Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Đánh giá mật độ xương, nồng độ canxi, phospho và vitamin d ở bệnh nhân parkinson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.75 KB, 104 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh thoái hóa tiến triển thường
gặp ở người cao tuổi. Độ tuổi khởi bệnh Parkinson trung bình vào khoảng trên
60 tuổi [1], gặp ở khoảng 2% người trên 65 tuổi [2] và có thể gặp ở mọi vùng
miền, mọi dân tộc trên khắp thế giới [3],[4],[5]. Bệnh được phát hiện và mô tả
lần đầu tiên vào năm 1817 bởi James Parkinson. Bệnh được đặc trưng bởi rối
loạn vận động bao gồm giảm vận động, run, cứng và mất ổn định tư thế. Các
triệu chứng vận động chủ yếu là kết quả của cái chết liên tục của các tế bào
thần kinh dopaminergic ở liềm đen và thể vân của não. Ngoài ra, bệnh nhân
Parkinson còn có các rối loạn khác ngoài vận động như suy giảm chức năng
nhận thức, rối loạn chức năng thực vật, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiểu tiện,
trầm cảm….[3],[4],[6],[7].
Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng và không có xét nghiệm nào đặc
hiệu. Do các rối loạn vận động đặc trưng của bệnh, người mắc Parkinson
thường ít vận động và ít tham gia các hoạt động ngoài trời. Ít vận động cơ thể
dẫn đến việc mất chất xương trong khi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm
cơ thể thiếu vitamin D, chất cần thiết để xương vững chắc. Điều này làm tăng
nguy cơ loãng xương ở người Parkinson. Các bệnh nhân bị bệnh Parkinson có
nguy cơ gãy xương cao hơn, đặc biệt là nguy cơ gãy xương hông, so với các
đối tượng khác cùng tuổi vì nguy cơ té ngã cao và mật độ khoáng xương thấp
hơn. Mất xương ở bệnh Parkinson có thể liên quan với mức độ nghiêm trọng
và thời gian của bệnh. Các cơ chế khác nhau nghi ngờ mất xương nhanh ở
bệnh Parkinson, trong số đó giảm cân và giảm vận động đóng vai trò then
chốt. Các thuốc điều trị Parkinson hiện nay, đặc biệt là levodopa, cũng góp
phần vào giảm mật độ xương trên những bệnh nhân này. Do vậy cần thiết phải
tầm soát và điều trị loãng xương ở bệnh nhân Parkinson [8]. Canxi và
phospho tham gia vào cấu tạo xương, là những thành phần cơ bản tạo nên sức



2

mạnh của xương, trong khi đó vitamin D lại tham gia kích thích tái hấp thu
canxi và phospho tại ruột và kích hoạt hoạt tính của các hủy cốt bào nhờ đó
làm tăng tính khả dụng của canxi và phosphat trong máu. Thiếu hụt vitamin
D, canxi hoặc phospho có thể làm suy giảm tình trạng tạo chất khoáng bình
thường của xương, vì vậy gây bệnh còi xương, nhuyễn xương hoặc loãng
xương. Để đánh giá độ loãng xương người ta đo mật độ xương (BMD) bằng
phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép. Ngoài ra để đánh giá toàn diện
tình trạng chuyển hóa tạo xương, cần định lượng các chất trong máu như
canxi, phospho, vitamin D.
Bên cạnh đó, người ta đang nghiên cứu về một lĩnh vực mới, đó là tính
chất bảo vệ thần kinh của vitamin D. Nó có thể phát huy tác dụng bảo vệ và
dinh dưỡng thần kinh trực tiếp ở cấp tế bào, ví dụ bảo vệ hệ thống dopamine,
và / hoặc bằng cách điều tiết biểu hiện gen [9]. Vitamin D không chỉ được coi
như là một trị liệu trong bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả bệnh
Parkinson, mà nó còn được coi như dấu ấn sinh học chỉ điểm cho nguy cơ
mắc bệnh Parkinson [10]. Điều này mở ra triển vọng cho việc phòng ngừa
cũng như làm chậm tiến triển của 1 bệnh thoái hóa như Parkinson.
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về đo mật độ xương
hoặc đánh giá tình trạng vitamin D ở bệnh nhân Parkinson. Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào đánh giá toàn diện về chuyển hóa tạo xương ở bệnh nhân
Parkinson. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mật độ
xương, nồng độ canxi, phospho và vitamin D ở bệnh nhân Parkinson”. Đề
tài với hai mục tiêu:
1. Đánh giá mật độ xương, nồng độ canxi, phospho và vitamin D ở bệnh
nhân Parkinson
2. Đánh giá mối tương quan của mật độ xương, nồng độ canxi, phospho và
vitamin D trong huyết thanh với tình trạng bệnh Parkinson.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh Parkinson
1.1.1. Lịch sử bệnh Parkinson [4],[11]
Các triệu chứng của bệnh Parkinson đã được mô tả từ rất sớm, bởi các
nhà y học Ấn Độ từ 5000 năm trước công nguyên và các nhà y học Trung
Quốc khoảng xấp xỉ 2500 năm trước công nguyên [12].
Năm 1817, James Parkinson (1755 – 1824) là người đầu tiên mô tả
bệnh này trong một cuốn sách chuyên khảo với các triệu chứng run chân tay,
cứng, vận động khó khăn. Ông gọi bệnh này bệnh liệt rung (Shaking palsy).
Năm 1886, Charcot xác định đây không phải là bệnh liệt mà là một
bệnh tuổi già và đề xuất gọi tên là bệnh Parkinson.
Năm 1912, Lewy đã mô tả các thể vùi trong bào tương của tế bào thần
kinh ở bệnh nhân Parkinson.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX người ta chú ý đến chất Dopamin ở
thể vân và vai trò dẫn truyền thần kinh của chất này. Từ đó, cơ chế bệnh sinh
của bệnh Parkinson ngày càng được sáng tỏ: các triệu chứng của bệnh xác
định chủ yếu là do tổn thương các tế bào thần kinh của hệ thống tiết Dopamin
ở não đặc biệt là các tế bào ở thể vân và liềm đen.
1.1.2. Dịch tễ bệnh Parkinson [13],[14],[15]
Bệnh Parkinson có tỷ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới, người da trắng
và người sống ở thành thị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Độ tuổi khởi bệnh
Parkinson trung bình vào khoảng trên 60 tuổi [1], gặp ở khoảng 2% người
trên 65 tuổi [2] và có thể gặp ở mọi vùng miền, mọi dân tộc trên khắp thế giới
[3],[4],[5] với xu hướng tăng dần theo tuổi. Với những người trên 70 tuổi, tỷ
lệ hiện mắc là 5,5% [13], tỷ lệ mới mắc hàng năm là 1,2% tăng hơn hẳn so



