Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hiện trạng ngành sản xuất nấm việt nam và giới thiệu các giải pháp công nghệ nhằm giải quyết một số vấn đề tồn tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.35 KB, 15 trang )

Hội thảo Quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao trong nơng nghiệp tại Việt Nam” | TP. Hồ Chí Minh

Hiện Trạng Ngành Sản Xuất Nấm Việt Nam Và Giới Thiệu Các Giải Pháp
Công Nghệ Nhằm Giải Quyết Một Số Vấn Đề Tồn Tại
Lê Quang Thái
TT Ươm tạo CN và Doanh nghiệp KHCN, Viện Ứng dụng Công nghệ, Hà Nội, Việt Nam.
E-mail:

Abstract:
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với các điều kiện sẵn có của Việt Nam, sản phẩm nấm
ăn nấm dược liệu đã được Thủ tướng phê duyệt nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ
năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo quyết định số
439/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012. Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm nấm
ăn và nấm dược liệu” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt đã đề ra một số mục tiêu
đáng chú ý sau đây: (a) Đến năm 2020 sản xuất khoảng 150.000 tấn nấm các loại, chiếm khoảng 20%
tổng sản lượng nấm cả nước, giá trị hàng hóa đạt 5.000 tỷ/năm, trong đó xuất khẩu đạt tối thiểu 100120 triệu USD/năm; (b) Cơ giới hóa ngành sản xuất nấm và làm chủ công nghệ sản xuất nấm trên quy
mô cơng nghiệp; (c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học, người
sản xuất nấm để làm chủ về khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia. Trải qua nhiều năm
thực hiện, phong trào nghiên cứu, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu được đẩy mạnh ở khắp nơi trên
cả nước thông qua việc: đầu tư mạnh vào việc phát triển ngành nấm (đề án phát triển sản xuât nấm
tỉnh Bắc Giang với tổng kinh phí 234 tỷ đồng, tỉnh Hà Tĩnh với 63 tỷ đồng); thành lập Hội Nấm học
Việt Nam; đào tạo chuyên sâu về nấm ăn và nấm dược liệu (Học viện Nông nghiệp Việt Nam); đăng
cai tổ chức Hội nghị Nấm học Châu Á năm 2017 ... Tuy nhiên, cho đến nay ngành nấm Việt Nam còn
tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập đặc biệt là về mặt chủng giống, công nghệ nuôi trồng và công nghệ
bảo quản sau thu hoạch. Báo cáo này nêu ra một số vấn đề chính về trực trạng ngành nấm của Việt
Nam, giới thiệu một số giải pháp công nghệ mới cho ngành nấm như: công nghệ sản xuất giống nấm
dạng dịch thể, công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp (CNL), nhà trồng nấm thông minh, công nghệ tưới diệt
khuẩn sử dụng ozon, công nghệ CAC-ing, công nghệ chiếu tia cực tím sau thu hoạch … Các cơng
nghệ này được đánh giá đã giúp chủ động trong khâu sản xuất giống, tăng sản lượng nấm trồng lên
30%, rút ngắn 1/3 giời gian hình thành quả thể, cải thiện về mặt cảm quan sản phẩm và kéo dài thời
gian bảo quản nấm tạo thuận lợi cho quá trình tiêu thụ. Báo cáo cũng trình bày một số mơ hình điển


hình áp dụng khoa học kỹ thuật, một số sáng kiến trong mơ hình kinh doanh nấm nhằm giới thiệu,
quảng bá từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nấm Việt Nam.
Keywords: Nấm ăn, nấm dược liệu, CAC-ing, tưới nhỏ giọt bù áp, CNL, tia cực tím.

I. TỔNG QUAN
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất nấm tại Việt Nam
Theo những tài liệu phổ biến hiện nay 1,2, ngành sản xuất nấm đã xuất hiện tại
Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác giả báo cáo này đã tìm thấy
một văn bản (trên sở dữ liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam), đăng trên báo Khoa học
(bằng chữ quốc ngữ) số 216, ra ngày 15 tháng 6 năm 1939 3 (tác giả bài báo ký hiệu:
C.H.) với nội dung dạy cách trồng nấm Hương. Xin trích nguyên văn một số câu đáng
chú ý trong bài báo như sau: “Theo bảng thống kê của sở thương-chính thì lấy số trung


bình, mỗi năm nước ta nhập cảng hơn 114 tấn nấm trị giá 6 vạn rưỡi đồng … Thế mà
theo cuộc điều tra của sở Kiểm-lâm Bắc-kỳ số nấm hương do tỉnh Bắc-giang, Caobằng, Tun-quang, Hịa-bình, Sơn-tây sản xuất hằng năm được độ 3 tấn rưỡi. Như
thế, dù ta có giồng rất nhiều nấm hương chăng nữa, số nấm sản xuất ra cũng chưa đủ
thu dụng trong nước. Mới đây, sở Kiểm-lâm Bắc-kỳ đã khuyến-khích cho mọi người ở
các miền rừng núi nên giồng nấm hương để lấy lợi …”. Như vậy, ngành sản xuất nấm
(một cách chủ động, không qua thu hái tự nhiên) đã xuất hiện tại Việt Nam ít nhất từ
năm 1939 (hoặc sớm hơn nữa) và có thể do người Pháp đưa vào Việt Nam. Do các
biến cố lịch sử, ngành nấm bị lãng quên (cần thêm các dẫn chứng khoa học khác của
đồng nghiệp) cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Sau đây, là những dấu mốc chính
trong q trình phát triển của của ngành sản xuất nấm Việt Nam (có tham khảo tư liệu
của đồng nghiệp) 1,2,5,6,7,8:
- Khoảng những năm 1930-1940, bắt đầu xuất hiện và hình thành ngành ni
trồng nấm tại Việt Nam.
- Từ những năm 1970, bắt đầu phát triển ngành sản xuất nấm.
- Năm 1984, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp
Hà Nội

