Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên đề: BẢN VẼ XÂY DỰNG môn CN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.18 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………………
TRƯỜNG THCS & THPT …………………

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BẢN VẼ XÂY DỰNG

Tác giả chuyên đề: ………………..
…………………..
Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 11
Dự kiến số tiết dạy: 02 tiết

. 12 năm 2018
1


Chuyên đề: BẢN VẼ XÂY DỰNG
Môn học: Công nghệ 11( Bài 11,12/ Chương 2)

(2 Tiết )
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung trong chương trình hiện hành.
Nội dung chuyên đề nằm hoàn toàn trong chương trình công nghệ lớp 10 bài
11, 12

2.Lý do chọn chuyên đề:
Chuyên đề Bản vẽ xây dựng gồm hai bài Bản vẽ xây dựng và
thực hành bản vẽ xây dựng; Khi ghép hai bài này:
Bài 11 giúp học sinh hiểu được về bản vẽ xây dựng, các hình
chiếu và mặt cắt của ngôi nhà. Phần kiến thức này cung cấp cho các em có cái
nhìn rõ hơn về các công trình xây dựng và có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc
sống. Ngoài ra các em còn có thể phát triển óc sáng tạo.


Bài 12: :Là bài vận dụng thực hành về bản vẽ nhà. Với các bài
tập liên quan đến phân khu trog công trình xây dựng và tính toán được các kích
thước của ngôi nhà trên bản vẽ xây dựng
Từ những kiến thức trên, chuyên đề BẢN VẼ XÂY DỰNG được
xây dựng giúp cho Học sinh học xong lý thuyết được vận dụng ngay vào thực
hành; Giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản vẽ xây dựng và có khả năng vận dụng
vào thực tế; Từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu bài học;
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ vào nội dung sách giáo khoa Công nghệ 11chuyên đề này được cấu truc
thành hai nội dung chính:
Nội dung 1. Bản vẽ xây dựng
- Khái niệm chung
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
=>Ứng dụng đọc và lập bản vẽ xây dựng đơn giản
2


- Các hình biểu diễn ngôi nhà
Nội dung 2. Thực hành bản vẽ xây dựng
Làm bài tập thực hành
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
+ Biết được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
+ Hiểu được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
* Kĩ năng
+ Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản;
+ Đọc được bản vẽ của ngôi nhà đơn giản
+ Tính toán được các kích thước còn thiếu trong bản vẽ nhà, diện tích các
phòng của ngôi nhà

+ Vẽ được mặt bằng của ngôi nhà đơn giản
+ Vẽ phác được hình dạng một ngôi nhà theo ý tưởng
* Thái độ
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
* Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
- Năng lực sáng tạo
2. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Nêu vấn dề, thảo luận nhóm, thuyết trình
- Kỹ thuật dạy học: khăn trải bàn, tia chớp
3. Chuẩn bị của GV và HS học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
3


- Các hình ảnh công trình xây dựng
- Phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh GV yêu cầu học sinh: (Từ cuối chuyên đề trước)
- Sưu tầm các loại bản vẽ kỹ thuật.
- Đọc trước bài ở nhà, phần thông tin bổ sung trang 61 - SGK;
- Dụng cụ vẽ (Bút chì, thước, compa, eke,...), máy tính; Giấy vẽ A4;
4. Thiết kế các hoạt động học tập
Tiết 1: Tìm hiểu bản vẽ xây dựng:
Hoạt động 1: Khởi động
Giáo viên cho học sinh chơi một trò chơi bằng việc quan sát hình ảnh liên

quan đến các công trình xây dựng nổi tiếng trên thế giới
Yêu cầu HS đọc tên các công trình mà em biết.
Tổ chức hoạt động để HS trải nghiệm những kiến thức liên quan trước khi
vào bài học về Bản vẽ xây dựng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1) Các hình ảnh các em vừa công trình đó thuộc loại bản vẽ nào?
2) Có phải tất cả các bản vẽ do các nhà thiết kế ra dều là bản vẽ xây
dựng?
3) Trong thực tế bản vẽ xây dựng được sử dụng trong trường hợp nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên phân lớp thành 4 nhóm. HS hoạt động cá nhân trước để tìm câu
trả lời trước. Sau đó chia sẻ với nhóm, mỗi HS có thể trả lời một hoặc tất cả các
câu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày thảo luận của nhóm mình.
Cả lớp thảo luận chung về nội dung của các nhóm
GV nhận xét ngắn gọn và chuyển tiếp sang hoạt động 2
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Nội dung 1. Hình thành kiến thức về khái niệm chung về Bản vẽ xây
dựng:
4


