Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÔI THAI học và các HÌNH THÁI GIẢI PHẪU của BỆNH lý THẬN NIỆU QUẢN đôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 30 trang )

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thận niệu quản đôi (TNQĐ) là dị dạng thường gặp nhất của đường tiết
niệu ở trẻ em, chiếm tỉ lệ 1 trên 125 trẻ sinh ra (≈ 0.8%) [1].
Đây là một bệnh lý phức tạp với nhiều hình thái bệnh lý khác nhau. Vì
vậy, nghiên cứu sự phát triển bào thai học của TNQĐ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
các hình thái giải phẫu cũng như các biểu hiện lâm sàng và từ đó có phương
pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Mục đích của chuyên đề này nhằm các mục tiêu sau đây:
- Bào thai học của TNQĐ.
- Các hình thái giải phẫu của TNQĐ.
Một số thuật ngữ thường dùng trong TNQĐ
Trong y văn về các bất thường của niệu quản, các thuật ngữ thường lẫn
lộn vì rất nhiều thuật ngữ được sử dụng. Ví dụ, từ orthotopic (vị trí bình
thường) được dùng để mô tả túi sa niệu quản trong bàng quang của đơn vị
thận trên phối hợp với hệ thống thận đôi hay để chỉ túi sa niệu quản của thận
đơn, thậm chí là lỗ niệu quản của đơn vị thận dưới nằm ở phía bên hơn so với
vị trí bình thường của tam giác cổ bàng quang.
Từ ectopic (lạc chỗ) cũng có sự nhầm lẫn. Một số tác giả dùng từ này
để chỉ niệu quản hay túi sa niệu quản ở cổ bàng quang, trái lại, một số tác
giả khác lại dùng nó để mô tả niệu quản dẫn lưu đơn vị thận trên của hệ
thống thận đôi ngay cả khi lỗ niệu quản này nằm ở vị trí bình thường trong
bàng quang.
Để tránh sự nhầm lẫn của các thuật ngữ này, Glassberrg và cộng sự thuộc
Tiểu ban Niệu học của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một số khái


2

niệm thuật ngữ chung được sử dụng trong TNQĐ [34]:


- Thận đôi (Duplex Kidney): Thận mà trong đó có hai hệ thống đài bể thận.
- Cực trên, cực dưới (Upper, Lower pole): Một phần của hệ thống thận đôi.
- Hệ thống đôi (Duplex System): Một thận có hai hệ thống đài bể thận và
được chia làm 2 loại, TNQĐ không hoàn toàn với 1 niệu quản chia đôi và
TNQĐ hoàn toàn với 2 niệu quản riêng biệt.
- Hệ thống chia đôi (Bifid system): Bể thận chia đôi và niệu quản chia đôi.
- Niệu quản đôi (Double ureters): Mỗi niệu quản dẫn lưu một hệ thống
đài bể thận và đổ vào đường tiết niệu hay sinh dục.
- Niệu quản đơn vị thận trên hoặc dưới (Upper, Lower pole ureter): Mỗi
niệu quản dẫn lưu đơn vị thận trên hoặc dưới của hệ thống đôi.
- Lỗ niệu quản trên hoặc dưới (Upper, Lower pole orifice): Lỗ của niệu
quản dẫn lưu đơn vị thận trên hoặc dưới.
- Lỗ niệu quản lạc chỗ (Lateral ectopia of ureteral orifice): Lỗ niệu quản
đổ sang phía bên hơn so với vị trí bình thường ở tam giác cổ bàng quang.
- Niệu quản lạc chỗ (Ectopic ureter): Niệu quản đổ vào vị trí bất thường.
- Túi sa niệu quản trong bàng quang: Túi sa niệu quản nằm hoàn toàn
trong bàng quang. TSNQ trong bàng quang có thể phối hợp với hệ thống thận
đơn hoặc với NQ của đơn vị thận trên trong TNQĐ hoàn toàn, rất hiếm khi
phối hợp với đơn vị thận dưới.
- Túi sa niệu quản lạc chỗ: Túi sa niệu quản nằm ở cổ bàng quang hoặc
niệu đạo.


