Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU hút KHÁCH nội địa đến KHÁCH sạn ALLEGRO hội AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DU LỊCH
---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING
NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN
KHÁCH SẠN ALLEGRO HỘI AN

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ
DU LỊCH & KHÁCH SẠN CHUẨN PSU

GVHD

: Th.S TRẦN THỊ MỸ LINH

SVTH

: NGUYỄN SỬ HOÀNG TRINH

MSSV

: 2120719066

LỚP

: K21 PSU DLK1

Đà Nẵng, năm 2019



LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường
Đại học Duy Tân, đặc biệt là các thầy cô khoa Du lịch đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không
chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em cũng bày tỏ lời cám ơn chân thành đến cô
Trần Thị Mỹ Linh bằng tất cả sự nhiệt tình đã hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận. Em
chân thành cảm ơn Ban giám đốc khách sạn Allegro Hội An đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để em thực tập tại công ty cũng như sự hỗ trợ của các anh, chị nhân viên giúp em
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập, cũng như làm bài khóa luận dù đã cố gắng hết sức để hoàn
thành bài thật tốt nhưng vì những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế không thể
tránh khỏi nhiều sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô cũng
như quý công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong khách sạn Allegro Hội An luôn
dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày……… tháng ………năm …………
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Sử Hoàng Trinh


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài: “Đề xuất giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội
địa đến khách sạn Allegro Hội An” là một công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả.
Các số liệu, kết quả trong bài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công

trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo
một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Mỹ Linh- giáo
viên hướng dẫn. Nếu không đúng như trên đã nêu, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày……… tháng ………năm …………
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Sử Hoàng Trinh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
5. Kết cấu của khoá luận.....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN, KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ.......................3
GIẢI PHÁP MARKETING...................................................................................................3
1.1. Cơ sở lí luận về khách du lịch.....................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa khách du lịch......................................................................................3
1.1.2. Phân loại khách du lịch.........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm của khách nội địa...................................................................................3
1.2 Kinh doanh khách sạn và các đặc điểm của khách sạn.................................................5

1.2.1 Định nghĩa khách sạn.............................................................................................5
1.2.2 Phân loại khách sạn................................................................................................6
1.2.3 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn....................................................................11
1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn......................................................14
1.3 Giải pháp Marketing...................................................................................................15
1.3.1 Định nghĩa Marketing du lịch..............................................................................15


1.3.2 Đặc thù của Marketing du lịch.............................................................................16
1.3.3 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu........................................18
1.3.4 Chiến lược Marketing- mix..................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT
KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN ALLEGRO HỘI AN............................................31
2.1. Giới thiệu tổng quan cơ sở lưu trú.............................................................................31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................31
2.1.2. Vị trí của khách sạn Allegro Hội An...................................................................31
2.1.3. Thông tin khách sạn............................................................................................32
2.2 Cơ cấu tổ chức............................................................................................................33
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................................33
2.2.2 Chức năng của các bộ phận..................................................................................34
2.3 Đội ngũ lao động........................................................................................................38
2.4 Tình hình kinh doanh..................................................................................................40
2.4.1 Tình hình thu hút khách.......................................................................................41
2.4.2 Thực trạng khách du lịch nội địa tại khách sạn Allegro Hội An..........................43
2.4.3 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận...............................................................................45
2.5 Chính sách marketing.................................................................................................47
2.5.1 Chính sách sản phẩm............................................................................................47
2.6 Sản phẩm của dịch vụ lưu trú.....................................................................................47
2.7 Sản phẩm của dịch vụ ăn uống...................................................................................51
2.8 Sản phẩm dịch vụ bổ sung..........................................................................................54

2.8.1 Chính sách giá......................................................................................................57
2.8.2 Chính sách phân phối...........................................................................................61
2.8.3 Chính sách xúc tiến bán.......................................................................................63


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH
NỘI ĐỊA ĐẾN KHÁCH SẠN ALLEGRO HỘI AN...........................................................67
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách sạn Allegro...............67
3.2. Đề xuất giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến khách sạn Allegro Hội
An

...............................................................................................................................69

3.2.1. Chính sách sản phẩm...........................................................................................69
3.2.2 Chính sách giá......................................................................................................74
3.2.3 Chính sách phân phối...........................................................................................77
3.2.4 Chính sách xúc tiến bán.......................................................................................79
KẾT LUẬN..........................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU

STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG
38


2.2

Cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn Allegro Hội An.
Kinh nghiệm và trình độ văn hóa của nhân viên khách sạn Allegro Hội An.

