Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HAI THỜI điểm sử DỤNG MISOPROSTOL SAU DÙNG MIFEPRISTONE TRONG PHÁ THAI nội KHOA tại BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.64 KB, 100 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

H TH VN HNG

ĐáNH GIá HIệU QUả HAI THờI ĐIểM Sử DụNG
MISOPROSTOL SAU DùNG MIFEPRISTONE TRONG
PHá THAI NộI KHOA
TạI BệNH VIệN TRUNG ƯƠNG THáI NGUYÊN
Chuyờn ngnh : Sn ph khoa
Mó s

: 60720131

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Lấ HONG

H NI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Hoàng, thầy hướng dẫn
trực tiếp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, luôn chân thành động viên trong quá
trình xây dựng đề cương, thu thập số liệu thực hiện nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên, cùng các đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Khám bệnh theo yêu
cầu đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, động viên em trong việc thu thập


thông tin, số liệu, bệnh án liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên, cán bộ của Trường Đại
học Y Hà Nội, Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã truyền
đạt những kiến thức khoa học cập nhật, kinh nghiệm lâm sàng và hướng dẫn,
hỗ trợ em trong quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, anh chị em, bạn bè,
đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên em vượt qua những khó khăn, thách thức
trong suốt 2 năm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Vân Hồng


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Đây là đề tài nghiên cứu mà các thông tin, số liệu
được thu thập tác giả tự thu thập, đảm bảo tính chính xác, kỹ lưỡng, tính khoa
học cao nhất, tính riêng tư của các đối tượng được lựa chọn tham gia nghiên
cứu. Tác giả cam kết đề tài nghiên cứu đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế nào trước khi
bảo vệ luận văn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Hà Thị Vân Hồng


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPTT

: Biện pháp tránh thai

BTC

: Buồng tử cung

BVBMTE/KHHGĐ

: Bảo vệ bà mẹ trẻ em / kế hoạch hóa gia đình.

BV

: Bệnh viện

CTC

: Cổ tử cung

DCTC

: Dụng cụ tử cung

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

KCC


: Kinh cuối cùng

KHHGD

: Kế hoạch hóa gia đình

KTC

: Khoảng tin cậy

MFP

: Mifepristone

MSP

: Misoprostol

MTX

: Methotrexat



: Phác đồ

PG

: Prostaglandin


PTNK

: Phá thai nội khoa

TC

: Tử cung

TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới

TTTVCSSKSS-KHHGĐ

: Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Kế hoạch hóa gia đình


DANH SÁCH BẢNG


DANH SÁCH HÌNH


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, các biện pháp ngừa thai rất đa dạng và tiên tiến, tuy nhiên có
thai ngoài ý muốn vẫn đang là vấn đề thường gặp ở phụ nữ trên thế giới và tại
Việt Nam. Ở Việt Nam, phá thai được luật pháp cho phép và được thực hiện ở

mọi tuyến chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân. Theo thống kê
của Hội Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Việt Nam, mỗi năm cả nước có
khoảng 1,2 - 1,6 triệu trường hợp nạo phá thai, trong đó chưa bao gồm những
trường hợp nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân mà chưa thống kê được[1].
Hai biện pháp phá thai phổ biến hiện nay là phương pháp nội khoa
(PTNK) và phương pháp ngoại khoa. PTNK là phương pháp chấm dứt thai kỳ
trong tử cung bằng cách sử dụng phối hợp Mifepriston (MFP) và Misoprostol
(MSP) gây sẩy thai, cho tuổi thai đến hết 12 tuần (84 ngày), với phác đồ là
uống 200 mg MFP, sau 24 đến 48 giờ ngậm dưới lưỡi hoặc ngậm bên má 800
mcg MSP tại cơ sở y tế hoặc tại nhà tùy theo tuổi thai[2]. Các nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam cho thấy sử dụng phối hợp Mifepriston (MFP) và
Misoprostol (MSP) có tính hiệu quả, an toàn cao, ít tác dụng không mong
muốn mà phần lớn khách hàng chấp nhận được, đảm bảo tính bảo mật cá
nhân, riêng tư. Vì vậy, phương pháp phá thai này càng ngày càng trở nên phổ
biến, được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, ở Việt Nam khoảng thời gian
giữa hai lần dùng thuốc phá thai là vấn đề chưa có nhiều tác giả tập trung
nghiên cứu để cung cấp các bằng chứng khoa học rõ ràng. Đây là nguyên
nhân nhiều khách hàng lo lắng và lưỡng lự khi lựa chọn thời điểm phá thai.
Theo hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế (2009), khoảng thời gian sử dụng MSP


sau khi dùng MFP là 36 đến 48 giờ[3]. Tuy nhiên, đến năm 2016, Bộ Y tế đã
điều chỉnh lại khoảng thời gian này là từ 24 giờ đến 48 giờ. Sự mở rộng
khoảng thời gian đã giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn, tiết kiệm được thời
gian và giảm bớt áp lực tâm lý khi phải thực hiện phá thai.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi ở đông bắc Việt Nam với dân số trên
1,2 triệu người. Nhiều trường đại học, cao đẳng và nhiều khu công nghiệp do
đó tập trung số lượng rất lớn công nhân, người lao động, sinh viên sinh sống,
lao động và học tập tại đây, chủ yếu ở lứa tuổi sinh đẻ, trong đó nữ giới chiếm
tỷ lệ rất cao, tương ứng tỷ lệ phụ nữ có thai ngoài ý muốn cũng tăng lên và