3


4

II. Phôi thai học
2.1.Phôi thai học của mầm niệu quản

Các bất thường của niệu quản được giải thích nhờ các nghiên cứu phôi
thai học của mầm niệu quản. Bình thường, niệu quản bắt đầu phát triển vào
cuối tuần thứ 4 của thời kỳ bào thai như một mầm được tách ra từ ống trung
thận (ống Wolffian) tại điểm uốn cong của phần bụng.

Hình 1: Phôi thai học bình thường của mầm niệu quản
Mầm niệu quản phát triển nhanh chóng để hoà vào dải sinh thận. Bể thận
được hình thành vào tuần thứ 5. Mầm niệu quản sẽ tạo ra toàn bộ hệ thống
thận: niệu quản, bể thận, đài thận, ống góp.
Phần gấp của ống trung thận là nơi mầm niệu quản bình thường nối với
ống này và là nơi mà ống trung thận uốn cong về phía trước và vào giữa để
nối với phần bụng của ổ nhớp.


5

Phần xa của ống trung thận xuất phát từ mầm niệu quản sẽ hình thành
ống bài tiết chung. Ống trung thận dần dần hoà vào ổ nhớp để trở thành xoang
tiết niệu sinh dục.
Vào tuần thứ 8, ống bài tiết chung hoà vào xoang tiết niệu sinh dục, niệu
quản và ống trung thận đổ riêng biệt vào xoang tiết niệu sinh dục.
Ban đầu, mầm niệu quản ở phía dưới và giữa hơn so với ống trung thận
và chúng ở rất gần nhau. Do sự phát triển của lỗ niệu quản xuống dưới và
sang bên trong khi ống trung thận di chuyển ra xa và vào giữa để kết thúc ở
niệu đạo sau. Ống trung thận sẽ hình thành mào tinh, túi tinh và ống dẫn tinh.
Vào tuần 12 thời kỳ bào thai, lỗ niệu quản và ống trung thận đã đạt tới vị
trí cuối cùng. Đó là sự di trú của mầm niệu quản và ống trung thận
2.2 Sự hình thành TNQĐ không hoàn toàn:
Nếu mầm niệu quản ở vị trí bình thường trên ống trung thận nhưng chia
đôi sớm sau khi nối với ống trung thận sẽ hình thành niệu quản đôi không

hoàn toàn.

Hình 2: Mầm niệu quản chia đôi


6

Nếu sự phân chia này xảy ra muộn hơn (tuần thứ 5) khi niệu quản đang
phát triển vào dải hậu thận sẽ hình thành bể thận chia đôi.
Trước tuần thứ 5, sự chia đôi của mầm niệu quản sẽ tạo ra rất nhiều mức
độ khác nhau của niệu quản đôi nhưng sau đó với sự hợp nhất về phía xa để
tạo thành một niệu quản đổ vào bàng quang (TNQĐ không hoàn toàn).
2.3 Sự hình thành luồng trào ngược bàng quang niệu quản:
Luồng trào ngược bàng quang - niệu quản nguyên phát là do mầm niệu
quản nằm ở vị trí thấp hơn bình thường trên ống trung thận.

Hình 3: Mầm niệu quản ở vị trí thấp
Mầm niệu quản ở vị trí thấp được hoà vào xoang tiết niệu sinh dục, giai
đoạn chuẩn của sự di trú của niệu quản do đó lỗ niệu quản sẽ bị đổ sang bên
và thấp hơn vị trí bình thường.
Giải thích bào thai học này giúp chúng ta hiểu được dấu hiệu lâm sàng
của luồng trào ngược nguyên phát, đó là do lỗ niệu quản nằm ở phía bên hơn


7

kết hợp với đường hầm dưới niêm mạc ngắn là nguyên nhân gây ra trào
ngược [2,17,18].
2.4 Sự hình thành lỗ niệu quản lạc chỗ:
Nếu mầm niệu quản xuất phát từ vị trí cao hơn bình thường trên ống

trung thận sẽ không có tình trạng bệnh lý do lỗ niệu quản lạc chỗ nhưng vẫn
nằm ở vùng tam giác cổ bàng quang.