- Năm 1985 - 1986, tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO) tài trợ UBND Tp.
Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà
Nội và Xí nghiệp Nấm Tp. Hồ Chí Minh (thời kỳ này một loạt các đơn vị sản xuất và
thương mại nấm hình thành).
- Năm 1991 -1993, Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường triển khai dự án sản
xuất nấm theo công nghệ Đài Loan. Công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp
và nhà trồng nấm công nghiệp của Ý (thời kỳ này phong trào trồng nấm mỡ mở rộng
hầu hết các tỉnh phía Bắc).
- Năm 2000, Chính phủ ra Chỉ thị 241/CP-NN ngày 14/3/2000 gửi các Bộ: Khoa
học Công nghệ và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế
hoạch và Đầu tư về việc tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất nấm.
- Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức “Hội nghị triển
khai sản xuất và chế biến nấm, măng” tại Hà Nội.
- Năm 2008, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X ra
Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 3577/QĐBNN-XD ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư “Sản xuất giống nấm, giai
đoạn 2011 - 2015” thuộc Chương trình giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020.
- Năm 2011. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội xuất bản
sách “Nấm lớn ở Việt Nam” của Giáo sư Trịnh Tam Kiệt.
- Năm 2012, Chính phủ ra Quyết định số 439/QĐ- TTg ngày 16/4/2012 về phê
duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát
triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó có sản phẩm nấm ăn nấm dược liệu.
- Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 2690/QĐBNN-KHCN ngày 12/11/2013 phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia
“Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu” phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia đến năm
2020.


- Năm 2017, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nấm học châu Á – Asian
Mycological Congress 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, tổng sản lượng nấm trong cả nước năm ước đạt khoảng 270 nghìn tấn
tập trung ở khu vực trọng điểm là phía Bắc và phía Nam với 16 chủng loại nấm khác
nhau (số liệu năm 2011, Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) 10.
Trong 16 chủng loại nấm khác nhau, Việt Nam hiện trồng 6 chủng loại phổ biến, phân
bố tại các vùng khác nhau đó là 9:
- Nấm rơm trồng phổ biến tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 70%
sản lượng nấm rơm cả nước.
- Nấm mộc nhĩ trồng phổ biến tại các tỉnh vùng Đông nam bộ, chiếm 50% sản
lượng mộc nhĩ cả nước.
- Nấm mỡ, nấm sị, nấm hương trồng phổ biến tại các tỉnh phía Bắc, mỗi năm đạt
60.000 tấn.
- Nấm dược liệu (chủ yếu là Linh chi), Vân chi, Hầu thủ được trồng chủ yếu tại
Tp. Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt sản lượng
mỗi năm đạt 150 tấn.
- Ngoài ra, các loại nấm khác như: Kim châm, Ngọc châm, Trân châu, Đùi gà,
Chân dài được trồng rải rác với sản lượng khoảng 500 tấn.
Về vấn đề tiêu thụ 11, tại thị trường nội địa, nấm dưới dạng tươi và khô được tiêu
thụ là chủ yếu. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải phòng,
Quảng Ninh cao gấp 1,5-2 lần giá thành sản xuất (nấm mỡ: 40.000đ/kg, nấm sò:
30.000đ/kg, nấm rơm: 40.000đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội trung bình mỗi ngày tiêu
thụ khoảng 60 tấn nấm tươi các loại ... Tại thị trường xuất khẩu, tiêu thụ nấm muối,
nấm hộp, nấm khô, kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD/năm. Các sản phẩm
nấm xuất khẩu của nước ta chủ yếu ở dạng đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển.
Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu nấm sang 31 thị trường: Hoa kỳ đạt 7.7 triệu
USD, Italia: 4.4 triệu USD … Giá nấm rơm muối xuất khẩu trung bình ở mức 1299
USD/tấn.
Ngành nấm tại Việt Nam đang có những bước phát triển rất mạnh trong thời
điểm hiện tại thể hiện qua: các chính sách của nhà nước về ngành nấm; sự phổ biến
kiến thức và đào tạo bài bản về ngành nấm của các viện nghiên cứu (Viện Di truyền
Nông nghiệp, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học), các cơ sở đào tạo (Học viện

Nông nghiệp Việt Nam); sự đầu tư mạnh về tài chính, cơng nghệ của các đơn vị, các
địa phương (UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Nghệ An, UBND Tp. Hồ Chí Minh,
C.Ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao, C.Ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu
Ngọc Động Hà Nam, C.Ty TNHH Nông trại FUHA FARM …).
I.2. Các thế mạnh để phát triển ngành sản xuất nấm của Việt Nam
Về khí hậu
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam
phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận
nhiệt đới ẩm. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực
Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới. Với điều kiện khí hậu này, Việt
Nam có thể trồng được hầu hết các loại nấm ăn phổ biến hiện nay hoàn toàn dựa vào
điều kiện tự nhiên mà không cần can thiệp các biện pháp công nghệ.