4

với lứa tuổi khác. Có đến 20% người từ 65 tuổi trở lên ở Nhật có dấu hiệu
Parkinson nhẹ [16].
1.1.3. Cơ sở giải phẫu bệnh
1.1.3.1. Các tổn thương giải phẫu [4],[17],[18],[19]
James Parkinson là người đầu tiên mô tả bệnh này trong y văn vào năm
1817, trong cuốn “Tiểu luận về bệnh liệt rung” (An essay on the sharking
palsy). Ông đã trình bày 6 trường hợp bệnh nhân ở tuổi tiền lão có các đặc
điểm là run rẩy, rối loạn tư thế dáng đi. Năm 1886, Charcot đã mô tả kỹ biểu
hiện lâm sàng và đề xuất gọi tên bệnh là bệnh Parkinson. Lewy (1913),
Tretiakoff (1919) trong nghiên cứu đã cho rằng có vai trò của liềm đen (locus
niger) trong sự xuất hiện của bệnh Parkinson.
Sau đó nhiều tác giả như Nicolesco (1925), Hassler (1928), Escourolle
và Tray (1971) đã khẳng định và chỉ ra tổn thương ở liềm đen [20]. Ngày nay,
với sự hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh, người ta thấy ngay cả các
cấu trúc có sắc tố ở thân não và các nhân xám trung ương đều bị tổn thương ở
mức độ khác nhau. Các tổn thương cụ thể bao gồm:
- Liềm đen: luôn luôn có sự tổn thương ở hai bên với hiện tượng mất các
sắc tố, sự thoái hóa liềm đen ưu thế ở vùng đặc (zona compacta) và thấy rõ hơn
ở giai đoạn muộn của bệnh. Sự biến mất của các quần thể tế bào thần kinh đôi
khi rất rõ rệt kèm theo sự mất sắc tố của các tế bào chứa hắc tố melamin.
- Nhân xám: Thường xuyên cũng bị tổn thương do thoái hóa tế bào thần
kinh và cũng có hiện tượng mất hắc tố.
- Tổn thương các hạch giao cảm: Các nhân giao cảm này cũng bị tổn
thương tương tự như liềm đen và thể vân. Điều này giải thích hiện tượng
rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn nhu động dạ dày, thực quản và các
tạng nói chung.
- Chất lưới ở thân não: Rất ít khi tổn thương.



5

- Các nhân xám: Các nhân xám ở nền não bị tổn thương ở mức độ ít
nhiều, nhưng tại nhân nhợt và nhân bèo (Pretamen) có hiện tượng mất sắc tố
rõ. Ngoài ra, người ta còn quan sát thấy hiện tượng giảm các tế bào thần kinh
liên quan đến tuổi tác. Trong bệnh Parkinson, thể vân bị giảm rõ rệt số lượng
tế bào thần kinh cùng hàm lượng Dopamin. Hàm lượng Dopamin lại liên quan
mật thiết và tỷ lệ với hiện tượng mất sắc tố ở liềm đen [20],[21].

A

B

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh ở bệnh nhân Parkinson
Hình ảnh liềm đen nhạt màu ở bệnh nhân Parkinson (A)
so với người bình thường (B)
- Các hạch giao cảm cũng có những tổn thương tương tự như ở liềm đen,
thể vân.
1.1.3.2. Các thể Lewy: Thể Lewy là chất vùi trong bào tương của tế bào thần
kinh [3],[4],[6],[20].
Sự xuất hiện của thể Lewy là chất vùi bào tương của tế bào thần kinh
thấy ở 26.1% bệnh nhân Parkinson [20]. Trung tâm của thể này là một khối
tròn đồng nhất xung quanh là một quầng sáng. Thể Lewy gặp nhiều ở liềm
đen, thể vân, nhân lưng của dây phế vị, chất lưới ở trung não, cầu não; hiếm
gặp hơn ở vùng dưới đồi, thể luys và các hạch giao cảm; thành phần chính của


6


thể Lewy là Synuclein. Thực chất của việc hình thành thể Lewy đến nay còn
nhiều điều chưa sáng tỏ.
1.1.4. Cơ sở bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh Parkinson [3],[6],[21],[22],
[23]
Những nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy sự chết của tế
bào thần kinh thuộc hệ thống tiết Dopamin có vai trò quan trọng trong việc
gây ra bệnh này. Các hệ thống tiết Dopamin bị tổn thương ở mức độ khác nhau
tùy theo giai đoạn bệnh. Phần đặc của liềm đen, bao gồm các tế bào thần kinh
tiết Dopamin tiếp nối chủ yếu với thể vân, bị tổn thương khoảng 40 – 50%. Ngay
trong phần đặc của liềm đen, tổn thương này cũng không đồng nhất: vùng đuôi
và bụng bên bị tổn thương nặng nề hơn phần khác. Ngoài ra, một số các tế bào
thần kinh tiết Dopamin của võng mạc, đặc biệt là điểm vàng cũng bị tổn thương.
Nhưng không thấy có sự tổn thương tế bào thần kinh tiết Adrenalin của nhân
xanh (locus coeruleus), các tế bào thần kinh tiết Serotonin của nhân đan (nigra
raphe), các tế bào tiết Cholin của nhân nền Meynert và nhân cuống nhưng cầu
não lại bị tổn thương. Sự tổn thương nhiều hệ như vậy đã tạo nên sự đa dạng của
các triệu chứng ở bệnh Parkinson.
Khi xem xét hình ảnh giải phẫu bệnh của liềm đen ở người bình thường
và người mắc bệnh Parkinson, người ta thấy ở người mắc bệnh Parkinson liềm
đen có mầu nhợt do mất sắc tố. Các tác giả cũng thống nhất rằng các dấu hiệu
của bệnh Parkinson như run, tăng trương lực cơ... xuất hiện khi các tế bào thần
kinh tiết Dopamin mất tới một mức độ nào đó (khoảng trên 70%) [24].
Trong lâm sàng cũng như trong nghiên cứu, khó xác định chính xác đã
mất bao nhiêu phần trăm của quá trình tiết Dopamin vì không thể sinh thiết
não ở người còn sống để đánh giá chính xác mức độ tổn thương. Sự đánh giá
mất bao nhiêu phần trăm chỉ có thể thực hiện được thông qua các phương
pháp như chụp cắt lớp phát photon đơn (SPECT), chụp cắt lớp phát điện tử



