Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đề cương mắt 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 52 trang )

ĐỀ CƯƠNG MẮT - 2018
Đề thi có 4 câu, 90 phút, 2 đề chẵn lẻ
+ Từ câu 1 —» câu 6

:

Một
câu

+ Từ câu 7 -» câu 14

:

Một
câu

+ Từ câu 15-» câu 22

:

Một
câu

+ Từ câu 23 —» câu 30

:

Một
câu

MỤC LỤC


ĐỀ CƯƠNG MẮT - 2018.......................................................................................1
* Mờ mắt do RL điều tiết:................................................................................47
1. Tắc DMTTVM...............................................................................................48
2. Tắc TMTTVM...............................................................................................48

1


PHẦN 1 - GIẢI PHẪU & SINH LÝ MẮT
Câu 1: Các khe và lổ ở đỉnh hốc mắt: cấu tạo, hình dạng, thành phần đi qua. Nguyên
nhân, TCLS chính của HC khe bướm (HCKB) và HC đỉnh hốc mắt (HCĐHM10)
* Đai cương:
Hốc mắt là - 1 hốc xương nằm trong khối xương sọ, có V ~ 30cc
- chứa nhãn cầu, các cơ quan ngoại nhãn, TK, mỡ, mạch máu
- được tạo bởi 7 xương: X. trán, bướm, sàng, lệ, gò má, hàm trên, vòm miệng.
Mỗi hốc xương có hình quả lê, thon dần về phía sau cho đến đỉnh hốcmắt và ống thị
giác. Hốc mắt cỏ 4 thành, 2 đáy:
- Đáy lớn mở thông ra phía trước
- Đáy nhỏ liên quan với hộp sọ qua các khe và lỗ ở ĐHM.
Đỉnh hốc mắt được tạo bởi cánh lớn và cánh nhỏ X. bướm, gồm 2 khe và 1 lỗ:

l. Khe bướm (khe hốc mắt trên)
- Là 1 rãnh xương rất dài và mảnh, chạy từ sau —> trước, từ trên —» dưới, từ
ngoài -»trong => phân cách cánh lớn và cánh nhỏ X. bướm.
- Được chia làm 2 phần: trên ngoài & dưới trong, ngăn cách với nhau bởi vòng
cân đai Zinn:
+ Phần trên ngoài: là 1 rãnh hẹp, cho nhánh lệ, nhánh trán của dây V1 và dây IV đi
qua
+ Phần dưới trong: phình to như quả trùy, cho dây III (trên và dưới), nhánh mũi
của dây V1 ở phía trong và dây VI ở phía ngoài đi qua.

3


- Chui qua khe bướm còn có hầu hết các TM từ hổc mắt đổ vào xoang TM qua
TM mắt trên.
2.

Khe bướm hàm (khe hốc mắt dưới}
- Là 1 rãnh xương rất dài, mảnh và nhỏ, nằm ngay dưới khe bướm, tạo với trục

của khe bướm 1 hình chữ V, đỉnh chữ V quay về phía mũi.
- Giói hạn bởi X. bướm, X. hàm trên và X. vòm miệng, nằm giữa thành ngoài
hốc mắt vả sàn hốc mắt.
- Cho dây V2, dây TK gò má, TM mắt dưới đi qua. Dây TK dưới hổc mắt (1
nhánh của đây V2) đi vào rãnh dưới hốc mắt và ống dưới hốc mắt, chi phối cảm giác:
mi dưới, má, môi trên và răng hàm trên.

3. Lỗ thị giác
- Hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính ~ 6.5mm ở người trưởng thành
- Nằm ở đỉnh 2 khe (đỉnh chữ V), hơi lệch lên trên và vào trong 1 chút
Là lỗ trước của ống TG, có dây TK II, ĐTM mắt, các dây TK giao cảm đi vào
hốc mắt và nhãn cầu
- Khi lỗ TG giãn to

dấu hiệu hay gặp của u TK đệm của thị TK

- Ống TG dài ~ 8-10mm, nằm trong cánh nhỏ X. bướm, ngăn cách với X. bướm
4



bởi 1 thành xương mỏng.
❖ TCLS của HCKB và HCĐHM: do chèn ép các khe, lỗ (abcess, u, máu tụ...)
HCKB: tổn thương các dây III, IV, VI, V1
- Sụp mi toàn bộ
- Liệt vận nhãn hoàn toàn
- Mất cảm giác vùng V1 chi phối
• HCĐHM - HCKB + mù (mất / giảm thị lực).
Câu 2: Các cơ vận nhãn: Đặc điếm, nguyên ủy, bám tận? Chức năng và TK chi phối,
vẽ hình minh họa? Nêu quy luật Hering và Sherington? Cho ví dụ cặp cơ đối vận,
phối vận?
* Đại cương:
Các cơ vận nhãn tạo ra chuyển động của
nhãn cầu và chuyển động đồng bộ của
mi mắt.
Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn đều là cơ vân,
thân dài, thớ tròn và mảnh, gồm:
- 4 cơ thẳng: ngoài, trong, trên,
dưới
- 2 cơ chéo: lớn, bé
1. Nguyên ủy. bám tân
- Nguyên ủy: hầu hết xuất phát từ
vòng cân đai Zinn, trừ cơ chéo bé xuất
phát từ mỏm X. sàng ở thành trong HM
quãng 1/3 sau
- Đường đi: từ nguyên ủy, các cơ
phần lớn nằm ở trong HM, vươn từ sau
ra trước tới bám tận vào thành ngoài NC

+ 4 cơ thắng: bám tận vào CM thuộc nửa trước xích đạoNC,cách rìa GM:
cơ thẳng trong — 5mm

cơ thẳng dưới — 6mm
cơ thẳng ngoài — 7mm
cơ thẳng trên — 8mm
5


+ 2 cơ chéo: bám tận vào CM thuộc nửa sau xích đạo NC ở góc phần tư bên ngoài,
dưới ngoài, cách điếm đối chiếu hoàng điểm 2 — 4mm.
2.Chức năng
- Cơ thẳng trong: chỉ đưa NC vào trong
- Cơ thẳng ngoài: chỉ đưa NC ra ngoài
- Cơ thẳng trên: đưa NC lên trên (chính), hơi đưa NC vào trong và xoay NC vào
trong (phụ)
- Cơ thẳng dưới: kéo NC xuống dưới (chính), hơi đưa NC vào trong và xoay NC
ra ngoài (phụ)
- Cơ chéo bé: kéo NC lên trên (~ TTr), hơi đưa NC ra ngoài và xoay NC ra ngoài
(>< TTr)
- Cơ chéo lớn: kéo NC xuống dưới (~ TD), hơi đưa NC ra ngoài & xoay NC vào
trong (X TD)
• Cặp cơ phổi vận: đưa 2 mắt cùng nhìn về 1 hướng:
TTr - CB, TD - CL
• Cặp cơ đối vận: đưa 2 mắt theo 2 hướng ngược nhau:
TN-TT.
3. Thần kinh chi phối [TN6. CL4]3
- Dây vận nhãn chung (IU) chi phối: cơ TTr, TT, TD và cơ CB
- Dây TK IV chi phối: cơ CL
- Dây TK Ví chi phối: cơ TN