Về đa dạng sinh học của khu hệ Nấm lớn
Việt Nam nằm trong vùng có sự đa dạng sinh học cao về các loài Nấm lớn
(Macro Fungi). Theo các số liệu được cập nhật từ năm 1963 và một số nghiên cứu
khác từ năm 1890 (của một số nhà khoa học chun và khơng chun người nước
ngồi) cho đến năm 1998 12, có khoảng 892 lồi Nấm lớn được biết đến tại Việt Nam.
Từ năm 1998 đến năm 2001 ghi nhận có 1250 lồi nấm lớn tại Việt Nam 18, đặc biệt
trong vòng 10 năm trở lại đây các khu hệ Nấm lớn được xác định có độ đa dạng sinh
học cao trên cả nước đã được các nhà khoa học Việt Nam tiến hành nghiên cứu và
công bố khiến bản đồ tài nguyên Nấm lớn của Việt Nam ngày càng trở nên rõ ràng, tạo
cơ sở cho việc khai thác, phát triển ngành nuôi trồng sản xuất nấm tại Việt Nam. Các
nghiên cứu có thể kể đến như: Đa dạng thành phần loài của chi Ganoderma ở vừờn
quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai - Việt Nam (Nguyễn Phương Đại Nguyên) 13; Sự
phân bố và thành phần loài nấm lớn tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng,
tỉnh Hậu Giang (Trần Thị Kim Hồng và cộng sự) 14; Nghiên cứu ban đầu về khu hệ
nấm lớn trong ô mẫu định vị tại vườn quốc gia Bidoup – Núi bà, tỉnh Lâm Đồng
(Nguyễn Phương Thảo và cộng sự) 15; Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện

Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế (Ngô Anh và cộng sự) 16; Đặc điểm các yếu tố sinh
thái và phân bố của họ nấm Ganodermataceae donk ở khu vực Tây Nguyên (Nguyễn
Phương Đại Nguyên và cộng sự) 17; Một số loài nấm tán mới ghi nhận cho khu hệ nấm
Việt Nam (Trịnh Tam Kiệt và cộng sự) 18; Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của nấm làm dược liệu mọc trên gỗ dại tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội
(Trần Tuấn Kha) 19; … Đặc biệt, các nghiên cứu đã ghi nhận rất nhiều loài mới có giá
trị dược liệu và kinh tế rất cao: Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh học và nuôi trồng
thành công nấm phát quang Omphalotus sp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghiên
cứu chiết tách một số hoạt chất kháng ung thư hữu hiệu (Đào Thị Vân và cộng sự) 20;
Thành phần loài của bộ nấm Cantharellales ở vùng Tây Nguyên (Lê Bá Dũng) 21;
Nghiên cứu đa dạng của các loài nấm hương Lentinula edodes ở Sapa, Lentinula cf.
lateritia, Đà Lạt và Lentinula sp. mới tìm thấy ở Cát Tiên – Việt Nam (Lê Xuân Thám
và cộng sự) 22; Nghiên cứu phân loại và nuôi trồng nấm bạch ngọc (Macrocybe titans)
phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên (Phạm Ngọc Dương và cộng sự) 23. Cập nhật sự
phân bố của nấm Phallus drewesii (Phallales, Basidiomycota): lần đầu nghi nhận tại
châu Á (Trierveiler-Pereira L và cộng sự) 24.
Ngồi ra, cịn rất nhiều các loài nấm là đặc sản của nhiều địa phương: nấm chân
chim - Schizophyllum commune (Lào Cai), nấm hồng cơ – Russula sp (Lạng Sơn), nấm
gan bị – Boletus sp (Đà Lạt), nấm trứng gà - Amanita caesarea (Bình Phước), nấm
mối – Macrolepiota albuminosa (đồng bằng sơng Cửu Long), nấm tâm trúc –
Dictyophora indusiata (Long An); cần được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để
làm sáng tỏ cơng dụng, thành phần lồi, trên phương diện khoa học tạo thuận lợi cho
việc nuôi trồng, khai thác nguồn lợi tài nguyên nấm lớn Việt Nam.
Về nguồn nguyên liệu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với Lúa là cây trồng phổ biến, diện tích
gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước. Việt Nam có sản lượng lúa
đạt 38 triệu tấn/năm như vậy sẽ có tương ứng 38 triệu tấn rơm rạ, 6-7 triệu tấn trấu là
phụ phẩm của ngành sản xuất lúa gạo cần được xử lý 25. Các thành phần hydrate
carbon chính của rơm rạ gồm xenlulose (37,4%), hemicellulose (44,9%), lignin (4,9%)



