Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.83 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
---------------------------

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “DI CHÚC”
CỦA HỒ CHÍ MINH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2019.


2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………
TP.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2019
Chữ ký của giảng viên


3

MỤC LỤC
THÀNH VIÊN NHÓM.........................................................................................................2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN............................................................................................3
MỤC LỤC.............................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 6
PHẦN 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM.........................................................7
1.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm..................................................................................7
1.1.1. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................7
1.1.2. Hoàn cảnh ra đời.................................................................................................8
1.2. Vài nét về tác phẩm...................................................................................................8
1.2.1. Tài liệu gốc “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh...............................................8
1.2.2. Bản “Di chúc” đã được công bố chính thức sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua
đời (3/9/1969).................................................................................................................. 9
1.2.3. Bản “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ chính trị BCH TW khóa VI
công bố (1989)...............................................................................................................10
PHẦN 2: NỘI DUNG TÁC PHẨM....................................................................................12
2.1. Những vấn đề được Bác đề cập trong “Di chúc”.....................................................12
2.2. Những trăn trở của Bác............................................................................................18
PHẦN 3: GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TÁC PHẨM................................................................21

3.1. Ý nghĩa của tác phẩm...............................................................................................21
3.1.1. Tư tưởng vì con người được thể hiện trong “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí
Minh……………………………………………………………………………………21
3.1.2. Tư tưởng xây dựng Đảng bao trumg và quan trọng nhất trong “Di chúc” của chủ
tịch Hồ Chí Minh...........................................................................................................22
3.2. Giá trị của tác phẩm.................................................................................................24


4

3.2.1. Giá trị trường tồn của tác phẩm.........................................................................24
3.2.2. Giá trị thực tiễn của tác phẩm...........................................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................27


5

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã không ngừng cống
hiến hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc hướng đến xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã
hội với mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc, đồng bào. Trước lúc
Bác đi xa Bác cũng không quên để lại những lời quý báu cuối cùng cho Tổ quốc. đồng bào
cả nước. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh một trong những tác phẩm cuối cùng người để
lại cho nhân dân, cho Đảng và bạn bè quốc tế. Khi khởi thảo tài liệu này, người đã trăn trở
suy nghĩ và có thể nói bản di chúc đã kết tinh tất cả trí tuệ, tâm hồn, tư tưởng đạo đức của
Bác. Bản di chúc mang sức nặng tổng kết một cuộc đời, một sự nghiệp. Với cách mạng và
với Đảng đó là cả một chặng đường chiến đấu gian lao trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải
phóng, đánh bại đế quốc cả chủ nghĩa thực dân cũ lẫn chủ nghĩa thực dân mới Pháp – Mỹ.
Không chỉ vậy đó còn là sự nghiệp đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là

nhân tố đảm bảo quan trọng nhất cho sự bền vũng của độc lập dân tộc.
Bằng lời lẽ mộc mạc nhưng vô cùng súc tích, Di chúc tuy ngắn gọn nhưng bao chứa
toàn bộ tình cảm và tư tưởng của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với các thế
hệ Việt Nam. Trong Di chúc, ngoài 79 chữ nói “Về việc riêng” tương ứng với 79 mùa xuân
của mình, Người dành trọn tình cảm cho dân, cho Đảng. “Trước hết nói về Đảng”, thể hiện
sự quan tâm đặc biệt của Người đến vấn đề xây dựng Đảng và xuyên suốt là tư tưởng về
tăng cường, củng cố, giữ vững sự đoàn kết thống nhất cội nguồn sức mạnh của Đảng.
Thông qua đề tài nay nhóm em rất muốn tìm hiểu, làm rõ nội dung, giá trị và ý nghĩa
của bản “Di chúc” của Hồ Chí Minh. Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi sai sót do
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy. Xin chân
thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn chúng em để thực hiện bài tìm hiểu và phân tích tác phẩm
này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Ninh Bá Vinh
Nhóm 5


6

PHẦN 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM
1.1.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Sau chiến thắng “Chiến dịch Điện Biên Phủ” năm 1954, lịch sử Việt Nam tạo tiếng
vang lớn khi một nước thuộc địa nhỏ bé đánh bại một nước đế quốc thực dân hùng mạnh
như Pháp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ giải phóng miền Bắc, miền Nam lúc bấy giờ rơi vào tình
trạng bị thực Mỹ xâm lược.
Tháng 7/1954, tiến hành ký kết thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm
thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.