Hình 4: Mầm niệu quản ở vị trí cao
Tuy nhiên, nếu mầm niệu quản có nguồn gốc từ vị trí rất cao của ống
trung thận, lỗ niệu quản sẽ không đổ vào bàng quang mà sẽ đổ vào niệu đạo
hay vết tích của ống trung thận.


8

Hình 5: Mầm niệu quản ở vị trí rất cao
Ở nam giới, vết tích ống trung thận sẽ hình thành mào tinh, ống dẫn tinh
và túi tinh.
Ở nữ giới, ống Gartner là vết tích xa của ống trung thận. Ống này chạy
từ dây chằng rộng của tử cung dọc theo thành bên của âm đạo và tận cùng ở
màng trinh.
Như vậy, ở nữ nếu mầm niệu quản tách ra từ vị trí rất cao của ống trung
thận, lỗ niệu quản có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào của ống Gartner với sự gián
đoạn thứ phát của ống này vào âm đạo. Vị trí hay gặp nhất của lỗ niệu quản
lạc chỗ là âm đạo.
Nghiên cứu này giải thích vị trí lỗ niệu quản lạc chỗ khác nhau ở nam và
nữ. Ở nam giới, lỗ niệu quản lạc chỗ nằm ở vị trí phía trên cơ thắt ngoài niệu
đạo, do đó triệu chứng đái rỉ ở trẻ nam rất hiếm gặp. Ngược lại, ở trẻ nữ lỗ
niệu quản lạc chỗ ở vị trí dưới cơ thắt ngoài niệu đạo, điều này giải thích sự rỉ
nước tiểu liên tục mặc dù sự bài tiết nước tiểu vẫn bình thường từ các niệu
quản đổ vào bàng quang.


9


2.4.1. Sự hình thành TNQĐ hoàn toàn
Sự xuất hiện của 2 mầm niệu quản có nguồn gốc riêng rẽ từ ống trung
thận giải thích cho chúng ta về các bất thường của niệu quản. Nếu 2 mầm này
xuất hiện gần điểm bình thường từ ống trung thận sẽ tạo ra thận đôi hoàn toàn
mà không có triệu chứng.
Ngược lại, nếu 1 mầm niệu quản ở vị trí bình thường, một ở vị trí thấp
hơn sẽ hình thành thận đôi hoàn toàn với luồng trào ngược bàng quang - niệu
quản của đơn vị thận dưới do lỗ niệu quản đổ vào vị trí thấp và bên hơn vị trí
bình thường.

Hình 2: Một mầm niệu quản ở vị trí bình thường, một ở vị trí thấp
Bất thường này là dấu hiệu lâm sàng được mô tả bởi Ambose: nếu 1
mầm niệu quản ở vị trí bình thường, một nằm ở cao thì lỗ niệu quản của đơn
vị thận trên sẽ nằm thấp hơn và vào giữa hơn vị trí bình thường [2].


10

Hình 3: Một mầm niệu quản ở vị trí bình thường, một ở vị trí cao
Phôi thai học của TNQĐ đã giải thích qui luật Meyer - Weigert: trong
TNQĐ hoàn toàn, lỗ niệu quản của đơn vị thận trên nằm ở giữa và xa hơn vị
trí bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân theo qui luật này
được Lund thông báo [36].
2.4.2. Sự hình thành túi sa niệu quản:
Định nghĩa túi sa niệu quản: là túi giãn rộng ở phần tận cùng của niệu quản.

