Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hệ thống kiến thức phần Cảm ứng ở thực vật dành cho học sinh ôn tập Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.33 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
A. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, việc bồi dưỡng học
sinh giỏi và việc ôn thi THPT QG là một nội dung không thể thiếu.
Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy: Các kiến thức để bồi dưỡng học
sinh giỏi và dạy ôn thi THPT Quốc Gia đôi khi cao hơn so với chương trình sách giáo
khoa, đòi hỏi giáo viên phải rất nỗ lực, kết hợp nhiều giáo án chuyên ngành mới có
thể soạn giáo án để giảng dạy.
Qua việc tích lũy kinh nghiệm của bản thân và sự trao đổi ý kiến với các đồng
nghệp, tôi thấy để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao thì việc phát triển tư duy sáng
tạo và khả năng phân tích của học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Muốn
làm được điều này, ngoài việc có tố chất ở mỗi học sinh thì giáo viên giảng dạy cần
phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức chính xác và đủ sâu, rộng.
Trong chương trình sinh học lớp 11, phần “Cảm ứng thực vật’’ là một nội dung
trọng tâm, và đặc biệt không thể thiếu trong mỗi đề thi học sinh giỏi tỉnh. Kết hợp với
đề thi THPT Quốc Gia có lượng kiến thức cả ba khối 10, 11, 12 thì phần “Cảm ứng ở
thực vật” là nội dung ôn tập không thể bỏ qua.
Với những lý do trên tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “Hệ thống kiến thức
phần Cảm ứng ở thực vật dành cho học sinh ôn tập Sinh học 11”
B. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm trang bị những kiến thức cần thiết, củng cố những kiến thức còn
thiếu ở học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi, chất lượng THPT Quốc
Gia.
C. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh giỏi lớp 11, học sinh 12 ôn thi THPT Quốc Gia.
D. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu
Trường THPT Yên Lạc II.
E. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu trong năm học 2018 – 2019.

1




NỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận
- Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và
hoạt động học của trò. Để học sinh có thể hiểu rõ bản chất nội dung vấn đề thì việc hệ
thống hóa các kiến thức là một công việc rất quan trọng.
B. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa còn chưa đủ cho bồi dưỡng học sinh giỏi,
dạy ôn thi THPT QG.
- Bản thân mỗi học sinh chưa có khả năng tự hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương
học. Việc tự đọc, tìm tòi tài liệu của học sinh còn hạn chế.
- Nội dung kiến thức bồi dưỡng nằm rải rác trong các tài liệu tham khảo.
C. Nội dung nghiên cứu
C.1. LÝ THUYẾT:
- Cảm ứng là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích của môi trường. Cảm
ứng của thực vật có những điểm khác biệt nhất định so với cảm ứng ở động vật.
- Tính cảm ứng là khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích.
- Cảm ứng ở thực vật được chia thành 2 kiểu khác nhau:
+ Hướng động.
+ Ứng động.
I. Hướng động (vận động định hướng):
1. Khái niệm:
- Khái niệm: hướng động là hình thức phản ứng cơ quan thực vật đối với tác nhân
kích thích từ một hướng.
- Căn cứ vào hướng của phản ứng có thể chia thành 2 loại hướng động:
+ Hướng động dương: là sự sinh trưởng của cơ quan thực vật hướng tới nguồn kích
thích.
+ Hướng động âm: là sự sinh trưởng của cơ quan thực vật theo hướng tránh xa nguồn
kích thích.

- Bản chất: do sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía của một cơ quan.
+ Nguyên nhân: do sự phân bố không đều của auxin ở hai phía gây ra bởi tác động
của tác nhân kích thích.
2. Các kiểu hướng động:
- Căn cứ vào loại tác nhân kích thích có thể chia thành các kiểu hướng động sau:
a. Hướng sáng:
- Khái niệm: Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với ánh sáng.

2


- Các bộ phận của cây như thân, lá có tính hướng sáng dương khi được chiếu sáng từ
một phía. Thân và lá cây luôn uốn cong về phía có ánh sáng, một số thực vật có bề
mặt lá luôn hướng vuông góc với ánh sáng mặt trời.
- Phản ứng uốn cong của cây do tác động của ánh sáng được điều tiết bởi một loại
quang thụ thể là phototropin. Loại thụ thể này rất mẫn cảm với ánh sáng xanh lam và
tím  phản ứng hướng sáng của cây nhạy cảm với ánh sáng xanh lam và tím, đặc biệt
là ánh sáng xanh lam.
- Cơ chế:
Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất là giả thuyết về sự phân bố lại hàm lượng
hoocmon auxin do tác động của ánh sáng. Đối với ngọn cây, phía không được chiếu
sáng (bị che tối) có hàm lượng auxin cao hơn phía được chiếu sáng, do đó phía bị che
tối có tốc độ sinh trưởng của tế bào nhanh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả: ngọn
cây uốn cong về phía ánh sáng.
b. Hướng trọng lực (hướng đất):
- Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.
- Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng theo hướng của trọng lực (gọi là hướng trọng lực
dương). Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược lại hướng của trọng lực (gọi là
hướng trọng lực âm).
+ Các cây thân rễ (như cây gừng, căn hành,…), cây thân bò (như cây rau má,…) có

