Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

CHẨN đoán tế bào học UNG THƯ PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH VIỆT BẮC

CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC UNG THƯ PHỔI

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=======

ĐINH VIỆT BẮC

CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC UNG THƯ PHỔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Trung Thọ

Cho đề tài: Nghiên cứu mô bệnh học ung thư biểu mô phổi theo
phân loại của WHO 2014 và tình trạng đột biến EGFR trong ung thư
biểu mô tuyến phổi


Chuyên ngành : Giải phẫu bệnh và Pháp y
Mã số

: 62720105
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


CHKN

: Chọc hút kim nhỏ

FNA

: Fine needle aspiration

LBP

: Liquid-based preparations

MBH

: Mô bệnh học

Pap

: Papanicolaou


PN

: Phế nang

PQ

: Phế quản

TBH

: Tế bào học

TP

: ThinPrep

TPQ – PN : Tiểu phế quản – phế nang
UTBMT

: Ung thư biểu mô tuyến

UTBMTBL : Ung thư biểu mô tế bào lớn
UTBMTBN : Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
UTBMV

: Ung thư biểu mô vảy

UTP

: Ung thư phổi


XQ

: X quang


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chẩn đoán ung thư phổi bằng phương pháp tế bào học (TBH) là một
phương pháp chẩn đoán có liên quan đến lịch sử của việc phát hiện sớm các
tổn thướng ác tính bằng cách kiểm tra hình thái của các tế bào bong. Phát hiện
tế bào ác tính của phổi bằng phương pháp tế bào học đờm đã được Johnston,
Frable, Donne và Walsh đề xuất xem xét vào năm 1845 [1]. Một loạt 13 bệnh
nhân trong số 25 bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán ung thư phổi bằng TBH
đờm đã được thực hiện bởi Hamplen năm 1919 [2]. Sau nhiều năm trì hoãn,
chẩn đoán TBH phổi có giai đoạn phát triển nhanh trong những năm 1970 và
1980, đặc biệt là chọc hút kim nhỏ (FNA) đã được xác nhận là phương pháp
chẩn đoán thay thế cho sinh thiết phổi mở hoặc sinh thiết xuyên thành phế
quản để chẩn đoán các u ác tính hay tổn thương viêm của phổi. Trong thời
gian gần đây, những tiến bộ kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh cho phép xác
nhận các khối u nhỏ cũng như giúp hướng dẫn sinh thiết chính xác hơn. Các
phương pháp chẩn đoán TBH ung thư phổi cơ bản gồm 5 loại: Tế bào học
đờm, rửa phế quản, chải phế quản, chải và rửa phế quản và chọc hút kim nhỏ

dưới hướng dẫn của tia X hay chọc xuyên vách phế quản. Không có phương
pháp nào là tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp, sự lựa chọn kỹ thuật TBH
phụ thuộc vào sở thích của bác sĩ, tình trạng của bệnh nhân, vị trí của tổn
thương và chẩn đoán phân biệt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu tế bào học nên
hiểu rằng trong khi tế bào thu được bằng các kỹ thuật khác nhau sẽ có đặc
điểm hình thái học tương tự nhau, sự khác biệt về hình thái xảy ra do cách bảo
quản tế bào và cách xử lý mẫu [2]. Mặc cho các tiến bộ to lớn trong chẩn
đoán hình ảnh, bệnh học phân tử song việc khảo sát về hình thái của các tổn
thương của phổi, nhất là ung thư phổi vẫn rất hấp dẫn và có ý nghĩa quan
trọng cả trong chẩn đoán và quản lý người bệnh (theo Sturgis và CS [3]).
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc
điểm hình thái tế bào bệnh học của một số phương pháp chẩn đoán tế bào
học ung thư phổi.


7

I. CÁC TẾ BÀO CỦA HỆ THỐNG ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC UNG THƯ PHỔI
1.1. Các tế bào bình thường của đường hô hấp
Phổi là cơ quan đôi được treo vào mỗi nửa lồng ngực bởi các cuống phổi và
dây chằng. Đường dẫn khí của phổi là phế quản. Cấu tạo thành của phế quản không
hoàn toàn giống nhau trong suốt chiều dài cây phế quản, chúng thay đổi theo đường
kính phế quản. Tuy nhiên, các phế quản từ lớn đến nhỏ đều có cấu tạo đại cương
giống nhau. Biểu mô phế quản thuộc loại biểu mô trụ giả tầng gồm chủ yếu các tế
bào có lông chuyển, xen kẽ là các tế bào hình đài chế nhày, những tế bào đáy xếp
thành hàng một tựa trên màng đáy. Ở phế quản và phế nang có các loại tế bào sau :
* Tế bào có lông chuyển: Bào tương phía trên ngọn tế bào thấy rõ những thể
đáy tương ứng với các lông.


Hình 1.1. Tế bào hình đài chế nhầy ở phế

Hình 1.2. Tế bào có lông chuyển ở

quản quá sản lành tính. Pap x 400 [4]

phế quản. Pap x 400 [4]


8

Hình 1.3. Cấu tạo mô học phế quản. HE x 250 [4]
* Tế bào chế nhày: Các tế bào này tương tự như tế bào hình đài ở ống tiêu
hoá. Bào tương ở phía trên nhân có lưới nội bào phát triển rất phong phú và giàu
hạt chế tiết.
* Tế bào tiết thanh dịch: Tế bào tiết thanh dịch có lưới nội bào phát
triển và những hạt chế tiết đậm đặc nằm phía dưới nhân. Các tế bào này ti ết
thanh dịch có độ quánh thấp, bao quanh các lông chuy ển.
* Tế bào mâm khía: Mặt ngọn tế bào có các vi nhung mao cao khoảng
2µm, hướng vào phía lòng phế quản. Trong bào tương không thấy hạt ch ế ti ết
nhưng giàu lưới nội bào không hạt và nhiều đám hạt glycogen.
* Tế bào trung gian: đây là các tế bào đang biệt hoá, chúng sẽ là các tế
bào có lông chuyển hoặc tế bào chế tiết.
* Tế bào đáy: Tế bào đáy nhỏ, hình tháp thường thấy ở chân các tế bào
trụ kể trên. Nhân của tế bào đáy nằm thấp hơn nhân của các tế bào tr ụ, vì
vậy, tạo cho biểu mô hình ảnh giả tầng.
* Tế bào Clara: loại tế bào này được Clara mô tả lần đầu tiên ở bi ểu mô
các tiểu phế quản, hiện nay, chúng được xác nhận là có mặt ở tất cả các n ơi
của biểu mô đường dẫn khí. Tế bào Clara không có lông, bào tương ở ph ần



