Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

UẬN văn THẠC sĩ kỹ THUẬT NGÀNH KHOA học máy TÍNH tên đề tài NGHIÊN cứu và ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP hỗ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH đa TIÊU CHÍ TRONG QUẢN lý tài NGUYÊN RỪNG tại KHU bảo tồn cù LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.69 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----- -----

ĐỀ CƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số:

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP HỖ TRỢ RA QUYẾT
ĐỊNH ĐA TIÊU CHÍ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU
BẢO TỒN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM

Tên HV: Nguyễn Thị Thanh Huyền
CBHD: TS. Nguyễn Văn Hiệu
Lớp Cao học Khoá 15 (2011-2013)

Đà Nẵng, 08/2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5


2.1.Mục tiêu ............................................................................................... 5
2.2.Nhiệm vụ ............................................................................................. 5

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5

4.

Phương pháp thực hiện .............................................................................. 5
4.1. Phương pháp lý thuyết ..................................................................... 5
4.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................... 5

5.

Dự kiến kết quả ......................................................................................... 6
5.1. Kết quả lý thuyết .............................................................................. 6
5.2. Kết quả thực tiễn .............................................................................. 6

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 6
6.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................. 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 6

7.

Bố cục của luận văn................................................................................... 6

8.


Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................. 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của con
người, và nó cũng là yếu tố quan trọng cấu thành môi trường khu vực, là những hệ
sinh thái phức hợp có thể cung cấp cho con người một loạt các sản phẩm kinh tế và
môi trường cũng như các dịch vụ được xã hội lượng giá. Giá trị của rừng mang tính
nội tại và khó có thể đưa ra một đơn giá cho nhiều chức năng và dịch vụ mà rừng có
thể cung cấp. Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài
nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy
thoái không thể tái tạo được. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí
quyển, đất đai, mùa màng… cùng nhiều lợi ích khác. Hiện nay, hơn một nửa tài
nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy
thoái, trong khi đó trên một tỷ người nghèo đang sống dựa chủ yếu vào tài nguyên
rừng. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần thực hiện quản lý tài nguyên rừng trong đó
xem xét tất cả các yếu tố có liên quan đến tài nguyên rừng trên quan điểm tổng hợp và
toàn diện.
Quản lý tài nguyên rừng là một quá trình trong đó có sự nỗ lực quản lý tài
nguyên rừng hiệu quả hơn trên quan điểm quản lý tổng hợp, được coi là vấn đề kỹ
thuật và xã hội, yếu tố xã hội quan trọng không kém yếu tố kỹ thuật nếu không phải
quan trọng hơn. Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có những đặc điểm riêng về địa lý và
khí tượng, phong tục tập quán từng vùng và những nhận định khác nhau về các giá trị
tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó mỗi vùng lại có những hoàn cảnh phát triển kinh
tế khác nhau. Vì vậy quản lý tài nguyên rừng một cách đúng đắn và phù hợp không
thể chỉ dựa trên một quy tắc hay một tiêu chuẩn đơn thuần.

Trong Quản lý tài nguyên rừng, việc đưa ra quyết định được dựa trên sự hiểu
biết sâu sắc về mối quan hệ giữa các hoạt động, các quá trình đang diễn ra tại từng
khu vực và ảnh hưởng của hoạt động, quá trình đó đến khu vực là rất quan trọng và
mang tính quyết định. Do đó việc tìm ra một hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý
tài nguyên rừng là rất cần thiết.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS (Decision Support System) đối với các
vấn đề về tài nguyên đã bắt đầu xuất hiện giữa nhưng năm 1970. DSS được xây dựng

