Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

ôn thi chứng chỉ thầu (chuan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 51 trang )

Lưu ý:
1. Đọc và hiểu bản chất Điều 2, Điều 12, Nghị định 63; Điều 6, Luật đấu thầu (Vì thi
viết các tình huống xoay quanh nội dung những điều trên).
3. Khi thi viết: Đáp án phải ghi rõ theo bố cục
+ Căn cứ: Điểm …, khoản…, điều…, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hoặc Nghị
định 63/2014/NĐ-CP (Nếu không nhớ rõ điều, khoản nào thì trong phần căn cứ, viết chung
chung là căn cứ theo luật đấu thầu vẫn được điểm).
+ Phân tích: Dựa trên câu hỏi, phân tích bám sát theo nội dung căn cứ đã nêu
+ Kết luận: Kết luận theo câu hỏi.
4. Trong bài thi: Sau khi đọc xong bài thi
- Chú ý các từ khoá “Đấu thầu rộng rãi”, “Đấu thầu hạn chế”, “Chỉ định thầu”… để
tìm lời giải nhanh nhất. Ví dụ: Tổng công ty và công ty con (hạch toán phụ thuộc Tổng
công ty) cùng đấu thầu 1 gói thầu, nếu trường hợp đấu thầu rộng rãi thì được tham dự thầu
cùng nhau, nếu đấu thầu hạn chế thì không được tham dự thầu cùng nhau.
- Chú ý mối quan hệ các chủ thể nêu trong đề bài: Chủ đầu tư với nhà thầu, nhà thầu
với nhà thầu … để xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với từng câu hỏi cụ thể.
- Bảo đảm cạnh tranh: Đọc nội dung bài để xem trong đó có mâu thuẫn về lợi ích
giữa các bên hay không. Ví dụ: Bố không được ra đề để con đi thi, mẹ không được chấm
bài thi của con, Tổng công ty là chủ đầu tư thì công ty con hạch toán phụ thuộc không
được phép đấu thầu,….
1. Bài 1 (file ảnh chụp): Người đại diện pháp luật của Tổng Công ty uỷ quyền thực
hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia chào hàng cạnh tranh cho Giám đốc
Công ty con (hạch toán phụ thuộc vào tổng Công ty)
- Ký đơn dự thầu;
- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu
thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSYC và văn bản giải trình, làm rõ HSĐX.
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
- Ký đơn đề nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị.
- Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nếu được lựa chọn.
Ban 10 xin hỏi quý Cục quản lý Đầu thầu như sau:
a) Nếu Người được uỷ quyền dùng dấu của Công ty con ký đơn chào hàng có hợp lệ


hay không?
b) Công ty con làm bảo đảm dự thầu có được không?
c) Tổng công ty có được ký uỷ quyền cho công ty con ký biên bản nghiệm thu, thanh
lý hợp đồng hay không?


Trả lời:
a) Trong Luật đấu thầu: Mối quan hệ khi được uỷ quyền là cá nhân với cá nhân, với
vai trò đại diện hợp pháp của Nhà thầu (Tổng giám đốc công ty uỷ quyền cho công ty con
hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc) được quyền sử dụng con dấu của công ty con hoặc
chi nhánh.
Kết luận: Người được uỷ quyền dùng dấu của Công ty con ký đơn chào hàng là hợp
lệ.
b) Vì hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty nên được phép bảo lãnh dự thầu và tên
của bảo lãnh dự thầu là tên của Tổng công ty.
Kết luận: Công ty con không được làm bảo đảm dự thầu.
c) Được phép uỷ quyền cho công ty con ký biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
* Câu hỏi thêm: Trường hợp câu hỏi như trên, nhưng công ty con hạch toán độc lập
thì:
a) Được dùng dấu của công ty con và không không cần uỷ quyền vì công ty con và
Tổng công ty có tư cách pháp nhân khác nhau.
b) Vì hạch toán độc lập với Tổng công ty nên được phép bảo lãnh dự thầu và tên của
bảo lãnh dự thầu là tên của công ty con.
2. Bài 5 (Trang 320): Nhà máy in C trước đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập
đoàn B. Trong thời gian đó, tập đoàn B tham gia đấu thầu và khi trúng thầu thì giao một số
gói thầu cho Nhà máy in C thực hiện. Hiện tại, Nhà máy in được điều chuyển nguyên trạng
về Công ty cổ phần A. Trong trường hợp này, khi tham gia đấu thầu, Công ty cổ phần A có
được kế thừa năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in C khi còn trực thuộc Tập đoàn B
không?
Trả lời:

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 Khoản 1 và Khoản 3) quy định, HSDT của
nhà thầu phải bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đồng
thời việc đánh giá HSDT bao gồm bước đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Liên quan đến việc tách, sáp nhập pháp nhân, tại Điều 89 và Điều 91 Bộ luật Dân sự
2015. Theo đó, sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động. Sau khi sáp nhập, pháp nhân
được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập
được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, việc tách,
sáp nhập được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 (Điều 193 và Điều 195).
Đối với trường hợp nêu trên, Nhà máy in C trước đây trực thuộc Tập đoàn B và đã
được Tập đoàn B giao thực hiện một số hợp đồng in mà Tập đoàn trúng thầu. Vì vậy, sau
khi tách ra thành pháp nhân độc lập thì Nhà máy in C được hiểu là có kinh nghiệm thực
hiện các hợp đồng mà trên thực tế nhà máy này đã thực hiện khi còn trực thuộc Tập đoàn
B. Tiếp đó, khi Nhà máy được sáp nhập vào Nhà thầu A thì năng lực, kinh nghiệm của Nhà


thầu A được hiểu là bao gồm năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in C trước khi được sáp
nhập. Tóm lại, khi Nhà máy in C có năng lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng thì năng
lực, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng này sẽ được tính vào năng lực, kinh nghiệm của Nhà
thầu A sau khi Nhà máy in C được sáp nhập vào nhà thầu này.
3. Bài 2 (Chụp hỉnh ảnh): Trong số các Nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu
đấu thầu rộng rãi có hai Nhà thầu là Công ty A và Công ty B có số cổ phần góp vốn:
- Nhà thầu là Công ty A gồm 03 cổ đông góp vốn chiếm 100% vốn điều lệ;
- Nhà thầu là Công ty B gồm 04 cổ đông góp vốn chiếm 100% vốn điều lệ; trong 04
cổ đông góp vốn có 03 cổ đông của Công ty A nêu trên và chiếm 75% vốn điều lệ.
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty A (Có góp vốn cổ phần trong Công ty
B) và người đại diện theo pháp luật của Công ty B không có cổ phần góp vốn trong Công
ty A.
Vậy, Công ty chúng tôi xin hỏi, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu
số 43/2013/QH13 và Điều 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, gói thầu trên có đảm bảo

tính cạnh tranh hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điều 6 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 2 của Nghị định số
63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Do công ty A và công ty B tham gia đấu thầu gói thầu một gói thầu
rộng rãi không phải là một gói thầu đấu thầu hạn chế nên việc xem xét điều kiện đảm bảo
cạnh tranh không phụ thuộc vào việc có cổ phần hoặc góp vốn với nhau.
- Kết luận: Gói thầu trên đảm bảo tính cạnh tranh.
4. Bài 14 (Trang 95): Trường hợp nhà thầu đã thực hiện gói thầu tư vấn lập HSMT
cho gói thầu xây lắp thì được tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho chính gói thầu xây
lắp đó không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điều 6 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 2 của Nghị định số
63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ quy định “Nhà thầu tư
vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu
bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ
thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát”. Như vậy, theo quy
định của pháp luật về đấu thầu, trường hợp nhà thầu đã thực hiện gói thầu tư vấn lập
HSMT cho gói thầu xây lắp thì được tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho chính gói
thầu xây lắp đó.
- Kết luận: Trường hợp nhà thầu đã thực hiện gói thầu tư vấn lập HSMT cho gói
thầu xây lắp thì được tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho chính gói thầu xây lắp đó.