thân luôn tạo một góc vuông với hướng của trọng lực gọi là hướng đất ngang. Các
cành bên thường tạo một góc nhất định đối với thân, gọi là hướng đất nghiêng.
- Cơ chế:
+ Giả thuyết về sự phân bố lại hàm lượng hoocmon auxin: Khi đặt rễ cây nằm ngang,
rễ luôn được điều chỉnh để hướng xuống phía dưới. Nguyên nhân: do tác động của
trọng lực dẫn đến sự phân bố không đều của auxin ở 2 phía của rễ, nồng độ auxin phía
dưới cao hơn phía trên. Sự tăng nồng độ auxin ức chế sự sinh trưởng của các tế bào
phía dưới, gây ra sự sinh trưởng chậm rễ uốn cong xuống phía dưới.
+ Giả thuyết về hạt thăng bằng: Thực vật có thể cảm ứng được trọng lực là nhờ sự
lắng xuống của các hạt thăng bằng trong các tế bào chuyên hóa gọi là tế bào thăng
bằng. Hạt thăng bằng thực chất là các hạt lạp thể chứa nhiều hạt tinh bột bên trong.
Dưới tác động của trọng lực, các hạt thăng bằng bị kéo xuống mặt dưới của tế bào,
gây ra sự vận chuyển chủ động ion canxi và auxin về phía dưới của rễ. Sự tích lũy của
auxin ở phía dưới cộng với sức trương nước lớn khiến khối lượng mặt dưới mỗi tế
bào nặng hơn  gây ra sự uốn cong của rễ. Giả thuyết này được ủng hộ khi so sánh
thời gian lắng xuống của các hạt thăng bằng với thời gian gây ra phản ứng hướng đất
của cây.
+ Giả thuyết về sự phân bố điện tích không đồng đều: các cơ quan nằm ngang của cây
mẫn cảm với điện thế đất. Bằng thực nghiệm đo được hiệu điện thế điện đất rất lớn,
đến 20mV qua cơ quan nằm ngang. Với hiệu điện thế đó có thể phân bố lại ion, cụ
thể: mặt dưới của rễ mang điện tích dương còn mặt trên mang điện tích âm, tạo sự
3


khác biệt về hiệu điện thế (vài mV) và có lẽ có tác dụng định hướng lại chiều hướng
sinh trưởng của cây (rễ quay xuống dưới).
c. Hướng nước:
- Khái niệm: Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.
- Rễ cây có tính hướng nước dương. Điều này được chứng minh bằng thực nghiệm.
Trong đất, rễ len lỏi giữa các khe hở của đất, hướng đến nguồn nước, lấy nước và

cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Có thể coi nước là một tác nhân kích thích
của môi trường gây ra sinh trưởng của rễ  Rễ cây sinh trưởng theo gradien nước.
d. Hướng hóa:
- Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của rễ cây đối với các hợp chất hóa học.
- Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp, cần cho sự sinh trưởng và
phát triển; ngược lại luôn tránh nơi có nguồn hóa chất độc hại với nó. Đó chính là sự
vận động theo nguồn dinh dưỡng, thể hiện ở vận động dương và vận động âm.
e. Hướng tiếp xúc:
- Khái niệm: Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.
- Thực vật có tính nhạy cảm với tác động cơ học. Khi tiếp xúc với vật rắn, các bộ
phận của cây sinh trưởng uốn cong về phía được tiếp xúc (tua cuốn, thân cây leo,…)
hoặc tránh xa vị trí tiếp xúc (thân cây non sinh trưởng gặp phải chướng ngại,…).
- Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đều của các lớp tế bào ở 2 phía của bộ phận.
=> Đặc điểm chung về hướng động của thực vật:
+ Phản ứng với các tác nhân có tính định hướng.
+ Về cơ chế: Do sự sinh trưởng không đều ở 2 phía của bộ phận đáp ứng dẫn đến sự
vận động hướng tới tác nhân kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa tác nhân
kích thích (hướng động âm).
+ Sự đáp ứng có được là do sự sinh trưởng của các bộ phận của cây nên tốc độ đáp
ứng tương đối chậm.
3. Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật:
- Hướng sáng giúp cây tìm đến nguồn sáng để quang hợp.
- Hướng đất: đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ vững cây và để hút nước cùng các
chất khoáng có trong đất.
- Hướng nước, hướng hóa: giúp rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón
để dinh dưỡng.
=> Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để
tồn tại và phát triển.
4. Các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động hướng động:
- Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

- Hướng nước: Nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố đến đó. Tưới nước ở rãnh làm
cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu, rễ đâm sâu.
4


- Hướng hóa: Nguồn phân bón cần cho rễ cây vươn tới hấp thụ: bón phân theo tán lá
nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Khi
trồng cây cần phối hợp đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm. Bón
phân sâu cho cây có rễ chính.
- Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không che lấp
nhau để vươn theo ánh sáng. Chiếu ánh sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát
triển tạo quả nhiều (nhất là trồng cây trong nhà có mái che kính hay chất dẻo với
nhiều loại cây phối hợp xen kẽ).
II. Ứng động (vận động cảm ứng):
1. Khái niệm:
- Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Cơ chế chung: Do sự thay đổi sức trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi
quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian).
- Căn cứ loại tác nhân kích thích có thể chia thành nhiều kiểu ứng động: quang ứng
động, nhiệt ứng động, hóa ứng động,…
2. Các kiểu ứng động:
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cơ quan mà chia thành 2 kiểu ứng động:
a. Ứng động sinh trưởng:
- Khái niệm: Là kiểu ứng động mà sự vận động của cây có liên quan đến sự phân chia
và lớn lên của các tế bào của cây.
- Ví dụ: Vận động nở hoa ban ngày, ban đêm, theo giờ và vận động ngủ, thức của một
số cây.
- Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đều ở 2 phía của bộ phận, cơ quan.
Ví dụ: Trong vận động nở hoa, tác nhân kích thích nở hoa sẽ gây sự sinh trưởng
không đều giữa các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cánh hoa, dẫn đến cánh hoa

đang thẳng sẽ bị uốn cong (nở hoa).
b. Ứng động không sinh trưởng:
- Khái niệm: Là kiểu vận động cảm ứng không có sự phân chia và lớn lên của các tế
bào của cây.
- Sự đáp ứng có được do tế bào thay đổi sức trương nước.
- Tốc độ phản ứng của ứng động không sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với ứng động
sinh trưởng.
- Ví dụ:
+ Ứng động sức trương:
Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị tác động cơ học:
Ở lá cây trinh nữ, khi có tác động cơ học, các tế bào thể gối bị mất kali, giảm áp suất
thẩm thấu dẫn đến mất nước. Tế bào nhanh chóng bị xẹp lại, gây hiện tượng cụp lá.
5


