Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Áp dụng phương pháp CTXH nhóm với bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 135 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu .................................................................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể ........................................................................................... 2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2

3.2.

Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
5. Lý thuyết áp dụng ................................................................................................... 3
5.1.

Thuyết hệ thống................................................................................................ 3

5.2.

Thuyết Tâm lý năng động................................................................................. 3

5.3.

Thuyết học hỏi (Bandura, 1997) ....................................................................... 3


5.4.

Thuyết hiện trường (field): Kurt Lewin (1947) ................................................ 3

5.5.

Thuyết trao đổi xã hội ...................................................................................... 3

6. Một số yếu tố, kỹ năng và kỹ thuật tác nghiệp được áp dụng.................................. 3
6.1.

Một số yếu tố can thiệp .................................................................................... 4

6.2.

Một số kỹ năng ................................................................................................. 4

7. Các khái niệm công cụ ............................................................................................ 4
7.1.

Áp dụng ............................................................................................................ 4

7.2.

Phương pháp .................................................................................................... 4

7.3.

Công tác xã hội nhóm....................................................................................... 5


7.3.1.

Khái niệm:..................................................................................................... 5

7.3.2.

Phân loại nhóm ............................................................................................. 5

7.3.3.

Phương pháp áp dụng: Công tác xã hội với nhóm ......................................... 5

7.3.4.

Tiến trình công tác xã hội với nhóm ............................................................. 6

7.3.5 Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm ................................................................... 6
7.3.6 Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động .................................................................... 6
7.3.7 Giai đoạn can thiệp – thực hiện nhiệm vụ.......................................................... 6


7.3.8 Giai đoạn kết thúc .............................................................................................. 6
8. Bệnh nhân ............................................................................................................... 6
9. Ung thư ................................................................................................................... 6
9.1 Khái niệm ............................................................................................................. 6
9.2

Phân loại ........................................................................................................... 6

10.


Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng ............................................................................. 7

11.

Khái niệm về “ Áp dụng phương pháp CTXH nhóm với bệnh nhân ung thư tại

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng”. .................................................................................... 7
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................................ 8
1. Giới thiệu: ............................................................................................................... 8
2. Đối tượng .............................................................................................................. 11
3. Mục tiêu cơ sở....................................................................................................... 11
4. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 11
4.1.

Tổ chức cơ sở ................................................................................................. 11

4.2 Sơ đồ cơ sở ......................................................................................................... 12
4.3.

Nhân sự chuyên môn ...................................................................................... 13

4.4.

Lãnh đạo bệnh viện ..................................................................................... 13

5. Chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ được cung cấp và kết quả của các dịch vụ ..... 13
5.1.

Chức năng: ..................................................................................................... 13


5.2.

Nhiệm vụ, các dịch vụ được cung cấp ............................................................ 13

5.3. Kết quả cung cấp dịch vụ .................................................................................. 14
6. Cảm nhận chung về cơ sở ..................................................................................... 15
PHẦN 2: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM .......................................... 16
2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề của nhóm ........................................................................ 16
2.1.1. Thực trạng của vấn đề ung thư trên thế giới và Việt Nam .............................. 16
2.1.1.1. Thực trạng vấn đề ung thư trên thế giới ....................................................... 16
2.2.1.2. Thực trạng vấn đề ung thư ở Việt Nam ....................................................... 17
2.2.2. Biểu hiện của ung thư ..................................................................................... 19
2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề ................................................................................. 20
2.2.3.1.

Các yếu tố có thể thay đổi được ............................................................... 20

2.2.3.2.

Các yếu tố không thể thay đổi được ......................................................... 22

2.2.4. Ảnh hưởng của vấn đề .................................................................................... 23


2.2.4.1. Đối với người bệnh ung thư ......................................................................... 23
2.2.4.2. Đối với gia đình người bệnh ung thư ........................................................... 25
2.2.4.3.

Đối với xã hội .......................................................................................... 27

Các hướng hỗ trợ giải quyết vấn đề............................................................. 27

2.2.5.
2.2.5.1.

Điều trị ung thư........................................................................................ 27

2.2.5.2.

Phòng ngừa ung thư ................................................................................. 30

2.2.5.3. 9 mô hình công tác xã hội ............................................................................ 31
2.2.5.4 Chính sách cho người bệnh ung thư ............................................................ 32
2.2. Tiến trình hỗ trợ nhóm....................................................................................... 37
I. Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm ....................................................................... 37
1. Xác định mục tiêu chung của nhóm ................................................................... 37
2. Đánh giá khả năng tham gia của các nhóm viên ................................................ 37
3. Đánh giá khả năng các nguồn lực hỗ trợ nhóm .................................................. 40
4. Bối cảnh chọn nhóm thân chủ............................................................................ 40
5. Hồ sơ các nhóm viên ......................................................................................... 41
II. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động ...................................................................... 43
1. Mục tiêu cụ thể của nhóm .................................................................................. 43
2. Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm .................................................................. 43
III. GIAI ĐOẠN CAN THIỆP – THỰC HIỆN NHIỆM VỤ .................................... 49
PHẦN 3: NHỮNG THAY ĐỔI CỦA SINH VIÊN ...................................................... 125
1. Những thay đổi của sinh viên .............................................................................. 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 127
1. Kết luận............................................................................................................... 127
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 127
2.1.