5. Bài 15 (Trang 95): Công ty B góp vốn trên 20% vào Công ty A, Công ty B có
được tham gia đấu thầu gói thầu hỗn hợp EP thuộc dự án do Công ty A trước đó đã lập báo
cáo nghiên cứu khả thi hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, điều 2, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

- Phân tích: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
của Chính phủ quy định về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu "Nhà thầu tham dự thầu
gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo
nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói
thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp."
Kết luận: Việc Công ty B góp vốn trên 20% vào công ty A, Công ty B không được
tham gia đấu thầu gói thầu hỗn hợp EP thuộc dự án do Công ty A trước đó đã lập báo cáo
nghiên cứu khả thi.
6. Bài 16 (Trang 95): Nhà thầu A đã tham gia thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho
dự án X. Vậy, khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho gói thầu thuộc dự
án X có bị coi là vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điều 6 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 2 của Nghị định số
63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ quy định “Nhà thầu tư
vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu
bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ
thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát”. Đối chiếu với quy
đinh trên khi Nhà thầu A đã tham gia thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho dự án X và khi
nhà thầu A tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho gói thầu thuộc dự án X thì không bị
coi là vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
- Kết luận: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát cho gói thầu thuộc dự
án X không bị coi là vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
7. Bài 17 (Trang 95): Trường đại học A và Ban quản lý dự án B cùng là đơn vị do
Bộ C trực tiếp quản lý. Trường đại học A tham dự gói thầu do ban quản lý B làm BMT có
bị đánh giá là vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điều 6 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 2 của Nghị định số
63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Theo quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 2 của Nghị định số

63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định “
Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với
nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của


Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc
tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp; b)…..”
Kết luận: Trường đại học A và Ban quản lý B cùng đơn vị do Bộ C trực tiếp quản
lý. Trường đại học A tham dự gói thầu do Ban quản lý B làm BMT bị đánh giá là vi pham
quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
8. Bài 18 (Trang 96): Công ty A có cổ phần trên 20% ở cả Công ty B và Công ty C.
Trường hợp Công ty B và Công ty C cùng tham dự đấu thầu rộng rãi gói thầu tư vấn giám
sát với tư cách nhà thầu độc lập thì có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu
thầu hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm c, khoản 2, Điều 6 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và điểm c,
khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Tại điểm c, khoản 2, Điều 6 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và và
điểm c, khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định Nhà thầu tham dự thầu
phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu khác cùng tham dự thầu
trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế, Nhà thầu không có cổ phần hoặc góp vốn trên
20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
- Kết luận: Trường hợp Công ty B và Công ty C cùng tham dự đấu thầu rộng rãi gói
thầu tư vấn giám sát với tư cách nhà thầu độc lập thì không vi phạm quy định về bảo đảm
cạnh tranh trong đấu thầu.
9. Bài 19 (Trang 96): Tổng công ty A nắm giữ 52,66% vốn của Công ty B. Trong
trường hợp này, Công ty B có thể tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án do Tổng công ty
A làm Chủ đầu tư hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: điểm a, Khoản 2, Điều 6 của Luật đấu thầu, điểm b, Khoản 4, Điều 2 và

điểm b, khoản 1 Điều 55 của Nghị định số 63/2014/NĐ- CP
- Phân tích:
- Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 6 của Luật đấu thầu quy định về Bảo đảm
cạnh tranh trong đấu thầu: “ Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về
tài chính với Chủ đầu tư, bên mời thầu;
- Theo quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ- CP của
Chính phủ quy định về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu Nhà thầu được đánh giá độc lập
về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư,
bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi Nhà thầu với
chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.
- Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định
“Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các
Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm


thực hiện gói thầu”. Như vậy, nhà thầu tham dự chỉ định thầu không cần đáp ứng yêu cầu
về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
- Kết luận:
+ Nếu đấu thầu rộng rãi: Do tổng công ty A có 52,66% vốn góp tại công ty B nên
việc công ty B tham gia đấu thầu gói thầu do tổng công ty A làm chủ đầu tư, bên mời thầu
được đánh giá là vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh nêu trên.
+ Nếu chỉ định thầu: thì Công ty B có thể tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án do
Tổng công ty A làm Chủ đầu tư, vì không vi phạm đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.
10. Bài 1 (Trang 304): Bên mời thầu là một cơ quan nhà nước thuộc tỉnh A cần triển
khai việc xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin. Trong đó, HSMT đưa ra
yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng đối với nhà thầu như sau: Phải có kinh nghiệm
thực hiện ít nhất 08 hợp đồng xây dựng, triển khai phần mềm, cơ sở dữ liệu cho cơ quan
nhà nước thuộc tỉnh A. Trong trường hợp này, việc đưa ra yêu cầu này có phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu hay không?
Trả lời:

- Căn cứ: Khoản 12, Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và khoản 2, điều 12,
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Tại khoản 12, Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Đấu
thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu… trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế”, Mặt khác, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định
“Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của
nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình đẳng”.
- Kết luận: Đối với trường hợp nêu trên, việc HSMT đưa ra yêu cầu nhà thầu phải
có ít nhất 08 hợp đồng xây dựng, triển khai phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin
cho các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh A là quá cao và không hợp lệ, làm hạn chế sự tham
gia của các nhà thầu giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng phần mềm nhưng chưa
thực hiện nhiều hợp đồng cho tỉnh này. Trong trường hợp này, cần sửa đổi HSMT theo
hướng không đưa ra yêu cầu cao quá yêu cầu của gói thầu dẫn tới hạn chế sự tham gia của
các nhà thầu. Trường hợp thuê tư vấn lập HSMT, cần yêu cầu tư vấn lập lại HSMT và kiểm
soát kỹ nội dung của HSMT để bảo đảm các mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung của HSMT.
11. Bài 19 (Đề tự luận): Chủ đầu tư X tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp
công trình X. Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu A đề xuất huy động ông Nguyễn Văn B
đảm nhận vị trí chỉ huy trưởng công trường. Tuy nhiên sau thời điểm đóng thầu 5 ngày, nhà
thầu có công văn xin rút ông Nguyễn Văn B khỏi danh sách nhân sự chủ chốt do ông
Nguyễn Văn B hiện không còn thuộc biên chế của nhà thầu và xin bổ sung nhân sự khác
thay thế.


Hỏi: Trong trường hợp này, việc đánh giá về nhân sự chủ chốt (chỉ huy trưởng công
trường) của nhà thầu A được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Có 02 trường hợp xảy ra
Điều 16 khoản 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trường hợp sau khi đỏng

thầu, nếu nhà mầu phát hiện HSDT thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực
và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách
hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cùa mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những
tài liệu làm rõ của nhà thầu đề xem xét, đánh giá; các tài liệu bỗ sung, làm rõ về tư cách
hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Trong HSDT nhà thầu
đề xuất huy động ông Nguyễn Văn B đảm nhận vị trí chỉ huy trưởng công trường, Tuy
nhiên sau thời điểm đóng thầu 5 ngày, nhà thầu có công văn xin rút ông Nguyễn Văn B
khỏi danh sách nhân sự chủ chốt do ông Nguyễn Văn B hiện không còn thuộc biên chế của
nhà thầu và xin bổ sung nhân sự khác thay thế, Trong trường hợp này, việc nhà thầu có văn
bản xin rút ông B và thay thế bằng nhân sự khác là phù hợp, nhưng việc đánh giá nhân sự
chủ chốt của nhà thầu A như sau:
- Trường hợp 1: Nếu Ông Nguyễn Văn B không thuộc biên chế của nhà thầu trước
thời điểm đóng thầu mà nhà thầu vẫn đề xuất ông B làm chỉ huy trưởng công trường thì
nhà thầu A bị coi là gian lận trong đấu thầu Theo Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 quy đinh các hành vi gian lận bị cấm trong đấu thầu. Trình bày sai một cách
cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được
lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
Như vậy nhà thầu A đã vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Hành vi của nhà
thầu A đã có sự gian lận trong việc kê khai nhân sự chủ chốt để được trúng thầu làm ảnh
hưởng đến sự tham dự thầu của các nhà thầu khác không công bằng, minh bạch và sẽ bị xử
phạt theo quy định của pháp luật.
Hình thức sử phạt theo quy định tại (Điều 121 Khoản 2 và Điều 122 Khoản 1) Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của chính phủ.
- Trường hợp 2: Nếu ông Nguyễn Văn B không thuộc biên chế của nhà thầu sau thời
điểm đóng thầu thì theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, điều 19, Nghị định số 63/2014/NĐCP thì tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định. Nếu nhà thầu xếp hạng thứ 1 thì khi
đến bước thương thảo hợp đồng, cho phép nhà thầu thay thế nhưng yêu cầu nhà thầu chứng
minh ông B trước đây có hợp đồng với nhà thầu và các tài liệu liên quan (đánh giá nhân sự
thay thế), nếu nhà thầu không chứng minh được thì coi là gian lận xử lý theo trường hợp 1
12. Câu 20 (Đề tự luận): Bên mời thầu A tố chức đấu thầu rộng rãi gói thầu cung
cấp dịch vụ tư vân thiết kế kỹ thuật thuộc dự án xây dựng nhà máy Y. Do thời gian đánh

giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn một năm nên trong bước thương thảo hợp đồng, nhà thầu X
(là nhà thầu xếp hạng thứ nhất, được mời vào thương thảo hợp đồng) đề nghị thay đổi một
số nhân sự chủ chốt với lý do nhân sự này hiện không còn công tác tại công ty.
Hỏi: Trong trường hợp này, bên mời thầu phải xem xét, giải quyết đề nghị thay đối
nhân sự nêu trên của nhà thầu X như thế nào?


Trả lời:
- Căn cứ: Điểm c, khoản 3, điều 40, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn một năm nên Nhà thầu
X (là nhà thầu xếp hạng thứ nhất, được mời vào thương thảo hợp đồng) đề nghị thay đổi
một số nhân sự chủ chốt với lý do nhân sự này hiện không còn công tác tại công ty thì nha
thầu phải có văn bản thông báo đến bên mời thầu về việc thay đổi nhân sự này. Đồng thời
nhà thầu phải cung cấp được các tài liệu chứng minh việc thay đổi nhân sự xảy ra sau thời
điểm đóng thầu. Việc thay đổi nhân sự được thực hiện trong bước thương thảo hợp đồng
nhưng phải đảm bảo nhân sự thay thế có trình độ, kinh nghiệm, năng lực tương đương hoặc
cao hơn đối với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu
- Kết luận: Cho phép thay thế, nhưng phải chứng minh nhân sự thay thế phải đảm
bảo nhân sự thay thế có trình độ, kinh nghiệm, năng lực tương đương hoặc cao hơn đối với
nhân sự đã đề xuất.
13. Câu 18 (Đề tự luận): Trong hồ sơ dự thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn X,
nhà thầu A đề xuất huy động ông B là một trong những nhân sự chủ chốt tham gia thực
hiện gói thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu nhận được đơn kiến
nghị của ông B về việc nhà thầu A đã tự ý đề xuất tên mình vào trong hồ sơ dự thầu mà
không hề biết về việc này.
Hỏi: trong trường hợp nêu trên, bên mời thầu xử lý như thế nào ?
Trả lời:
- Căn cứ: Điều 89, Luật đấu thầu.
- Phân tích: Yêu cầu nhà thầu làm rõ, chứng minh khả năng huy động ông B. Nếu
chứng minh được thì tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu bình thường, còn không chứng minh

được thì vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu. Theo Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 quy đinh các hành vi gian lận bị cấm trong đấu thầu. Trình bày sai một cách
cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được
lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
- Kết luận: Cho phép thay thế, nhưng phải chứng minh nhân sự thay thế phải đảm
bảo nhân sự thay thế có trình độ, kinh nghiệm, năng lực tương đương hoặc cao hơn đối với
nhân sự đã đề xuất.
14. Bài 2 (Trang 94): CĐT đang tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát xây dựng
bệnh viện đa khoa tỉnh X, HSMT quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện tư vấn
giám sát thi công xây dựng gói thầu tương tự là tư vấn giám sát thi công gói thầu công
trình y tế trên địa bàn tỉnh X thì có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, điều 34 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Trong hồ sơ
mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu


hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình
đẳng”. Vì vậy, trường hợp HSMT quy định nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện tư vấn
giám sát thi công xây dựng gói thầu tương tự là tư vấn giám sát thi công gói thầu công
trình y tế trên địa bàn tỉnh X là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu vì sẽ
làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự
cạnh tranh không bình đẳng, làm giảm mục tiêu công tác đấu thầu là cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
- Kết luận: Không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
15. Bài 3 (Trang 94): CĐT A đang tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu cung cấp dịch
vụ tư vấn, trong HSMT quy định ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, tiếng Việt dùng để tham
khảo. Khi đánh giá HSDT, có sự khác nhau giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong hợp
đồng tương tự mà nhà thầu cung cấp. Vậy cần căn cứ vào tài liệu nào để làm cơ sở đánh
giá?

Trả lời: Tại Điều 9, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định ngôn ngữ sử dụng
trong đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Theo đó, trường hợp
HSMT quy định tiếng Anh là ngôn ngữ áp dụng, tiếng Việt dùng để tham khảo thì việc
đánh giá HSDT phải căn cứ vào HSMT bằng tiếng Anh và HSMT bằng tiếng Anh. Tuy
nhiên, có sự khác nhau giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt trong hợp đồng tương tự mà nhà
thầu cung cấp thì phải căn cứ vào bản có ngôn ngữ được hợp đồng đó quy định là ngôn
ngữ áp dụng đối với hợp đồng.
16. Bài 7 (Trang 94): Theo quy định của HSMT thì HSDT phải được đánh máy, viết
bằng mực không phai. Tuy nhiên, thư giảm giá nộp kèm theo trong HSĐXTC của nhà thầu
có phần giá trị giảm giá và giá dự thầu sau giảm giá được viết tay bằng mực, các nội dung
còn lại được đánh máy thì thư giảm giá này có được coi là hợp lệ để đánh giá không?
Trả lời: Thư giám giá được coi là một phần cùa HSDT, là yếu tố tạo sự bí mật về giá
dự thầu của nhàthầu nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, việc nhà thầu quyết định
giảm giá và viết tay giá trị giảm giá trong thư giảm giá là việc hết sức bình thường. Do đó,
đối với trường hợp thư giảm giá có phần giá trị giảm giá và giá dự thầu sau giảm giá được
viết tay bằng bút mực và có chữ ký của người ký đơn dự thầu thì thư giảm giá này là hợp lệ
17. Bài 8 (Trang 94): Giám đốc công ty F uỷ quyền cho Phó giám đốc Công ty F ký
các tài liệu khi tham dự thầu, Công ty F liên danh với Công ty E để tham dự thầu, trong
thoả thuận liên danh hai bên thống nhất Công ty E ký đơn dự thầu thì trong trường hợp này
có bị coi là uỷ quyền 2 lần vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu?
Trả lời: Tại điểm b, khoản 2, Điều 28 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quỵ định một
trong những tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu thuộc HSĐX về kỹ thuật, đối vói
nhà thầu liên danh là đơn dự thầu phài có đại diện hợp pháp cùa từng thành viên liên danh
ký tên, đóng dâu (nêu có) hoặc thành viên dứng cầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn
dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bàn thỏa thuận liên danh. Đối với truờng
hợp nêu trên, trong thỏa thuận liên danh hai bên thống nhất Công ty E ký đơn dự thầu thì
việc Công ty E ký đơn dự thầu là hoàn toàn phù họp. Còn Giám đốc Công ty F ủy quyền


cho Phó giám đốc Công ty F ký các tài liệu khi tham dự thầu theo đúng mẫu thư uỷ quyền