Mục tiêu:
+ Biết được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.
+ Phân biệt được các loại bản vẽ xây dựng
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Hình thành kiến thức về khái niệm bản vẽ xây dựng

+ Tổ chức cho học sinh đọc mục I sgk (trang 56)
+ Quan sát một số bản vẽ kĩ thuật trên máy chiếu hoặc bản vẽ thực
Giáo viên yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, đọc và suy nghĩ trả lời
câu hỏi trên phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TÂP 1
1. Trình bày khái niệm về bản vẽ xây dựng?
2. Trình bày khái niệm bản vẽ nhà?
3. Bản vẽ xây dựng và bản vẽ cơ khí khác nhau như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cá nhân, nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng
nghe bổ sung
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận:
+ Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng.
+ Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà.
+ Tác dụng: Căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
2. Nội dung 2. Hình thành kiến thức về bản vẽ mặt bằng tổng thể
5


Mục tiêu:
+ Biết được mặt bằng tổng thể của ngôi nhà
+ Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản;
+ Đọc được bản vẽ của ngôi nhà đơn giản
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Hình thành kiến thức về bản vẽ mặt bằng tổng thể
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp:
+ Đọc nội dung phần II - Trang 56, 57 SGK; thông tin bổ sung trang 61SGK

+ Quan sát một số bản vẽ mặt bằng tổng thể trên máy chiếu hoặc bản vẽ
thực
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học
tập số 2:
PHIẾU HỌC TÂP 2
6


1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của bản vẽ mặt bằng tổng thể?
2. Hãy cho biết các ký hiệu trong bản vẽ hình 11.1 SGK?
3. Hãy đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể cho như hình 11.1; 12-SGK và
cho biết bản vẽ thể hiện nội dung gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng
nghe bổ sung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận:

+ Bản vẽ hình chiếu bằng của công trình.
+ Thể hiện vị trí của các công trình
3. Nội dung 3. Hình thành kiến thức về các hình biểu diễn ngôi nhà
Mục tiêu:
+ Hiểu được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
+ Đọc được bản vẽ của ngôi nhà đơn giản
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Hình thành kiến thức về các hình biểu diễn ngôi nhà
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp:
- Hoạt động cá nhân:
+ Đọc nội dung phần III - Trang 59, 60 SGK; thông tin bổ sung trang 61SGK

7


+ Quan sát một số hình biểu diễn ngôi nhà trên máy chiếu hoặc bản vẽ
thực
- Hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học
tập số 3:
PHIẾU HỌC TÂP 3
1. Hãy kể tên các loại hình biểu diễn ngôi nhà?
2. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các hình biểu diễn ngôi
nhà?
3. Hãy chỉ ra các ký hiệu trong các hình biểu diễn ngôi nhà?
4. So sánh sự khác nhau giữa mặt bằng, mặt đứng và hình cắt?
5. Hãy đọc bản vẽ cho như hình 11.2; 12.3; 12.4 - SGK và cho biết
bản vẽ thể hiện nội dung gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

8


- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng
nghe bổ sung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận

Mặt bằng:
+ Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua
cửa sổ.
+ Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.
Mặt đứng:
+ Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.
+ Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà.
Hình cắt:
+ Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
+ Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước
các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,...
4. Nội dung 4 . Thực hành
Tiết 2: Thực hành bản vẽ xây dựng
Mục tiêu:
+ Biết được các hướng của trạm xá
+ Hiểu được các phân khu của trạm xá
+ So sánh được các măt của bản vẽ khu trạm xá
+ Tính toán được các kích thước của căn phòng và diện tích của các
phòng
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Hình thành kiến thức về các hình biểu diễn ngôi nhà
Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp:
- Hoạt động cá nhân: Hoàn thành phiếu học tập số 4
9


PHIẾU HỌC TÂP 4
1. Hãy đọc bản vẽ cho như hình 12.1; 12.2; 12.3, 12.4 - SGK và cho
biết bản vẽ thể hiện nội dung gì?

