Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Quy trình nuôi ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) tại nông trại An Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện kế hoạch năm học 2018 – 2019, Trường Đại học Sư phạm tổ chức
đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành “Cử nhân Công nghệ Sinh học” trong
học kỳ 8 của chương trình đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là quá trình tham gia học hỏi,
so sánh, nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc ở các
cơ quan nghiên cứu, sản xuất liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Sinh học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới anh Võ Văn Trúc – chủ cơ sở sản xuất “ Trại
heo trùn quế An Phú”, đã giúp đỡ em được thực tập tại cơ sở sản xuất, cũng là người
giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập còn đang nhiều bỡ ngỡ này.
Cảm ơn các anh chị, cô chú nhân viên, những người trực tiếp làm việc cùng
với chúng em, những người luôn quan tâm, chỉ bảo mỗi khi chúng em không biết
làm cũng như hướng dẫn những bước tận tình nhất trong suốt quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Dương Hiển Tú – Giám đốc Công ty
TNHH MTV Nông trại An Phú đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thực
tập cũng như cho em những kinh nghiệm quý báu về việc cung ứng nông sản sạch
vào thị trường Đà Nẵng và trên toàn quốc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Sinh - Môi trường,
trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã xây dựng những kiến thức cần thiết
để chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Nhờ đó, em có nền tảng
cho quá trình thực tập, để tiếp tục hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đó cũng là hành
trang quý báu để em bước vào đời một cách tự tin và vững chắc.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Lý - giáo viên hướng dẫn đợt
thực tập này, đã hướng dẫn và đưa ra những kinh nghiệm trong quá trình thực tập
giúp em có những chuyến đi thật bổ ích.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về
vấn đề mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan
trọng giúp giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập của
mỗi sinh viên. Tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn báo cáo của em vẫn

1



còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn
và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhật Tuyên.

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP........................................................................... 8
1.1. Tổng quát về cơ sở thực tập: Công ty TNHH MTV Nông trại An Phú ............. 8
1.2. Giới thiệu chung về trang trại sản xuất nông sản sạch- sinh viên thực tập tại An
Phú Farm ............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 9
1.1.1. Ruồi đen lính đen ......................................................................................... 9
1.1.2. Ấu trùng ruồi lính đen .................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 12
2.1. Nội dung............................................................................................................ 12
2.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 12
2.2.1. Chọn giống ................................................................................................. 12
2.2.2. Ấp trứng ruồi lính đen................................................................................ 13
2.2.3. Nuôi và chăm sóc ....................................................................................... 14
2.2.3.1. Giai đoạn thích nghi (ấu trùng giai đoạn 1) ........................................ 15
2.2.3.2. Giai đoạn tăng trưởng (ấu trùng giai đoạn 2) ..................................... 15

2.2.3.3. Giai đoạn trưởng thành (ấu trùng giai đoạn 3) ................................... 17
2.2.3.4. Hóa nhộng (kén sâu) ........................................................................... 18
2.2.3.5. Quá trình nở thành ruồi và đẻ trứng.................................................... 19
2.2.4. Thu hoạch ................................................................................................... 20
2.2.4.1. Thu hoạch ấu trùng ............................................................................. 20
2.2.4.2. Thu hoạch trứng ruồi lính đen ............................................................ 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 22
3.1. Kết quả .............................................................................................................. 22
3.2. Thảo luận .......................................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37

3


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi lính đen với các
côn trùng khác .............................................................................................................9
Bảng 2: Đặc điểm của sâu canxi ở các giai đoạn .................................................... 33

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ảnh ruồi lính đen ......................................................................................... 11
Hình 2: Ảnh ấu trùng (sâu canxi) ............................................................................. 11
Hình 3: Ổ trứng giống ruồi lính đen (7gam/7 lớp) ................................................... 12
Hình 4: Vòng đời của ruồi lính đen .......................................................................... 13
Hình 5: Bột cám gạo ......................................................................................................... 13
Hình 6: Tạo ẩm cho bột cám gạo .............................................................................. 14
Hình 7: Đặt ổ trứng hình zíc zắc ..................................................................................... 14
Hình 8: Đậy màng lưới tránh sự dẫn dụ côn trùng .................................................. 14
Hình 9: Ổ trứng giống ruồi lính đen (7gam/7 lớp) ................................................... 22