2.3

Tình hình khách lưu trú tại khách sạn Allegro giai đoạn 2/2018- 2/2019.

41

2.4

Tình hình kinh doanh của khách sạn Allegro giai đoạn 2/2018- 2/2019.

45

2.5

Các loại phòng và đặc điểm của từng loại tại khách sạn Allegro Hội An.

48

2.6

Giá các loại phòng của khách sạn Allegro Hội An mùa cao điểm và thấp điểm.

57

2.7


Giá các món ăn của nhà hàng Melody.

59

2.8

Giá các loại đồ uống của bar- nhà hàng Melody.

59

2.9

Giá các dịch vụ của Ozone Spa.

60

2.10

Giá các dịch vụ xe ô tô riêng của khách sạn Allegro Hội An.

60

2.1

39

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - SƠ ĐỒ
STT


TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

2.1

Logo của khách sạn.

32

2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn.

33

2.3

Phòng đơn (double) của khách sạn Allegro Hội An.

49


2.4

Phòng đôi (twin) của khách sạn Allegro Hội An.

49

2.5


Phòng Family suite của khách sạn Allegro Hội An.

50

2.6

Phòng liên kết gồm một phòng đơn và một phòng đôi của
khách sạn Allegro Hội An.

50

2.7

Nhà hàng Melody của khách sạn Allegro Hội An.

51

2.8

Khu vực Bar trong nhà của khách sạn Allegro Hội An.

53

2.9

Khu vực Spa Ozone của khách sạn Allegro Hội An.

54


2.10
2.11
2.12
2.13

Hình ảnh giao diện website chính thức của khách sạn Allegro
Hội An.
Trang facebook của khách sạn Allegro Hội An.
Các loại tập gấp giới thiệu, tờ thông tin ở quầy lễ tân khách sạn
Allegro Hội An.
Trang facebook của Little Hoian Group dành cho các hoạt
động xã hội.

63
64
65
66

3.1

Một số hình ảnh của reviewer Trang Olive.

82

3.2

Một số hình ảnh của blogger Lê Hà Trúc.

82


3.3

Một số hình ảnh của vlogger Vũ Trung Ninh.

83


KÝ HIỆU


CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

Giai đoạn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm gần đây, hòa cùng sự phát triển của quốc gia, du lịch Việt Nam
chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế
quốc dân. Trong bầu không khí sôi động đó không thể không nhắc đến Hội An- một trong
những điểm đến nổi tiếng hàng đầu thu hút khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh nguồn
khách quốc tế, hiện nay, khi khả năng tài chính ngày càng nâng cao và xu hướng du lịch trở
thành nhu cầu thiết thực đối với mọi người trong xã hội, số lượng khách du lịch nội địa đến
Hội An liên tục tăng, đóng góp một phần vào doanh thu từ các hoạt động du lịch tại địa
phương. Đi đôi những cơ hội phát triển luôn là những thách thức quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp, nhất là trong môi trường cạnh tranh đầy biến động và liên tục thay đổi của

ngành dịch vụ lưu trú đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng được các cơ hội sẵn có đồng thời
đưa ra những phương hướng đối phó với các thách thức. Đặc biệt trong cuộc cách mạng
công nghệ ngày nay, hoạt động marketing trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực kết nối
doanh nghiệp và khách hàng, biết tận dụng và khai thác các chiến lược marketing một cách
có hiệu quả không chỉ tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn đóng
góp vào uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. Xuất phát từ
thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Đề xuất giải pháp marketing nhằm thu hút khách
nội địa đến khách sạn Allegro Hội An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu


2
Phân tích thực trạng chính sách marketing hiện tại của doanh nghiệp từ đó đề xuất
giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến khách sạn Allegro Hội An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến
khách sạn Allegro Hội An.

 Phạm vi nghiên cứu:

-

Không gian nghiên cứu: Khách sạn Allegro Hội An.