2. Tính toán và dùng bút chì ghi các kích thước còn thiếu trên bản
vẽ hình 12.4 - SGK
3. Tính diện tích sử dụng các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung
(m2) hình 12.4 - SGK

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng
nghe bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận
Hình 12.1

Trạm xá có 4 khu nhà.
1- Khu nhà khám bệnh.
2- Khu nhà điều trị.
3- Khu nhà kế hoạch hoá gia đình.
4- Khu nhà vệ sinh.
Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh, lối đi, cây cảnh…
Hình 12.2
10


Hình 12.3

Hình 12.4: Tính kích thước còn lại của căn phòng và tính diện tích phòng
ngủ và phòng sinh hoạt chung

11



Hoạt động 3. Hoạt động ứng dụng
Mục tiêu:
+ Biết được cách vẽ bản vẽ xây dựng.
+ Hiểu được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
+ Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản;
+ Đọc được bản vẽ của ngôi nhà đơn giản
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Chia lớp thành 4 nhóm
Gv yêu cầu HS dựa vào việc phân tích ngôi trường mình đang học và trả
lời câu hỏi sau?
Câu 1: Trường học gồm mấy khu nhà? Tên của từng khu nhà?
Câu 2: Nêu chức năng của các khu nhà?
12


Câu 3: Vẽ sơ đồ khối mặt bằng tổng thể của ngôi trường mình đang học?
Câu 4: Ghi số thứ tự các ngôi nhà lên mặt bằng tổng thể?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Mỗi nhóm làm 1 nhiệm vụ:
Nhóm 1 hoàn thành câu 1
Nhóm 2 hoàn thành câu 2
Nhóm 3 hoàn thành câu 3
Nhóm 4 hoàn thành câu 4
Sau đó sử dụng “Phương pháp khăn trải bàn” hoàn thành 4 câu hỏi trên
trên khổ giấy A0.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận
Kết quả của hoạt động: HS sẽ hoàn thành sơ đồ trường mình học trên khổ

giấy A0.
Hoạt động 4. Ứng dụng ở gia đình và địa phương
Mục tiêu:
+ Biết được các loại bản vẽ xây dựng ở địa phương
+ Vẽ được mặt bằng của phòng học, của ngôi nhà của mình.
+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
Nội dung:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
1. Hãy vẽ hình 12.1 - SGK
2. Hãy vẽ mặt bằng phòng học các em đang ngồi;
Đánh giá:
GV động viên, khuyến khích HS hoàn thành nhiệm vụ của mình
Hoạt động 5: Mở rộng
Mục tiêu:
+ Hiểu được các bản vẽ ứng dụng trong cuộc sống như thế nào.
+ Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể ngôi trường mình đang học.
13


+ Có ý thức tìm hiểu nội dung bài học;
+ Tích cực tham gia đọc và lập bản vẽ xây dựng;
Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
Hãy vẽ phác hình dạng một ngôi nhà theo ý tưởng của em;
Đánh giá:
GV động viên, khuyến khích HS hoàn thành nhiệm vụ của mình
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
1.Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong
chủ đề

Nội

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

dung
Nội

- Nêu được thế

- Phân biệt được

dung 1

nào là bản vẽ xây bản vẽ nhà và các

Khái

dựng

niệm

- Nêu được thế

chung

nào là bản vẽ nhà; Câu 2.1;


loại bản vẽ khác;

Câu 1.1; 1.2;
Nội

- Nêu được khái

- Đọc được bản vẽ Vẽ được mặt bằng

dung 2

niệm và đặc điểm mặt bằng tổng

tổng thể của một

Bản vẽ

của bản vẽ mặt

công trình đơn

mặt

bằng tổng thể

bằng

- Biết được các ký


thể;

giản;

tổng thể hiệu trong bản vẽ
mặt bằng tổng thể.
Câu 1.3; 1.4;

Câu 2.2;

Câu 3.1;

Nội

- Kể được các hình- Phân biệt được - Xác định được

dung 3

biểu diễn ngôi nhà thế nào là mặt
14

kích thước còn

Vận dụng
cao


Các hình - Trình bày khái

bằng, mặt đứng, thiếu trên bản vẽ;


biểu

niệm và đặc điểm và hình cắt

- Tính được diện

- Vẽ được

diễn

của các hình biểu - Đọc được các

tích các phòng

mặt bằng một

trong bản vẽ mặt

ngôi nhà;

ngôi nhà diễn ngôi nhà.

hình biểu diễn

- Biết được các ký mặt bằng, mặt

bằng;

hiệu trong bản vẽ đứng và hình cắt;


- Vẽ phác

mặt bằng, mặt

được hình

đứng và hình cắt;

dạng một
Câu 3.2; 3.3

Câu 1.5; 1.6; 1.7; Câu 2.3; 2.4

ngôi nhà theo
ý tưởng

Câu 4.1; 4.2
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả.
2.1 Câu hỏi định tính mức độ nhận biết:
Câu 1.1. Trình bày khái niệm về bản vẽ xây dựng.
Đáp án: Bản vẽ xây dựng bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng
như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng…
Câu 1.2. Trình bày khái niệm bản vẽ nhà;
Đáp án: Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và cấu
tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
Câu 1.3. Trình bày khái niệm và đặc điểm của bản vẽ mặt bằng tổng thể;
Đáp án: * Khái niệm: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình
chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt
bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá, cấy

xanh… hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.
*Đặc điểm: Để định hướng các công trình, trên mặt bằng tổng
thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng bắc.
15