nhu cầu phá thai càng cao.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng MSP sau khi sử
dụng MFP để phá thai ngoài ý muốn, trong đó chú trọng giảm thời gian sử
dụng MSP sau khi sử dụng MFP từ 48 giờ xuống còn 24 giờ, 12 giờ, thậm chí
chỉ còn 6-8 giờ, mà vẫn đạt kết quả thành công cao, khoảng 96%[4][5][6]. Ở
Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Ngọc Thơ (2015) về rút
ngắn thời gian phá thai theo phác đồ sử dụng MSP sau khi sử dụng MFP so với
phác đồ cũ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy tỷ lệ thành công của hai
phác đồ là tương đương nhau [7].
Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đang áp dụng phác đồ
PTNK sử dụng 200mg MFP sau 48 giờ sử dụng 800mcg MSP với tuổi thai đến 7
tuần. Do đó, tiến hành nghiên cứu phương pháp phá thai rút ngắn thời gian mà
vẫn đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian hơn so
với phương pháp đang áp dụng tại Bệnh viện là hết sức cần thiết, từ đó có thêm
sự lựa chọn cho phụ nữ khi phải phá thai. Từ thực tế nêu trên, nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả hai thời điểm sử dụng Misoprostol sau dùng Mifepristone
trong phá thai nội khoa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” được tiến
hành với các mục tiêu như sau:


1. Xác định tỷ lệ thành công hai thời điểm sử dụng Misoprostol sau dùng
Mifepristone trong phá thai nội khoa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Nhận xét về hiệu quả, tác dụng phụ, tai biến và sự chấp nhận của khách
hàng trong phá thai nội khoa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên,
năm 2017-2018.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.


Phương pháp phá thai sớm

Phương pháp phá thai sớm là phương pháp phá thai chấm dứt thai kỳ
trong tử cung ở giai đoạn sớm, thường là trước 12 tuần, đảm bảo ít tai biến và
được khách hàng chấp nhận sử dụng. Phương pháp phá thai áp dụng hiện nay
là phá thai ngoại khoa và phá thai nội khoa.
1.1.1. Phá thai ngoại khoa

Phá thai ngoại khoa là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung
bằng cách sử dụng các thủ thuật ngoại khoa can thiệp. Có nhiều phương pháp
phá thai ngoại khoa, trong đó 2 phương pháp thông dụng nhất là phá thai bằng
phương pháp hút chân không và phá thai bằng phương pháp nong và nạo.
+ Phá thai bằng phương pháp hút chân không: là phương pháp
chấm dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai trong tử
cung từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần[1]. Phương pháp này có những ưu điểm và
nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
-

Hoàn tất trong một thời gian ngắn.
Tỷ lệ thành công cao (khoảng 99%).
Thai phụ chỉ tham gia vào một bước duy nhất.
Chắc chắn thành công hơn.

* Nhược điểm:


- Vì phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung nên có nguy cơ về tổn
thương tử cung hay cổ tử cung, nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh
dục cấp hoặc biến chứng lâu dài gây viêm tắc vòi tử cung, chửa

ngoài tử cung, vô sinh…
- Phải dùng thuốc kháng sinh.
- Không riêng tư, tự chủ.
- Chăm sóc sau nạo phá thai cần chu đáo hơn.
+ Phá thai bằng phương pháp nong và nạo: là thủ thuật nong cổ tử
cung bằng dụng cụ rồi tiến hành gắp thai và nạo sạch buồng tử cung bằng thìa
nạo. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay không còn được sử dụng đối với
tuổi thai dưới 12 tuần do có thể gây ra nhiều nguy cơ như rách cổ tử cung,
chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung.
1.1.2. Phá thai nội khoa

Phá thai nội khoa (PTNK) là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử
cung bằng cách sử dụng phối hợp thuốc Mifepriston (MFP) và Misoprostol
(MSP) để gây sẩy thai, áp dụng cho tuổi thai đến dưới hoặc bằng 12 tuần
(tương ứng là 84 ngày)[2].
* Ưu điểm:
-

Là phương pháp ít xâm lấn hơn.
Giống tự nhiên như hành kinh.
Tỷ lệ thành công cao, 90 - 95%.
Riêng tư, chủ động, tâm lý thoải mái hơn.
Hầu hết các phụ nữ đã từng sử dụng PTNK đều hài lòng với kết
quả và liệu pháp điều trị. Nếu phải phá thai lần nữa, họ cũng sẽ
tiếp tục sử dụng phương pháp này và khuyên bạn bè sử dụng khi
cần phải phá thai[8],[7].

* Nhược điểm:
-


Ra máu sau uống thuốc thường kéo dài.
Phải chờ đợi, hoàn tất trong nhiều ngày, đôi khi vài tuần.
Chỉ thực hiện trong phá thai sớm.
Thăm khám nhiều lần.


- Không chắc chắn thành công.
1.2.

Các thuốc sử dụng trong phá thai nội khoa

1.1.3. Mifepriston (RU 48)

Được trình bày dưới dạng viên nén hàm lượng 200mg.
1.1.3.1. Cấu trúc

Mifepriston (MFP) có tên hóa học là (11- [4-(Dimethylanimo) Pheny] –
17 Hydroxyl -17[1- Propyny] – (11β, 17β) – Estra – 4,9 – dien – 3 One) và có
công thức hóa học như sau: C29H35N1O2.
MFP là một hóc môn Steroid, có tác dụng ngăn cản sự hoạt động của
Progesteron và Glucocorticoid do tranh chấp mạnh mẽ với thụ thể tiếp nhận
của hai chất này. Progesteron là loại hóc môn rất cần cho sự phát triển của thai
nghén[9]. Do đó, MFP có thể gây ngừng thai nghén và gây sẩy thai lên đến
60% đến 80% nếu dùng độc lập không có sự kết hợp với MSP[10].
1.1.3.2. Hấp thu, chuyển hóa và thải trừ