-

Thời gian nghiên cứu: từ 11/2/2019 đến 21/4/2019.


4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Khách sạn Allegro, để đạt được nội dung và
mục tiêu nghiên cứu, em có sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

-

Nghiên cứu các giáo trình về chính sách marketing để xây dựng cơ sở lí thuyết.

-

Tham gia thực tập tại khách sạn Allegro Hội An thông qua đó thu thập thêm tài

liệu cũng như các thông tin thực tế.

Từ đó tổng hợp các nguồn tài liệu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp.

5.

Kết cấu của khoá luận


3
-

Mở đầu.

-


Chương 1: Cơ sở lí luận về khách sạn, khách nội địa và giải pháp marketing.

-

Chương 2: Thực trạng về giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến

khách sạn Allegro Hội An.

-

Chương 3: Đề xuất các giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa đến

khách sạn Allegro Hội An.


4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHÁCH SẠN, KHÁCH NỘI ĐỊA VÀ
GIẢI PHÁP MARKETING

1.1. Cơ sở lí luận về khách du lịch

Tại điều 3, theo Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) có các định nghĩa liên quan đến khách du lịch như sau:

1.1.1. Định nghĩa khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

1.1.2.


a.

Phân loại khách du lịch

Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi
du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

b. Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

1.1.3 Đặc điểm của khách nội địa


5
Theo các báo cáo phân tích về đặc điểm khi đi du lịch của khách nội địa từ các
nguồn như: UBND TP Đà Nẵng, Đà Nẵng online, Báo Công Thương, Tạp chí Công
Thương, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Viettravel, Intage VietNam.



Khả năng chi trả: Số lượng người Việt Nam đi du lịch trong nước khá cao tuy

nhiên thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam lại thấp nên yêu cầu của họ tập
trung tại các dịch vụ phổ thông tầm trung khách sạn 2 – 3 sao. Mức chi tiêu bình quân 1
ngày khách đối với khách khách nội địa là 1,029 triệu đồng.



6



Thời gian chuyến đi:

-

Độ dài chuyến đi: thường ngắn, trung bình chỉ khoảng 2-4 ngày (74%) (theo

khảo sát về xu hướng du lịch toàn cầu từ Visa)

-

Thời gian chuyến đi: thời gian chủ yếu trong năm được khách du lịch nội địa

thường dành để đi du lịch là :



Vào mùa hè (từ tháng 4-9), thời gian nghỉ ngơi dài của học sinh- sinh viên,

viên chức, thích hợp du lịch cùng gia đình, bạn bè.



Dành các dịp cuối tuần cho hoạt động du lịch. Ngoài ra, trong thời gian gần


đây khách nội địa cũng tận dụng các ngày nghỉ lễ dài (30/4 -1/5,..) hoặc kì nghỉ Tết âm lịch
phù hợp du lịch cho lễ hội- tâm linh thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt.



Mục đích chuyến đi: Người Việt thường dùng những chuyến du lịch để gắn

kết tình cảm, vì vậy có tới 60% những chuyến du lịch thường được sắp xếp để đi cùng với
người thân trong gia đình; 30% đi cùng bạn bè. Người Hà Nội có thiên hướng đi với gia
đình nhiều hơn người TPHCM (HN: 74% - TPHCM: 50%). Trong khi đó, người TPHCM
thường đi với bạn bè nhiều hơn (TPHCM: 42% - HN: 22%).



Hình thức chuyến đi:

-

Người miền Bắc vẫn thường có thói quen tự tổ chức tour riêng khi họ đi

du lịch hơn là phải thông qua công ty du lịch, 60% thích chọn loại hình du lịch du lịch
nghỉ dưỡng thay vì tham quan. Người Bắc thường suy nghĩ sâu xa, rất chăm lo về


7
chất lượng cuộc sống thể hiện qua cách ăn mặc, đi đứng, xe cộ nên khi chọn phương
tiện du lịch họ cũng đòi hỏi nhiều.
-

Người miền Trung cũng có thói quen tổ chức tour riêng cho mình thay vì mua


tour có sẵn. Nếu đi họ thường lựa chọn đi đâu để thật có giá trị, có ý nghĩa.
-

Người miền Nam: tỷ lệ muốn tự tổ chức cho chuyến đi của người miền Nam

chiếm khá cao, đặc biệt là khi đi du lịch với bạn bè (92%). Thường sử dụng dịch vụ đặt
phòng khách sạn trực tuyến. Trong số các yếu tố được đề cập đến, thì giá vẫn là yếu tố
quan trọng nhất khi khách hàng lựa chọn dịch vụ và khách sạn sau đó đến: địa điểm, lời
khuyên từ người quen, và cuối cùng là thông tin trên Internet.