Trong ứng động không sinh trưởng, có sự lan truyền tác nhân kích thích trong cây.
Nếu một lá chét của cây trinh nữ bị va chạm thì lá đó đáp ứng và sau đó các lá tiếp
theo đáp ứng. Tín hiệu lan truyền từ lá này đến lá khác chính là xung điện (gọi là điện
thế hoạt động, nhưng tốc độ lan truyền thấp hơn ở động vật). Nếu kích thích lá bằng
tác nhân kích thích mạnh như kim nóng, tín hiệu kích thích sẽ được truyền đến tất cả
các lá trên cây, làm tất cả các lá chét trên cây đều cụp lại.
Sự đóng mở của tế bào khí khổng: Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào
khí khổng.
+ Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động:
Vận động bắt mồi:
Ứng động tiếp xúc: Là loại ứng động cơ học do tiếp xúc gây nên. Ví dụ, ứng động
tiếp xúc xuất hiện khi côn trùng đậu lên cây gọng vó tạo một áp lực đè lên các lông
tuyến. Ngoài ra, chất hóa học, đặc biệt là các hợp chất chứa nitơ thì trong cơ thể côn
trùng còn gây ra kích thích hóa học. Các thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao đối với
các hợp chất chứa nitơ.

Hóa ứng động: Sự uốn cong để phản ứng với kích thích hóa học còn mạnh hơn kích
thích cơ học. Ví dụ, đầu sợi lông của cây gọng vó có chức năng tiếp nhận kích thích
hóa học. Sau khi tiếp nhận, sợi lông gập lại để giữ con mồi, đồng thời tiết ra dịch để
tiêu hóa con mồi.
 Ứng động này xuất hiện các kích thích lan truyền.
3. Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật:
Giúp cơ thể thực vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
4. Các ứng dụng trong nông nghiệp về vận động ứng động:
- Hãm nụ hoa vào các thời gian mong muốn (đào, huệ, cúc,… nở vào dịp Tết hoặc các
dịp lễ lớn).
- Giữ không để chồi mọc mầm ở củ, thân dùng để ăn (khoai tây, khoai lang, hành tỏi,
…) hay làm giống (huệ, thược dược, tuylip,…).
- Dùng tác nhân kích thích để đánh thức hạt, chồi, mầm (nước, nhiệt độ, hóa chất,…)
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
III. Thí nghiệm hướng động:
Thí nghiệm

Hướng đất

Chuẩ
n bị

- Hạt đậu đã nảy - Hạt đậu đã nảy - Hạt đậu đã nảy - Hạt đậu đã nảy
mầm.
mầm.
mầm.
mầm.
- Đất, bông.
- Đất, bìa giấy. - Mạt mùn cưa. - Đất.


Nguyên
liệu

Hướng sáng

Hướng nước

Hướng hoá

6


Dụng
cụ

- Cốc trồng cây. - Cốc trồng cây.
- Dây buộc.
- Túi bóng màu
- Ống nhựa đường đen.
kính 1→1,5cm, -Chai nước uống
hoặc vỏ bút.
lavi (0,5l)

- Khay lưới thép - 1 chai lavi.
lỗ nhỏ hình chữ
nhật
- Dây buộc.

Hoá
chất


- Nước tưới.

- Nước tưới.

- Nước tưới.

- Nước tưới.
- Phân đạm NPK.

1. Thí nghiệm hướng đất:
a. TN treo ngược cốc trồng cây:
- Đục 2 lỗ ở tâm đáy cốc.
- Dùng 1 sợi dây dây luồn qua 2 lỗ và buộc lại.
- Cho đất vào cốc nén chặt.
- Trồng vào giữa cốc 2-3 cây đậu đang nảy mầm.
- Treo ngược cốc lên.
b. TN cho hạt nảy mầm trong ống:
- Cắt một đoạn ống dài 2cm.
- Cuộn bông ướt quanh một hạt đậu đang nảy mầm và cho nằm ngang.
- Cho vào giữa ống.
- Để ống ở nơi ẩm.

Hiện tượng: - rễ cong xuống còn thân cong lên.
Giải thích:
- Trọng lực Trái Đất làm auxin phân bố không đều ở hai mặt rễ:
Mặt trên có lượng auxin thích hợp sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào " rễ cong
xuống  rễ có tính hướng đất dương .
Ở chồi ngọn thì ngược lại:  chồi ngọn có tính hướng đất âm.
2. Thí nghiệm hướng sáng:

- Trồng 2-3 hạt đậu đang nảy mầm vào cốc đất và tưới ẩm.
- Cắt 2 đầu, lấy phần giữa của chai lavi.
7


- Cắt các miếng bìa thành 3-4 hình tròn có đường kính bằng chai nước uống lavi và
khoét đi 1 góc.
- Dùng băng dính đính các mảnh bìa vào bên trong lòng đoạn chai lavi với khoảng
cách đều nhau và có lỗ khoét so le.
- Dùng túi bóng đen cuộn tròn thành một cái bao vừa chai lavi không đáy.
- Chụp đoạn chai lavi vào cốc trồng cây hạt đậu.
- Chụp túi bóng đen vào.

Giải thích:
- Auxin (cụ thể là AIA) vận chuyển chủ động về phía ánh sáng (phân bố nhiều ở ngọn
cây).
- Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào làm ngọn cây hướng về ánh
sáng.
 Ngọn cây có tính hướng sáng dương (luôn quay về hướng có ánh sáng).
3. Thí nghiệm hướng nước:
-Trải một lớp giấy ăn vào trong khay.
- Cho mùn cưa và dải đều.
- Cho một số hạt đậu đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới ẩm ở phía đối
diện.
- Treo khay nghiêng 1 góc 45o, sao cho phía các hạt đậu đang nảy mầm ở phía trên
khay.

Mô tả: Rễ cây từ phía tưới nước ít hướng về phía có nguồn nước.
Giải thích:
- Cây cần có nước để thực hiện các hoạt động sống nên rễ cây luôn có xu hướng vươn

xa, len lỏi qua các khe hở của đất để tìm nguồn nước.
8


 Rễ cây có tính hướng nước dương (luôn tìm về phía có nước).
4. Thí nghiệm hướng hoá:
- Tạo cốc trồng cây:
+ Cắt lấy phần giữa của chai lavi.
+ Nắn, thiết kế thành một hình hộp chữ nhật dẹt, không có nắp (10x12x1cm)
- Cho phân NPK vào trong một miếng túi bóng nhỏ, châm thủng nhiều lỗ.
- Đặt túi phân NPK ở một góc của đáy cốc.
- Cho đất đầy cốc.
- Trồng một hạt đậu nảy mầm vào giữa hoặc ở phía đối diện so với phân NPK.
- Tưới ẩm.