6



4. Sinh lý vận nhãn tuân theo 2 quy luật:
- Hering: xung TK được vận chuyển với lượng tương đương đến các cơ ở 2 mắt
để làm nhiệm vụ phối hợp động tác giữa 2 mắt
- Sherington: khi các cơ phối vận co thì các cơ đổi vận giãn và ngược lại.
Câu 3: Vòng động mạch lớn quanh thể mi: Vẽ hình, mô tả sự hình thành, các loại
nhánh tận và vai trò của vòng BM này
• Thể mi là phần phình to ra của hệ thống màng bồ đào, chứa nhiều mạch máu và
TK, đặc biệt có vòng ĐM
lớn quanh thể mi.
- Vòng ĐM được tạo nên bởi 2 ĐM mi dài sau, 2 ĐM này bắt nguồn từ ĐM mắt
(nhánh bên duy nhất của ĐM cảnh trong)
- Xuyên thủng CM quanh thị TK tại vị trí 3h — 9h để vào thành NC, chạy giữa lớp
CM, hắc mạc suốt từ sau ra trước, trên đường đi không cho nhánh bên nào. Khi đến
chân mống mắt thể mi, mỗi ĐM cho 2 nhánh tận: 1 nhánh đi lên, 1 nhánh đi xuống. 2
nhánh lên nối với nhau ở góc 12h, 2 nhánh xuống nối với nhau ở góc 6h => tạo nên
vòng ĐM lớn quanh thể mi.
- Từ vòng ĐM lớn này cho ra 4 nhánh tận:
1. Các nhánh nuôi mông mắt
2. Các nhánh nuôi thể mi
3. Các nhánh quặt ngược để nối với 16-20 ĐM mi ngắn sau cấp máu toàn bộ cho
màng bồ đào sau và ½ VM phía ngoài
4.Các nhánh xuyên thủng CM để nói với các nhánh tận của ĐM cơ thẳng, đổi
tên thành ĐM thể mi ngắn trước, tạo thành hệ thống mạch máu KM sâu ở vùng rìa
NC, khi mạch máu này cương tụ tạo nên dấu hiệu cương tụ rìa (CTR) trên LS.

7


- Vai trò:

+ Nuôi dưỡng hệ thống MBĐ, 1/2 ngoài VM
+ Bài tiết thủy dịch: nhờ các TB lập phương của thể mi —» giúp ổn định nhãn
áp và nuôi dưỡng GM + T3.

Câu 4: Giác mạc: Đặc điểm hình thể và quang học, cấu trúc các lớp, nêu các yếu tố
tạo nên tính trong suốt của GM? Vẽ hình minh hoa,
a. Đặc điểm hình thể và quang học:
- Giác mạc là 1 màng trong suốt không có mạch máu, hình chỏm cầu, chiếm 1/6
diện tích phía trước của lớp vỏ ngoài NC
- Đường kính ngang: 11- 11.6mm, dọc 10 - 10.6mm
- Bán kính cong mặt trước: 7.7 — 7.8mm, mặt sau 6.7 - 6.8mm
- Trung tâm GM mỏng nhất, dày 0.5 - 0.52mm, càng xa trung tâm GM càng dày lên
- Chỉ 1/3 giữa GM là sử dụng cho CN khúc xạ
- về phương diện quang học: GM là 1 thấu kính quan trọng nhất của mắt, có:
+ Công suất quang học (CSQH) 40-50 Diop
+ Chỉ số khúc xạ (CSKX) n - 1.44
b. Về phương diện mô học:
GM có 5 lớp xếp từ trước ra sau: Biểu mô, màng Bowman, nhu mô, màng Descemet,
TB nội mô.
1. BM tầng không sừng hóa
- gồm 5 — 6 hàng TB trụ, chiếm 10% bề dày GM
- các TB hình trụ sắp xếp sát nhau, rât kém sừng hóa
- nhân các TB tiêu rất nhỏ,  màng bán thấm cho các chất dd từ film nước mắt đi qua
- BM thay đổi ~ 7 ngàỵ/lần.
gồm: - Lớp bề mặt (lớp tróc vảy): biệt hóa cao
- Lớp giữa (lớp TB cánh)
- Lớp sâu (lớp TB đáy): lớp này có khả năng phân chia, các TB con sinh ra sẽ
bị đẩy ra phía trước, thay đổi hình dạng thành TB cánh, tiếp tục di chuyển ra trước
thành TB mặt rồi phân rã và bong ra vào film nước mắt.


8


2. Màng Bowman
- Là màng liên kết dai, mảnh ~ 12 um,
trong suốt, rât chắc, không phân cách rõ
với nhu mô, ở phía BM được tách biệt rõ
rệt
- Là màng bảo vệ chính của GM, đóng
vai trò như màng bán thấm có những lỗ
thủng nhỏ cho các chất dd có TLPT thấp
đi qua
- Không có khả năng tái sinh nên khi bị
tổn thương sẽ để lại sẹo mỏng (màng
khói).
3. Nhu mô
- Chiếm 5/6 bề dày GM
- Được tạo nên bởi các sợi collagen có
TLPT rất thấp so với CM, sắp xếp 1
chiều // nhau, gắn kểt với nhau bởi 1 chất
gắn Protein
- Xen kẽ có những sợi TK trần (không có
vỏ bọc myelin), TB TK đệm có nhân tiêu
nhỏ, không có mạch máu
- Khi bị tổn thương nhu mô sẽ để lại sẹo
dày.

4. Màng Descemet
- Là màng liên kết dai, mảnh ~ 6 pm, trong suốt, có thể bị tách khỏi như mô dễ dàng
nhưng lại dính khá chặt vào nội mô GM

- Có thể được tổng hợp và tái tạo bởi nội mô, rất đàn hồi nên dễ co lại khi bị tổn
thương
- Có lỗ thủng nhỏ —» cho các chất dd từ thủy dịch đi qua nuôi dưỡng nhu mô.
5. Nội mô
- 1 hàng TB nội mô hình lục giác, dẹt, sắp xếp xen kẽ rất sát nhau —» tạo nên 1 màng
bán thấm ~ bơm sinh học: bơm chất dd từ thủy dịch vào nhu mô và chứa bơm
Na/ATPase làm khô nước và nuôi GM
- Có khoảng 400.000 TB nội mô, số lượng TB giảm dần theo tuổi. Khi bị tổn thương
không có khả năng tái tạo.
9


c. Các yếu tố tao nên tính trong suốt của GM
+ GM không có mạch máu, được nuôi dưỡng chủ yếu bằng thẩm thấu từ thuỷ dịch,
nước mắt
+ Biếu mô GM là BM trụ tầng kém sừng hóa
+ Các TB biểu mô có nhân tiêu rất nhỏ
+ Các sợi collagen có TLPT thấp, sắp xếp 1 chiều // nhau
+ Các sợi TK trần, ít TB TK đệm
+ TB nội mô có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều hoà sự thẩm thấu nước vào
GM, giữ cho GM có đậm độ nước hằng định, đặc biệt là tính trong suốt của GM
+ Máy bơm nội mô còn chịu trách nhiệm cho sự trong suốt của GM thông qua sự khử
nước (94%), phân còn lại nhờ sự bốc hơi nước qua BM. Nếu không có quá trình nảy,
GM sẽ bị mờ đục.
Câu 5; Đường dẫn truyền TK TG: Mô tả sự hình thành, đường đi. Vẽ hình minh họa.
Khái niệm bán manh, bán manh đồng danh, bán manh không đồng danh? Nêu vị trí
tốn thương tương ứng với hai loại bán manh này.
1. Thị thần kinh
- Được tạo nên bởi sợi trục của các TB đa cực ở VM, các sợi trục này tập trung tại
1 điểm ở thành sau NC, vùng này có hình bầu dục, đường kính ~ 1.5mm, nằm trên

