Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

KHẢO sát sự THAY đổi một số tế bào MIỄN DỊCH TRONG các NHÓM BỆNH ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ THANH

KH¶O S¸T Sù THAY §æI MéT Sè TÕ BµO
MIÔN DÞCH
TRONG C¸C NHãM BÖNH ë TRÎ EM
Chuyên ngành : Y học chức năng
Mã số

: 60720106

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp cùng các cơ quan.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Bộ môn Sinh lý bệnh –
Miễn dịch Trường Đại Học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Các cán bộ, nhân viên khoa Huyết học - Bệnh viện Nhi Trung Ương.


Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới:
TS. Nguyễn Thanh Bình- giảng viên Bộ môn Miễn Dịch - Sinh Lý
Bệnh trường Đại Học Y Hà Nội, Phó Trưởng Khoa Huyết Học Bệnh viện
Nhi Trung Ương, người thầy đã hết lòng giảng dạy, dìu dắt, trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Các Phó giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương và
chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, con xin ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố
mẹ, con xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị, chồng con và tất cả
những người thân trong gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp đã động viên,
chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2017


Nguyễn Thị Thanh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Thanh, học viên cao học khóa 24, Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Miễn dịch, xin cam đoan.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thanh Bình.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2017
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt
APC

Tên Tiếng Anh
Antigen Presenting Cells

ADCC

Antibody Dependent Cell
Cytotoxicity

BLTH
CFU-HL
FSC
HIV
Ig
IL
KN
KT
LGL
MHC

NK
NKH
PBS:
SD
SGMD
SSC
TCR
Th
Ti
Ts
Tc
VPQP
VNMN
WBC

Colony Forming Unit – Human
Lymphocyte
Forward Scatter
Human Immunodeficiency Virus
Immunoglobulin
Interleukin
Large Granular Lymphocyte
Major Histocompatibility
Complex
Natural Killer cell
Phosphate buffer saline
Standard Deviation
Slide Scatter
T Cell Receptor
T helper

T inducer
T Suppressor
T Cytotoxic
White Blood Cell

Tên Tiếng Việt
Tế bào trình diện kháng
nguyên
Độc tế bào phụ thuộc kháng
thể
Bệnh lý tiêu hóa
Đơn vị tạo cụm lympho
người
Tán xạ thẳng
Virus gây suy giảm miễn
dịch người
Globulin miễn dịch
Cytokin do bạch cầu tiết
Kháng nguyên
Kháng thể
Tế bào lympho hạt lớn
Phức hợp hòa hợp tổ chức
chủ yếu
Tế bào diệt tự nhiên
Nhiễm khuẩn huyết
Dung dịch đệm phosphat
Độ lệch chuẩn
Suy giảm miễn dịch
Tán xạ bên
Thụ thể tế bào lympho T

Tế bào lympho T giúp đỡ
Tế bào lympho T cảm ứng
Tế bào lympho T ức chế
Tế bào lympho T gây độc
Viêm phế quản phổi
Viêm não màng não
Số lượng bạch cầu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Quá trình tạo máu tại tủy xương...........................................................3
1.2. Những tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch....................................4
1.2.1. Tế bào lympho T................................................................................5
1.2.2. Tế bào lympho B.............................................................................15
1.2.3. Tế bào NK.......................................................................................18
1.2.4. Tế bào NKT.....................................................................................19
1.2.5. Tế bào γδT.......................................................................................19
1.2.6. Những tế bào trình diện kháng nguyên ..........................................20
1.3. Đáp ứng miễn dịch chống vi sinh vật..................................................21
1.3.1. Miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào..............................................21
1.3.2. Miễn dịch chống vi khuẩn nội bào..................................................23
1.3.3. Miễn dịch chống virus.....................................................................24
1.4. Các phương pháp xác định tế bào miễn dịch......................................26
1.4.1. Phương pháp hình thái học.............................................................26
1.4.2. Phương pháp hóa mô miễn dịch.....................................................26
1.4.3. Phương pháp miễn dịch huỳnh quang............................................27
1.4.4. Phương pháp đếm tế bào dòng chảy...............................................27
1.5. Tình hình nghiên cứu rối loạn miễn dịch liên quan ở trẻ em............30