9

đỉnh có những hạt lớn hình trứng, dày đặc electron, chúng chiếm phần l ớn t ế
bào không có lông của phế quản. Chức năng chế ti ết, góp ph ần vào l ượng
niêm dịch và duy trì dịch lót ngoại bào, có vai trò trong sản xuất Surfactant.
* Tế bào thần kinh nội tiết hay tế bào Kulchitsky : Các tế bào này hướng
về phía màng đáy, bào tương có nhiều hạt, dày đặc ở phần trung tâm, n ằm
đơn lẻ hay thành cụm (gọi là các thể thần kinh bi ểu mô). Người ta chưa bi ết
chức năng cụ thể, nó được xem như một phần của hệ thần kinh nội tiết lan
toả.
* Oncocyte: Tế bào giàu ty lạp thể, ưa eosin trong các ống tuyến dưới
niêm mạc. Chức năng của nó là bài tiết sắt, số lượng tế bào này tăng theo tuổi.
* Tế bào vảy: Biểu mô vảy hình thành như một phản ứng bất thường
nhằm thay thế biểu mô hô hấp giả tầng bình thường, được coi là đáp ứng dị
sản trước các kích thích hoặc sửa chữa tổn thương.
* Các tế bào phế nang: Phế nang có 2 loại phế bào: Phế bào typ I thì dẹt
chiếm tới > 95% bề mặt phế nang; phế bào II, hoặc phế bào có hạt, gi ống
hình cột, hình cầu, bình thường được tìm thấy rải rác trong phế nang, chứa
surfactant. Những đại thực bào phế nang đôi khi đ ược hình thành từ các phế
bào II. Chúng được tìm thấy tự do trong không gian phế nang và thực tế chúng
có mặt hầu hết trong những sinh thiết hút kim nhỏ của phổi.


10

Các phế bào 2 quá sản. Pap x 400

Các tế bào vảy ở phế quản (dị sản
vảy). Pap x 400


1.2. Một số phương pháp chẩn đoán tế bào học ung thư ph ổi
1.2.1. Chẩn đoán tế bào học đờm
Đờm bao gồm một hỗn hợp của các tế bào và các phần tử không phải tế
bào, nó được làm sạch bởi sự phối hợp các hoạt động khác nhau của các tế bào
niêm mạc phế quản. Đờm đã từng là bệnh phẩm phổ biến nhất của đường hô
hấp trong chẩn đoán một số bệnh do dễ lấy và không làm người bệnh khó chịu.
Thật không may, việc xét nghiệm đờm hàng loạt đã không làm giảm tỷ lệ mắc
UTP. Và do vậy, ngày nay, xét nghiệm TBH đờm thường chỉ dành riêng cho các
người bệnh có triệu chứng. Hiện tại, với sự xuất hiện của nội soi phế quản và
FNA, vai trò của chẩn đoán TBH đờm trong chẩn đoán bệnh phổi đã giảm đáng
kể.
Ngay từ thế kỷ 19, nhiều tác giả trên thế gi ới đã quan tâm t ới ch ẩn
đoán tế bào học ở đờm. Năm 1845, Donné lần đầu tiên công bố về t ế bào h ọc
bong của đường hô hấp. Năm 1846, Washe ghi nhận sự có mặt của tế bào ung
thư ở đờm. Năm 1860, Beale chứng minh có tế bào ung thư trong đờm ở một
bệnh nhân ung thư vòm họng [5]. Năm 1887, Hampeln công bố một trường
hợp tìm thấy tế bào ung thư ở đờm 5 tháng trước khi bệnh nhân tử vong và
nguồn gốc của tế bào ung thư này là từ phế quản đã được xác đ ịnh qua khám
nghiệm tử thi. Năm 1919, Hampeln công bố một loạt trường hợp tìm thấy t ế
bào ung thư phế quản ở đờm (13/25 trường hợp ung thư phế quản). Năm
1935, Dudgeon và Wrigley thành công việc cố định phi ến đồ tế bào h ọc đ ờm
tươi bằng dung dịch cồn ethylic- clorua thuỷ ngân- acid axetic để tìm các t ế
bào ung thư. Năm 1942, Papanicolaou đưa ra một phương pháp nhu ộm m ới,
đến năm 1954, ông công bố các tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào h ọc ung th ư và
đã được áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau: ung th ư cổ tử cung, ung
thư phế quản và các ung thư khác. Kết quả chẩn đoán dựa trên các tiêu bản


11


lấy từ đờm tươi của bệnh nhân, cố định và nhuộm (có thể nhuộm
Papanicolaou, Giemsa, HE...). Một số tác gi ả người Ý nh ư Sirtoni-1957,
Miradoli, Calamari -1958 đã cố định đờm rồi chuyển đúc trong paraffine, c ắt
nhuộm HE như các bệnh phẩm sinh thiết, kỹ thuật này được áp dụng m ột
thời gian sau đó bị lãng quên bởi sự phức tạp trong kỹ thu ật mà hi ệu qu ả
chẩn đoán không khác các trường hợp quết đờm lên tiêu bản, cố định phi ến
đồ rồi nhuộm. Một yếu tố gây khó khăn khi tìm tế bào ung thư trong đờm là
do đờm có nhiều chất nhầy vì vậy, không ly tâm được để tập trung t ế bào.
Giải quyết vấn đề này, người ta đã thử hoà tan đờm trong nước muối sinh lý,
hoà tan đờm bằng các men hay đánh tan đờm bằng siêu âm nhưng đ ều th ất
bại [6]. Một phương pháp đã từng thịnh hành ở Pháp những năm 1960-1970 là
cho bệnh nhân khạc đờm vào các lọ đã có sẵn dung dịch c ố đ ịnh (m ỗi l ọ ch ứa
50ml dung dịch cồn 70°), dùng bi sắt đánh tan đờm, ly tâm l ấy cặn r ồi đem
nhuộm. Phương pháp này hiệu quả cao song phức t ạp và tốn kém nên ít được
sử dụng. Màng lọc Milipore với các lỗ lọc <70 µm cũng đã được dùng trong xét
nghiệm tế bào học đờm với kết quả tương đối cao. Năm 1974, Saccomanno
[7] đưa ra một phương pháp xử lý đờm như sau:
- Trộn đờm vào dung dịch cố định Saccomanno (gồm 2% carbowax
trong cồn 50°với thể tích tương đương), để trong ống ly tâm 1 giờ.
- Cho dung dịch trên vào máy khuấy từ chạy tốc độ chậm 5 giây, nếu
còn sợi nhỏ, cho chạy thêm một lần nữa.
- Ly tâm dung dịch trên trong 10 phút, tốc độ 1500 vòng/phút.
- Gạn dịch trong bỏ đi, lấy phần dịch còn lại (1-2 ml).
- Lắc trên máy trộn điện 4-5 giây.
- Nhỏ 3 giọt bệnh phẩm lên tiêu bản, dùng tiêu bản khác dàn nhẹ.
- Để khô tiêu bản trước khi đem nhuộm.
Đây là phương pháp bảo quản tế bào tốt, tập trung được tế bào nên
khả năng tìm thấy tế bào u rất cao, bệnh nhân ở xa có thể gửi bệnh phẩm đến



