Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 trường PTCS cát linh hà nội năm học 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.8 KB, 77 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật khúc xạ nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở trẻ em tuổi học đường
nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về
nhiều mặt như: tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, những yếu tố liên quan đến
sự hình thành và phát triển của TKX (độ cong và lực khuất triết của giác mạc
và thể thuỷ tinh, chiều dài trục nhãn cầu, độ rắn chắc củng mạc, yếu tố di
truyền và gia đình trong TKX, tình trạng điều tiết quá mức kéo dài, các yếu tố
vệ sinh lớp học). Hơn nữa, mắc TKX nặng có nguy cơ biến chứng làm tổn hại
thị giác vĩnh viễn như thoái hoá võng mạc, bong võng mạc và vẩn đục dịch
kính. Tật khúc xạ lại có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sớm của cuộc đời so với
các bệnh gây mù loà phổ biến khác như bệnh đục thuỷ tinh thể và bệnh
glôcôm…[23].
Trên thế giới đã có rất nhiều NC về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới, tiến triển
trung bình của cận thị, tuy nhiên kết quả cũng có sự khác biệt trên mỗi quốc gia.
Ở nước ta, TKX đang là một vấn đề sức khỏe thời sự được xã hội đặc
biệt quan tâm. Đã có nhiều điều tra, nghiên cứu về tỉ lệ mắc TKX ở các lứa
tuổi, các cấp học, các yếu tố liên quan đến phát sinh và phát triển của TKX.
Trong những năm gần đây tỉ lệ TKX cũng có chiều hướng gia tăng ở nước ta.
Nghiên cứu của Trung tâm Mắt TP Hồ Chí Minh năm 1994 cho thấy tỉ lệ cận
thÞ ở học sinh cấp I là 1,57%, cấp II là 4,75%, cấp III là 10,34%. Đến năm
2005 điều tra của Hoàng Thị Lũy và cộng sự [14] cũng tại TP Hồ Chí Minh
thì tỉ lệ cận thị đã tăng lên ở cấp I là 4,3%, cấp II là 28,7% đến cấp III là
35,4%. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành cao hơn 3 lần so với học sinh ngoại
thành và nông thôn. Điều tra của Bệnh viện mắt Hà Nội năm 2008 cho thấy tỷ
lệ cận thị ở học sinh nội thành là 23,9%, học sinh ngoại thành là 7,0%.


2


Những năm gần đây, bắt đầu có những nghiên cứu về sự tiến triển của
cận thị ở lứa tuổi học sinh. Năm 2009 Nguyễn Hồng Hạnh đã nghiên cứu
sự tiến triển của cận thị ở 75 trẻ em ở khắp mọi nơi đến khám tại Bệnh viện
Mắt Trung ương cho thấy sự tiến triển trung bình của cận thị ở số trẻ em
này là - 0,69D/ năm[4]. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có NC nào đánh giá
tỷ lệ mắc mới và sự thay đổi của tình trạng khúc xạ của những học sinh
cùng một lứa tuổi, cùng chung những yếu tố môi trường tác động đến như
thời gian học và sử dụng mắt nhìn gần, các yếu tố vệ sinh trường học...tại
cộng đồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự
thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội
năm học 2009-2010” với các mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi tình trạng khúc xạ của học sinh khối 6 trường PTCS Cát
Linh, Hà Nội trong một năm học.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi đó.


3
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. MẮT VỀ PHƯƠNG DIỆN QUANG HỌC
Mắt của chúng ta nhìn được một vật nào đó là do các tia sáng phản xạ
từ vật được chiếu sáng đi qua không khí và các môi trường trong suốt của mắt
để tới và hội tụ tạo ảnh trên võng mạc [6].
Các môi trường trong suốt của mắt bao gồm: Giác mạc, thuỷ dịch, thể
thuỷ tinh, dịch kính. Các môi trường này có chiết suất khác nhau, bán kính
cong của các bề mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ cũng
khác nhau. Theo các định luật khúc xạ ánh sáng, các tia sáng có thể bị khúc xạ
hoặc phản xạ một phần khi đi qua các môi trường trong suốt này [8].
Đầu tiên tia sáng đi qua giác mạc là phần ngăn cách giữa không khí với

các môi trường trong suốt của mắt. Giác mạc là một màng trong suốt chiếm
1/5 trước nhãn cầu, bán kính cong mặt trước giác mạc là 7,7mm, mặt sau là
6,8mm, chỉ số chiết suất của giác mạc là 1,376 cao hơn của không khí nên
công suất khúc xạ của mặt trước là 48,83 diop(D) trong khi đó mặt sau chỉ có
công suất khúc xạ là 5,88D. Tổng công suất khúc xạ của giác mạc là 43,05D
[1], [6].
Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ trong suốt có cấu trúc không đồng
nhất, phần nhân có chỉ số khúc xạ cao hơn lớp vỏ, các lớp vỏ càng gần nhân
thì bán kính cong càng cao, công suất khúc xạ của nhân thể thủy tinh là 5,985D.
Độ cong mặt sau thể thủy tinh cao hơn mặt trước với tổng công suất khúc xạ của
hai mặt là 13,33D. [1], [6].
Thủy dịch và dịch kính có chỉ số chiết suất thấp 1,336 và gần tương
đương với chiết suất của giác mạc (1,376) và thể thủy tinh (1,386) nên tia
sáng thay đổi không đáng kể khi đi qua hai môi trường này [6].


4
Như vậy công suất khúc xạ của mắt vào khoảng 58,64D, trong đó giác
mạc chiếm 2/3 công suất của mắt.

Hình 1.1. Cấu tạo của mắt
1.2. CÁC TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT.
1.2.1. Mắt chính thị:
Mắt chính thị là mắt có cấu trúc hài hòa giữa chiều dài trục nhãn cầu
trước sau và công suất hội tụ của mắt [1],[6]
1.2.2. Mắt không chính thị:
Mắt không chính thị là mắt có tật khúc xạ, do không có sự đồng bộ
chiều dài trục nhãn cầu trước sau với công suất hội tụ của mắt[1].
1.2.2.1. Cận thị:
Mắt cận thị là mắt có công suất khúc xạ quá cao so với chiều dài trục nhãn

cầu nên các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc tạo ra ảnh
nhòe trên võng mạc.
Mắt cận thị có viễn điểm và cận điểm gần hơn mắt chính thị nên người
cận thị nhìn vật ở gần còn rõ, nhìn xa thì mờ.