7

dương (PET) [22],[23]. Tuy vậy, sự tiển triển từ từ, nặng dần lên của bệnh nói
lên được sự hủy hoại của các tế bào thần kinh chức năng. Gần đây một số
công trình nghiên cứu về diễn biến lâm sàng và quá trình dẫn truyền Dopamin
cho thấy có lẽ vùng đuôi và bụng trên của phần đặc của liềm đen bị tổn
thương trước tiên sau đó đến các vùng mỏ, lưng và giữa của gian não. Hiện
tượng tổn thương lan tỏa của hệ tiết Dopamin cho thấy cơ chế chính của
bệnh là tổn thương tế bào thần kinh. Sự không đồng nhất của các tổn
thương có thể nói lên rằng còn có các cơ chế khác tham gia vào cơ chế
bệnh sinh. Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ chế bệnh
nguyên và bệnh sinh của bệnh Parkinson.
1.1.4.1. Giả thuyết về quá trình lão hóa [3],[6],[14],[15], [25]
Bệnh Parkinson chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi và có xu hướng
tăng dần theo tuổi. Ở những người già được coi là bình thường, hội chứng vận
động cũng có nhiều điểm giống các triệu chứng bệnh Parkinson: đi ngày càng
khó khăn, đi bước nhỏ, tư thế của thân có khuynh hướng gấp. Có nhiều bằng
chứng có thể cho thấy có rối loạn chức năng của hệ thống Dopamin ở những
người này: Lượng Dopamin ở thể vân giảm rõ ở người già; càng già số lượng
các khớp tận cùng thần kinh Dopamin lên thể vân càng giảm; cứ sau 10 năm, số
lượng các tế bào Dopamin ở liềm đen lại giảm đi 5%. Như vậy, bệnh
Parkinson có thể liên quan đến quá trình lão hóa “sinh lý”. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhiều triệu chứng ngoại tháp ở người già
không đỡ đi khi điều trị bằng L-dopa. Điều này có nghĩa tổn thương ngoại
tháp ở người già không hoàn toàn giống người bệnh Parkinson. Bằng kỹ thuật
gắn huỳnh quang vào Dopamine của thể vân, người ta thấy vị trí gắn của các
dấu ấn (marker) không giống nhau giữa người bị Parkinson với quá trình lão
hóa thông thường ở người già: độ tập trung của các chất đánh dấu giảm ở
nhân đuôi trong khi ở người bệnh Parkinson lại giảm ở nhân bèo. Như vậy,



8

nguyên nhân của bệnh Parkinson không đơn thuần do gia tăng quá trình lão
hóa, nhưng việc tham gia của yếu tố sinh lý vào cơ chế bệnh sinh của bệnh
này cũng không thể bỏ qua.
1.1.4.2. Vai trò của yếu tố môi trường trong bệnh Parkinson [25],[26],[27],[28]
a. Các tác nhân nhiễm khuẩn.
Các công trình nghiên cứu đến nay cho thấy, chưa có bằng chứng về vai
trò của vi khuẩn, virus trong cơ chế gây bệnh Parkinson. Điều này cho thấy
giả thuyết về virus, vi khuẩn là chưa có cơ sở.
b. Các tác nhân nhiễm độc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của MPTP (1-methyl 4phenyl 1,2,3,6 - tetrahydropyridine) trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson. Tuy
nhiên, quá trình tiếp xúc với MPTP cần phải có thời gian mới xuất hiện triệu
chứng. Điều này có nghĩa là sự mất các tế bào thần kinh tiết Dopamin phải đạt
tới một “ngưỡng” và ngưỡng này lại chịu tác động của quá trình lão hóa mới
có thể gây bệnh. Bằng chứng là, tỷ lệ hiện mắc của loại bệnh này tăng rõ ở
những trung tâm công nghiệp lớn (hóa chất, thuốc trừ sâu) và một số vùng
nông thôn (chất diệt côn trùng). Như vậy, nếu tiếp xúc với hóa chất càng sớm
thì khả năng mắc bệnh Parkinson trước tuổi 40 càng cao. Nhưng các chất độc
hại cũng chỉ là một trong các nguyên nhân gây Parkinson và để xuất hiện
bệnh Parkinson còn phụ thuộc vào cả tính nhạy cảm cũng như yếu tố di
truyền của từng cá thể.
1.1.4.3. Yếu tố di truyền [29],[30],[31]
Di truyền đóng vai trò quan trọng hơn người ta tưởng trong cơ chế bệnh
sinh bệnh Parkinson. Nghiên cứu cho thấy, men catechol-O-methyltransferase
(COMT) liên quan với sự tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson [29]. Để tìm
hiểu vai trò của di truyền đối với bệnh Parkinson, người ta đã điều tra các cặp
sinh đôi đồng hợp tử (giống nhau 100% về các yếu tố di truyền) và cặp sinh