Hình 10: Ấp các ổ trứng và cơ chất cáo gạo đã được tạo ẩm theo hình zíc zắc ...... 22
Hình 11: Trứng giống nở sau 36 giờ ấp trong bột cám gạo tạo ẩm ......................... 23
Hình 12: Ảnh ấu trùng rời khỏi ổ trứng sau khi nở và bám vào các cơ chất ........... 23
Hình 13: Ấu trùng sau khi nở 1 ngày (1,5mm) ......................................................... 23
Hình 14: Sâu canxi ngày thứ 2 (4mm) và ngày thứ 3 (5mm) .................................... 24
Hình 15: Sâu canxi ngày thứ 4 (6,5mm) ................................................................... 24
Hình 16: Sâu canxi ngày thứ 5 (9mm) và ngày thứ 6 (11,5mm) ............................... 24
Hình 17: Sâu canxi ngày thứ 7 (10,5mm) và ngày thứ 8 (11,5mm) .......................... 24
Hình 18: Sâu canxi ngày thứ 9 (12,5mm) và ngày thứ 10 (13 mm) .......................... 25
Hình 19: Sâu canxi ngày thứ 1 (14,5 mm) và ngày thứ 12 (15 mm) ......................... 25
Hình 20: Sâu canxi ngày thứ 13 (15,5 mm) và ngày thứ 14 (16,5 mm) .................... 25
Hình 21: Sâu canxi ngày thứ 20 (17 mm) và ngày thứ 12 (20 mm) .......................... 25
Hình 22: Sâu canxi ngày thứ 28 (24 mm) và ngày thứ 30 (18,5 mm) ....................... 26
Hình 23: Sâu canxi ngày thứ 34 (18 mm) và ngày thứ 36 (16 mm) .......................... 26

4


Hình 24: Bổ sung nguồn thức ăn hữu cơ vào khay nuôi (rau, củ, hoa quả, thịt, cá,..)
................................................................................................................................... 26
Hình 25: Ảnh sâu canxi phân hủy được vỏ cam quýt ............................................... 27
Hình 26: Ảnh sâu canxi phân hủy được thân cây súp lơ cứng ................................. 27
Hình 27: Ảnh khay nuôi bổ sung nguồn thức ăn từ rau củ chứa nhiều nước gây ứ
đọng ........................................................................................................................... 28
Hình 28: Phân của sâu canxi sau khi phân hủy rác thải hữu cơ (phân hữu cơ) ...... 28
Hình 29: Ảnh tập tính của sâu canxi – tập trung thành các cụm ở các góc khay nuôi
................................................................................................................................... 28
Hình 30: Sàn lọc sâu canxi không đạt chất lượng làm con giống cho gà ăn ........... 29
Hình 31: Sự phát triển của sâu cannxi không đồng đều ........................................... 29
Hình 32: Ảnh sâu canxi hóa đen và bước vào giai đoạn hóa kén sâu (nhộng) ........ 29

Hình 33: Ấp kén sâu canxi vào vỏ trấu để thúc đẩy quá trình nhở thành ruồi ........ 30
Hình 34: Giăng màng tạo buồng nuôi cho ruồi đẻ trứng ......................................... 30
Hình 35: Quá trình giao phối của ruồi lính đen ....................................................... 30
Hình 36: Ảnh ruồi lính đen đẻ trứng vào các ổ trứng trên bìa giấy cotton .............. 31
Hình 37: Ruồi lính đen chết sau khi kết thúc vòng đời ............................................. 31
Hình 38: Ứng dụng ấu trùng ruồi lính đen vào xỉ lí rác thải hữu cơ ở hộ gia đình . 32
Hình 39: Ứng dụng nuôi ấu trùng ruồi lính đen trong chăn nuôi heo tại An Phú
Farm .......................................................................................................................... 32

5


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động với sứ mệnh “Mang thực phẩm sạch đến mọi nhà” – An Phú đã và
luôn hướng tới tiêu chí “Sạch từ nông trại cho đến bàn ăn”. Đó cũng là lí do An Phú
Farm hình thành một chuỗi các nông trại sản xuất khép kín tại thành phố Đà Nẵng
cho đến các vùng lân cận như: Gò nổi, Phú Ninh, Thăng Bình, Đại Lộc,…
Nhằm cung cấp nguồn nông sản sạch cho chuỗi các cửa hàng một cách đảm
bảo và năng xuất ở qui mô lớn cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
như: tháp rau sinh thái E.co, hệ Aquabonic, hệ thống tưới nhỏ giọt, nuôi trùn quế và
ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi) để bổ sung nguồn đạm cho gia súc, gia cầm trại
trang trại. Chủ động được nguồn thức ăn, qui trình nuôi, giết mổ và đưa ra thị
trường. An Phú Farm đã rất thành công trong thương hiệu “Heo trùn quế và thảo
dược An Phú” để làm được điều đó các cán bộ nông dân tại nông trại đã mất rất
nhiều thời gian nghiêm cứu và thử nghiệm để cho ra chất lượng đặc biệt cho sản
phẩm heo của trang trại.
Cơ sở sản xuất nông sản sạch An Phú đã thành lập và bắt đầu hoạt động từ
ngày 01 – 04 – 2018 tại trục đường Hoàng Văn Thái, Quận Liên Chiểu, TP. Đà
Nẵng, chủ yếu tập trung canh tác các loại rau sạch: rau lang, rau muống, rau dền, cải
ngọt bẹ, xà lách, mồng tơi, đậu bắp, đậu cove và nuôi gà Ai cập để thu nguồn lợi