3


nhằm đánh giá những biện pháp khác nhau bao gồm cả việc đánh giá các chi phí của
các biện pháp đó để đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cho các cơ quan ra quyết định.
Trải qua nhiều năm tiếp theo của thập niên 90 của thế kỷ trước, cùng với sự phát triển
của các phần mềm, sự nâng cao hiểu biết cơ bản của người ra quyết định về ứng dụng
công nghệ thông tin đã giúp cho việc xây dựng và khai thác phần mềm hỗ trợ ra quyết
định trong quản lý tài nguyên trở nên phổ biến hơn.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng
là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trồng đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm
nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu phân bố ở các vùng đồi núi của cả
nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có
trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời
sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt và suy thoái
do áp lực của gia tăng dân số, canh tác nương rẫy, khai thác gỗ vượt trội cho tiêu dùng
và sản xuất công nghiệp... Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam hiện nay, quản lý
rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng
của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống người dân
vùng rừng núi, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Ví dụ cụ thể có thể nhận
thức rõ hơn là quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm đáp
ứng phát triển bền vững.

Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km, Cù Lao Chàm là nơi có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Cù Lao Chàm là một trong số rất ít đảo trong cả nước
còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn, khoảng 60 - 70%. Kiểu thảm
chiếm diện tích lớn nhất là rừng thường xanh cây lá rộng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở
độ cao từ 50 - 500m. Rừng Cù Lao Chàm vẫn được đánh giá là nơi lưu trữ nhiều
nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Hệ động vật cũng khá phong phú với 12 loài thú,
13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó đáng chú ý có khỉ đuôi dài
và chim yến là 2 loài được đưa vào sách đỏ động vật Việt Nam.
Hiện nay, các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên với tốc độ ngày càng
tăng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, cùng với nạn khai
thác rừng bừa bãi đang làm cho nguồn tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Cù
Lao Chảm tỉnh Quảng Nam có xu thế ngày càng cạn kiệt và biến đổi theo hướng bất

4


lợi. Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm tỉnh
Quảng Nam là một vấn đề bức thiết cần được triển khai một cách hệ thống, đảm bảo
tính khoa học và phát triển bền vững.
Chính vì những lý do trên, tôi đề xuất chọn đề tài luận văn cao học: “Nghiên
cứu và ứng dụng phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí trong Quản lý tài
nguyên rừng tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
-

Tối ưu quản lý tài nguyên rừng.

2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích ý tưởng nêu ra cần nghiên cứu và tiến hành triển khai các
nội dung như sau:
-

Tìm hiểu về công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm.

-

Tìm hiểu về hệ hỗ trợ ra quyết định, hỗ trợ quyết định đa tiêu chí (MCDA).

-

Nghiên cứu các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí.

-

Áp dụng các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí trong quản lý tài
nguyên rừng.

-

Xây dựng chương trình quản lý tài nguyên rừng và triển khai ứng dụng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hệ thống quản lý tài nguyên rừng, các vấn đề liên quan đến tài nguyên
rừng.
Phạm vi: Tập trung nghiên cứu ứng dụng các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa
tiêu chí và áp dụng thử nghiệm phân tích cho quản lý tài nguyên rừng bước đầu phát triển
tại khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp thực hiện

4.1. Phƣơng pháp lý thuyết
-

Tìm hiểu phương pháp quản lý tài nguyên rừng.

-

Tìm hiểu hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên rừng.

-

Tìm hiểu các công cụ và công nghệ liên quan đến tài nguyên rừng.

4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
-

Phân tích yêu cầu thực tế của bài toán quản lý rừng và áp dụng các thuật toán
có liên quan để trợ giúp việc lập trình, xây dựng ứng dụng.

5


-

Kiểm tra, thử nghiệm và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả đạt được.

5. Dự kiến kết quả
5.1. Kết quả lý thuyết
-


Nắm được các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí.

-

Áp dụng thành công phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí vào quản lý
tài nguyên rừng tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam.

5.2. Kết quả thực tiễn
-

Xây dựng thành công phần mềm quản lý tài nguyên rừng với một số chức năng
cơ bản có giao diện than thiện và dễ sử dụng.

-

Chương trình sẽ hỗ trợ ra quyết định một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm
bảo về mặt tối ưu và có giá trị cho người sử dụng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
-

Áp dụng lý thuyết hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí vào bài toán quản lý tài
nguyên rừng.