Đối với bệnh viện: ........................................................................................ 127

2.2.

Đối với kiểm huấn viên: ............................................................................... 127

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 129


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Qúy thầy cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục
trong thời gian 4 năm trên giảng đường đại học đã truyền đạt kiến thức, kỹ năng của mình
về Công tác xã hội, để em có những hành trang quý báu, tự tin đến cơ sở thực tập tốt
nghiệp. Trong thời gian thực tập ở Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng em đã học hỏi được rất
nhiều điều thiết thực về tác phong, thái độ làm việc cũng như các kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Ts. Nguyễn Thị Hằng Phương, cô vừa là giáo
viên chủ nhiệm vừa là kiểm huấn viên theo sát quá trình em thực tập, những lời hướng
dẫn nhiệt tình, tỉ mỉ của cô đã giúp em có cách tiếp cận vấn đề thực tập được rõ ràng, cụ
thể. Cô cũng đóng vai trò là người bạn đồng hàng, luôn động viên, khích lệ tinh thần mỗi
khi em gặp khó khăn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Bệnh viên Ung bướu Đà Nẵng đã
tạo điều kiện cho em được thực tập ở đây. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chị ở Tổ
Công tác xã hội, nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các chị mà em có nhiều
kinh nghiệm trong thời gian thực tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại Khoa Ngoại 2 và các cô chú
bệnh nhân tại đây đã hỗ trợ em thực hiện đề tài thực tập.
Với điều kiện thời gian cũng như sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng, bài báo cáo này

không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của Qúy thầy cô để em có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô!
Đà Nẵng, tháng 03 năm 2019
Sinh viên H’ Búp Êban
Lớp 15CTXH, khoa Tâm lý – Giáo dục


CÁC TỪ VIẾT TẮT
NV CTXH

Nhân viên công tác xã hội

BN

Bệnh nhân

K

Ung thư

STT

Số thứ tự

CTXH

Công tác xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Hình 1: Cố Chủ tịch Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo Bất hạnh thành phố Đà Nẵng Người sáng lập Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Hình 2: Đồng chí Đặng Việt Dũng - PCT Thường trực UBND Tp Đà Nẵng trao quyết định
thành lập Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
Hình 3: Tổ chức hát karaoke bằng máy tính có kết nối mạng cho cô chú bệnh nhân và
người nhà
Hình 4: Trò chuyện, thăm hỏi, động viên tinh thần người bệnh
Hình 5: Hỗ trợ nhân viên y tế tổ chức buổi sinh hoạt tháng cho người bệnh và người nhà
Hình 6: Hỗ trợ nhân viên y tế làm thuốc
Hình 7: Hỗ trợ nhân viên y tế phát phiếu nhận chào hằng ngày
Hình 8: Tổ chức xem phim cho cô chú bệnh nhân
Hình 9: Hỗ trợ Tổ công tác xã hội phát quà cho người bệnh.
Hình 10: Tổ chức phát sách báo và đọc sách cho bệnh nhân nghe
Hình 11: Tặng hoa cho bà P và nhóm viên nhân dịp 8/3
Hình 12: Tổ chức xem hài, hát karaoke cho nhóm viên


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta ngày xưa có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tầm quan trọng của sức
khỏe, như “ Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, ý muốn nói
chỉ cần có sức khỏe đủ đầy, con người có thể thực hiện được những công việc mà mình
muốn làm. Hay câu tục ngữ : “ Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền
đâm lo”, ý nói muốn trở thành tiên trong cuộc sống trần gian chỉ đơn giản là ăn và ngủ
được chứ không phải tu hành khổ luyện gì xa xôi.
Còn rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe, nhưng cuộc
sống không chỉ có những người khỏe mạnh mà còn có những người ốm đau vì nguyên
nhân khách quan và chủ quan, một trong số đó là bệnh hiểm nghèo hay còn gọi là bệnh
ung thư. Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô
tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực
tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Người mắc bệnh ung thư ban đầu

không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thì căn bệnh thường
đã tiến triển đến mức trầm trọng. Ung thư khiến người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, khiến
người mẹ trẻ đau đớn chia xa đứa con chưa đầy tháng tuổi, khiến niềm tin kiệt quệ, hy
vọng lụi tàn. Nỗi đau thể chất và tinh thần của bệnh nhân ung thư không thể diễn tả bằng
lời. Trong hành trình chống ung thư, người bệnh ung thư và những người gần gũi với họ
có thể trải qua các cảm xúc như tức giận, buồn bã, lo sợ, cảm thấy mất kiểm soát, cảm thấy
bất lực khi không thể làm gì để giúp bản thân hoặc tình trạng bệnh của mình. Cứ 5 bệnh
nhân ung thư có 1 người không bao giờ được hỏi về cảm xúc, tinh thần hiện tại của họ thế
nào mỗi khi đến tái khám mà đa số chỉ được trợ giúp để làm giảm các triệu chứng đau đớn.
Bên cạnh đó, nửa số người bệnh ung thư lại không được quan tâm đến việc giải tỏa những
áp lực bệnh tật.
Vậy nên, người bệnh cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt về sức khỏe thể chất cũng
như tinh thần. Trong các liệu pháp chữa bệnh ung thư, chăm sóc sức khỏe tinh thần, đi sâu
vào việc tìm hiểu cảm xúc của người bệnh cũng như thấu hiểu những cảm xúc tiêu cực và
tích cực, từ đó hỗ trợ người bệnh biết cách chấp nhận, thấu hiểu cảm xúc bản thân và tự
tạo ra sự thay đổi là một trong những cách thức hỗ trợ người bệnh chữa trị tốt nhất. Nhằm
tạo một không gian sống luôn vui vẻ, đầy ắp tiếng cười, khiến người bệnh cảm thấy yêu

