Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

NGHIÊN cứu độc TÍNH và HIỆU QUẢ điều TRỊ HUYẾT áp THẤP THỨ PHÁT của VIÊN HOÀN “THĂNG áp DƯỠNG não”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.54 KB, 67 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
HUYẾT ÁP THẤP THỨ PHÁT CỦA
VIÊN HOÀN “THĂNG ÁP DƯỠNG NÃO”

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN KHOA II

Hà Nội - 2013


2

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
HUYẾT ÁP THẤP THỨ PHÁT CỦA
VIÊN HOÀN “THĂNG ÁP DƯỠNG NÃO”
Chuyên ngành: YHCT
Mã số

:


ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN KHOA II

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đỗ Thị Phương

Hà Nội - 2013


3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- YHHĐ

Y học hiện đại

- YHCT

Y học cổ truyền

- HAT

Huyết áp thấp

- HATTh

Huyết áp tâm thu

- HATTR

Huyết áp tâm trương


- NNC

Nhóm Nghiên cứu

- NĐC

Nhóm đối chứng

- CTM

Công thức máu

- SHM

Sinh hóa máu

- XQ

X quang

- SA

Siêu âm


4

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................3
1.. Tổng quan về huyết áp thấp theo Y học hiện đại..........................................3
1.1.. Huyết áp và các yêu tố ảnh hưởng tới huyết áp.................................................. 3
1.1.1.. Huyết áp theo quan niệm hiện nay.....................................................3
1.1..3..Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp.....................................................3
1.2. Phân loại huyết áp thấp.......................................................................4
1.2.1. Huyết áp thấp tiên phát....................................................................4
1.2.2. Huyết áp thấp thứ phát.....................................................................5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán huyết áp thấp...................................5
1.1.4. Điều trị huyết áp thấp hiện nay............................................................................6
1.1.4.2 Điều trị......................................................................................6
1.1.5. Biến chứng....................................................................................
1.2. Tổng quan về huyết áp thấp theo Y học cổ truyền.............................................. 8
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh dẫn đến huyết áp thấp theo YHCT...........8
1.2.2. Các thể lâm sàng của huyết áp thấp theo YHCT......................................9
1.2.2.1.Thể tâm dương bất túc...................................................................9
1.2.2.2. Thể tỳ vị hư nhược.......................................................................9
1.2.2.3. Thể khí huyết lưỡng hư...............................................................10
1.2.3. Y học cổ truyền trong điều trị huyết áp thấp........................................10
1.2.3.1. Tại Việt Nam............................................................................10
1.3. Giới thiệu về các vị thuốc nghiên cứu...............................................................................14

1.3.1. Hòang kỳ (Radix astragali)................................................................................14
1.3.2. Đương quy (Radix Angeliae Sinensis................................................................14
1.3.3. Bạch thược (Radix Pacomiae Lactiflorae).........................................................15
1.3.4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae Uralensis).........................................................16
1.3.5 Bạch truật ( Rhizoma atractylodies macrocephalate)..........................................17
1.3.6 Thăng ma ( Rhizoma cimicifugae)......................................................................17
1.3.7 Sài hồ (Radix bupleuri).......................................................................................18
1.3.8 Trần bì (Pericarpium citri deliciosae)..................................................................19

1.3.9 Đảng sâm (Codonopsis sp).................................................................................19


5

1.3.9. Bạch quả (ginkgoaceae).....................................................................................20
1.3.10. Quế chi ( quế thanh hao )( ramolus cinnamoni).............................................21
1.3.11. Xuyên khung....................................................................................................21
1.3.12. Bạch thược.........................................................................................................15
1.3.13. Đan sâm...........................................................................................................22
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 25
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25
2.1. Chất liệu nghiên cứu..........................................................................................................25

2.1.2. Dạng thuốc , liều lượng, cách dùng....................................................................25
2.1.3. Thuốc đối chứng: Hoàn bổ trung ích khí .................................................................... 25
2.2. Nghiên cứu trên thực nghiệm...........................................................................................26

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26
2.2.1.1. Thuốc nghiên cứu............................................................................................26
2.2.1.2. Súc vật thí nghiệm.........................................................................................26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.2.21. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của Thăng áp dưỡng não.....................26
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn của “ Thăng áp dưỡng não
..................................................................................................................................... 27
2.3 Nghiên cứu trên lâm sàng............................................................................................... 27

2.3.1.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................27
2.3.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh..................................................................28
2.3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................29

2.3.3.Phương pháp nghiên cứu.................................................................29
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả.........................................................34
2.3.5. Xử lý số liệu...............................................................................34
CHƯƠNG 3:Kết quả nghiên cứu................................................................35
3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..................................................42
3.2.Đánh giá kết quả trên lâm sàng..............................................................................34.
3.3. Đánh giá kết quả trên một số chỉ số lâm sàng.........................................................
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN........................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ 10-20% dân
số [1], [2]. Ở nước ta chứng bệnh này không những gặp ở người có tuổi, mà còn
thấy ở cả người trẻ tuổi. Đây chính là đối tượng nằm trong lực lượng lao động
chính trên mọi lĩnh vực xã hội. Theo các thống kê về tình hình sức khỏe của
một số cơ quan, doanh nghiệp tại Hà Nội trong năm 2008, có tới 12% số cán bộ
công nhân viên có huyết áp tâm thu thấp hơn 90mmHg và huyết áp tâm trương
thấp hơn 60mmHg [3],[4]. Đây thực sự là một vấn đề đáng quan tâm của ngành
y tế.
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), HAT trên lâm sàng phân làm hai thể: HAT
tiên phát (không tìm thấy tổn thương thực thể) và HAT thứ phát (tổn thương giải
phẫu bệnh phụ thuộc vào bệnh cơ bản gây ra HAT). Đây là một bệnh khó điều
trị, song nếu có chế độ dự phòng và điều trị kịp thời thì vẫn có tiên lượng tốt [1],
[5].
HAT là một chứng bệnh chưa thu hút được sự quan tâm lớn như tăng
huyết áp, nhưng nó lại ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ con người, làm giảm
sút trí tuệ, giảm sút hiệu quả và năng suất lao động. Thường thấy trên lâm sàng