Hình 6: Túi sa niệu quản



11

TSNQ trên thận đơn đã được nhận thấy ở trẻ em và thường là TSNQ
trong bàng quang, nhưng hiếm gặp.
Thường gặp TSNQ trên thận đôi. TSNQ dẫn lưu hệ thống bài tiết của
đơn vị thận trên và thường là TSNQ lạc chỗ do nó nằm một phần ở cổ bàng
quang và một phần trong niệu đạo.
Về sự hình thành TSNQ, Chawalla đã đưa ra giả thuyết nguyên nhân
tắc nghẽn. Ông đã chỉ ra hai lớp tế bào màng niệu quản xuất hiện trong thời
kỳ bào thai tại thời điểm mầm niệu quản tách ra từ ống trung thận. Nếu
màng này không tiêu hẳn đi hoàn toàn, lỗ niệu quản sẽ bị bít tắc và hình
thành TSNQ. Theo giả thuyết này, TSNQ được hình thành với lỗ niệu quản
bị hẹp hoặc do sự phì đại của của cơ thành niệu quản hoặc cả hai nguyên
nhân trên [10].
Nhưng Stephens đã mô tả các TSNQ có lỗ niệu quản rộng hay hiếm gặp
hơn là niệu quản tận cùng bị tịt [37]. Như vậy, giả thuyết bít tắc đã không giải
thích hoàn toàn cơ chế hình thành TSNQ. Tuy nhiên, cho tới nay cơ chế hình
thành TSNQ vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều bàn cãi.
2.4.3. Liên quan giữa vị trí mầm niệu quản và hình thái thận
Tổ chức thận của đơn vị thận có niệu quản lạc chỗ hay TSNQ thường bị loạn
sản, thiểu sản hay giảm chức năng. Học thuyết của Mackie và Stephens cho rằng
nguồn gốc bất thường của mầm niệu quản từ ống trung thận tạo ra mầm hậu thận
với khả năng hạn chế hình thành tổ chức thận bình thường.


12

Hình 7: Biểu đồ về học thuyết của Mackie và Stephens
Biểu đồ trên chỉ ra rằng, mầm niệu quản tại các vị trí bình thường (AEF)
trên ống trung thận sẽ tạo ra tổ chức thận bình thường và các lỗ niệu quản bình

thường tại tam giác cổ bàng quang. Nếu mầm niệu quản ở các vị trí khác sẽ tạo
ra mầm hậu thận với khả năng hạn chế và phối hợp với lỗ niệu quản lạc chỗ.
Như vậy, học thuyết của Mackie và Stephens đã giải thích một cách rõ
ràng về bất thường tổ chức thận kết hợp với lỗ niệu quản lạc chỗ [38].
Tuy nhiên, Kesavan lại nhận thấy tổ chức thận vẫn bình thường khi có
phối hợp lỗ niệu quản lạc chỗ hay TSNQ. Điều đó có thể giải thích là do trong
quá trình phát triển của mầm niệu quản nó tiến thẳng một cách không hoàn
chỉnh về phía dải sinh thận. Nếu mầm niệu quản di chuyển lệch một chút, nó
có thể tạo ra mầm hậu thận với khả năng tốt nhất để hình thành tổ chức thận
bình thường [39].
Như vậy, tổ chức thận bình thường đôi khi có thể phối hợp với lỗ niệu
quản bất thường và ngược lại, đôi khi lỗ niệu quản bình thường có thể phối
hợp với nhu mô thận loạn sản hoặc thiểu sản.


13

III. Hình thái giải phẫu của TNQĐ
1. TNQĐ không hoàn toàn
1.1. TNQĐ không hoàn toàn hình chữ Y (Incomplete Ureteral
Duplication: Y Ureter)

Hình 8: TNQĐ không hoàn toàn hình chữ Y
TNQĐ không hoàn toàn với một niệu quản chung đổ vào bàng quang do
sự chia đôi của mầm niệu quản sau khi tách ra từ ống trung thận. Mức độ tật
đôi này tuỳ theo vị trí chia đôi của hai nhánh.


Bể thận chia đôi là sự chia đôi cao nhất của hai nhánh và chiếm ≈ 10%.




Vị trí chia đôi ở giữa chiếm ≈ 50%.



Vị trí chia đôi ở phần xa chiếm ≈ 25%.
Hình thái này thường không có biểu hiện lâm sàng nên đa số các trường
hợp chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên.


14

Tuy nhiên, tại phần nối chữ Y của hai nhánh nước tiểu có thể trào ngược
từ niệu quản này lên niệu quản kia.Người ta gọi đó là luồng trào ngược kiểu
Yo - Yo nhưng hiếm khi gây ứ đọng nước tiểu và giãn niệu quản [1,3].