Mifepriston được dùng theo đường uống. Liều dùng của MFP có thể thay
đổi từ 50mg đến 800mg, sau khi uống thuốc được hấp thu vào máu chuyển
hóa qua hệ tuần hoàn. Nồng độ của MFP trong huyết tương đạt đỉnh cao nhất
vào thời điểm một giờ sau khi uống. Nghiên cứu trên khỉ cho thấy nếu tiêm

bắp thì MFP được hấp thu vào máu rất chậm, trên người để phá thai thì dùng
MFP đường đặt âm đạo không phải là cách có hiệu quả. Độ thanh thải của
MFP trên người là 30 lít/ngày, thấp hơn so với estrone sulfat (160 lít/ngày) và
thấp hơn nhiều so với cortisol (200 lít/ngày). Đây là hai steroid tự nhiên có độ
thanh thải thấp ở người. Điều này cần lưu ý khi dùng RU 486 để phá thai thì
cần phải lựa chọn liều nhỏ nhất có thể được và đặc biệt phải lưu ý trên những
người suy gan, suy thận. MFP không gắn kết với Globulin Cortisol và Steroid
sinh dục.


Khi dùng RU 486 để phá thai, cần phải lưu ý lựa chọn liều nhỏ nhất có
thể , đặc biệt phải cẩn trọng sử dụng trên những người suy gan, suy thận.
Dùng với liều duy nhất 200mg thời gian bán hủy là 20-25 giờ. Nếu dùng liều
từ 200-800mg, thì đầu tiên thuốc có sự phân bố lại trong cơ thể kéo dài từ 610 giờ, sau đó dừng lại ở mức độ cao trong vòng 24 giờ, cuối cũng sẽ đào thải
hoàn toàn. Đường đào thải chủ yếu là qua thận, nước tiểu[11].
1.1.3.3. Sử dụng trong sản khoa

MFP là một loại thuốc có thể gây sẩy thai. Khi sử dụng đơn thuần trong giai
đoạn đầu thai nghén, MFP gây sẩy thai từ 60 – 80%, hiệu quả phá thai đạt đến
96% nếu dùng phối hợp prostaglandin sau 24 giờ đến 48 giờ [7],[12],[13].
MFP có khả năng làm mềm cổ tử cung và giãn cổ tử cung, cho nên MFP
được sử dụng để chuẩn bị cho phá thai 3 tháng đầu, cũng như phá thai 3 tháng
giữa. Ngoài ra, MFP còn có cơ chế làm hỏng niêm mạc tử cung với liều thấp
nên được dùng làm biện pháp tránh thai khẩn cấp, mà ở liều này không làm
thay đổi hóc môn khác trong kỳ kinh.
MFP cũng được thử nghiệm về các ứng dụng khác trong sản phụ khoa như:
điều trị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung... Bên cạnh, thuốc MFP cũng được sử
dụng để điều trị các bệnh khác dựa vào tác dụng kháng Glucocorticoid như bệnh
Cushing hay làm giãn áp lực nhãn cầu trong bệnh glocom.
1.1.3.4.


Tác dụng không mong muốn

Có rất ít tác dụng không mong muốn xảy ra sau khi uống MFP (nôn,
buồn nôn, đau bụng, ra máu âm đạo). Những tác dụng không mong muốn này
thường rất nhẹ, ít khi có ra máu âm đạo, nếu có ra máu âm đạo chỉ gặp với
lượng ít [7].
1.1.4. Misoprostol

Misoprostol (MSP) là dẫn chất tổng hợp có tác dụng như Prostaglandin
E1, do hãng Searle sản xuất dưới dạng viên nén có hàm lượng 200µg.


1.1.4.1.

Cấu trúc

Misoprostol (MSP) có tên hóa học là: Methyl -11 (13 E), 16 -Dihydroxy
– 16 Methyl – 9 oxypropst – 13 – Enoate và công thức hóa học là
C22H38O5[14].
1.1.4.2.

Hấp thu, chuyển hóa và thải trừ

MSP hấp thu rất nhanh sau khi uống. Nồng độ cao nhất trong huyết
tương là 30 phút sau khi uống hoặc 1-2 giờ sau khi đặt âm đạo. Thời gian bán
hủy là 20-40 phút, thải trừ chủ yếu qua thận, thải trừ hầu hết sau 24 giờ[15].
MSP có thể dùng đường uống, ngậm trong má, ngậm dưới lưỡi, đặt âm
đạo, hoặc đặt vào trực tràng. Dùng thuốc đường âm đạo thì nồng độ đỉnh và
nồng độ trung bình trong huyết tương thấp hơn đường uống, nhưng thời gian

tác dụng lại dài hơn[16].
1.1.4.3.

Tác dụng dược lý

MSP là một Prostaglandin, cho nên MSP có tác dụng chung của
Prostaglandin bao gồm gây co hoặc giãn cơ trơn phụ thuộc vào các thụ thể,
làm thay đổi cấu trúc tổ chức tử cung, ức chế bài tiết dịch vị dạ dày, ức chế
hoặc thúc đẩy sự tập trung tiểu cầu làm tăng tính thấm thành mạch, làm giảm
hóc môn Steroid ở hệ thống sinh dục, tiết niệu, ức chế các hóc môn phân giải
lipid, giải phóng các chất trung gian dẫn truyền ở hệ thống thần kinh.
1.1.4.4.

Ứng dụng của Misoprostol trong sản khoa

MSP đầu tiên được dùng điều trị và phòng viêm loét dạ dày tá tràng sau
đó được dùng trong sản khoa với tác dụng gây co cơ tử cung và làm chín
muồi cổ tử cung, với các chỉ định:
- Dùng MSP trước khi làm thủ thuật như nong nạo, soi buồng tử cung
(TC), làm giảm nguy cơ tổn thương cổ tử cung (CTC), đặc biệt ở thì
nong CTC giúp thủ thuật được tiến hành dễ dàng, an toàn, rút ngắn thời
gian làm thủ thuật.