Trong khoảng thời gian từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến năm
1969.
Miền Bắc
-

Năm 1954 – 1957, hoàn thành cải

cách ruộng đất.
-

Năm 1961 – 1965, bước đầu xây

dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5
năm.
-

Miền Nam
-

tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong
trào đấu tranh của quần chúng.
-

chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
Mỹ và làm nhiệm vụ hậu phương

Năm 1959 – 1950, diễn ra phong

trào “Đồng Khởi” và giành thắng lợi.

-

Năm 1965 – 1968, vừa chiến đấu

Năm 1957 – 1959, Mỹ và tay sai

Năm 1961 – 1965, chống chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
-

Năm 1965 – 1968, nhân dân miền

Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
-

Tổng tiến công và nổi dậy giành

thắng lợi chiến thắng Xuân Mậu Thân năm
1968.


7

Với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, Bác còn nhiều lo lắng cho đất nước trong khi Bác đã
vào độ tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng song song đó Bác cũng nhìn thấy được khả năng chiến
đấu của nhân dân ta và sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta. Bác tin chắc Việt Nam sẽ dành
chiến thắng trong kháng chống Mỹ, thống nhất hai miền Nam – Bắc và xây dựng đi lên chủ
nghĩa xã hội với vai trò to lớn của Đảng. Những điều đó được thể hiện rất rõ trong những lời

Bác để lại cho chúng ta.
1.1.2. Hoàn cảnh ra đời
Đến năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe của Người
giảm sút so với những năm trước đó. Bác cho rằng, ở tuổi 75 Bác thuộc lớp người “xưa nay
hiếm”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Bác dự báo
“Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng được mấy năm tháng nữa”.
Rõ ràng Hồ Chí Minh đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ở cuối cuộc
đời mình. Từ dự cảm đó, Bác viết: “tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi.
Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng
bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”.
Vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và
những lời căn dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức khỏe
giảm sút, nhưng ở chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách
nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng
thế giới.
1.2.

Vài nét về tác phẩm

1.2.1. Tài liệu gốc “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Năm 1965, chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo di chúc gồm ba trang do chính Bác đánh
máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của bác và bên
cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCH TW Đảng hồi bấy giờ.
- Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gôm sáu trang viết tay. Trong đó Bác
viết lại đoạn mở đầu và đoạn “nói về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm
một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu


8


nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: Chỉnh đốn Đảng, chăm sóc đời sống của các
tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây
dựng lại thành phố và làng mạc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc
phòng,chuẩn bị thống nhất Đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc
đối với thương binh, Bác viết rồi gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển
kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất nước nhà. Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
- 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu “Di Chúc” gồm một trang viết tay.
- Các năm 1966-1967, Bác không có những bản viết riêng.
1.2.2. Bản “Di chúc” đã được công bố chính thức sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua
đời (3/9/1969)
- Hội nghị bất thường của BCH (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho bộ
chính trị trách nhiệm công bố “Di chúc” của chủ tịch HỒ CHÍ MINH. Bản di chúc được
công bố chính thức chủ yếu dựa vào bản di cúc Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn
được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và 1969 cụ thể
cơ cấu của bản di chúc đã công bố chính thức như sau:
o Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay
cho đoạn mở đầu bác viết năm 1965. Bút tích đoạn này đã được chụp lại và
công bố đây đủ năm 1969.
o Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế
giới và nguyên văn bản Bác viết năm 1965.
o Đoạn “Về việc riêng” năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về việc hỏa
táng, dặn để lại một phần tro, xương cho Miền Nam, năm 1968 Bác viết lại
đoạn này dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp.
Ngoài ra còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau:
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không còn điều gì phải hối hận,
chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bản di chúc đã