Hình 9: Luồng trào ngược niệu quản-niệu quản kiểu Yo-Yo
Luồng trào ngược Yo-Yo này thường gặp khi niệu quản chia đôi ở
phần thấp và hiếm gặp khi phần tận cùng chia đôi trong vách của niệu quản
[4]. Luồng trào ngược Yo-Yo có thể gây ra nhiễm trùng nước tiểu hay đau
vùng hông.
Đôi khi TNQĐ không hoàn toàn có thể phối hợp với tắc phần nối bể
thận-niệu quản. Trong trường hợp này niệu quản đơn vị thận dưới thường rất
ngắn và phẫu thuật sửa chữa phải nối bên-bên chứ không thể nối tận-tận như
phẫu thuật Anderson Hynes được [5].


15


Hình 10: Hội chứng phần nối bể thận-niệu quản của đơn vị thận dưới
1.2. TNQĐ không hoàn toàn với đầu tận cùng tịt (Incomplete Ureteral
Duplication: Blind-Ending Ureter)

Hình 11: TNQĐ không hoàn toàn với đầu tận cùng bị tịt


16

Đây là hình thái rất hiếm gặp của TNQĐ không hoàn toàn với đoạn niệu
quản cuối bị tịt [1,6]. Bào thai học của hình thái này là do mầm niệu quản
chia đôi nhưng chỉ có 1 nhánh niệu quản là được gắn với nhu mô thận. Tỉ lệ
gặp ở nữ gấp 3 lần nam và thường gặp ở bên phải. Hình thái này dễ bị nhầm
với túi thừa niệu quản [7]. Culp đưa ra một số đặc điểm của hình thái này: tại
đoạn cuối của niệu quản bị tịt, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và có tổ chức
học giống như niệu quản [8].
1.3. TNQĐ không hoàn toàn với niệu quản hình chữ Y đảo ngược
(Incomplete Ureteral Duplication: Inverted Y Ureter)
Đây là hình thái hiếm gặp nhất của các bất thường niệu quản phân nhánh.
Bào thai học của hình thái này là do 2 mầm niệu quản tách ra riêng rẽ từ
ống trung thận nhưng lại hợp nhất lại trước khi thâm nhập vào dải hậu thận.
Hình thái này hầu như chỉ gặp ở nữ. Nếu một nhánh ở đầu xa bị lạc chỗ
có thể gây đái rỉ [9]. TNQĐ và niệu quản hình chữ Y ngược đã được Britt
thông báo năm 1972 [10].
1.4. TNQĐ hoàn toàn
1.4.1. TNQĐ hoàn toàn và luồng trào ngược bàng quang - niệu quản

Hình 12: Trào ngược bàng quang-niệu quản 2 bên



17

Trong hình thái TNQĐ hoàn toàn, luồng trào ngược bàng quang - niệu
quản là nguyên nhân thường gặp nhất của các bệnh thận mắc phải. Luồng
trào ngược của đơn vị thận dưới là do lỗ niệu quản đổ lạc chỗ sang bên và
đường hầm dưới niêm mạc ngắn như đã nêu ở trên. Niệu quản đơn vị thận
trên có lỗ niệu quản đổ vào giữa và xa hơn vị trí bình thường theo qui luật
Meyer-Weigert và có đường hầm dưới niêm mạc dài nên thường không bị
trào ngược.
Đôi khi có luồng trào ngược của đơn vị thận trên nếu lỗ niệu quản
nằm ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo. Fehrenbaker đã nhận thấy hơn 2/3 trẻ
bị TNQĐ có luồng trào ngược bàng quang niệu quản với biểu hiện nhiễm
trùng tiết niệu [11].
1.4.2. TNQĐ và túi sa niệu quản
TSNQ thường kết hợp với thận niệu quản đôi hoàn toàn và dẫn lưu đơn
vị thận trên, về cơ chế hình thành TSNQ vẫn chưa rõ ràng như đã nêu ở phần
bào thai học. TSNQ có thể nằm trong hoặc ngoài bàng quang. Lỗ của TSNQ
có thể bị hẹp, kích thước bình thường hay đôi khi xoè ra.
TSNQ hai bên chiếm ≈ 10%, TSNQ trong bàng quang chiếm tỉ lệ 60 80% [12]. 80% TSNQ phối hợp với TNQĐ của đơn vị thận trên [13]. Rất
hiếm khi TSNQ phối hợp với niệu quản tận cùng tịt [14]. Đơn vị thận trên của
TSNQ thường bị loạn sản [15].
Phân loại TSNQ:
Erisson là người đầu tiên đưa ra phân loại TSNQ. Ông chia TSNQ làm
hai loại: TSNQ đơn giản (simple ureterocele) là TSNQ nằm hoàn toàn trong
bàng quang và TSNQ lạc chỗ ở cổ bàng quang hay niệu đạo (ectopic
ureterocele) [16].