được quy định trong HSMT được đánh giá là phù hợp, theo đó trong quá trình tham dự
thầu Phó giám đốc Công ty F được quyền ký thoả thuận liên danh, ký hợp đồng nếu nhà
thầu liên danh trúng thầu và ký các tài liệu khác theo phân công trong thoả thuận liên danh.
Theo đỏ trong tình huống này không bị coi là ủy quyền 2 lần vi phạm quy định cùa pháp
luật về đấu thầu.
18. Bài 5 (Chụp hình ảnh): Hiện nay Công ty chúng tôi triển khai gói thầu khoan
khảo sát địa chất công trình của một dự án theo hình thức đấu thầu rộng rãi (ĐTRR) trong
nước, nhà thầu tư vấn A trước đó đã trúng chỉ định thầu lập nhiệm vụ và phương án khoan
ĐCCT, nay lại tham gia với tư cách nhà thầu liên danh để tham dự ĐTRR gói thầu khoan
địa chất công trình nêu trên.
Gói thầu lập nhiệm vụ và khoan khảo sát địa chất công trình là gói thầu dịch vụ tư
vấn, tuy nhiên đối chiếu quy định khoản 3, điều 2, NĐ 63 chưa rõ ràng, vì vậy chúng tôi
muốn hỏi trong trường hợp ĐTRR này nhà thầu tư vấn A có đảm bảo cạnh tranh trong đấu
thầu không?
Trả lời: Căn cứ: Điều 2, NĐ 63. Không đảm bảo cạnh tranh vì vừa lập nhiệm vụ
vừa thực hiện.
19. Câu 22 (Thi tự luận: Công ty A trước kia làm nhà thầu phụ của nhà thầu thực
hiện gói thầu thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X.
Hỏi: Trường hợp Công ty A liên danh với Công ty B tham dự gói thầu hỗn hợp
“Thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, mua sắm thiết bị, thi công xây lắp, chạy thử” dự án
xây dựng nhà máy nhiệt điện X thì có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu
thầu hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về Bảo đảm
cạnh tranh trong đấu thầu, quy định như sau: “Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp
phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả
thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ
trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp. Như vậy, Công
ty A trước kia làm nhà thầu phụ của nhà thầu thực hiện gói thầu thiết kế kỹ thuật tổng thể

của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X, thì khi công ty A liên danh với Công ty B tham
dự gói thầu hỗn hợp “Thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, mua sắm thiết bị, thi công xây
lắp, chạy thử” dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X là vi phạm quy định về bảo đảm
cạnh tranh trong đấu thầu.
- Kết luận: Vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
20. Câu 5 (Thi tự luận): Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp X
có giá gói thầu 4,5 tỷ đồng vào năm 2017. Hồ sơ mời thầu quy định một trong những tiêu


chí đê đánh giá nhà thầu có tư cách hợp lệ là: “nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp cấp
nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”.
Hỏi: Nhà thầu A (có tổng nguồn vốn là 55 tỷ đồng vào năm 2016, 50 tỷ đồng vào
năm 2015 và số lao động bình quân năm là 150 người) có được coi là đáp ứng yêu cầu về
tư cách hợp lệ nêu trên hay không, tại sao?
Trả lời:
- Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối
với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh
nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu
thầu.
- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
được thực hiện theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được
chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Doanh nghiệp nhỏ thuộc khu
vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống
hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
Như vậy Nhà thầu A có Tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng nhưng đáp ứng tiêu chí
về lao động bình quân năm (nhỏ hơn 200 người) nên đáp ứng điều kiện về cấp doanh
nghiệp khi tham dự gói thầu xây lắp trên vì vậy Nhà thầu A là đáp ứng yêu cầu về tư cách

hợp lệ của HSMT trên.
(Vì đề bài nêu đấu thầu rộng rãi vào năm 2017 nên áp dụng NĐ 56/2009/NĐ-CP =>
Đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ nêu trên.
Nếu đề bài nêu đấu thầu rộng rãi vào năm 2018 thì áp dụng NĐ/2018/NĐ-CP =>
Không đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ nêu trên).
21. Câu 6 (Thi tự luận): Tổng công ty A là chủ đầu tư dự án X, trong đó có gói
thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900 triệu đồng. Tổng công ty A dự kiến chỉ định thầu cho
Công ty cổ phần B (là công ty con của Tổng công ty A, do Tổng công ty A góp vốn 80%)
thực hiện gói thầu Y. Công ty cổ phần B có tổng số lao động bình quân trong năm là 220
người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông.
Anh/chị hãy bình luận về việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực
hiện gói thầu Y.
Trường hợp Công ty B có tổng số lao động bình quân trong năm là 160 người và
hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tông công ty A chỉ định thầu cho Công ty B
thực hiện gói thầu Y có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hay không?


Trả lời: Căn cứ Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Điều 22, luật đấu
thầu; Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; khoản 12, điều 4 Luật đấu thầu thì
Đấu thầu
- Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối
với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh
nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu
thầu.
- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
được thực hiện theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được
chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Doanh nghiệp nhỏ thuộc khu

vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống
hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
Theo quy định nêu tại khoản 12, điều 4 Luật đấu thầu thì Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Theo đó, mục 1, chương II của Luật này
(Điều 20 đến Điều 27) có liệt kê các hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó có Chỉ định
thầu, vì vậy, đối với hình thức đấu thầu nào cũng phải tuân thủ yêu cầu về cấp Doanh
nghiệp theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP “ Đối với gói thầu xây lắp có giá
trị gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu
nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu, vì vậy:
- Trường hợp Công ty cổ phần B có tổng số lao động bình quân trong năm là 220
người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng không phải là doanh nghiệp nhỏ nên Tổng
công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y là sai với quy định về pháp luật
đấu thầu.
- Trường hợp Công ty B có tổng số lao động bình quân trong năm là 160 người và
hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng (là doanh nghiệp cấp nhỏ), Mặt khác, Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 55, Nghị định số 63/2014/NĐ -CP, nhà thầu được xác định để nhận HSYC
khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a,b,c,d,e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật
đấu thầu, như vậy nhà thầu được chỉ định thầu không cần đáp ứng yêu cầu về Bảo đảm
cạnh tranh trong đấu thầu (Công ty cổ phần B là công ty con của Tổng công ty A, do Tổng
công ty A góp vốn 80%) thì việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện
gói thầu Y là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
* ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ HSDT (BẢO ĐẢM DỰ THẦU)


22. Bài 6 (Chụp hỉnh ảnh): Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
(CECO) xin hỏi Cục Quản lý Đấu thầu về một tình huống sau có liên quan đến Bảo lãnh
dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế gói thầu hỗn hợp (EPC) như sau:

CECO kết hợp với Công ty Mậu dịch Kinh tế Đối ngoại Hà Khâu tỉnh Vân Nam
Trung Quốc (WMHK) tham gia gói thầu số 5 (EPC) thuộc dự án ĐTXD nhà máy sản xuất
phốt pho vàng công suất 20.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Phốt pho Apatit Việt Nam
(Chủ đầu tư) tại khu công nghiệp Tằng loong, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Thư bảo lãnh gói thầu nêu trên đã được mở tại Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc –
Chi nhánh Vân Nam và chuyển cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – chi nhánh tỉnh Lào Cai để thông báo tới Chủ đầu tư dùng thời gian quy định. Nội
dung thư bảo lãnh đáp ứng hoàn toàn nội dung HSMT về thời gian, số tiền bảo lãnh và đơn
vị thụ hưởng (CECO xin gửi kèm Thông báo thư bảo lãnh của Ngân hàng Nông ngiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Lào Cai làm bằng chứng).
Hỏi: Thư bảo lãnh dự thầu có đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm d, khoản 2, Điều 18, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: Tại Điểm d, khoản 2, Điều 18, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định
“ Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT. Đối với
trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh
phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ
hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu”. Như vậy mặc dù nội dung thư bảo lãnh đáp ứng
hoàn toàn nội dung HSMT về thời gian, số tiền bảo lãnh và đơn vị thụ hưởng nhưng Thư
bảo lãnh gói thầu nêu trên đã được mở tại Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc – Chi nhánh
Vân Nam
- Kết luận: Thư bảo lãnh dự thầu không đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
không.
23. Câu 35 (Thi tự luận): Khi xây dựng yêu cầu về doanh thu bình quân hàng năm
cho hồ sơ mời thâu gói thầu xây lắp X có thời gian thực hiện hợp đồng phê duyệt trong kế
hoạch lựa chọn nhà thầu là 24 tháng, Ban Quản lý dự án A sử dụng công thức sau:
Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian
thực hiện hợp đồng theo năm) X k. Trong đó k = 3,5.
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của hồ sơ mời thâu.

Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP,Thông tư 03/2015/TTBKHĐT
- Phân tích: Căn cứ vào Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư,
trong mục 2.1.Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm trong Chương III.


Mục yêu cầu về doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu được quy
định như sau:
Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm: Yêu
cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gianthực hiện
hợp đồng theo năm) x k. Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến
2;
Mặt khác, Tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trong
HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc
nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
- Kết luận: Việc Ban quản lý dự án A sử dụng K=3.5 trong công thức trên là chưa
phù hợp, sẽ làm hạn chế sự tham gia của các các nhà thầu đặc biệt là các Doanh nghiệp
nhỏ, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
* YÊU CẦU VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
24. Câu 10 (Đề thi tự luận): Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng
đấu thầu Quốc gia và được cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015. Tuy
nhiên, tại thời điểm tháng 7 năm 2017 khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu xây lắp Y thì
chứng thư số của nhà thầu hết hiệu lực trước thời điếm đóng thầu do nhà thầu A chưa nộp
phí duy trì.
Hỏi: Nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ hay không và giải thích?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm d, khoản 1, Điều 5, luật đấu thầu; Khoản 1, Điều 37 Thông tư liên
tịch số 07/2015/TTLT- BKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính
- Phân tích: Căn cứ vào điểm d, khoản 1, điều 5 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13

một trong các điều kiện về tư cách hợp lệ của nhà thầu là: “Đã đăng ký trên hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia”; Căn cứ Khoản 1, Điều 37 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLTBKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định bắt đầu
từ ngày 1/7/2016, trước thời điểm đóng thầu 2 ngày làm việc, nhà thầu, nhà đầu tư chưa có
xác nhận đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không được tham dự
thầu đối với các gói thầu, dự án có hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20,
21, 22, 23, 24, 25 và 26 của Luật Đấu thầu.
Như vậy, Văn bản luật chỉ quy định nhà thầu “Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia” chứ không quy định nhà thầu Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia và chứng thư số của nhà thầu phải còn hiệu lực vì vậy nhà thầu A đáp ứng yêu cầu về
tư cách hợp lệ.
- Kết luận: Nhà thầu A đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ
25. Câu 27 (Đề thi tự luận): Khi thanh toán đối với hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư
đề nghị giảm trừ 5% giá trị thanh toán ghi trong hợp đồng với lý do trong quá trình thực


hiện hợp đồng không phát sinh khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trượt giá (chi
phí dự phòng trong giá gói thầu được duyệt là 5% chi phí xây dựng).
Hỏi: Việc đề nghị giảm trừ 5% như nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật
về đấu thầu hay không và giải thích?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm a, điểm b; khoản 1, Điều 62, luật đấu thầu.
- Phân tích: Theo điểm a, điểm b khoản 1, điều 62 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
về Hợp đồng trọn gói sau:
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối
với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói
được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành
hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ
theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu
phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp

đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu
tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Mặt khác, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 35 Khoản 2) quy định giá gói thầu
được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán
mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi
phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định: Chi phí dự
phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi
phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có). Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện
theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc
thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói
thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng
phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây
dựng công trình.
Việc để chi phí dự phòng trong giá gói thầu do Chủ đầu tư tính toán, xác định ngay
từ lúc lập giá gói thầu, Như vậy, khi thanh toán đối với hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đề
nghị giảm trừ 5% giá trị thanh toán ghi trong hợp đồng với lý do trong quá trình thực hiện
hợp đồng không phát sinh khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trượt giá (chi phí
dự phòng trong giá gói thầu được duyệt là 5% chi phí xây dựng) là không phù hợp với
pháp luật về đấu thầu, Chủ đầu tư phải thanh toán cho Nhà thầu giá trị bằng giá trị Hợp
đồng
- Kết luận: Không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.


26. Câu 28 (Đề tự luận): Gói thầu xây lắp X có thời gian thực hiện hợp đồng 15
tháng, giá gói thầu theo dự toán được duyệt là 18 tỷ đồng (trong đó bao gồm 1,8 tỷ đồng
chi phí dự phòng trượt giá và dự phòng cho khối lượng phát sinh); gói thầu áp dụng loại
hợp đồng trọn gói và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu là phương pháp
giá thấp nhất. Khi xét duyệt trúng thầu, bên mời thầu đã lấy giá gói thầu được duyệt trừ đi
giá trị của phần chi phí dự phòng (16,2 tỷ đồng) đế làm cơ sở xem xét. Theo đó, nhà thầu

xếp hạng thứ nhất sẽ được đề nghị trúng thầu nếu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai
lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt 16,2 tỷ đồng.
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về cách làm nêu trên của bên mời thầu.
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, Điều 35, Luật đấu thầu; Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; Điểm c, khoản 1 Điều
39, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Phân tích: Theo quy định Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày
06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói,
khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự
thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để
xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại; Căn cứ
điểm c, khoản 1 Điều 39, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13: Đối với các hồ sơ dự thầu đã
được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào
giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp
hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu
có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
Vì vậy, Khi xét duyệt trúng thầu, bên mời thầu đã lấy giá gói thầu được duyệt trừ đi
giá trị của phần chi phí dự phòng (16,2 tỷ đồng) đế làm cơ sở xem xét. Theo đó, nhà thầu
xếp hạng thứ nhất sẽ được đề nghị trúng thầu nếu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai
lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt 16,2 tỷ đồng là không phù hợp với phấp
luật về đấu thầu.
- Kết luận: Bên mời thầu lấy giá gói thầu được duyệt trừ đi giá trị của phần chi phí
dự phòng để làm cơ sở xem xét là không đúng.
27. Bài 7 (Chụp hình ảnh): Hồ sơ dự thầu của nhà thầu X có nhân sự Trần Văn A
đã được kê khai làm chỉ huy trưởng cho gói thầu này và một số thiết bị máy móc được kê
khai huy động thực hiện gói thầu này nhưng nhà thầu vẫn kê khai ông Trần Văn A làm cán
bộ kỹ thuật thi công và một số thiết bị máy móc nêu trên vẫn kê khai huy động thực hiện
gói thầu khác.
Theo hướng dẫn tại thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp tại mẫu số 15, có nêu “nhà
thầu không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm
việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu dự kiến. Trường hợp nhà thầu kê khai không
trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”; tại mẫu số 18 có nêu “nhà thầu không