9


công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về
hỏa táng.
o Đoạn cuối từ chữ “cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thương yêu…” cho đến
hêt đoạn nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965. Về đoạn này Bác viết năm 1968
và năm 1969 Bác không sửa lại hoặc viết thêm.
- Trong bản di chúc đã được công bố, có đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một
có sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm
nữa” ;bản công bố chính thức sửa lại là: ‘ cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài.”
1.2.3. Bản “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ chính trị BCH TW khóa VI
công bố (1989)
- Việc chọn bản di chúc viết năm 1965 công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản
duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiên của
đồng chí Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCH TW Đảng lúc đó.
- Lấy đoạn mở đầu năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 là hoàn toàn
hợp lý vì Bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn.
- Đoạn “Về việc riêng” bổ sung thêm phần Bác viết năm 1968 vào bản Bác viết năm
1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ trong sáng, vì dân vì nước của Bác.
Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng
và tinh cảm của nhân dân, BCH TW Đảng khóa III thấy cần thiết giữa gìn lâu dài thi hài của
Bác để sau này đồng bảo cả nước, nhất là đồng bào Miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện
đến viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin
phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn.
- Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn. Đó là vì năm 1969
khi Bác qua đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn đang gay go ác liệt, chúng ta
chưa giành được thắng lợi cuối cung nên việc công bố những đoạn văn nói trên lúc ấy là
chưa thích hợp. Mặt khác có một số câu Bác viết rồi lại xóa, hình như Bác đang cân nhắc,



10

chưa coi là đã xong hẳn, chưa thật rõ ý Bác là thế nào. Vì vậy sau khi Bác qua đời chưa thể
đưa vào bản di chúc công bố chính thức bấy giờ.
- Khi Bác mất, cuộc kháng chiến còn đang diễn ra rất khó khăn và ác liệt, vì vậy bộ
Chính trị đã quyết định sửa lại mấy chữ trong câu sau đây của Bác: “cuộc kháng chiến chống
Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa” thành “cuộc khang chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.
- Về việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp,trước đây
chưa có điều kiện thực hiện. Nay mặc dù tình hình kinh tế- xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó
khăn, Bộ Chính Trị BCH TW Đảng khóa VI thấy cần có kế hoạch thực hiện điều mong
muốn ấy của Bác. Bộ Chính Trị giao cho hội đồng bộ trưởng trình Quốc Hội thực hiện việc
này.
- Bộ chính trị BCH TW Đảng khóa III dự định đến một thời điểm thich hợp sẽ công bố
những điều chưa được công bố trong các bản viết di chúc của Bác. Nay nhân dịp kỉ niệm
100 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bộ Chính Trị BCH TW Đảng khóa VI quyết
định công bố toàn bộ các bản viết “Di Chúc” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.


11

PHẦN 2: NỘI DUNG TÁC PHẨM
2.1.

Những vấn đề được Bác đề cập trong “Di chúc”

2.1.1. Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa
bình, thống nhất đất nước.
Về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Bác khẳng định giải phóng miền Nam và qua đó,
giải phóng hoàn toàn và thống nhất đất nước như một tất yếu, dù phải kéo dài, đặc biệt ta có

thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người.
Trong di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải
hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế
quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào
Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã
anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong
trào giải phóng dân tộc”
Sự thật đã diễn ra như Bác đã dự đoán trong di chúc. Tuy Bác đã ra đi vào năm 1969,
sáu năm sau, dân tộc Việt Nam giành đại thắng tháng 4/1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí
Minh.
2.1.2. Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo chủ động: (“ tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”)
khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội: Tình thương và
trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội


12

Trong tư tưởng nhân văn của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc là
tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Trong Di chúc, Bác đã căn
dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ Quốc mà hy
sinh. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức
tạp đến mấy cũng phải ra sức làm.
Bác chỉ rõ: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm
cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có

được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh.
2.1.3. Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế - xã hội , sinh thái xây dựng lại quê hương
đất nước, nhằm pục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân
dân.
Bác không chỉ quan tâm đến đời sống nhân dân, mà trên hết là chăm lo giáo dục, đào
tạo họ, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Bác yêu cầu chúng ta sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc
biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và
thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”
vừa “chuyên”.
2.1.4. Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: Độc lâp-tự do, hòa bìnhthống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh hay nội dung trong di chúc là sự quan tâm tới
con người, tư tưởng ở con, cá nhân, tầng lớp, giai cấp mà cả dân tộc, toàn dân với tình
thương, lẽ phải và trách nhiệm, nhất là vấn đề dân sinh sau thời kỳ chiến tranh với nhiều hậu
quả nặng nề… Của một Đảng cầm quyền của những người cộng sản.
Muốn vậy phải phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân
cả về vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa là độc lập dân tộc phai vươn tới nội dung mới: Tự do, dân
chủ, giàu mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người.
2.1.5. Vấn đề cải cách chống trì chệ, bảo thủ hư hỏng và mở rộng dân chủ.