12

trung tâm xét nghiệm bằng đường bưu điện. Kỹ thuật này hiện nay được dùng
phổ biến ở Mỹ.
Đờm là một hỗn hợp bao gồm chủ yếu là chất nhầy nhưng cũng cả
những thành phần tế bào và không tế bào. Sự sản xuất đờm là tự động nhưng
thường nó báo hiệu sự hiện diện của một bệnh phổi. Đa số những người hút
thuốc lá cũng như những người bị ung thư phế quản thường đều có ho và có
đờm. Trong đờm thường có nhiều đại thực bào, các enzyme, bạch cầu ưa acid,
các tế bào biểu mô, các tế bào dị sản vảy trong những tr ường h ợp ph ản ứng
do hút thuốc và phơi nhiễm phóng xạ; các tế bào ung thư trong ung th ư ph ổi
nguyên phát và di căn. Đờm là mẫu xét nghiệm có thể ti ếp cận dễ dàng nh ất
với các ung thư phế quản. Chẩn đoán tế bào học đờm tối ưu nhất ở những
bệnh nhân có tăng tiết đờm, đặc biệt là khi đờm có lẫn máu. Tuy nhiên, t ế bào
học đờm, kể cả những mẫu đờm phản ứng có thể không có tác dụng ở những
bệnh nhân có ung thư phổi không triệu chứng, đặc biệt là các u ph ổi nh ỏ, ở
ngoại vi.
Để tìm kiếm các tế bào ung thư trong đờm, tốt nhất là lấy đ ờm c ủa
đường hô hấp dưới, vào buổi sáng sớm, trước khi ăn u ống. Bệnh nhân hít th ở
sâu, ho mạnh và khạc đờm vào một hộp có miệng rộng, làm đi làm l ại nhi ều
lần. Số lượng mẫu đủ để chẩn đoán là 3 mẫu, đ ể loại tr ừ là 5. N ếu s ử d ụng 5
mẫu chẩn đoán thì độ nhậy rất cao, đạt từ 90-95%. Độ nhậy của kỹ thu ật này
phụ thuộc vào typ tế bào u theo thứ tự: ung thư bi ểu mô vảy, ung th ư bi ểu mô
tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tế bào lớn, ung thư bi ểu mô tuy ến và các ung th ư
di căn. Các khối u có định vị ở trung tâm thường dễ được phát hi ện b ởi t ế bào
học đờm. Trong định typ tế bào u, độ đặc hiệu của phương pháp theo th ứ t ự:
ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô vảy, ung thư bi ểu mô tuyến, ung
thư biểu mô tế bào lớn. Nhiều tác giả cho rằng, 3 mẫu đờm thoả đáng cho
phép phát hiện trung bình khoảng 60% các trường hợp ung thư phổi. Trong s ố

đó, có khoảng 50-75% trường hợp được phát hiện trên mẫu đầu tiên, 15-20%
được phát hiện ở mẫu thứ 2 và khoảng 10% ở mẫu thứ 3. Có một số ít tr ường


13

hợp ung thư phổi được phát hiện sau 5 mẫu liên tiếp âm tính. Nhiều tác gi ả
thống nhất là số lượng mẫu cần thiết đủ cho một chẩn đoán là từ 3-5 mẫu.
Theo Erozan và CS [8], độ nhạy của tế bào học đờm trong chẩn đoán UTP tăng
cùng với số lượng mẫu xét nghiệm, từ 42% với một mẫu duy nhất đến 91%
với năm mẫu. Độ đặc hiệu của xét nghiệm đờm là cao, dao đ ộng từ 96% đ ến
99% và các giá trị dự báo dương tính và âm tính lần lượt tương ứng là 100%
và 15% [9]. Cần lưu ý, các kết quả xét nghiệm đờm âm tính không đảm b ảo s ự
vắng mặt của một bệnh ác tính, đặc biệt là ở bệnh nhân nghi ng ờ b ị UTP. Đ ộ
nhạy của tế bào học đờm phụ thuộc vào vị trí của khối u ác tính: 46%- 77%
đối với ung thư phổi trung tâm nhưng chỉ có 31% - 47% các b ệnh ung th ư
phổi ở ngoại vi được chẩn đoán bởi tế bào đờm [10], [11]. Đáng ngạc nhiên là
độ nhạy của chẩn đoán ác tính không phụ thuộc vào giai đoạn kh ối u và typ
mô học. Độ chính xác trong phân loại khối u là 75% đến 80% và phụ thuộc
vào typ khối u [12],[13].
- Chẩn đoán tế bào học đờm sau nội soi phế quản: Những mẫu tế
bào học sau nội soi phế quản có tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao nh ất so v ới b ất
kỳ mẫu tế bào học bong nào của đường hô hấp. Nó có th ể là m ẫu d ương tính
duy nhất trong khi các mẫu khác đều âm tính. Mẫu tế bào h ọc đ ờm sau n ội soi
không chỉ có độ nhậy cao đối với các khối u ở trung tâm ho ặc ngo ại vi mà còn
đối với tất cả các typ mô học của tế bào u (trái ngược v ới tế bào h ọc trong
đờm bình thường chỉ tốt nhất cho các ung thư bi ểu mô vảy ở trung tâm). Các
tế bào u này có thể được bong ra do tác động của n ội soi và chúng sẽ đ ược gi ải
phóng khi ho. Mẫu tế bào học đờm sau nội soi cũng cho kết qu ả tốt h ơn ở
những bệnh nhân có khuyết tật đường thở và không có tiền sử ho. Một đi ều

cần lưu ý là mẫu tế bào học đờm sau nội soi có th ể gồm nh ững tế bào thoái
hoá của phế quản và những tế bào không đi ển hình có th ể nhầm v ới tế bào u.
Tế bào học đờm và tế bào học chải, rửa phế quản bổ sung lẫn nhau để đạt độ
nhậy tối đa. Độ chính xác trong chẩn đoán tế bào học bong của ph ế qu ản có
thể so sánh với sinh thiết phế quản.


