Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chuyên đề CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG BÀI THƠ TỰ TÌNH 2 CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.85 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................
TRƯỜNG THPT .....................
----------  ----------

Chuyên đề

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG BÀI THƠ TỰ TÌNH 2
CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Đối tượng: học sinh lớp 11
Dự kiến số tiết dạy: 2 tiết

....................................

Tháng 12 năm 2018


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

Mục lục
Phần/mục

Nội dung

Phần 1

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I.

Con người cá nhân trong văn học trung đại.


trang

2

1.

Khái quát chung về con người cá nhân trong văn học trung đại

2

2.

Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương.

3

II.

Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân
Hương

1.

5

Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình

5

2.


Con người cá nhân thể hiện ở nội dung.

5

3.

Con người cá nhân thể hiện ở nghệ thuật.

6

2

III.

Đánh giá – Kết luận

7

IV.

Một số đề luyện tập

7

Phần 2
I

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


8

1.

Kiến thức, kĩ năng, thái độ

8

2.

Các năng lực cần hình thành cho học sinh

8

3.

Chuẩn bị của học sinh

9

4.

Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh

9

II

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


9

1.

Hoạt động khởi động

9

2.

Hoạt động hình thành kiến thức

10

3.

Hoạt động luyện tập

18

4.

Hoạt động vận dụng

20

5.

Hoạt động mở rộng, sáng tạo


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

PHẦN 1: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I. Con người cá nhân trong văn học trung đại.
1. Khái quát chung về con người cá nhân trong văn học trung đại.
- Trong thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước phong kiến, mối quan tâm hàng đầu
của văn học chính là hình tượng con người công dân gắn bó với những cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những
tình cảm công dân lớn lao, cao cả được đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, con người cá nhân
với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt về tự do,
tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần
nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người
công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc
trưng của văn học Việt Nam trung đại.
- Vậy con người cá nhân trong văn học là gì? Con người cá nhân trong văn học là sự
phản ánh cái tôi của tác giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của
tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư,
tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy
theo từng giai đoạn văn học, từng thời kỳ văn học mà con người cá nhân có những đặc
điểm khác nhau.
- Cụ thể, ý thức về con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giai

đoạn với những hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ bản con người cá
nhân được “khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm
dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu
vật chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn
mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu
tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, “con
người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh
phúc cá nhân như một quyền tự nhiên” .
Ví như, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng (thơ Hồ Xuân
Hương); con người với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn (thơ Nôm Nguyễn
Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,...); con người thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc
(thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng); con người với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc,
khát vọng nhu cầu trần thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn lục);
Con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụ ngâm), Con người cá
nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát);
Con người cá nhân giải thoát bằng hưởng lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX), Con người cá
nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến,…
3


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

Qua quá trình khảo sát ta có thể khẳng định rằng, con người cá nhân trong văn học
trung đại Việt Nam có một quá trình tự ý thức chậm chạp, lâu dài nhưng mạnh mẽ. Tuy
qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnh hưởng của ý thức hệ thống trị đương thời nhưng
không bao giờ đóng khung trong ý thức hệ đó, mà phản ánh quá trình vận động, giải
phóng cá tính của con người trong thực tế đời sống.
2. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương.
Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương được thể hiện một cách toàn diện và
sâu sắc.

- Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là con người có cái “tôi” ý thức về
mình, cá tính và đầy bản lĩnh.
- Con người cá nhân bản năng đã trở thành hình tượng điển hình, xuất hiện xuyên
suốt trong các tác phẩm thơ Nôm của bà. Một con người hội tụ đầy đủ vẻ đẹp từ hình thể
đến tâm hồn, và nhu cầu trần tục rất con người:
“Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.”
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Vẻ đẹp thanh tân của người con gái thơ mộng như Bồng Đảo, nguyên sơ như Đào
Nguyên đã dần hé lộ, người “quân tử” đứng trước “tòa thiên nhiên” không tránh khỏi
động lòng, “dùng dằng” giữa bản năng và lí trí. Bà chúa thơ Nôm không chỉ mạnh dạn đề
cao vẻ đẹp đường nét, mà còn đề cập đến nhu cầu tự nhiên của con người. Xuân Hương
đã vận dụng khéo léo nghệ thuật nói lái để nhấn mạnh quan hệ tình dục của con người là
một nhu cầu bản năng trần thế:
“Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kìa cái diều ai nó lộn lèo.”
(Quán Khánh)
Mỗi câu thơ là cách nói ví von, so sánh hay ước lệ hình tượng để miêu tả bộ phận trên cơ
thể và quan hệ nam nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ hiếm hoi dám nói thẳng, nói đúng
với suy nghĩ của mình, nói hộ những ai chưa dám thổ lộ vì quan niệm đạo đức nho gia
cho đó là điều cấm kị. Thơ Hồ Xuân Hương tục mà thanh, nhu cầu ân ái của thế gian
không thể thiếu, đó là đòi hỏi bình thường để đạt đến sự hòa hợp tình yêu và sắc dục, cốt
lõi là sự mong mỏi tình yêu chung thủy:
“Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
4


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.


Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”
(Quả mít)
- Hình tượng nổi bật trong con người cá nhân là hình tượng người phụ nữ cá tính và nữ
tính của tác giả:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”
(Mời trầu)
Cách mời trầu độc đáo với “cau nho nhỏ”, “trầu hôi” là lời mời chân thành, trân trọng
xuất phát từ một trái tim khao khát hạnh phúc lứa đôi. Xuân Hương không chỉ là người
phụ nữ tài năng, mà còn là người chân thực luôn sống thật với cảm xúc của mình. Trước
những bất công xã hội dành riêng cho người phụ nữ thì Xuân Hương đã ý thức được nỗi
đau và khát vọng thầm kín của chung một tầng lớp người. Bà lên tiếng kêu gọi tìm tiếng
nói chung và sự đồng cảm cho số phận, tiếng nói đó trong chùm thơ Tự tình, Không
chồng mà chửa, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Làm lẽ,… Một tấm lòng bao la, người Cổ
Nguyệt đau nỗi đau cùng người, luôn mở lòng chia sẻ với chị, với em:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
… Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.”
(Tranh tố nữ)
Mỗi câu mỗi chữ đều thể hiện bản lĩnh và cá tính của người phụ nữ trong thơ lẫn ngoài
đời thực. Hồ Xuân Hương tự xưng tên mình khi mời trầu, gọi “cô mình”, “chị - em”
(Tranh tố nữ), nhận là “chị” để Mắng học trò dốt. Nữ sĩ tự tin khẳng định vị trí, tài năng
của mình không thua kém gì nam giới: “Ví đây đổi phận làm trai được - Thì sự anh hùng
há bấy nhiêu?”(Đề đền Sầm Nghi Đống).
=> Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là con người ý thức tài năng bản thân
và luôn khát khao hạnh phúc tình yêu, là con người giàu lòng nhân ái, cảm thông với

những cảnh đời bất hạnh trong xã hội bất công. Những dòng thơ Nôm của bà là lời tâm
tình, thổ lộ cảm xúc trần tục, mạnh mẽ hơn là tiếng nói đả kích quan niệm cố hữu để đòi
quyền tự do cho con người trong đó có người phụ nữ.
II. Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
5


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2
a. Tác giả:
– HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
– Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian
từ đề tài, cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
– Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành tựu chủ yếu là ở mảng thơ Nôm đường
luật → được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương Chùm
thơ “làm nên tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời
mình trong văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân Diệu).
2. Con người cá nhân thể hiện ở nội dung.
a. Một Xuân Hương cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời (trong hai câu đề):
– Đêm khuya: là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư,
trăn trở về cuộc đời, số phận. Đồng thời nó cũng gợi lên không gian vắng vẻ, yên tĩnh.
- Từ láy “ văng vẳng”: càng làm cho không gian thêm quạnh hiu, gợi cảm giác cô đơn, lẻ
loi của nhân vật trữ tình.
- Tiếng “trống canh dồn”: báo hiệu bước đi dồn dập, gấp gáp của thời gian. Bước đi ấy
kéo theo tuổi trẻ, nhan sắc tàn phai mà tình duyên lỡ dở, khiến cho nhân vật trữ tình rơi
vào tâm trạng lo âu, rối bời.
- “Trơ”: cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, trơ lì, như thách thức cùng tạo hóa.

- Cách dùng từ “cái hồng nhan”: cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính
mình.
- Nghệ thuật đối lập (cái hồng nhan >< nước non) và đảo ngữ (đặt từ “trơ” lên đầu câu):
nhấn mạnh sự bẽ bàng, phẫn uất và sự bền gan thách đố cùng số phận của người nữ sĩ.
=> Hai câu thơ đầu là cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ, tủi hổ bẽ bàng trước cuộc
đời, đồng thời thể hiện ý thức cá nhân cao độ của nhân vật trữ tình.
b. Một Xuân Hương xót xa cho duyên phận dở dang,lỡ làng (trong hai câu thực):
- “ say lại tỉnh “ -> vòng quẩn quanh: Nhân vật trữ tình mượn rượu để giải sầu nhưng
càng uống nỗi buồn càng thấm đẫm, càng uống càng thấm thía hơn nghịch cảnh mà mình
đang phải gánh chịu.
– Trăng khuyết - chưa tròn: Tuổi xuân dần đi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn.
=> Hai câu thơ là nỗi xót xa cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của Hồ Xuân
Hương.
c. Một Xuân Hương mạnh mẽ, cá tính trong khát vọng phản kháng (hai câu luận):
– Rêu, đá: những sự vật nhỏ bé, bình thường hiện lên trong thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy
6


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

sức sống, một sức sống mãn liệt ngay cả trong những cảnh huống bi thương nhất.
– Động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, muốn phá
phách, tung hoành.
– Phép đảo ngữ (đưa động từ xiên ngang, đâm toạc lên đầu câu) và nghệ thuật đối->
nhấn mạnh sự bứt phá của thiên nhiên, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
=> Hai câu thơ thể hiện thái độ không chấp nhận hoàn cảnh, số phận, hàm chứa khát
vọng muốn quậy phá, muốn xóa bỏ những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Từ
đó người đọc thấy được cá tính và bản lĩnh vô cùng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.
d. Một Xuân Hương dù bản lĩnh nhưng cuối cùng vẫn đắng cay chấp nhận thua cuộc (hai
câu kết):

- Hai câu kết khép lại lời tự tình.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại: Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân
qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
- Mảnh tình san sẻ tí con con : Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh
phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp.
- Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ.
Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
=> Hai câu thơ thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, buông xuôi, Xuân Hương nỗ lực kiếm tìm
hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn đắng cay chấp nhận thua cuộc.
3. Con người cá nhân thể hiện ở nghệ thuật.
- Thơ đường luật đã được Việt hóa bằng thứ ngôn ngữ bình dân, tự nhiên, đa nghĩa.
+ Sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh:
những động từ chỉ tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc,…), những tính từ chỉ
trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn,…).
+ Phối hợp, tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo: nghệ thuật đối, đảo ngữ, cách ngắt nhịp,

=> Bằng cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ sáng tạo, tài tình, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ
được tâm trạng bất mãn với cuộc đời, số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
- Hình ảnh giàu sức gợi (trăng, rêu, đá…) có khả năng diễn đạt những biểu hiện phong
phú, tinh tế của tâm trạng.
- Giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: ngậm ngùi, ai oán, tủi hổ, phiền muộn,
bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường.