18


Stephens đưa ra phân loại TSNQ theo cơ chế hình thành TSNQ, đó là
TSNQ kiểu cơ thắt (sphincteric ureterocele). Theo ông, thành của TSNQ được
hình thành bởi nhiều lớp cơ hơn là các thành phần khác của TSNQ. Tuy
nhiên, phân loại này phức tạp và ít có ý nghĩa trên lâm sàng [17].
Phân loại của Husmann có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng và được sử dụng
rộng rãi [18,19].
Tác giả chia TSNQ thành 5 loại:
- TSNQ trên thận niệu quản đơn.
- TSNQ trên TNQĐ. Trong trường hợp này TSNQ thuộc niệu quản dẫn
lưu đơn vị thận trên.
- TSNQ trong bàng quang: TSNQ nằm hoàn toàn trong bàng quang,
thường gặp ở thận niệu quản đơn.
- TSNQ lạc chỗ: Túi sa có một phần nằm ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo,
thường gặp ở TNQĐ.
- TSNQ túi cùng tịt (cecoureterocele) là một dạng đặc biệt của TSNQ lạc
chỗ. Lỗ niệu quản nằm trong bàng quang nhưng một phần túi sa nằm dưới
niêm mạc cổ BQ hoặc niệu đạo.
1.5. TNQĐ và niệu quản lạc chỗ (Ectopic Ureter)
Định nghĩa: niệu quản có lỗ niệu quản đổ vào cổ bàng quang hay phía
dưới hơn vị trí bình thường của tam giác cổ bàng quang.
Bào thai học của niệu quản lạc chỗ là do mầm niệu quản có nguồn gốc
cao hơn vị trí bình thường trên ống trung thận với sự chậm trễ hay không
phân chia từ ống trung thận.


19

Campbell ghi nhận 10 trường hợp niệu quản lạc chỗ trên 19.076 trường
hợp mổ tử thi và tỉ lệ 1/1900 trẻ. 80% niệu quản lạc chỗ thuộc niệu quản dẫn
lưu đơn vị thận trên của TNQĐ [1].

Niêụ quản lạc chỗ phối hợp với TNQĐ chiếm tỉ lệ > 80% ở nữ, trong khi
đó ở trẻ nam chủ yếu gặp trên thận đơn, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam
[20,21].
Khoảng 10% niệu quản lạc chỗ hai bên [22].
Niệu quản lạc chỗ của hệ thống thận đôi một bên thì 80% bên đối diện
cũng là hệ thống thận đôi [23]. Nghiên cứu của Malek và Schulman cho thấy
niệu quản lạc chỗ vào bộ phận sinh dục thì đơn vị thận đó thường bị mất chức
năng [24,21]. Niệu quản lạc chỗ ở nam và nữ khác nhau về bệnh lý, vì vậy
chúng ta sẽ xem xét riêng hai loại này.
1.5.1. Niệu quản lạc chỗ ở nữ
Khoảng 1/3 lỗ niệu quản lạc chỗ ở nữ đổ vào cổ bàng quang hoặc phần
xa của niệu đạo [25].

Hình 13: Các vị trí lạc chỗ của niệu quản ở nam (A) và ở nữ (B)


20

Các vị trí lạc chỗ này của lỗ niệu quản thường gây ra tiểu tiện không tự
chủ, tuy nhiên dấu hiệu tắc nghẽn thường gặp kèm theo tiểu tiện không tự chủ
vì lỗ này đi qua phần cơ thắt của cổ bàng quang.
75% các trường hợp niệu quản lạc chỗ cao này có trào ngược bàng
quang - niệu quản và tắc nghẽn. Nếu vị trí lỗ niệu quản lạc chỗ ngoài cơ thắt
thì dấu hiệu trào ngược sẽ ít gặp hơn.
Một vị trí khác thường gặp của lỗ niệu quản lạc chỗ là tiền đình âm
đạo, xung quanh lỗ niệu đạo.