- Phá thai ngoài ý muốn.
- Phá thai bệnh lý: thai lưu, thai dị dang.
- Dự phòng và cầm máu sau đẻ.
1.1.4.5.

Các tác dụng không mong muốn


Những tác dụng không mong muốn của misoprostol gồm: buồn nôn, nôn,
tiêu chảy, sốt, đau bụng, rét... Tuy nhiên các tác dụng không mong muốn này
thường nhẹ và đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường. So với các
prostaglandin khác thì Misprostol ít tác dụng lên người bệnh cao huyết áp và
hen. Các tác dụng không mong muốn thường mất đi sau khi dùng thuốc từ 3
đến 5 giờ[14].
1.1.5. Cách sử dụng thuốc gây sẩy thai

Có nhiều tác giả đã thử nghiệm sử dụng thuốc gây sẩy thai với một số
cách dùng khác nhau. Khi dùng đơn lẻ từng loại thuốc, thì vẫn có tác dụng
gây sẩy thai, tuy nhiên hiệu quả không cao, có nhiều tác dụng phụ. Khi phối
hợp đồng hiệp lực 2 loại thuốc MFP và MSP, hiệu quả cao hơn rõ rệt, tuy
nhiên việc nghiên cứu liều đủ đùng để đạt hiệu quả cao nhất là rất quan trọng
nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc.
1.1.5.1.

Liều dùng:

+ MFP: Theo những nghiên cứu trước đây, người ta sử dụng 600mg MFP
đường uống với prostaglandin đặt âm đạo hay đường uống. Tuy nhiên, một
nghiên cứu của Tổ chức y tế Thế giới đã nhận thấy rằng liều 200mg MFP phối
hợp với Gemeprost (một biệt dược của prostaglandin), có thể gây sẩy thai
hoàn toàn như với liều 600mg[17]. Khi dùng với liều thấp hơn, tác dụng
không mong muốn cũng giảm đi đáng kể. Tuy vậy, nếu dùng với liều thấp hơn
(50mg hoặc 100mg) thì tỷ lệ gây sẩy thai thành công thấp hơn, tỷ lệ thai tiếp
tục phát triển cao hơn so với liều 200mg[18]. Vì vậy, liều 200mg MFP hiện
nay được coi là liều thấp để gây sẩy thai mà cả thế giới đang áp dụng, tuy



nhiên nhiều tác giả vẫn đang nghiên cứu liều MFP thấp có hiệu quả tương
đương liều 200mg [19].
+ MSP: Liều sử dụng 400-800mcg tùy theo tuổi thai. Khi dùng kết hợp
với 200 mg MFP gây sẩy thai hoàn toàn đạt tới 96% trường hợp với tuổi thai
đến 9 tuần[7]. Liều 400mcg MSP có thể áp dụng cho tuổi thai dưới 7 tuần tuy
nhiên khả năng thất bại lại cao hơn với tuổi thai trên 7 tuần. Hiện nay, Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên áp dụng liều MSP 800mcg cho tuổi thai dưới 7
tuần. Với liều MSP cao hơn có thể giúp sẩy thai thành công và giảm thời gian
sẩy thai hơn liều thấp (400mcg). Tuy nhiên, MSP liều cao làm tăng các tác
dụng phụ nhiều hơn so với dùng liều thấp.
1.1.5.2.

Đường dùng:

+ MFP: Chỉ dùng được qua đường uống.
+ MSP: hay dùng nhất là đường ngậm trong má và ngậm dưới lưỡi (được
khuyên nên giữ thuốc cạnh má hoặc dưới lưỡi trong vòng khoảng 20-30 phút
và sau đó nuốt phần còn lại của thuốc). Ngoài ra có thể dùng đường uống
hoặc đặt âm đạo, tuy nhiên đường đặt âm đạo bất tiện cho khách hàng khi sử
dụng nên ít được lựa chọn nhất.
1.1.5.3.

Thời điểm dùng:

+ MSP: Hầu hết các phác đồ được khuyến cáo trong PTNK là dùng MSP
24-48 giờ sau khi dùng MFP. Với phác đồ dùng MSP sau 24 giờ uống MFP
cũng cho hiệu quả cao với tuổi thai dưới 63 ngày[20]. Các nghiên cứu chứng
minh rằng phương pháp cũng thành công khi MSP được dùng trong khoảng 12-72
giờ sau dùng MFP. Phác đồ sử dụng khoảng cách giữa MFP và MSP ngắn hơn (ví
dụ dưới 12 giờ) hoặc dùng đồng thời tỏ ra kém hiệu quả. Mở rộng khoảng thời

gian dùng MSP làm tăng tính linh động của phác đồ, phù hợp và tiện lợi hơn cho
khách hàng và kế hoạch làm việc của nhân viên y tế [21].