đường kinh tuyến ngang so với hoàng điểm nhưng lệch về phía mũi so với hoàng
điểm, đó chính là gai thị (đĩa thị).
- Từ đây hình thành đoạn đầu tiên của TKII, chỉ có vỏ bao myelin sau khi ra khỏi
NC, được mô tả làm 3 phần từ trước —> sau:
+ Phần trong HM: TKII xuyên thủng CM để vào trong HM, đoạn nằm trong HM dài
~ 25 - 30mm, có hỉnh chữ s, đi kèm với các dây TK và MM của NC. ĐM mắt và ĐM
TTVM nằm trong thị TK
+ Phần trong ống TG: từ HM, dây TK đi tới lỗ trước của ÔTG, chui qua lỗ TG, chạy
trong ÔTG để vào hộp sọ qua lỗ sau của ÔTG. Tại đây, ĐM mắt nằm phía dưới ngoàỉ
thị TK
+ Phần nội sọ: nằm ở tầng giữa nền sọ, tại đây có sự bắt chéo của các sợi TK TG tạo
nên giao thoa TG.
2. Giao thoa TG
- Tất cả các sợi TK. thuộc nửa VM phía thái dương đi thẳng cùng bên, còn các sợi
TK thuộc nửa VM phía mũi thì bắt chéo sang bên đối diện. Sự bắt chéo này tạo nên
GTTG
- GTTG nằm ở phía trước trên của hố yên, liên quan:
Phía dưới: lều tuyến yên
Phía trên: sàn não thất IV
Phía ngoài: ĐM cảnh trong
10


Phía sau: thể vú
- Sau GT là dải TG
3. Dải TG
- Được hình thành và tách ra sau GTTG, mỗi dải gồm:
+ Các sợi TK thuộc nửa VM phía TD cùng bên
+ Các sợi TK thuộc nửa VM phía mũi đối bên
=> Cho phép nhìn sự vật ở cùng 1 phía

- Tận cùng ở thể gối ngoải (hình yên ngựa).
4. Tia thi giác
Bắt đầu từ thể gối ngoài đến vỏ não vùng chấm (Nơron thứ 3), gồm 2 bó trải ra 2 bên
sừng chấm của não thất bên
- Bó trước đi vào thùy TD và tận hết ở mép dưới khe cựa
- Bó sau tận hết ở mép trên khe cựa
5. Vỏ não thị giác: nằm ở mặt trong thùy chẩm, 2 bên khe Cựa, gồm có:
- Diện thị giác (diện 17)
- Diện tâm lí — thị giác (diện 18 — 19)
6. Hệ thống hóa các sợi thị
giác
- Các bó sợi phía TD đi dọc
theo bờ ngoài của giao thoa và
đi thẳng
- Các bó sợi phía mũi bắt chéo
nhau
- Các sợi thuộc VM hoàng
điểm phía TD cũng đi thắng
và các sợi thuộc VM hoàng
điểm phía mũi cũng bắt chéo
nhau
- Các sợi thuộc nửa VM phía
trên nằm phía trong thể gối
ngoài, ở phần trên tia thị giác
và tận cùng ở phần trên khe
cựa. Các sợi phía dưới phân
bố ợc lại. Các sợi phía trên đi
qua thùy đỉnh, các sợi phía
dưới đi qua thùy TD.


11


7. Bán manh
Là hiện tượng mất 1 nửa thị trường ở cả 2 mắt
Bán manh không đồng danh (1): mất thị trường phía TD của 2 mắt hoặc mất thị
trường phía mũi của 2 mắt
VD: tốn thương u tuyến yên chèn ép GTTG
Bán manh đồng danh (2): mất thị trường cùng bên phải hoặc trái của 2 mắt
VD: tổn thương ở dải thị giác về phía vỏ não (u chèn ép dải TG).
Câu 6: Hệ thống lệ: Cơ quan bài tiết nước mẳt, vai trò của nước mắt? Mô tả các
đoạn của lệ đạo có hình vẽ minh họa? Nguyên nhân của chảy nưởc mẳt?
Hệ thống íệ gồm tuyển lệ (cơ quan bài tiết nước mắt) và lệ đạo (đường dẫn nước
mắt). Mỗi mắt có 1 tuyến lệ chính và nhiều tuyến lệ phụ.
a. Tuyến lệ chính:
- là tuyến ngoại tiết nằm ở 1/4 trên ngoài hốc mắt, trong hổ tuyển lệ
- đảm nhận 90% khối lượng nước mắt
- có 2 thùy: thùy hốc mắt và thùy mi, ngăn cách với nhau bỏi sừng bên của cân cơ nâng
mi
- có khoảng 3 — 4 ống bài xuất của TLC đổ vào cùng đồ trên đoạn 1/3 ngoài
b. Tuyến lệ phụ:
- nằm rải rác ỏ' KM (KM mi, KM cùng đồ, KM NC)
- đảm nhận 10% khối lượng nước mắt, rất quan trọng về thành phần
c. Sự tiết nước mắt
- Được chia thành tiết nước mắt cơ bản và tiết nước mắt phản xạ. Màng nước mắt phủ
bề mặt NC được chia thành:
+ Lớp nhày (lóp trong) do các TB hình đài ở trong KM tiểt ra
+ Lớp nước (lớp giữa) do tuyên lệ chính và phụ tiết ra
+ Lóp dâu (lớp ngoài) đo các tuyến Meihomius tiết ra.
- Kích thích bất kì vị trí vào thuộc diện chi phối của dây V cũng gây phản xạ tiết

nước mắt nhiều thêm,
d. Vai trò của nước mắt: Nước mắt được tiết ra cả ngày lẫn đêm, gồm có 2 CN:
- Nuôi dưỡng phần trước NC, đặc biệt là GM
- Bảo vệ NC
nước mắt chứa nhiều enzym, kháng thể chống lại tác nhân xâm nhập
khi có kích thích (viêm, dị vật: khói, bụi, hóa chất. ..) —» tăng tiết nước mắt để
loại bỏ tác nhân.
12


- Sự dẫn thoát nước mắt dựa vào 2 cơ chế: bốc hơi (do sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể môi trường) và qua lệ đạo.
2. Lê đạo
(1) Lỗ lệ quản trên và dưới nằm ở bờ tự do của mi, khoảng 1/3 phía trong, hơi lộn về
phía bề mặt NC, lỗ dưới lệch về phía ngoài hơn so với lỗ trên —» là nơi thu nhận nước
mắt.
(2) Bóng lệ: vuông góc với bờ tự do của mi, đài ~ 2mm
(3) Lệ quản ngang: trên và dưới, // với bờ tự do của mi, dài ~ 6 — 8mm
(4) Lệ quản chung:

- nằm phía sau dây chằng mi trong, dài 2 ~ III — 4mm
- thu nhận nước mắt từ 2 LQN
- khoảng 30% BN không có LQC
+ Tại LQC gần túi lệ có 1 nếp niêm mạc (van Rosen muller) ngăn không cho nước
mắt trào ngược từ túi lệ vào lệ quản qua hoạt động bơm nước mắt
+ Khi ống lệ mũi bị tắc, chất nhày mủ ứ đọng trong túi lệ có thể gây giãn phình túi lệ.
Nếu day ấn ngoài túi lệ, các nhày mủ có thể trào ngược qua van này để thoát qua lỗ lệ
+ Khi viêm, phù hoặc biến dạng quanh lệ quản có thể làm van bị tắc
(5) Túi lệ: - nằm trong máng lệ, giữa nhánh trước và sau của gân góc trong mắt
- phần phình to, là bể chứa nước mắt, điều hòa sự dẫn thoát
- cao ~ 11 — 13mm

