Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Biện pháp thi công chống thấm các hạng mục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.82 KB, 3 trang )

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỐNG THẤM - 2018

BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM
I/ Mô tả vật liệu chống thấm
_ Sikaproof Membrane: Là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước một thành
phần, thi công nguội.
_ Sikatop Seal 107: Là vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần.
_ Bestprotect EP711: Là lớp phủ bảo vệ đặc biệt, epoxy gốc dung môi 2 thành phần.
II/ Điều kiện nhận bàn giao mặt bằng trước khi thi công chống thấm:
_Bề mặt các hạng mục phải được dọn xà bần, nước đọng, cát gạch đá, xà gồ, dàn giáo, tháo gỡ
ván khuôn, v.v.. bề mặt có thể ẩm nhưng không để đọng nước.
_Được cung cấp điện, nước, dàn giáo, hồ vữa hay bê tông đá mi để trám gia cố chân ke sàn,
trám khuyết điểm bê tông trong suốt quá trình thi công đến nghiệm thu hoàn tất.
_Bề mặt các hạng mục cần chống thấm phải được nhân công nhà thầu chính vệ sinh đủ điều kiện
để đơn vị chống thấm tiếp nhận mặt bằng cho các bước xử lý chống thấm, gia cố, và bảo dưỡng
theo quy trình chống thấm (xin xem quy trình thi công bên dưới).
III/ Định mức thi công:
(1) Chống thấm mái nhà văn phòng, trạm bơm, phòng rác: Chống thấm bằng Sikaproof
Membrane với định mức 1,5 kg/m2/3lớp.
(2) Chống thấm sê nô: Chống thấm bằng Sikaproof Membrane với định mức 1,5 kg/m2/3lớp.
(3) Chống thấm mặt ngoài bể xử lý nước thải: Chống thấm bằng Sikatop Seal 107 với định
mức 4,5kg/m2/3lớp.
(4) Chống thấm mặt trong bể nước: Chống thấm bằng Bestprotect EP711 với định mức
0,4kg/m2/3lớp.
(5) Chống thấm lỗ chốt ty: Trám trét bằng hỗn hợp Sila Latex trộn với Xi măng.
V/ Quy trình chống thấm
(1) CHỐNG THẤM SÀN MÁI NHÀ VĂN PHÒNG, TRẠM BƠM, PHÒNG RÁC...
Công tác chuẩn bị bề mặt:
- Dùng búa băm có lưỡi thép sắc mỏng băm kiểm tra toàn bộ bề mặt bê tông cần chống
thấn để loại bỏ ba vớ, tạp chất, tẩy các vết sơn, dầu nhớt, .... các vị trí bê tông bọng rỗ được
băm đục cho đến phần bê tông chắc.


- Dùng bàn chải cầm tay cước sắt hoặc máy mài có gắn chổi chén cáp chà qua toàn bộ bề
mặt bê tông để làm bung tróc tạp chất, bụi bẩn, váng xi măng bám dính trên bề mặt.
- Rửa nước hoặc dùng máy xịt nước rửa toàn bộ bề mặt bê tông, và loại bỏ nước đọng
trước khi xử lý quét chống thấm.
Công tác xử lý chống thấm:
 Lớp thứ 1: Quét lớp lót thứ nhất vật liệu chống thấm Sikaproof Membrane (pha với 50%
nước) lên mặt bê tông với định mức 0,3kg/m2.
 Lớp thứ 2: Sau khoảng 2-3 giờ, lớp thứ nhất khô, có thể tiến hành quét lớp chống thấm
thứ 2 với định mức 0,6kg/m2.
 Lớp thứ 3: Sau khoảng 3-4 giờ, khi lớp thứ 2 khô, tiếp tục quét lớp chống thấm thứ 3
(không pha loãng) với định mức 0,6 kg/m2.
Tại các góc, cạnh đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng. Lớp lưới này phải được
thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.
(2) CHỐNG THẤM SÊ NÔ
Page 1


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỐNG THẤM - 2018

Công tác chuẩn bị bề mặt
- Dùng búa băm có lưỡi thép sắc mỏng băm kiểm tra toàn bộ bề mặt bê tông cần chống
thấn để loại bỏ ba vớ, tạp chất, tẩy các vết sơn, dầu nhớt, .... các vị trí bê tông bọng rỗ được
băm đục cho đến phần bê tông chắc, đầu ty sắt phải được cắt.
- Dùng bàn chải cầm tay cước sắt hoặc máy mài có gắn chổi chén cáp chà qua toàn bộ bề
mặt bê tông để làm bung tróc tạp chất, bụi bẩn, váng xi măng bám dính trên bề mặt.
- Rửa nước hoặc dùng máy xịt nước rửa toàn bộ bề mặt bê tông, và loại bỏ nước đọng
trước khi xử lý quét chống thấm.
Công tác xử lý chống thấm:
 Lớp thứ 1: Quét lớp lót thứ nhất vật liệu chống thấm Sikaproof Membrane (pha với 50%
nước) lên mặt bê tông với định mức 0,3kg/m2.