+ Ở Việt Nam, tài liệu hướng dẫn Quốc gia (2016) về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế cho phép sử dụng MFP và MSP để đình chỉ
thai nghén với tuổi thai đến hết 12 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
cùng[2]. Theo quy định này, với tuổi thai dưới 9 tuần thai phụ uống 200mg
MFP tại cơ sở y tế, sau 24- 48 giờ dùng 400-800µg MSP, nếu tuổi thai dưới 7
tuần có thể uống tại phòng khám hay tại nhà tùy theo ý thích của khách hàng
và tại phòng khám với tuổi thai đến hết 9 tuần, còn với tuổi thai từ 10-12 tuần
sau khi uống 200mg MFP tại phòng khám 24- 48 giờ đặt túi cùng âm đạo 800
mcg MSP tại cơ sở y tế. Sau mỗi 3 giờ ngậm dưới lưỡi 400 mcg MSP, tối đa
là 4 liều đến khi sẩy thai hoàn toàn. Nếu sau 3 giờ khi dùng liều MSP thứ 5
mà chưa sẩy thai, uống tiếp 200 mg MFP , cho khách hàng nghỉ 9-11 giờ, lặp
lại các liều MSP như trên cho đến khi sẩy thai. Nếu sau 2 lần theo phác đồ
trên vẫn không sẩy thai thì chuyển sang phương pháp phá thai khác[2].
+ Tại Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
PTNK áp dụng phác đồ dùng 400-800mcg MSP sau 24 giờ dùng MFP tuổi
thai đến 9 tuần.
+ Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khách hàng khi bỏ thai được
sử dụng phác đồ ngậm 800mcg MSP sau 48 giờ dùng 200mg MFP với tuổi
thai đến 7 tuần.
1.1.6. Lịch khám trong phá thai nội khoa

Những năm trước đây, khách hàng phải đến khám 3 lần khi thực hiện
PTNK: Lần đầu khám và uống MFP tại cơ sở y tế; Lần thứ 2 sau khi uống
MFP 36-48 giờ khách hàng quay trở lại cơ sở y tế để được uống MSP; và Lần
thứ 3 sau lần thứ nhất 2 tuần để khám lại kiểm tra kết quả của PTNK.
Hiện nay, qua nhiều nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả cao và an toàn

của MSP nên khách hàng có thể dùng MSP tại nhà đối với tuổi thai đến hết 7
tuần, điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cũng


như sự riêng tư khi phải phá thai ngoài ý muốn tăng thêm sự lựa chọn của
khách hàng với biện pháp phá thai này.
1.3.

Tỷ lệ thành công tại các thời điểm sử dụng Misoprostol sau dùng Mifepristone trong phá
thai nội khoa

1.1.7. Trên thế giới

Có nhiều phác đồ PTNK trên thế giới đã được áp dụng. phương pháp
PTNK được thực hiện đầu tiên tại Pháp năm 1988 với phác đồ sử dụng MFP
đơn độc để PTNK cho hiệu quả thành công 60-80% đối với tuổi thai dưới 7
tuần [22]. Khi phối hợp với MSP cho thành công cao khoảng 87-97% [23].
Nghiên cứu về liều MFP trong PTNK: trước đây người ta sử dụng 600mg
MFP đường uống sau đó dùng Prostaglandin đặt âm đạo hay đường uống. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của Peyron và cộng sự đã nhận thấy rằng liều 200mg
MFP phối hợp với Gemeprost (một biệt dược của Prostaglandin), có thể gây
sẩy thai hoàn toàn như với liều 600mg[17]. Khi dùng với liều thấp hơn, tác
dụng không mong muốn cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu dùng với liều
thấp hơn (50mg hoặc 100mg) thì tỷ lệ gây sẩy thai thành công thấp hơn, tỷ lệ
thai tiếp tục phát triển cao hơn so với liều 200mg [24]. Vì vậy, hiện nay cả thế
giới dùng liều MFP là 200mg [25].
Năm 2005, nghiên cứu trên 420 phụ nữ PTNK với tuổi thai dưới 56 ngày
được phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu sau khi họ được uống
200mg MFP. Nhóm PĐ1 được sử dụng 800mcg MSP đường uống, ngậm
trong má, ngậm dưới lưỡi. Nhóm PĐ2 được dùng 800mcg đặt âm đạo. Tỷ lệ

thành công ở Nhóm PĐ1 là 95% và ở Nhóm PĐ2 (nhóm sử dụng MSP) là
93% [26].
Năm 2010, nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên trên phụ nữ PTNK ở tuổi thai
dưới 63 ngày có đối chứng ở Hoa Kỳ, họ được uống 200mg MFP sau đó phân
thành 2 nhóm ngẫu nhiên. Nhóm PĐ1 dùng 400mcg MSP đường uống. Nhóm


PĐ2 dùng 400mcg MSP ngậm trong má, dưới lưỡi. Kết quả cho thấy tỷ lệ
thành công ở Nhóm PĐ1 là 97,1% và ở Nhóm PĐ2 là 97,4% [27]
Nghiên cứu thời điểm sử dụng MSP sau khi dùng MFP: Bộ môn Sản phụ
khoa và Khoa học sinh sản, Trường Đại học Y khoa Pittsburgh và Viện
Nghiên cứu Phụ nữ Magee, Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu trên 1080 thai
phụ, được uống MFP 200mg sau đó chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên. Nhóm
PĐ1 dùng MSP đặt âm đạo ở nhà sau 6-8 giờ. Nhóm PĐ2 dùng MSP đặt âm
đạo ở nhà sau 24 giờ. Kết quả cho thấy ở Nhóm PĐ1 (đặt âm đạo tại nhà 6-8
giờ) sau uống MFP, tỷ lệ sẩy thai là 95,8%. Nhóm PĐ2 (đặt âm đạo sau 24
giờ) có tỷ lệ thành công là 98,1%. Tác dụng phụ ở Nhóm PĐ2 khi dùng MSP
(nôn và buồn nôn, chảy máu nặng) nhiều hơn Nhóm PĐ1. Đau và sự chấp nhận
ở cả 2 nhóm là tương đương nhau.
1.1.8. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về PTNK đầu tiên được thực hiện ở bệnh viện
Hùng Vương (1992), nghiên cứu này nhằm so sánh tác dụng của hai liều
200mg và 600mg MFP với 400µg MSP dùng sau 48 giờ. Tỷ lệ thành công của
nhóm dùng 600mg MFP là 89,3% tương đương với 88,1% của nhóm dùng
200mg[28].
Nghiên cứu tiếp theo là đề tài hợp tác với Hội đồng Dân số được thực
hiện từ tháng 1/1995 đến tháng 4/1996 để tìm hiểu sự chấp nhận của phụ nữ
Việt Nam tại 2 đơn vị (Trung tâm Bảo vệ Bà mẹ, Trẻ em - Kế hoạch hóa gia
đình, Hà Nội và Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh). Tỷ lệ

thành công trong nghiên cứu này là 96,1%[29].
Bệnh viện Hùng Vương và Hội đồng Dân số (1997) đã tiến hành nghiên
cứu để tìm hiểu tính thực thi của một phác đồ đơn giản với 200mg MFP và
400µg MSP. Khách hàng có thể chọn uống thuốc tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.
Tỷ lệ thành công là 93%[30].