được kê khai những thiết bị đã huy động cho gói thầu khác có thời gian huy động trùng với
thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị
đánh giá là gian lận”.
Như vậy nhà thầu có bị xem là gian lận trong đấu thầu không?
Trả lời:
- Căn cứ: …….
- Phân tích: ………….
- Kết luận: Không gian lận vì chưa thương thảo hợp đồng.
28. Câu 16 (Đề thi tự luận) Bên mời thầu là Ban Quản lý các dự án xây dựng công
trình tỉnh A tô chức đấu thầu rộng rãi trong nước cùng thời điểm hai gói thầu xây lắp, bao
gồm: gói thầu số 1 - Xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc của Văn phòng ủy ban nhân dân
tỉnh và gói thầu số 2 - Xây dựng, cải tạo trụ sở khu làm việc liên cơ quan. Hai gói thầu nêu
trên đều có thời gian thực hiện hợp đồng là 08 tháng. Nhà thầu X tham dự đồng thời hai
gói thầu nêu trên và trong cả hồ sơ dự thầu gói thầu số 1 và gói thầu số 2, nhà thầu này đều
đề xuất huy động Ông Nguyễn Văn A đảm nhiệm vị trí chỉ huy trưởng công trường.
Hỏi: Bên mời thầu phải đánh giá về đề xuất huy động chỉ huy trưởng công trường
của nhà thầu X như thế nào?
Trả lời:
- Căn cứ: Theo Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Mẫu hồ sơ mời thầu
(HSMT) xây lắp ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
- Phân tích: Theo hướng dẫn tại các Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) xây lắp ban hành
kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà
thầu phải đề xuất một số vị trí nhân sự chủ chốt (như vị trí chỉ huy trưởng công trường)

tham gia thực hiện gói thầu theo yêu cầu của HSMT. Theo đó, nhà thầu phải kê khai những
nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp, đáp ứng các yêu cầu quy định tại HSMT và có thể
sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói
thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê
khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.
Theo Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá HSDT phải căn
cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã
nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu
có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Đối với 2 gói thầu trên, việc đánh giá HSDT (trong đó có nội dung bố trí nhân sự chỉ
huy trưởng công trường) vẫn thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong HSMT.
Trường hợp trong quá trình đánh giá HSDT nhà thầu X được xếp hạng thứ nhất đối
với hai gói thầu với đề xuất có nhân sự chủ chốt giống nhau, trong quá trình thương thảo


hợp đồng, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về khả năng huy động chỉ huy trưởng
công trường cùng lúc thực hiện cả 2 gói thầu:
- Nếu thời gian làm việc của chỉ huy trưởng công trường cho các gói thầu không
trùng lặp, bảo đảm việc huy động đầy đủ chỉ huy trưởng để thực hiện cả 2 gói thầu theo
tiến độ thì nhà thầu được đề xuất trúng thầu cả 2 gói thầu này.
- Nếu thời gian làm việc của chỉ huy trưởng công trường cho 2 gói thầu có sự trùng
lặp, dẫn tới không huy động được đầy đủ thực hiện cả 2 gói thầu theo tiến độ thì nhà thầu
được lựa chọn trúng một trong hai gói thầu.
29. Câu 26 (Thi tự luận) Trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp Y tổ chức lựa chọn
nhà thầu năm 2017, tại mục yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm có quy định:
“Từ năm 2014 đến nay, nhà thầu phải đã hoàn thành tối thiểu 03 hợp đồng thỉ công
xây dựng công trình có tính chất và quy mô tương tự gói thầu này vói tư cách là nhà thầu
chính, nhà thầu phụ hoặc thành viên của liên danh; mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 8 tỷ
đồng”.
Công ty A và công ty B cùng tham dự gói thầu này. Công ty B đã từng là công ty con

của công ty A (Công ty B thành lập ngày 06/01/2010). Tháng 01/2016, công ty A rút hoàn
toàn vốn ra khỏi Công ty B (từ đó Công ty B không còn là công ty con của công ty A và
hoàn toàn độc lập với công ty A).
Năm 2014, khi tham dự thầu gói thầu xây lắp công trình X, nhà thầu A đề xuất trong
hồ sơ dự thầu: Công ty B đảm nhận thực hiện 90% giá trị hợp đồng, Công ty A đảm nhận
thực hiện 10% giá trị hợp đồng. Sau khi trúng thầu, nhà thầu đã thực hiện theo đúng đề
xuất trong hồ sơ dự thầu; giá trị họp đồng là 10 tỷ đồng. Công trình X đã đuợc nghiệm thu
bảo đảm tiến độ, chất luợng (công trình này có tính chất tương tự như Công trình Y).
Khi tham dự thầu gói thầu Y, trong hồ sơ dự thầu của công ty A và công ty B đều kê
khai mình đã thực hiện công trình X và đáp ứng về quy mô của họp đồng tương tự.
Hỏi: trong trường hợp này, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của nhà thầu A
và nhà thầu B được xác định như thế nào?
Trả lời:
- Căn cứ: khoản 1, điều 15 NĐ63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Tại khoản 1, điều 15 NĐ63/2014/NĐ-CP quy định: Việc đánh giá hồ sơ
dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ
mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của
nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp
khả thi để thực hiện gói thầu.
Trong trường hợp này, Năm 2014, khi tham dự thầu gói thầu xây lắp công trình X,
nhà thầu A đề xuất trong hồ sơ dự thầu: Công ty B đảm nhận thực hiện 90% giá trị hợp
đồng, Công ty A đảm nhận thực hiện 10% giá trị hợp đồng. Sau khi trúng thầu, nhà thầu đã
thực hiện theo đúng đề xuất trong hồ sơ dự thầu; giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Công trình


X đã đuợc nghiệm thu bảo đảm tiến độ, chất luợng (công trình này có tính chất tương tự
như Công trình Y). Như vậy , việc thực hiện công trình này là kinh nghiệm của công ty B
(90% giá trị khối lượng công việc trong hợp đồng, tương đường về mặt giá trị là 9 tỷ
đồng), Công ty A chỉ thực hiện 10% giá trị khối lượng công việc trong Hợp đồng, tương
đương là 1 tỷ đồng. Khi đánh giá gói thầu Y, kinh nghiệm được tính cho hợp đồng tương tự

được tính cho công ty B.
- Kết luận: Công ty B đạt, A thì không.
30. Bài 5 (trang 94): Trong lễ mở HSĐXKT, đơn dự thầu của nhà thầu A không có
trong HSĐXKT, nhà thầu A khẳng định là để lẫn trong HSĐXTC. Trong trường hợp này,
BMT xử lý như thế nào tại lễ mở thầu?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 4, điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, trong lễ mở
HSĐXKT, bên mời thầu ghi vào Biên bản mở thầu thông tin về đơn dự thầu thuộc
HSĐXKT, HSĐXTC của tất cả các nhà thầu phải được BMT niêm phong trong một túi
riêng biệt. Do đó, tại lễ mở thầu nhà thầu A khẳng dịnh là để lẫn đơn dự thầu trong
HSĐXTC thì BMT có thể xem xét, sử lý như sau:
- Trường hợp trog bản chụp HSĐXKT có bản chụp đơn dự thầu thè BMT báo cáo
Chủ đầu tư xem xét, sử lý tình huống này theo yêu cầu nhà thầu A lấy bản chụp đơn dự
thầu để bên mời thầu công khai thông tin trong đơn này và ghi nhận vào biên bản mở thầu.
Trong quá trình xem xét, đánh giá HSĐXKT của nhà thầu, nếu đơn dự thầu được đánh giá
hợp lệ theo quy định nêu trên và nhà thầu A được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ
thuật thì khi mở HSĐXTC thì bên mời thầu cần so sánh đối chiếu giữa bản gốc và bản
chụp của đơn dự thầu mà nhà thầu đã nộp trước đó. Nếu giữa bản gốc và bản chụp không
có sự sai khác nào thì HSĐXTC vẫn được tiếp tục đánh giá. Nếu bên mời thầu phát hiện có
sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp đơn dự thầu thì nhà thầu A bị coi là có hành vi gian
lận theo quy định tại khoản 4 điều 89 Luật 43/2013/QH13 và theo đó HSDT của nhà thầu
bị loại.
- Trường hợp nhà thầu A không bổ sung được bản chụp đơn dự thầu tại lễ mở
HSĐXKT để BMT công khai trong lễ mỡ thầu thì trong biên bản mở thầu ghi rõ nhà thầu
không có đơn dự thầu, vì vậy trong quá trình đánh giá HSĐXKT không có cơ sở để đánh
giá về đơn dự thầu của nhà thầu. nên nhà thầu bị loại tại bước đánh gía tính hợp lệ của
HSĐXKT.
Tham khảo có thể xử lý theo
Phương án 01: Cho phép nhà thầu nộp 1 bản sao của đơn dự thầu và tiến hành đánh
giá bình thường. Nếu nhà thầu đạt về phần kỹ thuật, tiến hành so sánh bản sao và bản gốc
trong HSĐXTC.