13


(6) Ông lệ tỵ (ống lệ mũi):

- xuất phát từ cổ túi lệ, nằm trong X. sống mũi
- dài ~ 12mm, dẫn nước mắt từ: túi lệ —> ngách mũi giữa và dưới, cách lỗ mũi ~
2.5cm
6 đoạn này gấp khúc, quanh co, gây khó khăn cho việc thông lệ đạo.
3. Chảy nước mắt
- Chảy nước mắt BS:
ngay sau khi sinh hoặc rất sớm sau khi sinh
thường xuyên hoặc từng lúc, có nhày mủ hoặc không
nguyên nhân: VKM nhiễm trùng, nếp da mi thừa, quặm BS, glôcôm BS,
tồn tại chất da đường nhày trong đường ống lệ
điều trị viêm, căn nguyên, bơm rửa lệ đạo, day ấn vùng túi lệ
- Chảy nước mắt mắc phải
nguyên nhân: do kích thích KM kèm tăng tiết thứ phát, tắc nghẽn lưu thông
hoặc tăng tiết vô căn
điều trị căn nguyên, bơm thông lệ đạo, mở tiếp khẩu lệ mũi hoặc đặt ổng dẫn
nước mắt nhân tạo.

14


PHẦN II - BÊNH HQC
Câu 7: Chẩn đoán mức độ xuất huyết tiền phòng (XHTP)? Nêu các biến chứng và
nguyên tắc điều trị.
• Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho TE tuổi học đường, cho
NL còn đang độ tuổi LĐ. Việc khám phát hiện sớm, xử lí kịp thời chính là yếu tố

quan trọng nhất để giữ lại, và mang đến thị lực cần thiết cho họ.
• Chấn thương đụng dập NC có thể gây XHTP - là 1 dấu hiệu của bệnh cảnh LS
phức tạp, có thể xảy ra trong bối cảnh sau:
+ NC còn nguyên vẹn, GM, CM, MM, thậm chí TL bình thường. TH này do tổn
thương MM (10%), máu từ thể mi chảy ra (15 - 20%), do lùi góc TP (70%).
Máu trong TP do đứt hoặc RL tăng tính thấm thành mạch của các mạch máu trong
MM, góc TP hoặc thế mi.
+ Vỡ NC: bao giờ cũng kèm theo XH dịch kính, VM, tổn thương rất phức tạp, tiên
lượng rất nặng.
Chẩn đoán xác định không khó, cần xác định mức độ XHTP để có thái độ điều trị phù
hợp, phòng các biến chứng xảy ra. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thời gian BN
đến khám bệnh.
1. Nếu BN đến sớm, ngay sau khi chấn thương xảy ra, máu trong TP chưa đông, hòa
lần với TD —» màu sắc TD khác thường. Chẩn đoán mức độ chỉ mang tính chất ước
lượng:
* Nhẹ: - Máu < TD —> màu hồng nhạt
- Thấy rõ MM, ĐT, T3, đáy mắt phía sau
- Thị lực  /  nhẹ (8 - 10/10)
- Tiên lượng: máu tự tiêu, nhanh khỏi, ít / không biển chứng
* TB: - Máu  TD —» màu hồng sẫm / đỏ nhạt
- Chỉ thấy lờ mờ MM, ĐT, T3 phía sau; không soi được DK, đáy mắt
- Thị lực  nhiều (có khi chỉ còn 1/10)
- Tiên lượng: máu tự tiêu chậm, hay xảy ra biến chứng, phải có can thiệp ngoại
khoa
* Nặng: - Máu > TD —» màu đỏ sẫm của máu
- Không thấy được MM, ĐT, T3 ở phía sau
- Thị lực chỉ còn Sáng tối -> Bóng bàn tay (ST-> BBT)
- Tiên lượng: nặng, máu tiêu chậm / không ticu, thường xảy ra b/c, cần thiết
can thiệp NgK
2. Náu BN đến muôn, sau vài giờ / ngày / tuần —» máu trong TP đã đông lại, lắng

đọng xuống phía dưới —> tạo nên ngan máu TP. Khi đó chẩn đoán chính xác hơn
- Độ I: ngấn máu < 1/3 đường kính dọc của GM, đôi khi chỉ thấy đám máu đông rất
15


nhỏ ở phía dưóà góc TP chỗ 6h
- Độ II: ngấn máu từ 1/3 - 1/2 đường kính dọc của GM
- Độ III: ngấn máư > 1/2 đường kính dọc của GM cho đến đầy TP.
3. Diễn biển của XHTP: phụ thuộc vào lương máu trong TP
- Neu máu TP < TD —» HC có thể bị vỡ tự nhiên hoặc thoát qua các lỗ bè
Trabeculum và tiêu đi
- Néu máu TP > TD —> quá trình tiêu máu diễn ra rẩt chậm hoặc không tiêu, có thế
gây các biến chứng:
+ TNA thứ phát: do máu TP làm tăng KL dịch TP, do dính — bít góc TP gây cản trở
đường lưu thoát TD
+ Viêm màng bồ đào (do sản phẩm độc của qt tiêu máu), đục T3 (do RL nuôi dưỡng)
+ Đĩa máu GM: do máu ở lâu trong TP thấm qua nội mô GM và màng Descemet vào
nhu mô
+ XHTP thử phát: thường xảy ra vào các ngày T3 - T5. cần cảnh giác ngay cả các TH
XHTP nhẹ, nguyên nhân là do cục tắc tạm thời bị bong ra.
4. Nguyên tẳc điều tri XHTP
- Bất động: băng kín 2 mắt (để cục tắc tạm thời được bền vững), BN nằm nghỉ hoàn
toàn tại giường bệnh, chế độ HL cấp I, hạn chế đi lại, tránh vận động —> tránh, hạn
chế chảy máu gián tiếp.
- Liệu pháp uống nước:
+ Chỉ dùng trong chấn thương đụng dập, không dùng cho vết thương xuyên, BN
THA, suy thận hoặc cơ địa Glôcôm
+ Mục đích: làm tăng tiết TD, thúc đẩy quá trình tiêu máu tự nhiên
+ Liều lượng: - NL uống 0.5 ” 1 lít nước/lần, uổng 1 hơi trong 1 - 2\ lúc đói, 3 5h uống 1 lần
- TE uống 1/2 liềuNL