là các triệu chứng: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hoặc xỉu [5], [1],
[6]. Đây là những biểu hiện chính của sự giảm, tưới máu não, tim, cơ vân và các
tạng khác. Tỷ lệ gây tai biến mạch máu não của chứng HAT là 10 – 15% gần
bằng tỷ lệ tai biến mạch máo não của bệnh tăng HA[1] .
HAT là một chứng bệnh điều trị không phải dễ dàng nhưng nếu được dự
phòng và điều trị kịp thời thì vẫn cải thiện tốt hơn tình trạng lâm sàng của người
bệnh. Hiện nay, việc điều trị huyết áp thấp bằng thuốc y học hiện đại như trợ tim,
nâng áp, vitamin … cũng thu được một số kết quả nhất định nhưng khó duy trì lâu


2

dài ở mức bình thường, đặc biệt trong các bệnh mãn tính hay tình trạng cơ thể
bệnh nhân bị suy nhược kéo dài.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), HAT thuộc chứng hư của “Huyễn vựng”,
gây ra do hậu quả của rối loạn chức năng các tạng phủ như: Tâm dương bất túc,
tỳ vị hư nhược và khí huyết lưỡng hư gây ra và thường có các biểu hiện lâm
sàng như: Hoa mắt, chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ
được, ăn kÐm... t¬ng ứng với những triệu chứng lâm sàng thường gặp trong
chứng HAT [7 ].
Đã có một số công trình nghiên cứu để điều trị bệnh HAT bằng thuốc y
học cổ truyền có hiệu quả như : Hồng mạch khang, Trà thăng áp an bình, Thăng
áp cao, Bổ trung ích khí, Nhân sâm dưỡng vinh thang... Để góp phần làm phong
phú thêm phương pháp điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính an toàn và
tác dụng điều trị HAT thứ phát của viên hoàn ‘Thăng áp dưỡng não’ với hai mục
tiêu :
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của viên hoàn “Thăng áp
dưỡng não” trên thực nghiệm
2. Đánh giá tác dụng điều trị của viên hoàn “Thăng áp dưỡng não” đối
với bệnh nhân HAT thứ phát.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Tổng quan về huyết áp thấp theo Y học hiện đại
1.1.Huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
1.1.1. Huyết áp theo quan niệm hiện nay
Huyết áp (HA): Là một áp suất nhất định để máu chảy được trong lòng
động mạch, được biểu thị bằng hai trị số [8], [9].
Huyết áp tối đa (HA tâm thu): Là áp suất máu đo được trong thời kỳ tâm
thu, phụ thuộc vào lực co bóp và thể tích tâm thu. Trị số bình thường ở người
trưởng thành: 90 - 140 mmHg.
Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương): Là áp suất máu đo được trong thời kỳ
tâm trương, phụ thuộc vào trương lực mạch máu.
Trị số bình thường ở người trưởng thành: 60 - 90 mmHg.
Huyết áp trung bình được coi là huyết áp đưa máu lên não tính theo công
thức:

HATB=
1.1..2 Định nghĩa về huyết áp thấp
Huyết áp thấp (hypotension arterielle) là huyết áp luôn luôn ở con số thấp
hơn đa số người bình thường [10].
Một người có HAT, nghĩa là huyết áp người đó luôn luôn thấp hơn so với
mức bình thường của cùng lứa tuổi [5]. Ở đây, không kể tới hạ huyết áp trong
trường hợp sốc cấp cứu như: mất máu nhiều và đột ngột, mất nước nặng... mà
chỉ nói tới những người có huyết áp thấp liên tục, từ trước tới nay huyết áp vẫn
thấp hoặc thấp trong một thời gian dài không có tính chất đột ngột. người
trưởng thành có huyết áp tối đa trong giới hạn 90 – 140 mmhg, huyết áp tối

thiểu 60 – 90 mmhg, dưới mức này coi như là huyết áp thấp [8], [11], [9], [12].
Huyết áp tối đa (hay cũng gọi là huyết áp tâm thu)

:

<90 mmhg.


4

Huyết áp tối thiểu (hay cũng gọi là huyết áp tâm trương): <60 mmhg.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
Huyết áp phải được giữ ở mức cho phép thì mao mạch của hệ thống tuần
hoàn mới được tưới máu đầy đủ. HA động mạch phụ thuộc vào thể tích máu do
thất trái đẩy vào hệ thống mạch máu theo đơn vị thời gian (còn gọi là cung
lượng tim) và trở kháng đối với luồng máu của mạch máu ngoại vi (còn gọi là
sức cản ngoại vi) [12], [8]. HA, lưu lượng máu và sức cản ngoại vi có mối
liênquan chặtchẽ với nhau theo công thức:

P
Trong đó:
P: Huyết áp
L: Lưu lượng tuần hoàn
R: Sức cản ngoại vi
K: Hằng số
Khi lưu lượng tuần hoàn giảm, sức cản ngoại vi giảm thì HA sẽ giảm và
ngược lại [12].
Các yếu tố ảnh hưởng tới HA đã nêu trên, hoạt động phối hợp chặt chẽ để
duy trì HA ở mức độ không thay đổi nhiều lắm. Nếu một trong những yếu tố đó
bất chợt thay đổi, những yếu tố còn lại sẽ hoạt động bù ngay dưới sự kiểm soát

điều hoà theo hai cơ chế thần kinh và thể dịch [12], [8], [1].
1.2. Phân loại huyết áp thấp
HAT là biểu hiện sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận
mạch[13]. Huyết áp thấp được chia làm hai loại: Huyết áp thấp tiên phát và
huyết áp thấp thứ phát [11], [1], [7].
1.2.1. Huyết áp thấp tiên phát (còn gọi là huyết áp thấp tự phát hoặc huyết
áp thấp do thể tạng)
Có những người thường xuyên có huyết áp thấp. Huyết áp tâm thu vào
khoảng 85 - 90mmHg nhưng sức khoẻ bình thường, chỉ khi đo huyết áp mới