1


đời, sống có ích là một liệu pháp không thể thiếu để hỗ trợ người bệnh thích ứng tốt hơn
với các liệu pháp chữa ung thư như hóa trị, xạ trị,…
CTXH trong bệnh viện nói chung và nhân viên CTXH nói riêng đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc thiết kế các hoạt động bổ ích cho người bệnh. Công tác xã hội trong
Bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế
trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá
trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn
về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Năm 2015, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm

vụ công tác xã hội của bệnh viện và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội
của bệnh viện. Theo đó, nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện được quy định trong ba
nội dung chính sau: Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh; Thông
tin, truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật; Vận động tài trợ, hỗ trợ nhân viên y tế và
đào tạo, bồi dưỡng.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài “ Áp dụng phương pháp CTXH nhóm
với bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng” nhằm chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho người bệnh theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.
2. Mục tiêu
-

100% người bệnh ung thư tại phòng 808B, Khoa Ngoại 2, bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng có thể chấp nhận bệnh tình, thấu hiểu, giải tỏa cảm xúc tiêu cực sang tích cực.

-

100% người bệnh ung thư tại phòng 808B, Khoa Ngoại 2, bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng có thể tự xây dựng các hoạt động sinh hoạt nâng cao đời sống tinh thần khi đang
điều trị bệnh cũng như xuất viện.

-

100% người bệnh ung thư tại phòng 808B, Khoa Ngoại 2 được truyền thông, cung cấp
thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ, pháp luật về bệnh ung thư. Cũng như
cung cấp thông tin thời sự về cuộc sống hằng ngày.
3. Đối tượng và khách thể
3.1.

-


Đối tượng nghiên cứu

Áp dụng phương pháp công tác xã hội với người bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu
Đà Nẵng.
3.2.

-

Khách thể nghiên cứu

Người bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
2


4. Phương pháp nghiên cứu
-

Đề tài được triển khai nghiên cứu và trình bày dựa trên một số môn học như: CTXH
với nhóm, tâm lý học phát triển, tham vấn,…

-

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, bản thân em sử dụng một số phương pháp là:
 Thu thập thông tin bằng cách sưu tầm tài liệu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp vấn đàm
 Phương pháp phỏng vấn sâu
 Phương pháp phân tích số liệu đã thu thập được
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, gắn lý luận với thực tiễn


5. Lý thuyết áp dụng
5.1.

Thuyết hệ thống

Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau. Theo Parsons (1951), nhóm là
hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng
như một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay
đổi để được tồn tại.
5.2.

Thuyết Tâm lý năng động

Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người: Freud (1922) và Frank Moreno (
psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem
xét lại những mâu thuẫn chưa được giải quyết.
5.3.

Thuyết học hỏi (Bandura, 1997)

Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu
A ứng xử như thế nào đó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược lại thì
A sẽ không ứng xử như thế trong tương lai.
5.4.

Thuyết hiện trường (field): Kurt Lewin (1947)

Nhóm có khoảng không gian sống. có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó,
nó di chuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu
nguồn lực trong nhóm: Vai trò, quy tắc, quyền lục, sự gắn kết, sự đồng thuận và phối hợp.

5.5.

Thuyết trao đổi xã hội

Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm. Đối với cá nhân, quyết định thể
hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi.
6. Một số yếu tố, kỹ năng và kỹ thuật tác nghiệp được áp dụng
3


6.1.
-

Một số yếu tố can thiệp

Tạo niềm hy vọng: Nhấn mạnh đến việc hình thành và duy trì cảm xúc lạc quan của các
thành viên nhóm trong quá trình tham gia.

-

Tự nhận thức: Mỗi cá nhân trong nhóm biết được điểm mạnh, điểm hạn chế, những gì
mình có và chưa có.

-

Tìm kiếm sự tương đồng trong trải nghiệm: Giúp các nhóm viên không cảm thấy mình
duy nhất “khổ”.

-


Bộc lộ bản thân: Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm hay những trải nghiệm của
bản thân với các thành viên.

-

Tạo cơ hội trải nghiệm thực tế

-

Chấp nhận: Đây là yếu tố rất quan trọng, các thành viên thể hiện sự tôn trọng với nhau.
Một số kỹ năng

6.2.
-

Kỹ năng điều phối

-

Kỹ năng tự bộc lộ

-

Kỹ năng thúc đẩy tương tác nhóm

-

Kỹ năng lãnh đạo

-


Kỹ năng giải quyết xung đột
6.3.