Hiện tượng: Rễ cây phân bố về phía thành hộp – nơi bón phân đạm.
Giải thích:
- Các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào như N, P, K và các nguyên tố vi
lượng.
"Rễ cây luôn có xu hướng vươn xa để tìm nguồn chất khoáng cần thiết.
 Rễ cây có tính hướng hóa dương (đối với các hóa chất cung cấp nguyên tố cần
thiết cho cây).
C.2. CÂU HỎI CÓ HƯỚNG DẪN
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Trình bày các kiểu hướng động và nêu vai trò của chúng?
HD:- Hướng sáng (quang hướng động): Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng
về nguồn sáng để quang hợp).
- Hướng trọng lực: Rễ cây có tính hướng trọng lực dương (Rễ mọc hướng vào đất để
giúp cây đứng vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất).
- Hướng hóa: Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) để dinh

dưỡng và tránh xa các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm).
- Hướng nước: Rễ cây hướng về phía nguồn nước để hút nước.
- Hướng tiếp xúc: Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm có thể
đứng vững vươn lên nhận ánh sáng.
Câu 2. Hướng động là gì? Cho ví dụ về mỗi kiểu hướng động ở thực vật?

9


HD: - Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác
nhân kích thích có tính định hướng.
- Ví dụ:
Câu 3.Ứng động là gì? Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật?
HD: - Ứng động: Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định
hướng.
- Vai trò: Giúp cơ thể thực vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và
phát triển.
Câu 4. Trình bày các kiểu ứng động? Với mỗi kiểu ứng động hãy nêu 2 ví dụ minh
họa?
HD:- Có 2 kiểu ứng động:
+ Ứng động sinh trưởng: Là các vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của
các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học.
+ Ứng động không sinh trưởng: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên
của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích,
có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan.
- VD:
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động?
HD: - Nguyên nhân: Do hoocmon auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng)
đến phía không bị kích thích (phía tối)  phía tối có nồng độ auxin cao hơn sẽ kích

thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn.
- Cơ chế chung ở mức tế bào: là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không
đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan (thân, rễ) do nồng độ khác nhau của
auxin gây nên.
Câu 2. Ánh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng?
HD: Khi tác động thì loại tia sáng nào có năng lượng lớn nhất thì sẽ có tác động kích
thích mạnh nhất đối với tính cảm ứng ở thực vật.
- Trong 7 loại tia sáng thì ánh sáng xanh tím có năng lượng photon lớn nhất đây là
loại tia có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng
Câu 3. Những hiểu biết về hướng sáng, hướng đất của cây có ứng dụng gì trong thực
tiễn?
HD: Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
- Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
- Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau để
lá vươn theo ánh sáng--> quang hợp tốt.
Câu 4 (HSG sinh 11 tỉnh Vĩnh Long 2009- 2010):
10


Phân biệt: đặc điểm cảm ứng của thực vật và động vật; hình thức ứng động và hướng
động của thực vật; ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật.
HD: - Phân biệt đặc điểm cảm ứng:
+ Cảm ứng của thực vật: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa
dạng.
+ Cảm ứng của động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
- Phân biệt ứng động và hướng động:
+ Ứng động: là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi
trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây.
+ Hướng động: là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một
phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại 2 phía của

cơ quan.
- Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng:
+ Ứng động sinh trưởng: là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh
trưởng của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan.
+ Ứng động không sinh trưởng: là vận động cảm ứng có liên quan đến sức
trương nước của các miền chuyên hóa.
Câu 5. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật?
HD:

Dấu hiệu so sánh

Hướng động

Ứng động

Khái niệm

Là hình thức phản ứng của Là hình thức phản ứng của
một bộ phận của cây trước cây trước một tác nhân kích
một tác nhân kích thích theo thích không định hướng
một hướng xác định

Cấu tạo cơ quan Có cấu tạo dạng hình tròn như
thực hiện
bao lá mầm (ở cây hòa thảo),
thân, cành, rễ ở các loài cây
khác

Cấu tạo như lá, cánh hoa, đài
hoa, cụm hoa hoặc cấu tạo

khớp phình nhiều cấp như
cây trinh nữ

Chiều hướng của Có hướng
kích thích

Không hướng

Tốc độ cảm ứng

Phản ứng chậm hơn vì liên Phản ứng nhanh hơn vì chỉ
quan đến hoocmon và sự sinh liên quan đến sức cặp trương
trưởng của tế bào
nước và đồng hồ sinh học

Cơ chế

Do tốc độ sinh trưởng không Ứng động không sinh trưởng
đồng đều của các tế bào tại hai do biến đổi sức trương nước
phía đối diện nhau của cơ của các tế bào
quan (thân, rễ)

Vai trò

Giúp cây thích ứng với sự biến Là phản ứng thích nghi đa
11


động có hướng của môi trưởng dạng của cơ thể thực vật đối
với biến động vô hướng của

môi trường
Câu 5. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào được xem là hướng động, phản
ứng nào được xem là ứng động?
(1) Cây nắp ấm bắt côn trùng.
(2) Lá cây trinh nữ khép lại khi và chạm nhẹ.
(3) Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.
(4) Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thấp.
(5) Vận động thức ngủ của cây họ Đậu.
(6) Khí khổng đóng mở.
HD: - Hướng động: (3).
- Ứng động: (1), (2), (4), (5), (6).
Câu 6. Khi có tác nhân kích tích là ánh sáng, có phải tất cả các bộ phận của cây đều
có phản ứng với ánh sáng không?
HD: Không, chỉ có ngọn cây mới có phản ứng, sự phản ứng của ngọn cây theo một
hướng xác định là hướng tới nơi có ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 7.a. Các cây họ Đậu thường cụp lá khi mặt trời lặn. Hiện tượng này thuộc hình
thức vận động sinh trưởng nào? Giải thích?
b. So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây?
HD: a. - Các cây họ Đậu thường cụp lá khi mặt trời lặn. Hiện tượng này thuộc hình
thức vận động theo đồng hồ sinh học.
- Giải thích: Vận động theo đồng hồ sinh học là sự vận động theo nhịp điệu nhất định
trong ngày. Ví dụ: Vận động nở hoa, vận động ngủ thức,…
+ Sự vận động này do các nhân tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ,… tác động theo cơ
thể không theo một hướng xác định.
b. So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây:
- Giống nhau:
+ Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường sống.
+ Cơ sở tế bào của hai phản ứng giống nhau.
- Khác nhau:


Dấu hiệu so sánh

Phản ứng hướng sáng

Vận động nở hoa

Hình thức

Hướng động

Ứng động

Hướng kích thích

Từ một hướng

Từ nhiều hướng

Cấu tạo cơ quan Có cấu tạo dạng phình tròn Có cấu tạo hình dẹp hoặc cấu
thực hiện
tạo khớp phình nhiều cấp
Câu 8. Ở thực vật, hãy cho biết:
12


a. Hướng động hay ứng động xảy ra nhanh hơn? Giải thích?
b. Dạng cảm ứng nào là thuận nghịch? Giải thích?
HD:a. Ứng động xảy ra nhanh hơn vì vận động hướng động liên quan đến sự phân bố
hàm lượng auxin và sinh trưởng của tế bào, trong khi vận động cảm ứng chỉ liên quan
đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi sức căng trương nước.

b. Dạng cảm ứng là thuận nghịch: Ứng động không sinh trưởng. Chúng thuận nghịch
là do biến đổi độ trương nước trong tế bào hay vùng chuyên hóa của cơ quan.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất (hướng trọng lực) của cây? Giải
thích kết quả quan sát được?
HD: - Thí nghiệm: Cho hạt đậu đã nảy mầm vào bên trong ống trụ bằng giấy dài 23cm nằm ngang. Sau một thời gian rễ và thân dài ra khỏi ống trụ. Quan sát hiện
tượng.
- Kết quả: Rễ quay hướng xuống dưới, thân hướng lên trên.
- Giải thích: Theo giả thuyết sự phân bố auxin không đều ở 2 phía
+ Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào
mạnh hơn  ngọn cây con lên trên.
+ Ở rễ, nhạy cảm hơn với auxin nên mặt dưới phân bố nhiều auxin làm ức chế sinh
trưởng của rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn  đẩy rễ cong xuống
dưới.
Câu 2 (HSG sinh 11 chuyên tỉnh Vĩnh Phúc 2010- 2011).
a*. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một
phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
HD: a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm
giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân
không có sự chênh lệch lớn.
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng
nước làm lá xoè rộng.
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào
thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống.
Câu 3 (HSG sinh 11 tỉnh Yên Bái 2012- 2013).
1. Thí nghiệm của Frits Went đã chứng minh auxin có vai trò làm thân cây cong về

phía có ánh sáng như thế nào?
2. Ánh sáng nào có hiệu quả nhất đối với sự vận động theo ánh sáng của thực vật?
13


3. Một bạn học sinh phát biểu "hướng động xảy ra chậm và ứng động xảy ra nhanh
hơn". Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Giải thích.
4*. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì? Giải
thích.
HD: 1. Năm 1962 Went đã chứng minh có một hóa chất sản sinh ra từ chóp thân của cây
(auxin) gây nên hiện tượng cây cong về phía ánh sáng. Chất này được sản sinh ra nhiều ở
đỉnh bao lá mầm của các loài thân cỏ. Cắt đỉnh bao lá mầm sau 3-4 ngày mọc mầm rồi
lại đặt lên miếng thạch trong 1 giờ để cho auxin chuyển vào miếng thạch.
TN1: Đặt miếng thạch có auxin đó lệch về 1 phía trụ lá mầm rồi để ở trong tối,
phía đó sinh trưởng nhanh làm cong bao lá mầm về phía không có auxin như sinh
trưởng hướng đến ánh sáng.
TN2: Đặt miếng thạch có auxin đó cân đều trên trụ lá mầm rồi để ở trong tối. Kết
quả cây sinh trưởng thẳng đứng.
Ánh sáng đã tạo nên hiện tượng di chuyển auxin về phía đối diện như trường hợp
đặt miếng thạch lệch về một phía. Như vậy auxin có tác động tới tính hướng sáng của
chồi thân.
2. Ánh sáng xanh tím có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của thực vật vì
ánh sáng này có năng lượng photon lớn nhất.
3. Đúng, vì hướng động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sinh trưởng
của tế bào. Còn vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi
liên quan đến sức căng trương nước.
4. Là sự vận động theo sức căng trương nước. Vận động này xảy ra khi sự tác động cơ
học của con mồi đã gây ra sự hoạt động của các bơm ion. Các bơm này rút các ion và
nước ra khỏi các tế bào khớp của bẫy. Các tế bào khớp mất sức căng trương nước làm
các khớp khép lại.

Câu 4.a. Khi đặt củ khoai tây đang nảy mầm sao cho chồi mầm và chồi rễ đều nằm
ngang. Sau một thời gian nồng độ auxin ở mặt trên của hai chồi đều thấp hơn ở mặt
dưới, rễ sẽ cong xuống đất và mầm cong lên. Giải thích vai trò auxin trong trường
hợp này?
b. Đặc trưng cảm ứng của động vật khác với đặc trưng cảm ứng của thực vật ở
những điểm cơ bản nào? Vì sao?
HD: a. Vai trò của auxin trong sự phát triển rễ, mầm:
- Rễ: Tế bào chồi rễ thích hợp với nồng độ auxin thấp nên sinh trưởng, phát triển
mạnh hơn ở nồng độ thấp  rễ cong xuống đất (hướng đất dương).
- Mầm: Tế bào chồi mầm thích hợp với nồng độ auxin cao nên sinh trưởng, phát triển
mạnh hơn ở nồng độ cao  mầm cong lên.
b. Khác nhau giữa cảm ứng thực vật và cảm ứng động vật:
- Đặc trưng cảm ứng ở động vật: Hình thức rất phong phú, tốc độ nhanh. Vì ở động
vật đa số có hệ thần kinh, đồng thời mức độ hoàn thiện ở các nhóm loài rất khác nhau.
14


