Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.59 KB, 44 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU
HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Dùng cho đối tượng nhóm 1 – theo thông tư 27/2013/TT- BLĐTBXH
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Lưu hành nội bộ
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014


Mục lục
CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG ........1
1.1 Mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản: ......................................................................1
1.1.1 Mục đích : .......................................................................................................1
1.1.2 Ý nghĩa : .........................................................................................................1
1.1.3 Nội dung : .......................................................................................................1
1.1.4 Tính chất : .......................................................................................................1
1.2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động: .............................................2
1.2.1 Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động: .....................................2
1.2.2 Nghĩa vụ, quyền của người lao động :............................................................3
1.3 Trách nhiệm của công đoàn cơ sở đối với công tác BHLĐ ở doanh nghiệp. ........4
1.4 Một số văn bản pháp luật mới về bảo hộ lao động ................................................4
1.5 Nội dung các văn bản mới về bảo hộ lao động ......................................................7
1.5.1 Trích Chương IX (ATLĐ-VSLĐ) của Bộ Luật Lao động (2012) : 20 điều ..7
1.5.2 Các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ khi
xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu


nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ ..............................................................................12
CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN
TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ ..........................................15
2.1 Những quy định chung .........................................................................................15
2.2 Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về công tác ATVSLĐ ......................15
2.2.1 Bộ phận bảo hộ lao động ở doanh nghiệp ....................................................15
2.2.2 Điều kiện đối với cán bộ an toàn - vệ sinh lao động: ...................................15
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận AT-VSLĐ (Điều 5) ...........................16
2.2.4 Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động (07 quyền, Điều 6).......16
2.3 Tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở .............................................................................17
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động và
trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động. .............................17
2.3.2 Quyền hạn: (06 quyền, Điều 9) ....................................................................18
2.4 Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ...........................................................................19
2.4.1 Tổ chức: ........................................................................................................19
2.4.2 An toàn vệ sinh viên có các nhiệm vụ: (04 nhiệm vụ, Điều 11) ..................19
2.4.3 Quyền hạn của An toàn vệ sinh viên (03 quyền, Điều 12)...........................19
2.5 Hội đồng bảo hộ lao động (Điều 13, TTLT 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 10 /01 /2011) .....................................................................................................20
2.5.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng bảo hộ lao động (Điều 14). ..............20
2.5.2 Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động ............................................................20


2.6 Nội dung kế hoạch An toàn - Vệ sinh lao động ...................................................21
2.6.1 Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động (Điều 16). ..............21
2.6.2 Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ của
cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của máy, thiết bị, các
chất nguy hại..........................................................................................................21
2.6.3 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực
hiện ATLĐ, VSLĐ. ...............................................................................................22

2.6.4 Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động .......22
2.7 Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người làm
việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm ....................................................23
2.8 Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động ...............................23
2.9 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bồi thường tai nạn lao
động ............................................................................................................................23
2.9.1 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .....................................24
2.9.2 Chế độ bồi thường tai nạn lao động .............................................................25
2.10 Công tác quản lý sức khỏe người lao động và chế độ nghỉ dưỡng phục hồi sức
khỏe cho người lao động tham gia bảo hiểm lao động. .............................................25
2.10.1 Công tác quản lý sức khỏe người lao động ................................................25
2.10.2 Chế độ nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe cho người lao động tham gia bảo
hiểm lao động ........................................................................................................27
2.11 Công tác khen thưởng và xử phạt về bảo hộ lao động .......................................27
2.12 Tự kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động (Điều 17) .........................................28
2.13 Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ ............................................................................28
2.13.1 Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp ..............................................................................................28
2.13.2 Thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết ............................................................28
2.14 Trách nhiệm thực hiện .......................................................................................28
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao
động: quy định tại Điều 20, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXHBYT ngày 10 /01 /2011): 05 trách nhiệm..............................................................28
2.15 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Điều 20, Thông tư liên tịch số
01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 /01 /2011) ...............................................29
2.16 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Cơ sở ..................................................29
2.16.1 Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn - vệ sinh lao động
(Điều 21). ...............................................................................................................29
2.16.2 Quyền của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn - vệ sinh lao động
(Điều 22). ...............................................................................................................30

2.17 Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ.
(Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 Quy định xử phạt hành chính về hành
vi vi phạm pháp luật lao động)...................................................................................30


CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TRONG SẢN XUẤT,
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUY CƠ TRONG SẢN XUẤT ................................................32
3.1 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất .......................................................32
3.2 Các yếu tố có hại trong sản xuất. .........................................................................33
3.3 Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất ...................................................................34
3.4 Yêu cầu khi thực hiện đánh giá các yếu tố nguy hiểm có hại. .............................34
3.5 Nội dung chính của đánh giá và quản lý các yếu tố nguy hỉểm có hạỉ ................35
3.6 Một số loại yếu tố nguy hiểm thường gặp ...........................................................35
3.6.1 Nguy hiểm do vị trí công việc ......................................................................35
3.6.2 Nguy hiểm do công nghệ và kĩ thuật ............................................................35
3.6.3 Rủi ro do lỗi chủ quan của con người ..........................................................35
3.7 Biện pháp cải thiện điều kiện lao động ................................................................36
3.7.1 Các biện pháp về kỹ thuật an toàn ................................................................36
3.7.2 Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa ...................................................36
3.7.3 Tín hiệu, báo hiệu .........................................................................................37
3.7.4 Khoảng cách an toàn ....................................................................................37
3.7.5 Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa. ........................................37
3.7.6 Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc. ....................38
3.7.7 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ...........................................................38
3.8 Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều
kiện lao động: .............................................................................................................38
3.9 Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân: ...............................................................38
3.10 Chăm sóc sức khỏe người lao động: ..................................................................39
3.11 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động: ...................................39




CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 Mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản:
1.1.1 Mục đích :
 Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao

động.
 Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động

nghề nghiệp.
 Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
1.1.2 Ý nghĩa :
 Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người vừa là động lực, vừa

là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải
luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
 Ý nghĩa về mặt xã hội : người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của

xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao
động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
 Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh

tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh,
chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan tâm đầy đủ về sản
xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.
1.1.3 Nội dung :
 Kỹ thuật an toàn: là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức,


kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản
xuất đối với người lao động.
 Vệ sinh lao động: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng

ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Mục
tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động.
 Chính sách, chế độ về BHLĐ: Là tập hợp các quy định về chế độ, chính

sách về bảo hộ lao động.
1.1.4 Tính chất :
 Tính pháp luật : quy định về AT-VSLĐ là quy định luật pháp, bắt buộc

phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ,
VSLĐ đều là hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ.
 Tính khoa học công nghệ : AT-VSLĐ gắn liền với sản xuất do vậy khoa

học về AT-VSLĐ phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
1


 Tính quần chúng : người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm,

tiêu chuẩn, quy trình về AT-VSLĐ, là người có điều kiện phát hiện các yếu
tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết
nguy cơ phòng ngừa TNLĐ, BNN.
1.2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
1.2.1 Trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
a. Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc,
phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy
định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm

tra, đo lường;
b. Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc đã được công bố, áp dụng;
c. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề
ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện
lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
e. Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
f. Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và
thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của người SDLĐ trong những công việc cụ thể:
 Cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
 Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức

diễn tập;
 Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời

khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
 Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay

hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
 Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
 Thanh toán phần chi phí đồng thời chi trả và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế
và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

 Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao
2


động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
 Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy
định tại Điều 145 của Bộ luật này.
1.2.2 Nghĩa vụ, quyền của người lao động :
Nghĩa vụ (điều 138 Bộ Luật LĐ 2012):
a. Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các
thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và
khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Quyền (điều 140, 145 BLLĐ 2012):
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử
dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được
người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người
lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao
động bồi thường với mức như sau:
a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng
tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến

80%;
b. Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết
do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn
được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức
khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao
động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm
việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
3


1.3 Trách nhiệm của công đoàn cơ sở đối với công tác BHLĐ ở doanh nghiệp.
Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục vận động người lao động
chấp hành nghiêm chỉnh các qui định, nội qui về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
xây dựng phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; xây dựng
và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp trong công tác ATVSLĐ được quy định ở Thông tư liên tịch số 01 ngày 10/01/2011 của Liên Bộ
LĐTBXH - Bộ Y tế:
1. Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thỏa ước lao động tập thể trong
đó có các điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện
tốt các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; chấp hành quy chuẩn, tiêu
chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an
toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm
quy trình kỹ thuật an toàn.
3. Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng

nội quy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ
sinh lao động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện
pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động
an toàn - vệ sinh lao động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao
động.
4. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào
bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy
sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm
nhẹ sức lao động.
5. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ
lao động cho cán bộ đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.
Công đoàn doanh nghiệp có quyền :
1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy
quản lý về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra
do cơ sở lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động, thực hiện các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp bảo
đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động.
3. Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao
động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của
pháp luật.
4. Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn
thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.
1.4 Một số văn bản pháp luật mới về bảo hộ lao động
4