9

đôi dị hợp tử (giống nhau 50% về các yếu tố di truyền). Bằng phương pháp
chụp cắt lớp phát điện tử dương (PET – scan), người ta có thể đánh giá được
tính toàn vẹn của các tận cùng Dopamin ở thể vân, qua đó chẩn đoán các thể
tiền lâm sàng của bệnh Parkinson. Với kỹ thuật này, Burn và cộng sự (1992)
đã thấy số cặp sinh đôi đồng hợp tử cùng mắc bệnh Parkinson chiếm đến 45%
trong khi các cặp dị hợp tử chỉ chiếm 29%. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần
đây cho thấy sự lão hóa bình thường của các tế bào thần kinh tiết Dopamin đã
được đẩy nhanh trong bệnh Parkinson thông qua sự kết hợp cùng với các yếu
tố di truyền và môi trường [31].
1.1.4.4. Một số yếu tố khác liên quan giữa sự chết của các tế bào tiết
Dopamin và bệnh Parkinson [32]
Có nhiều cơ chế dẫn đến sự chết của các tế bào thần kinh. Sau đây là
một số giả thuyết được đề cập đến:
- Hiện tượng tự miễn
- Tác động của yếu tố tăng trưởng
- Vai trò của canxi
- Vai trò của gốc tự do trong cơ chế gây chết các tế bào thần kinh Dopamin.
- Chết theo chương trình (apoptose) và bệnh Parkinson
* Vai trò của Canxi: canxi tăng trong tế bào sẽ hoạt hóa các protease gây
rối loạn chức năng ty thể dẫn đến chết neuron. Hai protein có vai trò cố định
canxi, giữ cho dòng canxi ổn định là cabindine D28K và các calretinine.
Trong bệnh Parkinson, người ta thấy các nhóm neuron dopaminergic có ít
calbindine bị tổn thương nhiều hơn là nhóm không có yếu tố này. Người ta
cũng thấy xuất hiện calpaine (một protease nhạy cảm với canxi ngay cả ở
nồng độ thấp) ở các sợi thần kinh bất thường tại liềm đen, nhân xanh của bệnh
nhân Parkinson.



10

1.1.5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Parkinson
1.1.5.1. Các rối loạn vận động
Gồm bốn triệu chứng chính là: giảm vận động, tăng tương lực cơ, run
khi nghỉ, tư thế không ổn định.
* Giảm vận động
Theo nhiều tác giả, giảm vận động hoặc vận động chậm là tính năng
đặc trưng của bệnh Parkinson [3],[4],[6],[33].
Biểu hiện ban đầu bằng sự chậm trễ trong việc khởi động một hoạt
động, chậm trễ trong việc bắt đầu chuyển động, giảm các biên độ và tốc độ,
chuyển động lặp đi lặp lại, và không có khả năng thực hiện các hành động
đồng thời hoặc tuần tự, giảm xoay cánh tay khi đi bộ (mất vận động tự động)
[3],[4],[6],[33].
Biểu hiện khác của chậm vận động bao gồm: đơn điệu loạn vận ngôn,
mất biểu lộ trên khuôn mặt khiến khuôn mặt bất động như người mang mặt
nạ, chảy nước rãi do suy yếu của động tác nuốt nước bọt, chớp mắt giảm, chữ
viết của bệnh nhân càng ngày càng nhỏ tới mức không đọc được; Ở người già
đây có thể là các triệu chứng gợi ý bệnh Parkinson [3],[4],[6],[33].
* Tăng trương lực cơ ngoại tháp
Tăng trương lực cơ ngoại tháp là một triệu chứng của bệnh Parkinson.
Trong giai đoạn sớm. Tăng trương lực cơ thường ảnh hưởng đến các cơ ở cổ,
vai gáy trước khi ảnh hưởng đến cơ ở mặt và toàn thân [28].
Tăng trương lực cơ ở người Parkinson có đặc tính mềm dẻo và gây ra
tư thế gấp. Đặc điểm dấu hiệu “cứng” này là trong suốt quá trình căng cơ thụ
động hoặc vận động một khớp, người khám luôn cảm nhận thấy một lực đề
kháng tương đương. Khi được để tay vào vị trí mới, người bệnh có xu hướng
giữ nguyên và tay kém đung đưa [3],[4],[6].



11

Theo Marie T. Banich và Rebecca J. Compton (2011) cho rằng sự kết
hợp của run và tăng trương lực cơ được coi là nguồn gốc dấu hiệu “bánh xe
răng cưa” khi làm các động tác thụ động duỗi cẳng tay hoặc cẳng chân của
bệnh nhân, thầy thuốc nhận thấy hiện tượng duỗi xảy ra tầng nấc chứ không
liên tục [34].
* Run khi nghỉ
Run là một trong những triệu chứng phổ biến của Parkinson, có khoảng
30% bệnh nhân Parkinson có triệu chứng này [3],[4],[6],[33],[28]. Run khi
nghỉ thường là những động tác dao động 4 – 7Hz.
Các run này ảnh hưởng đến bàn tay, hàm, mặt và lưỡi. Ở các chi, run
thường ảnh hưởng nhiều hơn tới ngọn chi. Ở cẳng và bàn tay, run có dạng
động tác sấp ngửa và bàn tay có dạng “vê thuốc”. Run thấy rõ và điển hình
khi nghỉ, trừ khi nặng có thể thấy run tư thế và run động tác [3],[4],[6],[33],
[28].

Hình 1.2. Hình ảnh run khi nghỉ trong bệnh Parkinson


12

* Tư thế không ổn định
Tư thế không ổn định là triệu chứng điển hình trong giai đoạn cuối của
bệnh Parkinson [28], [33]. Tư thế không ổn định cùng với “cứng đờ” dẫn đến
suy giảm khả năng cân bằng và ngã thường xuyên, có đến 40% bệnh nhân
Parkinson trải qua việc bị ngã và khoảng 10% ngã hàng tuần, gây ra gẫy
xương thứ cấp [28]; Người bệnh đi bộ bước ngắn và nhanh hơn để ngăn ngừa
té ngã.

Các rối loạn thường gặp là dáng còng, đầu và thân cúi gấp ra trước, tay
và chân gấp. Bước ngắn, giảm các động tác phối hợp giữa thân và hai chân.
Khó khăn thường xuất hiện khi bệnh người bệnh bắt đầu đi. Các bước không
chắc chắn và có xu hướng tăng đần. Đôi khi đang đi bệnh nhân dừng lại đột
ngột, không thể bước lên được gây hiện tượng dậm chân tại chỗ (hiện tượng
“cứng đờ”). Khi đi, cả tốc độ lẫn khoảng cách của bước chân đều bị giảm.
Nhiều khi khó phân biệt rối loạn này với rối loạn dáng đi do tuổi già. Tuy
nhiên, nếu yêu cầu bệnh nhân ngừng đột ngột khi đang đi hoặc đi nhanh dần thì
bệnh nhân có thể ngã, hiện tượng này không gặp ở người già bình thường [3],
[4],[6].
1.1.5.2. Các rối loạn ngoài vận động [3],[4],[6], [7],[28],[35].
* Trầm cảm
* Suy giảm nhận thức
* Rối loạn chức năng thực vật [3],[4], [36]
Hay gặp ở giai đoạn muộn của bệnh với các rối loạn thường gặp là:
tăng tiết mồ hôi, tăng tiết nước bọt, rối loạn chức năng dạ dày, táo bón, rối
loạn cương dương, đái rắt, hạ huyết áp tư thế….