13

Để thực hiện nhiệm vụ đó phải đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài xã hội, đoàn kết quốc
tế, phải dựa vào sức mạnh nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, phải cải cách, đổi mới
chống sự trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng tự do và dân chủ, phải xây dựng con người
mới, lực lượng cách mạng nhất là thế hệ trẻ, phát triển và phát huy con người. Đó là một sự
thay đổi có tính cách mạng lâu dài, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, phải
tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa đổi mới, cải cách
và phát triển,quá độ và rút ngắn, từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Mỗi người chủ động phát huy năng lực của mình vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa vừa cải
tạo bản thân mình, vừa qua thực tiễn vừa qua giáo dục và tự giao dục. Sống là cống hiến,
hiến dâng, phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của dan tộc, dân chủ và giàu mạnh của
quốc gia và hạnh phúc của đồng bào. Chết là thanh thản trở về với thiên nhiên, với ông bà tổ
tiên và các vị tiền bối cách mạng, và để lại tình thương yêu cho thế hệ trẻ và tinh thần, trí
tuệ, đạo đức cho dân, cho nước, tạo lên nguyên khí quốc gia, hồn thiêng sông núi, tiếp tục
sống mãi với non sông đất nước góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên.
2.1.6. Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng) đạo đức cách mạng của người cán
bộ đảng viên.
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ thành
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm quyền. Nguy cơ của đảng
cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng đạo đức thì
mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người.
Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh”.


14

Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người. Mỗi người có
công việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người
cao thượng.
2.1.7. Vấn đề đoàn kết trong Đảng trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức
mạnh của nhân dân
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết, gắn bó với nhân dân, đại diện

cho quyền lợi của giai cấp và của dân tộc, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, ủng hộ, giúp
đỡ.
Điều này làm chúng ta càng thấm thía lời cǎn dặn của Bác trước lúc đi xa:
"Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục
vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo
nhân dân hǎng hái đấu tranh từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"
"Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự
đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau..."
2.1.8. Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Bác chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải gắn liền việc
học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội.
Bác nói rằng:
"Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế
hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với
việc tham gia cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột".
Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy:
"Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc
đấu tranh của xã hội".


15

Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho
thế hệ trẻ, thế hệ mà Bác khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là trụ cột của nước nhà. Điều
đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Bác dành cho thế hệ trẻ,
đồng thời chính Bác tổ chức huấn luyện, lãnh đạo và rèn luyện phát triển lực lượng thanh
niên cách mạng Việt Nam.

Ngay từ thời niên thiếu, được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của nhân
dân dân ta đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục,
phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ… Bác đã thấy rõ sự đóng góp của
tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc. Họ là lực lượng
tham gia đông đảo và nhiệt tình nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chống
xâm lăng, là những con người có lý tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân và trở thành
một lực lượng chủ yếu của cách mạng.
2.1.9. Vấn đề phong trao cộng sản thế giới và việc cảm ơn các nước giúp đỡ cuộc
kháng chiến của Việt Nam.
Vấn đề đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hi sinh, thương binh, gia đình có
công với cách mạng được Bác đề cao trong Di chúc. Đó là khi Bác đọc lại lần cuối và viết
lại vào năm 1969.
Bác có ý định rằng:
“Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào,
cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu
quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong
phe xã hội chủ nghĩa, và cảm ơn nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp
đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.”
2.1.10.Vấn đề quan niệm về cái sống và cái chết, với việc ứng xử với chính thi hài của
người và việc riêng, vấn văn hóa đối với người đa khuất.