III. Đánh giá – Kết luận.

7


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.


- Từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật trong thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện cái tôi
cá nhân hết sức độc đáo, mới mẻ, đầy bản lĩnh.
- Xuân Hương đã đi từ nghịch cảnh riêng để nói hộ tâm tư, nỗi lòng của những người phụ
nữ trong xã hội phong kiến bất công. Vì vậy, tiếng thơ của bà vừa là lời than thân trách
phận, vừa là tiếng nói tố cáo phản kháng đòi quyền hạnh phúc cho người phụ nữ, vừa là
lời trân trọng vẻ đẹp của họ.
- Đằng sau những tiếng nói đả kích với giọng điệu mỉa mai là một tâm hồn thiết tha với
đời, muốn yêu và được yêu nhưng lại bị cuộc đời từ chối không thương tiếc. Chính điều
này đã góp phần tạo nên một “Bà chúa thơ Nôm” giàu nữ tính nhưng cũng rất cá tính,
cùng với một ngòi bút mang đậm tính nhân văn khi viết về con người. Chủ nghĩa nhân
văn trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có giá trị rất lớn, góp phần làm phong phú thêm
sự phát triển rực rỡ của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
IV. Một số đề luyện tập
Đề 1: Đọc bài thơ Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
1.

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

2.

Xác định các từ Hán Việt trong bài thơ.

3.

Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ? Nêu
hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

4. Từ xuân trong câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì?
Đề 2: Đọc bài thơ Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:
1. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?

2. Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc thể hiện tâm trạng nhà
thơ?
3. Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì?
4. Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu:
Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
5. Bài thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Sử dụng phương thức biểu đạt
nào là chủ yếu?
6. Hãy liên kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ mà em
đã học.
8


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

Đề 3: Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm
sáng tỏ điều đó.
Đề 4: Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ
Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Đề 5: Chỉ ra sự khác nhau giữa con người cá nhân trong Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) với
con người cá nhân trong Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát).
Đề 6: Từ nội dung bài thơ Tự tình, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.
__________________________________

PHẦN 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Hiểu con người cá nhân là gì, biểu hiện của con người cá nhân trong văn học
trung đại. Từ việc nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tự tình
2 ( Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh
phúc của HXH. Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ
nôm, cách dùng từ ngữ , hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế…) để
thấy được tiếng nói cá nhân của Hồ Xuân Hương: vừa là lời than thân trách phận vừa là
tiếng nói tố cáo phản kháng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc.
- Kĩ năng: Biết cách đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; biết vận
dụng hiểu biết vào viêc phân tích thơ trữ tình trung đại khi làm bài nghị luận văn học.
- Thái độ: Trân trọng, cảm phục tài năng, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Cảm thông với
tâm sự Hồ Xuân Hương nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói
chung.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của HXH được gửi gắm trong bài
thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật
của bài thơ.
9


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý
kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
- Năng lực tư duy so sánh, tổng hợp (qua việc so sánh hình ảnh con người cá nhân trong
thơ Hồ Xuân Hương với con người cá nhân trong thơ ca trung đại).
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm
mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm;
hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ…

3. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc phần tiểu dẫn và văn bản bài Tự tình 2
- Tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2
- Tìm hiểu về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tìm hiểu những kiến thức lí luận về con người cá nhân trong văn học
4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh.
- Mục đích chính của chuyên đề là giúp HS thấy được những biểu hiện của con người cá
nhân trong thơ Hồ Xuân Hương (thông qua tác phẩm cụ thể - bài thơ Tự tình 2). Đồng
thời củng cố kiến thức về tác phẩm văn học trong chương trình (nắm được nội dung tư
tưởng của tác phẩm, những tâm sự của nhà thơ, thấy được những thành công về nghệ
thuật của bài thơ).
- Trong quá trình dạy, giáo viên sử dụng các phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân
tích, bình giảng, kết hợp so sánh
- Tích hợp phân môn: tiếng Việt, làm văn.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Tiết 1:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
Hoạt động của Hs

Hoạt động của Gv

Nội dung cần đạt

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ hoc tập, hứng thú học bài
mới.

10



Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

- Gv dẫn dắt đến vấn
Khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình
đề: con người cá nhân trạng khủng hoảng trầm trọng, làm cho cuộc
trong Tự tình 2 của
sống của người nông dân vô cùng khổ cực, đặc
Hồ Xuân Hương.
biệt là người phụ nữ. Và không ít nhà thơ, nhà
văn đã phản ánh điều này trong tác phẩm như:
“Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Chinh phụ ngâm”
(Đặng trần Côn – Đoàn Thị Điểm), “Cung oán
ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), …Đó là những
lời cảm thông của người đàn ông nói về người
phụ nữ, vậy người phụ nữ nói về thân phận của
chính họ như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài “Tự
tình 2” của Hồ Xuân Hương.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (43’)
Hoạt động của
Hs

Hoạt động của Gv

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về con
người cá nhân trong văn học trung
đại.