Hình 14: Niệu quản lạc chỗ vào âm đạo
Vị trí này chiếm khoảng 1/3 niệu quản lạc chỗ ở nữ vì đây là nơi tận
cùng của ống Gartner (vết tích của ống trung thận). Khoảng 25% lỗ niệu quản

lạc chỗ vào âm đạo. Hiếm gặp hơn ≈ 5% lỗ này đổ vào cổ tử cung hay tử
cung. Rất hiếm gặp lỗ này đổ vào trực tràng và chỉ phát hiện được nhờ mổ tử
thi [26].
1.5.2 Niệu quản lạc chỗ ở trẻ nam
Vị trí lạc chỗ của niệu quản ở trẻ nam có thể ở cổ bàng quang, niệu đạo
sau, ụ núi, mào tinh, túi tinh và ống dẫn tinh.


21

Vị trí lạc chỗ thường gặp nhất là niệu đạo sau (khoảng 50%) [27] .
Khoảng 1/3 lạc chỗ vào túi tinh và ống dẫn tinh [28,29].
2. Một số hình thái đặc biệt của TNQĐ:
2.1 . Thận niệu quản ba (Ureteral Triplication)

Hinh15: Thận niệu quản 3 bên phải
Đây là một trong những bất thường hiếm gặp nhất của đường tiết niệu trên.
Trên y văn Kohri thông báo 75 trường hợp. Bào thai học thận niệu quản ba là
do có 3 mầm niệu quản tách ra riêng rẽ từ ống trung thận. Đa số các trường
hợp cả 3 niệu quản đổ chung vào một lỗ niệu quản [40].
Thận niệu quản ba thường gặp ở nữ và vị trí bên trái [41].Thận niệu quản
ba có thể kết hợp với niệu quản lạc chỗ và túi sa niệu quản [42].
2.2 Thận niệu quản bốn
Đây là hình thái hiếm gặp nhất và đã được Soderdahl mô tả [43].


22

IV. Kết luận:
Như vậy, nghiên cứu về phôi thai học của TNQĐ đã giúp chúng ta hiểu

rõ các hình thái giải phẫu cũng như các hình thái bệnh lý của TNQĐ. Từ đó
giúp chúng ta có các phương pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp cho từng
loại hình thái.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Campbell MF (1970): Anomalies of the ureter. In Campbell MF, Harrison
JH (eds) Urology, ed3. Philadelphia, WB Saunder Co, pp 1478-1670.

2.

Ambose SS, Nicholson WP (1964): Ureteral reflux in duplicated

3.

ureters. J Urol; 92:439-443.
Tresidder GC, Blandy JP, Murray RS (1970): Pyelopelvic and

4.

uretero-ureteric reflux. Br J Urol; 41:728-734
Lenaghan D (1962): Bifid ureters in children: an anatomical,

5.

physiological and clinical study. J Urol 1962; 87:808-814.
Ossandon F, Androulakakis P, Ransley PG (1981): Surgical problems
in pelvioureteral junctionobstruction of the lower moiety in incomplete


6.

duplex systems. J Urol; 125:871-875.
Peterson LJ, Grimes JH, Weinerth JL, et al (1975): Blind-ending

7.

branches of bifid ureters. Urology 1975; 5:191-194.
Rank WB, Mellinger GT, Spiro E (1960): Ureteral diverticula:

8.

etiologic considerations. J Urol; 83:566-570.
Culp OS (1947): Ureteral diverticulum, classification of the literature

9.

and report of an authentic case. J Urol 1947; 58:309-315.
Klauber GT, Reid EC (1972): Inverted Y reduplication of the ureter. J

Urol; 107:362-364.
10. Britt DB, Borden TA, Woodhead DM (1972): Inverted Y ureteral
duplication with a blind-ending branch. J Urol; 108:387-390.
11. Fehrenbaker LG, Kelalis PP, Stickler GB (1972): Vesicoureteral reflux
and ureteral duplication in children. J Urol; 107:862-866.
12. Eklof O, Lohr G, Ringertz H, et al (1978): Etopic ureterocele in the
male infant. Acta Radiol [Diagno] (Stockh); 19:145-149.
13. Brock WA, Kaplan WG (1978): Ectopic ureteroceles in children. J
Urol; 119:800-806.