5

phát hiện ra huyết áp thấp. Đây là những người có thể tạng đặc biệt, từ nhỏ tới
lớn HA vẫn thấy như thế nhưng không hề có biểu hiện ở bộ phận nào trong cơ
thể. Những người này vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi họ gắng sức thì
vẫn thấy chóng mặt [14], [5], [1], [7]. Do đó không coi là bệnh lý và không cần
điều trị gì. Nhiều người huyết áp thấp vẫn sống khoẻ mạnh đến già.
1.2.2. Huyết áp thấp thứ phát (còn gọi là huyết áp thấp hậu phát)
Đây là những người trước vẫn có huyết áp bình thường, nhưng sau đó
huyết áp bị tụt dần sau vài ba tháng. Loại huyết áp thứ phát này thường gặp ở
những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao,
nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, người ốm lâu, thiếu máu kéo dài, người già có
rối loạn hệ thần kinh tự điều chỉnh, bị một số nội tiết(suy tuyến thượng thận,
suy tuyến giáp mãn tính...) hoặc dùng các thuốc hạ áp liều cao kéo dài.
Loại huyết áp này thường có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng làm việc và sức
khoẻ của người bị bệnh[14],[5],[1],[7]. Đây là loại bệnh cần được điều trị kịp
thời tránh gây ra sự mệt mỏi và khó chịu cho bệnh nhân. Đồng thời có thể
phòng được các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán huyết áp thấp

HAT là biểu hiện sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận
mạch [7]. Nó gây ra triệu chứng thiếu máu từng cơ quan, nhất là não và tim.
Trên lâm sàng, dù huyết áp thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu cũng
bao gồm:
- Triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, giảm tập
trung trí lực, nhất là khi thay đổi tư thế có thể thoáng ngất hoặc ngất. Nếu để
bệnh nhân ở tư thế nằm thì sau 1-2 phút các triệu chứng có thể giảm dần rồi hết
hẳn [5], [1], [6]
- Triệu chứng thực thể: Nhịp tim nhanh, có thể có ngoại tâm thu, có khi có
nhịp chậm, cung lượng tim giảm rõ rệt [1].


6

- Chẩn đoán: Chẩn đoán HAT dựa vào đo huyết áp nhiều lần (lý tưởng nhất
là đo huyết áp liên tục 24 giờ theo phương pháp Holter) ở nhiều tư thế khác nhau.
Nếu thấy huyết áp tâm thu < 90 mmHg và huyết áp tâm trương < 60 mmHg thì đó
là biểu hiện tình trạng HAT [1]
- Chẩn đoán phân biệt: Kết hợp lâm sàng với cận lâm sàng để phân biệt huyết
áp thấp tiên phát hay thứ phát với cơn động kinh, hạ canxi huyết, hạ đường huyết
[1]
1.1.4. Điều trị huyết áp thấp hiện nay
Việc điều trị HAT bao gồm nhiều phương thức khác nhau, theo Nguyễn Phú
Kháng (2001), dựa vào các nguyên tắc sau [1]:
1.1.4.1. nguyên tắc điều trị: bao gồm 2 nguyên tắc chỉ đạo chính
 đánh giá các thực thể bệnh chính có khả năng hồi phục.
 phương thức đặc hiệu cho huyết áp thấp không hồi phục
↑ giữ na+ và H2O
↑ nhịp tim


↑lưu lượng tuần hoàn

↑ ứ máu tĩnh mạch

↑ huyết áp
↑ co mạch
↑ sức cản ngoại vi
↓ giãn mạch

mạch
Sơ đồ 1: Các phương thức làm tăng huyết áp
1.1.4.2 Điều trị.
Ngoài việc điều trị nguyên nhân, việc điều trị HAT cần chú ý tới nghỉ ngơi,
tăng cường ăn uống, rèn luyện thân thể tác động đến trạng thái thần kinh, chức năng
co bóp của tim và điều tiết các mạch máu có tác dụng nâng HA.
Thuốc thường dùng: trong điều trị người bệnh có chứng HAT thứ phát, các


7

thuc sau thng c xem xột v s dng cho phự hp vi tng ngi bnh v
mc bnh:
* Ephedrin: có tác dụng co mạch, tăng HA. Tuy là thuốc chủ
yếu để chữa và phòng cơn hen song cũng có tác dụng nâng
HA với liều dùng ngày 1 3 lần, mỗi lần 1 viên 10mg [2], [9].
* Cafein: có tác dụng trợ tim, kích thích hệ thần kinh, dùng
tiêm dới da với liều 0,25 1,50g/24h hoặc uống từ 0,5 1,5g/24h
[2], [20].
Nhìn chung Ephedrin và Cafein đều có tác dụng tăng HA
nhng lại làm tăng nhịp tim, nên khi dùng nếu HATTh lớn hơn 100

mmHg mà thấy loạn nhịp tim thì phải dùng thêm cả thuốc chống
loạn nhịp [2], [9].
* Dyhyroergotamin: thuốc có tác dụng chống suy tuần
hoàn tĩnh mạch ngoại vi làm tăng HA, điều chỉnh các rối loạn về
thần kinh thực vật. Viên nén 1mg uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 3
lần [1], [20].
* Heptamyl: có tác dụng trợ tim mạch tăng sức co bóp cơ tim
(tăng lu lợng tim và lu lợng vành). Viên nén 0,1878g (tơng ứng
150mg Heptaminol base) ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 2 viên [1],
[20].
Trờng hợp nặng dùng Prednisolon 5 -20mg trong 1 ngày, 1 đợt
10 15 ngày.
Hạn chế dùng thuốc an thần và lợi tiểu. Chống chỉ định
hoàn toàn với thuốc giãn mạch vì càng làm hạ HA [20].
1.1.4.3. Biến chứng.
* Thiểu năng tuần hoàn não: Đào Phong Tần (1994) khi
nghiên cứu về lu huyết não trên các ngời bệnh HAT , thấy rằng