Trong thời gian này, một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện
Từ Dũ với liều dùng 150mg Mifepriston và 400µg Misoprostol ở những phụ
nữ có thai dưới 8 tuần. Tỷ lệ thành công là 88,5%[31].
Năm 2000 – 2001, một nghiên cứu tại 8 điểm trong cả nước được thực
hiện trên cả 3 miền. Tại khu vực miền Bắc, có 3 điểm nghiên cứu được tiến
hành ở Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh, Hà Nội; Trung tâm Bảo vệ Bà mẹ
và Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội và Hải Phòng. Tại khu vực miền
Trung, 2 điểm là Trung tâm Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình
Huế và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cùng tham gia nghiên cứu. Thành phố
Hồ Chí Minh có 3 điểm bao gồm Bệnh viện Hùng Vương, Trung tâm Bảo vệ
Bà mẹ và Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm Y tế Hoóc Môn. Đây
là một nghiên cứu kết hợp đa trung tâm bao gồm nhiều vùng trong màng lưới
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở nhiều tuyến (thành phố, quận, huyện).
Kết quả cho thấy hiệu quả phác đồ phá thai bằng thuốc đạt 90 -95%.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh (2004) nghiên cứu so sánh hai phương
pháp sử dụng MFP kết hợp với MSP và sử dụng MSP đơn thuần để đình chỉ
thai nghén ở tuổi thai đến 7 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công ở phác đồ
sử dụng kết hợp MFP và MSP cao hơn so với chỉ sử dụng MSP đơn thuần và
tỷ lệ bị tác dụng phụ cũng ít hơn[32].
Năm 2007 – 2009, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ là “Thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên so sánh 2 liều dùng và 2 đường dùng của MSP để đình chỉ
thai nghén sớm", hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện với sự tham gia
của 463 phụ nữ có thai đến hết 9 tuần tuổi tại 3 Bệnh viện Phụ sản Trung ương,

Phụ sản Hà Nội, và Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh. Sau 2 năm thực hiện,
theo phác đồ uống 200mg MFP và sau 24 giờ dùng 400 mcg hoặc 800 mcg
MSP theo đường đặt âm đạo hoặc đường ngậm dưới lưỡi, kết quả cho thấy tỷ
lệ thành công chung đạt từ 85% - 95,2%. Tỷ lệ thành công ở nhóm dùng 800


mcg MSP là 94,7% cao hơn 87,0% ở nhóm dùng 400 mcg MSP. Tỷ lệ thành
công ở nhóm ngậm dưới lưỡi là 93,0% cao hơn ở nhóm đường âm đạo là
88,2%. Ngoài ra, tác dụng phụ ở cả 2 nhóm không có sự khác biệt.
Hiện nay, phần lớn phụ nữ Việt Nam đã biết và hiểu về phương pháp
PTNK. Phác đồ PTNK được áp dụng nhiều nhất là uống 200mg MFP, sau 48
giờ ngậm 400mcg MSP cho đến thai đến 56 ngày vô kinh. MFP 200 mg, sau
48 giờ ngậm dưới lưỡi 800 mcg MSP cho thai đến 63 ngày vô kinh. Phác đồ
phối hợp MFP và MSP đã chứng minh được sự an toàn và hiệu quả của PTNK
trong các nghiên cứu tại Việt Nam [33][7].
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công bằng phá thai nội khoa

PTNK được áp dụng với hiệu quả cao, ít tác dụng phụ khi phải chỉ định
phá thai ngoài ý muốn, sẽ làm tăng thêm sự lựa chọn của khách hàng với biện
pháp phá thai này.
Tỷ lệ thành công của PTNK bị tác động bởi một số yếu tố như sau:
1.1.9.1.

Tuổi thai

Tỷ lệ thành công PTNK càng giảm nếu tuổi thai càng cao. Có nhiều
nghiên cứu cho thấy phác đồ dùng MSP uống, áp má, ngậm dưới lưỡi và đặt
âm đạo đều có hiệu quả cao ở tuổi thai đến 9 tuần theo kỳ kinh cuối, tuy nhiên
tuổi thai càng cao thì hiệu quả PTNK càng giảm[34],[21],[35].
1.1.9.2.


Sử dụng thuốc

Các phác đồ PTNK bằng MFP – MSP khác nhau là chỉ khác về liều
dùng, thời điểm dùng và đường dùng MSP ( như đã mô tả ở phần 1.2.3). Với
tuổi thai đến 9 tuần, đường dùng MSP như uống, áp má, ngậm dưới lưỡi, đặt
âm đạo đều có hiệu quả phá thai cao, nhưng với đường uống thì hiệu quả thấp
hơn đường khác với thai trên 8 tuần[36].
1.1.9.3.

