phương đó.

- Giờ múi (giờ khu vực): Giờ
phân tích hình ảnh 5.3 trả lời các câu hỏi sau:
thống nhất cho 1 khu vực rộng
- Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
150. TĐ chia 24 múi giờ (0* Bước 2:
23).
- HS làm việc cá nhân để điền số thích hợp để hoàn
- Giờ quốc tế (giờ GMT) là giờ
thành sơ đồ sau:
ở múi số O.
Trái Đất quay
Trái
Đất
Mỗi giờ Trái
quốc tế
một
vòng
quay
một
Đất quay được - Đường chuyển ngày
là kinh tuyến 1800 qua giữa
tương
ứng
vòng
1 góc…..0
múi giờ 12 ở TBD:
với 3600
mất….giờ
- HS đưa ra kết luận về nguyên nhân Trái Đất được + Nếu đi từ Tây sang Đông qua
kinh tuyến 180º thì lùi lại một

chia thành 24 múi giờ.
ngày lịch.
* Bước 3:
- HS làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi dựa vào + Nếu đi từ Đông sang Tây qua
việc quan sát hình 5.3 và thông tin trong mục 2 trang kinh tuyến 180º thì tăng thêm
một ngày lịch.
20 – 21 sgk:
- Giờ trên trái đất được phân chia như thế nào?

15


- Ranh giới các múi giờ thực tế trên các châu lục có
trùng với các múi giờ theo lí thuyết không?
- Những quốc gia có giờ sớm hơn giờ GMT thường
nằm trên những châu lục nào?
- Những quốc gia có giờ muộn hơn giờ GMT thường
nằm trên những châu lục nào?
- Đường kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến nào?
- GV giải thích cho HS một số quy ước tính giờ trên
Trái Đất, đặc biệt chú ý cách tính giờ giữa các khu
vực giờ ở bên phải múi số 0 (bán cầu Đông) và bên
trái múi giờ số 0 (bán cầu Tây), quy ước đổi ngày.
* Bước 4:
- HS làm bài tập theo cặp:
PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP
- Nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu và
hình 5.3 trong SGK, điền thông tin vào những chỗ
trống trong các câu hỏi sau:
- Thời gian: 5 phút

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Pari của Pháp (múi giờ +1) lúc đó
là………giờ ngày……………………….
2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Tôkyô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó
là………giờ ngày……………………….
3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Niu Đêli của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc
đó là………giờ ngày……………………….
4. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Oasintơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó
là…………giờ ngày……………………….
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp và
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả
thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận

16


chung cả lớp. Mỗi bước gọi một đại diện báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ
sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Pari của Pháp (múi giờ +1) lúc đó là6giờ

ngày30/11/2018.
2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Tôkyô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó
là14 giờ ngày30/11/2018.
3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Niu Đêli của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc
đó là10giờ30 phút ngày30/11/2018.
4. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2018
thì ở thủ đô Oasintơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó
là0giờ ngày30/11/2018.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Vì sao giờ ở bán cầu Đông luôn sớm hơn giờ ở bán
cầu Tây?
Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày và giải thích được sự lệch hướng của các vật thể chuyển
động trên Trái Đất.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh về sự lệch hướng của các vật thể chuyển động.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, vi deo.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân/Cặp/ Toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung: Sự lệch hướng chuyển động của các vật 3. Sự lệch hướng chuyển động
thể.
của các vật thể

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Khi trái đất tự quay quanh

17


* Bước 1:

trục theo hướng ngược chiều
Đọc nội dung SGK trang 21, phân tích hình ảnh 5.4 kim đồng hồ với vận tốc dài
khác nhau ở các vĩ độ. Do vậy,
trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận xét hướng chuyển động của các vật thể ở hai các vật thể chuyển động trên bề
mặt trái đất bị lệch hướng so
bán cầu.
với hướng ban đầu. Lực làm
- Giải thích tại sao có sự lệch hướng đó?
lệch hướng là lực Côriôlit.
Học sinh thực hiện theo Cặp, thời gian 2 phút.
- Quy tắc:
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy
+ Bán cầu Bắc: Vật chuyển
cần thiết.
động lệch về hướng bên phải.
* Bước 2:
+ Bán cầu Nam: Vật chuyển
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập sau:
động lệch về bên trái.
BÀI TẬP CÁ NHÂN

- Tác động đến khối khí, dòng
- Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh về hướng chuyển biển, dòng sông, đường đạn
động của các loại gió hành tinh, hướng gió thổi chính bay, gió, ….
là do tác động của lực Côriôlit . Hãy vẽ 4 chuyển
động ban đầu của các loại gió Mậu Dịch và Tây Ôn
Đới trên hình.
- Thời gian: 1 phút

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp,
sau đó làm bài tập cá nhân và chuẩn bị báo cáo GV,
trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận
chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và
bổ sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
THÔNG TIN PHẢN HỒI