- Đặc trưng ở thực vật: Hình thức kém phong phú, tốc độ chậm hơn ở động vật. Vì
đều không có hệ thần kinh tham gia. (Chủ yếu là phản ứng dinh dưỡng sinh trưởng).
Câu 5. Giải thích hiện tượng tự vệ của cây trinh nữ?
HD: Khi có kích thích chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống.
- Lá khép xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét mất nước làm giảm sức trương.
Nguyên nhân là do: K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu gây mất
nước?
Câu 6 (HSG sinh 11 tỉnh Vĩnh Phúc 2009- 2010): Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ
khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức, ngủ" của cây có gì giống và khác nhau?
HD: * Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế
bào thể gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép
lại.
* Khác nhau:

+ Khép lá của cây trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do va chạm cơ
học.
+ Sự xếp lá “thức, ngủ” của cây: thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi ánh
sáng theo chu kì.
Câu 7. Sách Sinh học, tập 2, Phillips và Chilton viết: “Trong khi các chồi cây có
phản ứng hướng quang (hướng sáng) dương thì rễ thường có tính hướng quang âm
và có khuynh hướng quay đi khỏi nguồn sáng”. Giải thích nguyên nhân và cơ chế làm
cho thân và rễ có tính hướng sáng ngược nhau?
HD:- Nguyên nhân:
+ Ánh sáng làm thay đổi sự phân bố auxin. Cụ thể: auxin (chủ động) di chuyển (và
tập trung nhiều) về phía tối.
+ Tác động của nồng độ auxin cao đối với thân và rễ khác nhau: kích thích ở thân và
ức chế ở rễ.
- Cơ chế:
+ Thân: Nồng độ auxin cao kích thích sự kéo dài tế bào  phía tối tế bào dài ra 
mọc cong về hướng sáng.
+ Rễ: Nồng độ auxin cao ức chế sự kéo dài tế bào  tế bào phía tối tăng trưởng chậm
 mọc cong về phía tối
Câu 8. Phân tích nguyên nhân gây ra sự vận động tự vệ ở cây trinh nữ và sự đóng mở
của khí khổng?
HD:- Sự vận động tự vệ khi bị va chạm do sức trương nước ở nửa dưới của các chỗ
phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lận cận.
- Sự đóng mở khí khổng:
+ Khi tế bào hạt đậu no nước, vách ngoài mỏng căng ra trước  vách trong dày căng
ra, lỗ khí khổng mở rộng.

15


+ Khi tế bào hạt đậu mất nước, vách ngoài xẹp xuống, vách trong duỗi thẳng, lỗ khí

khổng khép lại.
Câu 9. Trong thực tế, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp
nào?
HD: - Có thể đánh thức bằng nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất (ête, ôxi già,...) và các chất
sinh trưởng gibêrelin. Cũng có thể kéo dài thời gian ngủ khi cần thiết bằng các hợp
chất kìm hãm sinh trưởng.
Câu 10. Một củ khoai lang để lâu trong gầm giường sẽ nảy chồi, các chồi càng ở
trong góc khuất càng dài, mảnh, lá màu vàng nhạt. Hãy phân tích hiện tượng trên và
chứng tỏ đó là hiện tượng thích nghi hình thái?
HD:- Biểu hiện của một cây non sinh trưởng trong tối sẽ là: Thân dài, hệ rễ kém phát
triển, lá không mở rộng và thiếu diệp lục, do vậy có màu vàng nhạt.
- Đây là một cơ chế thích ứng đối với các nhóm cây sinh sản nhờ thân ngầm hay rễ
củ. Khi ở trong tối hoặc sâu dưới lòng đất, không được tiếp nhận tín hiệu ánh sáng
nên nó kích hoạt quá trình úa vàng của lá.
- Hiện tượng úa vàng của lá nhằm tập trung toàn bộ năng lượng vào việc kéo dài thân
để vươn lên khỏi mặt đất càng nhanh càng tốt, do vậy không tập trung năng lượng cho
việc mở rộng lá, xanh hóa lá và kéo dài rễ.
- Khi không được tiếp nhận ánh sáng, các thụ thể trong tế bào chất không được
chuyển sang trạng thái hoạt động  việc kích hoạt tổng hợp các thành phần của bộ
máy quang hợp bị ảnh hưởng.
Câu 11. Người ta tiến hành thí nghiệm các cây mầm cùng loại như sau:
- Cây mầm 1: Chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.
- Cây mầm 2: Cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía.
- Cây mầm 3: Che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía.
Sau một thời gian quan sát hiện tượng. Cho biết kết quả và giải thích?
HD:- Cây mầm 1: Ngọn cây cong về phía ánh sáng.
+ Giải thích: Do hiện tượng quang hướng động: Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin
chủ yếu, có tác dụng kích thích sự dãn dài của tế bào. Auxin bị quang oxi hóa nên sẽ
giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối  Phía tối sinh trưởng nhanh hơn, cây cong
về phía sáng.

- Cây mầm 2, 3: Không có hiện tượng trên.
+ Giải thích: Do phần đỉnh ngọn tập trung nhiều auxin (nhạy cảm với ánh sáng) 
Khi bị cắt bỏ hoặc che tối không gây ra hiện tượng quang hướng động như trên.
C.3. CÂU HỎI TỰ LUYỆN
Câu hỏi nhận biết