Một số kỹ thuật

-

Kỹ thuật tổ chức các hoạt động trò chơi.

-

Kỹ thuật giúp các thành viên nhận biết, thể hiện suy nghĩ, tình cảm, sự sán tạo của mình
như: Vẽ tranh, cắt dán giấy, đất nặn; sử dụng ngôn ngữ viết; sử dụng tranh ảnh; kể
chuyện hoặc viết tiếp truyện

-

Kỹ thuật vẽ và sử dụng sơ đồ tương tác nhóm
7. Các khái niệm công cụ

Tên đề tài: Áp dụng công tác xã hội nhóm với bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu
Đà Nẵng.
7.1.

Áp dụng

-

Là động từ, có nghĩa dùng trong thực tế điều đã nhân thức, lĩnh hội được.


-

Ví dụ: Áp dụng khoa học kĩ thuật vào tăng gia sản xuất.

-

Đồng nghĩa với vận dụng, ứng dụng.

7.2.
-

Phương pháp
Lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả tốt nhất.
4


Ví dụ: Học không có phương pháp thì dầu giùi mài hết năm, hết đời cũng chỉ mất

-

công không (Bùi Kỷ)
7.3.

Công tác xã hội nhóm

7.3.1. Khái niệm:
CTXH với nhóm (làm việc với nhóm) là phương pháp trong CTXH nhằm giúp
tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm
và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân. Có nghĩa là:

-

Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng
động nhóm).

-

Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề.

-

Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ

-

trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm

-

giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh

nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn
nhu cầu.
Trong phương pháp CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn nhóm, là mối
tương tác giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. CTXH
là sử dụng cơ cấu nhóm và năng động nhóm trong nội bộ nhóm để đem đến những
thay đổi về nhận thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh
nghiệm và sử dụng nguồn lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.
7.3.2. Phân loại nhóm
-


Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách

-

Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng ( nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi,…)

-

Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó ( nhóm các phụ huynh
trẻ khuyết tật

-

Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải

-

Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải

-

Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác

7.3.3. Phương pháp áp dụng: Công tác xã hội với nhóm
Trong phương pháp CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn nhóm, là mối tương tác
giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. CTXH là sử dụng cơ cấu
nhóm và năng động nhóm trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận thức,
5



niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồn lực của
cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.
7.3.4. Tiến trình công tác xã hội với nhóm
7.3.5 Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm
-

Xác định mục tiêu chung của nhóm.

-

Đánh giá khả năng tham gia của các nhóm viên: nhu cầu, sức khỏe, điều kiện

-

vật chất, mục đích tham gia, những cản trở đối với việc tham gia nhóm...

-

Đánh giá các nguồn lực hỗ trợ nhóm.

-

Bối cảnh chọn nhóm thân chủ.

-

Thành lập hồ sơ các nhóm viên.

7.3.6 Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động

-

Xác định mục tiêu cụ thể của nhóm.

7.3.7 Giai đoạn can thiệp – thực hiện nhiệm vụ
-

Thực hiện nhiệm vụ nhóm.

7.3.8 Giai đoạn kết thúc
-

Lượng giá.

-

Kết thúc tiến trình nhóm, chuẩn bị cho việc chia tay nhóm và kế hoạch tương lai.

8. Bệnh nhân
Bệnh nhân là đối tượng được nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân phần lớn
bị ốm, bị bệnh hoặc bị thương và cần được điều trị bởi bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học, nha sĩ,
bác sĩ thú y hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
9. Ung thư
9.1 Khái niệm
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến sự tăng trưởng không kiểm soát của các
tế bào trong cơ thể. Bình thường, các tế bào phát triển, phân chia và chết đi theo một trật
tự cố định. Khi bộ máy vận hành của cơ thể xảy ra sự cố, thay vì chết đi, tế bào ung thư
vẫn tiếp tục phát triển đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát, hình thành các tế bào bất thường
không có chức năng gì. Tế bào thừa tạo nên thể khối (tức khối u) và xâm lấn các mô lân
cận. Một số bệnh ung thư như ung thư bạch cầu không hình thành khối u.

9.2 Phân loại
Ung thư có thể xảy ra bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Có 5 loại ung thư chính:

6


-

Ung thư biểu mô: bắt nguồn từ trong da hoặc lớp mô phủ lan đến cơ quan nội
tạng

-

Ung thư mô liên kết: bắt nguồn trong xương, sụn, mỡ, cơ, mạch máu hay các
mô liên kết khác

-

Ung thư bạch cầu: bắt nguồn trong mô tạo máu (tủy xương)