1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới.................................................................30
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............31
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân............................................................31


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................31
2.2.2. Quy trình nghiên cứu......................................................................31
2.3. Kỹ thuật xác định tế bào T, B, NK bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy
.............................................................................................................33
2.3.1. Nguyên lý.........................................................................................33
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................33
2.3.3. Các bước thực hiện kỹ thuật...........................................................34
2.3.4. Nhận định kết quả...........................................................................36
2.4. Xử lý số liệu nghiên cứu......................................................................37
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ...................................................................................38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................38
3.1.1. Các nhóm bệnh có chỉ định xét nghiệm TBNK...............................38
3.1.2. Phân bố đối tượng theo giới tính và nhóm bệnh thường gặp.........39
3.2. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VPQP 40
3.2.1. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VPQP
theo nhóm tuổi.................................................................................41
3.2.2. Đánh giá sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin
theo nguyên nhân............................................................................44
3.3. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong NKH. .52
3.4. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VNMN

.............................................................................................................53
3.5. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong bệnh lý
Tiêu hóa..............................................................................................54


3.6. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong SGMD
.............................................................................................................55
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................57
4.1.1. Các nhóm bệnh có chỉ định xét nghiệm TBNK...............................57
4.1.2. Phân bố đối tượng theo giới tính và nhóm bệnh thường gặp.........58
4.2. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VPQP 58
4.2.1. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin ở nhóm tuổi....59
4.4.2. Đánh giá sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin
theo nguyên nhân............................................................................59
4.3. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong NKH. .61
4.4. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VNMN
.............................................................................................................62
4.5. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong bệnh lý
Tiêu hóa..............................................................................................63
4.6. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong SGMD
.............................................................................................................64
KẾT LUẬN....................................................................................................65
KIẾN NGHỊ...................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các nhóm bệnh có chỉ định xét nghiệm TBNK.........................38
Bảng 3.2. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong

VPQP............................................................................................40
Bảng 3.3. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP ở nhóm 0-11 tháng tuổi...................................................41
Bảng 3.4. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP ở nhóm 12-23 tháng tuổi.................................................42
Bảng 3.5. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP ở nhóm 24-60 tháng tuổi.................................................43
Bảng 3.6. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP do virus.............................................................................44
Bảng 3.7. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP do vi khuẩn.......................................................................45
Bảng 3.8. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 0-11 tháng tuổi do virus...................................................46
Bảng 3.9. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 0-11 tháng tuổi do vi khuẩn............................................47
Bảng 3.10. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 12-23 tháng tuổi do virus................................................48
Bảng 3.11. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 12-23 tháng tuổi do vi khuẩn..........................................49
Bảng 3.12. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 24-60 tháng tuổi do virus................................................50
Bảng 3.13. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
VPQP 24-60 tháng tuổi do vi khuẩn..........................................51


Bảng 3.14. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
NKH..............................................................................................52
Bảng 3.15. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong VNMN
.......................................................................................................53
Bảng 3.16. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong

bệnh lý Tiêu hóa..........................................................................54
Bảng 3.17. Sự thay đổi một số tế bào miễn dịch và immunoglobulin trong
SGMD...........................................................................................55
Bảng 3.18. Chỉ số Immunoglobulin trong SGMD......................................56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính theo nhóm bệnh..........................................39