trứng, thịt, gà đông tảo, heo trùn quế và thảo dược… với sự kết hợp cơ giới hóa, tự
động hóa và kiến thức sinh học ở từng công đoạn nguồn thức ăn cho vật nuôi, phân
bón cung cấp cho các hệ rau trong mô hình trồng rau hữu cơ đã đem lại năng suất
cao. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần khắc phục trong quá trình nuôi trồng,
cấp dưỡng cũng như phòng trừ bệnh cho các loại cây và gia cầm.
Chính vì vậy, việc lựa chọn một nguồn thức ăn vừa phù hợp cho gia cầm tại
trang trại, đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày vừa có những khả
năng đặc biệt khác: chuyển hóa nguồn rác thải hữu cơ từ cửa hàng thành nguồn phân
bón cho cây trồng tại nông trại, An Phú đã sử dụng ấu trùng ruồi lính đen và trùn
quế.
Và nhằm tăng cường hiểu biết về quy trình nuôi và sử dụng các sản phẩm từ
quá trình nuôi ấu trùng ruồi lính đen, em tiến hành theo dõi và ghi chép cụ thể tiến
trình phát triển, sinh trưởng, chế độ ăn và xử lí từ đó rút ra đánh giá cá nhân về năng
6


suất của quá trình nuôi ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi) và ứng dụng các nguồn lợi
từ chúng vào các hoạt động trong trang trại với mục tiêu tìm hiểu: "Quy trình nuôi
ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) tại nông trại An Phú”.

7


GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

-

Giám đốc: Dương Hiển Tú

-


Thành lập và hoạt động từ ngày 24/02/2016.

-

Nhiệm vụ và chức năng chính:
 Sản xuất các thực phẩm sạch
 Cung ứng các sản phẩm sạch cho thị trường Đà Nẵng và Quảng Nam.

-

Địa chỉ các cửa hàng:
 78B Nguyễn Chí Thanh, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
 93 B Hoàng Hoa Thám, P. Tân Chính, Q.Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
 139 Huỳnh Thúc Kháng, P. An Xuân, Tp. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.

-

Địa chỉ nông trại sản xuất:
 Cở sở sản xuất “Heo trùn quế - thảo dược” Xã Bình Tú, H. Thăng Bình, Tỉnh
Quảng Nam.
 Cơ sở sản xuất rau hữu cơ Gò Nổi, Hòa Phú, Hòa Sơn,…
 Cơ sở sản xuất nấm: Liên kết với Trung tâm công nghệ sinh học thành phố
Đà Nẵng.
 Cơ sở nuôi gà Đông Tảo, gà Ai Cập, bồ câu tại Hòa Quý, Đà Nẵng.

-

Địa chỉ: Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.


-

Người đại diện: Dương Hiển Tú

-

Thành lập và hoạt động từ ngày 01/04/2018

-

Các sản phẩm chính: Các loại rau hữu cơ, đậu cove, heo trùn quế - thảo dược; gà
và trứng gà Ai Cập, gà ta, gà Đông Tảo, bò câu, nấm …

-

Nhiệm vụ và chức năng chính:
 Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
 Cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch cho thị trường Đà Nẵng
 Nâng cao các hoạt động giáo dụng trải nghiệm liên quan đến hướng “Nông
nghiệp sạch” cho trẻ.
8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.1. Ruồi đen lính đen
-

Ruồi đen (Hermetia Illucens) còn gọi là ruồi lính đen (Black Soldier Fly). Là loại
côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H. illucens, có sẵn trong

môi trường tự nhiên nước ta.

-

Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20 mm, trông hình dạng dễ lẫn
lộn với loài ong; có vòng đời khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng,
nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng
3-5 ngày và hoàn toàn không ăn gì cho đến chết. Con cái trưởng thành đẻ từ
500-800 trứng.
1.1.2. Ấu trùng ruồi lính đen

-

Ấu trùng (dòi) của ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Ấu
trùng ruồi lính đen hay còn gọi là Sâu canxi. Sở dĩ gọi ấu trùng của ruồi lính đen
là sâu canxi bởi thật sự nó là loài côn trùng chứa nhiều chất dinh dưỡng canxi.

-

Thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi sấy khô:
 42% protein : rất giàu lysine
 34% chất béo: trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi)
cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.
 2.8% – 6.2% canxi
 1-1.2% phôtpho

Bảng 1: Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi lính đen với các
côn trùng khác
(theo )


9


-

Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ
100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng.

-

Ấu trùng ruồi sẽ tiết ra enzyme để phân hủy rác trước khi rác có mùi hôi. Chính
vì vậy, các sinh vật yếm khí sẽ không có điều kiện hoạt động trong toàn bộ quá
trình phân hủy.