Danh mục các văn bản pháp luật về bảo hộ lao:
a. Các văn bản của Chính Phủ :
1. Nghị định 43/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013

Quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công
đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động.
Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013
Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
2. Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013
Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Nghị định 46/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013
Quy định chi tiết một số điều của Luật lao động về tranh chấp hợp đồng lao động.
4. Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2013
Quy định chi tiết một số điều của Luật lao động về tiền lương.
5. Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2013
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
6. Nghị định 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/10/2013
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Điện lực
7. Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/02/2014
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện
8. Nghị định 47/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/5/2010
Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
b. Các văn bản của Bộ, Ngành:
 Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 Ban hành 27 quy trình

kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động TBXH. Có hiệu
lực từ ngày: 01/5/2014. (Thay thế Thông tư 01/2010/TT-BLĐTBXH ngày
12/01/2010, các quyết định 66-67/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008).
 Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 Quy định hoạt động


kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
5


nghiêm ngặt về ATLĐ thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động TBXH. Có hiệu
lực từ ngày: 01/5/2014. (Thay thế Thông tư 37/2010/TT-LĐTBXH ngày
22/12/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn điều kiện,
thủ tục đăng ký, chỉ định tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn
lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động).
 Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 của Bộ Lao động

thương binh và xã hội (thay thế Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày
14/11/2011 của Bộ Lao động thương binh và xã hội) Ban hành Danh mục
máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/2/2014 hướng dẫn thực hiện

chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Có hiệu lực từ ngày:
15/4/2014. (Thay thế Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998).
 Thông tư 27/2013 ngày 18/10/2013 của Bộ LĐTBXH Quy định về công

tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Có hiệu lực từ ngày:
15/11/2013. (Thay thế Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày
29/10/2005).
 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 Hướng dẫn chế

độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều
kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
 Thông tư 42/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy chuẩn


kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực. Có hiệu
lực từ ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 41/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi. Có
hiệu lực từ ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng. Có
hiệu lực từ ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 39/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách
điện. Có hiệu lực từ ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 38/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa
bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện. Có hiệu lực từ
ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 37/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện. Có hiệu
lực từ ngày: 25/6/2014.
6


 Thông tư 36/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo. Có

hiệu lực từ ngày: 25/6/2014.
 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 quy định chi tiết một

số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động.
 Thông tư liên tịch số 12/2012/ TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/05/2012

của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế Hướng dẫn việc
hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
 Thông tư Liên tịch Số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2011

Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử
dụng lao động nữ, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi. (Thay thế Thông tư Liên Bộ số 03/TT-LB ngày 13/4/1994 của liên Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội – Y tế quy định các điều kiện lao động có
hại và các công việc cấm sử dụng lao động nữ).
 Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 6/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản

lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp. (Thay
thế Thông tư 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn thực
hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh
nghề nghiệp).
 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011

của liên Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 01/3/2011 (thay thế
Thông tư số 14/1998/ TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày
31/10/1998 của liên tịch Bộ Lao động thương binh xã hội – Bộ Y tế - Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam) Hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ
trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
1.5 Nội dung các văn bản mới về bảo hộ lao động
1.5.1 Trích Chương IX (ATLĐ-VSLĐ) của Bộ Luật Lao động (2012) : 20 điều

Điều 133. Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải
tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 134. Chính sách của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ,
thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
7


Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương và đưa vào
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 136. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương xây dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy
trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy,
thiết bị, nơi làm việc.
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng,
bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án
về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của
người lao động và môi trường.
2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng

lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công
nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động,
vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
đã công bố, áp dụng.
Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a. Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc,
phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy
định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm
tra, đo lường;
b. Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc đã được công bố, áp dụng;
c. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề
ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện
lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
e. Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
f. Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và
thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8


2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
a. Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các

thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
c. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và
khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Điều 139. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng
lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác
an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn luyện về an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 140. Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
1. Trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau
đây:
a. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn
tập;
b. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy
ra sự cố, tai nạn lao động;
c. Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động
của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn
được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức
khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao
động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm
việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có
yếu tố nguy hiểm, độc hại
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao

động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
9


cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi
làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ
theo quy định của Chính phủ.
Điều 143. Bệnh nghề nghiệp
1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có
hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục
do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán
toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao
động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định

tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử
dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được
người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một
lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người
lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao
động bồi thường với mức như sau:
a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng
10


tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;
b. Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết
do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 146. Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được
kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi

tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động.
Điều 148. Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải
lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động.
Điều 149. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao
động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm
việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Điều 150. Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải
tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp
chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động thực hiện.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao
động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm
quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.
3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh
11


lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra
sát hạch và được cấp chứng chỉ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động

dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung
công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 151. Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động
Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại
công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người
lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa
phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật,
người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít
nhất 06 tháng một lần.
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải
được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa
để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị,
điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm
việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng
giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ
theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ
làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử
trùng.
1.5.2 Các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ khi xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo

quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
Căn cứ Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động
về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
a. Về việc lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ (Điều 10, Mục
1, chương III)
12


Theo đó, khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử
dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,
VSLĐ thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải:
 Lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm

việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho
phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.
 Phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ phải có các nội dung

chính như: địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ
công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;
 Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở; Nêu rõ

những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt
động;
 Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có

hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
b. Về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại (Điều 14, Mục 3, Chương III)
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây TNLĐ, BNN,
người sử dụng lao động có trách nhiệm:

 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại, đề ra các biện pháp loại

trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động,
chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
 Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ

sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật;
 Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời

khi xảy ra sự cố, TNLĐ;
 Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp

cứu tại chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ
năng và thường xuyên tập luyện.
c. Đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ (Mục 3, Chương III)
Kiểm định kỹ thuật ATLĐ là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định
nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng
kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức hoạt động kiểm
định kỹ thuật ATLĐ là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ có quyền: Thực hiện hoạt động kiểm
định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định; Được thu phí, giá dịch vụ theo quy
định của pháp luật; Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu,
thông tin phục vụ hoạt động kiêm định; Có quyền khác theo quy định của pháp luật.
13


Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ có trách nhiệm: Cung cấp dịch vụ kiểm

định trong phạm vi, đối tượng được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động kiểm định kỹ thuật ATLĐ; Không được từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định mà
không có lý do chính đáng; Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định; Chịu trách
nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo
quy định của pháp luật; phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm;
Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định của
pháp luật; Lưu giữ hồ sơ kiểm định; Có trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.
d. Về trách nhiệm sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ (Điều 23, Mục 3, Chương III)
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các
loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ có trách nhiệm:
 Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ để kiểm

định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá
trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ;
 Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại

máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ với cơ quan có thẩm
quyền.

14


CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN
TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở CƠ SỞ
(Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-LĐTBXH-BYT)
2.1 Những quy định chung
Cơ sở lao động: tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng lao động (sau đây
gọi tắt là) hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các cơ quan hành chính nhà nước, các

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ
khác đóng trụ sở tại Việt Nam.
Để tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cơ
sở lao động phải thực hiện:
1. Tổ chức thành lập (tùy theo quy mô):
 Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động (cán bộ ATVSLĐ kiêm nhiệm,

chuyên trách; phòng, ban)
 Bộ phận y tế tại cơ sở
 Mạng lưới an toàn - vệ sinh viên
 Hội đồng bảo hộ lao động (CSLĐ trên 1.000 người)
2. Lập kế hoạch An toàn vệ sinh lao động
3. Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
4. Thống kê báo cáo, sơ kết, tổng kết
2.2 Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về công tác ATVSLĐ
2.2.1 Bộ phận bảo hộ lao động ở doanh nghiệp
Cơ sở lao động phải thành lập bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo quy định tối
thiểu sau:
 Dưới 300 người: ít nhất 01 cán bộ kiêm nhiệm;
 Từ 300 đến 1.000 người: ít nhất 01 cán bộ chuyên trách;
 Trên 1.000 người: phải thành lập Phòng hoặc Ban hoặc bố trí tối thiểu 2

cán bộ chuyên trách;
2.2.2 Điều kiện đối với cán bộ an toàn - vệ sinh lao động:
a. Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ,
kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động.
b. Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của
cơ sở.
Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
15



thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn - vệ
sinh lao động.
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận AT-VSLĐ (Điều 5)
a. Chức năng: tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức
thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn - vệ sinh lao
động.
b. Nhiệm vụ:
 Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các

công việc sau:
 Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;
 Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
 Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát
việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn
cấp;
 Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an
toàn - vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở
lao động;
 Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động;
 Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ
phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
 Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn
công nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp;
đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe
lao động.
 Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ


sinh lao động trong phạm vi cơ sở lao động theo quy định tại Điều 17
Thông tư này;
 Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về

an toàn - vệ sinh lao động.
2.2.4 Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động (07 quyền, Điều 6)
a. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có
thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát
hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an
toàn lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
b. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử
16


dụng.
c. Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo
quy định pháp luật hiện hành.
d. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất
kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
e. Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi
công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng,
máy, thiết bị.
f. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao
động.
g. Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng,
xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ
sinh lao động.