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các dòng tế bào của hệ thống miễn dịch và tế bào máu.............5
Hình 1.2. Các bước trong quá trình trưởng thành và chọn lọc dòng tế bào
lympho T........................................................................................7
Hình 1.3. Kết hợp TCR với MHC..................................................................9
Hình 1.4. Cơ chế nhận biết kháng nguyên của tế bào TCD4 ...................12
Hình 1.5. Vai trò của tế bào TCD4 trong điều hòa miễn dịch...................13
Hình 1.6. Chức năng tế bào TCD8 trong đáp ứng miễn dịch...................15
Hình 1.7. Thay đổi dấu ấn bề mặt trong quá trình trưởng thành và biệt
hóa của lympho B........................................................................16
Hình 1.8. Gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc KT....................................19
Hình 1.9. Đáp ứng miễn dịch thích ứng với vi khuẩn ngoại bào...............22
Hình 1.10. Đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn nội bào..................................24
Hình 1.11. Đáp ứng miễn dịch chống virus.................................................26
Hình 1.12. Sơ đồ sơ lược nguyên lý hoạt động của máy đếm tế bào dòng chảy
.......................................................................................................27
Hình 1.13. Cơ chế tán xạ của ánh sáng laser khi đi qua tế bào ...............28
Hình 1.14. Tương quan giữa cường độ huỳnh quang và mật độ kháng thể
gắn trên bề mặt tế bào ...............................................................29
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.............................................................32
Hình 2.2. Quy trình ủ mẫu...........................................................................35

Hình 2.3. Gate các quần thể T, dưới nhóm T và B, NK.............................36
Hình 2.4. Kết quả TBNK..............................................................................36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống miễn dịch là một trong những cơ chế tự bảo vệ quan trọng
nhất của cơ thể chống lại các yếu tố gây hại
Hệ thống miễn dịch của cơ thể trưởng thành theo tuổi, phát triển để bảo
vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh nội bào (virus) và các vi khuẩn sống, nhân
lên ở ngoại bào, hoặc trong các khoang của cơ thể.
Khi cơ thể thay đổi đáp ứng miễn dịch thì sẽ dẫn đến mắc một số bệnh
lý. Ngược lại, khi cơ thể bị bệnh cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáp ứng miễn
dịch. Như vậy, sự thay đổi tình trạng miễn dịch vừa là nguyên nhân dẫn tới
các bệnh lý, vừa là hậu quả của rất nhiều các rối loạn bệnh lý
Gần đây, tỷ lệ các bệnh lý về rối loạn miễn dịch (suy giảm miễn dịch,
tự miễn…) được phát hiện và điều trị ngày càng tăng, đặc biệt ở trẻ em. Hầu
hết các bệnh lý đều làm thay đổi số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch, các
immunoglobulin, phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây
bệnh. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi các tế bào
lympho T, B và NK trong các bệnh lý cả nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Năm 2008, Eman và cộng sự thấy có sự giảm các tế bào CD3+, CD8+ và
CD56+ trong bệnh đái đường type 1 ở trẻ em [1] ; hoặc giảm tế bào CD4+
trong những trẻ nhiễm Arsenic [2]. Đặc biệt trong các bệnh nhiễm trùng sự
thay đổi các tế bào có thẩm quyền miễn dịch là rất rõ rệt.
Ngoài sự thay đổi về các tế bào miễn dịch xảy ra trong suy giảm miễn
dịch thứ phát do nhiễm HIV/AIDS [3] thì sự thay đổi nồng độ, thành phần các
phân tử kháng thể trong các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh (tiên phát)

ở trẻ em cũng rất hay gặp.