Kinh nghiệm của thầy thuốc


Tỷ lệ thành công trong PTNK cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm
của thầy thuốc. Thầy thuốc có thể quyết định hoàn tất việc phá thai bằng thủ
thuật can thiệp ngoại khoa khi không cần thiết có chỉ định hoặc có thể nhầm
lẫn nghĩ rằng việc phá thai chưa trọn nên can thiệp ngoại khoa. Các yếu tố có
thể dẫn đến can thiệp một cách không cần thiết bao gồm nhận định lâm sàng
không chính xác, sự thiếu kiên nhẫn của người cung cấp và không có kinh
nghiệm với phương pháp. Thật vậy, khi thầy thuốc kiên nhẫn hơn với phương
pháp, họ có khuynh hướng đạt được tỷ lệ thành công cao hơn bởi họ sẵn lòng
chờ đợi lâu hơn để phá thai nội khoa hoàn tất[37],[35]. Thêm vào đó, khi bộ
phận nghiên cứu có kinh nghiệm, họ có thể làm tốt hơn trong việc cung cấp
sự hỗ trợ và tư vấn cho những phụ nữ mà những người này có thể yêu cầu can
thiệp ngoại khoa mặc dù trong thâm tâm vẫn mong muốn phá thai không cần
dùng đến ngoại khoa. Yếu tố này rất quan trọng, làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ
thành công của PTNK. Nếu thầy thuốc chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm
sóc trong và sau PTNK thì sẽ vội vàng xử trí dẫn đến can thiệp ngoại khoa
không cần thiết, làm tăng tỷ lệ thất bại của phương pháp[21].
1.1.9.4.


Vai trò của tư vấn trong và sau phá thai nội khoa

cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc trong chăm sóc khâu tư vấn rất
quan trọng, nếu người thầy thuốc ít kinh nghiệm hoặc họ tư vấn không tốt về
tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc gây sẩy thai sẽ làm cho khách hàng
không hiểu biết về tác dụng phụ gây lo lắng quá mức làm cho họ yêu cầu can
thiệp ngoại khoa sớm hoặc can thiệp ngoại khoa khi không cần thiết điều này
làm tăng tỷ lệ thất bại của phương pháp.
1.4.

Hiệu quả, tác dụng phụ, tai biến và sự chấp nhận sử dụng Misoprostol sau dùng
Mifepristone trong phá thai nội khoa

1.1.10. Hiệu quả


Phá thai nội khoa được coi là thành công khi thai sẩy hoàn toàn mà
không cần sự can thiệp của thủ thuật ngoại khoa. PTNK bằng MFP và MSP
trong thai nghén 3 tháng đầu có tỷ lệ thành công cao (95% - 98%). Khoảng
5% trường hợp sau khi uống MFP nhưng chưa uống MSP đã sẩy thai. Đa số
phụ nữ sẩy thai trong vòng 24 giờ sau khi uống MSP, nhưng quá trình này cũng
có thể kéo dài đến 2 tuần mới hoàn tất [32],[38],[39],[36].
Phương pháp được coi là thất bại khi phải can thiệp thủ thuật ngoại khoa với
biểu hiện thai tiếp tục phát triển, thai chết lưu trong tử cung hoặc sẩy thai sót tổ
chức rau thai.
1.1.11. Sự an toàn

Phá thai sớm bằng nội khoa với MFP và MSP trong những cơ sở được
kiểm soát là rất an toàn. Tuy nhiên, sự an toàn còn phụ thuộc vào việc thai

phụ tuân thủ dùng thuốc theo đúng phác đồ và phát hiện sớm các tác dụng
không mong muốn cũng như các biến chứng sau dùng thuốc dưới sự tư vấn
đầy đủ của thầy thuốc. Hàng triệu phụ nữ trên thế giới đã dùng thành công và
an toàn trong PTNK sớm và không có tác dụng phụ lâu dài với sức khỏe của
họ[40],[41].
1.1.12. Các tác dụng không mong muốn và hướng xử trí

Trong PTNK, sử dụng cả hai thuốc là MSP và MFP, nên tác dụng không
mong muốn của PTNK chính là tác dụng phụ của MFP và MSP. Khách hàng
thường được biết trước những tác dụng phụ này là nhờ quá trình khám lần đầu
và tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng. Thông thường những tác dụng
phụ dễ dàng được xử trí khi gặp và không ảnh hưởng đến sức khỏe khách
hàng. Nếu có vấn đề không hiểu hay mọi thắc mắc, khách hàng có thể gọi
điện cho bác sĩ theo số điện thoại đã cho để được giải đáp cụ thể.
Các tác dụng phụ thường gặp như sau:
1.1.12.1.

Đau quặn bụng


Đau quặn bụng là tác dụng phụ được mong đợi khi PTNK, đau bụng là
do co bóp cơ tử cung để tống thai ra ngoài, đây là động lực gây sẩy thai, phần
lớn khách hàng đều chấp nhận nó. Chỉ có một số ít là phải uống thuốc giảm
đau. Đau bụng có thể xuất hiện sau khi uống MFP nhưng thường chỉ xuất hiện
sau uống MSP, đau nhiều nhất khi thai chuẩn bị sẩy và đang sẩy sau đó đau
giảm dần.
Hướng xứ lý: nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, có thể chườm ấm vùng
bụng dưới, nếu khách hàng vẫn đau nhiều không chịu nổi có thể dùng thuốc
giảm đau, thầy thuốc kê sẵn thuốc giảm đau cho khách hàng khi cần có thể sử
dụng ngay. Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít khách hàng cần sử dụng thuốc giảm