Yếu tố khác:

-

Phần lớn khách du lịch nội địa đến địa phương (Hội An- Đà Nẵng) là từ hai đầu

đất nước (Hà Nội, TP.HCM).

-

Khẩu vị: Người miền Bắc thường yêu cầu các món ăn nấu cầu kỳ, phải theo

đúng gia vị, thích ăn mặn. Sở thích người miền Trung thì thích ăn cay hơn so với hai miền
Bắc và Nam. Khẩu vị người miền Nam thích ăn ngọt.

-


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của Hội An là

“thiên nhiên và khí hậu” hoặc “sự hấp dẫn của văn hóa và tự nhiên”: thuộc tính có tầm
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của bất kỳ điểm đến du lịch
nào, yếu tố “lưu trú và ẩm thực”: với thực tế về các dịch vụ lưu trú và ẩm thực ở Hội An rất
đa dạng và phong phú, giá cả phải chăng, chất lượng phục vụ tốt. Thêm vào đó, du khách
nội địa cũng cân nhắc yếu tố “cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất”: chất lượng dịch vụ ngân
hàng, chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải, chất lượng của dịch vụ y tế, sóng điện
thoại, internet -3G,..


8
- Du khách nội địa cũng quan tâm nhiều đến các vấn đề về an ninh- an toàn điểm
đến, vấn nạn chặt chém, bắt chẹt du khách,..
1.2 Kinh doanh khách sạn và các đặc điểm của khách sạn

Theo giáo trình Quản trị Khách sạn của tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị
Lan Hương (2013) định nghĩa các vấn đề về kinh doanh khách sạn như sau:
1.2.1 Định nghĩa khách sạn

Thuật ngữ “Hotel- khách sạn” có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vào thời trung cổ, nó
được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Từ khách sạn theo nghĩa
hiện đại được dùng ở Pháp vào cuối thế kỷ XVII, mãi đến cuối thế kỉ XIX mới được phổ
biến ở các nước khác.Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển của khách sạn
thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Song song với các khách sạn lớn được xây dựng tại
các thủ đô ở Châu Âu để phục vụ tầng lớp quý tộc thượng lưu thì một hệ thống các khách
sạn nhỏ cũng được hình thành. Do vậy có sựkhác nhau trong phong cách phục vụ và cấp
độ cung cấp dịch vụ trong từng khách sạn. Nhưng tất cả đều nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Tổng cục Du lịch

về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của
chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ:“Khách sạn (Hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có
quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ”.

Theo Chon và Maier (1995): “Khách sạn là nơi mà bất kì ai cũng có thể trả tiền để
thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủcho thuê bên trongphải có ít nhất hai phòng
nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô
tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển


9
hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch
vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ởgần hoặc bên trong các khu thương mại, khu
du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay.”
1.2.2 Phân loại khách sạn

Để có thể khai thác và kinh doanh một khách sạn hiệu quả nhà đầu tư cần hiểu rõ
về các loại hình khách sạn cũng như đặc điểm của từng loại. Trên thực tế có nhiều tiêu chí
và góc độ quan sát mà các nhà nghiên cứu có thể dựa trên để nghiên cứu. Có thể khái quát
theo các tiêu chí sau:

a. Theo vị trí địa lý: các khách sạn được phân thành 5 loại

(1) Khách sạn trung tâm thành phố (City hotel) hay còn gọi là khách sạn công vụ
(Commercial hotel), tọa lạc trong trung tâm thành phố lớn, đô thị lớn hay khu dân cư đông
đúc. Loại khách sạn này nhằm phục vụ các đối tượng khách đi vì mục đích công vụ, tham
dự hội nghị hội thảo (MICE), các sự kiện thể thao, tham quan văn hóa,...Các khách sạn này
hoạt động quanh năm.