2

Do đó, việc khảo sát tình trạng miễn dịch của bệnh nhi là rất quan
trọng, nhằm giúp công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh
thực sự hiệu quả.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Mô tả sự thay đổi tế bào lympho T và dưới nhóm, tế bào lympho B,
tế bào NK trong một số nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Quá trình tạo máu tại tủy xương
Bằng các nghiên cứu thực nghiệm in vivo và in vitro, sử dụng các kỹ
thuật sinh hóa và miễn dịch hiện đại, người ta biết rằng quá trình sinh tế bào
máu được thực hiện bởi sự tăng sinh và biệt hóa từ những tế bào gốc ban đầu
gọi là tế bào gốc toàn năng, sau đó tạo ra các tế bào đầu dòng rồi biệt hóa
thành các dòng tế bào máu khác nhau.
Hàng ngày, tủy xương có thể sản sinh và đưa vào máu khoảng 2,5 tỷ
hồng cầu, 1 tỷ bạch cầu hạt, 0,2 tỷ bạch cầu lympho và 1,5 tỷ tiểu cầu. Tủy
xương chịu trách nhiệm sản sinh ra tất cả các tế bào đầu dòng (progenitor
cells) của tất cả các dòng tế bào máu, kể cả lympho. Đồng thời, tủy xương
cũng là nơi biệt hóa (differentiation) của tất cả các tế bào máu đến trưởng
thành để cung cấp cho máu ngoại vi. Tuy nhiên, biệt hóa lympho, đặc biệt là

lympho T chủ yếu xảy ra ở ngoài tủy xương (tuyến ức) [4]
Trong quá trình sinh sản và biệt hóa, tế bào lần lượt thay đổi cấu trúc
nhân, nguyên sinh chất và hình thành dấu ấn biệt hóa màng tế bào. Mỗi tế bào
thông qua bộ gen đã được lập trình trước sẽ hình thành những dấu ấn đặc
trưng cho từng dòng, thậm chí từng loại tế bào và tương ứng với từng giai
đoạn biệt hóa của chúng. Việc xác định chính xác các dấu ấn miễn dịch (CD)
màng tế bào đã cho phép nhận dạng chính xác các tế bào máu [5]


4

1.2. Những tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch
Các tế bào của hệ thống miễn dịch được xếp thành hai nhóm, đó là:
miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Trong đáp ứng miễn dịch
không đặc hiệu, chủ yếu là các tế bào bạch cầu đa nhân, đại thực bào và tế
bào NK. Trong khi đó, lympho lại là những tế bào tham gia chủ yếu trong đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu. Sự hoạt động của các tế bào này có sự phối hợp chặt
chẽ và được điều hòa nghiêm ngặt.
Đối với dòng lympho, tế bào mẹ (CFU-HL) của lympho chung được
phát triển từ tế bào gốc sinh máu CD34+. Từ đây, chúng phân chia (theo chức
năng) thành ba nhóm chính là lympho T, lympho B và tế bào NK (natural
killer cell). Quá trình biệt hóa của các tế bào dòng lympho, về bản chất liên
quan đến sự xuất hiện và mất đi của hàng loạt các kháng nguyên bề mặt
(CD). Trong đó, hầu hết các kháng nguyên bề mặt được xác định bằng
kháng thể đơn dòng [6], [7] Tế bào gốc định hướng lympho T di chuyển
đến tuyến ức để biệt hóa thành dòng T [8], [9]. Tế bào gốc định hướng
lympho B phần lớn ở lại tủy xương, tăng sinh và biệt hóa thành lympho B
trưởng thành, phần còn lại di chuyển đến các tổ chức lympho (lách, hạch...)
[10],[11]. Tế bào gốc định hướng NK biệt hóa ngay ở tủy xương [12]. Tế
bào NK chỉ ra máu ngoại vi, đến lách và các nơi khác khi đã trưởng thành để

thực hiện chức năng [13],[14].