-

Sâu canxi hiện đang ngày càng được người nông biết đến nhiều bởi những lợi
ích, giá trị của sâu canxi mang lại cho nông nghiệp.

-

Theo các chỉ trên số cho thấy sâu canxi đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn
nuôi như lợn, gà, vịt… đồng thời là thức ăn sống tốt nhất để nuôi các động vật
đặc sản như tôm, cua, cá, lươn, ếch,.. Với đặc điểm phân giải chất hữu cơ nhanh
chóng, chuyển hóa thành nguồn protein thích hợp cho vật nuôi từ ấu trùng ruồi
lính đen. Giải pháp tối ưu cho các trang trại và hộ gia đình là có thể sử dụng
trứng ấu trùng rồi lính đen xử lý nguồn phụ phẩm tạo thành sinh khối ấu trùng
có hàm lượng protein và canxi cao.

-


Trong chăn nuôi: Sâu canxi, loại mồi sống rất thích hợp cho gà đông tảo, giúp
bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích gà ra lông tốt. Bổ sung canxi
và phospho cho gà. Chính vì thế, trong chăn nuôi, ấu trùng ruồi lính đen là
nguồn thức ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá…Ngoài ra chúng
còn rất phù hợp với nhiều loại thú cưng khác như cá cảnh, chim cảnh, bò sát, kỳ
tôm,…Phân của sâu canxi cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài
trùn, như trùn quế.

-

Trong trồng trọt: Phân sâu canxi (trông như bã cà phê, màu đen hoặc nâu đậm
và nhuyễn) được xem như là một loại phân hữu cơ, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi
khuẩn, có thể dùng để bón bổ sung cho cây trồng hoặc cải tạo đất bạc màu.

-

Trong xử lí chất thải nông nghiệp: Không những thế sâu canxi còn ăn tạp chất
thải hữu cơ, chúng xử lí nhưng không gây mùi, gây ô nhiễm cho môi trường
sống. Bên cạnh đó còn có thể tận dụng phế phẩm sau khi xử lý làm compost hữu
cơ trong cải tạo chất lượng đất. Ứng dụng cho các hộ gia đình, rác thải nông
nghiệp tại các nông trại. Cứ 1kg trứng ruồi lính đen có thể nhân thành 4 - 4,5 tấn
nhộng. Hiện, một số trại chăn nuôi gia cầm đến mua trứng lính ruồi đen rồi tận
dụng các phế phẩm nông nghiệp, như: Bả hèm bia, đậu, phân heo, gà,…
10


-

Chính vì sâu canxi đem đến nhiều lợi ích cho nhà nông mà hiện nay loại sâu

canxi này đang ngày càng được nhiều bà con nuôi, mua và dùng để phục vụ
trong nông nghiệp, nhất là trong chăn nuôi gà vịt, heo và lợi nhuận hơn là nuôi
chim yến.

Hình 1: Ảnh ruồi lính đen

Hình 2: Ảnh ấu trùng (sâu canxi)

11


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

-

Quy trình nuôi ấu trùng ruồi lính đen bằng nguồn thức ăn sạch.

-

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng ruối lính đen (sâu canxi).

-

Nghiên cứu và xử lí các trường hợp bất thường trong quá trình nuôi.

-

Thu hoạch, chọn lọc nguồn giống và tiêu thụ.

2.2.1. Chọn giống

-

Hiện nay, nguồn trứng giống ruồi lính đen sử dụng tại nông trại được cung cấp
bởi cơ sở sản xuất heo trùn quế và nuôi sâu canxi của nông dân Võ Văn Trúc –
xã Bình Tú – huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam.

-

Trứng giống được lựa chọn từ những con giống khỏe mạnh sau các lứa nuôi và
bảo quản trong điều kiện khô ráo.

Hình 3: Ổ trứng giống ruồi lính đen (7gam/7 lớp)

-

Dựa vào vòng đời của ruồi lính đen chúng ta sẽ có thể chia ra các giai đoạn nuôi
và chăm sóc khác nhau sao cho phù hợp và năng suất, chất lượng là cao nhất.

12




Hình 4: Vòng đời của ruồi lính đen

2.2.2. Ấp trứng ruồi lính đen
-

Nguyên liệu
 Ổ trứng giống khoảng 7gam/7 lớp

 Cơ chất: Bột cám gạo hoặc bột cám bắp, nước.
 Dụng cụ: Khay nhựa chuyên dụng hoặc thùng xốp (60×40 cm)