2.3 Tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động và
trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.
Nhiệm vụ của bộ phận y tế cơ sở (Điều 8):
a. Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và
sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động;
b. Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức
khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển
dụng, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có);
c. Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản
xuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất;
d. Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề
nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh;
e. Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các
phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp
cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;
f. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ
phận an toàn - vệ sinh lao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các
yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người
lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động;
g. Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làm
công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV,
loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;
17


h. Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của
các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện
pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ

cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;
i. Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao
động của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động
và nâng cao sức khỏe cho người lao động;
j. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định
lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều
kiện lao động có hại đến sức khỏe;
k. Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật cho
người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
l. Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành
(nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ
chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành;
m. Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của
người lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).
Cơ sở lao động phải bố trí thành lập bộ phận y tế tại cơ sở theo quy định tối thiểu sau:
a. Từ 500 đến 1.000 lao động trực tiếp: có ít nhất 01 nhân viên y tế có trình độ
trung học chuyên ngành y.
b. Trên 1.000 lao động trực tiếp cùng làm việc trên địa bàn: phải tổ chức trạm y tế
hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ đa khoa;
Trường hợp không thành lập được bộ phận y tế hoặc là cơ sở lao động có tổng số lao
động trực tiếp dưới 500 người thì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong
các cơ quan y tế địa phương: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòng khám đa khoa khu
vực; Bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc trung tâm y tế quận, huyện.
2.3.2 Quyền hạn: (06 quyền, Điều 9)
a. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất
kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động;
b. Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt
các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng,
máy, thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động;
c. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có

thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát
hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật,
ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về
tình trạng này.
d. Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động;
e. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá
18


nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động;
f. Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc
y tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
2.4 Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về bảo hộ lao động của người
lao động được thành lập theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp
hành công đoàn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của người
lao động và lợi ích của người sử dụng lao động.
2.4.1 Tổ chức:
a. Mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuất
trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn - vệ
sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
b. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ
(chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu
trong việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao
động trong tổ bầu ra.
c. An toàn - vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở "Quy
chế hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên" do người sử dụng lao động
ban hành.
2.4.2 An toàn vệ sinh viên có các nhiệm vụ: (04 nhiệm vụ, Điều 11)

a. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo
vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy
định về an toàn - vệ sinh lao động.
b. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an
toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao
động của người lao động trong tổ, phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất
an toàn của máy, thiết bị.
c. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương
án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia
hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở
tổ, phòng, khoa.
d. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao
động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những
hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
2.4.3 Quyền hạn của An toàn vệ sinh viên (03 quyền, Điều 12)
a. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương
cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ
19


trưởng sản xuất.
b. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn
lao động.
c. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
2.5 Hội đồng bảo hộ lao động (Điều 13, TTLT 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 10 /01 /2011)
Là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao

động và để bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác bảo hộ lao
động, an toàn - vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn.
Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người thì phải thành lập Hội
đồng bảo hộ lao động. Đối với các cơ sở lao động khác thì có thể thành lập Hội đồng
bảo hộ lao động, nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.
Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động tùy thuộc vào số lượng lao động và quy
mô của cơ sở nhưng phải bảo đảm các quy định tại Điều 13 (Chủ tịch Hội đồng, Phó
chủ tịch Hội đồng, uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng)
2.5.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng bảo hộ lao động (Điều 14).
a. Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ
sinh lao động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao
động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
b. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở
lao động theo định kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy
nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện
pháp loại trừ nguy cơ đó.
2.5.2 Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động
a. Lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động của cơ sở
 Cơ sở lao động khi lập kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ hằng năm

của cơ sở thì đồng thời phải lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
 Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động phải được lập từ tổ sản xuất, phòng,

ban trở lên, đồng thời phải được thông báo để mọi người lao động tham gia
ý kiến.
b. Căn cứ để lập kế hoạch An toàn - Vệ sinh lao động
 Chi phí công tác an toàn - vệ sinh lao động năm trước; nhiệm vụ, phương

hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế

hoạch;
 Những thiếu sót tồn tại trong công tác an toàn - vệ sinh lao động được rút
20


×