Nội dung cần đạt

I. Con người cá nhân trong văn học trung đại.

Mục tiêu:
- Hệ thống hóa những kiến thức đã
học, hình thành cái nhìn khái quát
tổng hợp về các tác phẩm.
- Đánh giá, nhìn nhận về con người cá
nhân trong sáng tác của Hồ Xuân
Hương.
Gv: Nêu câu hỏi
liên quan và nhận
xét sau khi HS đã
trả lời; cung cấp
đáp án đúng.
- Khái quát hoàn
cảnh lịch sử và nội
dung chủ yếu của
văn học Việt Nam

1. Khái quát chung về con người cá nhân trong văn
học trung đại.
- Trong thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước
phong kiến, mối quan tâm hàng đầu của văn học chính
là hình tượng con người công dân gắn bó với những
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công
cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những
tình cảm công dân lớn lao, cao cả được đặc biệt đề cao.
Bên cạnh đó, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài
năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt
về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung

11


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

- HS dựa vào
phần chuẩn bị ở
nhà trả lời câu
hỏi.

từ thế kỉ X đến hết
XIX?

tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao
cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình
tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm
- Những hiểu biết
của em về số phận đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc
con người được nói trưng của văn học Việt Nam trung đại.
đến trong một số
- Vậy con người cá nhân trong văn học là gì? Con
tác phẩm văn học
người cá nhân trong văn học là sự phản ánh cái tôi của
trung đại?
tác giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm
riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân
trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm,
- Hs suy nghĩ trả - Con người cá
ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác
lời

nhân trong văn học phẩm mà họ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn văn học,
là gì?
từng thời kỳ văn học mà con người cá nhân có những
đặc điểm khác nhau.
- Cụ thể, ý thức về con người cá nhân trong văn học
trung đại Việt Nam trải qua hai giai đoạn với những
hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ
- Gv giới thuyết
bản con người cá nhân được “khẳng định trên bình diện
khái quát về con
tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới
người cá nhân
các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện
trong văn học trung nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với
đại .
thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng
cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong
sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu tố quyền lợi
cá nhân chưa được chú ý. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết
thế kỉ XIX, “con người trong văn học đã kêu to lên nhu
cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá
nhân như một quyền tự nhiên” .
Ví như, con người cá nhân với ý thức khẳng định
vẻ đẹp và tài năng (thơ Hồ Xuân Hương); con người với
nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn (thơ
Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,...); con
người thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc (thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng); con người với
tình yêu lứa đôi, hạnh phúc, khát vọng nhu cầu trần thế
(Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ

mạn lục); Con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ
chóng tàn (Chinh phụ ngâm), Con người cá nhân công
12


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơ văn Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát); Con người cá nhân giải thoát bằng
hưởng lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX), Con người cá
nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến,

Qua quá trình khảo sát ta có thể khẳng định rằng,
con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam có
một quá trình tự ý thức chậm chạp, lâu dài nhưng mạnh
mẽ. Tuy qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnh hưởng của
ý thức hệ thống trị đương thời nhưng không bao giờ
đóng khung trong ý thức hệ đó, mà phản ánh quá trình
vận động, giải phóng cá tính của con người trong thực
tế đời sống.
- HS dựa vào
phần chuẩn bị ở
nhà trả lời câu
hỏi.

- Kể tên những bài 2. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương.
thơ của Hồ Xuân
Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương
Hương mà em
được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc.

biết? Nội dung của
- Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là
những bài thơ đó là
con người có cái “tôi” ý thức về mình, cá tính và đầy
gì?
bản lĩnh.
- Con người cá nhân bản năng đã trở thành hình
tượng điển hình, xuất hiện xuyên suốt trong các tác
phẩm thơ Nôm của bà. Một con người hội tụ đầy đủ vẻ
đẹp từ hình thể đến tâm hồn, và nhu cầu trần tục rất con
người:
“Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.”

- Căn cứ vào định
- Hs trao đổi.
nghĩa phần 1, em
thảo luận nhóm hiểu như thế nào
và trả lời câu hỏi về con người cá
nhân được thể hiện
trong những sáng
tác của Hồ Xuân
Hương?

(Thiếu nữ ngủ ngày)
Vẻ đẹp thanh tân của người con gái thơ mộng như Bồng
Đảo, nguyên sơ như Đào Nguyên đã dần hé lộ, người
“quân tử” đứng trước “tòa thiên nhiên” không tránh
khỏi động lòng, “dùng dằng” giữa bản năng và lí trí. Bà
chúa thơ Nôm không chỉ mạnh dạn đề cao vẻ đẹp

đường nét, mà còn đề cập đến nhu cầu tự nhiên của con
người. Xuân Hương đã vận dụng khéo léo nghệ thuật
nói lái để nhấn mạnh quan hệ tình dục của con người là
một nhu cầu bản năng trần thế:
13


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

“Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kìa cái diều ai nó lộn lèo.”
(Quán Khánh)
Mỗi câu thơ là cách nói ví von, so sánh hay ước lệ hình
tượng để miêu tả bộ phận trên cơ thể và quan hệ nam
nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ hiếm hoi dám nói
thẳng, nói đúng với suy nghĩ của mình, nói hộ những ai
chưa dám thổ lộ vì quan niệm đạo đức nho gia cho đó là
điều cấm kị. Thơ Hồ Xuân Hương tục mà thanh, nhu
cầu ân ái của thế gian không thể thiếu, đó là đòi hỏi
bình thường để đạt đến sự hòa hợp tình yêu và sắc dục,
cốt lõi là sự mong mỏi tình yêu chung thủy:
“Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”
(Quả mít)
- Hình tượng nổi bật trong con người cá nhân là hình
tượng người phụ nữ cá tính và nữ tính của tác giả:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”
(Mời trầu)
Cách mời trầu độc đáo với “cau nho nhỏ”, “trầu hôi” là
lời mời chân thành, trân trọng xuất phát từ một trái tim
khao khát hạnh phúc lứa đôi. Xuân Hương không chỉ là
người phụ nữ tài năng, mà còn là người chân thực luôn
sống thật với cảm xúc của mình. Trước những bất công
xã hội dành riêng cho người phụ nữ thì Xuân Hương đã
ý thức được nỗi đau và khát vọng thầm kín của chung
một tầng lớp người. Bà lên tiếng kêu gọi tìm tiếng nói
chung và sự đồng cảm cho số phận, tiếng nói đó trong
14