5

Hình 1.1. Các dòng tế bào của hệ thống miễn dịch và tế bào máu [15]
1.2.1. Tế bào lympho T
Có nguồn gốc từ tủy xương, nhưng lympho T được biệt hóa và trưởng
thành ở tuyến ức, nên được gọi là tế bào lympho T. Lympho T nhận biết các
kháng nguyên thông qua các thụ thể TCR (T cell receptor) có trên bề mặt của
các tế bào. Các peptide kháng nguyên kết hợp với phức hợp hòa hợp mô chủ
yếu tương đồng MHC (Major Histocompatibility Complex) được bộc lộ trên
bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên. Sau khi nhận biết được kháng
nguyên, các lympho T bắt đầu tăng sinh. Tế bào T, tạo nên “tế bào nhớ”, tế
bào này có thể tồn tại trong yên lặng nhưng nó nhận ra kháng nguyên cùng
loại khi các kháng nguyên này xâm nhập vào cơ thể lần sau, hoặc tạo ra “tế
bào hiệu lực” (effective cell) có thể diệt các tế bào nhiễm bệnh (tế bào T độc)


6

hoặc giúp đỡ các lympho B sản xuất ra các kháng thể (T helper). Sau khi hoạt
hóa, các tế bào sản xuất ra các protein hòa tan chủ yếu là các lymphokin
(interleukin và interferon). Các lymphokin có tác dụng hỗ trợ, hoạt hóa các
lympho B, tế bào diệt tự nhiên NK, các đại thực bào, và tác động ngay trên
các lympho T nhằm tăng cường hiệu lực của quá trình đáp ứng miễn dịch của
cơ thể.
Quần thể lympho T bao gồm nhiều dưới nhóm có chức năng khác nhau,
như điều hòa đáp ứng miễn dịch bao gồm: tế bào lympho T hỗ trợ (Th) và T
ức chế (Ts); theo khả năng cảm ứng hoạt động (Ti) các tế bào khác thành tế

bào lympho T độc (Tc). Từ tế bào gốc vạn năng → Tế bào tiền thân dòng
lympho (gọi là tiền T). Tế bào tiền T sẽ đến tuyến ức để được chọn lọc, ở đây
có 2 quần thể chính [16]
-Tế bào tuyến ức vùng vỏ (90% quần thể bên trong tuyến ức) phần lớn
chưa trưởng thành, đa số chết tại chỗ. Chúng có chung một số dấu ấn với các
tiền tế bào (T-CD2). Nhưng về sau còn xuất hiện thêm một số khác nữa.
- Tế bào tuyến ức vùng lõi (10% còn lại) đã trưởng thành hơn. Trên bề
mặt của chúng có những dấu ấn mới (CD3, CD4, hay CD8) cũng như là
Receptor T. (TCR = T Cell Receptor ).
* Giai đoạn trưởng thành trong tuyến ức là một sự thay đổi cơ bản về
mặt chức năng của tế bào lympho T: Chính tại đó sẽ xuất hiện các dấu ấn khác
nhau. Trong thời gian chúng lưu lại tuyến ức, tế bào T được huấn luyện và có
khả năng nhận biết KN và phân biệt KN của mình với KN lạ.
Sự chọn lựa đầu tiên được gọi là dương tính có liên quan đến khả
năng phân biệt nhận biết ra các phân tử phức hợp hòa hợp mô chủ yếu tương
đồng MHC trên các tế bào khác thông qua TCR của tế bào tuyến ức vùng lõi:
Kết quả là chỉ còn tồn tại để phát triển những tế bào CD4 có khả năng nhận ra


7

phân tử MHC lớp II và các tế bào CD8 có khả năng nhận biết phân tử MHC
lớp I. Những tế bào nào không được huấn luyện như vậy sẽ chết.
Sự chọn lọc âm tính nhằm loại bỏ thêm những tế bào còn khả năng
nhận biết ra kháng nguyên của bản thân (cái tôi) là một điều không cần thiết
mà có hại. Thực tế các tế bào CD4 và CD8 khi đã có thể nhận ra MHC tương
đồng nhưng nếu trình diện cái tôi (tức kháng nguyên của bản thân) với một ái
lực quá mạnh sẽ bị loại và chết theo apolosis (loại trừ clôn). Như vậy cơ thể
đã loại bỏ được những tế bào lympho tự phản ứng.
Qua sự chọn lọc kép 95% bị loại bỏ, chết theo chương trình và các

mảnh của chúng sẽ được đại thực bào tiêu ngay tại tuyến. Sau sự chọn lọc kép
ấy, các lympho T kết thúc quá trình trưởng thành và đi ra ngoài tuyến ức.