18


GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Vì sao vật thể chuyển động ở Bắc Bán Cầu bị lệch
bên phải so với hướng ban đầu?
- Một dòng sông chảy theo hướng Bắc – Nam ở
BCB, cho biết bờ sông bên nào lở, bờ sông nào bồi?
(Bờ sông bên phải lở, bờ sông bên trái bồi)

Hoạt động 4: Tìm hiểu hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết các khái niệm: “chuyển động biểu kiến”, “Mặt Trời lên thiên đỉnh”.
+ Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm chuyển động biểu kiến của Mặt
Trời hằng năm giữa hai đường chí tuyến.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích vi deo, hình ảnh.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh.
- Hình thức cá nhân/cặp/Toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt I. Chuyển động biểu
Trời.
kiến hằng năm của Mặt
Trời.
a) GV giao nhiệm vụ cho HS

19


GV cho HS quan sát vi deo và hình 6.1 .

- Hiện tượng Mặt trời ở
đúng đỉnh đầu lúc 12h
/>* Bước 1: HS đọc thông tin trong SGK, mục I – trang 22 để trưa (tia sáng MT chiếu

làm rõ khái niệm “Mặt Trời lên thiên đỉnh” và “chuyển thẳng góc với tiếp tuyến
ở bề mặt đất) được gọi là
động biểu kiến” bằng cách chọn đáp án đúng.
Mặt Trời lên thiên đỉnh.
BÀI TẬP THEO CẶP
- Chuyển động biểu
- Nhiệm vụ: Khoanh vào các đáp án đúng
kiến : Là chuyển động
- Thời gian: 1 phút
nhìn thấy bằng mắt
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời có những
nhưng không có thật của
đặc điểm:
mặt trời hàng năm diễn
ra giữa hai chí tuyến.
A. Chỉ diễn ra ở khu vực nội chí tuyến.
B. Diễn ra ở mọi địa điểm trên Trái Đất.
C. Chứng tỏ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
D. Sự thay đổi vị trí của tia sáng vuông góc của Mặt Trời
trên bề mặt Trái Đất.
- GV cung cấp thông tin phản hồi: đáp án đúng A, D
* Bước 2: GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân:
BÀI TẬP CÁ NHÂN
- Nhiệm vụ: Dựa vào hình 6.1. Đường chuyển động biểu
kiến của Mặt Trời trong năm, trả lời câu hỏi sau.
- Thời gian: 4 phút
1. Những khu vực trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh?
……………………………………………………
2. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh

một lần trong năm?
…………………………………………………..
3. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh
hai lần trong năm?
…………………………………………………..
4. Những khu vực trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt
Trời lên thiên đỉnh?
…………………………………………………..
HS thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Cùng thời gian,

20

- Khu vực nội chí tuyến
từ 23˚277́N- 23˚277́B có 2
lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh.
- Tại chí tuyến Bắc &
Nam có 1 lần Mặt Trời
lên thiên đỉnh.
- Khu vực ngoại chí
tuyến ko có hiện tượng
Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Nguyên nhân: Do trục
Trái Đất nghiêng và
không đổi khi chuyển
động quanh Mặt Trời.


GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các

HS khác làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cánh các HS
nhận xét và bổ sung kết quả của 02 HS ghi trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Những khu vực trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh?
Khu vực nội chí thuyến
2. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh
một lần trong năm?
Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
3. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh
hai lần trong năm?
Khu vực nội chí tuyến trừ hai chí tuyến Bắc và Nam
4. Những khu vực trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt
Trời lên thiên đỉnh?
Khu vực ngoại chí tuyến
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Nếu trục Trái Đất không nghiêng 66 033’ với mặt phẳng
quỹ đạo khi quay quanh Mặt Trời (trục Trái Đất vuông góc
với mặt phẳng quỹ đạo) thì khu vực nào trên Trái Đất có
Mặt Trời lên thiên đỉnh?
(Quanh năm Mặt Trời chỉ lên thiên đỉnh tại Xích Đạo)
- HS rút ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh trên Trái Đất.
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ về hệ quả do Trái Đất tự quay quanh trục.
- Vẽ sơ đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

21


b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn
đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu
cầu HS chọn 1 trong các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu vì sao khi đến các khách sạn lớn, họ đặt rất nhiều đồng hồ trong phòng
lễ tân và kim chỉ của mỗi đồng hồ là khác nhau?
- Tìm cách xác định phương hướng ngoài thực địa dựa vào vị trí của Mặt Trời.
- Tìm hiểu về hướng gió thổi vào mùa đông và mùa hạ ở nước ta.
- Tìm hiểu tác động của lực Côriôlit đến dòng chảy của sông. Vì sao các con sông
chảy theo hướng từ Tây sang Đông thường là các con sông lớn hơn các con sông chảy
theo hướng ngược lại.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
TIẾT 3 - BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUAY QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
mùa


Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: các
trong năm; ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
2. Kĩ năng

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích được các hệ quả
chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành các mùa và
hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng
dụng CNTT.