-

Tiến hành
 Làm ẩm bột cám gạo và cám bắt bằng nước sạch (tỉ lệ 3:1), tạo ẩm cho đến
khi tay bóp cám có rỉ nước (tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở).
 Chuyển lượng cám đã tạo ẩm vào khay. Cần 1 kg cám/khay dùng ấp 1 ổ
trứng.
 Tách từng lớp giấy cotton có chứa trứng ruồi lính đen trải theo hình zíc zắc
trên bề mặt lớp cám, tạo khoảng cách giữa các ổ trứng với nhau.
 Dùng màng lưới che phủ, hạn chế sợ tập trung của các loại ruồi nhặn hay côn
trùng khác tiếp xúc bởi mùi của cơ chất làm ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng
ruồi.
13


 Trong quá trình ấp trứng sẽ xảy ra quá trình tỏa nhiệt. Thường xuyên kiểm tra
và cấp ẩm kịp trời để khay nuôi không quá nóng ảnh hưởng đến năng suất ấp
nở (25 – 37 ᵒC). Quá trình nở sẽ xảy ra từ 1- 2 ngày tùy vào độ nở đồng đều
và chất lượng của trứng.
 Sau khi trứng nở đồng đều theo dõi quá trình thích nghi và phát triển của ấu
trùng và chuyển sang nguồn thức ăn mới.

Hình 5: Bột cám gạo

Hình 7: Đặt ổ trứng hình zíc zắc

Hình 6: Tạo ẩm cho bột cám gạo


Hình 8: Đậy màng lưới tránh sự dẫn dụ côn trùng

2.2.3. Nuôi và chăm sóc
Sau khi sâu nở đồng đều tầm sau 48 – 72 giờ. Sâu bắt đầu di chuyển rời khỏi
ổ trứng của mình và lẫn vào nguồn cơ chất ăn để bắt đầu quá trình sống. Ta bắt đầu
quá trình nuôi và chăm sóc chúng phù hợp theo từng giai đoạn.
14


2.2.3.1. Giai đoạn thích nghi (ấu trùng giai đoạn 1)
-

Thời gian
 Giai đoạn thích nghi của chúng kéo dài từ 5-7 ngày tùy vào điều kiện bên
ngoài ảnh hường đến mức độ nở của trứng (nắng ấm trứng nở tốt hơn
mùa mưa lạnh).

-

Đặc điểm
 Kích thước: Sâu dài từ 2mm – 8 mm, chiều ngang từ 0,5mm – 1,5mm
(ngày thứ 2 - 5).
 Hình thái: màu trắng sữa, có lông tơ mảnh trên thân, thân mềm chia thành
nhiều vòng thân di chuyển bằng cách co rút thân.

-

Nguồn thức ăn
 Sau khi nở, sâu bắt đầu vào giai đoạn thích nghi trong môi trường sống

mới, sức ăn nhẹ. Chúng sử dụng nguồn thức ăn đơn giản có sẵn trong
khay nuôi là bột cám mịn trong thời gian đầu.

-

Kỹ thuật nuôi
 Thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong các khay, thời gian đầu có sự ấp nở
nên sẽ sinh nhiệt, cấp ẩm và xới cho giá thể không bị quá chặt, thoáng khí
phù hợp để đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Nếu quá nóng nên bổ sung một ít
nước để trung hòa nhiệt độ (25 - 37ᵒC).
 Quan sát, ghi chép sự thay đổi về kích thước cũng như nhu cầu thức ăn
của sâu thay đổi theo từng ngày, nhằm kịp thời bổ sung dinh dưỡng tránh
tình trạng thiếu hụt, ảnh hưởng đến chất lượng sâu sau này.
2.2.3.2. Giai đoạn tăng trưởng (ấu trùng giai đoạn 2)

-

Thời gian
 Sau giai đoạn thích nghi, sâu bắt đầu phát triển mạnh của giai đoạn tăng
trưởng kéo dài từ ngày thứ 8 – 18.

-

Đặc điểm
 Kích thước: Sâu dài từ 8mm – 18 mm (ngày thứ 8 - 18), trung bình cứ 1
ngày sâu tăng 1mm và lớn hơn về bề ngang từ 1,5mm – 2,0mm (ngày thứ
8- 18).
 Hình thái: Sâu có màu trắng sữa nhưng hơi ngã sang màu vàng nhạt, thân
mềm, có lông tơ trên thân màu trở nên đậm hơn.
15



 Sức ăn mạnh, cứ mỗi khay lúc này trong vòng 3 giờ ấu trùng có thể ăn
đến 5 kg thức ăn với 200 gam sâu/khay (ngày thứ 8 – ngày 10).
 Khi sâu ở giai đoạn từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 18, trung bình mỗi khay
nuôi tăng thêm 2 kg thức ăn/ngày. Tính đến ngày thứ 18 sâu sử dụng 21
kg thức ăn/ ngày với con 200 gam con giống ban đầu.
-