-

U Lympho (Lymphoma): bắt nguồn từ các tế bào của hệ miễn dịch

-

Ung thư hệ thần kinh trung ương: phát triển trong não và tủy sống

10. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 5898/QĐ-UBND

ngày 15/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở tổ chức lại Khoa Ung bướu
thuộc Bệnh viện Đà Nẵng và tiếp nhận nguyên trạng tổ chức bộ máy, người lao động, trụ
sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (thuộc
Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố). Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp
công lập, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, gồm 8 phòng
và 20 khoa. Bệnh viện hiện phụ trách thăm khám và điều trị chủ yếu cho bệnh nhân ở các
tỉnh miền Trung. Bệnh viện đem lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân ung thư trong khu vực.
Đặc biệt, bệnh nhân ung thư nghèo tại Đà Nẵng và khu vực Miền Trung có cơ hội được
khám chữa bệnh miễn phí với chất lượng tốt.
11. Khái niệm về “ Áp dụng phương pháp CTXH nhóm với bệnh nhân ung thư tại
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng”.
Áp dụng phương pháp CTXH nhóm với bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu
Đà Nẵng là khả năng tổ chức hoạt động hoặc triển khai mô hình nhằm hỗ trợ người bệnh
và người nhà người bệnh về vật chất, tinh thần và xã hội thông qua việc tăng cường sự
tham gia của người bệnh và người nhà người bệnh trong hoạt động nhóm với mục đích
cuối cùng là thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin thân chủ theo hướng tích cực.

7


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu:
1.1.

Thời gian thực tập: Từ 07/01/2018 – 17/3/2019

1.2.

Cơ sở: Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng


1.3.

Địa chỉ: Đường Hoàng Thị Loan, Tổ 28, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà
Nẵng.

1.4.

Điện thoại: 02363.717.717 – 02363.717.666

1.5.

Đường dây nóng sở y tế: 0965241818

1.6.

Lịch sử hình thành:

Hình 1: Cố Chủ tịch Hội Bảo trợ Phụ nữ

Hình 2: Đồng chí Đặng Việt Dũng - PCT

và Trẻ em nghèo Bất hạnh thành phố Đà

Thường trực UBND Tp Đà Nẵng trao

Nẵng - Người sáng lập Bệnh viện Ung

quyết định thành lập Bệnh viện Ung

thư Đà Nẵng


bướu Đà Nẵng

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 5898/QĐ-UBND
ngày 15/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở tổ chức lại Khoa Ung bướu
thuộc Bệnh viện Đà Nẵng và tiếp nhận nguyên trạng tổ chức bộ máy, người lao động, trụ
sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (thuộc
Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố).

8


Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc Sở Y tế Đà Nẵng, gồm 8 phòng và 20 khoa.
Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Út, phó Giám đốc Sở Y tế Đà
Nẵng, kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
Từ ngày 03/12/2018 BSCKII. Trần Tứ Quý - Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách,
chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng (Danang Cancer Hospital- DCH) là một bệnh viện
chuyên khoa ung thư loại 1 hoàn chỉnh của thành phố Đà Nẵng, quy mô 500 giường bệnh
nội trú. Bệnh viện được đặt tại Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng,
trên diện tích 15 hecta. Bệnh viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị có
hiệu quả mọi bệnh lý ung thư, làm tốt công tác dự phòng bệnh ung thư cho nhân dân
thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung, triển khai các chương trình nghiên cứu khoa
học - công nghệ và tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn chuyên ngành
ung thư.
Ban giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh
viện. Đảng ủy Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác Đảng, BCH Công đoàn cơ sở,
BCH Đoàn thanh niên cộng sản HCM. Các Hội đồng chuyên môn như Hội đồng Khoa
học kỹ thuật, Hội đồng Khen thưởng kỷ luật, Hội đồng Lương, Hội đồng An toàn bức xạ,

Hội đồng Thuốc, Hội đồng bệnh nhân… tư vấn cho Giám đốc về những lĩnh vực liên
quan.
Bệnh viện có 21 Khoa, Phòng và Trung tâm:
7 Phòng chức năng, gồm Phòng Tổ chức Cán bộ;Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng
Hành chính Quản trị ; Phòng Tài chính- kế toán;Phòng Vật tư Trang thiết bị Y tế; Phòng
Điều dưỡng, Phòng Công nghệ Thông tin.
5 Khoa cận lâm sàng, gồm Khoa Dược; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Xét nghiệm
và Truyền máu, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Nội soi và Thăm dò chức năng, Trung tâm
nghiên cứu phòng chống ung thư.
9 Khoa lâm sàng, gồm Khoa khám bệnh; Khoa Điều trị tích cực và chăm sóc giảm
nhẹ; Khoa Gây mê hồi sức; Khoa Bệnh lý tổng hợp, Khoa Vú và Phụ khoa, Khoa Tạo
máu, Khoa Tiết niệu, đầu cổ và lồng ngực, Khoa Tiêu hóa, Khoa Kỹ thuật phóng xạ và Y
học hạt nhân.