-

Đề tài đã đề xuất các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí vào bài toán
quản lý tài nguyên rừng.


-

Áp dụng phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí vào quản lý tài nguyên
rừng tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Đề tài sẽ ứng dụng các công cụ, ngôn ngữ lập trình để xây dựng hệ thống trợ
giúp quyết định trong quản lý tài nguyên rừng.

-

Sản phẩm là hệ thống phục vụ đắc lực, kịp thời và có độ chính xác cao.

-

Đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả.

7. Bố cục của luận văn
Dự kiến luận văn được trình bày bao gồm các phần chính như sau :
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

6



I. Tổng quan về quản lý tài nguyên rừng
I.1. Nguyên lý chung của “Quản lý tài nguyên rừng”
I.2. Hệ thống quản lý rừng ở Việt Nam
I.3. Những vấn đề cần quan tâm trong quản lý tài nguyên rừng
II. Tổng quan hệ hỗ trợ ra quyết định
II.1. Giới thiệu
II.2. Các khái niệm của hệ hỗ trợ ra quyết định
II.3. Năng lực của hệ hỗ trợ ra quyết định
II.4. Người ra quyết định và quá trình ra quyết định
II.4.1. Người ra quyết định
II.4.2. Quá trình ra quyết định
II.5. Các thành phần của hệ hỗ trợ ra quyết định
III. Hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí (MCDA)
III.1. Giới thiệu
III.2. Một số khái niệm thông thường
III.3. Cấu trúc bài toán MCDA
III.4. Phân loại bài toán MCDA
III.5. Các phương pháp của MCDA
CHƢƠNG II: CÁC PHƢƠNG PHÁP HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU
CHÍ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
I. Mô hình MCDA cho bài toán quản lý tài nguyên rừng
I.1. Giới thiệu
I.2. Cơ sở lý thuyết MCDA áp dụng cho bài toán
I.2.1. Các bước cơ bản
I.2.2. Tạo lập ma trận phân tích
I.2.3. Chuẩn hóa ma trận phân tích
I.2.4. Mô hình hóa hàm giá trị
II. Phương pháp Electre III

II.1. Một số ký hiệu sử dụng
II.2. Xây dựng mối quan hệ thứ bậc
II.3. Khai thác mối quan hệ thứ bậc
III. Phương pháp Promethee II

7


III.1. Một số ký hiệu sử dụng
III.2. Xây dựng mối quan hệ thứ bậc
III.3. Khai thác mối quan hệ thứ bậc
IV. Phương pháp Electre III dựa trên cách tiếp cận SMAA III
IV.1.Không gian trọng số và cách tiếp cận ngược
IV.2.Các phương pháp mô tả
V. Phương pháp AHP (Analytic Hierachy Process)
V.1. Phân giải vấn đề cần giải quyết
V.2. Thành lập ma trận so sánh
V.3. Tổng hợp độ ưu tiên
VI. Phương pháp AHP mờ (fuzzy AHP - FAHP)
VI.1. Giới thiệu
VI.2. Biến ngôn ngữ và giá trị mờ của biến ngôn ngữ trong so sánh cặp
VI.3. Thuật toán FAHP của Chang (1992,1996)
CHƢƠNG III: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐA
TIÊU CHÍ TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM
I.

Vài nét về khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

II. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng tại khu bảo tồn

thiên nhiên Cù Lao Chàm
II.1. Đối với ban quản lý
II.2. Đối với người dân
III. Nhu quản lý tài nguyên rừng phục vụ phát triển bền vững tại khu bảo tồn thiên
nhiên Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam
III.1. Áp lực do biến đổi khí hậu
III.2. Áp lực từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
IV. Xây dựng chương trình hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí trong quản lý tài nguyên
rừng tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam
IV.1. Vận dụng phương pháp Electre III
IV.2. Vận dụng phương pháp Promethee II
IV.3. Vận dựng phương pháp Electre III dựa trên cách tiếp cận SMAA III
IV.4. Vận dụng phương pháp AHP