Nguồn thức ăn
 Thức ăn nuôi sâu canxi toàn bộ được đưa về từ chuỗi các của hàng phân
phối sản phẩm và phế phẩm nông nghiệp từ nông trại An Phú.
 Các nông sản như: rau, củ, quả thừa từ cửa hàng,… Đặc biệt, sâu có khả
năng phân hủy được cả vỏ bưởi, cam, quýt, nơi có chứa nhiều loại tinh
dầu, acid có khả năng gây chết các sinh vật phân giải khác như trùn quế.
 Nguồn đạm động vật như: Thịt heo, cá, gà,… thừa từ cửa hàng. Khi bổ
sung nguồn đạm này vào sâu phát triển nhanh hơn so với chỉ cho sâu sử
dụng riêng các nguồn rau, củ, quả khác. Tuy nhiên, nếu bổ sung nguồn
đạm động vật cho sâu canxi không chỉ xảy ra quá trình xử lý rác thải hữu
cơ mà đồng thời xảy ra hiện tượng phân hủy của hệ vi sinh vật yếm khí
nên sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
 Không nên sử dụng nguồn nông sản không đảm bảo sẽ gây suy giảm
hoặc chết đồng loạt các khay nuôi. Vì ấu trùng ruồi lính đen là một sinh
vật rất nhạy cảm, bản chất là sâu nên khi tiếp xúc với nguồn thức ăn bị
nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc hóa học còn tồn dư sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chúng.

-

Kỹ thuật nuôi

 Ấu trùng ở giai đoạn này có sức ăn mạnh nên lưu ý nguồn thức ăn ổn
định cho sâu, tránh tình rạng thiếu hụt gây suy dinh dưỡng.
 Nguồn thức ăn bổ sung vào các khay nuôi là rất lớn, chứa một lượng
nước từ rau, củ, hoa quả là đáng kể và chúng có khả năng ứ đọng trong
các khay nuôi. Lưu ý điều này và tạo nơi thoát nước cho khay (đục lỗ đối
với khay xốp, khay nhựa phải sang khay mới). Tốt nhất, chúng ta nên xây
dựng nhà nuôi với nền xi măng chuyên dụng để thoát nước tốt hơn cho
sâu.

16


 Nếu lượng ẩm trong khay quá lớn sâu trong khay sẽ có xu hướng bò ra
ngoài gây thất thoát về số lượng. Vậy nên để tránh tình trạng ẩm cao
chúng ta có thể xử lí bằng cách bổ sung nguồn cám gạo, cám bắp vào các
khay để chúng hút ẩm cho khay nuôi.
 Trước sự phát triển nhanh chóng mặt của các ấu trùng thì mật độ của nó
trong các khay là quá lớn sự tranh giành nguồn thức ăn và khả năng di
chuyển trong khay để xử lí nguồn thức ăn là rất khó khăn, cần tiến hành
sang từ 2 khay nuôi sang 4 khay nuôi với mật độ từ 1,5 – 2 kg sâu/khay.
 Với khả năng tạo sinh khối nhanh trong vòng từ 10 đến 12 ngày, 1g trứng
của ruồi lính đen có thể xử lý 25 – 30 kg phụ phẩm tạo ra 5 - 7 kg ấu
trùng, hàm lượng protein thô từ 40 - 50% thích hợp cho các loại vật nuôi
có nhu cầu đạm cao, tăng trưởng nhanh.
2.2.3.3. Giai đoạn trưởng thành (ấu trùng giai đoạn 3)
-

Thời gian
 Sâu từ ngày thứ 18 - ngày thứ 30.


-

Đặc điểm
 Kích thước: Sâu dài từ 18mm – 19 mm, sâu ở giai đoạn này dường như
ngưng sự phát triển về chiều dài. Nhưng ngược lại phát triển về chiều
ngang từ 2,0mm – 3,0mm (ngày thứ 19 - 30).
 Hình thái: Sâu có màu vàng nhạt bắt đầu chuyển dần màu cánh dán rồi
sang mầu nâu sẫm, có lông tơ trên thân màu trở nên đậm hơn, thân mềm,
các khứa răng ở miệng trở nên cứng cáp hơn.
 Sức ăn từ ngày thứ 19 – 25 vẫn giữ tầm khoảng 20 kg thức ăn/ngày với
tầm 2 kg sâu trong khay nuôi. Tuy nhiên từ ngày thứ 25 – 30 sâu có sức
ăn giảm từ 1 – 2kg/ngày.
 Giai đoạn này sâu có xu hướng tập trung lại thành một cụm lớn tại các
góc của khay nuôi.

-

Nguồn thức ăn
 Thức ăn của các khay nuôi vẫn là các phế phẩm nông nghiệp hoặc thức
ăn thừa được thu từ chuỗi các cửa hàng của An Phú Farm.

-

Kỹ thuật nuôi

17


 Mật độ sâu trong khay lớn hơn do sự phát triển của chúng lớn, tiếp tục
tiến hành sang các khay nuôi lần hai từ 4 khay nuôi sang 6 khay nuôi.