9


Các khoa lâm sàng ung thư áp dụng điều trị đa mô thức với phương pháp hóa trị,
xạ trị, phẫu trị và các phương pháp điều trị ung thư khác.
Bệnh viện được đầu tư xây mới hoàn chỉnh các công trình hạ tầng với 3 khối nhà
chính (khối Hành chính và Hội trường, khối điều trị nội trú và khối Kỹ thuật nghiệp vụ).
Tổng diện tích sàn khoảng 54.000m2 và diện tích xây dựng trung bình cho mỗi giường
bệnh gần 110m2. Bệnh viện được thiết kế theo mô hình bệnh viện khách sạn với cảnh
quan trong bệnh viện rất hài hòa, tiện nghi và thân thiện. Mọi phòng bệnh đều có phòng
vệ sinh riêng, hệ thống điều hòa trung tâm và hệ thống khí trung tâm. Bệnh viện dành 1
khu nhà nghỉ gần 50 phòng (khoảng 400 giường) để người nhà bệnh nhân có điều kiện
nghỉ ngơi trong thời gian chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Bệnh viện cũng có 1 khu nhà
dành cho nhân viên, sinh viên đến thực tập và khu nhà dành cho chuyên gia trong và ngoài
nước đến giúp đỡ bệnh viện. Cơ sở vật chất này thực sự là lý tưởng cho điều trị bệnh
nhân.

Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu khám
chữa bệnh ung thư. Các hệ thống chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư như máy CTscan đa lát cắt, máy MRI 3,0T, máy tăng sáng truyền hình, máy siêu âm màu 4 chiều,
máy nội soi can thiệp, máy SPECT, PET-CT, máy đếm tế bào tự động 40 thông số, máy
xét nghiệm sinh hóa tự động, ELISA tự động, FACS, miễn dịch hóa tổ chức, máy cắt
lạnh, hệ thống phân tích gen… Các hệ thống trang thiết bị xạ trị ung thư kỹ thuật cao như
máy xạ trị gia tốc, máy xạ phẫu, xạ trị áp sát liều cao, CT mô phỏng,… Các cơ sở điều trị
hiện đại như 10 phòng mổ chuẩn, khu hậu phẫu 40 giường bệnh, khu Hồi sức cấp cứu và
chăm sóc giai đoạn cuối 50 giường bệnh và khu ghép tủy xương 6 phòng ghép chuẩn…
Đội ngũ nhân lực chuyên môn của bệnh viện với các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ
chuyên khoa 2, Bác sỹ chuyên khoa 1, Thạc sỹ y học, Bác sỹ nội trú, Kỹ sư vật lý hạt
nhân, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác,
đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ung thư chất lượng cao. Các nhân viên chuyên môn
được tuyển dụng với yêu cầu cao về khả năng chuyên môn, khát khao khoa học, phẩm
chất đạo đức và tấm lòng yêu thương bệnh nhân, sẵn sàng cho mục tiêu khám chữa bệnh
từ thiện của bệnh viện. Các nhân viên chuyên môn đều được đào tạo chuyên sâu từ 1- 3
năm tại các trung tâm y học lớn như Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
Trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược Huế, Bệnh viện ung bướu thành phố
Hồ Chí Minh, Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Huyết học thành phố
10


Hồ Chí Minh, Bệnh viện trung ương Huế… Một số được gởi đi đào tạo tại Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc…Bệnh viện xây dựng phong cách và thái độ phục vụ theo tinh thần
“Lương y như từ mẫu”. Bệnh viện quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ
do Lãnh đạo thành phố giao cho, xứng đáng là một trung tâm chuyên khoa ung thư lớn,
chất lượng cao trong khu vực và là một bệnh viện giàu tính nhân văn, giàu tình người!
1.7.

Các đơn vị liên quan


-

Sở Y tế Đà Nẵng

-

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng

-

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh

-

Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng

-

Bệnh viện Đà Nẵng

-

Trung tâm Y tế dự phòng

-

Bệnh viện phụ sản – nhi Đà Nẵng

-


Bệnh viện da liễu TP. Đà Nẵng

-

Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang

-

Bệnh viện phục hồi chức năng Đà Nẵng

2. Đối tượng
Người sử dụng dịch vụ tại cơ sở: Bệnh viện hiện phụ trách thăm khám và điều trị

-

chủ yếu cho bệnh nhân ở các tỉnh miền Trung.
-

Số lượng người sử dụng dịch vụ: Số lượng bệnh nhân khám là gần 87.000 lượt, số

lượng bệnh nhân nội trú là gần 26.000 lượt bệnh nhân nội trú.
3. Mục tiêu cơ sở
-

Mục tiêu là xây dựng một bệnh viện chuyên khoa ung thư đạt trình độ cao, để làm

tốt công tác phòng chống ung thư trong khu vực và từng bước phát triển bệnh viện thành
Viện ung thư. Bệnh viện sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân ung thư trong khu
vực. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư nghèo tại Đà Nẵng và khu vực Miền Trung có cơ hội
được khám chữa bệnh miễn phí với chất lượng tốt.