và hàm lượng tro silica (9 - 14%) 26 chính là nguồn nguyên liệu rất phù hợp để sản
xuất nấm. Ngồi Lúa, Việt Nam cịn sản xuất lượng lớn các loại nơng sản khác như:
ngơ, sắn, đậu tương, mía đường … Theo thống kê năm 2014, cả nước có khoảng 61.43
triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp 27, nguồn phụ phẩm nông nghiệp khổng lồ này là
một thế mạnh của ngành sản xuất nấm, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải
nhập khẩu rơm rạ của Việt Nam 28, 29.
Các số liệu và dẫn chứng trên thể hiện ngành nấm Việt Nam mang đầy đủ các
điều kiện để phát triển, tạo sức cạnh tranh và ghi dấu ấn trên bản đồ ngành Nấm thế
giới.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH NẤM VIỆT NAM
Tuy có rất nhiều điều kiện để phát triển nhưng ngành nấm Việt Nam còn tồn tại
rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết từ hàng chục năm nay khiến trong nhiều năm trở
lại đây nấm Việt đánh mất vị thế cạnh tranh với các loại nấm nhập khẩu từ Hàn Quốc,
Nhật Bản đặc biệt là Trung Quốc. Phong trào trồng nấm được được mở rộng trên cả
nước rồi nhanh chóng thối trào tại nhiều địa phương. Báo cáo này tập trung nêu ra
một số vấn đề cịn tồn tại trong ngành nấm trên khía cạnh sản xuất mà không đề cập
tới khia cạnh kinh tế, môi trường hay các tác động xã hội.
Theo Robert Harding Whittaker 30, sinh vật được chia thành 5 giới (Kingdom)
riêng biệt bao gồm: Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia), Nấm (Fungi), Khởi sinh
(Monera), Nguyên sinh (Protista). Nấm ăn (Edible mushroom) và nấm dược liệu
(Medicinal mushroom) còn được gọi là nấm lớn (Macro-fungi), phân biệt với Vi nấm
(Micro-fungi); là các loài nấm thuộc hai ngành: Nấm nang (Ascomycota) và Nấm đảm
(Basidiomycota) của giới Nấm. Các loài nấm trong giới Nấm nói chung và nấm ăn,
nấm dược liệu nói riêng mang các đặc điểm đặc trưng của cả Động vật và Thực vật,
đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng khiến ngành sản xuất nấm không giống với bất
cứ các ngành nông nghiệp nào khác như chăn nuôi, trồng trọt hay nuôi trồng thủy sản.
Đây cũng là đặc điểm mà tác giả báo cáo này chủ quan cho rằng các đơn vị nuôi trồng
nấm, đơn vị chuyển giao công nghệ, các nhà hoạch định chính sách đã lãng qn (hoặc
khơng đặt trọng tâm) dẫn đến một loạt các vấn đề tồn tại trong ngành sản xuất nấm của

Việt Nam hiện nay đặc biệt là trong các vấn đề kỹ thuật ni trồng.
Nghề nấm Việt Nam nói chung và sản xuất nấm nói riêng, trong vài năm trở lại
đây đã được mổ xẻ, đánh giá rất nhiều thông qua các nghiên cứu, các hội nghị, hội
thảo và đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đaị chúng 6, 11, 31, 32, 33, 34, 35; thể hiện
rằng ngành sản xuất nấm hiện đang rất được xã hội quan tâm và thực sự đang gặp
nhiều vấn đề bất cập cần thiêt phải có các giải pháp giải quyết. Nhìn chung, các nhận
định đều nêu ra những vấn đề tồn tại sau đây:
Vấn đề chủng giống
Sự đa dạng về chủng giống nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam còn nghèo
nàn. Các cơ quan nghiên cứu còn chưa chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển các
chủng giống nấm khiến độ ổn định của giống thấp, năng suất thấp … Thậm chí đối với
các loại nấm phổ biến như nấm sị, nấm rơm thì chủng giống đều được nhập từ các
nước như Trung Quốc, Thái Lan.
Vấn đề nuôi trồng
Chúng ta gặp nhiều vấn đề trong tất cả các khâu trong quá trình ni trồng, tổ
chức sản xuất chủ yếu do thiếu các kiến thức cơ bản, đặc biệt là các khâu: chuẩn bị


nguyên liệu, kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh nhà xưởng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật
(cảm biến môi trường, tự động hóa …) cịn rất chậm thậm chí là tại các đơn vị đã có bề
dày kinh nghiệm tồn tại trên cả chục năm nay.
Vấn đề bảo quản sau thu hoạch
Đây là vấn đề yếu nhất của ngành sản xuất nấm Việt Nam hiện nay. Nấm chủ
yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi (hoặc sấy khô và muối chủ yếu phục vụ xuất khẩu)
trong vòng 24 giờ sau khi thu hái mà thiếu các biện pháp kỹ thuật xử lý với q trình
đóng gói thủ cơng và hết sức thơ sơ.
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠNG NGHỆ
III.1. Công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể
Vấn đề nuôi trồng dạng dịch thể (liquid culture) hệ sợi nấm (mycelium) đã
được nghiên cứu từ rất lâu trước đây 36. Tuy nhiên, trong 15 năm trở lại đây, dưới sự

phát triển của hệ thống lò phản ứng sinh học (Bio-reactor) và các máy móc phân tích
kỹ thuật cao như HPLC (High performance liquid chromatography), GC-MS (Gas
chromatography–mass spectrometry) thì cơng nghệ ni trồng giống nấm dạng dịch
thể đã có những bước phát triển vượt bậc.
Hệ sợi nấm sau khi được phân lập từ quả thể sẽ được nuôi trồng trên môi
trường dịch thể (có bổ sung dinh dưỡng, muối, vitamin … phù hợp) qua nhiều cấp
nhằm gia tăng sinh khối hệ sợi nấm thuần khiết. Các yếu tố khác như nhiệt độ, pH, tốc
độ lắc, nồng độ oxi … tối ưu cho từng loại nấm cũng được đảm bảo duy trì trong suốt
q trình lên men dịch thể.
Cơng nghề này giúp rút ngắn thời gian tạo giống, độ đồng nhất và vô trùng rất
cao, rất phù hợp với sản xuất nấm trên quy mô công nghiệp trên các loại nấm cao cấp
như nấm kim châm, sò đùi gà, thủy tiên. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã làm chủ
được công nghệ này trên quy mơ phịng thí nghiệm 37,38, tuy nhiên cần đẩy mạnh việc
áp dụng công nghệ này vào thực tiễn.
III.2. Công nghệ dung hợp tế bào trần
Kỹ thuật dung hợp tế bào trần (Protoplast fusion) là kỹ thuật trộn hai loại tế bào
trần (tế bào đã loại bỏ thành tế bào) với nhau để tạo ra tế bào lai (tế bào có chung vật
liệu di truyền và tế bào chất). Có thể dung hợp các tế bào cùng lồi hay khác lồi với
mục đích tạo con lai mang đặc tính di truyền nhân hay tế bào chất của bố hoặc mẹ.
Đây là kỹ thuật không mới và được sử dụng phổ biến cho thực vật, tuy nhiên đây lại là
một hướng đi đang được các nhà khoa học rất quan tâm khi áp dụng cho nấm.
Một ví dụ điển hình 39: Nấm rơm (Volvariella volvacea) là lồi có giá trị dinh
dưỡng, kinh tế rất cao; nấm phát triển tối ưu ở nhiệt độ 30-32°C do vậy nấm được
trồng rất phổ biến tại các tỉnh phía Nam; tại phía Bắc nấm chỉ được trồng vào mùa hè.
Ngoài ra, nấm có thời gian bảo quản rất ngắn và nếu bảo quản tại mức nhiệt độ thấp
nấm sẽ có vị đắng rất hạn chế cho việc tiêu thụ.
Xuất phát từ nhu cầu: kéo dài thời gian bảo quản và hạ thấp nhiệt độ nuôi trồng
nấm để phù hợp với mọi vùng miền với các ngưỡng nhiệt khác nhau, các nhà khoa học
đã thực hiện kỹ thuật dung hợp tế bào trần giữa nấm rơm và nấm sò đùi gà (Pleurotus
eryngii), đây là lồi nấm cao cấp, có kích thước lớn, thời gian bảo quản dài tại mức