Phương án 02: Cho phép nhà thầu lấy đơn dự thầu trước sự chứng kiến của các nhà
thầu dự thầu sau đó niêm phong lại.
31. Câu 11 (Đề tự luận) Trong quá trình tố chức đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời
thầu phát hiện trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu A có đính kèm theo 01 thư giảm giá với tỷ


lệ giảm giá là 5% giá dự thầu của nhà thầu này. Thư giảm giá và nội du ng giảm giá của
nhà thầu A không được công khai trong lễ mở thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A đã được
đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu đã báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết
định xử lý tình huống theo hướng chấp nhận thư giảm giá của nhà t hầu A với lý do mang
lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu.
Hỏi: việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A như nêu trên có phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu hay không và giải thích?
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 4, điều 14, luật đấu thầu
- Phân tích: Căn cứ vào điểm b, c, khoản 4, Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy
định về mở thầu như sau:
b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên
của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có
thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ
sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của
hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các
thông tin khác liên quan;
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào
biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu
và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự
thầu;

Như vậy, Thư giảm giá của nhà thầu A không được công khai trong lễ mở thầu, và
không được ghi vài biên bản mở thầu thì thư giảm giá này không hợp lệ. Việc Bên mời
thầu đã báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chấp nhận
thư giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu là không phù
hợp với pháp luật về đấu thầu vì việc này sẽ làm cho công tác đấu thầu không đảm bảo
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Khoản 12, Điều 4 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13).
- Kết luận: Việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A như nêu trên không phù
hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
32. Bài 6 (Trang 94): HSMT quy định tiến độ thực hiện công việc A: 80 ngày, công
việc B: 20 ngày và tổng tiến độ thực hiện gói thầu là 100 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu
lực, đơn dự thầu và biểu tiến độ cung cấp trong đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu X chỉ nêu
tiến độ thực hiện công việc A: 70 ngày, công việc B: 20 ngày mà không ghi tổng thời gian


thực hiện cả gói thầu thì đơn dự thầu của nhà thầu X có được đánh giá là hợp lệ về tiến độ
thực hiện hợp đồng hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 khoản 2 điểm b); khoản 1 Điều 16
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ; Theo đơn dự thầu
- Phân tích: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 18 khoản 2 điểm b) quy định một
trong các điều kiện để đơn dự thầu được đánh giá là hợp lệ là thời gian thực hiện gói thầu
nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật.
Trường hợp đơn dự thầu và biểu tiến độ cung cấp trong đề xuất về kỹ thuật của nhà
thầu X chỉ nêu tiến độ thực hiện công việc A: 70 ngày, công việc B: 20 ngày mà không ghi
tổng thời gian thực hiện cả gói thì bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu X làm rõ HSDT
theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trường hợp sau khi làm
rõ, tổng thời gian thực hiện các công việc của gói thầu không vượt quá 100 ngày kể từ
ngày hợp đồng có hiệu lực thì được đánh giá là đáp ứng về tiến độ thực hiện hợp đồng.
Kết luận: Yêu cầu nhà thầu làm rõ tổng thời gian thực hiện công việc A, B. Nếu tổng

thời gian không quá 100 ngày là đạt yêu cầu.
33. Bài 9 (Trang 94): Các tài liệu quan trọng trong HSDT của nhà thầu có đủ chữ ký
của giám đốc công ty (Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu) và đóng dấu của công
ty tham dự thầu nhưng riêng đơn dự thầu lại chỉ có chữ ký của giám đốc công ty mà không
đóng dấu của công ty thì đơn dự thầu có hợp lệ hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm b, khoản 2, điều 18, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
- Phân tích: Theo quy định tại điềm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐCP, một trong những tiêu chí để đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu là đơn dự thầu phải
được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấn (nếu có). Nhu vậy, đối với trường
hợp này, nhà thầu (là công ty và có con dấu riêng) nhưng trong đơn dự thầu chi có chữ ký
của giám đốc công ty (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu) mà không có con dấu
của công ty thì đơn dự thầu của nhà thầu này được đánh giá làkhông hợp lệ theo quy
định nêu trên.
- Kết luận: Đơn dự thầu là không hợp lệ.
34. Bài 10 (Trang 94): Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập có được tham dự
thầu với tư cách là nhà thầu chính không? Có được đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp
đồng tương tự của nhà thầu qua các hợp đồng do nhà thầu thực hiện với tư cách nhà thầu
phụ không?
Trả lời: Tại Khoản 35, Điều 4, Luật đấu thầu quy định: Nhà thầu chính là nhà thầu
chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu
được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên
danh.Căn cứ Điều 5 của Luật đấu thầu số 43 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu.


Trong trường hợp này nếu doanh nghiệp mới thành lập đáp ứng các điều kiện quy định tại
Điều 5 của Luật đấu thầu số 43 thì được tham dự thầu với tư cách là nhà thầu chính.
- Tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định: Việc đánh giá hồ sơ dự
thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ
mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của
nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp

khả thi để thực hiện gói thầu.
- Tại các thông tư hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu các gói thầu của Bộ Kế hoạch và
đầu tư quy định yêu cầu đối với phần năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thì cho phép các
nhà thầu chứng minh hợp đồng tương tự đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn
với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ. Như
vậy trong trường hợp này nhà thầu vẫn được đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
tương tự của nhà thầu qua các hợp đồng do nhà thầu thực hiện với tư cách là nhà thầu phụ.
Còn việc nhà thầu có được đánh giá là đạt hay không còn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của
Hồ sơ mời thầu và năng lực của nhà thầu
35. Bài 11 (Trang 95): Gói thầu tư vấn tổ chức ĐTRR trong nước thời điểm đóng
thầu: 10h ngày 12/8/2016, thời điểm mở thầu: 10h30 ngày 12/8/2016; HSMT còn được
đăng tải lên trang web của BMT. Trong khoảng thời gian phát hành HSMT, có 04 nhà thầu
đến mua HSMT trực tiếp từ BMT. Tuy nhiên, tại thời điểm 9h55’ ngày 12/8/2016 (chỉ còn
cách thời điểm đóng thầu 5 phút), ngoài 4 nhà thầu đã mua HSMT trực tiếp từ BMT còn có
thêm 8 nhà thầu khác đăng ký nộp HSDT.
Trong tình huống này, BMT cần giải quyết việc tiếp nhận HSDT như thế nào để đảm
bảo đóng thầu tại thời điểm 10h ngày 12/8/2016 đồng thời không trái với quy định của
pháp luật đấu thầu.
Trả lời: Nghị định 63/CP (Điều 14 khoản 3 điểm d) quy định BMT phải tiếp nhận
HSDT của tất cả nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu
tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT trực tiếp từ BMT. Do đó trong trường hợp
này, BMT vẫn tiếp nhận HSDT của 8 nhà thầu đăng ký nộp HSDT. Yêu cầu các nhà thầu
nộp sau và ghi cùng giờ nộp, đảm bảo trước thời gian đóng thầu, tuy nhiên các NT này
phải trả cho BMT một khoản tiền bằng giá bán HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận,
đảm bảo việc tiếp nhận này trước thời điểm đóng thầu nêu trên.
36. Bài 12 (Trang 95): CĐT A tổ chức ĐTRR trong nước cho gói thầu tư vấn X.
Thời điểm đóng thầu 9h30’ ngày 01/9/2016, thời điểm mở thầu 10h00’ ngày 01/9/2016.
HSMT yêu cầu thời gian có hiệu lực của HSDT tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày có thời
điểm đóng thầu.
Có bốn nhà thầu tham dự thầu; nội dung về thời gian có hiệu lực của BLDT lần lượt

như sau:
a) Nhà thầu thứ nhất: HSDT có hiệu lực từ 9h30’ ngày 01/9/2016 đến hết 24h ngày
29/11/2016;