8

độ đàn hồi thành mạch máu não thờng giảm dẫn tới thiểu năng
tuần hoàn não [30].
* Tụt HA khi đứng: thờng bao gồm các triệu chứng nh:
hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt hoặc giảm thị lực, ngời mệt mỏi
và ngất. Passant U, Warkentin S, Gustafson L (1997) đã
nghiên cứu trên 151 ngời bệnh có chứng HAT, thấy tụt HA khi
đứng 77 ngời và đa ra kết luận: tụt HA khi đứng là biểu hiện
thờng gặp ở ngời bệnh có HAT [41] [52], [49].
* Sa sút trí tuệ: Guo Z, Viitamen M, Fratiglioni L,

Winplad B (1997) thấy rằng HAT gây ra chứng xơ não và đóng
vai trò quan trọng trong bệnh sa sút trí tuệ ở ngời cao tuổi
[54].
* Tổn hại ốc tai: Pirroda A, Saggese D, Giaus G, Ferri
GG, Nascetti S, Gaddi A (1997) sau khi nghiên cứu đã khẳng
định HAT có liên quan tới sự mất thăng bằng gây bệnh tổn hại
ốc tai dẫn đến làm mất khả năng nghe [50].
Busby Wj, Camppell Aj, Robertson Mc (1996) sau khi
nghiên cứu tỷ lệ tử vong ở ngời lớn tuổi có HAT trong 3 năm thấy
rằng tỷ lệ tử vong ở ngời HAT cao song thờng do các căn bệnh
khác kèm theo hoặc tai nạn rủi ro, chứ HAT không trực tiếp làm
tăng tỷ lệ tử vong [43].
1.2. Tng quan v huyt ỏp thp theo Y hc c truyn
Huyt ỏp thp nm trong chng Huyn vng ca YHCT. Huyn l hoa mt,
trc mt hay cú cm giỏc ti sm. Vng l vỏng u, thy u xoay chuyn, cú
cm giỏc chũng chnh nh ngi trờn thuyn. Hai triu chng ny thng xut
hin cựng nhau lờn gi chung l Huyn vng. Nh thỡ ht ngay khi nhm mt li,
nng thỡ kốm bun nụn, m hụi, ụi khi ngt xu... [24], [25], [26], [27], [28].
1.2.1. Nguyờn nhõn v c ch bnh sinh dn n huyt ỏp thp theo
YHCT


9

Nguyên nhân gây ra Huyễn vựng thuộc về nội thương, sách Tố vấn chí chân
yếu đại luận nói rằng: "Mọi chứng quay cuồng chao đảo đều thuộc can mộc", ý
nói do can phong nội động sinh ra. Trong “Hà gian lục thư” của Lưu Hà Gian cho
rằng: " Huyễn vựng do phong và hoả gây nên, dương thuộc hoả, dương chủ động
nên gây ra choáng váng". “Đan khê tâm pháp” của Chu Đan Khê cho rằng "Vô
đàm bất năng tác huyễn" có nghĩa là: Không có đàm thì không thể tạo thành

huyễn, cho nên trước hết cần chữa đàm. Cảnh nhạc toàn thư của Trương Cảnh
Nhạc lại nói "Vô hư bất năng tác huyễn" và đề ra phương pháp điều trị phải bổ hư
là chính [14], [29].
Huyết áp thấp theo YHCT do khí hư, huyết hư, tỳ hư, nhưng trong đó thể khí
huyết lưỡng hư là thường gặp nhất. Khí có thể sinh hoá ra vạn vật, bồi bổ và dinh
dưỡng hết thảy các tạng trong cơ thể, nhờ đó mà điều hoà được những hoạt động
cơ năng của các cơ quan trong cơ thể. Sự tuần hoàn của huyết phải nhờ ở khí làm
động lực, huyết không có khí thì huyết ngưng mà chẳng lưu thông. Người xưa
nói: "khí là động lực vận hành của huyết, khí hành thì huyết hành", còn huyết do
khí sinh ra, theo khí mà đi nhưng khí phải dựa vào huyết mới hoạt động được.
Huyết tuần hoàn không ngừng, phân bố tân dịch khắp nơi từ lục phủ, ngũ
tạng tới tứ chi, bách cốt. Vì vậy, khí huyết không đủ sẽ làm não thiếu sự nuôi
dưỡng, lại có thêm đàm trọc tắc trở nên đầu váng, mắt hoa. Huyết hư không nuôi
dưỡng được toàn thân nên sắc mặt nhợt, móng tay móng chân nhợt nhạt, mạch vô
lực, huyết hư không dưỡng được tâm nên ít ngủ, hồi hộp, tinh thần không minh
mẫn, giảm trí nhớ, ăn uống kém chất lưỡi nhợt. Khí hư nên mệt mỏi vô lực, đoản
khí, đoản hơi, ngại nói, tự hãn, mạch tế sác [7], [30].
1.2.2. Các thể lâm sàng của huyết áp thấp theo YHCT
HAT cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng đều thuộc hư chứng và được
chia làm ba thể là: Tâm dương bất túc, tỳ vị hư nhược và khí huyết lưỡng hư:
1.2.2.1. Thể tâm dương bất túc
Với các biểu hiện: tinh thần mệt mỏi, hoa mắt, váng đầu, buồn ngủ, chân tay
lạnh, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm vô lực hoặc trầm tế.