nhiệt độ thấp, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu từ 10-16°C. Kết quả, bằng kỹ thuật dung hợp
tế bào trần, các nhà khoa học dã tạo ra chủng nấm rơm có thể sinh trưởng tại nhiệt độ


25°C, nấm có thể bảo quản tại mức 16°C, và hiệu suất sinh học đạt 31.53% so mới
chủng bố mẹ 9.38%.
Kỹ thuật dung hợp tế bào trần cũng được sử dụng để tạo ra các chủng nấm ít sinh
bào tử (spore-less strain). Điều này xuất phát từ một thực tế như sau 40, 41: Nấm sò,
nấm linh chi là các loài nấm sinh bào tử rất nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc
biệt là nấm sị. Điều này dẫn đến sự hao hụt năng suất, chất lượng nấm và trong một
vài trường hợp gây các biểu hiện dị ứng cho các lao động tiếp xúc trực tiếp với nấm.
Các chủng nấm ít sinh bào tử khắc phục được hồn toàn các vấn đề trên.
Kỹ thuật dung hợp tế bào trần áp dụng cho việc tạo giống mới cho nấm thực sự là
một hướng nghiên cứu mà các nhà khoa học Việt Nam cần quan tâm đi sâu nghiên
cứu, đặc biệt trong điều kiện khí hậu Việt Nam có sự khác biệt rất lớn tại các vùng
miền khác nhau. Tuy nhiên, trong tương lai gần, các đơn vị tham gia sản xuất nấm có
thể trực tiếp liên hệ và tiến hành nhập các chủng giống mới này và bắt tay ngay vào
việc sản xuất tại Việt Nam.
III.3. Công nghệ IoT, mạng cảm biến không dây
Nấm ăn và nấm dược liệu là sinh vật có vịng đời rất ngắn (nấm sị, nấm rơm,
kim châm); từ khi mầm quả thể hình thành cho tới khi đủ tuổi thu hoạch chỉ kéo dài
trong 3-4 ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành bại của cả quá
trình trồng nấm. Tuy nhiên, đay cũng là giai đoạn cây nấm chịu ảnh hưởng nhiều nhất
từ các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, ánh sáng, tỷ lệ O2/CO2 … Các
yếu tố này phải được theo dõi và điều chỉnh tối ưu liên tục (hằng giờ) trong suốt quá
trình chăm sóc.
Hiện nay tại Việt Nam, phần lớn việc điều chỉnh này được thực hiện thơng qua
cảm tính, dựa vào điều kiện hiện tại của môi trường (kể cả các xưởng sản xuất hàng
ngàn mét vng). Tự động hóa nhà trồng nấm, tự động cảm biến và điều chỉnh các
thông số môi trường là thực sự cần thiết, là xu hướng tất yếu trong ngành sản xuất nấm

tại Việt Nam, điều mà các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang
làm rất tốt.
Sau đây là mơ hình các hệ thống tích hợp giám sát và kiểm sốt trang trại nấm
Linh Chi bằng cách sử dụng IOT, NETPIE và LINE API tại Thái Lan 42:


Hình 1: Mơ hình các hệ thống tích hợp giám sát và kiểm soát trang trại nấm
Linh Chi (Ekkarat Boonchieng và cộng sự., 2018)
Cũng trong nghiên cứu này, Ekkarat Boonchieng và cộng sự đã đề xuất mơ hình
điều khiển tự động chế độ tưới nước cho nấm Linh chi:


Hình 2: Sơ đồ điều chỉnh chế độ tưới nước tự động cho nấm Linh Chi
(Ekkarat Boonchieng và cộng sự., 2018)
Việc ứng dụng các mạng cảm biến không dây kết hợp các giải pháp IoT trong
nông nghiệp trên cánh đồng mẫu lớn, trên một số khía cạnh nào đó (theo quan điểm
của tác giả báo cáo này) còn khá xa vời; tuy nhiên lại rất khả thi đối với ngành sản
xuất nấm với các đặc trưng là: diện tích ni trồng nhỏ, vịng đời ngắn, có thể bố trí
ni trồng theo không gian.
III.4. Công nghệ sản xuất đất phủ CAC-ing và tưới nhỏ giọt bù áp (CNL)
Do đặc tính sinh học vốn có, một số lồi nấm bắt buộc phải được sử dụng đất
phủ (Casing soil) trong q trình ni trồng như: nấm mỡ, nấm nữ hoàng, nấm hoàng
đế, nấm mối đen … Đất phủ đóng 2 vai trị quan trọng là: kích thích sự hình thành
mầm quả thể và giữ ẩm cho mơ nấm có chứa hệ sợi nấm đang phát triển. Sản xuất đất
phủ là khâu rất phức tạp và quyết định đến sản lượng của nấm. Tuy nhiên, hiện nay tại
Việt Nam, khâu phủ đất được thực hiện hết sức máy móc (có thể do người trồng thiếu
kiến thức hoặc chưa quan tâm) đó là: sử dụng đất vườn/đất ruộng để phủ lên mô nấm.
Điều này dẫn đến việc năng suất nấm giảm sút, mầm bệnh trên đất chưa được xử lý
làm giảm chất lượng cảm quan sản phẩm. Thực chất, đất phủ phải ở dạng compost,
chứa nhiều vi sinh vật có ích, mầm bệnh đã bị tiêu diệt phần lớn trong quá trình ủ

compost, khả năng giữ ẩm cao. Công nghệ CAC-ing 43 bổ sung 500-600g compost/m2
bề mặt mô nấm (phối trộn cùng đất và một số phụ gia khác); sau khi phủ đất, hện sợi


nấm sẽ tiếp tục ăn lan lên bề mặt của đất phủ, tiếp xúc với hệ vi sinh vật trong đất phủ
từ đó hình thành mầm quả thể. Cơng nghệ này giúp rút ngắn thời gian nuôi trồng, tăng
sản lượng và chất lượng của nấm.
Trên một khía cạnh khác, sau khi phủ đất, đất phủ phải luôn luôn được giữ ẩm ở
mức 70-80% đảm bảo điều kiện cho hệ sợi nấm phát triển tốt. Việc này được thực hiện
bằng cách tưới nước trực tiếp lên luống nấm (kể cả tự động hoặc thủ công) gây tốn
công lao động, việc điều chỉnh dựa hồn tồn vào cảm tính. Nhóm các nhà khoa học
đến từ Công ty Netafim Israel (công ty hàng đầu thế giới trên cung cấp các giải pháp
tưới nước nhỏ giọt) đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp cho việc
nuôi trồng nấm 44. Với công nghệ này, các ống dẫn nước với các điểm nhỏ giọt chế tạo
theo công nghệ nhỏ giọt bù áp (tránh thấm nước một cách thụ động sang đất phủ tại
mơ nấm) được bố trí dọng than ống. Nước sẽ được cung cấp vào mơ nấm hồn tồn
chủ động theo điều chỉnh người trồng nấm, được tính theo lượng nước (lít) trên 1 đơn
vị thời gian (giờ). Cơng nghệ này được Netafim giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2016
trong triển lãm ngành ni trồng nấm tồn cầu.

Hình 3: Mơ hình cấu tạo vịi nhỏ giọt bù áp của Netafim
(Nguồn: Netafim.com)
III.5. Cơng nghệ chiếu tia cưc tím sau thu hoạch
Nấm dược liệu và đặc biệt là nấm ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vấn đề
kéo dài thời gian bảo quản đồng thời giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nấm cao
nhất có thể ln ln quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm nấm. Bảo quản sau thu
hoạch là khâu rất yếu trong ngành sản xuất nấm Việt Nam hiện nay. Các cách bảo
quản nấm phổ biến hiện nay bao gồm: sấy khô, bảo quản lạnh trong túi hút chân
không, muối nấm, chế biến thành các sản phẩm thứ cấp khác (giị nấm, ruốc nấm …).
Ngồi ra, cịn có một số biện pháp khác can thiệp vào quá trình sản xuất bao bì như:



thiết kế kiểu dáng thống khí, bổ sung các chất khảng khuẩn … tuy nhiên hiện chưa
phổ biến tại Việt Nam. Đặc điểm nấm tại Việt Nam được tiêu thụ dưới dạng tươi là
chủ yếu nên vấn đề bảo quản luôn luôn bức thiết.
Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng tia cực tím (UV light) trong bảo quản nấm 45.
GemmaOms Oliu và cộng sự, cho thấy: nấm mỡ thái lát được xử lý bằng tia UV với
nồng độ 4.8 J/cm2 sẽ kéo dài thời gian bảo quản mà vẫn giữ được cấu trúc và các hoạt
chất chống oxi hóa sẵn có. Đáng chú ý hơn nữa, Ryan R. Simon và cộng sự 46 đã sử
dụng tác nhân tia UV nhằm tăng hàm lượng Vitamin D trong nấm mỡ sau thu hoạch.
Đây là 1 loại vitamin mà con người và động vật không thể tự tổng hợp được mà bắt
buộc phải có tác nhân của ánh sáng cực tím (nấm không nằm trong ngoại lệ của cơ chế
này). Vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photphat của cơ thể.
Sử dụng tia cực tím trong bảo quản nấm và tăng hàm lượng dinh dưỡng cho
nấm là công nghệ hoàn toàn khả thi để áp dụng cho ngành sản xuất nấm của Việt Nam.
Công nghệ này hiện đã được hiện thực hóa từ vài năm trở lại đây tại nhiều nước trên
thế giới như Đan Mạch, Úc, Mỹ.