16

“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ
và tiền bạc của nhân dân”

Đây là phần di chúc ngắn nhất trong bản “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn
bản di chúc là để lại cho “đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi”
Ở phần này chúng ta có thể thấy rằng nếu “Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ
Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác…” thì Bác Hồ “sẽ không có điều gì phải hối
hận…”
Tuy nhiên, Bác chỉ tiếc một điều đó là: “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu
hơn nữa, nhiều hơn nữa.” Qua đây thể hiện tấm lòng hết mình tận tụy phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc của Người.
Bản thân Bác suốt đời là một tấm gương trong sáng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, Bác nói:
"Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh
phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông
pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính
quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm, ngày, nhẫn nhục, cố gắng
vì mục đích đó...".
Như vậy là có mười vấn đề mà HỒ CHÍ MINH đề cập trong di chúc, toát lên tinh
thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới phát triển.
Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự
phát triển lạc quan tới số phận và sự nghiệp của Đảng và mỗi người Việt Nam ta. Hồ Chí
Minh quan tâm dến những vấn đề mà người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với cách mạng và
gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và chiến tranh những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược lâu dài.


17

Trong những nội dung ấy có nội dung mang tính khẳng định có nội dung mang tính
dư báo.
2.2.


Những trăn trở của Bác
Bên cạnh những vấn đề bác chăm lo cho Đảng cho dân chúng ta cũng có thể nhìn

thấy được những trăn trở của Bác
2.2.1. Vấn đề chỉnh đốn lại Đảng (đây là vấn đề quan trọng nhất)
Trăn trở lớn nhất của người lúc bấy giờ là lo cho Đảng cũng như nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Đảng phải thật sự trung thành và hết sức lo cho dân để có thể đạt được
những điều Bác luôn mong muốn.
Trong phần di chúc của Bác chỉ đề cập đến việc của Đảng mà không đề cập đến việc
xây dựng nhà nước. Bởi vì ngay lúc ấy, việc quan trọng nhất là Đảng cũng như sau này Đảng
sẽ là nền tảng xây dựng nhà nước phát triển.
Mà việc chỉnh đốn Đảng cầm quyền thì liên quan đến nhà nước, chỉnh đốn Đảng cầm
quyền là tiền đề chỉnh đốn nhà nước, nhưng thật ra chưa phải trực tiếp là vấn đề nhà nước,
hoặc lúc ấy vấn đề cải cách nhà nước chưa đặt ra.
2.2.2. Bỏ thuế nông nghiệp một năm cho nông dân
Trăn trở thứ hai là nói phát triển kinh tế, nhưng theo mô hình và hướng như thế nào?
vẫn như mô hình thời tập trung bao cấp chăng? Đúng là lúc này người chưa thể thấy được
những vấn đề mà đến thời đổi mới, Đảng và nhân dân ta với nhận thức ra, cái gì lạc hậu và
cái gì phải thay đổi và vươn tới trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nhà nước.
Trong Di chúc, Bác đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp
nhân dân đã vì Tổ Quốc mà hy sinh: Theo Bác, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó
khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm. Người chỉ rõ: Đối với những người đã dũng
cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do
cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những
lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự
lập, tự lực cánh sinh. Bác đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng
bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức góp của, góp


18


người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc.
Tuy nhiên, điều này đến năm 1989 mới được công bố và thực hiện theo di chúc của
Bác và được giải thích là có thể vào năm 1969 chưa thích hợp để công bố và thực hiện bới
khi đó nước ta vẫn chưa hoàn toàn được giải phóng.
2.2.3. Đấu tranh chống lại những gì cũ kĩ, hư hỏng
Vấn đề đấu tranh chông lại nhưng gi cũ kỹ, hư hỏng. Trong đó chú ý đến, hư hỏng.
Trong đó chú ý đến vấn đề sửa đổi chế độ giáo dục, tạo ra những cái mới tốt tươi, và dựa vào
sức mạnh nhân dân mới có thể giải quyết được.
Bác không chỉ quan tâm đến đời sống nhân dân, mà trên hết là chăm lo giáo dục, đào
tạo họ, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Bác yêu cầu chúng ta sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc
biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và
thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa
2.2.4. Nói về việc hỏa táng và chôn cất như thế nào?
Chúng ta thấy rằng Bác nêu lên vấn đề điện táng, hỏa táng và tự mình muốn thực
hiện điều đó sau khi mất, phải chăng ngoài ý nghĩa sinh thái và tiết kiệm tiền của, phải chăng
còn là người muốn nêu gương, trong khi tập quán này còn hạn chế ở nước ta.
Nhưng chúng ta không theo ý Bác mà lại thực hiện hình thức ướp thi hài và làm lăng,
với lý do riêng và ý nghĩa riêng của nó.
Trong bản di chúc công bố ngay sau khi Bác ra đi năm 1969, không đề cập đến vấn
đề hỏa táng như Bác đã ghi trong di chúc nhưng sau đó đến năm 1989, Bộ chính trị đã công
bố toàn bộ những yêu cầu của Bác về việc hỏa táng như sau:
Trong bản “Di chúc” năm 1965, Bác viết:
“Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng””
“…Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta
có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”