16


Câu 1. Cảm ứng ở thực vật là gì? Hướng động là gì? Hướng động dương và hướng
động âm là gì?
Câu 2. Thân cây luôn mọc vuơn cao lên trên thể hiện kiểu hướng động nào?
Câu 3. Ứng động không sinh trưởng của thực vật là gì? Ứng động sinh trưởng của
thực vật là gì?
Câu 4. Đặc điểm của ứng động sinh trưởng? Đặc điểm của ứng động không sinh
trưởng?
Câu 5. Nêu hiện tượng: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa?
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Vì sao có vận động theo trọng lực mà không có cảm ứng theo trọng lực?
Câu 2. Trong các hình thức vận động hướng động và cảm ứng, hình thức nào sự vận
động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào?
Câu 3. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng xảy ra
nhanh?
Câu 4. Chúng ta biết rằng, các hình thức vận động sinh trưởng của thực vật (cảm ứng)
chính là các hình thức phản ứng của thực vật với các kích thích của các nhân tố môi
trường. Hãy nêu các nhân tố kích thích của môi trường và các hình thức phản ứng với
các kích thích đó?
Câu 5. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì?
Câu 6. Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây?
Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Chụp bao giấy đen vào đỉnh sinh trưởng của một cây non, rồi chiếu sáng vào
một phía. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Câu 2. Hãy xếp các loại vận động cụ thể sau đây vào đúng các hình thức vận động của nó:
Hình thức vận động

Loại vận động cụ thể

I- Hướng tiếp xúc
1. Cây ngủ (lá cụp lại vào tối)
II- Cảm ứng sáng
2. Tua cuốn cây Đậu cuốn vòng theo cọc
III- Hướng sáng
3. Lá cây xấu hổ cụp lại khi va chạm vào
IV- Cảm ứng tiếp xúc
4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
V- Hướng trọng lực
5. Rễ hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời
Câu 3. Tìm các ví dụ trong công nghiệp về vận động hướng động?
Câu 4. Hãy cho biết hai hiện tượng sau đây là kiểu cảm ứng nào của cây và giải
thích?
- Hoa 10 giờ nở sau khi có ánh sáng mặt trời hoặc vào giữa buổi sáng khi trời không
có nắng.
17


- Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật chạm vào.

C.4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Hướng động là

A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều
hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một
hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng khác nhau.
Câu 2. Các kiểu hướng động dương ở rễ là
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.
C. Hướng đất, hướng nước, hướng hóa.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
Câu 3. Các kiểu hướng động âm của rễ là
A. Hướng đất, hướng sáng.
B. Hướng nước, hướng hóa.
C. Hướng sáng, hướng hóa.
D. Hướng sáng, hướng nước.
Câu 4. Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế
nào?
A. Chiếu sáng từ một phía.
B. Chiếu sáng từ hai phía.
C. Chiếu sáng từ ba phía.
D. Chiếu sáng từ nhiều phía.
Câu 5. Khi không có ánh sáng, cây mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.
B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.
D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 6. Ứng động là
A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, lúc vô hướng.

C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 7. Thân và rễ có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng
trọng lực dương.
18


C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.
Câu 8. Các cây dây leo cuốn quanh những cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng.
B. Hướng đất.
C. Hướng nước.
D. Hướng tiếp xúc.
Câu 9. Đặt cây đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang, sau một thời gian, thân cây
cong lên, còn rễ cong xuống. Hiện tượng này được gọi là
A. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.
B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
D. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
Câu 10. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau một thời gian, ngọn
cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?
A. Hướng sáng.
B. Hướng nước.
C. Hướng hướng hóa.

D. Hướng gió.
Câu 11. Tính cảm ứng của thực vật là khả năng
A. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật.
B. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường.
C. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường.
D. chống lại các thay đổi của môi trường.
Câu 12. Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng
theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?
A. Hướng hóa.
B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng trọng lực.
D. Hướng sáng.
Câu 13. Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của
kiểu cảm ứng nào?
A. Ứng động sinh trưởng.
B. Ứng động sức trương nhanh.
C. Ứng động sức trương chậm.
D. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.
Câu 14. Vận động nở hoa của cây nghệ tây thuộc loại cảm ứng nào sau đây?
A. Hướng sáng.
B. Nhiệt ứng động.
C. Ứng động sức trương.
D. Ứng động không sinh trưởng.
Câu 15. Các cây họ Đậu thường cụp lá (ngủ) khi mặt trời lặn, hiện tượng này thuộc
hình thức vận động sinh trưởng nào?
A. Vận động hướng động.
B. Vận động hướng sáng.
19



C. Vận động theo đồng hồ sinh học.

D. Vận động sức trương nước.

Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Ứng động nào sau đây không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí khổng.
B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa.
D. Ứng động thức ngủ của lá.
Câu 2. Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là
A. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích
không định hướng.
B. sự thay đổi sức trương nước của tế bào.
C. sự lan truyền của dòng điện sinh học.
D. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích
theo hướng xác định.
Câu 3. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng.
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 4. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Lá cây trinh nữ cụp- xòe khi có va chạm. Khí khổng đóng và mở.
C. Lá cây họ đậu xòe ra vào buổi sáng và khép lại vào tối. Khí khổng đóng và mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở.
Câu 5. Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ
yếu bởi nhân tố nào sau đây?
A. Chất kìm hãm sinh trưởng etilen.
B. Kích tố sinh trưởng auxin.
C. Kích tố sinh trưởng gibêrêlin.

D. Kích tố sinh trưởng xitôkinin.
Câu 6. Dưới tác động của ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để ngọn cây hướng
sáng dương?
A. Phân bố đều quanh thân.
B. Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít.
C. Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng.
D. Phân bố ít ở nơi ít được chiếu sáng.
Câu 7. Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi
trường ngoài?
A. Ánh sáng.
B. Độ ẩm không khí.
C. Ánh sáng và nhiệt độ.
D. Nồng độ O2 và CO2.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây là hướng động?
20


A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.
B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ.
C. Vận động hướng sáng của cây sồi.
D. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.
Câu 9. So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là
những phản ứng
A. diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy.
B. diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy.
C. diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy.
D. diễn ra chậm và thường khó nhận thấy.
Câu 10. Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ nở ra
tiếp tục vào buổi sáng hôm sau. Đây là loại vận động gì?
A. Vận động hướng động.