b) Nhà thầu thứ hai: HSDT có hiệu lực từ 8h00’ ngày 01/9/2016 đến 10h00’ ngày
29/11/2016;
c) Nhà thầu thứ ba: HSDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày, kể từ ngày 01/9/2016.
d) Nhà thầu thứ tư: HSDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày, kể từ 10h ngày
01/9/2016.
Hãy đánh giá tính đáp ứng về thời gian có hiệu lực của các bảo lãnh dự thầu nói trên.
Trả lời: Luật đấu thầu (Điều 4 khoản 42 vả Điều 11 khọản 4) quy định thời gian có
hiệu lực của HSDT là số ngày được quy định trong HSMT và được tính kể từ ngày có thời
điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm
đóng thầu đến hết 24 giờ của ngay đóng thầu được tính là 01 ngày; thời gian có hiệu lực
của bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT bằng thời gian có hiệu lực của HSDT
cộng thêm 30 ngày. Theo đó Nhà thầu thứ 4 không đáp ứng, nhà thầu 1, 2, 3 đều đáp ứng
về số ngày có hiệu lực theo quy định nêu trên
Kết luận: Nhà thầu thứ 4 không đáp ứng, nhà thầu 1, 2, 3 đều đáp ứng.
37. Bài 13 (trang 95): Sau khi đóng thầu, Công ty A mới gửi văn bản xác nhận việc
hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế (văn bản có thời điểm xác nhận sau thời điểm
đóng thầu) để chứng minh năng lực về tài chính thì văn bản xác nhận này có được chấp
nhận, đánh giá hay không?
Trả lời:
- Căn cứ: Khoản 2, Điều 16 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Khoản 1, điều 15,
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
- Phân tích: -Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh
giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời
thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu
để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để

thực hiện gói thầu
- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về Làm rõ hồ sơ dự thầu, Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát
hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm
thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực
và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của
nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và
kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
- Đối với trường hợp nêu trên, việc sau thời điểm đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện
trong HSDT đã nộp thiếu văn bản xác nhận của cơ quan thuế thì nhà thầu được phép bổ
sung văn bản xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế để chứng minh năng
lực tài chính của mình sau thời điểm đóng thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải
tiếp nhận văn bản xác nhận của cơ quan thuế để làm cơ sở đánh giá HSDT của nhà thầu.


- Trường hợp việc xác nhận của cơ quan thuế diễn ra sau thời điểm đóng thầu thì bên
mời thầu, tổ chuyên gia phải xem xét đến các yếu tố về thời điểm lập tờ khai nộp thuế, thời
điểm nộp tiền đóng thuế của nhà thầu. Nếu thời điểm lập tờ khai nộp thuế, thời điểm nộp
tiền đóng thuế của nhà thầu được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thì văn bản xác nhận
việc nộp thuế của cơ quan thuế được coi là hợp lệ để xem xét, đánh giá; ngược lại, nếu là
sau thời điểm đóng thầu thì được coi là không hợp lệ.
Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu, trường hợp sau khi đóng thầu,
nếu nhà thầu không phát hiện ra HSDT của mình thiếu văn bản xác nhận của cơ quan thuế
thì trong quá trình đánh giá HSDT, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài
liệu chứng minh đến trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thuế theo
quy định (yêu cầu nhà thầu bổ sung văn bản xác nhận của cơ quan thuế) để làm cơ sở đánh
giá về năng lực tài chính của nhà thầu
- Kết luận: Văn bản này được chấp nhận, đánh giá.
38. Bài 22 (trang 96):Trong đơn dự thầu thuộc HSĐX tài chính của nhà thầu ghi:
Cùng với đề xuất kỹ thuật chúng tôi gửi kèm đơn này một đề xuất tài chính với tổng số tiền

là 38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ, bốn trăm mười lăm triệu, tám trăm
tám mươi triệu đồng chẵn). Giá dự thầu (Ghi bằng chữ) trong bảng tổng hợp giá dự thầu
là: Ba mươi tám tỷ, bốn trăm mười lăm triệu tám trăm tám mươi tám nghìn đồng chẵn).
BMT xử lý như thế nào đối với HSDT của nhà thầu này?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm b, khoản 2, điều 18, NĐ 63.
- Phân tích: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 18 của Nghị định số
63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của
nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện
gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong
đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự
thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm
theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu”.
Đối với trường hợp nêu trên, gía dự thầu bằng số và bằng chữ của nhà thầu ghi
trong đơn dự thầu có sự không thống nhất, cụ thể: 38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba
mươi tám tỷ; bốn trăm mười lăm triệu, tám trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn), tuy nhiên,
giá chào thầu bằng chữ của nhà thầu tại bảng giá chào vẫn thống nhất với giá dự thầu bằng
số tại đơn dự thầu. Do đó việc không thống nhất giá trị bằng số và bằng chữ đối với giá dự
thầu tại đơn dự thầu nêu trên có thể được coi là lỗi đánh máy của nhà thầu. Đây là lỗi
không cơ bản nên không phải là cơ sở để loại bỏ nhà thầu trong trường hợp này. Bên mời
thầu cần yêu cầu nhà thầu đính chính lại thông tin đã ghi nhầm trong đơn dự thầu.
39. Bài 23 (trang 96): Giá làm căn cứ xét duyệt trúng thầu đối với một gói thầu là
giá nào? Trường hợp gói thầu có dự toán được duyệt thì giá làm căn cứ xét duyệt trúng
thầu là giá ghi trong dự toán được duyệt hay giá ghi trong KHLCNT?


Trả lời:
- Căn cứ: khoản 2, điều 117, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; e, khoản 1, Điều 43
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
- Phân tích: Theo quy định tại khoản 2, điều 117, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

“Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi
trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong
KHLCNT”; Theo quy định Tại điểm e, khoản 1, Điều 43 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
quy định một trong các điều kiện xét duyệt trúng thầu là “Có giá đề nghị trúng thầu không
vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp
hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để
làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.”
Kết luận: Trường hợp gói thầu có dự toán được duyệt thì giá làm căn cứ để xét duyệt
trúng thầu là giá ghi trong dự toán được duyệt .
40. Bài 15 (tự luận): Nhà thầu A tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp thiết bị cho
Dự án của chủ đầu tư B. Giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu là 30.000.000.000 đồng (ba
mươi tỷ đồng chẵn). Nhà thầu A có đính kèm thư giảm giá với mức giảm giá 10% trên giá
dự thầu, giá dự thầu sau giảm giá là 27.000.000.000 đồng. Tuy nhiên trong quá trình đánh
giá về tài chính, thương mại, giá trị sai lệch thiếu của hồ sơ dự thầu là 1.500.000.000 đồng.
Hỏi: Việc xác định tỷ lệ phần trăm của sai lệch thiếu được tính như thế nào?
Trả lời:
- Căn cứ: Điểm c, khoản 2, điều 17, NĐ 63.
- Phân tích: Căn cứ điểm c, khoản 2 Điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy
định như sau: Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của
sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
Vì vậy, trong trường hợp này, việc xác định tỳ lệ phần trăm của sai lệch thiếu được
xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.
Như vậy đối với tình huống này, trước tiên phải xác định giá dự thầu sau sửa lỗi,
hiệu chình sai lệch sau đó mới tiến hành trừ đi giá trị giảm giá để xác định giá đề nghị
trúng thầu như sau:
Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch: 30 tỷ - 1,5 tỷ = 28,50 tỷ đồng.
Giá dự thầu sau hiệu chỉnh sai lệch trừ giảm giá: 28,5 tỷ - 10%x28,5 tỷ = 25,65 tỷ
đồng.
Trong trường hợp này, việc xác định giá trị % sai lệch thiếu sẽ được thực hiện trên

cơ sở so sánh giá trị sai lệch thiếu với giá ghi trong đơn dự thầu là 30 tỷ đồng (1,5/30 =
5%) chứ không phải so sánh với giá trị sau giảm giá là 25,65 tỷ đồng (1,5/25,65 =
5,84%). Dễ nhận thấy trong trường hợp này nếu “cố tình” hiễu giá trị % sai lệch so với giá
sau giảm giá thì sẽ xảy ra trường hợp nhà thầu càng giảm giá nhiều (nghĩa là có lợi cho chủ


×