14

1.2.2. Chẩn đoán bệnh qua bệnh phẩm phế quản
Một cải tiến quan trọng trong việc lấy bệnh phẩm của đường hô hấp
dưới là nhờ sự phát triển của nội soi ống mềm vào cuối những năm 1960.
Hiện nay, bất kỳ phần nào của đường hô hấp có thể được lấy mẫu với thi ết bị
này do tỷ lệ biến chứng rất thấp (0.5% và 0,8% đối với các bi ến chứng n ặng
và nhẹ, tương ứng), với các biểu hiện: Co thắt phế quản, r ối lo ạn d ẫn truy ền
tim, co giật, thiếu oxy, và nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ các bi ến chứng cao g ặp
trong sinh thiết xuyên thành (khoảng 6,8%) [14].
- Tế bào học chải và rửa phế quản
Nội soi phế quản ống mềm không chỉ cho phép quan sát tr ực ti ếp tổn
thương mà còn cho phép lấy bệnh phẩm xét nghiệm từ các v ị trí của cây ph ế
quản. Lấy bệnh phẩm bằng bàn chải là một phương pháp được sử dụng rộng
rãi. Các tế bào sau khi lấy được dàn lên phiến kính và được cố định ngay đ ể
bảo toàn hình thái. Độ chính xác của phương pháp rửa ph ế qu ản hay ch ải ph ế
quản có thể tương đương với sinh thiết phế quản [15]. Chải phế quản và sau
đó chuyển khối tế bào đôi khi có khả năng phát hi ện bệnh cao h ơn so v ới sinh
thiết phế quản [16]. Độ chính xác của phương pháp được tăng lên khi có đ ầy
đủ thông tin về tiền sử bệnh [17]. Kỹ thuật chải phế quản được áp dụng rộng
rãi ở Nhật Bản rồi sau đó được áp dụng ở Mỹ và các nước khác. Kỹ thu ật này
lúc đầu làm qua ống thông Metras (Hattori-1964) đến năm 1968, Fennessy J.J
cải tiến luồn bàn chải nilon qua catheter. Năm 1972, Zavala D.C s ử dụng

catheter có điều khiển ngược để lấy tế bào chẩn đoán UTP đạt tỷ lệ dương
tính cao (82%). Richardson R.H (1974) và Dval P.A (1976), Jonston W.W
(1976), Shroff C.P (1985) đã đưa vào trong ống nội soi phế quản một thép
chải có bàn chải nilon ở đầu để chải những vùng tổn thương nghi ng ờ khi soi
phế quản. Để giúp người soi dễ dàng nhận dạng vùng niêm mạc tổn th ương,
tại Mayo- clinic, Sanderson D.R đã dùng dẫn xuất của Hematoporphyrin tiêm
tĩnh mạch, chất này gắn với tế bào ung thư sẽ có màu h ồng đ ỏ d ưới tia c ực


15

tím khi quan sát dưới ống soi mềm. Tế bào chải phế quản có kh ả năng chẩn
đoán tốt hơn (độ nhậy cao) so với tế bào học r ửa ho ặc t ế bào h ọc trong đ ờm
đối với các ung thư di căn, u ở ngoại vi, những ung th ư có kích th ước l ớn, ung
thư hoại tử [18]. Tuy nhiên tế bào học rửa phế quản có thể cho phép định typ
một vài loại tế bào u mà không thể xác định bằng tế bào học chải. Mặc dù ít
khi các nhà lâm sàng thực hiện lại việc lấy mẫu nhưng khi kết qu ả t ế bào h ọc
chải, rửa lần đầu âm tính, người ta khuyến cáo nên lặp lại tế bào h ọc ph ế
quản hơn là làm tế bào học đờm. Độ nhậy của kỹ thuật tế bào học ch ải ph ế
quản là khoảng 70% nhưng phụ thuộc vào typ mô học của u theo th ứ t ự: Ung
thư biểu mô vảy, Ung thư biểu mô tế bào lớn, Ung th ư bi ểu mô tế bào nh ỏ,
Ung thư biểu mô tuyến, Ung thư di căn. Độ nhậy của chẩn đoán được tăng
thêm ( từ 70-90%) khi có hai mẫu thay vì một mẫu [19].
- Tế bào học rửa phế nang
Bên cạnh tế bào học đờm, tế bào học chải hoặc quét phế quản người ta
còn sử dụng phương pháp chẩn đoán tế bào học rửa tiểu phế quản- phế nang.
Kỹ thuật này phát triển từ kỹ thuật chẩn đoán tế bào dịch ti ết ph ế qu ản
(Herbut P.A-1946; Richardson R.H- 1949). Những mẫu tế bào này đ ược l ấy
bằng cách dùng nước muối đẳng trương (9‰) rửa phế nang khi nội soi ph ế
quản (được hút ra nhờ máy hút). Tế bào học rửa TPQ-PN rất hữu ích trong

chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người suy gi ảm miễn dịch (b ệnh
nhân AIDS hoặc ghép tạng). Phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn
đoán các bệnh phổi kẽ, các viêm hạt, sarcoid, viêm ph ổi s ốt cao, b ệnh bụi
amiang, chảy máu phổi, tìm nấm, vius, đại thực bào hemosiderin và các t ế bào
ung thư, đặc biệt có giá trị đối với các u ngoại vi (Theo Law W.K-1983, kỹ
thuật này đạt 76% với các u trung tâm và 52% với các u ngoại vi) [20], [21].
Độ nhậy của phương pháp tế bào học rửa tương ứng với độ nhậy của sinh
thiết xuyên vách phế quản bằng kim Wang, tỷ lệ dương tính khoảng 68,6%.


16

Bảng 1. Tổng hợp độ nhậy, độ đặc hiệu của chẩn đoán TBH bong trong UTP
[40]

PHƯƠNG PHÁP
TBH ĐỜM
TBH CHẢI
QUẢN
TBH RỬA
QUẢN

NHẬY NHẤT
Ung thư biểu mô vảy
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