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

chùm thơ Tự tình, Không chồng mà chửa, Dỗ người
đàn bà khóc chồng, Làm lẽ,… Một tấm lòng bao la,
người Cổ Nguyệt đau nỗi đau cùng người, luôn mở lòng
chia sẻ với chị, với em:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
… Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.”
(Tranh tố nữ)
Mỗi câu mỗi chữ đều thể hiện bản lĩnh và cá tính của
người phụ nữ trong thơ lẫn ngoài đời thực. Hồ Xuân
Hương tự xưng tên mình khi mời trầu, gọi “cô mình”,
“chị - em” (Tranh tố nữ), nhận là “chị” để Mắng học trò

dốt. Nữ sĩ tự tin khẳng định vị trí, tài năng của mình
không thua kém gì nam giới: “Ví đây đổi phận làm trai
được - Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”(Đề đền Sầm
Nghi Đống).
=> Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là
con người ý thức tài năng bản thân và luôn khát khao
hạnh phúc tình yêu, là con người giàu lòng nhân ái, cảm
thông với những cảnh đời bất hạnh trong xã hội bất
công. Những dòng thơ Nôm của bà là lời tâm tình, thổ
lộ cảm xúc trần tục, mạnh mẽ hơn là tiếng nói đả kích
quan niệm cố hữu để đòi quyền tự do cho con người
trong đó có người phụ nữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu con người cá II. Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của
nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Hồ Xuân Hương
Xuân Hương.
Mục đích: Tìm hiểu những biểu hiện
của con người cá nhân Hồ Xuân
Hương trên các phương diện nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương và
bài thơ Tự tình 2
a. Tác giả:
15


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

– Nêu vài nét về
cuộc đời tác giả
Hồ Xuân

Hương.
– Sự nghiệp
sáng tác của
HXH.

– GV yêu cầu hs
đọc phần tiểu dẫn
sgk.
– GV gợi ý câu trả
lời cho HS thông
qua thông tin đã
cung cấp ở phần
tiểu dẫn
– GV nhận xét, bổ
sung và chốt ý

– HXH là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất
hạnh.
– Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào
phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm
hứng ngôn từ và hình tượng.
– Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành tựu
chủ yếu là ở mảng thơ Nôm đường luật.
→ được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3
bài của Hồ Xuân Hương Chùm thơ “làm nên tiếng lòng
chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân
của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân
Diệu).


2. Con người cá nhân thể hiện ở nội dung.
a. Một Xuân Hương cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc
đời (hai câu đề):
- Hs cảm nhận
– GV hướng dẫn
– Đêm khuya: là khoảng thời gian con người đối diện
về thời gian và
Hs đọc câu thơ đọc với chính mình trong những suy tư, trăn trở về cuộc đời,
tâm trạng của
ngắt nhịp trong câu số phận. Đồng thời nó cũng gợi lên không gian vắng vẻ,
nhân vật trữ tình 2
yên tĩnh.
trong 2 câu thơ
– GV hướng dẫn
- Từ láy “ văng vẳng”: càng làm cho không gian thêm
đầu.
HS cảm nhận các
quạnh hiu, gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ
chi tiết trong câu
tình.
– Nhận xét cách thơ.
- Tiếng “trống canh dồn”: báo hiệu bước đi dồn dập,
dùng từ và ngắt
gấp gáp của thời gian. Bước đi ấy kéo theo tuổi trẻ,
nhịp câu thơ 2.
nhan sắc tàn phai mà tình duyên lỡ dở, khiến cho nhân
vật trữ tình rơi vào tâm trạng lo âu, rối bời.
- “Trơ”: cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, trơ lì, như thách thức
cùng tạo hóa.

- Cách dùng từ “cái hồng nhan”: cụ thể hóa, đồ vật hóa,
rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
- Nghệ thuật đối lập (cái hồng nhan >< nước non) và
đảo ngữ (đặt từ “trơ” lên đầu câu): nhấn mạnh sự bẽ
bàng, phẫn uất và sự bền gan thách đố cùng số phận của
người nữ sĩ.
16


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

=> Hai câu thơ đầu là cảm giác cô đơn trống vắng
trước vũ trụ, tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời, đồng thời
thể hiện ý thức cá nhân cao độ của nhân vật trữ tình.
b. Một Xuân Hương xót xa cho duyên phận dở dang,lỡ
làng (trong hai câu thực):
GV đọc lại hai câu
thực đưa ra câu hỏi
để hs trả lời và cảm
- Hs suy nghĩ trả nhận.
lời
– Chén rượu có

- “ say lại tỉnh “ -> vòng quẩn quanh: Nhân vật trữ tình
mượn rượu để giải sầu nhưng càng uống nỗi buồn càng
thấm đẫm, càng uống càng thấm thía hơn nghịch cảnh
mà mình đang phải gánh chịu.
– Trăng khuyết - chưa tròn: Tuổi xuân dần đi qua mà
làm vơi đi nỗi lòng tình duyên vẫn chưa trọn vẹn.
của nhà thơ không? => Hai câu thơ là nỗi xót xa cay đắng cho duyên phận

Cho biết tâm trạng dở dang, lỡ làng của Hồ Xuân Hương.
của nhà thơ?

- Hs trả lời các
câu hỏi:
+ Hình tượng
thiên nhiên
trong hai câu thơ
5+6 góp phần
diễn tả tâm trạng
và thái độ của
nhân vật trữ tình
trước số phận
như thế nào.
+ Tác giả sử
dụng biện pháp
nghệ nào?
+ tại sao tác giả
lại chú ý đến
rêu, đá?