Mỗi khay chứa khoảng 2,0 - 2,5 kg sâu trưởng thành.
 Kiểm tra độ ẩm trong các khay tránh tình trạng ứ đọng nước do nguồn
thức ăn nhiều nước như rau, củ, hoa quả. Tiến hành bổ sung cám gạo
hoặc cám bắp khi có tình trạng ẩm cao, vì nếu ẩm cao sâu sẽ bò ra ngoài
hoặc bị suy dinh dưỡng nếu ở trong nước quá lâu.
 Những nơi có nguồn thức ăn sâu sẽ tập trung đông đúc, nên khi bổ sung
thức ăn vào khay cần phân bổ rải rác đề trên bề mặt của khay và tiến hành
đảo trộn.
 Tiến hành đảo trộn khay nuôi 2-3 lần/ngày để kiểm tra độ ẩm, lượng
không khí và nhiệt độ phù hợp (25ᵒ C - 37ᵒC).
2.2.3.4. Hóa nhộng (kén sâu)
-

Thời gian
 Sâu bắt đầu giai đoạn hóa nhộng từ ngày thứ 30 – 36.

-

Đặc điểm
 Kích thước: Sâu dài từ 16mm – 18mm, bề ngang từ 3,0 – 3,5mm (ngày
thứ 30- 36). Về kích thước của sâu trong giai đoạn này sâu co lại, ngắn
hơn tầm 2 - 3 mm
 Hình thái: Sâu chuyển mầu từ nâu sang đen, có lông tơ trên thân màu trở
nên đậm hơn và rụng dần đi, thân cứng lại, miệng và ruột chuyển hóa và
ấu trùng sang giai đoạn hóa nhộng và hạn chế hoạt động.
 Sâu bắt đầu giảm lượng ăn đi và ngừng hẳn khi bước vào thời kì hóa
nhộng.
 Trước khi sâu hóa nhộng (kén sâu) chúng có tập tính tập trung lại với
nhau thành từng cụm về 1 góc, rồi bồ ra khỏi khay nuôi cùng với nhau.


-

Nguồn thức ăn
 Giai đoạn này ngưng các hoạt động bổ sung nguồn dinh dưỡng vào khay
nuôi.

-

Kỹ thuật nuôi
 Thiết kế đặt các khay nuôi lớn hơn, bạc trải hoặc tạo mặt phẳng nghiêng
để sâu trong khay tự bò ra tách biệt để ấu trùng có thể bò ra tập trung lại
18


dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc phân tách với nơi có nguồn cơ chất đã
hết và phân của chúng để tiếp tục giai đoạn hóa nhộng (kén sâu).
 Hiện tại ở giai đoạn này lượng sâu hiện tại sấp xỉ 4 - 4,5 kg/khay, nếu để
nở thành ruồi thì số lượng quá lớn và không đạt chất lượng, ấu trùng phát
triển chậm cần thường xuyên chọn lọc ra các ấu trùng tốt để làm giống và
phân tách thành các khay riêng biệt.
 Cần sàng lọc để lấy con giống lớn khỏe mạnh, con nhỏ sử dụng làm thức
ăn cho gà Ai Cập, gà Đông Tảo hoặc cá chép koi tại vườn nhưng; cần tìm
hiểu lượng thức ăn phù hợp cho mỗi đối tượng.
2.2.3.5. Quá trình nở thành ruồi và đẻ trứng
-

Thời gian
 Nhộng trong giai đoạn chuyển hóa và nở thành ruồi từ ngày thứ 36 – 46,
giao động từ 7 - 10 ngày.
 Sau khi nở, ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng 3 - 5 ngày, chúng tiến

hành giao phối và đẻ trứng.

-

Đặc điểm
 Kích thước: Ruồi có chiều dài từ 12 – 20mm.
 Hình thái: Ruồi có màu đen tuyền, trông hình dạng dễ lẫn lộn với loài
ong, có vòng đời khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng,
cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen.
 Giao phối với nhau và hoàn toàn không ăn gì cho đến chết.

-



Ruồi bị kích thích bởi màu xanh lục, sử dụng lá chuối để thu hút chúng.



Con cái trưởng thành đẻ từ 500-800 trứng.

Kỹ thuật nuôi
 Giăng màng để tránh ruồi bay đi.
 Đặt khay nước để ruồi uống trong quá trình sống, giao phối và đẻ rứng.
 Ghép các tấm giấy cotton có các kẽ hở để ruồi đẻ vào các vị trí đó.
 Buộc lá chuối để thu hút chung lại với nhau tăng khả năng giao phối, đẻ
trứng và đặt các ổ đẻ trứng vào chùm lá hoặc hộp giấy cách biệt để ruồi
đẻ vào vị trí đó; thuận lợi cho việc thu hoạch trứng của chúng sau khi đẻ.