8


IV.5. Vận dụng phương pháp AHP mờ
V. Xác định phương án đáp ứng biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
V.1. Xác định các phương án
V.2. Xác định các tiêu chí
V.3. Xếp hạng các phương án
VI. Xác định phương án đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
VI.1. Xác định các phương án
VI.2. Xác định các tiêu chí
VI.3. Xếp hạng các phương án
KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Phạm vi ứng dụng
3. Hướng phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8. Kế hoạch nghiên cứu
STT Thời gian
1

Nội dung thực hiện

Kết quả dự kiến

01/06/2012 Xác định đề tài: Nghiên cứu và Tên đề tài
đến 31/07/2012 ứng dụng phương pháp hỗ trợ
ra quyết định đa tiêu chí trong
Từ

Quản lý tài nguyên rừng tại khu
bảo tồn Cù Lao Chàm tỉnh
Quảng Nam.
2

01/08/2012 - Xác định nguồn tài liệu tham Danh mục tài liệu
khảo chính.
đến 31/08/2012
- Nghiên cứu tài liệu, các ngôn
Từ

ngữ lập trình và tìm hiểu các
công cụ hỗ trợ cần thiết.
- Bước đầu viết luận văn .
3


01/09/2012 - Nghiên cứu và viết báo cáo cơ Cơ sở lý thuyết
đến 30/09/2012 sở lý thuyết chương 1
Từ

9


4

01/10/2012 - Nghiên cứu và viết báo cáo Hiểu được các phương
pháp phân tích đa tiêu chí
đến 31/10/2012 nội dung chương 2
Từ

hỗ trợ ra quyết định trong
quản lý tài nguyên rừng
5

01/11/2012 - Nghiên cứu và viết báo cáo - Xây dựng giải pháp tổng
thể, triển khai ứng dụng
đến 30/12/2012 nội dung chương 3
Từ

- Tiếp tục lập trình và thử - Nghiên cứu ngôn ngữ lập
nghiệm phần mềm.

trình Visual C#

Chương trình và kết quả

01/01/2013 - Cài đặt, triển khai ứng dụng
đến 31/01/2013 - Kiểm thử và Đánh giá kết quả
chương trình.

6

Từ

7

Từ

01/02/2013 Hiệu chỉnh và hoàn thiện toàn Luận văn
đến 28/02/2013 bộ luận văn

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Báo cáo nghiên cứu quốc gia, Dự án Nghiên cứu so sánh toàn cầu về REDD
(GCS-REDD), Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR).
[2] Báo cáo thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, Dự án xây dựng phương
pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững. Hà Nội, 4/2009.
[3] Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức, Tích hợp Gis và AHP mờ trong đánh giá thích
nghi đất đai, Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 12, 2001.
[4] Nguyễn Ngọc Trân, Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng, 2009.
[5] Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, 2004.
Tài liệu tiếng Anh
[1] Belton, Di Valerie, and Theodor J. Stewart. Multiple criteria decision

analysis. Boston: Kluwer Academic Publishers. 2002.
[2] Figueira, José, Salvatore Greco, and Matthias Ehrgott. Multiple criteria decision
analysis: state of the art surveys. Vol. 57. Springer. 2005.
[3] Giupponi,

Carlo. Decision

Support

Systems

for implementing

the

European Water Framework Directive: The MULINO approach. Environmental
Modelling & Software 22, no. 2 (February): 248-258. 2007.
[4] Pinar Dursun, Tolga Kaya, Fuzzy multiple criteria sustainability assessment in
forest management based on an integrated AHP-TOPSIS methodology
[5] P. Khaiter Hydrochemical Institute, Decision support system „forest
management‟.
Tài liệu Internet
[1] />[2] />
11


Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày.... tháng 8 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn,

TS. Nguyễn Văn Hiệu

12


Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ĐỀ CƢƠNG
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày.... tháng 8 năm 2012
Cán bộ duyệt đề cương

13



×