 Lớp thứ 2: Sau khoảng 2-3 giờ, lớp thứ nhất khô, có thể tiến hành quét lớp chống thấm
thứ 2 với định mức 0,6kg/m2.
 Lớp thứ 3: Sau khoảng 3-4 giờ, khi lớp thứ 2 khô, tiếp tục quét lớp chống thấm thứ 3
(không pha loãng) với định mức 0,6 kg/m2.
Tại các góc, cạnh đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng. Lớp lưới này phải được
thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.
(3) CHỐNG THẤM MẶT NGOÀI BỂ TỰ HOẠI
Công tác chuẩn bị bề mặt
- Dùng bàn chải cầm tay cước sắt hoặc máy mài có gắn chổi chén cáp chà qua toàn bộ bề
mặt bê tông để làm bung tróc tạp chất, bụi bẩn, váng xi măng bám dính trên bề mặt.
- Dọn dẹp các chướng ngại vật
Công tác xử lý chống thấm
Cho từ từ thành phần A bột màu xám vào thành phần B theo tỉ lệ 1:4. Sau đó dùng khoan
trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.
 Lớp thứ 1: Quét lớp thứ nhất vật liệu chống thấm Sikatop Seal 107 lên mặt bê tông với
định mức 1,5kg/m2.
 Lớp thứ 2: Sau khoảng 3-4 giờ, lớp lót khô, có thể tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2
với định mức 1,5kg/m2.
 Lớp thứ 3: Sau khoảng 3-4 giờ, khi lớp thứ 2 khô, tiếp tục quét lớp chống thấm thứ 3 với
định mức 1,5 kg/m2.
(4) CHỐNG THẤM MẶT TRONG BỂ TỰ HOẠI
Công tác chuẩn bị bề mặt
- Dùng búa băm vệ sinh để kiểm tra loại bỏ ba vớ và các tạp chất trên bề mặt cần xử lý
chống thấm gồm đáy và vách tường xung quanh của bể nước cao đến sàn nắp bể.
- Rửa nước đồng thời dùng chổi cọ quét dọn vệ sinh cát đất bám dính trên bề mặt bê tông.
- Đối với những tạp chất hay bụi đất bám dính chắc, sau khi băm nhám thì dùng bàn chải
cước sắt hoặc máy mài có gắn chổi chén cáp chà mài để vệ sinh bung tróc những tạp chất này.
- Làm ẩm bề mặt bằng nước nhưng phải loại bỏ nước đọng trước khi xử lý quét lớp vật
liệu chống thấm. những chốt ti thép neo ván khuôn trân vách xung quanh của bể nước sẽ được
đục và dụng máy cắt cho sâu vào tối thiểu 2cm, sau đó băm tạp chất và dùng nước rửa cho sạch

đất cát trước khi xử lý gia cố.
Công tác xử lý chống thấm
- Tạo nhám sơ bề mặt bê tông.
 Lớp thứ 1: Lăn lớp thứ nhất Bestprotect EP711 với định mức 0,15 kg/m2.
 Lớp thứ 2:Sau 24 giờ, tiến hành thi công lớp chống thấm Bestprotect EP711 thứ 2 với
định mức 0,15 kg/m2.
Page 2


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHỐNG THẤM - 2018

 Lớp thứ 3: Kiểm tra, dặm các khuyết tật (nếu có), sau đó tiến hành thi công chống thấm
hoàn thiện lớp thứ 3 Bestprotect EP711 với định mức 0,1 kg/m2.
Tại các góc, cạnh đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng
Vật liệu tự bảo dưỡng hoàn toàn sau 7 ngày.
(5) CHỐNG THẤM LỖ CHỐT TY
Công tác chuẩn bị bề mặt


Thi công lắp dựng giàn giáo đến cao trình cần thi công xử lý chống thấm.

 Trên bề mặt bê tông của hốc chốt ty thép chết gông làm BP coffa vách tường của các
hạng mục sau khi đã được đục bê tông và cắt sâu tối thiểu 2cm so với mặt tường BTCT, băm
cho sạch ba vớ, dăm đá, tạp chất cho lộ ra đến bề mặt BTCT chắc chắn.
 Dùng nước rửa bề mặt hốc bê tông và dùng cọ quét loại bỏ đất cát và nước đọng bên
trong hốc bê tông trước khi xử lý chống thấm.
Công tác xử lý chống thấm
 Trên bề mặt hốc bê tông ẩm và sạch đất cát, trám hỗn hợp Sika Latex và xi măng bằng
bay để hỗn hợp được trám kín vào các lõm của hốc chốt ty.
 Sau khi lớp vật liệu trám đã định hình hoàn toàn, phun nước 1~2 lần giữ ẩm bề mặt để

bảo dưỡng và tiến hành nghiệm thu bàn giao bề mặt hoàn tất chống thấm cho thi công công
việc tiếp theo.
-----------------

Page 3



×