5

Hình 1.2. Ảnh mô phỏng cận thị
1.2.2.2. Viễn thị:
Mắt viễn thị là mắt có công suất khúc xạ thấp hơn so với chiều dài trục
nhãn cầu nên các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ sau võng mạc cũng
tạo ra một ảnh nhòe trên võng mạc.
Mắt viễn thị có viễn điểm ở sau nhãn cầu và cận điểm cũng xa hơn mắt
chính thị nên người viễn thị nhìn vật ở gần cũng như ở xa đều mờ.

Hình 1.3.Hình ảnh mô phỏng mắt viễn thị
1.2.2.3. Loạn thị:


6
- Loạn thị đóng quy t¾c[14] :
Giác mạc bình thường đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng
tròn. Khi mắt bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục
khác, trông giống như quả bóng bầu dục, và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội
tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua một trục ít cong hơn
lại hội tụ ở sau võng mạc. Do vậy, ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy sẽ bị méo
hình hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần.
Khi loạn thị, mắt có lực khúc xạ khác nhau ở các kinh tuyến khác
nhau của nhãn cầu. Hai kinh tuyến luôn luôn vuông góc với nhau trong loạn

thị đúng qui tắc. Loại loạn thị này có thể chỉnh được bằng kính trụ. Giữa 2
tiêu điểm là vùng ít bị mờ nhất hoặc gọi là vòng mờ. Đây là vị trí cho con mắt
loạn thị bị mờ ít nhất.
Có một số kiểu loạn thị:
- Loạn thị thuận: Khi kinh tuyến đứng có lực khúc xạ mạnh hơn là kinh
tuyến. Trục của kính trụ (-) khi chỉnh kính là khoảng 1800.
• Loạn thị ngược: Khi kinh tuyến ngang có lực khúc xạ mạnh hơn là
kinh tuyến đứng. Trục của kính trụ (-) khi chỉnh kính là khoảng 900.
• Loạn thị chéo: Khi trục loạn khoảng 450 ± 300 hoặc 1350 ± 300
Mỗi kiểu loạn thị trên, khi so sánh với các thành phần cầu, cũng có thể
chia thành 5 nhóm: Loạn cận kép, loạn cận đơn, loạn hỗn hợp, loạn thị viễn đơn
và loạn thị viễn kép.
- Loạn thị không đúng qui tắc (loạn thị không đều): Loạn thị này thường
do các bệnh ở mắt như bệnh giác mạc hình chóp, mộng thịt, các tổn
thương choán chỗ trong hốc mắt ...


7
1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT
Tình trạng khúc xạ của mắt được quyết định bởi công suất giác mạc, công
suất thể thủy tinh, độ dài trước sau của trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, khả
năng điều tiết của mắt...Trong đó giác mạc, thể thủy tinh và trục nhãn cầu là 3
yếu tố chính [6][18].
1.3.1. Các yếu tố giải phẫu:
1.3.1.1. Giác mạc:
Công suất khúc xạ của giác mạc cao chiếm 2/3 tổng công suất của cả
nhãn cầu. Do đó bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của giác mạc về cấu trúc hay bán
kính cong của giác mạc đều làm thay đổi khúc xạ của mắt. Khi bán kính cong
của giác mạc thay đổi 1mm thì công suất khúc xạ của nó có thể thay đổi 6D.
Ở trẻ em có thể có loạn thị sinh lý với độ loạn thị nhỏ hơn 0,5D, độ loạn

thị này được bù trừ bằng độ loạn thị ngược của thể thủy tinh.
1.3.1.2. Thể thủy tinh:
Thể thủy tinh là một thấu kính hai mặt lồi với bán kính cong khác nhau.
Công suất thể thủy tinh tăng dần theo tuổi, ở trẻ sơ sinh thể thủy tinh gần như
một quả cầu tròn nên công suất hội tụ rất cao có thể đến 42D, sau đó giảm dần
cho đến tuổi trưởng thành còn 16D-20D.
Kích thước thể thủy tinh thay đổi tùy theo tình trạng khúc xạ của mắt
do cơ chế điều tiết. Khi điều tiết tối đa, bề dày thể thủy tinh tăng thêm
0,28mm, bán kính cong mặt trước thể thủy tinh giảm còn 5,33mm, làm cho
công suất thể thủy tinh tăng lên khoảng 14D [6].
1.3.1.3. Trục nhãn cầu:
Độ dài trục nhãn cầu trước sau thay đổi tùy theo từng lứa tuổi, trên thế
giới nhiều nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số về độ dài trung bình của trục nhãn
cầu vào khoảng 23,5mm đến 24,5mm.


8
Độ dài trục nhãn cầu ảnh hưởng nhiều đến tình trạng khúc xạ của mắt,
khi độ dài trục nhãn cầu thay đổi 1mm sẽ làm thay đổi công suất khúc xạ của
mắt khoảng 3D. Mắt cận thị thường có trục nhãn cầu dài hơn và mắt viễn thị
có trục nhãn cầu ngắn hơn mắt chính thị.
Trẻ sơ sinh có độ dài trục nhãn cầu khoảng 16mm, khi trẻ được 8 tuổi
thì độ dài trục nhãn cầu tăng lên khoảng 24mm, tương đương với người
trưởng thành và lúc đó mắt trở thành chính thị.
1.3.1.4. Độ sâu tiền phòng:
Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến công suất khúc xạ của
mắt như giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục nhãn cầu nhưng nó cũng góp
phần vào sự ổn định công suất khúc xạ của nhãn cầu.
1.3.2. Sinh lý thị giác:
Vai trò của điều tiết:

Bình thường ở mắt chính thị khi nhìn vật ở xa các tia sáng song song sẽ
hội tụ trên võng mạc tạo nên một hình ảnh rõ nét. Khi đưa vật lại gần mắt nếu
chỉ xét về mặt quang học thì các tia sáng sẽ hội tụ ở sau võng mạc, ảnh thu
được sẽ bị nhòe nhưng trên thực tế mắt chúng ta vẫn nhìn rõ thậm chí còn rõ
hơn nhờ có sự điều tiết của mắt [1][5][6].
Điều tiết là cơ chế giúp cho mắt tăng công suất khúc xạ bằng cách thay
đổi hình dạng thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc.
Có nhiều thuyết về cơ chế điều tiết như thuyết Helmholtz, thuyết hiện
đại, cơ chế thần kinh nhưng các thuyết đều thừa nhận khi điều tiết có sự
buông giãn lực căng của bao thể thủy tinh để gia tăng bề dầy và giảm bớt bán
kính cong của thể thủy tinh. Theo Gullstrand khi không điều tiết bán kính
cong mặt trước thể thủy tinh là 10mm khi điều tiết giảm xuống còn 5,33mm
do đó làm tăng công suất khúc xạ của thể thủy tinh từ 19D lên 33D, nâng tổng
công suất khúc xạ của mắt từ 58,64D lên 70,57D.


9
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của mắt là sự đàn hồi,
dồn ép của thể thủy tinh và trương lực cơ thể mi. Ở người già khi nhân xơ hóa
làm giảm sự đàn hồi và dồn ép của thể thủy tinh nên khi cơ thể mi co cũng
không làm thay đổi bề dầy và bán kính cong của thể thủy tinh. Ngược lại khi
cơ thể mi bị liệt (như khi tra thuốc liệt điều tiết) thì thể thủy tinh dù còn đàn
hồi và dồn ép tốt cũng không tự thay đổi bề dày và bán kính cong để nâng
công suất khúc xạ. Do vậy khi điều tiết phải có sự phối hợp hài hòa của thể
thủy tinh và cơ thể mi.
Khả năng điều tiết của mắt phụ thuộc vào sự thay đổi hình dạng của thể
thủy tinh, trên lâm sàng được thể hiện bằng:
+ Biên độ điều tiết: Là khả năng điều tiết tối đa của mắt được tính theo
số diop thay đổi công suất khúc xạ của thể thủy tinh khi điều tiết. Biên độ
điều tiết giảm dần theo tuổi, biên độ điều tiết trung bình ở tuổi 40 khoảng 6D,

dưới 40 tuổi, cứ 4 năm thì biên độ điều tiết giảm đi 1,0D. Trên 40 tuổi điều
tiết giảm nhanh hơn, đến 48 tuổi thì 4 năm giảm 0,5D.
+ Khoảng điều tiết: Được tính theo khoảng cách giữa điểm xa nhất của
mắt và điểm gần nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ[6].
Biên độ điều tiết giảm dần không hồi phục theo tuổi (sau khoảng 70 tuổi
thì mất hẳn khả năng điều tiết) do giảm khả năng đàn hồi của thể thủy tinh gọi
là hiện tượng lão thị. Thường sau khoảng 40 tuổi khả năng điều tiết giảm nhanh
nên bệnh nhân đọc sách và nhìn gần thấy mờ nhưng nhìn xa vẫn rõ.
1.3.3. Một số yếu tố liên quan tiến triển TKX:
- Tuổi xuất hiện cận thị: cận thị xuất hiện sớm thì tiến triển nhanh hơn so
với xuất hiện muộn. Cận thị xuất hiện sau tuổi 15-16 thường tiến triển chậm và
không có sự thay đổi về khúc xạ ở các mắt bình thường sau 16 tuổi [76], nếu xuất
hiện muộn trên 40 tuổi thì cận thị hầu như không tiến triển .


10
- Giới: ở nữ tiến triển cận thị nhanh hơn ở nam .
- Mức độ cận thị ban đầu: khi xuất hiện cận thị có mức độ cao sẽ tiến
triển nhanh hơn .
- Tiền sử gia đình: Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chứng minh mối
liên quan giữa cha mẹ và trẻ là có ý nghĩa. Theo thống kê của một nghiên cứu
cắt ngang về hệ gen của Hội nhãn khoa Hà Lan đã chứng minh có 30- 60% tỷ
lệ cận thị thì có cả bố, mẹ mắc cận thị, ở trẻ có bố hoặc mẹ mắc cận thị có tỷ
lệ cận thị là 23-40%, hầu hết các nghiên cứu cho thấy khi không có bố mẹ
mắc cận thị thì chỉ có 6-15% trẻ mắc cận thị [10]. Một nghiên cứu của
Khaddar Y.S(2006) trên 1777 học sinh THCS từ 12 đến 17 tuổi ở 8 trường lựa
chọn ngẫu nhiên từ 8 vùng địa lý khác nhau ở Amman Jordan có mối tương
quan rõ giữa tỷ lệ cận thị ở HS và tiền sử TKX của gia đình. Nhóm học sinh
không có bố, mẹ mắc TKX chỉ có 8,7% mắc TKX, nhóm có bố hoặc mẹ mắc
thì tỷ lệ mắc TKX là 18,1%, nhóm có cả bố và mẹ mắc TKX là 24,2%, nhóm

có bố hoặc mẹ và có ít nhất 1 anh chị em mắc TKX thì tỷ lệ mắc TKX là
25,2% nhóm có cả hai bố, mẹ và ít nhất có 1 người anh, chị, em mắc TKX thì
tỷ lệ mắc TKX là 43,2% [10].
- Kính tiếp xúc: Nhiều nghiên cứu cho thấy mang kính tiếp xúc cứng để
thay đổi hình dạng giác mạc hay kính 2 tiêu cự (bifocal), kính đa tròng không
có ranh giới (progressive addition lens- PAL) có thể làm chậm sự tiến triển
của cận thị nhưng hiệu quả chưa rõ ràng , , , .
- Thuốc làm liệt điều tiết như Atropin, Tropicamid, Cyclogyl có tác dụng
làm giảm sự tiến triển của cận thị và giảm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu
nhưng việc sử dụng thuốc còn gây nhiều phiền hà cho bệnh nhân , , .