22


- Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử
dụng tranh ảnh; sử dụng quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu.
- Video về Trái Đất.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao thời tiết các mùa có sự khác

nhau theo thời gian? Tại sao vào mỗi mùa ngày đêm lại không dài bằng nhau? Giải thích
hiện tượng địa lí trong câu ca dao Việt Nam và câu thơ của Nguyễn Du :
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào
nội dung bài học.

Hoạt động 2. Tìm hiểu hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Các mùa trong năm
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Học sinh hiểu được nguyên nhân sinh ra mùa.
+ Trình bày được diễn biến và đặc điểm các mùa trong năm.
- Kĩ năng: phân tích hình ảnh, vi deo về hiện tượng mùa trên Trái Đất.

23


2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng tranh ảnh, vi deo.
- Hình thức thảo luận nhóm/ Toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung: Tìm hiểu các mùa trong năm

Nội dung chính

II. Các mùa trong năm

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Mùa là khoảng thời gian
trong một năm có những đặc
- GV chia lớp làm 6 nhóm.
- GV nêu nhiệm vụ và hướng dẫn HS cách thức tiến điểm riêng về thời tiết và khí
hậu.
hành hoạt động nhóm.
* Giai đoạn 1: HS làm việc cá nhân: nghiên cứu sơ đồ - Nguyên nhân: do trục Trái
và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành các nhiệm Đất nghiêng và không đổi
phương khi Trái Đất chuyển
vụ phiếu học tập 1,2,3,4.
động xung quanh Mặt Trời
* Giai đoạn 2: Trên cơ sở nghiên cứu của cá nhân, tiến
nên có thời kì bán cầu Bắc
hành trao đổi nhóm, hoàn thành phiếu học tập 5 và trả
ngả về phía Mặt Trời, có thời
lời câu hỏi.
kì bán cầu Nam ngả về phía
- Nhóm 1,2 : vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất.
Mặt Trời. Điều đó làm cho
- Nhóm 3,4: Giải thích vì sao mùa xuân ấm áp, mùa thời gian chiếu sáng và sự thu
hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo.
nhận lượng bức xạ ở mỗi bán
- Nhóm 5,6: vì sao mùa của hai bán cầu trái ngược cầu đều thay đổi trong năm.
nhau?
- Mùa ở bán cầu Bắc:
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần

thiết.

+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6
+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9

b) HS thực hiện nhiệm vụ:HS thực hiện nhiệm vụ cá + Mùa thu: 23/9 dến 22/12
nhân sau đó trao đổi thảo luận nhóm và cử đại diện
+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3
trình bày kết quả. Trong quá trình thực hiện GV quan
sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với - Mùa ở bán cầu Nam: ngược
lại với mùa ở bán cầu Bắc.
đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận
chung cả lớp. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ
sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Mùa ở khu vực nội chí tuyến và cực diễn ra như thế

24


nào?
- Tại sao biểu hiện mùa ở khu vực nội chí tuyến khác
so với khu vực ôn đới?
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo
mùa và theo vĩ độ.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích video, hình ảnh.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh.
- Hình thức cá nhân/Nhóm/Toàn lớp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo III. Ngày, đêm dài ngắn theo
mùa và theo vĩ độ.
mùa và theo vĩ độ
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học -Nguyên nhân: Do trục Trái Đất
sinh (theo bàn).
nghiêng và không đổi phương
trong khi chuyển động quanh Mặt
a) GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
- Quan sát video và hình 6.2, 6.3 hoàn thiện Trời nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ
đạo mà ngày đêm dài ngắn theo
phiếu học tập (phiếu học tập số 6).
mùa và theo vĩ độ.
/>+ Mùa xuân và mùa hạ có ngày
v=Ry5W1JRcIv8
dài đêm ngắn, mùa thu và mùa
- HS đưa ra kết luận vị trí của bán cầu Bắc, bán
đông có ngày ngắn đêm dài.
cầu Nam tại các ngày xuân phân, hạ chí, thu
phân, đông chí và giải thích cho nguyên nhân dẫn + Ngày 21/3 và 23/9: ngày dài

đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và bằng đêm.
+ Ở Xích Đạo độ dài ngày đêm
theo vĩ độ.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân bằng nhau càng xa Xích Đạo về hai
cực độ dài ngày đêm càng chêch
và thảo luận nhóm, chuẩn bị báo cáo GV.
lệch.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo
luận: Đại diện 1 nhóm trình bày, các HS khác + Từ vòng cực về cực có hiện
tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ.
nhận xét bổ sung.
Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu
24 giờ kéo dài 6 tháng.
nguyên nhân.

25


×