19



 Nuôi ruồi lính đen không khó, quan trọng là nguồn thức ăn và giữ nhiệt
độ ổn định (25 - 37°C). Hầu như không có rủi ro, vì thời gian sinh sản
trứng chỉ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, có một điều cực kỳ quan trọng khác
quyết định sống còn của nghề nuôi ruồi lính đen là phương pháp tác động
để ruồi lính đen “xác định giới tính” nhằm tăng năng suất đẻ trứng.
2.2.4. Thu hoạch
-

Dựa vào các mục đích sử dụng khác nhau chúng ta sẽ thu hoạch ở các thời điểm
khác nhau.
2.2.4.1. Thu hoạch ấu trùng

-

Nếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở dạng tươi, nấu chín hoặc làm khô. Nên thu
hoạch sâu ở giai đoạn trưởng thành, lúc này thành phần dinh dưỡng trong sâu
đạt giá trị cực đại và chưa bị biến đổi sang giai đoạn hóa kén sâu.

-

Khi ấu trùng hóa kén, trong cơ thể bắt đầu chuyển đổi; thân cứng, co ngắn lại,
miệng và ruột chuyển hóa. Ở giai đoạn này làm suy giảm đáng kể một lượng
chất dinh dưỡng có trong sâu canxi. Vậy nên, không phù hợp với mục đích làm
nguồn thức ăn.
2.2.4.2. Thu hoạch trứng ruồi lính đen

-


Nếu mục đích nuôi ấu trùng nuồi lính đen để lấy nguồn trứng giống. Nên lựa
chọn sàng lọc sâu canxi nhiều lần ở giai đoạn trưởng thành và giai đoạn hóa kén
sâu.

-

Sâu có kích thước lớn, mập mạp (dài: 16- 18 mm; bề ngang: 3,0 – 3,5 mm), đều
màu, các lứa sâu cần đồng đều để hiệu suất nở là lớn nhất.

-

Tuy nhiên, có một điều cực kỳ quan trọng khác quyết định sống còn của nghề
nuôi ruồi lính đen là phương pháp tác động để ruồi lính đen “xác định giới tính”
nhằm tăng năng suất đẻ trứng.

-

Sau khi ruồi đẻ trứng vào các khay giấy cotton hoặc ổ trứng được bố trí sẵn, tiến
hành thu các ổ trứng sau quá trình đẻ. Lưu ý, bảo quản các khay trứng trong hộp
hoặc bao gói ở đều kiện khô ráo thoáng mát (4 – 6 tháng bảo quản thủ công).

-

Nếu ổ trứng gặp ẩm trứng sẽ nở không đúng mục đích làm giảm chất lượng
trứng giống hoặc bị ẩm mốc làm hư hỏng chúng.

20


-


Nếu ổ trứng để quá lâu sẽ bị khô, nguồn chất dinh dưỡng dự trữ có trong trứng
bị giảm. Đến khi ấp trứng nở, lượng trứng nở sẽ bị giảm hoặc không đồng đều.
Ảnh hưởng đến năng suất ấp nở và chất lượng sâu ở các giai đoạn tiếp theo là
không đồng đều.

21


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hình 9: Ổ trứng giống ruồi lính đen (7gam/7 lớp)

Ổ trứng giống ruồi lính đen được cung cấp bởi cơ sở sản xuất heo trùn quế và
nuôi sâu canxi của nông dân Võ Văn Trúc – xã Bình Tú – huyện Thăng Bình – tỉnh
Quảng Nam. Do điều kiện nuôi tại hai điểm nuôi là tương đồng nên khả năng nở cao
và tính đồng đều.

Hình 10: Ấp các ổ trứng và cơ chất cáo gạo đã được tạo ẩm theo hình zíc zắc

22


Hình 11: Trứng giống nở sau 36 giờ ấp trong bột cám gạo tạo ẩm

Hình 12: Ảnh ấu trùng rời khỏi ổ trứng sau khi nở và bám vào các cơ chất

Hình 13: Ấu trùng sau khi nở 1 ngày (1,5mm)

23



Hình 14: Sâu canxi ngày thứ 2 (4mm) và ngày thứ 3 (5mm)

Hình 15: Sâu canxi ngày thứ 4 (6,5mm)

Hình 16: Sâu canxi ngày thứ 5 (9mm) và ngày thứ 6 (11,5mm)

Hình 17: Sâu canxi ngày thứ 7 (10,5mm) và ngày thứ 8 (11,5mm)

24


Hình 18: Sâu canxi ngày thứ 9 (12,5mm) và ngày thứ 10 (13 mm)

Hình 19: Sâu canxi ngày thứ 1 (14,5 mm) và ngày thứ 12 (15 mm)

Hình 20: Sâu canxi ngày thứ 13 (15,5 mm) và ngày thứ 14 (16,5 mm)

Hình 21: Sâu canxi ngày thứ 20 (17 mm) và ngày thứ 12 (20 mm)

25


×