Hình 1.2. Các bước trong quá trình trưởng thành và chọn lọc dòng tế bào
lympho T [17]


8

Các dấu ấn màng của tế bào lympho T:
Đặc trưng của tế bào lympho là các phân tử bề mặt hình thành những
nhóm quyết định KN, có thể xác định được nhờ các kháng thể đơn dòng. Các
phân tử quyết định KN ấy được coi như những dấu ấn để phân biệt tế bào
lympho ở các giai đoạn khác nhau và được viết tắt là CD (Cluster of
differentiation). Bên cạnh những dấu ấn phân biệt, tế bào lympho T còn có thụ
thể với KN, gọi là TCR.
Các thụ thể (receptor) là thụ thể tiếp nhận kháng nguyên (TCR) thể
hiện trên màng tế bào sau khi CD4 và CD8 biểu lộ trên màng tế bào. Thụ thể
giành cho kháng nguyên TCR gồm 2 chuỗi: 2 chuỗi đầu tiên là chuỗi γ và δ
dần dần được thay thế bởi các chuỗi α và β. Sau khi ra đời 95% tế bào lympho
T có chuỗi α và β. Việc hình thành bộ nhớ tiền miễn dịch là nhợ sự sắp xếp lại
gene. Một khi các tế bào tuyến ức biểu lộ TCR thì quá trình trưởng thành của
nó trong tuyến ức đã biệt hóa mang tính đặc hiệu cho kháng nguyên. Từ đó
dẫn đến sự chọn lọc dương tính các tế bào lympho nhờ phức hợp hòa hợp mô
chủ yếu MHC [18]
- Phân tử CD2: Là một glycoprotein với duy nhất 1 chuỗi 50kD, có mặt
ở mọi tế bào lympho T (chín và chưa chín). Là một phân tử bám dính với
protein LFA3 có trên các đại thực bào.
- Phân tử CD3: Là một tổ hợp gồm 5 chuỗi từ 20-26 kDa: 1γ, 1δ, 2ε,
2ξ liên kết với TCR, có mặt ở mọi tế bào lympho T trưởng thành. Vai trò tiếp

xúc với kháng nguyên nằm trên phân tử MHC của tế bào trình diện tương ứng
và chuyển tín hiệu kháng nguyên vào trong nguyên sinh chất của tế bào
lympho T.
- Phân tử CD4: là một monome có 4 khu vực nằm bên ngoài tế bào.
CD4 là đặc trưng dưới nhóm quần thể tế bào lympho T hỗ trợ và được dùng


9

như là phối tử với các phân tử MHC lớp II. Phân tử CD4 hoạt động kết dính
và bằng cách kết hợp trực tiếp với MHC lớp II, phân tử ổn định sự tác động
qua lại của TCR với kháng nguyên peptid, làm tăng cường mối liên kết giữa
TH, Tc và APC.
- Phân tử CD8: hình thành bởi 2 chuỗi α và β và nối với nhau bằng dây
nối đồng hóa trị. Phân tử CD8 đặc trưng cho dưới nhóm quần thể tế bào
lympho T độc và ức chế. Các tế bào lympho T có dấu ấn CD8 chỉ nhận biết
kháng nguyên khi nó kết hợp với các phân tử MHC lớp I trình diện trên bề
mặt APC phù hợp với MHC lớp I của mình. Phân tử CD8 cũng hoạt động kết
dính nhằm ổn định sự tương tác kháng nguyên của TCR bằng kết hợp trực
tiếp của CD8 với phân tử MHC lớp I.
Phân tử CD4, CD8 có khả năng mỗi thứ phối hợp với một phân tử
MHC lớp II hoặc lớp I, cho phép một sự phân công biệt hóa các dưới nhóm
quần thể ấy kết hợp hoặc với các tế bào trình diện KN (APC) đối với CD4
hoặc với tế bào đích hay APC đối với CD8.