Ung thư biểu mô vảy

Ung thư biểu mô vảy


Ung thư biểu mô vảy
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ

Ung thư biểu mô vảy

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Ung thư biểu mô tuyến

PHẾ

PHẾ

ĐẶC HIỆU NHẤT

1.2.3. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chọc hút kim nhỏ
Chọc hút kim nhỏ (CHKN) ra đời ở Mỹ vào năm 1922 khi Ellis E.B tình cờ
chẩn đoán được ung thư phế quản nhờ các tế bào ung thư bám vào kim khi chọc hút
màng phổi. Tuy nhiên, từ trước đó, năm 1883, Leyden lần đầu tiên đã tiến hành sinh
thiết phổi qua thành ngực bằng kim ở một bệnh nhân viêm phổi nặng, đến năm
1886, Menetrier đã dùng kỹ thuật này chẩn đoán được một trường hợp ung thư phế
quản. Kích thước kim dùng thời đó là 16-18G. Tới năm 1958, các tác giả Thuỵ Điển
ở Viện Karolinska mới dùng kim cỡ nhỏ < 18G (thường là 22G) đã thu được kết quả
tốt. Nordenstrom P với 519 lần chọc hút (1963-1964) đạt tỷ lệ dương tính 89%.
Năm 1979, Sinner W.N thực hiện trên 2726 bệnh nhân với 5300 lần chọc hút (chủ
yếu là các u ngoại vi với đường kính khoảng 2cm) cho kết quả dương tính là 91%,
dương tính giả 2,4%, âm tính giả 2,3% [22]. Đã có rất nhiều loại kim được giới
thiệu sử dụng trong kỹ thuật này với mục đích cải thiện chẩn đoán, trong đó, kim
Wang được sử dụng tương đối phổ biến và lần đầu tiên nó được mô tả vào năm
1949 bởi Schieppati. Năm 1988, Wang và CS đưa ra 1 kiểu kim 2 nòng, vỏ ngoài cỡ
19,5G, ở đốc của nó có một đoạn hình chữ T để hút. Nòng trong là một kim cỡ 22G,

nếu đẩy kim này vào, nó sẽ thò ra 0,5mm qua kim ngoài, nếu kéo trở lại, nó tụt vào


17

khoảng 2cm để giữ bệnh phẩm không bị tụt vào bơm tiêm, dễ bị nát. Ở Việt Nam,
lần đầu tiên kỹ thuật chọc hút kim nhỏ đã được Nguyễn Vượng triển khai từ 1970
nhưng phải tới đầu những năm 80 kỹ thuật này mới được áp dụng vào phổi. Sinh
thiết hút kim nhỏ qua thành ngực được Nguyễn Thấu (1974) [23] thực hiện với kim
Silverman, Nguyễn Liên Hợp- 1979 chọc kim lớn ở các bệnh nhân có u lớn sát
thành ngực. Bùi Xuân Tám (1981) công bố kết quả ban đầu của sinh thiết kim qua
thành ngực, cho đến nay đã có rất nhiều tác giả thực hiện các nghiên cứu về vấn đề
này [24].
- Chỉ định chọc hút kim nhỏ
Phần lớn các chỉ định CHKN của phổi khi có chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ u
ác tính hoặc di căn; tuy nhiên, phương pháp này có thể cũng được sử dụng cho
những u lành tính và những tổn thương viêm (thí dụ như viêm hạt). CHKN của phổi
là phương pháp tốt nhất để kiểm tra nhanh những tổn thương ngoại vi hoặc những
bệnh nhân mà xét nghiệm đờm không thích hợp [25], [26]. Kỹ thuật này còn được
dùng cho những bệnh nhân có những thương tổn nội phế quản, xẹp phổi, hoặc thùy
phổi đặc, chắc [27]. CHKN đặc biệt hữu ích khi kết quả TBH đờm và những kết
quả nội soi âm tính nhưng dấu hiệu của u thể hiện rõ trên lâm sàng [28]. Bệnh nhân
cần phải được theo dõi một vài giờ sau khi chọc hút, chụp XQ phổi lại sau 4 giờ
[29]. Với sự theo dõi thích hợp, chọc hút xuyên thành ngực bằng kim nhỏ có thể
thực hiện trên một bệnh nhân ngoại trú. Các kỹ thuật phụ trợ như nhuộm đặc biệt,
hiển vi điện tử hoặc hoá miễn dịch tế bào đều có thể được áp dụng với bệnh phẩm
CHKN [30]. Kim chọc hút có thể được hướng dẫn bởi siêu âm [31], soi huỳnh
quang, chụp cắt lớp [32], chọc kim trực tiếp trong khi phẫu thuật hoặc thậm chí
chọc kim theo đánh giá của động tác gõ vùng u. Sử dụng kim chọc hút có hướng
dẫn, có thể đánh giá được những tổn thương nhỏ với đường kính chỉ một vài mm

[31]. Các u thứ phát có thể chọc kim trực tiếp không cần sự hướng dẫn của XQ.
- Chống chỉ định
Chống chỉ định CHKN trong các trường hợp: những bệnh nhân mất ý thức
hoặc không có khả năng hợp tác, không kiểm soát được ho, chảy máu bất thường


18

bao gồm cả các bệnh ưa chảy máu, chức năng phổi kém, khó thở dữ dội, đã thực
hiện phẫu thuật cắt bỏ phổi trước đây, tăng huyết áp động mạch phổi, những thương
tổn mạch máu và có kén sán [ 33].
- Biến chứng
Với đa số bệnh nhân, lợi ích chẩn đoán của CHKN có nhiều tác dụng hơn là
các biến chứng; đặc biệt, tránh được thủ thuật mở lồng ngực [33]. Tràn khí màng
phổi đã được các tác giả thông báo với các tỷ lệ rất khác nhau và đa số tự hết, nh ưng theo kinh nghiệm của nhiều tác giả, tới hơn 1/3 số bệnh nhân có tràn khí màng
phổi nghiêm trọng, nhưng chỉ có 5% - 10% các trường hợp tràn khí bắt buộc phải
điều trị [34]. Chảy máu xuất hiện khoảng 2% tới 8% các trường hợp nhưng chủ yếu
là do tình cờ chọc vào mạch máu gây chảy máu và đây không phải là một vấn đề
nghiêm trọng nhưng cũng đã được một số tác giả thông báo [35]. Những biến
chứng khác ít gặp, thậm chí là các biến chứng như tắc mạch do khí dù rất hiếm
nhưng đôi khi cũng có.
Có mối tương quan thuận giữa độ lớn của kim chọc hút và khả năng gây ra
những biến chứng như chảy máu, tràn khí màng phổi và tắc mạch do khí [36]. Ngày
nay, đa số các tác giả không còn dùng các kim cỡ <18G, nhiều tác giả sử dụng kim
rất nhỏ (thin, Ultrathin, Superfine) với hy vọng làm giảm biến chứng. Tuy nhiên,
những biến chứng lại ngày càng tăng lên do xu hướng sinh thiết cả những khối u ở
rất sâu và kích thước khối u được phát hiện ngày càng giảm, đồng thời, các biến
chứng tăng lên một phần còn do tiến hành xét nghiệm ở cả bệnh nhân mắc thêm
một bệnh phổi khác ngoài u và có thể cả sự thiếu kinh nghiệm của kỹ thuật viên
[37]. Trong tương lai, tỷ lệ biến chứng được dự báo là tăng cao do kỹ thuật ngày

càng khó hơn và tổn thương ngày càng nhỏ hơn [37].
- Giá trị của chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ
Trái ngược với TBH bong đường hô hấp (tế bào đờm, rửa, quét phế
quản), chẩn đoán TBH qua CHKN có độ nhậy cao v ới các u ngo ại vi. Đ ộ nh ậy
của CHKN không phụ thuộc vào typ của u như tế bào h ọc bong, m ặc dù kích
thước và vị trí của tổn thương có ảnh hưởng tới năng suất chẩn đoán [38].