- Hs trả lời các
câu hỏi:
+ Hai câu kết

GV cho HS xem
hình đám rêu đang
mọc xanh tươi khi
vươn khỏi mặt đất.
GV gợi ý cho HS

tìm ra biện pháp
nghệ thuật trong
câu thơ.

c. Một Xuân Hương mạnh mẽ, cá tính trong khát vọng
phản kháng (hai câu luận):
– Rêu, đá: những sự vật nhỏ bé, bình thường hiện lên
trong thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy sức sống, một sức
sống mãn liệt ngay cả trong những cảnh huống bi
thương nhất.
– Động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên
nhiên kì lạ phi thường, muốn phá phách, tung hoành.
– Phép đảo ngữ (đưa động từ xiên ngang, đâm toạc lên
đầu câu) và nghệ thuật đối-> nhấn mạnh sự bứt phá của
thiên nhiên, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
=> Hai câu thơ thể hiện thái độ không chấp nhận hoàn
cảnh, số phận, hàm chứa khát vọng muốn quậy phá,
muốn xóa bỏ những ràng buộc khắt khe của lễ giáo
phong kiến. Từ đó người đọc thấy được cá tính và bản
lĩnh vô cùng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.

– GV gợi ý cho HS
tìm ra biện pháp
nghệ thuật

d. Một Xuân Hương dù bản lĩnh nhưng cuối cùng vẫn
đắng cay chấp nhận thua cuộc (hai câu kết):
- Hai câu kết khép lại lời tự tình.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại: Nỗi đau về thân phận lẽ
17



Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

nói lên tâm sự gì
của tác giả?
+ Nghệ thuật
tăng tiến ở câu
– GV nhận xét và
thơ cuối có ý
đưa ra kết luận
nghĩa như thế
nào?
+ Giải thích
nghĩa của hai
“xuân” và hai từ
“lại”trong câu
thơ.

mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại,
nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
- Mảnh tình san sẻ tí con con : Đó là nỗi lòng của người
phụ nữ ngày xưa khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn
quá hẹp.
- Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên
tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng
vươn lên càng rơi vào bi kịch.

- Con người cá
nhân thể hiện ở

những yếu tố
nghệ thuật độc
đáo, mang dấu
ấn riêng của Hồ
Xuân Hương.

3. Con người cá nhân thể hiện ở nghệ thuật.

- Hướng dẫn Hs
khái quát những
đặc sắc nghệ thuật
của bài thơ.

=> Hai câu thơ thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, buông
xuôi, Xuân Hương nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc nhưng
cuối cùng vẫn đắng cay chấp nhận thua cuộc.

- Thơ đường luật đã được Việt hóa bằng thứ ngôn ngữ
bình dân, tự nhiên, đa nghĩa.
+ Sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc,
đường nét với sắc thái đặc tả mạnh: những động từ chỉ
tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc,…), những
tính từ chỉ trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn,…).
+ Phối hợp, tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo: nghệ
thuật đối, đảo ngữ, cách ngắt nhịp,…
=> Bằng cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ sáng tạo, tài
tình, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ được tâm trạng bất mãn
với cuộc đời, số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa
đôi.
- Hình ảnh giàu sức gợi (trăng, rêu, đá…) có khả năng

diễn đạt những biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm
trạng.
- Giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: ngậm
ngùi, ai oán, tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản
kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường.
4. Đánh giá

- Hs suy nghĩ trả - Em có cảm nhận
lời
như thế nào về
tiếng nói cá nhân
của Hồ Xuân

- Từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật trong thơ, Hồ
Xuân Hương đã thể hiện cái tôi cá nhân hết sức độc
đáo, mới mẻ, đầy bản lĩnh.
- Xuân Hương đã đi từ nghịch cảnh riêng để nói hộ tâm
18


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

Hương được thể
hiện trong bài thơ?

tư, nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến bất công. Vì vậy, tiếng thơ của bà vừa là lời than
thân trách phận, vừa là tiếng nói tố cáo phản kháng đòi
quyền hạnh phúc cho người phụ nữ, vừa là lời trân
trọng vẻ đẹp của họ.

- Đằng sau những tiếng nói đả kích với giọng điệu mỉa
mai là một tâm hồn thiết tha với đời, muốn yêu và được
yêu nhưng lại bị cuộc đời từ chối không thương tiếc.
Chính điều này đã góp phần tạo nên một “Bà chúa thơ
Nôm” giàu nữ tính nhưng cũng rất cá tính, cùng với một
ngòi bút mang đậm tính nhân văn khi viết về con người.
Chủ nghĩa nhân văn trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương có giá trị rất lớn, góp phần làm phong phú thêm
sự phát triển rực rỡ của văn học giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

Tiết 2:
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’)
Hoạt động của
Hs

Hoạt động của Gv

Nội dung cần đạt

Mục đích:
5. Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua những câu hỏi dạng đề đọc- hiểu, dạng đề ý kiến
đánh giá về tác phẩm.
6. Rèn kĩ năng làm đề đọc – hiểu, nghị luận văn học.

- Hs suy nghĩ
trả lời từng câu
vào phiếu học
tập.


Câu hỏi 1: Đọc bài thơ Tự tình 2
(Hồ Xuân Hương) và trả lời các
câu hỏi từ 1 đến 4:
1. Bài thơ trên được viết
theo thể thơ nào?
2. Xác định các từ Hán Việt
trong bài thơ.
3. Xác định biện pháp tu từ
cú pháp được sử dụng
trong 2 câu đầu của bài
thơ? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ
19

Đáp án:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát
cú đường luật/ tám câu bảy chữ đường
luật/ thất ngôn bát cú..
Câu 2.Từ Hán Việt là hồng nhan.
Câu 3.Biện pháp tu từ đảo ngữ (trơ cái
hồng nhan…).
Ý nghĩa: thái độ buồn, chán và bực dọc
của nhân vật trữ tình.