- Thuốc làm tăng bền vững thành mạch, an thần: VTM B2, c, Ca, Adrenocylle l0mg
X 2v/ngày, đặc biệt Amino-caproic Axit có thể giảm nguy cơ XH tái phát với liều 50
— l00mg/kg X 5 ngày
- KS, Corticoiđ chống viêm MBĐ
- Thuốc hạ áp (Acetazolamide) nếu có TNA
- Thuốc giãn ĐT: làm cho mạch máu co lại, bớt chảy máu nhưng lại giảm khả năng
tiêu máu và có thê gây TNA
- Tiêm thuốc tiêu máu Hyasa (Hyaluronidase) dưới KM (làm tiêu các sợi ííbrin của
cục máu đông, làm nở to các lỗ bè nên TB HC có thể thoát qua đó được)
- Theo dõi sự tiêu máu: + Nếu máu tiêu dần thì tiếp tục điều trị tại cơ sở
+ Nếu ngày T4 máu không tiêu, thậm chí nặng hơn thì chuyển
16


tuyến chuyên khoa —» chích tháo rửa máu TP.
Câu 8: Phân loại chẩn thương mắt theo tỉnh chẩt của tác nhân gây chấn thương?
Chấn đoản xác định rách GM? Nguyên tắc xử trí tại tuyến đa khoa?
1. Chân thương mát
- Là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho TE tuổi học đường, cho NL còn đang độ
tuối LĐ. Việc khám phát hiện sớm, xử lý kịp thòi chính là yếu tổ quan trọng nhất để
giữ lại và mang đến thị lực cần thiết cho họ.
- Nhiều nguyên nhân gây chan thương mắt, trong chiến tranh (sức ép của bom mìn...),
công nghiệp (mảnh kim khí...), nông nghiệp (hạt lúa...), sinh hoạt (dây co, TE đùa
nghịch ném vào mắt...).
- Phân loại chấn thương mắt theo tác nhân gây chấn thương và theo vị trí tổn thương.
Trên LS thường phân loại chẩn thương mắt theo tác nhân gây chấn thương, gồm có:
- Chấn thương đụng dập
+ Tác nhân gây chẩn thương có đầu tù, tổn thương mắt do lực tác động của tác nhân
-> thường không gây rách, vỡ, tôn thương giữ nsuyên vẹn câu trúc.
+ Đụng dập mi và phần phụ của mắt: tụ máu mi, chảy máu dưới KM, TKDD mi và hốc mắt

+ Đụng dập NC: các tổn thương ở NC do 2 loại sóng lực là sóng trực tiếp và sóng
phản hồi; cả 2 loại sóng này đều có thể gây XHTP, phù GM, sa lệch T3, XH dịch
kính, XHVM, phù VMTT, vỡ NC (ở cực sau) ,
- vết thương xuyên
+ Thường do tác nhân gây chấn thương có đầu sắc nhọn như dao, kéo, mảnh bom đạn
kim khí...
+ Rách da mi đơn giản, phức tạp + Đứt lệ quản + Vỡ thành HM
+ Rách GM, rách CM, rách vỡ củng - giác mạc phoi hợp có hoặc không có dị vật nội
nhãn + VỠNC.
2. Rách GM
• Giác mạc là bộ phận quang học quan trọng, có tính trong suốt nhờ các đặc điểm
riêng biệt của nó.
• Chẩn đoán xác định rách GM thường dễ nếu vết rách rộng, nhưng cũng rất khó
khi vết thương rất nhỏ, rất nét, 2 mép vết thương rất khít nhau.
• Tiêu chuẩn chân đoán:
- TS chấn thương: bị các vật sắc nhọn châm hoặc xuyên vào mắt
- Triệu chứng:
+ Cơ năng: - đau, cảm giác cộm, vướng kéo dài, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
- đôi khi BN có thể choáng (do phản xạ mắt - tim)
- nhìn mờ ít hay nhiều phụ thuộc vào vị trí, kích thước vết rách và các
tổn thương phoi hợp
17


+ Khám bằng mắt thường hoặc kính Loupe với đèn pin thấy:
\ Có vết rách trên GM, có khi là 1 chấm trắng, 1 vạch mờ đục phù nề. Neu rách rộng
2 mép VT thường kênh nhau, có phòi kẹt mong, chất nhân, rây hoặc cục máu đông,
vết rách có thể nét hoặc nham nhở nhiều đường rách.
\ TP nông hoặc xẹp hoàn toàn, chênh lệch áp lực DK » TP -> đây T3 ra trước. Trong
TP chứa màng xuất tiết, máu cục, chất nhân đục vỡ. Nếu vết rách nhỏ, TP chỉ nông

hoặc 1, cần làm nghiệm pháp Seidel kiểm tra sự dò TD: nhỏ dd Flourescein 2% thấy
dòng TD chảy ra ở vùng VT hở Seidel (+)
\ Mong mắt áp sát vào nội mô GM, kẹt vào vết rách, phòi ra ngoài, có thê thoái hóa,
cương tụ và viêm sởm, đôi khi tổn thưong nặng gây rách nát và hoại tử mong. Đồng
tử méo, dính.
\ T3: bị đục vỡ rất sớm. Nếu VT rộng và sâu —> chất nhân giải phóng ra TP. Nếu VT
nhỏ, T3 có thể đục khu trú, không giải phóng chất nhân ra TP
\ Thị lực , (+)  BBT
\ Nhãn áp thấp: nắn nhẹ bằng tay thấy mềm ít / nhiều.
• Nguyên tắc xử trí:
- Với tuyến cơ sở, cần chẩn đoán xác định dựa vào: TS chấn thương + thị lực ị +
vết rách GM + TP nông hoặc xẹp.
- Băng vô trùng, có thể dùng KS toàn thân, giảm đau, an thần
- Chuyển nhanh lên tuyến chuyên khoa.
Câu 9: Nguyên nhân gãy bỏng mắt? Các tổn thương cơ bản của bỏng hỏa chất và
nêu nguyên tắc xử trí cấp cứu bỏng hóa chất ở tuyến cơ sở?
• Bỏng mắt là 1 hệ thống các tổn thương do các tác nhân lý, hóa gây nên.
• Là 1 cấp cứu đặc biệt trong Nhãn khoa. Thái độ xử trí ban đầu có vai trò quyết định
tới tiên lượng bệnh.
• Dù là bỏng do tác nhân nào, về mặt tổn thương tổ chức học cũng có hiện tượng
đông Protein, chểt TB, hoại tử tổ chức. Trong rất nhiều TH dù được điều trị tích cực
vẫn không ngăn chặn được mù lòa vì bỏng đã gây ton thương trầm trọng các mô sâu
của NC.
• Các nguyên nhân gây bỏng mất:
1. Nhiệt
- Nóng: lửa, nước sôi, than củi, hơi đốt (TNSH, CN, GT, chiến tranh...), kim loại
nóng chảy (TNLĐ).
- Lạnh: trước kia hay gặp ở xứ lạnh vào mùa băng tuyết, nay CN dùng nhiều khí, chất
có nhiệt độ lạnh rất cao (N2, CO...).
2. Điện