19

CHKN là xét nghiệm có hiệu quả nhất trong tất cả các kỹ thuật TBH (bao g ồm
TBH đờm, chải, rửa PQ) để chẩn đoán ung thư PQ. Độ nhậy chẩn đoán từ
75% đến 95% và độ đặc hiệu từ 95% đến 100% [33]. Độ chính xác trong
phân loại u so sánh với phân loại MBH đạt 70% tới 85% ho ặc h ơn tùy s ự ph ối
hợp [33]. Theo một số tác giả; độ nhậy của xét nghiệm CHKN đ ơn thu ần là
khoảng 56%, nếu kết hợp với chải phế quản, rửa phế quản hoặc sinh thi ết có
thể đạt 72%, độ đặc hiệu khoảng 74%; giá trị dự báo dương tính là 100% và
giá trị dự báo âm tính là từ 53-70% [40]. Kết quả âm tính gi ả chủ y ếu vì m ẫu
không đủ [40]. Mẫu không đủ thông thường do chọc trượt vùng tổn th ương
hoặc lấy mẫu ở khu vực phản ứng xung quanh khối u, ch ọc vào vùng x ơ hóa
hoặc hoại tử quá mức [41]. Những kết quả âm tính giả có thể còn do u bi ệt
hoá tốt, như ung thư TPQ-PN hoặc u carcinoid [41]. Những kết quả âm tính
giả có thể được giảm bớt đáng kể bởi việc CHKN lặp lại có hướng dẫn. Kết
quả dương tính giả có thể xảy ra do nhầm với các tế bào phản ứng không
điển hình của phế nang, phế quản, dị sản, hoặc tế bào trung bi ểu mô, g ặp
trong viêm mạn tính do bị kích thích bởi nhồi máu, hen, viêm ph ế qu ản mạn,
tổn thương phế nang lan toả, viêm phổi do virus, AIDS, viêm hạt và x ơ hóa
phổi, cũng như do nhiệt, bức xạ, hoặc vết thương hóa học [41]. Phiến đồ có
nhiều máu, dịch rỉ viêm, hoặc hoại tử rộng lớn có thể làm cho vi ệc phân tích
mẫu rất khó khăn hoặc không thể phân tích được [41]. Các thành ph ần ho ại

tử và mô bào cần phải được lưu tâm bởi đó có thể là một phản ứng với một
khối u [42]. Trong một nghiên cứu của Johnston và CS, các tác gi ả nghiên c ứu
trên 168 bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán chính xác ung th ư ph ổi
nguyên phát đã được phân tích qua chẩn đoán TBH đờm, chải PQ và FNA để so
sánh các độ chính xác tương đối giữa các phương pháp chẩn đoán TBH đờm,
chải PQ và FNA. Các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu này được lựa ch ọn
từ tổng số 1093 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tại Trung
tâm Y tế Đại học Duke trong thời gian 5 năm từ ngày 1 tháng 1 năm 1980 đ ến
ngày 31 tháng 12 năm 1984. Từ nghiên cứu này, các tác gi ả k ết lu ận r ằng các


20

kỹ thuật TBH thông thường và FNA là những phương pháp có giá tr ị trong
chẩn đoán ung thư phổi. Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi được chẩn đoán bằng FNA
lớn hơn nhiều so với các kết quả thu được bằng chẩn đoán TBH truy ền th ống
song hơn một phần tư số bệnh nhân UTP có th ể được phát hi ện bằng các kỹ
thuật ít xâm lấn bằng TBH đờm hoặc chải PQ qua soi ph ế quản [45].
Gasparini Stefano cho rằng chẩn đoán TBH chọc hút kim xuyên PQ là một kỹ
thuật làm tăng đáng kể khả năng chẩn đoán của nội soi ph ế qu ản ống m ềm,
cho phép lấy mẫu từ các tổn thương nằm ngoài đường th ở và từ các h ạch
lympho rốn phổi và trung thất [46]. Trong một nghiên cứu của Rangdaeng và
CS [47] về vai trò của tế bào học của đờm, chải phế quản, rửa ph ế quản, r ửa
phế quản phế nang và CHKN trong chẩn đoán ung thư phổi sử dụng chẩn
đoán mô bệnh học như là một tiêu chuẩn vàng. Nghiên cứu được thực hiện
trên 243 bệnh nhân ung thư phổi, trong số này, 160 người đã được khẳng định
về mô bệnh học là ung thư phổi. Chẩn đoán TBH có 31 trường hợp TBH đờm,
123 trường hợp rửa PQ, 11 trường hợp chải PQ và 36 trường hợp rửa PQ-PN.
Trong khi đó, CHKN và sinh thiết kim trên cùng một bệnh nhân đã được thực
hiện trên 23 trường hợp mô bệnh học đã chứng minh là có ung th ư phổi. Độ

nhạy chung của TBH đờm, rửa PQ và rửa PQ-PN lần l ượt là 0,222, 0,455 và
0,361. Chải PQ cho độ nhậy cao vượt trội đáng kể (0.800) so với ba phương
pháp trên với p <0.05. Chẩn đoán CHKN và sinh thiết kim mang lại độ nhạy
lớn hơn là 0,913 và 0,783. Mặc dù vai trò của các kỹ thuật chẩn đoán tế bào
thông thường khác nhau đã được công nhận, nhưng chải PQ là kỹ thu ật đ ơn
giản duy nhất giúp cải thiện đáng kể năng suất ch ẩn đoán. Kỹ thu ật CHKN và
sinh thiết kim cần được khuyến khích do độ nhạy cao.
- Kết quả chọc hút không có tổn thương ung thư: Một thực tế là, cũng giống
với những kỹ thuật sinh thiết khác, một kết quả CHKN lành tính vẫn không hoàn
toàn loại trừ u ác tính [43]. Đã có nghiên cứu thấy rằng 1/3 số bệnh nhân chẩn đoán
ung thư âm tính thì rốt cuộc đã khẳng định là có u ác tính [41]. Những bệnh nhân có
chẩn đoán không khẳng định hoặc mẫu chọc hút không thoả đáng thì vẫn có, thậm