13

* Các triệu chứng khác [3],[4],[35], [36]
- Rối loạn giấc ngủ.
- Đau các bắp cơ ở các gốc chi và chi dưới do tăng trương lực cơ.
- Rối loạn về ngữ điệu: là tình trạng rối loạn vận ngôn do giảm động tác
nói, lời nói thường đơn điệu, nghẹt tiếng, mất ngữ điệu và nói nhanh dần.
- Rối loạn về khớp: thường gặp ở người già bị Parkinson. Chủ yếu ở
khớp bàn tay, gây biến dạng và hạn chế động tác.
1.1.6. Một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bệnh Parkinson.
- Chụp cộng hưởng từ: thông thường xung T1, T2, chỉ cho phép nhìn

thấy cấu trúc bình thường của liềm đen trong bệnh Parkinson nguyên phát nên
không giúp ích cho chẩn đoán. Tuy nhiên, nó giúp ích cho chẩn đoán nguyên
nhân của hội chứng Parkinson thứ phát như vôi hóa, u hạt, bệnh mạch máu,
bệnh Wilson [37]. Hiện nay, với sự phát triển của các xung mới, cộng hưởng từ
có thể phát hiện teo nhiều hệ thống trong Parkinson [38].
- PET/SPECT: Là công cụ quan trọng ước lượng dòng máu não và
chuyển hóa glucose trong não bệnh Parkinson. PET/SPECT chứng minh sự
hiện diện của một số rối loạn chức năng trong não giai đoạn sớm và giai đoạn
tiềm tàng của bệnh, có thể phát hiện sự thiếu hụt Dopamin cả trong bệnh
Parkinson và trong hội chứng Parkinson [22],[23].
1.1.7. Chẩn đoán bệnh Parkinson
1.1.7.1. Chẩn đoán xác định.
Hiện nay, tiêu chuẩn hay được áp dụng để chẩn đoán và nghiên cứu bệnh
Parkinson là tiêu chuẩn của Ngân hàng não Hội Parkinson Vương Quốc Anh
(UKPDSBB/United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank) [3],[4],
[6].


14

1.1.7.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Các giai đoạn bệnh Parkinson theo Hoehn và Yahr [3].
Bảng 1.1: Giai đoạn bệnh Parkinson theo thang điểm Hoehn và Yahr
Giai đoạn 0
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Giai đoạn 4
Giai đoạn 5


Không có triệu chứng bệnh
Biểu hiện thương tổn một bên
Thương tổn cả hai bên, nhưng chưa có rối loạn thăng bằng
Thương tổn hai bên, từ nhẹ đến vừa, có một vài rối loạn về
tư thế dáng bộ, sinh hoạt vẫn bình thường.
Bị tàn tật, tuy nhiên vẫn có thể đi lại được hay đứng dậy
không cần sự giúp đỡ.
Phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt giường nếu không có
người giúp đỡ.

1.1.7.3. Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson (Unified
Parkinson's Disease Rating Scale)
Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson gồm có 4 mục lớn:
I. Tâm trạng , hành vi , tính khí
II. Các hoạt động sống hàng ngày
III.Đánh giá vận động
IV. Biến chứng điều trị
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng đánh giá mức độ
rối loạn vận động (mục III). Trong mục này, tổng điểm cao nhất là 64 điểm,
được chia làm 3 mức độ:
- Rối loạn vận động nhẹ: ≤ 32 điểm
- Rối loạn vận động vừa : từ 33 đến 58 điểm
- Rối loạn vận động nặng: ≥ 58 điểm
III. ĐÁNH GIÁ VẬN ĐỘNG
15. Nói


15

0 = Bình thường.

1 = Mất ở mức độ nhẹ về độ lớn, phát âm và nhấn giọng. (không diễn cảm)
2 = Giọng đều đều, líu ríu nhưng có thể hiểu được; giảm mức độ trung bình.
3 = Giảm nhiều, khó hiểu.(đứt quãng bất thường trong câu)
4 = Không thể hiểu.
16. Nét mặt
0 = Bình thường
1 = Giảm biểu lộ nét mặt nhẹ, vẻ mặt “lạnh như tiền” có thể là bình thường.
2 = Bất thường nhẹ, nhưng có giảm sự biểu lộ nét mặt rõ ràng.
3 = Giảm biểu lộ nét mặt trung bình, thỉnh thoảng môi hé mở.
4 = Giảm biểu lộ nét mặt hoàn toàn hay nghiêm trọng với vẻ mặt “mặt
nạ” hay cứng đờ; môi mở ≥ ¼ inch.
17. Run khi nghỉ
 Chi trên
0 = Không có
1 = Có nhưng nhẹ và hiếm.
2 = Biên độ nhẹ và kéo dài, hay biên độ trung bình nhưng chỉ hiện diện
thời gian ngắn.(nhìn thấy được, chỉ ở ngọn chi)
3 = Biên độ trung bình và hiện diện hầu hết thời gian.(Ảnh hưởng đến
các ngón)
4 = Biên độ nhiều và hiện diện hầu hết thời gian.(Đến cả gốc chi)
 Chi dưới
0 = Bình thường
1 = Nhẹ và thỉnh thoảng. (đấu ngón)
2 = Biên độ nhẹ và liên tục hay biên độ trung bình nhưng hiện diện
từng cơn.(cả bàn chân)
3= Biên độ trung bình và kéo dài hầu như liên tục
4 = Biên độ nặng và kéo dài hầu như kiên tục. (hai chân như múa, ảnh
hưởng đến gốc chi)