IV. CONCLUSION
Thực trạng ngành nấm của Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều vấn đề khiến sản
phẩm nấm của Việt Nam giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa trong nhiều
năm trở lại đây. Tuy nhiên, với các thế mạnh rất đặc thù về khí hậu, sự đa dạng khu hệ
nấm lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào đã tạo ra lợi thế vô cùng lớn cho ngành nấm Việt
nam phát triển trong giai đoạn mới. để làm được điều đó, tồn xã hội, đặc biệt là nhóm
các nhà hoạch định chính sách, các địa phương, các đơn vị tham gia chuỗi ngành hàng
nấm ăn nấm dược liệu, các đơn vị nghiên cứu cần đẩy mạnh quan tâm, nghiên cứu, áp
dụng nhanh chóng các cơng nhệ mới của nước ngồi như: IoT, tự động hóa, cảm biến
… vào sản xuất nấm đặc biệt là trong các khâu: chủng giống, nuôi trồng và bảo quản
sau thu hoạch.


References
[1] Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thi Sơn, Zani Federico. 2005. Nấm
ăn: Cơ sở khoa học công nghệ và nuôi trồng. Nhà xuất bản Nơng nghiệp, Hà Nội.
[2] Nguyễn Duy Trình. 2014. Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông
Hồng. Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[3] C.H. 1939. Giồng Nấm – Hương. Báo Khoa Học. 126: 275-276.
[4] Nhóm biên soạn. 2008. Nấm ăn: Cở sở khoa học công nghệ và nuôi trồng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
[5] Nguyễn Hữu Đống. 2003. Nuôi trồng và sử dụng nấm ăn nấm dược liệu. Nhà xuất bản
Nghệ An.
[6] Trường Giang. 2011. Xây dựng chiến lược phát triển ngành nấm.
( />cập ngày 10 tháng 9 năm 2018)

truy


[7] M. Đạo. 2016. Ngành nấm Việt Nam - cơ hội và thách thức.
( truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018)
[8] Đăng Quân. 2017. Khai mạc hội nghị Nấm học châu Á tại Tp. Hồ Chí Minh.
( truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018)
[9] Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thi Sơn. 2010. Kỹ
thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu. Nhà xuất bản Nơng nghiệp. Hà
Nội.
[10] Nguyễn Duy Trình, Nguyễn Hữu Ngoan. 2013. Phân tích hiệu quả kinh tế ngành
hàng nấm ăn tại vùng đồng bằng sơng Hồng. Tạp chí khoa học và Phát triển. 11(4):
593-601.
[11] Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2011. Báo cáo thực
trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm tại các tỉnh phía bắc. Kỷ yếu Hội nghị
phát triển nấm các tỉnh phía Bắc tại Hải Phịng.
[12] Trinh Tam Kiet. 1993. Preliminary checklist of macro-fungi of Vietnam. Feddes

Repertorium. 109 (3-4): 257-277.
[13] Nguyễn Phương Đại Nguyên. 2015. Đa dạng thành phần loài của chi Ganoderma
ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia lai, Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa học
toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VI. 738-742.
[14] Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ,
Nguyễn Văn Bé. 2017. Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại khu bảo tồn
thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học trường Đại học
Cần Thơ. 2: 96-103.
[15] Nguyễn Phương Thảo, Vũ Ngọc Long, Phạm Hữu Nhân, Lưu Hồng Trường.
2015. Nghiên cứu ban đầu về khu hệ nấm lớn trong ô mẫu định vị tại vườn quốc
gia Bidoup – Núi bà, tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VI. 872-877.
[16] Ngô Anh, Nguyễn Thị Phượng. 2015. Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VI. 454-460.
[17] Nguyễn Phương Đại Nguyên, Đỗ Hữu Thư, Lê Bá Dũng. 2013. Đặc điểm các yếu
tố sinh thái và phân bố của họ nấm Ganodermataceae Donk ở khu vực Tây
Nguyên. Tạp chí Sinh học. 35(2): 198-250.
[18] Trịnh Tam Kiệt, Trần Đơng Anh. 2012. Một số lồi nấm tán mới ghi nhận cho
khu hệ nấm Việt Nam. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng – Chuyên san Công
nghệ Sinh học. 8: 111-115.
[19] Trần Tuấn Kha. 2014. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
nấm làm dược liệu mọc trên gỗ dại tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp. 2: 44-51.


[20] Đào Thị Vân, Nguyễn Hoàng Vũ, Lê Duy Thắng, Daniel Maguire, Anthony
Rayner. 2008. Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh học và nuôi trồng thành công nấm
phát quang Omphalotus sp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghiên cứu chiết tách
một số hoạt chất kháng ung thư hữu hiệu. Tạp chí phát triển Khoa học và Cơng