11
- Lác: Theo nghiên cứu của Goss D.A hay của Press L.J trẻ bị cận thị có
kèm theo lác, đặc biệt là lác trong thì tiến triển cận thị nhanh hơn so với trẻ
không có lác , .
- Thời gian đọc sách và sử dụng mắt nhìn gần: một số nghiên cứu cho
thấy có sự liên quan đến tiến triển cận thị với thời gian sử dụng mắt nhìn gần:
tỷ lệ hiện mắc TKX gia tăng ở Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản và Singapore
cho thấy mối liên quan giữa sự gia tăng TKX với sự gia tăng về tri thức trong
nền giáo dục ở những thập kỷ qua, đặc biệt ở một số ngành nghề cụ thể, đòi
hỏi thời gian lớn cho công việc nhìn gần như soi kính hiển vi, máy tính, dệt
thảm...Tỷ lệ mắc mới TKX tăng vào thời điểm trẻ bắt đầu đi học, tỷ lệ hiện
mắc TKX trong những người có bằng đại học và các trường hợp mắc mới ở
các năm học đại học cao hơn so với những người trưởng thành khác cùng độ
tuổi tương tự. Các bằng chứng này đã gợi ý rằng công việc nhìn gần đòi hỏi
sự điều tiết cao như đọc, viết, làm việc trên máy tính, xem vô tuyến gần, có
thể là một trong những nguyên nhân phát sinh TKX [54]. Tuy nhiên, cũng có
các nghiên cứu khác lại không thấy sự liên quan này . Một số nghiên cứu gần
đây chỉ ra rằng chơi thể thao và hoạt động ngoài trời nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ

mắc và tiến triển của cận thị .
- Các yếu tố vệ sinh trường học:
+ Cường độ chiếu sáng lớp học: chiếu sáng có một vị trí quan trọng
trong vệ sinh học đường, chiếu sáng không đủ sẽ ảnh hưởng rất xấu tới các
quá trình sinh học của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy chiếu sáng tồi có
khả năng dẫn tới giảm cường độ trao đổi chất. Các chức năng thị giác tỷ lệ
thuận với cường độ chiếu sáng như: thị lực (khả năng phân biệt các vật của
mắt), thời gian nhận biết (thời gian nhỏ nhất để nhận biết vật), cảm nhận tối


12
sáng (khả năng phân biệt cường độ chiếu sáng (CĐCS) khác nhau). Theo một
số nghiên cứu cho thấy khi làm việc bằng mắt trong thời gian 3giờ với độ
chiếu sáng là 30-50lux thì sự ổn định thị giác giảm 37% so với CĐCS từ 200300lux chỉ giảm còn 10-15% [56].
+ Kích thước bàn ghế: Trong thời gian học tại trường, các em có thể xuất
hiện mệt mỏi vì phải học liên tục ở tư thế không thoải mái, căng thẳng, mắt
phải làm việc nhiều… do đó phòng học phải đảm bảo chiếu sáng tốt, bàn ghế
phải phù hợp để các em có thể học tập tốt.
- Thời gian sử dụng kính có thường xuyên hay không thường xuyên:
theo Ong. E và Grick.K hay Goss D.A yếu tố này không liên quan đến tiến
triển của cận thị , .
- Các yếu tố nguy cơ khác như trẻ đẻ non, trọng lượng mới sinh thấp,
chiều cao, cá tính và suy dinh dưỡng: có các bằng chứng rõ ràng về mối liên
quan giữa trẻ đẻ non, cân nặng thấp với TKX, nhưng chưa có bằng chứng
thuyết phục đối với mối liên quan giữa TKX với chiều cao, cá tính hoặc suy
dinh dưỡng [55].
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TẬT KHÚC XẠ. PHÂN LOẠI
TẬT KHÚC XẠ
1.4.1. Các phương pháp chủ quan [11].
1.4.1.1. Test thử thị lực kèm thử kính lỗ:

- Thử thị lực nhìn xa và thử thị lực nhìn gần: Thị lực nhìn xa là một
thông số quan trọng trong lâm sàng, nó không những giúp để chẩn đoán mà
còn để theo dõi, tiên lượng bệnh.
Tất cả các bệnh nhân đến khám mắt đều được thử thị lực nhìn xa cho
từng mắt và hai mắt, thử thị lực không kính và thị lực có kính (nếu bệnh nhân


13
đã đeo kính). Trên thế giới hiện nay đang sử dụng nhiều bảng thị như bảng
Logarid, bảng Snellen, bảng Monoyer… nhưng ở Việt Nam thường sử dụng
bảng thị lực vòng tròn hở Landolt. Đây là một loại bảng dễ sử dụng, chính
xác thường được sử dụng trên lâm sàng.
Khi thị lực nhìn xa không kính của bệnh nhân dưới 7/10 cần phải cho
bệnh nhân thử kính lỗ. Đường kính của lỗ từ 1- 1,5mm, tốt nhất là 1,2mm. Có
thể làm 1 hoặc nhiều lỗ trên 1 tấm chắn để thử.
Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định con mắt có thị lực kém do tật
khúc xạ hay không. Nếu thị lực với kính lỗ tăng là do mắc tật khúc xạ, tuy
nhiên với các tật khúc xạ cao thì thị lực qua kính lỗ ít tăng. Nếu thị lực với
kính lỗ không tăng có thể do mắt bị nhược thị hoặc có bệnh lý tại mắt. Kính lỗ
còn sơ bộ phát hiện được mắt cận thị hay viễn thị bằng cách đưa kính lỗ từ vị
trí gần mắt ra xa mắt, nếu thấy vật nhỏ đi là mắt bị cận thị, ngược lại nếu thấy
vật to ra là mắt viễn thị.
1.4.1.2. Sử dụng mặt đồng hồ Parent:
Nếu bệnh nhân thử kính cận hoặc viễn mà không đạt thị lực tối đa, có
thể là do loạn thị. Đặt trước mắt bệnh nhân kính cầu (+1D) sao cho thị lực
giảm còn 0,2-0,3 sau đó cho nhìn vào mặt đồng hồ Parent, nếu bệnh nhân có
tật loạn thị sẽ thấy các đường đậm nhạt không đều nhau. Đường kinh tuyến
đậm nhất mà bệnh nhân nhìn thấy vuông góc với đường kinh tuyến mờ nhất
thì đó là loạn thị đều, đường đậm nhất, rõ nhất là kinh tuyến chính, còn kinh
tuyến vuông góc với nó là trục của loạn thị.