16

 Môi
0 = Không có
1 = Nhẹ và thỉnh thoảng
2 = Nhẹ và kéo dài hay trung bình nhưng thỉnh thoảng. (thấy rõ,
không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ vòng môi)
3 = Trung bình và hầu như liên tục. (Ảnh hưởng hết cơ vòng môi)
4 = Nặng và hầu như liên tục. (Ra khỏi cơ vòng môi)
18. Run của tay theo tư thế hay khi hoạt động
0 = Không
1 = Nhẹ; hiện diện khi hoạt động.
2 = Biên độ trung bình, hiện diện khi hoạt động.
3 = Biên độ trung bình với tư thế cầm và cả khi hoạt động.
4 = Biên độ nhiều, ảnh hưởng việc cho ăn.
19. Cứng cơ
(Đánh gía cử động thụ động của các khớp chính khi bệnh nhân ở tư thế
ngồi thư giãn. Nếu bệnh nhân ngồi xe lăn thì bỏ qua).
0 = Không
1 = Rất nhẹ hoặc chỉ có thể nhận ra khi có cử động soi gương hay
những cử động khác.
2 = Nhẹ đến trung bình .
3 = Nhiều, nhưng toàn bộ phạm vi cử động dễ dàng đạt được.
4 = Nghiêm trọng, phạm vi cử động đạt được khó khăn.
20. Khóa ngón tay
(Bệnh nhân khóa ngón cái với ngón 2 thành công nhanh chóng)
0 = Bình thường
1 = Chậm nhẹ và/hay giảm biên độ. (10-15 cái/5 giây)
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động
thỉnh thoảng.



17

3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử
động hoặc ngừng khi đang cử động. (các ngón tay líu ríu, khó làm nhưng cố
gắng thì được)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn.
21. Cử động bàn tay
(Bệnh nhân nắm - mở bàn tay thành công nhanh chóng)
0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động
thỉnh thoảng. (Càng lâu, Bn mệt, giảm biên độ mở rộng lòng bàn tay)
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử
động hoặc ngừng khi đang cử động. (Biên độ không mở hoàn toàn)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn.
22. Thay đổi chuyển động bàn tay nhanh chóng
(Sấp - ngửa bàn tay với biên độ lớn nhất có thể cả hai bàn tay cùng lúc)
0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.
2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động
thỉnh thoảng.
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử
động hoặc ngừng khi đang cử động. (biên độ sấp ngửa không hoàn toàn)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn. (không thực hiện được đến 10 cái)
23. Chân nhanh nhẹn
(Bệnh nhân ngồi trên ghế, chân vuông góc, bàn chân chạm đất. Gõ nhẹ
gót chân xuống mặt đất và nhấc bàn chân - chân lên liền nhanh chóng. Biên
độ nên ít nhất là 3 inches)

0 = Bình thường.
1 = Chậm nhẹ và/ hoặc giảm biên độ.


18

2 = Giảm trung bình. Xác định rõ và dễ mệt. Có thể có ngừng cử động
thỉnh thoảng. (tính liên tục yếu, từng cái một)
3 = Giảm nghiêm trọng. Thường xuyên ngập ngừng khi bắt đầu cử
động hoặc ngừng khi đang cử động. (chân không nhấc cao được)
4 = Thực hiện bài tập nghèo nàn. (Nhấc chân lên, xuống rất khó khăn)
24. Đứng lên từ ghế
(Bệnh nhân cố gắng đứng lên từ ghế dựa, với 2 tay bắt chéo trước ngực)
0 = Bình thường
1 = Chậm; có thể cần nhiều hơn 1 lần cố gắng
2 = Đứng dậy với 2 tay chống, dựa vào ghế.
3 = Khuynh hướng té ngã ra sau, có thể cố gắng nhiều lần, nhưng có
thể đứng dậy không cần giúp đỡ. (dù đã chống 2 tay, vẫn đứng lên từ từ để
lấy thăng bằng)
4 = Không thể đứng dậy mà không có sự giúp đỡ.
25. Tư thế
(Quan sát bệnh nhân phía trước và nhìn nghiêng, chân rộng bằng vai)
0 = Đứng thẳng bình thường.
1 = Không thẳng hoàn toàn, cúi nhẹ; có thể bình thường ở người già.
2 = Cúi trung bình, xem như bất thường; có thể tựa nhẹ sang một bên
(Nhìn thẳng)
3 = Cúi nhiều như gù, có thể tựa trung bình sang một bên.
4 = Gấp nhiều với rối loạn tư thế cực độ. (Bn xoay nghiêng rất khó khăn)
26. Dáng đi
0 = Bình thường.

1 = Đi bộ chậm, có thể kéo lê những bước chân ngắn, nhưng không hấp
tấp hay lụp chụp.
2 = Đi bộ khó khăn, cần một ít hay không cần người giúp; có thể có hấp
tấp, bước ngắn, lụp chụp.


19

3 = Rối loạn dáng đi nghiêm trọng, cần người giúp. (cần gậy, người…
hỗ trợ)
4 = Không thể đi được mặc dù có người giúp.
27. Ổn định tư thế
(Đáp ứng đột ngột, kéo mạnh vai ra sau trong lúc bệnh nhân đứng
thẳng, hai mắt mở, chân cách nhẹ. Bệnh nhân được chuẩn bị)
0 = Bình thường.
1 = Khuynh hướng bị đi về phía sau, có thể sửa lại không cần giúp đỡ.
2 = Mất đáp ứng tư thế; bị té ngã nếu ngưới khám không giữ lại.
3 = Rất không ổn định, khuynh hướng mất thăng bằng tự ý. (Bản thân
BN khó giữ thăng bằng khi đứng, không cần đẩy)
4 = Không thể đứng mà không có người giúp.
28. Chậm động, giảm động
(Kết hợp chậm, do dự, giảm đong đưa tay, biên độ giảm, và cử động
nghèo nàn nói chung). Quan sát BN đi qua lại trong phòng, kéo ghế từ góc ra
giữa, tự ngồi, đứng lên.
0 = Bình thường
1 = Chậm ít, thực hiện được các cử động có đặc tính chủ ý; có thể giảm
biên độ.(Cử động chậm, từ từ)
2 = Mức độ chậm nhẹ, và cử động nghèo nàn được xem là bất thường,
thay đổi, một ít giảm biên độ. (Bn hạn chế cử động khi di chuyển ghế)
3 = Chậm trung bình, biên độ cử động nhỏ và nghèo nàn. (Đứng lên

xuống khó khăn)
4 = Chậm rất nhiều, biên độ cử động nhỏ và nghèo nàn. (Chủ yếu ngồi
xe lăn)
1.1.7.3. Chẩn đoán phân biệt Parkinson [13],[3],[4],[6],[33]
- Hội chứng Parkinson: thứ phát sau dùng thuốc, sau chấn thương sọ
não, viêm não, do nhiễm độc…