đau. Liều dùng: Paracetamol 500-1000mg, cách mỗi 6h. Hoặc Ibuprofen
200mg. Việc sử dụng Ibuprofen có thể có hiệu quả giảm đau tốt hơn sử dụng
paracetamol, và cả hai thuốc này đều không gây giảm tác dụng của MSP[42].
Trong trường hợp đau nhiều có thể cho thêm 30- 40 mg codeine[43].
1.1.12.2.Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo cũng giống như đau bụng, đây cũng là tác dụng phụ
mong đợi, ra máu thường nhiều hơn và kéo dài hơn 1 chu kỳ kinh nguyệt bình
thường nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ Hemoglobin[32]. Dấu hiệu ra máu
kéo dài làm cho khách hàng thấy phiền lòng nhất khi phải PTNK. Lượng máu
mất liên quan đến tuổi thai, máu ra nhiều nhất vào khoảng 3 - 6 giờ sau khi dùng
MSP, sau sẩy thai lượng máu ra giảm dần nhưng sự ra máu thấm giọt, lốm đốm
kéo dài khoảng hơn 1 tuần rồi mới chấm dứt hẳn[44]. Nếu chảy máu quá nhiều
hoặc ra máu nhiều kéo dài gây nên rối loạn huyết động, làm giảm nồng độ
Hemoglobin. Biểu hiện ra máu nhiều tới mức mỗi giờ thấm ướt 2 băng vệ
sinh dày, liên tiếp trong 2 giờ. Nguyên nhân thường do thai sẩy dở dang lúc
này xử trí: Nếu có rối loạn huyết động thì hồi sức bằng truyền dịch, truyền
máu. Khi đủ điều kiện thì hút buồng tử cung cầm máu, thuốc tăng co bóp cơ
tử cung, kháng sinh, soi mô. Nếu không có rối loạn huyết động thì hút buồng


tử cung cầm máu, kháng sinh[45]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh
thì thời gian ra máu khoảng 7 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ 79,6% [32]. Tư vấn về
sự ra máu trong PTNK cho khách hàng rất cần thiết. Cung cấp những thông tin về
sự ra máu gây đe dọa sức khỏe để họ cần quay lại tái khám.
1.1.12.3. Triệu chứng không đặc hiệu

Buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 30 - 50 %. Buồn nôn có thể giảm đi sau vài
giờ sử dụng MSP. Nôn và buồn nôn có thể gặp ở khách hàng có thai, và có thể
tăng lên khi sau khi sử dụng các thuốc gây sẩy thai.

Sốt, rét run là những triệu chứng thỉnh thoảng gặp do MSP gây ra, nhưng
không quá hai giờ. Nếu sốt cao kéo dài, sốt dai dẳng nhiều ngày thì phải tìm
xem có phải sốt do nhiễm trùng hay không. Dùng thuốc hạ sốt và động viên
khách hàng. Cung cấp những thông tin để khách hàng cần tái khám ngay.
Tiêu chảy gặp ở 25%, thường thoáng qua, nhanh chóng mất đi. Hướng
xử trí là trấn an khách hàng.
Tê bì chân tay, hoa mắt, chóng mặt rất hiếm gặp.
1.1.12.4. Vỡ tử cung

Vỡ tử cung: Các nghiên cứu về PTNK dưới 9 tuần trên thế giới đều
thông báo chưa gặp 1 trường hợp nào vỡ tử cung.
1.1.12.5. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường sinh dục dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng khi CTC
mở sau sẩy thai. Nhiễm khuẩn nặng vùng chậu sau PTNK rất hiếm gặp.
+ Với các trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục mức độ nặng (sốt > 38oC,
sản dịch hôi, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, nắn tử cung đau), cần siêu âm
buồng tử cung xác định sót thai hoặc sót rau, dùng kháng sinh đường tĩnh
mạch trước, hết dấu hiệu nhiễm trùng mới hút buồng tử cung, soi mô.


+ Nhiễm khuẩn đường sinh dục mức độ nhẹ, sản dịch hôi, còn ra máu
âm đạo, chỉ cần điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống (chiếm
khoảng 0,2%)[21].
1.1.12.6. Sẩy thai

Sẩy thai không hoàn toàn hay còn sót các sản phẩm thụ thai: khám phụ
khoa thấy thể tích tử cung to hơn bình thường, cổ tử cung hé mở lỗ ngoài, còn
ra máu âm đạo.
Hướng xử trí: Tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng thêm liều MSP lặp lại.

Nếu khách hàng đồng ý nên cho ngậm thêm 4 viên hoặc 8 viên hoặc 16 viên
MSP, mỗi ngày ngậm 4 viên chia 2 lần[46]. Hẹn khám lại sau 7 ngày. Ngày
khám lại nếu vẫn còn sót các sản phẩm thụ thai thì phải hút buồng tử cung,
kháng sinh, soi mô. Nếu đối tượng không đồng ý thì xử lý ngoại khoa. Trong
một số nghiên cứu, việc sử dụng MSP lặp lại hoặc thường quy cho tất cả các
phụ nữ hoặc cho những trường hợp sẩy thai không hoàn toàn. Liều lặp lại của
MSP có thể làm tăng tác dụng phụ của nó.
1.1.12.7. Rong huyết

Rong huyết là ra máu âm đạo trên 2 tuần, siêu âm thấy buồng tử cung
sạch; Khám phụ khoa: âm đạo còn ra máu, tử cung kích thước bình thường,
xét nghiệmđộ β- hCG trong giới hạn bình thường (nếu nồng độβ- hCG giảm
gợi ý rằng thai đã sẩy, nếu tăng gợi ý thai còn phát triển, nếu nồng độ β- hCG
giảm 50% trong vòng 24 giờ thai có vẻ như đã sẩy hoàn toàn. Ở những phụ
nữ PTNK đã hoàn tất thì nồng độ HCG huyết thanh sau khi dùng MFP 2 tuần
phải dưới 1000 IU/L[45]).
Xử trí: vòng kinh nhân tạo, kháng sinh.
1.1.12.8. Choriocarcinoma

Choriocarcinoma: siêu âm buồng tử cung sạch, có thể có nang hoàng tuyến,
xét nghiệm β- hCG tăng cao. Xử trí: chuyển khám, theo dõi chuyên khoa.


×