4. Sơ đồ tổ chức
4.1.

Tổ chức cơ sở
11


4.2 Cơ cấu tổ chức

12


4.3 Nhân sự chuyên môn
4.4 Lãnh đạo bệnh viện
-

BSCK II. Trần Tứ Qúy – Phó giám đốc, phụ trách bệnh viện

-

BSCK II. Nguyễn Hồng Long - Phó giám đốc bệnh viện

Và các Đoàn thể, các phòng chức .năng, các khoa lâm sàng, các khoa/TT cận lâm sàng,
quy hoạch và kế hoạch
5

Chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ được cung cấp và kết quả của các dịch vụ

5.2 Chức năng:

Chức năng chính của bệnh viện là thăm khám và điều trị ung bướu. Nỗ lực cố gắng
nhằm phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm để có thể điều trị triệt để. Bệnh viện hiện
phụ trách thăm khám và điều trị chủ yếu cho bệnh nhân ở các tỉnh miền Trung. Ngoài ra
bệnh viện còn tiến hành triển khai 1 số công trình nghiên cứu về điều trị ung thư. Tiếp
tục thực hiện tham gia và đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên khoa ung thư I.
5.3 Nhiệm vụ, các dịch vụ được cung cấp
Bệnh viện thực hiện 6 nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định:
(1) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
(2) Đào tạo cán bộ y tế
(3) Nghiên cứu khoa học y học
(4) Phòng bệnh
(5) Hợp tác quốc tế về y học
(6) Quản lý kinh tế trong bệnh viện
-

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng giao cho bệnh viện 3 nhiệm vụ chính là:

(1) Làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong khu vực
(2) Tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư
(3) Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về bệnh ung thư

13


5.3. Kết quả cung cấp dịch vụ

Biểu đồ so sánh lượt khám bệnh trong các năm
Bệnh viện có mô hình tổ chức đáp ứng các điều kiện về quy mô đối với bệnh viện
hạng I, có đủ nhân lực được đào tạo chuyên môn phù hợp, đáp ứng các quy định, đồng
thời bệnh viện đã chú trọng bố trí nhân lực trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật. Thực hiện

nghiêm túc các quy chế chuyên môn, tích cực triển khai và phát triển các kỹ thuật chuyên
sâu thuộc chuyên khoa, đảm bảo đủ trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế cho công tác khám,
chữa bệnh. Bệnh viện được đánh giá đã có nhiều cố gắng tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, kế hoạch được giao và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hoàn thành các chỉ
tiêu kế hoạch được Sở Y tế giao. Trong năm: tổng số lần khám bệnh 86,637 lượt người,
tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 25.544 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh
111% kế hoạch. Bệnh viện đã phát triển được 17 kỹ thuật mới trong đó có 6 kỹ thuật lâm
sàng và 11 kỹ thuật cận lâm sàng; thực hiện có hiệu quả đề án 1816, Dự án bệnh viện vệ
tinh, 5 bác sĩ được đào tạo thực hành ung thư nâng cao. Bệnh viện đã triển khai các quy
trình đơn giản hoá thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
điều hành; Cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, khang trang; Cảnh quan, vệ sinh môi trường
bệnh viện đảm bảo sạch đẹp. Trang thiết bị đáp ứng việc triển khai các kỹ thuật chuyên
môn theo phạm vi được phê duyệt.

14


Điểm trung bình chung của bệnh viện được đoàn kiểm tra đánh giá là 4,02 đạt mức 4
trên tổng số 5 mức đánh giá, tăng 7,2% so với năm 2017.
6

Cảm nhận chung về cơ sở

- Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng là một trong những bệnh viện tốt nhất hiện nay trên đia
bàn cả nước.
- Nhân lực Y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ.
- Thái độ phục vụ với tinh thần “Niềm nở, chu đáo, tận tình”.
 Điểm cần cải thiện
-


Thời gian khám bệnh lâu, cần cải tiến cách khám bệnh nhanh chóng, thuận tiện hơn
cho người bệnh.

15


PHẦN 2: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
Tên đề tài: Áp dụng công tác xã hội với người bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Đà
Nẵng
2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề của nhóm
2.1.1. Thực trạng của vấn đề ung thư trên thế giới và Việt Nam
2.1.1.1. Thực trạng vấn đề ung thư trên thế giới
Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư trực thuộc Liên Hợp Quốc (IARC) công bố
ngày 12/9, dự kiến trong năm nay sẽ có thêm hơn 18 triệu ca ung thư và sẽ có khoảng 9,6
triệu người tử vong do căn bệnh này. Con số này tăng so với 14,1 triệu ca mắc bệnh mới
và 8,2 triệu người tử vong vì ung thư hồi năm 2012 trong cuộc khảo sát gần nhất trước đó.
IARC nhận định: ung thư đang là mối đe dọa ngày một nghiêm trọng tới sức khỏe
của người dân trên toàn toàn cầu. Tính trung bình trên thế giới, cứ 5 nam giới thì có 1 người
và 6 phụ nữ thì có 1 người mắc chứng bệnh ung thư trong cuộc đời của mình, và 1/8 số
nam giới và 1/11 số nữ giới tử vong do căn bệnh này.
Trên phạm vi toàn cầu, châu Á ước tính chiếm gần nửa số ca mắc bệnh mới và hơm
một nửa số ca tử vong do ung thư trong năm 2018, một phần vì gần 60% dân số thế giới
sống tại khu vực này. Châu Âu chiếm gần 1/4 số ca ung thư mới và 1/5 số ca tử vong do
ung thư, mặc dù châu lục này chỉ chiếm 9% dân số thế giới. Châu Mỹ chiếm hơn 13% dân
số thế giới, song chiếm tới 21% ca ung thư và khoảng 14% ca tử vong do căn bệnh này
trên toàn cầu.
Ung thư phổi là "thủ phạm" gây nhiều ca tử vong nhất ở cả nam giới lẫn phụ nữ và
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết do ung thư ở phụ nữ tại 28 quốc gia.
Những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tử vong do ung thư phổi cao nhất tập trung ở Bắc Mỹ, Bắc