20

- Hội chứng Parkinson phối hợp với các bệnh thoái hóa thần kinh
nguyên phát xảy ra từng đợt hoặc do di truyền như sa sút trí tuệ thể Lewy, teo
nhiều hệ, thoái hóa vỏ não hạch nền, bệnh xơ cứng cột bên teo cơ…
1.2. Nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân Parkinson
1.2.1. Định nghĩa loãng xương
Định nghĩa của WHO 2001[39]: loãng xương được đặc trưng bởi sự
thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh của xương được đặc trưng bởi mật
độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi cấu
trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy,
tính chất của các chất cơ bản của xương. Trong đó chu chuyển xương đóng
một vai trò quan trọng.
Chúng ta đều biết, quá trình hủy xương và tạo xương luôn liên tục diễn
ra trong cơ thể, nếu quá trình này cân bằng thì mật độ xương sẽ bình thường.
Nếu quá trình hủy xương lớn hơn sẽ dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, nếu quá
trình hủy xương và tạo xương cân bằng nhưng diễn ra quá nhanh (chu chuyển
xương nhanh) thì gây ra giảm sức mạnh của xương. Do vậy, sức mạnh của
xương là một thông số rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả mật độ
xương. Các thông số về sức mạnh của xương hiện đang được nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm để tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên lâm sàng.
Hiện nay, mật độ xương (MĐX) vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng

loãng xương và dự đoán gãy xương trên lâm sàng.
Mật độ xương theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số MĐX của
cá thể đó so với MĐX của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh,
có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng. Trên cơ sở đó, người
ta chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số MĐX.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức y tế Thế giới
(WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi
theo phương pháp DXA:
+ Xương bình thường: T-score từ – 1SD trở lên.


21

+Thiếu xương (Osteopenia): T-score dưới – 1SD đến - 2,5SD.
+Loãng xương (Osteoporosis): T-score dưới - 2,5SD.
+ Loãng xương nặng: T score dưới - 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy xương
1.2.2. Nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân Parkinson
Loãng xương và thiểu xương là những phát hiện rất phổ biến ở những
bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, ảnh hưởng tới 91% phụ nữ và 61% nam giới.
Giảm khối lượng xương ở bệnh nhân Parkinson dường như được gây ra chủ
yếu là do giảm tính di động thông qua một cơ chế tương tự như quan sát thấy
trong các bệnh thần kinh khác. Do các rối loạn vận động đặc trưng của bệnh
gồm có cứng, run, giảm vận động, người mắc Parkinson thường ít vận động
và ít tham gia các hoạt động ngoài trời. Đặc biệt là những bệnh nhân ở giai
đoạn 4 và 5, khả năng vận động giảm một cách rõ rệt, có trường hợp phải nằm
bất động trên giường hoặc di chuyển bằng xe lăn. Ít vận động cơ thể dẫn đến
việc mất chất xương trong khi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm cơ thể
thiếu vitamin D, chất cần thiết để xương vững chắc. Điều này làm tăng nguy
cơ loãng xương ở người Parkinson. Các bệnh nhân bị bệnh Parkinson có nguy
cơ gãy xương cao hơn, đặc biệt là nguy cơ gãy xương hông, so với các đối

tượng khác cùng tuổi vì nguy cơ té ngã cao và mật độ khoáng xương thấp
hơn. Mất xương ở bệnh Parkinson có thể liên quan với mức độ nghiêm trọng
và thời gian của bệnh. Các cơ chế khác nhau nghi ngờ mất xương nhanh ở
bệnh Parkinson, trong số đó giảm cân và giảm vận động đóng vai trò then
chốt. Các thuốc điều trị Parkinson hiện nay, đặc biệt là levodopa, cũng góp
phần vào giảm mật độ xương trên những bệnh nhân này.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa xương
1.2.3.1. Vitamin D [5]
 Cấu trúc và nguồn gốc
Vitamin D được coi như là một tiền hormon tan trong dầu. Một số dạng
của vitamin D được phát hiện:
Vitamin D1: Phân tử của hợp chất ergocalciferol với lumisterol tỷ lệ 1:1.


22

Vitamin D2: Ergocalciferol (sản xuất từ ergosterol).
Vitamin D3: Cholescalciferol (sản xuất từ 7 – dehydrocholesterol trong da).
Vitamin D4: 22- dihydroergocalciferol.
Vitamin D5: Sitocalciferol (sản xuất từ 7- dihydrositosterol).
Trong đó 2 hình thức chủ yếu của vitamin D là vitamin D2 và vitamin D3.
Vitamin D3 là dạng được tổng hợp trong da của động vật và người. Vitamin D 2
là dạng được chiết xuất từ thực vật.