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

đó.
4. Từ xuân trong hai câu
thơ Ngán nỗi xuân đi xuân

lại lại có nghĩa là gì?
Câu hỏi 2: Đọc bài thơ Tự tình 2
(Hồ Xuân Hương) và trả lời các
câu hỏi từ 1 đến 6:
1. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
2. Tác dụng của từ láy “văng
- Hs suy nghĩ
vẳng” và từ “dồn” trong việc thể
trả lời từng câu hiện tâm trạng nhà thơ?
vào phiếu học
tập.
3. Nghĩa của từ “trơ” trong câu
thơ “Trơ cái hồng nhan với nước
non” là gì?

Câu 4.
Từ xuân hiểu theo 2 nghĩa: từ (xuân lại
lại): mùa xuân của trời đất; từ (xuân đi)
chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ của người con gái.

Đáp án:
Câu 1: Nhan đề bài thơ “Tự tình II”: tự
bộc lộ tâm tình. Ở đây nhà thơ tự đối diện
với chính mình để tự vấn, xót thương.
Câu 2: Gợi bước đi vội vã, dồn dập, gấp
gáp của thời gian, gợi không gian quạnh
hiu, vắng lặng và tâm trạng rối bời, lo âu,
buồn bã, cô đơn của con người khi ý thức
được sự trôi chảy của thời gian, của đời
người.

Câu 3: Từ “trơ”:
- Nghĩa trong câu thơ: trơ trọi, cô đơn, có
gì như vô duyên, vô phận, rất bẽ bàng và
đáng thương.

- Sự bền gan, thách thức, sự kiên cường,
bản lĩnh của con người
Câu 4: – Miêu tả hình ảnh thiên nhiên
như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất
4. Tác dụng của biện pháp đảo
ngữ và các động từ được sử dụng với đất trời
– Đó là hình ảnh thiên nhiên qua cảm
trong hai câu:
nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất
Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam
chịu như muốn thách thức số phận của
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Hồ Xuân Hương.
Câu 5: phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật , phương thức biểu cảm
5. Văn bản trên được viết
theo phong cách ngôn ngữ nào ? Câu 6: Một số tác phẩm viết về thân phận
Sử dụng phương thức biểu đạt nào người phụ nữ: Bánh trôi nước (a Thiều)
là chủ yếu?
Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm
khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm
20


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.


6. Hãy liên kể tên một số tác
phẩm khác cùng viết về thân phận
người phụ nữ mà em đã học?

- Hs làm ở nhà

Câu hỏi 3: Bài thơ Tự tình (bài II)
vừa nói lên bi kịch duyên phận
vừa cho thấy khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc của Hồ Xuân
Hương. Anh (chị) hãy phân tích
bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.

khúc (Nguyễn Gia Thiều)

Gợi ý:
Triển khai theo 2 luận điểm:
- Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân
Hương.
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của Hồ Xuân Hương.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (20’)
Hoạt động của
Hs

Hoạt động của Gv

Nội dung cần đạt


Hoạt động:
1. So sánh số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình (bài 2) của
Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
2. Chỉ ra sự khác nhau giữa con người cá nhân trong Tự tình 2 (HXH) với con người cá
nhân trong Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ),
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát).
Mục đích:
-

Thông qua dạng đề so sánh văn học giúp học sinh thấy được số phận, vẻ đẹp của hình
tượng người phụ nữ trong mỗi tác phẩm và tâm sự cá nhân của mỗi tác giả.

-

Rèn kĩ năng làm văn nghị luận .

- Hs lập dàn ý
khái quát.
- Có thể trao
đổi nhóm.

Câu hỏi 1:
Số phận và vẻ đẹp
tâm hồn của người
phụ nữ qua hai bài
thơ Tự tình (bài 2)
của Hồ Xuân Hương
và Thương vợ của
Trần Tế Xương.


Gợi ý:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ độc đáo của
Văn học trung đại Việt Nam. Tự tình 2 tiêu biểu cho
phong cách thơ của bà. Bài thơ là tiếng lòng của nữ
sĩ trước bước đi hối thúc của thời gian, kéo theo tuổi
trẻ tàn phai mà tình duyên lỡ dở.
- Trần Tế Xương là nhà thơ tài hoa bất đắc chí. Sở
trường của ông là thơ trào phúng với sức châm biếm
mạnh mẽ, sâu cay. Bài thơ Thương vợ là nỗi cảm
21


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

- Gv hướng dẫn Hs
lập dàn ý.

thông, trân trọng của Tú Xương dành cho người vợ
tần tảo, giàu đức hi sinh; đồng thời là tâm sự buồn
đau vừa giận đời, vừa giận chính mình của nhà thơ.
2. Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ trong
văn học.
3. Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ qua hai bài thơ.
a. Nét tương đồng:
* Phát hiện, cảm thông với nỗi thống khổ của người
phụ nữ:
- Thân phận lênh đênh, chìm nổi, cuộc sống bị phụ
thuộc, không có quyền tự chủ.