(2) Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) các khách sạn nghỉ dưỡng thường phát triển phổ
biến tại các khu du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng biển,…Khách hàng đến đây thường
với mục đích nghỉ dưỡng là chủ yếu (đôi khi với mục đích nghiên cứu môi trường sinh
thái). Ngoài các dịch vụ chính, những khách sạn này còn đầu tư các dịch vụ ăn uống cũng
như các dịch vụ giải trí cho khách: sân golf, sann tennis, bể bơi, sản khiêu vũ,…

(3) Khách sạn ven đô (Suburban hotel) Các khách sạn này được xây dựng tại vùng
ven ngoại vi của trung tâm đô thị. Các khách sạn này nhắm đến thị trường khách đi nghỉ
cuối tuần là chủ yếu. Ở các quốc gia có hệ thống giao thông thuận tiện, môi trường ngoại


10
thanh sạch sẽ, có ca những khách du lịch công vụ cũng thích các khách sạn ven đô lưu trú
để tận hưởng không khí trong lành và yên tĩnh.

Ở Việt Nam loại hình khách sạn này chưa có thứ hạng cao và chưa phát triển vì hệ
thống cơ sở hạ tầng ở các vùng ven còn chưa thật tốt, việc đi lại khó khăn và mất nhiều
thời gian, môi trường tại các khu ngoại thành còn ô nhiễm...

(4) Khách sạn ven đường (Highway hotel)

Loại hình khách sạn được xây dựng ven các tuyến đường đường cao tốc nhằm phục
vụ khách đi lại trên các tuyến đường này sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô hay mô tô.

(5) Khách sạn sân bay (Airport hotel)

Khách sạn sân bay được xây dựng gần các sân bay quốc tế lớn. Đối tượng khách
chủ yếu của loại hình khách sạn này là những hành khách phải quá cảnh tại sân bay qua
đêm do lịch trình chuyến bay. Giá phòng của hầu hết các khách sạn sân bay được tích hợp
ngay trong giá vé của các hãng hàng không.


b. Theo mức cung cấp dịch vụ

(1) Khách sạn sang trọng (Luxury hotel)

Khách sạn sang trọng là khách sạn có thứ hạng cao nhất, tương ứng với khách sạn
hạng 5 sao ở Việt Nam. Đây là khách sạn có quy mô lớn, được trang bị những trang thiết bị
tiện nghi đắt tiền, sang trọng, được trang hoàng đẹp. Cung cấp mức độ cao nhất về các dịch


11
vụ bổ sung. Đối với khách sạn sang trọng thì khu vực dùng chung có diện tích lớn, bãi đỗ
xe lớn và bán các sản phẩm của mình với mức giá cao nhất trong vùng.

(2) Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full Service Hotel)

Khách sạn có dịch vụ đầy đủ tương ứng với khách sạn hạng 4 sao ở Việt Nam, bán
các sản phẩm của mình với mức giá cao thứ hai trong vùng. Phục vụ khách có mức chi trả
tương đối cao, khách sạn có dịch vụ đầy đủ thường có bãi đỗ rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống
tại phòng, có nhà hàng và cung cấp một số dịch vụ bổ sung ngoài trời một cách hạn chế.

(3) Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ (Limited-Service Hotel)

Những khách sạn này có quy mô trung bình, tương ứng với khách sạn hạng 3 sao ở
Việt Nam, bán các sản phẩm của mình với mức giá trung bình nhằm vào các đối tượng
khách có mức chi trả trung bình. thường cung cấp số lượng rất hạn chế về dịch vụ, ngoài
những dịch vụ chính như lưu trú, ăn uống, thì loại khách sạn này chỉ cung cấp thêm một
vài dịch vụ bổ sung như giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin,… không nhất thiết phải có
phòng hội thảo và các dịch vụ giải trí ngoài trời.