Hình 1.3. Kết hợp TCR với MHC [19]


10


Quá trình biệt hóa có thể tóm tắt bởi ba giai đoạn [20]
- Lympho non thường khư trú tại vỏ tuyến ức. Các tế bào này bộc lộ
các kháng nguyên như CD2, CD5, CD7 cũng như các kháng nguyên đặc
trưng cho tế bào lympho T non như CD1.
- Khi biệt hóa, lympho T mất CD1 và xuất hiện thêm CD3, CD4 và
CD8 tùy thuộc vào các tín hiệu định hướng phát triển dòng. Quá trình này xảy
ra ở vùng vỏ trong của tuyến ức.
- Sau đó, tế bào bị mất CD4 hoặc CD8 để tạo ra hai dưới nhóm chính
của lympho T trưởng thành là CD3+/CD4+ và CD3+/CD8+. Quá trình này
diễn ra ở vùng tủy tuyến ức. Mỗi dưới nhóm lympho có chức năng khác nhau
và chịu trách nhiệm đặc hiệu cho mỗi loại đáp ứng miễn dịch.
Ở máu ngoại vi, số lượng và tỷ lệ các dưới nhóm lympho tương đối ổn
định. Phần lớn (60-75%) tế bào lympho là lympho nhỏ, thuộc lympho T. Chức
năng chính của lympho T là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào gồm quá
mẫn muộn, thải ghép, phản ứng dị ứng do tiếp xúc và đáp ứng gây độc với tế
bào đích. Khi được hoạt hóa, lympho T tiết ra một số cytokine đóng vai trò
quan trọng điều hòa sinh máu [4], [21], [7].
Ngoài ra, lympho T cũng tạo thuận lợi cho việc sản xuất kháng thể của
lympho B. Có hai dưới nhóm quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng
của lympho T là TCD4+ và TCD8+. TCD4+ còn gọi là T giúp đỡ (T helperTh), có kháng nguyên trong thành phần của phân tử MHC lớp II và ít nhất
gồm hai dưới nhóm: (1) là Th/i sản xuất ra IL-4 và IL-5 trợ giúp vào việc sản
xuất kháng thể nhưng không tham gia vào gây độc tế bào hoặc quá mẫn
muộn; (2) là Ts/i ức chế đáp ứng kháng thể, có thể tham gia vào đáp ứng gây
độc tế bào và quá mẫn. TCD8+ còn gọi là lympho T gây độc/ ức chế (Ts/c),
có kháng nguyên trong thành phần của phân tử MHC lớp I và tham gia vào
đáp ứng gây độc tế bào trực tiếp đối với các tế bào đích [21], [13], [8]. Bình