- Vất vả cơ cực, gánh vác lo toan, chèo chống cho cả
gia đình. Cô đơn buồn tủi vì thiếu sự sẻ chia về trách
nhiệm.
- Nỗi niềm tâm sự về sự lận đận của tình duyên.
* Cùng khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ:
- Ý thức sâu sắc về giá trị bản thân để kiêu hãnh và
mạnh mẽ ngay trong tình thế đáng buồn nhất.
- Tấm lòng khoan dung, không nề hà trách nhiệm với
gia đình dù phải đối mặt với bao nhiêu gian lao trong
cuộc sống.
* Cả hai nhà thơ đều tiếp thu có sáng tạo chất liệu
ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ ca dân gian để xây
dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang những vẻ
đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo.
Lựa chọn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc với lối diễn
đạt vừa giản dị, tự nhiên, vừa sắc sảo, tạo nên sức
hấp dẫn của hình tượng.
* Lý giải cho sự giống nhau:
- Yếu tố thời đại.
- Họ đều mang phẩm chất chung của người phụ nữ
Việt Nam.
b. Điểm khác biệt:
* Hồ xuân Hương mang cái nhìn của người trong
cuộc. Hình tượng người phụ nữ trong Tự tình 2 là
chính con người của nhà thơ: vừa chân thành tha
thiết, vừa ngạo nghễ thách đố, vừa đau buồn tuyệt
vọng, vừa cứng cỏi mạnh mẽ. Tất cả đều biểu hiện
một sự tự ý thức đầy cá tính, làm thay đổi ấn tượng
về người phụ nữ trong xã hội xưa.

* Tú Xương mang cái nhìn của người khác phái, của
22


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

một nhà nho đầy tự trọng, của một người đàn ông có
tình và có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Với tư
cách một người chồng, Tú Xương đã hết lòng ca
ngợi, khẳng định, đánh giá rất cao vai trò của bà Tú
và tự trách bản thân mình – điều hiếm thấy ở tầng lớp
nho sĩ vốn hay tự cho mình là thanh cao để rồi thiếu
sự quan tâm tới cuộc sống đời thường khó nhọc.
* Lý giải sự khác nhau:
- Sự khác nhau trên xuất phát từ con người, cuộc đời,
tấm lòng và nhân cách cũng như cảm hứng hướng về
người phụ nữ của hai nhà thơ có những đặc điểm
riêng.
+ Xuân Hương có bản lĩnh cứng cỏi, tấm lòng thiết
tha với cuộc đời, với tình duyên nhưng số phận lại
bất hạnh, đường tình duyên lận đận.
+ Tú Xương có nhân cách của một nhà nho trong
sáng, vị tha khi từ bỏ cái vẻ cao đạo để thấu hiểu
cuộc sống đời thường và chia sẻ, cảm thông với
người phụ nữ.
4. Đánh giá
- Hai bài thơ đã đóng góp một tiếng nói riêng góp
phần hoàn thiện bức chân dung người phụ nữ Việt
Nam trong văn học.
- Qua hình tượng người phụ nữ ở hai bài thơ ta thấy

được giá trị hiện thưc, nhân đạo, nhân văn sâu sắc
của mỗi tác giả.
- Bài học cho người nghệ sĩ: cần phải có cái tâm để
hướng về lẽ thiện, hướng tới cuộc sống của con
người, cần nêu cao tính sáng tạo của văn chương.

Hs làm ở nhà

Câu hỏi 2:
Chỉ ra sự khác nhau
giữa con người cá
nhân trong Tự tình 2
(HXH) với con người
cá nhân trong Câu cá
mùa thu (Nguyễn
Khuyến), Bài ca ngất
ngưởng (Nguyễn
Công Trứ), Bài ca
ngắn đi trên bãi cát
(Cao Bá Quát).

- Người đọc: thấu hiểu, cảm thông và trân trọng với
số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong
xã hội cũ.
Gợi ý:
- Con người cá nhân trong Câu cá mùa thu (Nguyễn
Khuyến): Những trăn trở về sự bất lực của bản thân
trước nỗi đau của thời cuộc.
- Con người cá nhân trong Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ) được khẳng định với ba phạm trù

: công danh, hưởng lạc và cái ta hơn người, cái ta
riêng tư, tự hào, tự cho là đủ, tự trào. Chúng tạo cho
con người một sự hài hoà, tự tin, phong lưu, tự do,
đứng trên mọi được mất, khen chê.

23


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

- Con người cá nhân trong Bài ca ngắn đi trên bãi
cát (Cao Bá Quát): mệt mỏi, chán ghét con đường
danh lợi; thấy mình lạc lõng giữa cuộc đời; khao khát
sự đổi thay…
5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (10’)
Hoạt động của Hs

Hoạt động của Gv

Nội dung cần đạt

Hoạt động:
-

Từ nội dung bài thơ Tự tình, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.

Mục đích:
-


Khơi gợi ở học sinh khả năng bàn luận, đánh giá, sáng tạo trước một vấn đề. Từ đó rút
ra những bài học cuộc sống có ý nghĩa.

-

Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.

Viết đoạn văn

Gv đưa ra những yêu cầu
về hình thức, nội dung và
hướng dẫn Hs viết đoạn
văn

24

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp
kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị
luận xã hội để viết đoạn khoảng 200 chữ,
tương đương ½ trang giấy thi. Đoạn văn
viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận :
b) Nêu đúng vấn đề:
Suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người
phụ nữ. Học sinh có thể viết theo cách
trình bày đoạn văn khác nhau nhưng cần
làm rõ các gợi ý sau:được sống trong tình

yêu, hạnh phúc trọn vẹn, được bình đẳng,
được yêu thương, được trân trọng vàbảo
vệ…
c) Sáng tạo


Chuyên đề: Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Gia Khánh (chủ biên); Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII);
NXB Giáo dục, 2005.
2. Nguyễn Thị Thanh Lâm; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ
XIX; Trường Đại học Cần Thơ, 2004.
3. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử,…; Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt
Nam; NXB Giáo dục, 1998.
4. Lê Trí Viễn – Lê Xuân Lít – Nguyễn Đức Quyền; Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương;
NXB Giáo Dục, 2000
5. Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh, Hồ Xuân Hương – về tác gia và tác phẩm; NXB Giáo
Dục, 2007.
6. Phạm Du Yên; Thơ Hồ Xuân Hương; NXB Thanh Niên; 2007.

25


×