21

chí một tỷ lệ cao là ung thư đã được chứng minh sau đó [44]. Các nhà lâm sàng cần
biết rõ điều này để có kế hoạch theo dõi bệnh nhân phù hợp. Thông thường những
chẩn đoán lành tính lại khó hơn những chẩn đoán ác tính. Tuy nhiên, CHKN có thể
chẩn đoán chính xác tổn thương lành tính trong một số trường hợp đặc biệt, bao
gồm những u lành (mô lạc chỗ), viêm và u hạt.
- Một chẩn đoán lành tính rõ ràng, giải thích được những dấu hiệu lâm sàng
có thể làm chúng ta yên tâm với chẩn đoán này. Tuy nhiên, ngay cả một chẩn đoán
lành tính chắc chắn vẫn không hoàn toàn loại trừ khả năng của ung thư, đặc biệt đối
với những người có nguy cơ cao.
- Chẩn đoán âm tính không rõ ràng thì ít đáng tin cậy hơn và những theo dõi
lâm sàng tiếp theo là đặc biệt quan trọng. Với chẩn đoán âm tính không rõ ràng,
điều chủ yếu để cảm thấy hài lòng là mẫu bệnh phẩm CHKN phải thoả đáng và kim
chọc phải đúng vùng tổn thương. Những kết quả âm tính phải được làm sáng tỏ
trong bối cảnh lâm sàng (sự biến đi của tổn thương xác nhận một chẩn đoán lành

tính). Nếu tổn thương đã ổn định được 2 năm trở lên (được kiểm tra bằng XQ), việc
theo dõi tổn thương vẫn phải tiếp tục, nếu tổn thương phát triển, có thể là một dấu
hiệu xấu. Tóm lại, những bệnh nhân có kết quả CHKN âm tính, người theo dõi có
thể tiến hành từ việc chụp XQ ngực lặp lại đến thủ thuật mở lồng ngực. Với bất kỳ
bệnh nhân nào có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ ác tính nhưng chẩn đoán TBH ban
đầu âm tính, chẩn đoán không xác định được hoặc không thoả mãn cần phải được
theo dõi cẩn thận về sau.

1.2.4. Chẩn đoán tế bào học UTP bằng kỹ thuật tế bào h ọc ch ất l ỏng
Các phương pháp chẩn đoán TBH dựa trên chất lỏng ( Liquid-based
preparations - LBPs) đã được chứng minh là tốt hơn so với các phương pháp
tế bào học thông thường trong các xét nghiệm Papanicolaou (Pap), nó làm tăng
khả năng phát hiện các tổn thương biểu mô vảy trong khi giảm tỷ lệ phi ến đồ
không đạt yêu cầu [48]. LBP có nhiều ưu điểm so v ới ph ương pháp TBH
truyền thống do các tế bào được cố định ngay l ập tức giúp vi ệc b ảo qu ản các


22

chi tiết tế bào một cách tuyệt vời, xử lý và nhuộm tiêu chuẩn, có th ể được tự
động hóa hoàn toàn và giảm thời gian cho cả các kỹ thuật viên và các nhà tế
bào học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ thu ật ThinPrep (TP) đã bảo vệ được
tế bào và các chi tiết tế bào một cách thỏa đáng và đủ cho các mục đích chẩn đoán
trong các bệnh không phải bệnh phụ khoa [49]. Các lợi ích của TP trong tế bào học
bệnh phổi đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu và đều cho rằng đây là một
phương pháp hết sức hữu ích [50], [51]. Trong nghiên cứu của Chaoying Liu và CS
(2014) với 595 bệnh nhân nghi UTP được chẩn đoán TBH chải PQ bằng kỹ
thuật TP đối chiếu vưới chẩn đoán MBH [52]. Kết quả chẩn đoán MBH có 479
trường hợp UTP bao gồm 223 trường hợp UTBMV, 77 UTBMT và 152
UTBMTBN. Kết quả chẩn đoán TBH bằng kỹ thuật TP cho th ấy có 232 tr ường

hợp UTBMV, 91 UTBMT và 108 UTBMTBN). Kỹ thuật tế bào học TP có độ đặc
hiệu 87,06% và đặc hiệu 62,93% trong chẩn đoán ung thư phổi [52]. Kỹ thuật TP
cho thấy độ nhạy 87.44% và đặc hiệu 90.05% cho chẩn đoán UTBMV, với hệ số
tương quan của Matthew (MCC) là 0.820; trong khi độ nhạy giảm xuống còn
61,04% và độ đặc hiệu là 90,93% đối với chẩn đoán UTBMT, với MCC là 0,464.
Đối với chẩn đoán UTBMTBN, độ nhạy là 61,84% và độ đặc hiệu 96,84%, với
MCC là 0,648. Nghiên cứu này đã chứng minh được tính hữu dụng của kỹ thuật TP
trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi, đặc biệt là giai đoạn sớm của UTBMV
phổi [52]. Một nghiên cứu công bố năm 2015 của Garima Singh và CS [53] cho
biết tỷ lệ phát hiện tổn thương ác tính của phổi bằng phương pháp TBH
truyền thống đạt 65,57% trong khi sử dụng kỹ thuật TP, tỷ lệ này tăng lên
đến 86,89% (với χ 2 =7.645; p=0.006). Kết quả nghiên cứu của Abha Thakur
và CS năm 2017, khi so sánh giá trị của phương pháp TBH truy ền th ống và TP
trong chẩn đoán các tổn thương ác tính của phổi qua bệnh phẩm chải phế
quản cho thấy tỷ lệ phát hiện ác tính của TBH truy ền th ống là 15,7%, c ủa TP
là 20,8%, tỷ lệ phiến đồ không thỏa đáng cho chẩn đoán của TBH truyền
thống là 4,4% trong khi của TP chỉ là 0,6% [54]. Kết quả nghiên cứu so sánh
giữa giá trị chẩn đoán TBH truyền thống so với kỹ thuật TP trong chẩn đoán


23

UTP trên các phiến đồ CHKN của Singh G và CS (2017) cho biết sử dụng kỹ
thuật TP phát hiện được các trường hợp ác tính cao hơn so v ới phương pháp
TBH truyền thống (72% so với 48,8%, với p = 0,004), tỷ lệ định typ ung thư
phù hợp với chẩn đoán MBH của kỹ thuật TP cũng cao h ơn so v ới ph ương
pháp truyền thống (85,37% so với 56,1%, p<0.0001) [55].
- Quy trình thực hiện kỹ thuật ThinPrep
+ Bệnh phẩm là dịch tế bào được bơm vào trong lọ chứa dung dịch cố
định và ly giải dịch nầy, hồng cầu. Nếu bệnh phẩm là dịch khoang c ơ th ể,

được ly tâm lấy cặn và khối cặn được chuyển vào lọ chứa dung dịch cố định
và ly giải dịch nầy, hồng cầu.
+ Đưa lọ chứa bệnh phẩm vào máy T2000 hoặc T5000, máy xử lý tự
động, dán một lớp tế bào lên lam kính (bao gồm các bước: Phân tán tế bào;
thu thập tế bào và chuyển tế bào lên lam kính dưới s ự ki ểm soát c ủa máy
tính).
+ Lượng bệnh phẩm dư có thể sử dụng cho xét nghiệm khác.