1.4.1.3. Sử dụng kính khe:
Sử dụng khe hở của kính để xác định trục chính của loạn thị đều, khi
đưa đúng khe vào trục chính của mắt loạn thị thì ảnh của vật sẽ rõ nhất do


14
đường tiêu chính nằm sát võng mạc còn đường tiêu có công suất nhỏ hơn bị
triệt tiêu.
1.4.1.4. Sử dụng kính trụ chéo Jackson:
Có thể phát hiện nhanh loạn thị. Kính trụ chéo Jackson thường được dùng
để chỉnh trục và công suất của kính trụ. Ngoài ra kính còn được sử dụng để
chỉnh công suất của kính cầu và trục trụ cho đến khi tìm được thị lực tốt nhất.
Các phương pháp chủ quan nói trên đều đơn giản, dễ làm, chi phí thấp,
có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là
không loại trừ hết điều tiết của mắt, nhất là những trường hợp điều tiết quá
mức gây giả chính thị hoặc giả cận thị.
1.4.1.5. Cân bằng hai mắt và test +1 (Sử dụng trong đo khúc xạ chủ quan với
kính cầu tối ưu)
Khâu cuối cùng trong thử kính là cân bằng hai mắt để xác định chắc
chắn rằng điều tiết của cả hai mắt đã giãn tương đương nhau khi thử kính cho
2 mắt, giúp bệnh nhân nhìn dễ chịu nhất. Có thể làm mờ mắt bằng kính cộng
hoặc sử dụng lăng kính để xác định cân bằng 2 mắt với thị lực sau chỉnh kính
phải tương đương nhau giữa 2 mắt.
Test +1 được sử dụng để kiểm tra lại xem mắt đã giãn điều tiết hết chưa
khi thử kính bằng cách thêm kính +1D vào kính nhìn xa tốt nhất. Nếu thị lực
nhìn xa mờ hơn (giảm trên 2 dòng) tức là mắt đã giãn hết điều tiết, khúc xạ
xác định đã chính xác.
1.4.2. Các phương pháp khách quan [6] [11].
1.4.2.1. Soi bóng đồng tử:
Soi bóng đồng tử là phương pháp ra đời sớm nhất cho phép đánh giá một

cách khách quan tật khúc xạ hình cầu, loạn thị đều hay không đều, vẩn đục


15
của môi trường quang học. Dụng cụ dùng để soi cũng ngày một hoàn thiện,
ngày nay thường sử dụng máy Retinoscope. Trước khi soi phải làm giãn điều
tiết bằng kính cộng hoặc bệnh nhân định thị vào một vật tiêu ở xa hoặc liệt
điều tiết bằng thuốc như Atropin 0,5% hoặc Cyclogyl 1% [8].
Soi bóng đồng tử là phương pháp đo khúc xạ rất chính xác, nhất là đối
với trẻ em và người có khuyết tật về ngôn ngữ, thính giác, thần kinh là
những đối tượng khó hợp tác nếu sử dụng các phương pháp chủ quan hay
máy đo khúc xạ tự động. Phương pháp soi bóng đồng tử ngày càng được sử
dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ đo lại thực hiện được ở nhiều nơi và có giá trị
chẩn đoán tốt.
1.4.2.2. Máy đo khúc xạ tự động:
Máy đo khúc xạ tự động do sử dụng những tiến bộ mới của điện tử và
vi tính, máy đo khúc xạ theo đường kinh tuyến rồi tự động tìm ra điểm trung
hòa. Do sử dụng tia hồng ngoại nên bệnh nhân không bị chói mắt, giảm điều
tiết nhưng bản thân máy cũng có thể cho kết quả sai lệch do phối hợp không
tốt từ bệnh nhân hay đồng tử nhỏ dưới 2mm.

Ưu điểm lớn nhất của máy là cho kết quả rất nhanh và thuận tiện, ở trẻ
lớn có thể phối hợp tốt thì kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết khá
chính xác, ngoài ra nó còn xác định được trục loạn thị giúp định hướng trong


16
chỉnh kính cho bệnh nhân [2]. Máy ít có tác dụng nếu bệnh nhân định thị kém,
các môi trường trong suốt của mắt bị vẩn đục.
Điều tiết làm tăng công suất khúc xạ của mắt nên lý tưởng nhất là đo

khúc xạ trong điều kiện giãn điều tiết.
Khả năng điều tiết của mỗi người thường khác nhau, thậm chí ở một
người cũng thay đổi theo thời gian, tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của
người đó. Người khám không thể đánh giá được sự thay đổi này, do đó khi đo
khúc xạ biểu hiện (khúc xạ không liệt điều tiết) trong khi làm giãn điều tiết
bằng kính dương hoặc bằng các phương pháp không dùng thuốc nếu kết quả
không đồng nhất giữa các lần đo thì cần phải đo khúc xạ có liệt điều tiết để
đánh giá tình trạng khúc xạ của mắt [1], [6].
1.4.3. Phân loại TKX:
Tiêu chuẩn đánh giá tật khúc xạ sử dụng ở cộng đồng theo Tổ chức Y tế
thế giới [52] khuyến cáo như sau:
- Mắt chính thị: Được coi là mắt có độ khúc xạ cầu tương đương lớn
hơn –0,5D và nhỏ hơn +2.0D. Khúc xạ cầu tương đương (SE:spherical
equivalent) = chỉ số khúc xạ cầu +1/2 chỉ số khúc xạ trụ.
- Người được coi là chính thị nếu không có mắt nào cận hoặc viễn thị
- Mắt được coi là cận thị khi có khúc xạ cầu tương đương ≥ - 0,5D sau liệt
điều tiết. Người được coi là cận thị khi có một mắt hoặc cả 2 mắt cận
- Mắt được coi là viễn thị khi có khúc xạ cầu tương đương +2,0D trở lên
sau liệt điều tiết (công suất cầu tương đương = công suất cầu + ½ công
suất trụ) vì viễn thị <+ 2,0DS không ảnh hưởng tới thị lực của trẻ em.
Người được coi là viễn thị khi có cả 2 mắt viễn thị, hoặc có một mắt
viễn thị còn mắt kia là chính thị.