và Tây Âu - nhất là Đan Mạch và Hà Lan - Trung Quốc Australia và New Zealand; với
Hungary chiếm đầu bảng.
Cũng theo báo cáo của IARC, sở dĩ căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến là do nhiều
nhân tố, từ sự tăng trưởng dân số tới sự lão hóa, trong khi sự thay đổi về các loại ung thư
được chẩn đoán có liên quan tới sự phát triển kinh tế và xã hội. IARC nhấn mạnh điều này
đặc biệt đúng tại những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng đồng thời lưu ý đến một
xu hướng mới, đó là nghèo đói và các bệnh truyền nhiễm không còn là thủ phạm chính gây
ung thư, mà thay vào đó là phong cách sống tại các quốc gia công nghiệp hóa.

16


2.2.1.2. Thực trạng vấn đề ung thư ở Việt Nam
a) Những con số biết nói
PGS.BS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết: Ung thư đang
là vấn đề lớn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do bệnh
ung thư cao gấp 9 lần số người chết do tai nạn giao thông. Tỷ lệ tử vong cao là do đa phần
người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị muộn - ước tính có số này khoảng trên 70%.

Những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam
Còn theo công bố của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia khiến nhiều
người băn khoăn, đó là tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam đứng hàng đầu thế
giới. PGS Trần Văn Thuấn- viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia
cho biết, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam nằm trong nhóm nước dẫn đầu thế
giới, với hơn 142 trường hợp tử vong trong số 100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ mắc và
tử vong do ung thư ở nữ giới Việt Nam đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng trên toàn cầu.
Những năm gần đây trường hợp một gia đình có đến 3-4 người chết vì ung thư không
còn là chuyện hiếm. Nhiều thôn, xóm có tỷ lệ mắc và tử vong cao gấp nhiều lần so với mức
trung bình cả nước. Ước tính, cả nước có ít khoảng 37 làng có nguồn nước sinh hoạt và ăn
uống bị ô nhiễm nặng. Trong vòng từ 5 năm đến 20 năm trở lại đây tại các xã của 37 “làng

ung thư” này có tới hơn 1.100 người chết vì các bệnh ung thư và 380 người ở các xã lân
cận cũng tử vong với cùng nguyên nhân.
b) Tỷ lệ ung thư Việt Nam trên bản đồ ung thư thế giới

17


Theo Tổ chức sáng kiến toàn cầu về ung thư (GICR), Việt Nam xếp vị trí 99/185
quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ
5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107 và thời điểm 2013 xếp
ở vị trí 108.

Số ca mắc ung thư mới ở Việt Nam năm 2018 (Nguồn VNN)
Theo VNN, những quốc gia có tỉ lệ chết vì ung thư lớn nhất gồm: Mông Cổ
(170/100.000 dân); thứ 2 là Hungary (155); Ba Lan ở vị trí số 8 (136); Trung Quốc ở vị trí
số 12 (130); Lào xếp vị trí 33; Pháp xếp vị trí 42; Canada xếp 84; Mỹ xếp vị trí 91
(91/100.000 ca); Nhật Bản ở vị trí 112 (85,2/100.000 dân)...
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ
68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000
ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.
Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao, tuy
nhiên tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ
104,4/100.000 dân. Vào năm 2016, tỉ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.

18


Vị trí Việt Nam trên bản đồ ung thư thế giới (Nguồn VNN)
Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung
thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%),

ung thư vú, ung thư đại tràng.
5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi (21,5%), ung thư
gan (18,4%), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn
là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.
2.2.2. Biểu hiện của ung thư
-

Ban đầu,hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất
hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường,ung
thư có thời gian ủ bệnh(tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung
thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn
nữa tùy thể loại ung thư. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được
khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần.

-

Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của
ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư.

 Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

19


-

Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau
và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như
vàng da.


-

Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau
xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có
thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu
chứng đầu tiên.

-

Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi
trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây
ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi
nội tiết tố.

2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề
2.2.3.1.
-

Các yếu tố có thể thay đổi được

Các tác nhân hóa học
a. Thuốc lá
Hút thuốc lá được kể đến hàng đầu, đây là nguyên nhân của 30% trong tổng số các

loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng
quang, tụy, dạ dày.
Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn có
trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Hút thuốc ở người tuổi càng trẻ, thời gian hút
càng dài, số lượng hút trong một ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ cao.
Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi

và ung thư khoang miệng. Nếu người hút thuốc có kèm theo nghiện rượu thì nguy cơ mắc
ung thư càng cao hơn nữa. Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ gây ung thư sẽ
giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau
10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút.
Nhưng người không hút thuốc mà sống cùng với người hút thuốc thì cũng có nguy
cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư như
chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Đây được gọi là hút thuốc thụ động.
b. Chế độ ăn uống không hợp lý

20


×