14. Amar AD (1971): Simple ureterocele at the distal end of blind-ending
ureter. J Urol; 106:423-426.


15. Perrin EV, Persky L, Tucker A et al (1974): Renal duplication and

dysplasia. Urology; 4:660-665.
16. Ericsson NO (1954): Ectopic ureterocele in the male infant. Acta Chir
Scand (suppl); 197:8-12.
17. Stephens FD (1963): Congenital Malformations of the rectum, Anus and
Genitourinary Tracts, London, E & S Livingstone.
18. Husmann DA (1999): Ureteral Ectopy, Ureteroceles and other
Anomalies of the distal Ureter. Pediatric Urology Practice, Lippincott
William and Wilkins; 302-308.
19. Husmann DA, Ewalt DH, Glenski WJ, et al (1995): Ureterocele
associated with ureteral duplication and nonfunctioning upper pole
segment: management by partial nephroureterectomy alone. J Urol;
154:723-729.
20. Johnston JH, Davenport TJ (1969): The single ectopic ureter. Br J
Urol; 41:428-431.
21. Schulman CC (1976), The single ectopic ureter. Eur Urol; 2:64-68.
22. Ellecker AG (1958): The extravesical ectopic ureter. Br J Surg;
45:344-348.
23. Malek RS, Kelalis PP, Burke EC (1972): Simple and ectopic
ureterocele in infancy and childhood. Surg Gynecol Obstete;
134:611-615.
24. Malek RS, Kelalis PP, Stickler GB, et al (1972): Observations on
ureteral ectopy in children. J Urol; 107:308-312.
25. Kjellberg SR, Ericsson NO, Rudhe U (1968): The lower Urinary Tract
in


Childhood:

Some

Correlated

Clinical

and

Roentgenologic

Observations. Chicago, Year Book Medical Publishers, Inc.
26. Uson AC, Schulman CC (1972): Ectopic ureter emptying into the
rectum: report of a case. J Urol; 108: 156-158.
27. Ellecker AG (1958): The extravesical ectopic ureter. Br J Surg;
45:344-348.


28. Gordon HL, Kessler R (1972): Ectopic ureter entering the seminal

vesicle associated with renal dysplasia. J Urol; 108:389-392.
29. Seitzman DM, Patton JF (1960): Ureteral ectopia : Ureteral ectopia:
combined ureteral and vas deferens anomaly. J Urol; 84:604-608.
30. Soderdahl DW (1976): Bilateral ureteral quadruplication. J Urol;
116: 255-259.
31. Royle MG, Goodwin WE (1971): The management of ureteroceles. J
Urol; 106:42-48.
32. Amar AD (1971): Simple ureterocele at the distal end of blind-ending

ureter. J Urol; 106:423-426.
33. Perkins PJ, Kroovand RL, Evans AT (1972): Ureteral triplication.
Radiology; 108:533-536.
34.

Glassberg KL, Braren V, Duckett JW, et all (1984): Suggested
terminology for duplex systems, ectopic ureters and ureteroceles. Report
of the Committee on Terminology, Normenclature and Classification,
American Academy of Pediatrics. J Urol; 132:1153-1156.

35.

Stephens FD, Lenaghan D (1962): The anatomical basis and dynamics
of vesicoureteral reflux. J Urol ; 87:669-675.

36.

Lund AJ (1949): Uncrossed double ureter with rare intravesical orifice
relationship: case report with review of literature. J Urol; 62:22-25.

37.

Stephens FD (1963): Congenital Malformations of the rectum, Anus and
Genitourinary Tracts, London, E & S Livingstone.

38.

Mackie GG, Awang H, Stephens FD (1975): The ureteric orifice: The
embryologic key to radiologic status of dulex kidneys. J Pediatr Surg;
10:473-479.


39.

Kesaven P, Ramakrishnan MS, Fowloer R (1977): Ectopia in
unduplicated ureter in children. Br J Urol; 49:481-484.


×