11


thường, tỷ lệ TCD4+/TCD8+ từ 1,4 đến 1,6 [22], [23]. Trong một số trường
hợp bệnh lý, cân bằng miễn dịch này bị thay đổi (đảo ngược) gọi là hiện
tượng “ rối loạn cân bằng miễn dịch ”. Tùy theo từng trạng thái cũng như giai
đoạn bệnh lý mà hiện tượng phá vỡ cân bằng miễn dịch này có thể là nguyên
nhân hay hậu quả. Hậu quả tất yếu của tình trạng này là hoạt tính ức chế của
hệ thống miễn dịch nổi trội. Lúc này, về cách thức can thiệp của người thầy
thuốc lại luôn luôn giống nhau, đó là tác động để lập lại trạng thái cân bằng
miễn dịch nói trên [24], [25].
1.2.1.1. Chức năng tế bào TCD4 trong đáp ứng miễn dịch
Tế bào TCD4 là một phân nhóm quan trọng nhất của tế bào lympho T.
Chức năng chính của nó là nhận biết kháng nguyên lạ và điều hòa hệ thống
miễn dịch của cơ thể.
Chức năng nhận biết kháng nguyên
Tế bào TCD4 có vai trò quan trọng bậc nhất trong nhận biết kháng
nguyên lạ (kháng nguyên ngoại sinh). Khi các kháng nguyên này xâm nhập
vào cơ thể, hầu hết bị đại thực bào bắt giữ, cắt thành những mảnh peptid
thẳng và hiện lên bề mặt tế bào nhờ các phân tử MHC lớp II. Phân tử này
được gắn kết đặc hiệu với phân tử CD4 trên bề mặt tế bào TCD4 nên các thụ
thể của TCD4 (TCR) mới có điều kiện nhận diện kháng nguyên (mảnh peptid)
do MHC lớp II trình ra bề mặt đại thực bào. Khi có sự nhận diện kháng
nguyên ngoại lai thông qua phức hợp TCR-MHC lớp II-peptid lạ sẽ tạo sự
khuếch đại tương tác hai chiều giữa đại thực bào và tế bào lympho TCD4. Đại
thực bào tiết ra IL-1 để hoạt hóa TCD4. TCD4 đã được hoạt hóa sẽ tiết IFN-γ
kích thích ngược lại làm cho đại thực bào trở thành các tế bào trình diện
kháng nguyên (APC) tốt hơn.


12

Hình 1.4. Cơ chế nhận biết kháng nguyên của tế bào TCD4 [26]

Các kháng nguyên nội sinh (bản chất là các peptide bất thường được
tổng hợp bởi các tế bào của cơ thể bị nhiễm virus hoặc từ các tế bào của cơ
thể bị ung thư) được nhận diện bởi tế bào TCD8 thông qua phân tử MHC lớp
I. Nhưng lúc này, TCD8 chưa có khả năng loại trừ ngay kháng nguyên mới
nhận diện mà còn phải chờ sự “giúp đỡ” từ tế bào TCD4 hoạt hóa thì mới
phát huy được khả năng “tiêu diệt” tế bào đích của mình.
Tóm lại, khi có kháng nguyên vào cơ thể, tùy theo bản chất kháng
nguyên mà có các loại tế bào nhận diện khác nhau như đại thực bào, tế bào
TCD4, TCD8, lympho B… Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở bước nhận diện,
chưa thể có đáp ứng miễn dịch xảy ra nếu không có sự tương tác từ tế bào
TCD4 hoạt hóa.


13

Chức năng điều hòa miễn dịch
Đây là giai đoạn diễn ra ngay sau khi nhận biết kháng nguyên.Sự hoạt
hóa của tế bào TCD4 thể hiện ở chỗ, các cytokin IL-2, IL-4, IL-5, IFN-γ…
mà nó tiết ra tác động lên một loạt các tế bào khác, mà trước hết là lên bản
thân TCD4, rồi TCD8, lympho B, TDTH…(hình1.5). Kết quả là các tế bào
TCD4 phát triển mạnh mẽ; các đại thực bào, tế bào lympho B, tế bào TCD8,
tế bào NK được hoạt hóa và đồng loạt trở thành các tế bào thực thi (effector
cell). Đại thực bào hoạt hóa sẽ có khả năng thực bào và trình diện kháng
nguyên tốt hơn. Tế bào lympho B dưới tác dụng của IL-2, IL-4, IL-5 sẽ hoạt
hóa thành các tương bào sinh kháng thể tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể
chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tế bào TCD8 được hoạt hóa bởi IL-2 và IFN-γ
do TCD4 tiết ra sẽ có khả năng tiêu diệt tế bào đích, là những tế bào bị nhiễm
virus hay tế bào ung thư.

Hình 1.5. Vai trò của tế bào TCD4 trong điều hòa miễn dịch



×