 Tổng hợp vitamin D
Da là cơ quan chính chịu trách nhiệm sản xuất vitamin D. Tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời, đặc biệt là với tia photon cực tím B (UBV) có bước sóng
khoảng 290 và 315nm gây một sự phân quang của 7-dehydrocholesterol
(DHC) ở trong da. (7 DHC hoặc provitamin D 3) thành chất tiền vitamin D3,
chất này đồng phân hóa thành vitamin D 3. Vitamin D3 gắn với protein mang

vitamin D (DBP) và được vận chuyển trong hệ tuần hoàn. Phơi nắng kéo dài
không gây tăng nồng độ vitamin D3 đến ngưỡng độc do bản thân ánh sáng mặt
trời lại gây tình trạng quang giáng hóa tiền vitamin D3 và vitamin D3 do đó điều
hòa tổng lượng vitamin D3 trong hệ thống tuần hoàn và ngăn ngừa tình trạng
ngộ độc.
 Sự hấp thụ vitamin D qua đường tiêu hóa
Vitamin D là một chất hoà tan trong mỡ. Nó chủ yếu được hấp thụ ở
phần trên của ruột non. Hấp thụ vitamin D trong thức ăn cần có muối mật và bề
mặt hấp thu tại ruột bình thường.
Khẩu phần vitamin D nhập vào qua chế độ ăn dao động từ 90IU/ngày
đến 212-392 IU/ngày đối với quần thể dân chúng khác nhau tại Hoa Kỳ được
đánh giá qua nghiên cứu điều tra về Thăm khám và Dinh dưỡng sức khỏe
quốc gia (NHANES) lần thứ III. Tiếp xúc toàn thân với ánh sáng mặt trời
trong 15 phút dễ dàng cung cấp 10000IU/ngày cho một người lớn da trắng.
Lượng vitamin D này nhiều gấp 50 đến 100 lần lượng vitamin D trung bình


23

cung cấp từ khẩu phần thức ăn. Do đó, nguồn cung cấp từ khẩu phần thức ăn
không phải là nguồn quan trọng để duy trì nồng độ vitamin D ở người tiếp
xúc đủ với ánh nắng mặt trời thỏa đáng [6].

Khẩu phần ăn
Vitamin D2/D3

Sơ đồ 1.1: Chuyển hóa của vitamin D trong cơ thể
(Nguồn từ: Journal of Hepatology 2012; 57: 897-909



24

Tạp chí gan mật thế giới 2012; 57:897-909)
 Các tác dụng sinh lý của vitamin D.
* Vitamin D trong duy trì tính hằng định nội môi canxi [7].
Khi một người trở nên bị thiếu hụt 25(OH)D, hấp thu canxi và phospho
ở ruột sẽ giảm đi, nồng độ canxi ion hóa trong huyết thanh sẽ tụt giảm và gây
một kích thích tổng hợp và tiết PTH bù trừ (cường cận giáp trạng thứ phát).
Tăng nồng độ PTH huyết tương giúp duy trì nồng độ canxi máu bằng cách
làm tăng sản xuất 1,25(OH)2D tại thận, tăng quay vòng canxi của xương và
tăng mất xương, bằng cách thúc đẩy tái hấp thu canxi và bài tiết phospho của
ống thận. Tăng nồng độ 1,25(OH)2D kích thích tái hấp thu canxi và phospho
tại ruột và kích hoạt hoạt tính của các hủy cốt bào nhờ đó làm tăng tính khả
dụng của canxi và phosphat trong máu.
Thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phospho có thể làm suy giảm tình
trạng tạo chất khoáng bình thường của xương, vì vậy gây bệnh còi xương,
nhuyễn xương hoặc loãng xương.
* Vitamin D và bệnh lý tim mạch [8].
Vitamin D không những làm thay đổi các hormon tham gia vào cơ chế
bệnh sinh của tăng huyết áp và đái tháo đường mà còn tác dụng trực tiếp lên
hệ thống mạch máu. Biểu hiện của các thụ thể vitamin D (VDR) và hoạt
hóa vitamin D bởi enzym 1α-hydroxylase trong tế bào nội mạc và tế bào cơ
trơn mạch máu gợi ý cho tầm quan trọng của vitamin D trong quá trình
chuyển hóa tế bào mạch máu. Tình trạng thiếu hụt vitamin D thường xảy ra
nhiều hơn ở bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại biên, nồng độ vitamin D
có mối tương quan nghịch với sức cản mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết
áp. Các biến cố tim mạch thường xuất hiện nhiều hơn về những tháng mùa
đông và ở những vùng ở các vĩ tuyến cao hơn là nơi mà nồng độ vitamin D



25

trung bình trong máu thấp nhất. Nồng độ 25(OH)D thấp hơn một cách có ý
nghĩa ở bệnh nhân đột quỵ.
* Vitamin D trong bệnh đái tháo đường [9].
Vitamin D giúp cơ thể duy trì đầy đủ insulin. Các bằng chứng bước đầu
cho thấy bổ sung vitamin D có thể làm tăng mức insulin ở những người có
bệnh tiểu đường typ2. Kéo dài bổ sung có thể giúp hạ mức đường huyết.
Giảm nồng độ vitamin D liên quan với bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu
đường typ2 với rối loạn chức năng thận ở mức độ nhẹ.
* Vitamin D và tính miễn dịch [10],[11].
Thụ thể vitamin D có mặt trên các đại thực bào và tế bào lympho
T.1,25(OH)2D tác động như một chất điều biến hệ thống miễn dịch, dự phòng
hiện tượng giải phóng quá thừa các cytokin gây viêm và làm tăng “sự bùng nổ
oxy hóa “của các đại thực bào. Điều quan trọng nhất là vitamin D kích hoạt
các peptid kháng khuẩn (cathelicidin và beta-defensin 2) có mặt trong các
bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào diệt tự nhiên và trong
các tế bào biểu mô lát đường hô hấp, nơi mà các tế bào này đóng vai trò chính
bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và nấm. Với những người Mỹ gốc
Phi, được biết có tăng nhạy cảm với vi khuẩn lao (TB), đã được báo cáo là có
nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết thanh thấp và kém đáp ứng với điều hòa
sản xuất cathelicidin. Cho thêm vitamin D vào huyết thanh của các bệnh nhân
người Mỹ gốc Phi sẽ làm tăng sản xuất cathelicidin của đại thực bào và làm
tăng tốc độ tiêu diệt vi khuẩn lao. Cathelicidin và beta-defensin 2 có hoạt tính
kháng khuẩn phổ rộng, bao gồm cả hoạt tính kháng virus và đã được
chứng minh là có thể bất hoạt được virus cúm. Những người tình nguyện
được tiếp xúc với virus cúm sống được làm giảm độc tính gây nên trong
mùa đông nhiều khả năng là sẽ xuất hiện triệu chứng sốt và các bằng
chứng huyết thanh của một đáp ứng miễn dịch so với những người tiếp
xúc với virus vào mùa hè, điều này gợi ý có mối tương quan giữa nồng độ



×