nghệ. 11(7): 11-19.
[21] Lê Bá Dũng. 2003. Thành phần loài của bộ nấm Cantharellales ở vùng Tây
Nguyên. Tạp chí Sinh học. 25(3): 39-42.
[22] Lê Xuân Thám, Nguyễn Lê Quốc Hùng, Trương Thị Hồng, Hoàng Thị Hoan,
Phạm Ngọc Dương, Trương Bình Nguyên. 2010. Nghiên cứu đa dạng của các loài
nấm hương Lentinula edodes ở Sapa, Lentinula cf. lateritia, Đà Lạt và Lentinula
sp. mới tìm thấy ở Cát Tiên – Việt Nam. Tạp chí Cơng nghệ Sinh học. 8(1): 87101.
[23] Phạm Ngọc Dương, Vũ Đình Duy, Nguyễn Thị Anh, Bùi Thị Tuyết Xuân, Lê
Xuân Thám. 2017. Nghiên cứu phân loại và nuôi trồng nấm bạch ngọc (Macrocybe
titans) phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Sinh học. 39(2): 172-181.
[24] Trierveiler-Pereira L., Thao NP. 2013. Update on the distribution of Phallus
drewesii (Phallales, Basidiomycota): new record from Asia. Mycosphere. 4(5):
994–997.
[25] Mai Văn Trịnh, Trần Viết Cường, Vũ Dương Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu.
2011. Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu để phục vụ nâng cao độ
phì đất, năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 3(24): 1-5.
[26] Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 2010. Tổng quan nguồn phế
thải nông nghiệp rơm rạ, kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng. Hà Nội.
[27] Đặng Thùy Anh. 2015. Nghiên cứu tái sử dụng rơm rạ làm phân bón cho cây lúa
tại tỉnh Hưng Yên nhằm cải tạo độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường. Đại học Khoa học Tự nhiên
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
[28] Châu An. 2015. Việt Nam nên tính chuyện xuất khẩu mùn cưa, tro, bùn ao.
( truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018)
[29] Lương Mai. 2016. Gạo thảo dược và rơm Nghệ An sẽ xuất khẩu sang Hàn Quốc.
( truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018)
[30] Robert Harding Whittaker. 1975. Communities and Ecosystems. Nhà xuất bản
Macmillan. New York.
[31] Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp. 2011.

báo cáo kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất nấm ăn - nấm
dược liệu, giai đoạn 2000 – 2011. Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển sản
xuất nấm tại các tỉnh phía Bắc. Kỷ yếu Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc
tại Hải Phịng.


[32] Huyền Anh, Đăng Thư. 2016. Nấm Việt 'chết yểu' ngay trên thị trường Việt.
( />truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018)
[33] Minh Nhật. 2016. Hiệu quả từ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
nấm.
( truy cập ngày 10 tháng 9 năm
2018)
[34] Ngọc Anh, Phạm Bằng. 2014. Mở hướng cho nghề trồng nấm.
( truy cập ngày
10 tháng 9 năm 2018)
[35a] Nguyễn Tuân. 2015 Nghề trồng nấm còn bấp bênh.
( truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2018)
[35b] Hùng Đỗ. 2012. Thiếu nấm xuất khẩu.
( truy cập ngày
10 tháng 9 năm 2018)
[36] Harry Humfeld. 1948. The production of mushroom mycelium (Agaricus
campestris) in submerged culture. Science. 107(2780): 373.
[37] Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Bích Thùy. 2016. Nghiên cứu nhân giống nấm
chân dài Clitocybe maxima (gartn. ex mey.:fr.) quél. dạng dịch thể. Tạp chí Khoa
học Nơng nghiệp Việt Nam. 14 (11): 1817-1824.
[38] Cồ Thị Thùy Vân. 2015. Nghiên cứu qui trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể
để ni trồng nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus (bull.: fr.) pers.) và tách chiết một
số polysaccharide có hoạt tính sinh học. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ
Sinh học. Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
[39] Bao-Lin Hea, Li-Rong Youa, Zhi-Wei Yea, Li-Qiong Guoa, Jun-Fang Lina, Tao

Weia, Qian-Wang Zheng. 2018. Construction of novel cold-tolerant strains of
Volvariella volvacea through protoplast fusion between Volvariella volvacea and
Pleurotus eryngii. Scientia Horticulturae. 230: 161–168.
[40] J.J. P. Baars, A. S. M. Sonnenberg, T. S. P. Mikosch, L. J. L.D. Van Gnensv.
2000. Development of a sporeless strain of oyster mushroom Pleurotus ostreatus.
Science and Cultivation of Edible Fungi. 317-323
[41] Vũ Thị Kim Ngân, Trịnh Tam Kiệt. 2008. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và công nghệ nuôi trồng nấm sị ít sinh bào tử (Pleurotus sp). Di truyền học và
Ứng dụng – Chuyên san Công nghệ Sinh học. 4: 56-58.
[42] Ekkarat Boonchieng, Oran Chieochanyy, Anukit Saokaew. 2018. Smart Farm:
Applying the Use of NodeMCU, IOT, NETPIE and LINE API for a Lingzhi
Mushroom Farm in Thailand. IEICE Transactions on Communications. 101 (1):
16-23.


[43] Diego Cunha Zied1, Marli Teixeira Almeida Minhoni. 2010. A study of compost
added to a casing technique in Agaricus bisporus cultivation from phase III bulk
compost. Hortscience. 45(11): 1649-1653.
[44] Ofer Danay, Dov Raz, Nirit Ezoz, Ilana Barski, Dan Levanon. 2014. Drip
irrigation, a new way for watering, during agaricus bisporus cultivation:
increased production and lower carbon footprint. Proceedings of the 8th
International Conference on Mushroom Biology and Mushroom Products. 325329.
[45] Gemma Oms-Oliu, Ingrid Aguiló-Aguayo, Olga Martín-Belloso, Robert Soliva
Fortuny. 2010. Effects of pulsed light treatments on quality and antioxidant
properties of fresh-cut mushrooms (Agaricus bisporus). Postharvest Biology and
Technology. 56 (3). 216-222.
[46] Ryan R. Simon, Katherine M. Phillips, Ronald L. Horst, Ian C. Munro. 2011.
Vitamin D Mushrooms: Comparison of the Composition of Button Mushrooms
(Agaricus bisporus) Treated Postharvest with UV Light or Sunlight. Journal of
Agricultural and Food Chemistry. 69: 8724-8732.




×