- Có thể kèm theo yểu tố cơ giới, điện hóa (RL điện nhiệt) hoặc kèm theo ít nhiều
18


nhiễm xạ -> tôn thương rất phức tạp.
3. Tia
- Nhiều loại tia gây bỏng như tia vũ trụ, tia cực tím, tia Laser cường độ quá mức.
- Các loại tia cỏ TS cao: tia rađa, vô tuyến truyền hình, tia phóng xạ của các nguyên
tố phóng xạ.
- Ngoài ra siêu âm cũng có thể gây bỏng với đặc điểm là bỏng ở sâu, dọc theo đường
đi của âm.
4. Hóa chât
- Chủ yếu là do Axit hoặc Bazơ, có tính OXH mạnh: Vôi (Ca(OH)2), NaOH,
H2SO4, HC1, thuốc tím (KM11O4)...
- Bỏng hóa chất thường để lại di chứng nặng nề, tổn thương do bỏng hóa chẩt phức
tạp, tiến triển kéo dài, nhiều TH dẫn đen mù lòa
- Mức độ trầm trọng của bỏng phụ thuộc vào:
+ Thòi gian tiếp xúc: càng lâu —» ton thương càng nặng
+ Tính chất hòa tan của hóa chất: hóa chất tan trong mỡ gây bỏng trầm trọng hơn +
Khả năng gây biến đổi Protein:
\ Axit + Protein tổ chức —» Proteinat Axit: không tan “> tạo hàng rào hạn chế không
cho Axit ngâm sâu và lan rộng
\ Bazơ + Protein tổ chức -> Proteinat Bazơ: tan -» phá hủy TB, hút nước nhiều —»
làm tăng quá trình hoại tử, xâm nhập sâu rộng tới các mô như MBĐ, T3. pH càng cao
tổn thương càng nặng.
• Các tôn thương cơ bản của bỏng hóa chài: qua 4 giai đoan:
1. Kích thích: Cương tụ mạch máu (mi, KM), trên GM Ị à những đám bong BM gây
đau nhức, rát, tổn thương càng nông càng đau rát. Nếu dừng lại ở giai đoạn này bỏng
nhẹ.
2. Phồng rộp: Có những nốt phỏng trên da, kết - giác mạc, các nốt phỏng chứa huyết

thanh, có thế vỡ ra. Nêu nốt phỏng chứa dịch trang đục  nhiễm trùng, khi vỡ để lại
sẹo nông. Nếu dịch trong vàng  khi vỡ không để lại sẹo.
3. Hoại tử: Hoại tử trong bề dày kết — giác mạc, mi  hình thành những nút và chỗ
mất tố chức, khi rụng ra cộ thể để lại lỗ hổng. Quá trình hoại tử có thể kéo dài, kết
thúc là làm sẹo. Quá trình này nặng thêm nếu có nhiễm trùng phối hợp, điều trị không
tốt.
4. Sẹo: Di chứng sẹo do bỏng hóa chất thường rất nặng nề, sẹo rất xấu: bỏng Axit 
sẹo lồi, bỏng Bazơ —» sẹo co lại, nhăn nhúm.
• Nguyên tắc xứ trí cấn cứu bỏng hóa chất ử tuyến cơ sở:
Bỏng hóa chất phải được xử trí cấp cứu ngay tại hiện trường, tại tuyến YTCS, càng
sớm càng tốt, ngay từ khi hóa chất gây bỏng vào cơ thể, vào mắt —> mục đích nhàm
19


loại bỏ ngay hóa chất gây bỏng, rút ngắn tgian chất gây bỏng tiếp xúc với BM, giảm
độ pH của tác nhân hạn chế tổn thương ở kết - giác mạc và vùng rìa.
1. Rửa mắt bằng nước sạch càng sớm, càng nhiều, càng kĩ càng tốt (trừ bỏng hóa chất
rắn), trước khi rửa cần nhanh chóng gắp các cục hóa chất ra
+ Ngâm mặt vào chậu, thùng nước, để mắt mở và chớp mạnh nhiều lần hoặc xói vòi
nước sạch vào mắt với tốc độ nước cao, liên tục
+ Đặc biệt chú ý cùng đồ, cần bộc lộ cùng đồ dưới và trên để xối nước vào rửa
+ T.gian rửa Hên tục, 15- 30’, có thể lâu hơn, nếu có điều kiện đo pH thỉ đưa pH về
càng gần 7 càng tốt.
2. Không được dùng bất cứ 1 loại hóa chất nào để trung hòa chất gãy bỏng để tránh
làm trầm trọng thêm tổn thương bỏng (bỏng hỗn hợp)
3. Không được băng mắt để tránh bội nhiễm và tránh dính mi - mi, mi — cầu.
4. Nên tra thuốc mỡ KS: tra nhiều vào túi cùng KM trên và dưới (trừ bỏng phospho)
 mục đích ngăn cách 2 bình diện thô ráp là KM mi và bề mặt NC  tránh dính mi mi, mi - cầu, dặn BN thường xuyên đưa mắt về các phía để tránh dính.
5. Toàn thân: chóng sốc nếu có, giảm đau kèm trợ tim, sưởi ấm (nếu lạnh), có thế
dùng SAT, rồi chuyến BN đến tuyến chuyên khoa.

Câu 10: Phân loại chẩn thương mắt theo GP? Chẩn đoán xác định rách vỡ CM?
Nguyên tắc xử trí tại tuyến đa khoa?
1. Chân thương măt
• Là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho TE tuổi học đường, cho NL còn đang
độ tuổi LĐ. Việc khám phát hiện sớm, xử lý kịp thời chính là yếu tố quan trọng nhất
để giữ lại và mang đến thị lực cần thiết cho họ.
• Nhiều nguyên nhần gây chấn thương mắt, trong chiến tranh (sức ép của bom
mìn..,), công nghiệp (mảnh kim khí...), nông nghiệp (hạt lúa...), sinh hoạt (dây co, TE
đùa nghịch ném vào mắt...).
• Phân loại chấn thương mắt theo vị ừí tổn thương:
- Chấn thương mi mắt
- Chấn thương lệ bộ
- Chấn thương NC
- Chấn thương hốc mắt
2. Rách, vơ CM
Củng mạc là 1 khung xơ vừa rắn chắc vừa đàn hồi. Sự sắp xếp của các sợi collagen
theo hướng vòng tròn và đan chéo nhau làm cho 1 VT CM dù nhở cũng tạo nên
miệng VT há rộng.
a. Rách CM
Chẩn đoán xác dinh rất dễ nếu V đủ lớn, nhưng đôi khi klìó nếu vết rách nhỏ và đặc
20


biệt nó thường bị che lâp bởi KM NC phía trước. Chẩn đoán dựa vào:
- TS chấn thương
- Triệu chứng cơ năng: đau, có thể có sổc, nước mắt chảy nhiều có lẫn dịch nhày,
nhớt, ỉẫn máu.
- Khám thực thể bằng đèn pin, thấy được:
+ Tiền phòng sâu hoặc rất sâu so với mắt lành (do MM, T3 bị đẩy lùi về phía
sau), trong TP có thể có ít máu

+ KM có vết rách, có đám XH + 2 mép VT CM màu trắng đục lộ ra
+ Giữa khói XH có đám dịch nhày, nhớt, trong suốt (dịch kính), lẫn 1 đám màu
đen (hắc mạc)
+ Thị lực  ít hay nhiều tùy theo kích thước vết rách, mất có nhiều DK không,
lượng máu trong DK ít hay nhiều
+ NA  nắn nhẹ bằng tay thấy mềm + Soi đảy mắt: tối đen hoặc thấy không rõ
do máu DK
Nguyên tắc xử trí tại tuyến YTCS:
- Cần chẩn đoán xác định dựa vào: TS chấn thương, đám XHKM, TP sâu, NA mềm,
TL .
- Xử trí:
+ KS toàn thân, giảm đau, an thần
+ Băng vô trùng roi chuyển nhanh lên tuyến CK.
b. Vỡ CM
Vỡ CM ở nửa sau NC phần lớn do sóng trực tiếp của chấn thương đụng dập Triệu
chứng LS:
- Cơ năng: đau, sốc, chảy nước mắt có lẫn máu...
- Thực thể:
+ XHTP không phải do máu từ MM, TM, góc TP mà do ở phía sau lan ra + TP rất sâu
do DK thoát ra, áp lực buồng DK « TP, XH DK
+ Không thấy rách CM nửa phía trước NC
+ TL , NA mềm
+ Đôi khi phải mổ thăm dò đê CĐXĐ.
Xử trí: mổ khâu vỡ CM bằng chỉ không tiêu, mũi chữ U, cỡ 4 — 6/0 kèm theo điện
đông, quang đông hắc VM quanh vểt rách.