19

Đến cả khi chuẩn bị ra đi Bác vẫn nghĩ cho nhân dân, cho những người đang sống.
Cho thấy được Bác là một người luôn cống hiến hết mình vì Tổ quốc nhân dân ta.
Và Bác cũng yêu cầu gửi ít tro xương của Bác cho đồng bào miền Nam nếu Bác mất
trước ngày thống nhất. Cho thấy lúc nào Bác cũng luôn quan tâm đến cả hai miền và luôn
hướng về miền Nam, mong ngày giành độc lập thống nhất đất nước.


20

PHẦN 3: GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TÁC PHẨM
3.1.

Ý nghĩa của tác phẩm

3.1.1. Tư tưởng vì con người được thể hiện trong “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng nhân văn vì con người của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong “Di
chúc” là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Trong Di chúc,
Bác đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ Quốc
mà hy sinh. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong
sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ
có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành
trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh..
Thấm nhuần đạo lý truyền thống của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”,
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Bác đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để
đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức góp
của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Không chỉ quan tâm đến đời sống nhân dân, mà theo Bác trên hết là chăm lo giáo

dục, đào tạo trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bác yêu cầu chúng ta sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh
niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa
“chuyên”.
“Hồng” theo tư tưởng của chỉ tịch Hồ Chí Minh là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
Đảng, cho cách mạng”, là đạo đức cách mạng. Còn “chuyên” là trình độ chính trị, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật và quân sự. Đó là việc đào tạo lớp người vừa có lý tưởng cách mạng, vừa
có phẩm chất chính trị, đạo đức; không ngại khó khăn, gian khổ, không ngại hy sinh, phấn
đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi; vừa có trình độ trí tuệ, vừa có năng lực chuyên
môn, tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao cho.


21

Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đạo đức được xem xét trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn. Vai trò của đạo đức cách mạng là to lớn, Hồ Chí Minh coi
đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của
sông, của suối. Như đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng.
Bởi lẽ con đường đi đến độc lập dân tộc và CNXH là con đường dài, đòi hỏi sự phấn đấu
không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái
nguồn, cái nền tảng ấy là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình
và mỗi người trong xã hội ta. Đạo đức là gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm
quyền. Nguy cơ của đảng cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên

không tu dưỡng đạo đức thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì thế, Hồ
Chí Minh cho rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người. Mỗi người có
công việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người
cao thượng. Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của
dân tộc, của nhân loại.
Hồ Chí Minh cũng quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
nhân dân lao động. Tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng mà Bác đề ra những yêu cầu đạo đức
sát hợp để mọi người cùng phấn đấu.
3.1.2. Tư tưởng xây dựng Đảng bao trumg và quan trọng nhất trong “Di chúc” của
chủ tịch Hồ Chí Minh
Bao trùm nhất, quan trọng nhất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện
trong Di chúc là sự quan tâm đến người cộng sản, đến công tác xây dựng Đảng. Trong Di
chúc gửi lại đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng, dòng đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh
căn dặn: “Trước hết nói về Đảng”.