17
- Mắt được coi là loạn thị khi 2 trục chính của nhãn cầu chênh lệch nhau
≥ 0,75D trở lên sau liệt điều tiết.
Bảng phân loại về tật khúc xạ của Tổ chức Y tế thế giới [52]:
Phân loại TKX


Nhẹ

Trung bình

Nặng

Cận thị

≤- 0,75 D

- 1,00 - 2,75 D

> -3,00 D

Viễn thị

≤ +2,75 D

+3,0 - + 4,75 D

> +5,00 D

Loạn thị

≤ 0,75 D

1,00 - 2,75 D

> +/- 3,00 D


Đeo kính

Đeo kính

Thái độ sử trí

Không cần
kÝnh

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ LỆ MẮC TKX VÀ SỰ THAY
ĐỔI CỦA TKX TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .
1.5.1. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc TKX.
Tỷ lệ mắc TKX rất khác nhau ở các nước trên thế giới, nhất là tỷ lệ TKX
không được chỉnh kính thích hợp dẫn đến tăng tỷ lệ mù loà. Đây là một vấn
đề mà tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo cần phải đặc biệt quan tâm đến
TKX như là một loại mù loà có thể dễ dàng phòng tránh được với các biện
pháp đơn giản nhất và rẻ tiền nhất.
Châu Á là nơi có tỷ mắc TKX cao nhất thế giới và có xu hướng gia tăng
trong những năm gần đây. Đặc biệt, ở các nước có sử dụng chữ viết kiểu
tượng hình như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản tỷ lệ mắc TKX
rất cao, chiếm khoảng 50 – 80% số học sinh. Uớc tính riêng ở Trung Quốc có
đến 300 triệu người có TKX. Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường
bắt đầu khi 7 tuổi) nên nếu tính theo “số người x năm bệnh” thì TKX gây
giảm thị lực và mù loà gấp 2 lần đục thuỷ tinh thể [19]. Tỷ lệ người bị TKX
ngày càng gia tăng theo đà phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ
trong nhịp sống hiện đại và đô thị hoá.


18
Theo thông báo của một số nước trên thế giới và trong khu vực, tỷ lệ

gây mù và giảm thị lực do TKX rất khác nhau ở các nước, cao tới 8,2% ở Hàn
Quốc, 14% ở Đài Loan, 12,1% ở HongKong, 22,4% ở Phillipine, nhưng lại
thấp trong khoảng 1-4% như ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia [46].
1.5.2. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển của TKX trên thế giới.
Từ lâu, trên thế giới đã có những nghiên cứu về tỷ lệ mắc mới và sự
tiến triển của tật khúc xạ, đặc biệt là sự tiến triển của cận thị. Khi sinh ra chỉ
có một tỉ lệ rất nhỏ là cận thị, đến tuổi đi học khoảng 6 tuổi thì tỉ lệ cận thị bắt
đầu tăng, chủ yếu là do sự phát triển trục nhãn cầu. Thế kỷ thứ 19, người ta đã
quan sát thấy cận thị có thể tiến triển ở lứa tuổi học sinh, vì vậy cận thị còn có
tên gọi là cận thị học đường xuất hiện từ thời gian này.
Năm 1990, tác giả người Nga Avetisov S.E đã xác định được sự tiến
triển cận thị mỗi năm theo công thức:

YG =
Trong đó:

SE 2 − SE1
T

YG : tiến triển cận thị mỗi năm (tính bằng điốp)
SE1 : khúc xạ lúc bắt đầu nghiên cứu (tính bằng điốp)
SE2 : khúc xạ lúc kết thúc nghiên cứu (tính bằng điốp)
T : thời gian nghiên cứu (tính bằng năm).
Nếu YG ≤ 1D là tiến triển chậm, nếu YG>1D là tiến triển nhanh.

Theo các tác giả của Hội Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ, đến tuổi 15-16
cận thị tiến triển chậm lại, khoảng 75% trẻ em ổn định khúc xạ ở tuổi 15-16,
còn một số tiếp tục tiến triển đến tuổi 20 hoặc 30 .
Cận thị thường hay khởi phát vào lúc từ 5 đến 15 tuổi, và là một trong
số các bệnh tật về mắt phổ biến nhất ở tuổi trẻ em [46]. Nhiều cuộc điều tra để