(4) Khách sạn thứ hạng thấp (khách sạn bình dân - Economy Hotel)

Khách sạn có thứ hạng thấp là những khách sạn có quy mô nhỏ, thứ hạng từ 1-2
sao, mức giá bán buồng tương đối thấp (dưới mức trung bình). Những khách sạn này
không nhất thiết phải có dịch vụ ăn uống nhưng phải có một số dịch vụ bổ sung đi kèm lưu
trú như dịch vụ báo thức, dịch vụ giặt là và dịch vụ cung cấp thông tin.

c. Theo mức giá trên thị trường


12
Phân loại theo tiêu chí này chỉ được áp dụng riêng cho từng quốc gia vì nó phụ
thuộc vào mức giá cả của các dịch vụ lưu trú khách sạn trên thị trường ở mỗi nước. Để
phân loại khách sạn theo tiêu chí này, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải xây
dựng lên thước đo phân loại khách sạn bằng cách phải khảo sát mức giá bán trung bình
công bố của tất cả các khách sạn trong nước. Giới hạn trên của thước đo là mức giá bán
buồng trung bình công bố cao nhất cùa các khách sạn, còn giới hạn dưới của nó là mức giá
bán buồng trung bình thấp nhất của các khách sạn. Người ta chia thước đo ra làm 100 phân
bằng nhau với đơn vị tính bằng tiền (Việt Nam Đồng hoặc USD) rồi đánh dấu các mức giá
bán buồng của lần lượt các khách sạn trên thước đo. Các khách sạn phân theo tiêu chí này
được chia ra thành 5 loại:

-

Khách sạn có mức giá bán cao nhất (Luxury Hotel): nằm từ nấc 85 trở lên của

thước đo.

-


Khách sạn có mức giá cao (Up-scale Hotel): nằm từnấc 70 - 85 trên thước đo.

-

Khách sạn có mức giá trung bình (Mid-price Hotel): nằm trong khoảng từ nấc

40 - 70 trên thước đo.

-

Khách sạn có mức giá bình dân (Economy Hotel): nằm trong khoảng từ nấc 20

- 40 trên thước đo.

-

Khách sạn có mức giá bán thấp nhất (Budget Hotel): nằm trong khoảng từ nấc

thứ 20 trở xuống trên thước đo.

d. Theo quy mô của khách sạn


13
Quy mô khách sạn được chia theo số lượng buồng ngủ mà khách sạn thiết kế. Đến
nay, người ta phân khách sạn thành các loại:

-

Khách sạn có quy mô rất lớn


-

Khách sạn có quy mô lớn

-

Khách sạn có quy mô vừa

-

Khách sạn có quy mô nhỏ.

Tuy nhiên mức phát triển kinh doanh khách sạn ở mỗi quốc gia khác nhau nên số
lượng buồng ngủ của quy mô khách sạn lớn, vừa hay nhỏ ở mỗi quốc gia cũng khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay do hoạt động kinh doanh khách sạn còn mới ở giai đoạn bắt đầu của
sự phát triển chưa có nhiều khách sạn lớn và rất lớn, vì thế các khách sạn theo tiêu chí này
có thể được chia thành:

-

Khách sạn có quy mô lớn: có quy mô từ 100 buồng trở lên.

-

Khách sạn có quy mô vừa: có quy mô từ 30 đến 99 buồng.

-

Khách sạn có quy mô nhỏ. có quy mô dưới 30 buồng.


e. Theo hình thức sở hữu và quản lý

(1) Khách sạn sở hữu độc lập (Independently Owned Hotel)


14
Khách sạn sở hữu độc lập là những khách sạn có một chủ đầu tư là một cá nhân hay
một hãng (tổ chức hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) đầu tư xây dựng, mua sắm trang
thiết bị, tự điều hành kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng
của khách sạn.

Khách sạn độc lập không có sự ràng buộc về quyền sở hữu hay quản lý với các đối
tác khác và không chịu sự chi phối của bất kỳ ai là chủ đầu tư của khách sạn và đường lối
kinh doanh các chính sách quản lý kinh doanh tổ chức hoạt động không phải chia sẻ lợi
nhuận và cũng không thể chia sẻ nghĩa vụ tài chính hay các rủi ro kinh doanh khác với ai.