10

Cơ chế bệnh sinh của thể này được lý giải do tâm chủ thần minh, là nơi tàng
thần, tâm dương hư tổn không tàng chứa được thần làm cho bệnh nhân luôn cảm
thấy tinh thần mệt mỏi, bất an. Tâm ở thượng tiêu, chủ về hoả là dương ở trong

dương, nay tâm dương bất túc thì khí thanh dương không thăng lên được, không
nuôi dưỡng được cho não bộ gây ra hoa mắt, chóng mặt buồn ngủ. Tâm chủ hoả,
tâm dương hư suy thì tâm hoả sẽ thiếu. Dương và hoả đều không đủ nên đưa đến
chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Vì vậy pháp điều trị của thể bệnh này là: Ôn bổ tâm dương và bài thuốc cổ
phương thường dùng để điều trị là "Quế chi cam thảo thang gia vị" [31], [32].
1.2.2.2. Thể tỳ vị hư nhược
Với những biểu hiện trên lâm sàng như: Mệt mỏi, hơi thở ngắn, váng đầu,
hồi hộp, cơ nhục teo nhẽo, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, đầy bụng, chất lưỡi
nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vô lực.
Cơ chế bệnh sinh của thể này được lý giải do tỳ chủ vận hoá, tỳ vị hư làm
thức ăn không tiêu hoá được, không có các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi
dưỡng cơ thể làm cho người bệnh mệt mỏi, hơi thở ngắn, váng đầu, hồi hộp, cơ
nhục mềm nhẽo. Tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp, tỳ hư làm chức năng vận hoá suy
giảm nên thấp ứ lại mà hoá đàm, đàm trọc ngăn trở trung khí vận hành mà gây ra
ăn kém, đầy bụng. Tỳ hư không vận chuyển chất tinh vi của thuỷ cốc đi nuôi
dưỡng phần cơ biểu của cơ thể, làm cho vệ khí ngày một kém đi, vệ khí suy thì
người bệnh sợ lạnh, dễ ra mồ hôi. Tỳ hư, khí huyết không đủ làm cho chất lưỡi
nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vô lực.
Vì vậy, pháp điều trị của thể bệnh này là: Bổ trung, ích khí, kiện tỳ và bài
thuốc cổ phương thường dùng để điều trị là "Hương sa lục quân gia vị" [31], [32].
1.2.2.3. Thể khí huyết lưỡng hư
Với những biểu hiện trên lâm sàng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sắc
mặt nhợt, đoản khí, đoản hơi, tự hãn, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, chất lưỡi
nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư tế vô lực.
Cơ chế bệnh sinh của thể bệnh này được lý giải do khí huyết thiếu không đủ


11


nuôi dưỡng phần não bộ gây ra chóng mặt, nặng thì ngã ngất. Huyết hư không lưu
thông được toàn thân nên sắc mặt nhợt nhạt, huyết thiếu không đủ dưỡng tâm nên
hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ. Khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ thể gây
đoản khí, đoản hơi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư tế vô lực.
Vì vậy, pháp điều trị của bệnh này là: Bổ dưỡng khí huyết và bài thuốc cổ
phương thường dùng để trị là" Quy tỳ thang gia giảm" [31], [32].
1.2.3. Y học cổ truyền trong điều trị huyết áp thấp
1.2.3.1. Tại Việt Nam
Trong vòng mười năm trở lại đây một số bài thuốc cổ phương đã được ứng
dụng trên lâm sàng để điều trị huyết áp thấp. Bước đầu một số lượng nhỏ các bài
thuốc đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học về tác dụng nâng huyết áp:
- "Quy tỳ thang" trong Tế sinh phương có tác dụng kiện tỳ, dưỡng tâm ích
khí, bổ huyết để điều trị chứng huyễn vựng thể tâm tỳ hư [32].
- "Phù chính thăng áp thang" trong Thiên gia diệu phương quyển thượng gồm
có: Nhân sâm 10g, Mạch đông 15g, Sinh địa 20g, Trần bì 15g, A giao 15g, Chỉ
xác 10g, Hoàng kỳ 30g. Có tác dụng ích khí dưỡng âm, trị khí âm đều hư, huyết
áp thấp [32]
- “Viên hoạt huyết dưỡng não” được bào chế từ bạch quả và đinh lăng, do
công ty dược Traphaco sản xuất được ứng dụng rất rộng rãi trên lâm sàng điều trị
chứng thiểu năng tuần hoàn não trong đó bao gồm chứng huyết áp thấp.
- Viên Dogarlic thuốc được bào chế từ tỏi, nghệ, có tác dụng giảm mỡ trong
máu, điều hòa đường máu, tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ thành mạch, ngày
uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên trước bữa ăn, uống từ 15-30 ngày.
- Viên thăng áp ND có nguồn gốc từ bài thuốc cổ phương “gia vị phù chính
tăng áp thang” trong thiên gia diệu phương, thành phần gồm: nhân sâm, a giao,
mạch môn, cam thảo, trần bì, ngũ vị tử, sinh địa, chỉ xác, hoàng kỳ. Thuốc có tác
dụng: tăng cường sinh lực, điều hòa khí huyết, do công ty dược phẩm Nam dược
sản xuất dạng viên nang cứng 500mg được dùng trong điều trị chứng huyễn vựng
- Trà tăng áp An Bình: được sản xuất từ bài “quế chi cam thảo thang gia vị”, thành