22

`Trong công tác xây dựng Đảng, Bác đặt lên hàng đầu vấn đề đoàn kết. Đoàn kết là
một nội dung quan trọng trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình
thành, củng cố và phát triển lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển lên tầm cao mới. Bản thân Bác là mẫu mực tuyệt vời
trong việc thực hiện truyền thống đoàn kết.
“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta”.
Trong bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ đã dặn lại toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta những công việc phải làm khi Tổ quốc đã thống nhất, trong đó có nhiệm vụ đổi mới và
chỉnh đốn Đảng.
Bác viết:
''Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, và cũng là rất vẻ vang. Đây

là một cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới
mẻ, tốt hơn''.
Bác còn chỉ rõ:
“Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng
viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn
tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn
mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị là kiên định con đường mà Đảng và Bác Hồ
đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt trong lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Xây dựng và chỉnh đốn Đảng về tổ chức là tăng cường sức chiến đấu của Đảng từ Trung
ương đến cơ sở. Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng muốn có hiệu quả thiết thực, trước
hết, phải gắn liền với phong trào quần chúng và phải dựa vào quần chúng.
Nét đặc sắc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng chính là
mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Bác Hồ nói:


23

''Nhân dân giúp đỡ xây dựng Đảng bằng cách: hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng
ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công
tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình''.
Hồ Chí Minh đã nói về chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và khoa học, nhưng lại giản
dị có sức cảm hoá rất lớn đối với nhân dân. Mục đích của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí
Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là
nhân dân lao động. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan
trọng mà Bác đặc biệt quan tâm. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân
dân, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; dân chủ là chìa

khoá của mọi tiến bộ và phát triển. Quan niệm này đã đặt nền tảng và giữ vai trò chỉ đạo
trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
3.2.

Giá trị của tác phẩm

3.2.1. Giá trị trường tồn của tác phẩm
Trước khi từ giã cõi đời, dù cả nước đang trải qua cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt,
Bác Hồ vẫn đặt niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của dân tộc, vẫn ấp ủ những ước
mơ, dự tính và quyết tâm đưa đất nước ta tiến lên “ Sánh vai với năm châu bốn bể”.
Bác viết:
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàng dân đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất , độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Quá
trình phát triển đó đáng lẽ ra có thể nhanh hơn nhiều, bộ mặt đất nước đáng lẽ phải biến
đổi nhiều hơn, khoảng cách so với thế giới và nhiều nước trong khu vực lẽ ra đã được rút
ngắn chứ không cách xa như bây giờ, nếu như chúng ta xóa bỏ mạnh mẽ hơn,những lực cản
của tư duy nỗi thời, những tàn dư của chế độ quản lý cũ còn rỏi rớt lại. Một số chính sách
kinh tế xã hội, sử dụng con người …Không thích hợp. Dù sao, đứng dậy từ vấp ngã bao giờ
cũng thu lượm được những bài học lớn.”


24

Với sức sống bất diệt của bản “Di chúc” thiêng liêng của Bác, mọi công dân Việt
Nam đều ước mong nhìn thấy viễn cảnh đó của đất nước và có quyền hi vọng mọi điều
người căn dặn được thực hiện trọn vẹn.
3.2.2. Giá trị thực tiễn của tác phẩm
Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử có giá trị thực tiễn không
chỉ cho giai đoạn đã qua, với hiện tại mà cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng
và dân tộc ta.

Giá trị thực tiễn của tác phẩm còn thể hiện qua những thành tựu mà nước Việt Nam
thực hiện được khi làm theo lời Bác dặn dò trước lúc đi xa. Những thành tựu quan trọng mà
nhân dân đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong hơn 45 năm đổi mới là một thực
tế không ai có thể phủ nhận được. Con đường đi tới của cách mạng nước ta có nhiều thuận
lợi, nhưng không ít khó khăn. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, với sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn cờ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
đi tới thắng lợi.


25

KẾT LUẬN
Bản “Di Chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá cho toàn dân tộc ta. Bên
cạnh đó, bản “Di chúc” của Bác Hồ còn là tấm gương cho toàn dân nôi theo và bản “Di
chúc” cũng luôn thôi thúc mỗi người dân chúng ta ngày càng phấn đấu cố gắng trong học
tập, lao động để cống hiến hết mình xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh văn minh.
Mong muốn tâm huyết và vĩ dại của vị lãnh tụ vĩ đại là mong cho dân ta được độc lập tự do,
ấm no và hạnh phúc do đó bản “Di Chúc” của người cũng hướng tới mong muốn tột bậc này.


×