phát hiện tỷ lệ mắc cận thị đã được thực hiện trong suốt một vài thập niên vừa


19
qua, nhưng mới chỉ có ít các nghiên cứu theo chiều dọc (NC theo dõi nhiều
năm trên cùng một quần thể đối tượng). Mặc dù đã có các dữ liệu theo chiều
dọc về tật khúc xạ ở người lớn, nhưng ít các NC thuần tập, nhằm đánh giá tỷ
lệ mới mắc bệnh và tiến triển của cận thị ở trẻ em [23]. Theo trung tâm nghiên
cứu TKX ở trẻ em (RESC), một NC tiến hành trên các trẻ em từ 5 đến 15 tuổi
thì cho thấy tỷ lệ mắc mới cận thị (kính cầu tương đương (SE) ít nhất là –0,5
D), ở Ấn Độ là 7,4%, ở Nam Phi là 4,0%, và ở Nepal là < 3% [36].
Một nghiên cứu triển vọng, thực hiện trên 4662 trẻ em từ 5 đến 12 tuổi ở
Shunyi Trung quốc đã phát hiện tỷ lệ mới mắc bệnh cộng dồn, tính trong suốt một
thời kỳ 28,5 tháng, của cận thị (SE ít nhất là – 0,5D) là 14,1%, và tốc độ tiến triển
trung bình của nó là – 0,42D trong cùng một thời kỳ nói trên [45].
Các nghiên cứu khác về tốc độ tiến triển của cận thị ở trẻ em đều được
tiến hành trên các đối tượng tình nguyện trong nhóm đối chứng của các thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, trong đó các tác giả thực hiện các can thiệp,
nhằm làm cho cận thị tiến triển chậm hơn, ví dụ như, thử nghiệm mang tên
“U.S.-based Correction of Myopia Evaluation Trial” (COMT: Thử nghiệm
Đánh giá chỉnh tật cận thị ở Hoa kỳ) thì tiến triển của tật cận thị trung bình
hàng năm là – 0,59D ở các trẻ em từ 6 đến 9 tuổi [23]. Một thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên khác nhằm đánh giá tính hiệu quả của kính áp tròng thấm gaz
ở Singapore cũng cho biết tốc độ tiến triển của cận thị là – 0,63D/năm ở nhóm
các đối tượng đối chứng [36].
Theo NC chiều dọc kéo dài 12 tháng của HongKong năm 2004 [23] về
tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ mắc mới và tiến triển của cận thị trong số 3.149 học sinh
không bị cận thị lúc trước bắt đầu NC, thì có 454 em được phát hiện bị cận thị
trong lần khám thứ hai. Do đó, tỷ lệ mới mắc cận thị hàng năm là 144,1±
2,31 trên 1.000 học sinh tiểu học. Tỷ lệ mới mắc cận thị là cao nhất ở các học

sinh nam 10 tuổi, và ở các học sinh nữ 11 tuổi, với tỷ lệ mới mắc hàng năm
của hai nhóm đối tượng này lần lượt là 199,5 và 275,6 trên 1.000 em. Cũng


20
dựa vào kết quả của các NC trên thì, các học sinh nam có tỷ lệ mới mắc cận
thị thấp hơn, so với các học sinh nữ 0,86 95(OR95% CI 0,83-0,88). Tuổi càng
tăng thì tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ mới mắc cận thị, với nguy cơ cao
nhất ở các trẻ em 10 tuổi và 11 tuổi (lần lượt tỷ số chênh = 1,93 và 2,27) [45]
Tốc độ tiến triển trung bình của cận thị, đánh giá bằng đo khúc xạ tự
động với liệt điều tiết là –0,40D/năm (độ lệch chuẩn = 3,30D). So sánh giữa
các học sinh bị cận thị và không bị cận thị vào thời điểm trước nghiên cứu thì,
thay đổi trung bình hàng năm của kính cầu tương đương(SE) ở học sinh cận
thị (SE ≤ – 0,50D) là –0,63D (độ lệch chuẩn = 3,44D), còn ở các học sinh
không cận thị là –0,29D (độ lệch chuẩn = 2,96D). Khác biệt này là có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001). Cận thị nặng hơn vào thời điểm trước NC có liên quan
trực tiếp với tiến triển cận thị nhanh hơn (p < 0,001) [45].
Một nghiên cứu tại thành phố của Trung Quốc được thực hiện từ tháng
9 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007 về tỷ lệ mắc TKX trên 2256 học sinh ở 5
trường trung học được lựa chọn ngẫu nhiên thì kết quả cho thấy cận thị là loại
TKX chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tới 85% [50].
1.5.3. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển của
TKX tại Việt Nam.
Tại nước ta, từ những năm 1960, được sự quan tâm của Đảng và nhà
nước đối với sự nghiệp giáo dục và sức khoẻ của học sinh, nhiều công trình
nghiên cứu về các bệnh học đường nói chung và TKX, trong đó có tật cận thị
nói riêng đã được tiến hành và công bố. Theo tác giả Hà Huy Khôi, Ngô Như
Hoà điều tra năm 1964 cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành Hà Nội chỉ
dao động khoảng 2- 10% như sau:



21
+ Trường cấp 1: 2,1%; Trường cấp 2: 4,2%; Trường cấp 3: 9,6%
Một nghiên cứu khác của Đoàn Cao Minh ở học sinh Hà Nội năm 1975
cho thấy, tỷ cận thị cũng tăng theo tuổi và cấp học:
+ Trường cấp 1: 0,49%+ Trường cấp 2: 1,61%+ Trường cấp 3: 8,12%
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học
tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng cao nên tỷ lệ TKX nói
chung, tật cận thị nói riêng ở học sinh nước ta cũng có xu hướng ngày càng
tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo kết quả điều tra của Trung tâm
Mắt thành phố Hồ Chí Minh năm 1994 thì tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học
cơ sở ở thành phố HCM là 9,7%, ở học sinh phổ thông là 18,4%. Nghiên cứu
của Trần Phương Thu năm 2003 trên 5112 học sinh tại TP Hồ Chí Minh đã
cho thấy tỷ lệ TKX ở học sinh thành phố này là 25,3%, trong đó cận thị chiếm
tới 17,2% và viễn thị là 8,1%. Một nghiên cứu khác năm 2006 của Lê Thị
Thanh Xuyên tại TP HCM cho thấy tỷ lệ mắc TKX của học sinh thành phố
HCM là 38,8%.
Năm 1999 nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên [7] trên 1589 học sinh ở 9
trường của TP Nam Định, cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh là 13,6%, trong đó
tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ là 11%, tỷ lệ này cũng khác nhau ở các vùng: ở
nông thôn là 3,9%, thành phố là 13,3%, và ở các trường chuyên cao hơn hẳn
là 24,4%. Năm 1999, Trung tâm mắt Hà Nội đã tiến hành khảo sát trên 3038
học sinh ở 7 trường nội thành thấy tỷ lệ TKX là 21,85%, tăng gần gấp 4 lần so
với 5 năm trước, đặc biệt tăng nhiều ở cấp tiểu học.
Theo dõi tỷ lệ TKX ở học sinh trong 7 năm, Vũ Quang Dũng và cộng
sự cho thấy sự thay đổi của tỷ lệ TKX của HS tại một địa phương theo thời
gian, theo tuổi và cấp học như sau:


22

Năm 2000

Năm 2007

+ Tiểu học

3,1%

+ Tiểu học:

+ Trung học cơ sở

7,35%

+ Trung học cơ sở:

+ Trung học phổ thông: 10,96%

3,51%
11,57%

+ Trung học phổ: 26,10%

Một nghiên cứu mới đây nhất của bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2008 thực
hiện ở 4 quận huyện Hà Nội cho thấy tỷ lệ cận thị (sau nhỏ liệt điều tiết bằng
Cyclogyl 1%) của học sinh tiểu học và PTCS ở thành thị là 27,86%, ở nông
thôn là 17,95 %, tỷ lệ viễn thị tương ứng là 4,77% và 5,28%, tỷ lệ loạn thị
tương ứng là 15,33% và 9,19%.
Tất cả các NC trên đã cho thấy tình hình mắc TKX ở học sinh dao động
rất khác nhau giữa các vùng miền, giữa các thời điểm tiến hành NC và đang

ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, ở nước ta do có nhiều khó khăn về điều kiện tiến hành nên
còn có rất ít những công trình NC về tỷ lệ mắc mới tật khúc xạ, đặc biệt là
những nghiên cứu ở cộng đồng. Năm 2009 mới có một NC của Nguyễn Hồng
Hạnh và Hà Huy Tài về “Đánh giá sự tiến triển của cận thị ở một số học sinh
phổ thông khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương” cho thấy sự tiến triển trung
bình của cận thị ở 75 trẻ em này là - 0,69D/năm[4].
Một nghiên cứu khác của Đặng Anh Ngọc và cs trong 2 năm (20022004) về “Tật cận thị ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở Hải Phòng, yếu tố
ảnh hưởng và giải pháp can thiệp” cho thấy tỷ lệ mắc mới cận thị của học
sinh nội thành cấp tiểu học là 2,77% (p=0,015) và học sinh THCS là 14,64%
(p < 0,001) cao hơn so với ở ngoại thành. Tỷ lệ cận thị mắc mới tính chung
cho cả 2 cấp ở nội thành là 5,19% (p<0,0001)[10]. Can thiệp nâng cao thực
hành vệ sinh học đường có thể làm giảm tỷ lệ mắc mới cận thị: nhóm học sinh


23
có điểm KAP tốt thì tỷ lệ mắc mới cận giảm đi rõ (1,6%) so với các nhóm
khác(7,58%). Đây là NC đầu tiên ở nước ta cho biết tỷ lệ mắc mới tự nhiên và
sau khi có can thiệp về cận thị ở học sinh. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá
cận thị của nghiên cứu này còn hạn chế (chưa đánh giá được tình trạng khúc
xạ của mắt sau khi đã liệt điều tiết bằng phương pháp soi bóng đồng tử và
/hoặc bằng máy đo khúc xạ tự động), nên kết quả về tỷ lệ mắc và mắc mới có
thể chưa hoàn toàn chính xác vì chưa loại trừ được cận thị giả do điều tiết.


24
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Cát Linh – Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ học sinh khối 6 trường THCS Cát Linh.
Học sinh khối 6 có tổng số 245 học sinh, trong đó có 132 nam và 113 nữ,
cùng độ tuổi là 11, 12 tuổi. Các em được chia làm 7 lớp, có 2 lớp chọn, 5 lớp
thường. Sau 1 năm theo dõi, chỉ còn 225 em được theo dõi vì số còn lại
chuyển trường khác hoặc đã bỏ học.
Nhóm nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 6 vì các lý
do sau:
- Đây là độ tuổi phát triển nhanh về thể chất vì ở độ tuổi dậy thì, mặt
khác các em phải chuyển cấp học từ cấp một lên cấp hai, số môn học tăng
nhiều, số giờ học và bài học cũng tăng nên thời gian sử dụng mắt nhìn gần
của các em tăng lên đáng kể, là nguy cơ cao mắc tật khúc xạ.
- Theo khuyến cáo của WHO, nhóm tuổi được ưu tiên nhất để can
thiệp TKX ở cộng đồng là từ 11-15 tuổi, vì trẻ độ tuổi này dễ tiếp xúc và
hợp tác tốt khi đánh giá sẽ cho kết quả NC chính xác hơn, loại bỏ được các
yếu tố gây nhiễu.
- Các em có cùng môi trường học tập, sinh hoạt, trong cùng một thời
gian theo dõi của nghiên cứu. Do đó có thể đồng nhất các yếu tố môi trường
có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển của TKX ở các đối tượng
nghiên cứu này.


25
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Một năm từ tháng 09/2009 đến tháng 09/2010.
Chúng tôi chọn thời điểm khám đầu năm học khi chưa có nhiều áp lực và về
học tập và thi cử nên hạn chế được tối đa các trường hợp mỏi điều tiết gây cận
thị giả. Mặt khác sau 1 thời gian được nghỉ hè 2 tháng, tình trạng mỏi điều tiết
do sử dụng mắt nhìn gần cũng được giảm thiểu tối đa.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.

- Bệnh nhân có các bệnh mắt khác kèm theo: Bệnh lý giác mạc, thể thủy
tinh, dịch kính, đáy mắt, thị thần kinh, lác, nhược thị, rung giật nhãn cầu, các
bệnh bẩm sinh di truyền.
- Các bệnh nhân không đủ điều kiện theo dõi trong 1 năm học (chuyển
trường, bỏ học).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả, kết hợp
theo dõi tiến cứu trong 1 năm.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỉ lệ trong quần thể

n = Z12−α / 2

p(1 − p)
d2

n: là cỡ mẫu tối thiểu
p = 0,27 (tỉ lệ cận thị dựa vào nghiên cứu ở Hà Nội 2008)
d: Sai số cho phép (d = 0,05)
z = 1,96 (độ tin cậy 95%)
Áp dụng công thức trên, tính cỡ mẫu là n = 219. Tuy nhiên khối 6
trường THCS Cát Linh gồm 7 lớp với tổng số 245 em, nên chúng tôi chọn


×