12

phần gồm: nhục quế, quế chi, cam thảo, can khương. Thuốc do Công ty CP thương
mại và dược phẩm An bình sản xuất dạng trà tan. Chế phẩm này có tác dụng điều trị
huyết áp thấp giúp trừ lạnh, làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết; dùng trong các
trường hợp huyết áp thấp, tỳ vị hư nhược, nôn, chân tay lạnh.
1.2.3.2. Tại Trung Quốc
Sau nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và kết hợp trung tây y một cách hệ
thống, YHCT Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả trong việc điều trị HAT.
Song song với việc ứng dụng cổ phương các nhà YHCT Trung Quốc còn nghiên
cứu tạo lập các nghiệm phương trên lâm sàng. Các bài thuốc này được nghiên cứu
trên cơ sở lý luận chặt chẽ, kết hợp YHHĐ với YHCT:
- “Chấn khởi nguyên khí hư hạ hãm cao" (Phùng Triệu Trương) gồm: Hoàng
kỳ 1 cân (tẩm nước phòng phong), Bạch truật sao 2 cân, Phụ tử chế 4 lạng, Nhân
sâm 6 lạng. Tất cả nấu thành cao, mỗi ngày uống 20g, có tác dụng trợ dương, ích
khí [33].
- “Trà Quế Cam” (Vương Hưng Quốc) gồm: Quế chi 9g, Cam thảo 9g, Quế
tâm 3g. Hãm nước sôi uống ngày một gói, liệu trình 50 ngày cho 48 bệnh nhân
HAT dưới 86/60 mmHg; đã làm tăng huyết áp lên trên 100/70 mmHg cho 36 bệnh
nhân, huyết áp ổn định mức 90/60 mmHg cho 8 bệnh nhân, 4 bệnh nhân không
kết quả. Tỷ lệ kết quả là 91,66% [33].
- “Thục địa hoàng kỳ thang ” (Vương Triệu Khuê) gồm: Thục địa 24g, Sơn
dược 24g, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, Mạch môn, Ngũ vị tử đều 10g, Sơn thù
15g, Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm 6g; sắc uống. Bài thuốc này điều trị cho 31 bệnh
nhân HAT: Kết quả tốt (HA hồi phục lên 120/80 mmHg) 21 bệnh nhân (67,7%),
có kết quả (HA hồi phục trên 90/60 mmHg) 10 bệnh nhân (32,3%). Lượng thuốc
uống nhiều nhất là 20 thang, ít nhất là 8 thang [33].
Trong lĩnh vực châm cứu, nhiều tác giả đưa ra các phương huyệt nhưng
chung quy lại thì các huyệt chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng bệnh này là: Tam

âm giao, túc tam lý, huyết hải, nội quan, thần môn với thủ thuật là bổ pháp.
Nhìn chung, các phương pháp đều tập trung vào cải thiện tình trạng khí huyết


13

hư, tỳ hư, đặc biệt là khí hư, giúp cho bồi bổ khí huyết mạnh lên để gúp phần giải
quyết các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng của huyết áp thấp.
1.2.3.3. Kết quả một số công trình nghiên cứu về thuốc YHCT trong điều
trị HAT:
- Ngô Quyết Chiến, Đoàn Chí Cường nghiên cứu tác dụng điều trị HATcủa
cao lỏng “Thăng áp cao”, được bào chế từ 12 vị đông nam dược có nguồn gốc
thực vật việt nam: rễ đan sâm, rễ bạch thược, rễ đương quy, rễ đảng sâm, rễ bạch
truật, rễ hoàng kỳ, rễ cam thảo, ngũ vị tử, nhục quế, kim ngân hoa, trạch tả, chỉ xác.
Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng: hoa mắt chóng mặt giảm
97,87%; khó thở khi vận động giảm 85,71%; đau đầu âm ỉ giảm 89,13%; rối loạn
giấc ngủ giảm 90,87%, chỉ số huyết áp tăng từ 6 – 20 mmhg chiếm 89,4%. Thuốc
dùng an toàn, không có tác dụng phụ bất lợi [13].
- Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Trọng Minh nghiên
cứu tác dụng điều trị HAT của trà tan “Sinh mạch bảo nguyên”. Sau 30 ngày điều
trị, các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt,
choáng váng khi đứng dậy) đều có tiến triển tốt với sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê p<0,001. Tăng huyết áp cho 93,33% số bệnh nhân. HATTh tăng từ 84,7±3,93
mmhg lên 111,03±7,97 mmhg. Huyết áp tâm trương tăng từ 58,17±3,59 mmhg
lên 75,03±3,9 mmhg [34].
- Ngô Trọng Kim, Lê Văn Thanh nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Sinh
mạch tán gia giảm” trong điều trị bệnh HAT. Kết quả sau đợt điều trị 30 ngày thấy
HATTh tăng trung bình 19 mmhg, HATTr tăng trung bình10 mmhg; số bệnh nhân
có huyết áp biến đổi có hiệu quả chiếm 83,3%; mạch tốt và khá chiếm 86,6%;
lưỡi hồng nhuận 81,7%; lưỡi thon 16,7%. bài thuốc cũng làm tăng số lượng hồng

cầu và bạch cầu nhưng ở mức độ ít; chức năng gan, thận hầu như không thay đổi
[35].
- Ngô Quyết Chiến, Lê Hữu Thuyên nghiên cứu tác dụng điều trị HAT của
viên thăng áp “TA”. Sau một tháng điều trị cho 162 bệnh nhân, các triệu chứng
HAT giảm từ 81,4 - 96,2%. Tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tăng từ 6 – 20 mmhg


14

chiếm 92,6%. Thuốc không ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu và chức năng gan
thận [36].
- Phí Thị Ngọc (2009) nghiên cứu tác dụng HAT của bài “Nhân sâm dưỡng
vinh thang” với 52 bệnh nhân tỉ lệ khỏi 88,5%, không khỏi 11,5%.
- Hà Văn Diễn (2010) nghiên cứu tác dụng điều trị HAT của viên hoàn
“Hồng mạch khang” với 60 bệnh nhân tỉ lệ đạt hiệu quả là 96,7%, không đạt hiệu
quả là 3,3%
- Nguyễn Thị Thu Hà (1999) tiến hành nghiên cứu: Đánh giá tác dụng điều
trị HAT của bài thuốc cổ phương “ Bổ trung ích khí thang”. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sau đợt điều trị, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện từ 94,44 100%, chỉ số HATTh tăng 15mmhg, HATTr tăng 12mmhg.
1.3. Giới thiệu về các vị thuốc nghiên cứu
1.3.1. Hoàng kỳ (Radix astragali)
Hoàng kỳ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô
của cây Hoàng kỳ( Astragalus membranaceus Bunge )[31], [37].
*Thành phần hoá học
Trong rễ có saccharose, glucose, tinh bột, chất nhày, gôm, còn có cholin,
betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I, II, III.
* Nghiên cứu về dược lý
Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể; tăng
cường tạo ra CAMP, IgE; tăng số lượng bạch cầu nhất là bạch cầu hạt. Có tác
dụng lợi niệu với trường hợp viêm thận...