1.2.5. Một số phương pháp khác
- Phết tế bào: Kỹ thuật này được sử dụng khi có bệnh phẩm phẫu
thuật có thể thực hiện phiến đồ áp chẩn đoán nhanh. Sự ph ối h ợp ch ẩn đoán
giữa phiến đồ áp, chải/rửa phế quản hoặc CHKN sẽ đem lại chẩn đoán chính
xác cao; theo Popp (1991), độ chính xác của sự kết h ợp các phương pháp có
thể đạt tới 97% và độ đặc hiệu là 100% [58].
- Chẩn đoán tế bào vi mạch phổi : Phương pháp này sử dụng mẫu máu
được lấy từ động mạch phổi bằng catheter để chẩn đoán bệnh ung thư biểu
mô lympho (lymphatic carcinomatosis). Máu được chứa trong ống chống đông
heparin, mẫu được đặt trên một gradient Ficoll-Hypaque đ ể loại bỏ máu và
tập trung các tế bào chẩn đoán [59] (cần lưu ý là s ự hi ện di ện c ủa các t ế bào
khổng lồ tủy xương- Megakaryocytes là bằng chứng của một mẫu thỏa đáng
và không nên nhầm với tế bào ung thư) [60].


24

- Chuyển khối tế bào (Cell Blocks): Chuyển khối tế bào là phương
pháp tập trung tế bào (thường trong dịch các khoang cơ th ể) sau đó vùi,
chuyển đúc và cắt nhuộm giống như bệnh phẩm mô. Ưu thế của phương
pháp này là có thể xem xét hình thái tế bào qua các lát acwst mô, có th ể nhu ộm
đặc biệt giống như bệnh phẩm mô, nhược điểm là tốn kém hơn và mất nhiều

thời gian hơn.

1.2.6. Hóa miễn dịch tế bào chẩn đoán ung thư phổi
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn
thế giới, với tỷ lệ sống trung bình 5 năm là 16,8% mặc dù có nhi ều ti ến b ộ v ề
hóa xạ trị. Trước khi xây dựng kế hoạch điều trị, người ta bắt buộc phải xác
định được typ mô học của u, giai đoạn bệnh ngoài các thông tin khác bao g ồm
vị trí, kích thước u, hạch vùng và các dấu ấn bệnh học phân tử
(EGFR/ALK)...Tuy vậy, để đạt được chẩn đoán typ mô bệnh không phải lúc
nào cũng thực hiện được bằng sinh thiết khối u. B ởi vậy, trong những tr ường
hợp như vậy, các phiến đồ TBH là một giải pháp quan tr ọng. Tuy nhiên, trên
các phiến đồ tế bào học lấy từ mô u, từ chải phế quản hay rửa phế quản ho ặc
từ dịch màng phổi không phải lúc nào cũng th ỏa đáng cho ch ẩn đoán vì l ượng
tế bào u ít, hỉnh thái tế bào không đi ển hình gây nh ầm l ẫn v ới t ế bào ph ản
ứng hay tế bào trung biểu mô. Trong những trường hợp đó, nhuộm hóa mô
miễn dịch (với khối tế bào) hay hóa miễn dịch tế bào (s ử dụng phi ến đ ồ của
kỹ thuật ThinPrep) có thể giúp giải quyết các khó khăn này. Trong m ột nghiên
cứu của Indranil Das và CS năm 2015 cho biết các tác gi ả sử dụng kỹ thu ật hóa
miễn dịch tế bào với các dấu ấn thấy rằng các UTBMT dương tính v ới TTF1 là
62%, với Napsin A là 78%, trong khi đó ung thư tế bào nhỏ b ộc l ộ TTF1 là
88%. CD56 đồng dương tính với TTF1 trong ung thư tế bào nh ỏ kho ảng 50%.
Các ung thư vảy bộc lộ p63 là 100% và âm tính với TTF1 [56]. K ết qu ả nghiên
cứu của Bozzetti và CS (2000) về mối liên quan giữa kết quả chẩn đoán CHKN
với sự bộc lộ các dấu ấn hóa miễn dịch tế bào cho th ấy CHKN là đáng tin c ậy
cho định typ mô u trước phẫu thuật [57].
- Quy trình nhuộm hóa miễn dịch tế bào


25


+ Bệnh phẩm: Các phiến đồ tế bào thu được khi CHKN hay dịch khoang
cơ thể (với dịch khoang cơ thể sử dụng kỹ thuật ThinPrep để có phi ến đồ)
được cố định bằng cồn 96 độ.
+ Các bước tiên hành với máy nhuộm hóa mô miễn dịch tự động:

1. Để tủ ấm 65 độ trong 30 phút và không quá 1 giờ
2. Bộc lộ kháng nguyên ở nhiệt độ 90- 100 độ trong 30 phút.
3. Rửa nước trong 5 phút
4. Phủ Peroxydase block 10 phút
5. Rửa TBS tối thiểu 1 giờ
6. Phủ kháng thể 1 trong 30 phút
7. Rửa TBS trong 5 phút
8. Phủ kháng thể 2
9. Rửa TBS trong 5 phút
10. Phủ DAB
11. Rửa nước
12. Tẩy cồn acid
13. Rửa nước
14. Biệt hóa bằng cồn và xylen
15. Gắn lamen
Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

II.TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC MỘT SÔ TYP UNG THƯ
PHỔI
Một nguyên tắc chung, những tế bào ung thư thì đa dạng h ơn v ề kích
thước, hình dạng so với các tế bào u lành hoặc hoặc các t ế bào ph ản ứng. Các
tế bào ác tính thường lớn hơn và có tỷ lệ nhân/bào tương cao hơn các tế bào u
lành. Các tế bào bất thường có nhân thô, sẫm màu, chất nhiễm sắc phân tán là
chìa khoá để chẩn đoán các u ác tính. Trong TBH bong, s ự hi ện di ện c ủa nhân
chia rất có giá trị gợi ý tổn thương ác tính; mặt khác, s ự hi ện di ện của các t ế

bào có lông thì trong thực tế tổn thương thường là lành tính.


×