B. Vận động hướng sáng.
C. Ứng động sinh trưởng.
D. Vận động sức trương nước.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi.
B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ.
C. Vận động hướng sáng của cây sồi.
D. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và
ứng động ở thực vật?
A. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường.
B. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động.
C. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động thì không có
hướng.
D. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.
Câu 13. Cây bắt mồi sử dụng được đạm của con mồi nhờ
A. Có hệ enzim nitrôgenaza.
B. Tế bào đặc biệt của loài này sử dụng trực tiếp prôtêin phức tạp của động vật.
C. Các tuyến trên các lông của lá tiết enzim phân hủy prôtêin.
D. Vi khuẩn sống cộng sinh trên cây phân giải nhanh chóng prôtêin.
Câu 14. Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ nở ra
tiếp tục vào buổi sáng hôm sau. Đây là loại vận động gì?
A. Vận động hướng động.
B. Vận động hướng sáng.
C. Ứng động sinh trưởng.
D. Vận động sức trương nước.

21



Câu 15. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không thuộc hình thức vận động
theo đồng hồ sinh học?
A. Lá bàng rụng vào mùa đông.
B. Hoa nở vào ban đêm.
C. Hoa nở vào khoảng 9- 10 giờ.
D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho các hiện tượng sau:
(1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
(2) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân bón.
(3) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.
(4) Rễ cây mọc tránh chất độc hại.
Có bao nhiêu hiện tượng không thuộc tính hướng động của cây?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Cho các hiện tượng sau:
(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
(2) Khí khổng đóng và mở.
(3) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
(4) Lá cây họ đậu xòe ra vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối.
(5) Lá cây trinh nữ cụp lại khi có va chạm.
Có bao nhiêu hiện tượng thuộc về ứng động không sinh trưởng ở thực vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Cho các hiện tượng sau:
(1) Vận động nở hoa ở hoa bồ công anh.

(2) Khí khổng đóng và mở.
(3) Hoạt động nở, cụp của hoa tuylip.
(4) Vận động cuốn vào cọc của tua cuốn bầu bí.
(5) Lá cây trinh nữ cụp lại vào buổi tối, mở ra vào buổi sáng.
Có bao nhiêu hiện tượng thuộc về ứng động sinh trưởng ở thực vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Cho các nhận định sau về auxin:
(1) Kích thích sự sinh trưởng giãn dài của tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình
to.
(2) Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.
C. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.
D. Làm tế bào lâu già.
Có bao nhiêu nhận định dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?
22


A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Khi đặt một cây nằm ngang, sau một thời gian ta thấy rễ cây quay về phía mặt
đất. Nguyên nhân là do
A. Rễ cây bò ra dài để tìm nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất.
B. Do tác động của trọng lực dẫn đến nồng độ auxin phía dưới cao hơn phía trên gây
ức chế sự sinh trưởng của các tế bào phía dưới, rễ uốn cong xuống phía dưới.
C. Sự thiếu nước khiến rễ cây co xuống để tìm mạch nước ngầm.
D. Rễ cây buộc phải hướng sâu vào lòng đất nhằm cố định thân cây và giữ chặt cây

vào đất.
Câu 6. Cho các hiện trượng sau:
(1) Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm.
(2) Lá cây lay động khi có tác động của gió.
(3) Lá bị héo khi cây mất nước.
(4) Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.
Có bao nhiêu hiện tượng không phải là cảm ứng của thực vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Các cây ăn thịt “bắt mồi” chủ yếu để lấy chất nào sau đây?
A. Nước.
B. prôtêin.
C. lipit.
D. nitơ.
Câu 8. Những cơ chế nào sau đây liên quan đến ứng động không sinh trưởng?
(1) Sự thay đổi sức trương nước của tế bào
(2) Sự phân bố hoocmon sinh trưởng không đều ở các phía của cơ quan tiếp nhận
kích thích
(3) Sự lan truyền dòng điện sinh học
(4) Tốc độ phân chia tế bào không đều ở các phía của cơ quan tiếp nhận kích thích
(5) Sự co rút chất nguyên sinh, thay đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp thời gian
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 5.
Câu 9. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của tính hướng động ở thực
vật?
(1) Hiện tượng thân cây quấn vào cọc để leo lên của cây đậu côve.

(2) Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây.
(3) Hiện tượng đóng mở khí khổng.
(4) Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi.
(5) Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Cho bảng thông tin sau:
Hình thức cảm ứng

Phản ứng cụ thể
23


I. Hướng sáng
II. Cảm ứng tiếp xúc
III. Cảm ứng ánh sáng
IV. Hướng tiếp xúc
V. Hướng trọng lực

1. Lá cây họ Đậu cụp lại vào buổi tối
2. Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào
3. Rễ mọc hướng xuống, thân mọc hướng lên
4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
5. Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vào cọc leo

Phương án sai khi nối các phản ứng với các hình thức cảm ứng là
A. I-1, V-3.
B. II-2, III-1.

C. IV-5, III-1.
D. I-4, II-2.
Câu 11. Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau:
- Cây mầm 1: chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.
- Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía.
- Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía.
Sau một thời gian, quan sát hiện tượng.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm trên?
(1) Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.
(2) Cây 2: ngọn cây vẫn mọc thẳng.
(3) Cây 3: ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.
(4) Đỉnh ngọn là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng gây phản ứng hướng sáng của
ngọn cây.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau
một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
D. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất.
Câu 13. Trong rừng nhiệt đới, các loài cây dây leo quấn quanh những cây thân gỗ
lớn để vươn lên cao. Đây là biểu hiện của những kiểu cảm ứng nào sau đây?
(1) Hướng sáng.
(2) Hướng tiếp xúc.
(3) Hướng trọng lực.
(4) Hướng hóa.
(5) Hướng nước.

A. 1.
B. 1, 2.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2, 3,, 4, 5.
Câu 14. Điểm giống nhau giữa vận động “ bắt mồi” ở cây ăn sâu bọ và vận động
cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm là
A. Đều có enzim phân hủy chất đạm động vật.
24


B. Tế bào mất sức trương nước sau đó phục hồi lại.
C. Biến đổi hình dạng lá tương tự nhau.
D. Sử dụng prôtêin của côn trùng làm nguồn cung cấp đạm chủ yếu.
D. Kết quả thực hiện:
Sau khi xây dựng xong chuyên đề phần “Cảm ứng ở thực vật” trong sinh học lớp 11,
tôi đã tiến hành giảng dạy minh học trên lớp 11A 1 và cho kết quả khả quan. Tuy nhiên
chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp góp ý để tôi tiếp tục hoàn
hiện nội dung.

25


×