* Tính vị qui kinh
Hoàng kỳ vị ngọt, tính ôn vào hai kinh tỳ, phế.
* Tác dụng theo Y học cổ truyền
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thăng dương khớ của tỳ; cầm mồ hôi,lợi
niệu, tiêu viêm.


15

Ứng dụng lâm sàng chữa các chứng: Khí hư hạ hãm, mệt mỏi, ăn kém, ỉa
chảy, sa trực tràng, cầm mồ hôi. Ngoài ra còn dùng chữa chứng phù thũng, hen
suyễn, khí huyết lưỡng hư, tứ chi tê mỏi, trúng phong gây bán thân bất toại.
1.3.2. Đương quy (Radix Angeliae Sinensis)
Đương quy thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Bộ phận dùng là rễ
phơi hay sấy khô của cây Đương quy [31], [37].
* Thành phần hoá học
Trong Đương quy có chứa tinh dầu (0,2%), thành phần hoá học chủ yếu là
Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic,
sucrose, vitamin B12, carotene, beta-sitosterol.
* Nghiên cứu về dược lý
Đương quy chống thiếu máu, giảm mỡ máu, điều tiết trấn tĩnh hệ thống
thần kinh, tăng tốc độ lưu huyết, cải thiện lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ tim,
chống loạn nhịp tim, tăng khả năng nhận oxy của hồng cầu, ức chế kết tụ tiểu
cầu, chống hình thành máu đông, hưng phấn cơ trơn bàng quang và ruột non.
* Tính vị qui kinh
Vị ngọt cay đắng, tính ấm; vào kinh can, tâm, tỳ và phế.
* Tác dụng theo Y học cổ truyền
Đương quy có tác dụng bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, trừ độc
sinh cơ, chỉ khái bình suyễn.
Vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong trường hợp huyết hư,

sắc mặt xanh nhợt, móng tay móng chân nhợt, kinh nguyệt không đều, bế kinh,
thống kinh, kinh quá nhiều,băng kinh, sản hậu, chấn thương gây ứ huyết, đau
mỏi tê chân tay, bán thân bất toại, lở loét ngoài da, khái suyễn, tâm huyết bất túc
dẫn đến hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ hay quên
1.3.3. Bạch thược (Radix Pacomiae Lactiflorae)
Còn gọi là Thược dược. Là rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược
(Paeonia lactiflora Pall) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae) [31], [37].
* Thành phần hoá học


16

Trong Bạch thược có tinh bột, tanin, canxioxalat, một ít tinh dầu, acid
benzoic, nhựa và chất béo. Tỷ lệ acid benzoic chừng 1,07%.
* Nghiên cứu về dược lý
Do chứa một lượng nhỏ acid benzoic trong thành phần nên có tác dụng trừ
đờm, chữa ho.Ức chế trung khu thần kinh nên có tác dụng an thần, giảm đau.Ức
chế tiết vị toan phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm.
Nước sắc Bạch thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ, thương
hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn
và nhiều loại nấm ngoài da.
Chống viêm và hạ nhiệt.
Tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, bảo vệ gan, làm hạ men
Transaminaza.
* Tính vị qui kinh
Vị đắng, chua, hơi hàn; vào kinh can, tỳ, phế.
* Tác dụng theo Y học cổ truyền
Liễm âm khí, tả can hỏa, hòa tỳ vị.
Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp
như đau bụng do ruột co bóp quá mạnh, nhức đầu, chân tay nhức mỏi, lưng

ngực đau, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh,
xích bạch đới lâu năm không khỏi. Bạch thược phối hợp với đương quy, xuyên
khung có tác dụng dưỡng huyết giảm đau, phối với sài hồ có tác dụng giảm đau.
Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi, kinh
nguyệt không đều, các chứng bệnh thai sản, âm huyết hư, can dương thịnh, can
phong nội động, các chứng đau do bệnh của can.
1.3.4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae Uralensis)
Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bộ phận dùng là rễ và
thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo [31], [37].
* Thành phần hoá học


17

Glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,77-5,92%, hoạt chất thuộc nhóm saponosid
là glycyrrhizin, flavonoid là liquintin, liquiritigenin, licurazid, isoliquiritin,
isoliquiritigenin, neo-niquiritin, neo isoliquiritin.
* Nghiên cứu về dược lý
Tác dụng giống hormon vỏ thượng thận; có tác dụng giữ muối, nước làm
tăng huyết áp.
Chống loét, làm tăng tiết chất nhày ở niêm mạc dạ dày, chống co thắt.
Chống oxy hoá, bảo vệ gan, chống viêm, chống dị ứng, giảm ho, trừ đờm, hạ
mỡ máu, ổn định thần kinh tiền đình.
* Tính vị qui kinh
Vị ngọt bình, vào 12 kinh.

* Tác dụng theo Y học cổ truyền
Bổ trung ích khí, trừ đờm chỉ khái, giảm đau, tiêu thũng giải độc, làm hoà
hoãn dược tính của các vị thuốc. Chữa cơn đau dạ dày.
1.3.5 Bạch truật ( Rhizoma atractylodies macrocephalate)

Còn gọi là Đồng truật, Cống truật, Triết truật, Ư truật, là thân rễ phơi khô của
cây Bạch truật Atractylodies macrocephla Koidz, họ cúc (Asteraceae)
* Thành phần hóa học
Trong bạch truật thấy có chứa 1,4% tinh dầu gồm: atracylon, atractylenoides I II
III, eusdesmol và vitamin A [9;28]
* Nghiên cứu về dược lý
Bạch truật làm cường tráng cơ thể, lợi niệu, chống đông máu, bảo vệ gan, chống
khối u, kháng khuẩn [18;21]
* Tính vị quy kinh
Vị đắng ngọt, tính ấm, và kinh tỳ, vị
* Tác dụng theo y học cổ truyền
Bổ khí, kiện tỳ sinh huyết, táo thấp lợi thủy, cố biểu chỉ hãn, an thai