21


Câu 11: Định nghĩa cận thị, viên thị? Phân loại, LS và nêu các nguy cơ của cận thị

nặng, viên thị nặng?
* Cận thị
1. ĐN
Là tật khúc xạ hình cầu do sai lệch về khúc xạ khiến các tiạ sáng tới // vào mắt được
hội tụ ở phía trước VM -> Mắt đó hội tụ quá mức # mắt có trục NC trước - sau quá
dài.
2. Phân loại: có 2 loai cân thi
- Cận thị trục: do trục NC trước — sau dài hơn bình thường (: 22 — 24mm, trục
NC dài thêm lmm —> BN cận thêm —3D)
- Cận thị chỉ số: trục NC ,  bán kính cong của GM và  chiết quang của T3.
3. Triệu chứng LS
- Mắt mờ khi nhìn xa, không tự điều chỉnh bằng điều tiết. Muốn nhìn xa rõ hơn phải
nheo mắt, lâu ngày thành tật, đôi khi là dấu hiệu chỉ điểm cho phép chẩn đoạn dễ
dàng.
- Mắt nhìn gần rõ nét: đọc sách chữ nhỏ mà không cần mang kính với cận nhẹ, ở
người cận số cao vẫn nhìn gần rõ nhưng phải đe sách vở gần mắt hơn nữa.
- Khám thị lực nhìn xa thấy giảm tùy theo mức độ cận thị. Neu độ cận:
-0.5D—» TL 6-7/10
-1D—» TL 4/10
-1.5—»-2D->TL~1/10
4. Những nguy cơ của cận thị nặng:
- Tổn thương chu biên VM: thoái hóa hàng rào dạng bọt sên, vết rách VM... có thể
dẫn đến bong VM
- Tổn thương hắc mạc, giãn lồi CM
- vết xuất huyết Fuchs
- Thoái hóa hoàng điếm
- Lác phân kì ở TE
- Lão thị xuất hiện muộn ở NL
* Viễn thị
1. ĐN

Là tật khúc xạ hình cầu do sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi,
các tia sảng tới // vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau VM  mắt đó hội tụ không đủ mức #
mắt có trục NC trước - sau quá ngắn.
2. Phân loai: có 2 loai viễn thi
- Viễn thị trục (chiếm 90%): do trục trước - sau của NC ngắn lại (<22mm, trục NC
ngắn đi lmm, BN viễn thêm +3D)
22


- Viễn thị chỉ số: trục NC ,  bán kính mặt cong của GM và  chiết quang của
T3.
3. Triêu chứng LS
- Người trẻ bị viễn thị, vì có lực điều tiết tốt, viễn thị không gây nên sự khó chịu
nào, nhìn vẫn rất tốt. Hiện tượng này phụ thuộc vảo mức độ viễn thị. Viễn thị càng
cao  TL càng giảm sút nhanh. Người bị viễn thị +1 D, +2D chỉ thấy mắt kém ở tuổi
gần 40. Tuy nhiên người viễn thị cao hon mắt sẽ kém sớm hơn.
- Người viễn thị nhìn kém cả xa lẫn gần
- Mờ mắt do được hiệu chỉnh bằng điều tiết để vẫn cho TL ~ 10/10 nhưng mỏi mắt
vì cố đưa h/ả về VM. Hiện tượng tự hiệu chỉnh này gây khó chịu, kích thích mi, chảy
nước mắt, sợ sáng, VKM dai dẳng và tái diễn. Đôi khi nhức đầu, co kéo các cơ trán,
cảm giác nặng vùng trán.
4. Nguy cơ viễn thị nặng:
- Glocôm góc đóng (ở người có tuổi) mà cơ chế cho rằng do thể mi to, TP hẹp là điều
kiện thuận lợi để phát sinh bệnh
- Lác quy tụ (lác trong)
- Lão thị đến sớm hơn.
Câu 12: Thị lực: KN thị lực, góc nhìn, khả năng phân li toi thiếu? Khám LS thị lực
và nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực.
1. Khái niêm
- Thị lực là khả năng của mắt nhận thức được 2 điểm riêng biệt gần nhau.

- Thị lực là nghịch đảo của khả năng phân tách, được biểu thị bằng phút, cung. Thị
lực đánh giá khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 vật, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể
phân tách được.
2. Góc nhìn và khả năng phân li tối thiểu
- Nhìn 2 điểm A, B - 2 đầu mút của 1 vật trong không gian dưới 1 góc a, gỏc a
được gọi là góc nhìn.
- Khả năng phân li tối thiểu: dịch chuyển điểm A về gần điểm B, góc a nhỏ dần.
Giá trị nhỏ nhất của góc a đủ đe ta còn phân biệt được A và B là riêng biệt trước khi
thay chúng chập vào nhau được gọi là khả năng phân li tối thiểu. KNPLTT ứng với
thị lực cao nhất của mắt. Trong điều kiện thích hợp, KNPLTT có thể đạt tới 30s hoặc
chỉ 10s.
- Người ta quy ước khi măt có KNPLTT là 1 phút  thị lực là 10/10. Có nghĩa là:
góc nhìn 1 phút TL = 1/1=1=10/10, góc nhìn 2 phút TL = 1/2 = 0.5 = 5/10. Như vậy
TL tỷ lệ nghịch với góc nhìn a. Vì góc nhìn rất nhỏ, nên có thể biểu diễn: Thị lực =
1/
3. Cách khám LS thị lực
23


a. Nguyên tẳc
- Bảng thị lực được để cách mắt 5m
- Bảng thị lực phải được chiếu sáng trung bỉnh 100 Lux
- Phải đo thị lực từng mắt một
- Có đủ thời gian thích nghi sáng tối của VM trước khi khám thị lực.
b. Thị lực nhìn xa
- TLNX 1 là 10/10. Nếu TL dưới 10/10 thì đọc kểt quả theo dòng chữ cuối cùng đọc
được. Neu TL dưới 1/10 thì để BN lại gần bảng thử:
+ Cách 2,5m đọc được dòng 1/10  TL là 1/20
+ Cách 1m đọc được dòng 1/10  TL là 1/50
- Nếu BN không đọc được thì cho đếm ngón tay:

+ Nếu đếm được ngón tay cách Im  TL là 1/50
+ Nếu đếm được ngón tay cách 50cm  TL là 1/100
- Nếu BN không đếm được ngón tay thì ta thử khua bàn tay trước mắt trong khu vực
thị trường trung tâm, nhận thức được thì ứng với TL ~ 1/200, LS gọi là thị lực “bóng
bàn tay”
- Nếu không thấy được BBT thì cần đánh gia nhận biết ánh sáng (nhận thức sáng
tối) và nhận biết vị trí của nguồn chiếu sáng (nhận biết hướng ánh sáng)
- Khi không còn nhận biết được ánh sáng thì gọi TL bằng không (0) hay sáng tối
âm tính (ST -).
c. Thị lực nhìn gần
Được đo bằng Parinaud: đó là 1 bài đọc có kích thước chữ cái nhỏ dần, được để ở
cách mắt người bệnh 30 cm. Người bình thường đọc được ở đoạn 2 (Parinaud 2).
Ngoài ra còn có những bảng khác để thử TL nhìn gần, nhất là bảng Rossano - Weiss
dùng cho người không biết chữ.
d. Đo TL khách quan
- Soi bóng ĐT — Skiascopie: tật khúc xạ TE có lác, nhược thị
- Đo độ loạn thị GM bằng máy Javal
- Công suất kính đeo mắt được đo bằng máy đo tiêu cự (Fronto - Focometre)
- Autorekactometre: khúc xạ ke tự động xác định tật khúc xạ và loạn thị GM.
4. Các yếu tố ánh hưởng đến TL
+ Ánh sáng: độ chiếu sáng TB 100 Lux, thấp quá nhìn không rõ, cao quá dễ chói mắt
+ Độ chiếu sáng của nền
+ Độ sáng chung của phòng đo TL
+ Tương phản của chữ để đọc
+ Thời gian hiện chữ trên bảng (bảng điện tử)
+ Sự mệt mỏi toàn thân và tại mắt: mỏi điều tiểt có thế làm mắt nhìn mờ nhanh.
24


+ Thị giác 2 mắt lớn hơn chút ít so với từng mắt một

+ Liệt điều tiết, kích thước ĐT lớn gây giảm TL cần cho nhìn qua kính lỗ
+ Màu sắc: các màu tối, sẫm cho TL kém
+ Bệnh của mắt: tật khúc xạ, bệnh của phần trước và phần sau NC gây giảm TL.
Câu 13: Kể tên 6 nhóm bệnh toàn thân có biểu hiện ở mắt? Mô tả 4 triệu chứng đáy
mắt trong bệnh VM THA sau khi vỡ hàng rào máu — VM?
• 6 nhóm bênh toàn thân có biêu hiên ở mắt:
- Bệnh của hệ tim mạch: bệnh võng mạc do THA, Leucose, Osler (VNTMNK)...
- Bệnh của hệ TK: HC TALNS, HC TKGC cổ (Claude Bemar - Homer)...
- Bệnh của hệ nội tiết: ĐTĐ, Basedow, HC Wilson...
- Bệnh nhiễm trùng: nhiễm virus, Zona...
- Bệnh nhiễm KST: Toxoplasma ở mắt, Cysticetcose (Nang ấu trùng sán lợn)...
- BệnhSGMD: AIDS...
• Triệu chứng đáy mất trong bênh VM do THA sau khi vỡ hàng rào máu - võng
mạc: Biểu hiện bằng 4 dấu hiệu:
1. Xuất huyết trong VM
- Xuất huyết hình ngọn nến nhỏ, // với các sợi TK, nằm quanh những mạch máu lớn ở
gai thị. Tuy nhiên có thể xuất hiện xuất huyết ở sâu hơn, hình tròn hoặc hình chấm, ở
khắp VM.
- XH hoàng điểm hiếm gặp và nặng.
- Chụp mạch huỳnh quang: huỳnh quang của hắc mạc bị che lẩp hoàn toàn, thậm chí
không thấy cả những mạch máu VM khi XH nằm quá nông
2. Những nốt dạng bông
- Là những nốt nhổ, màu trắng, óng ánh nằm nông che lấp các mạch máu, bờ mờ hơi
nổi lên, kích thước đạt đến phần tư hoặc phân nửa đường kính gai thị
- Đó là các sợi thị giác bị sưng lên do tích lũy chất liệu bào tương TK xảy ra sau khi
tắc ĐM trước mao mạch
- Các nốt dạng bông nằm gần những mạch máu lớn và thường cùng thời gian với cơn
THA  chúng là 1 dấu hiệu tiến triển và trầm trọng của bệnh VM do THA
- Chụp mạch huỳnh quang:  huỳnh quang ở vùng VM không ngấm thuốc: nốt dạng
bông không the hiện trong chụp mạch, những nốt mới xuất hiện bao quanh những

vùng không ngấm thuốc, xung quanh đó là những mao mạch giãn to.
3. Xuất tiết khô
- Là những tổn tuhương màu vàng, nằm sâu, ranh giới rõ, thường nằm ở cực sau.
Chúng sắp xếp theo hình nan hoa tỏa ra quanh hoàng điểm tạo thành sao hoàng điểm
- Xuất tiết có thể hợp lại thành 1 đám thâm nhiễm lớn
Chụp mạch huỳnh quang: các xuất tiết cứng không thấy được vì chúng nằm sau các
25


mạch máu và không che lấp huỳnh quang của hắc mạc. Xuất tiết là sự tích lũy Librin,
lipid và ĐTB ở ranh giới giữa vùng phù nề và vùng lành lặn.
4. Phù gai
- Sự có mặt của phù gai đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp THA vì ở giai đoạn này THA
liên quan đen tiên lượng sống của BN (THA ác tính)
- Soi đáy mắt thấy gai thị có vẻ mờ, sưng, hơi nổi lên vả màu trắng nhạt, bờ gai
không rõ ranh giới, các TM giãn ra, cương tụ kèm theo giãn mao mạch và đôi khi có
1 số điếm xuất huyết trước gai thị
- Tổn hại chức năng (giảm TL) thường muộn, chứng tỏ tổn thương ở bờ hoàng điểm
chậm. Chụp mạch huỳnh quang cho thấy giãn mao mạch gai thị ở những thì sớm và
tăng huỳnh quang rõ rệt ở những thỉ muộn.
- Phù gai do sợi trục bị sưng đầu thị TK, hậu quả cửa sự ứ trệ luồng bào tương TK.
Sinh bệnh học của phù gai trong THA còn đang tranh cãi, có thể do:
+  AL DNT
+ ứ trệ TM
+ thiểu máu cục bộ do co thắt các ĐM ở gai thị.
Câu 14: Kể tên 6 nhỏm bệnh toàn thân có biểu hiện ở mắt? Mỗi nhỏm cho 1 vài tên
bệnh ? Mô tả triệu chứng phù gai thị trong TALNS qua 4 giai đoạn?
• 6 nhóm bệnh toàn thân có biểu hiện ở mắt:
- Bệnh của hệ tim mạch: bệnh võng mạc do THA, Leucose, Osler (VNTMNK)...
- Bệnh của hệ TK: HC TALNS, HC TKGC cổ (Claude Bemar - Homer)...

- Bệnh của hệ nội tiết: ĐTĐ, Basedow, HC Wilson...
- Bệnh nhiễm trùng: nhiễm virus, Zona...
- Bệnh nhiễm KST: Toxoplasma ở mắt, Nang ấu trùng sán lợn...
- BệnhSGMD: AIDS...
• Triệu chứng phù gai thi trong TALNS
+ TALNS có thể do sự xuất hiện khối choán chỗ trong não, viêm não, viêm màng
não, viêm não - màng não cấp tính.
- TALNS sự biểu hiện ở đáy mắt chủ yếu bằng phù gai kèm theo sự tổn hại của thị
TK. Phù gai tiến triển theo kinh điển thành 4 giai đoạn:
Giai đoan 1 : Phù gai thi. bắt đầu
- Bờ gai thị phía TD bị mờ (xóa)
- Mặt gai thị hơi bị cương tụ kèm theo mất mạch đập tự sinh của TM, giãn TM
- Thị lực 1
=> GĐ này ứng với khối u còn nhỏ, ALNS  nhẹ  can thiệp phẫu thuật TK
có hiệu quả
Giai đoan 2: Phù gai thi toàn bô
26


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×