Câu 1.4. Hãy cho biết các ký hiệu trong bản vẽ hình 11.1 SGK ;
Đáp án: Khối nhà học; Khối nhà ban giám hiệu; khối công trình,
thường trực; khối nhà để xe; giếng nước trạm bơn; vườn trường; sân
trường; vườn cây cảnh.
Câu 1.5. Hãy kể tên các loại hình biểu diễn ngôi nhà;
Đáp án: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
Câu 1.6. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các hình biểu diễn ngôi nhà
Đáp án: *Mặt bằng:
+ Khái niệm: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng
nằm ngang đi qua cửa sổ.
+ Đặc điểm: mặt bằng thể hiện vị trí, của tường, vách ngăn, cửa đi,
cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết, đồ đặc.
*Mặt đứng:
+ Khái niệm: là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng
thẳng đứng thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
+ Đặc điểm: mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng ngôi
nhà), có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh ngôi nhà).
*Hình cắt:
+ Khái niệm: trong bản vẽ nhà, hình cắt được tạo bởi mặt phẳng
soong song với một mặt đứng của ngôi nhà.
+ Đặc điểm: hình cắt dùng để thể hiện kết cấu các bộ phận ngôi nhà
và kích thước các tầng theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, kích
thước cầu thang, tường, sàn, mái, móng…..
Câu 1.7. Hãy chỉ ra các ký hiệu trong các hình biểu diễn ngôi nhà;

Đáp án: cửa đi, cửa sổ, cầu thang, phòng khách, bếp ăn, nhà vệ
sinh, phòng ngủ.
2.2 Câu hỏi định tính mức độ thông hiểu:
Câu 2.1. Bản vẽ nhà khác các loại bản vẽ khác ở điểm nào?
Đáp án: Bản vẽ nhà có thêm hình chiếu phối cảnh, hình chiếu trục
đo.
16


Câu 2.2. Hãy đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể cho như hình 11.1; 12.1 - SGK và
cho biết bản vẽ thể hiện nội dung gì?
Đáp án: Hình 11.1: cho biết nội dung toàn cảnh chi tiết của một
ngôi trường THCS.
Hình 12.1: cho biết mặt bằng tổng thể của một trạm xá.
Câu 2.3. So sánh sự khác nhau giữa mặt bằng, mặt đứng và hình cắt;
Đáp án: Mặt bằng cho biết vị trí kích thước của tường, vách, cửa
đi, cửa sổ, cầu thang…..
Mặt đứng thể hiện hình dáng sự cân đối vẻ đẹp bên ngoài
của ngôi nhà.
Hình cắt cho biết kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích
thước các tầng theo chiều cao, cửa đi, cửa sổ……
Câu 2.4. Hãy đọc bản vẽ cho như hình 11.2; 12.3; 12.4 - SGK và cho biết bản
vẽ thể hiện nội dung gì?
Đáp án: Hình 11.2 cho biết mặt đứng, mặt bằng, hình cắt của ngôi
nhà.
Hình 12.3 cho biết mặt đứng của trạm xá.
Hình 12.4 cho biết mặt bằng tầng 2 của ngôi nhà.
2.3 Câu hỏi/ bài tập định lượng mức độ vận dụng cấp độ thấp:
Câu 3.1. Hãy vẽ hình 12.1 – SGK
Đáp án:


17


Câu 3.2. Tính toán và dùng bút chì ghi các kích thước còn thiếu trên bản vẽ hình
12.4 –SGK
Đáp án:

Câu 3.3. Tính diện tích các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung (m2) hình 12.4 SGK
Đáp án:
Phòng ngủ 1: diện tích là 16,8 m2;
Phòng ngủ 2: diện tích là 16,0 m2;
Phòng sinh hoạt chung: diện tích là 19,76 m2.
2.4. Câu hỏi/ bài tập định tính mức độ vận dụng cao:
Câu 4.1. Hãy vẽ mặt bằng phòng học các em đang ngồi;
Câu 4.2. Hãy vẽ phác hình dạng một ngôi nhà theo ý tưởng của em;

18



×