18

Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp như tỳ
khí hư nhược, tiêu hóa thất thường, đoản khí, mệt mỏi, thủy dũng do tỳ hư thấp
thịnh, khí hư đại tiện bí, thấp tý mà lưng gối đau, biểu hư tự hãn, thai động do
khí hư [ 25;9;38;18;21]
1.3.6 Thăng ma ( Rhizoma cimicifugae)
Còn gọi là Đông bắc thăng ma, Hưng an thăng ma, Đại tam diệp thăng ma, là
thân rễ phơi khô của cây Thăng ma Cimicifuga dahurica (turez) Maxim, họ Mao
lương (Ranunculaceae)
* Thành phần hóa học
Khi phân tích thành phần hóa học của Thăng ma thấy chứa cimicifugol,
cimigol, cimicifugenol, 25-0 methylcimigenol, tanin và acid béo [9;28]
* Nghiên cứu về dược lý
Kháng viêm, chống đau, chống vi khuẩn [18;21]
* Tính vị quy kinh:

Vị cay ngọt, tính hơi hàn, vào kinh tỳ, vị, phế đại trường
* Tác dụng theo y học cổ truyền
Thanh nhiệt, giải độc, phát biểu thấu chẩn, thăng dương
Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp như
đau đầu do phong nhiệt, dương minh nhiệt thịnh, đau đầu, viêm họng, lở loét
họng lưỡi, khí hư hạ đãm, đoản khí, sa các tạng phủ ( sa dạ dày, tử cung, trực
tràng) [25;9;38;18;21]
1.3.7 Sài hồ (Radix bupleuri)
Còn gọi là Bắc Sài hồ, Sà diệp sài hồ, là rễ phơi khô của cây Sài hồ Bupleurum
sinense DC, họ Hoa tán ( Apiaceae)
* Thành phần hóa học
Khi phân tích thành phần hóa học trong Sài hồ thấy có 0,5% saponin,  spinasterol, stigmast – 7- enol, 1 chất rượu là bupleurumola C 37H 64O 2 độ chảy
163 - 164 , phytosterola C30H48O 2 và tinh dầu [9;28]
* Nghiên cứu về dược lý


19

Sài hồ làm hạ nhiệt, giảm đau, giảm ho, chống viêm, chống loét, giảm
Cholesterol máu, ức chế vi khuẩn, tăng cường khả năng miễm dịch dịch thể và
miễn dịch tế bào [18;21]
* Tính vị quy kinh
Vị cay hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh can đởm
* Tác dụng theo y học cổ truyền
Giải biểu, hạ nhiệt, sơ can giải uất, thăng đề dương khí
Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp
như ngoại cảm phát nhiệt, ngoại tà xâm phạm vào kinh thiếu dương gây hàn
nhiệt vãng lai, can khí uất trệ dẫn tới đau tức ngực sườn, ở phụ nữ kinh nguyệt
không đều, thống kinh, khí hư hạ hãm sa trực tràng [25;9;38;18;21]


1.3.8 Trần bì (Pericarpium citri deliciosae)
Còn gọi là Hoàng quyết, là vỏ của quả cây quýt Citrus deliciosa Tenore, họ
cam quýt (Rutaceae), để càng lâu năm càng tốt
* Thành phần hóa học
Khi phân tích thành phần hóa học trong Trần bì thấy có tinh dầu 3,8%,
hesperidin C50H60O27 , vitamin A, B và 0,8% tro.
* Nghiên cứu về dược lý
Tác dụng dược lý cho thấy tinh dầu kích thích tiêu hóa dạ dày và đại tràng,
có khả năng điều trị cảm giác đầy trướng trong bệnh ruột và đại tràng mạn tính,
tăng tiết dịch dạ dày, chống viêm, giãn phế quản, cắt cơn hen [18;21]
* Tính vị quy kinh
Vị cay đắng, tính ấm, vào kinh tỳ và phế
* Tác dụng theo y học cổ truyền
Lý khí hòa trung, táo thấp hóa đàm


20

Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp
như bụng đầy chướng, thấp trở ở tỳ vị, nôn do vị hàn khí nghịch, khí hư gây đại
tiện bí, ho nhiều đờm, đau ngực [25;9;38;18;21]
1.3.9 Đảng sâm (Codonopsis sp)
Còn gọi là phòng Đảng sâm, lộ Đảng sâm, xuyên Đảng sâm, đông Đảng
sâm, thượng Đảng sâm, liên Đảng sâm, minh Đảng sâm, đại Đảng sâm. Tên
khoa học: Campanumoea javanica Blume … thuộc họ Hoa chuông
( Campanulaceae), là rễ (củ) phơi hay sấy khô của nhiều loài Codonopsis
* Thành phần hóa học
Khi phân tích thành phần hóa học trong Đảng sâm có chất đường, chất béo
* Nghiên cứu về dược lý
Tác dụng dược lý cho thấy có ảnh hưởng đối với huyết đường, huyết cầu, huyết

áp
* Tính vị quy kinh
Vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ
* Tác dụng theo y học cổ truyền
Bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch giải khát
Đây là vị thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng trong các trường hợp
như tỳ hư, ăn kém, mỏi mệt, phê hư, ho, phiền khát, hay thiếu máu, vàng da,
bệnh bạch huyết(bạch cầu tăng), viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân
phù đau. Còn dùng làm thuốc dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu.
1.3.10. Bạch quả (ginkgoaceae)
- Tên khoa học: ginkgo biloba l., thuộc họ bạch quả (ginkgoaceae).
- Bộ phận dùng: nhân và lá của cây bạch quả.
- Thành phần hoá học: nhân bạch quả chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo,
68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường, lá bạch quả chứa hai loại hoạt chất: các
hợp chất flavonoic và các tecpen. Các hợp chất flavonoic (ginkgo flavon
glucozit) là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol (quercetin,
kaempferol, và isorhamnertin) phần đường là glucose và rhamnose. ngoài ra


×