Lợi thế của các khách sạn độc lập là tự chủ trong kinh doanh, có khả năng phản ứng
nhanh, mềm dẻo với những sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên các khách sạn độc lập
không có khả năng làm marketing hay quảng cáo trên thị trường rộng rãi và không có được
trình độ quản lý tốt như các khách sạn tập đoàn

(2) Khách sạn chuỗi (Chain hotel)

Khách sạn chuỗi thường được hiểu là các khách sạn hoạt động theo hình thức liên
kết. Sự liên kết trong khách sạn chuỗi được thực hiện theo một số cách như sau:

-

Khách sạn chuỗi liên kết sở hữu (Corporate owned chain hotel): Tập đoàn


chuỗi vừa là đồng chủ sở hữu của khách sạn vừa trực tiếp điều hành quản lý khách sạn.
Khách sạn liên kết chuỗi được mang logo của Tập đoàn chuỗi và được quản lý bởi một
người của Tập đoàn chuỗi khách sạn chuỗi.


15
-

Khách sạn chuỗi liên kết nhượng quyền (Franchised chain hotel): Tập đoàn

chuỗi cho phép chủ sở hữu khách sạn sử dụng thương hiệu kinh doanh của Tập đoàn trên
cơ sở thu một khoản phí.

-

Khách sạn chuỗi hợp đồng quản lý (Management contract chain hotel): Khách sạn

do một hãng (công ty) sở hữu nhưng được quản lý bởi một nhóm quản lý do một tập đoàn
chuỗi hay một hãng (công ty) khác thuê lại theo hợp đồng quản lý trên cơ sở phải trả phí.

1.2.3 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn

a.

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Tài nguyên du lịch là yếu tố thôi thúc, thúc đẩy con người đi du lịch. Mỗi loại tài
nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với những đội đối tượng khách du lịch khác
nhau. Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất mạnh đến quyết định đầu tư và chính sách

kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch tại các điểm du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài
nguyên du lịch ở mỗi nơi sẽ quyết định quy mô của các cơ sở lưu trú du lịch tại đó. Giá trị
và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định sự lựa chọn thứ hạng và chất
lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch nơi đó. Mặt khác, khi các điều kiện khách quan
(tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội) tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài
nguyên của một điểm đến sẽ tác động đến cầu du lịch khi đó các cơ sở lưu trú du lịch phải
điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh doanh cho phù hợp. Về phần mình, tài nguyên du
lịch ở một điểm đấy cũng chịu sự phụ thuộc vào cấp chính vào các cơ sở lưu trú du lịch
đang hoạt động tại đó. Ví dụ, nếu các cơ sở lưu trú khai thác quá mức cho phép so với sức
chứa của tài nguyên du lịch quy hoạch kiến trúc xây dựng không phù hợp với đặc thù của
tài nguyên du lịch sẽ làm giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch đó bị giảm đi về lâu
dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng du lịch vấn đề này đang đặt ra


16
thách thức đối với các công ty quản lý và quy hoạch phát triển kinh doanh khách sạn tại
các trung tâm du lịch và các vùng du lịch.

b. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, làng du lịch…đòi hỏi
dung lượng vốn đầu tư lớn.

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản
phẩm mà các cơ sở lưu trú du lịch cung cấp cho khách du lịch. Đòi hỏi các thành phần của
cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở lưu trú du lịch phải có chất lượng cao ngay từ khi bắt
đầu xây dựng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở lưu trú du lịch phụ thuộc
vào thứ hạng của chúng các trang thiết bị được lắp đặt bên trong các công trình các điều
kiện vật chất đảm bảo cung cấp, các dịch vụ bổ sung đặc biệt là các dịch vụ giải trí ngoài
trời cũng đòi hỏi phải đẹp và sang trọng. Đây chính là nguyên nhân đã chi phí đầu tư ban
đầu của các cơ sở du lịch lưu trú nâng cao


Mặt khác, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn còn do các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
như hệ thống đường sá dẫn đến và đường sá đi lại bên trong khuôn viên của các cơ sở lưu
trú du lịch nhất là các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cách xa các trung tâm dân cư các chi
phí cho đất đai để xây dựng cơ sở lưu trú du lịch như chi phí mua quyền sử dụng đất, chi
phí giải phóng mặt bằng, chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng rất lớn. Bên
cạnh đó, yêu cầu về tính chất lượng cao của các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn đòi
hỏi các cơ sở lưu trú du lịch phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tư lớn cho hoạt động duy
bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì tình trạng làm việc luôn tốt của các cơ sở vật chất
kỹ thuật.


×