Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG gây KÍCH ỨNG DA của sản PHẨM CH 1701

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.72 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY KÍCH ỨNG DA
CỦA SẢN PHẨM CH 1701
1. NGUYÊN LIỆU – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1.

Nguyên liệu nghiên cứu

Tên sản phẩm: Gel bôi ngoài da CH1701
Thành phần: mỗi ống tuýp thuốc 25g dạng nano sol-gel có chứa:
+ Curcuminoids:

100 mg (dưới dạng nano curcumin)

+ Rutin

10 mg (dưới dạng nano rutin)

+ Tá dược: Polyglusam (Chitosan), ethylalcohol, dầu khuynh diệp, nước tinh
khiết.
Sản xuất bởi: Công ty TNHH MTV 120 Armephaco.
Ngày gửi mẫu: 9/2017 do Công ty cổ phần Cẩm Hà bàn giao.
Dạng gel với tỷ lệ:
 Curcuminoids: 0.4%
 Rutin:0.04%
1.2.

Đối tượng nghiên cứu

Thỏ chủng New Zealand White, cả hai giới, lông trắng, trưởng thành, khỏe
mạnh, cân nặng 2,0 – 2,2 kg do Trung tâm chăn nuôi động vật thí nghiệm Hà Tây
cung cấp. Thỏ được nuôi từ 1 tuần trước khi tiến hành nghiên cứu và trong suốt


thời gian nghiên cứu tại Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội.
1.3.

Hóa chất, máy móc, dụng cụ phục vụ nghiên cứu

- Băng và gạc sạch cắt miếng hình vuông diện tích 2,5 cm x 2,5 cm.
- Bơm tiêm 1 ml


- Băng dính y tế
- Bàn buộc thỏ và dây cố định.
- Kính lúp.
1.4.

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dược lý – trường
Đại học Y Hà Nội
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khả năng gây kích ứng da của sản phẩm CH 1701 được tiến hành
theo hướng dẫn của OECD và ISO 10993-10 về việc đánh giá kích ứng da dành
cho các sản phẩm dùng ngoài da [1], [2].
Số lượng thỏ nghiên cứu: 03
Quy trình nghiên cứu được tiến hành trên 3 thỏ như sau:
- Mỗi thỏ được nuôi trong chuồng riêng, cho ăn bằng thức ăn riêng, giữ ở
nhiệt độ phòng trong vòng 1 tuần trước khi tiến hành nghiên cứu.
- Trước ngày nghiên cứu 24 giờ, thỏ được cạo lông ở phần hông và lưng với
diện tích 10 cm x 15 cm ở cả 2 bên cột sống để bôi thuốc và quan sát các vị
trí thử nghiệm.
- Trước khi tiến hành nghiên cứu, kiểm tra tình trạng da thỏ. Chỉ đưa vào

nghiên cứu những thỏ có tình trạng da bình thường, còn nguyên vẹn, không
có bất kỳ tổn thương nào.
- Chia phần da đã cạo lông thành 2 phần tương ứng với 2 bên cột sống, chọn
mỗi bên một diện tích 2,5 cm x 2,5 cm trên mỗi thỏ. Các thỏ được bôi thuốc
như sau:
 Một bên bôi mẫu nghiên cứu: bôi 0,5g mẫu nghiên cứu


 Một bên để làm chứng: bôi 0,5 gtá dược
- Đắp gạc sạch (kích thước 2,5 cm x 2,5 cm) lên cả 2 vùng bôi thuốc và phần
dùng làm chứng
- Lưng thỏ được băng (không băng quá chặt) bằng băng gạc và băng dính, để
trong 4 giờ
- Sau 4 giờ, tháo bỏ toàn bộ băng gạc ra khỏi lưng thỏ, rửa sạch mẫu thử đã
bôi trên da thỏ bằng nước sạch
- Đánh giá và tính điểm các chỉ số về ban đỏ (erythema), phù nề (edema) tại
thời điểm 1 giờ, 24, 48, 72 giờ sau khi loại bỏ mẫu thử. Nếu có tổn thương,
theo dõi thỏ 14 ngày để đánh giá khả năng phục hồi. Khi tổn thương đã hồi
phục thì ngừng theo dõi.
Bảng 2.1. Bảng đánh giá tính điểm kích ứng da
cho hai triệu chứng ban đỏ và phù nề
Ban đỏ

Điểm

- Không có ban

0

- Ban rất nhẹ (khó nhận thấy)


1

- Dễ nhận thấy

2

- Vừa đến nặng

3

- Nặng đến hình thành vảy trên da
Phù nề

4

- Không có

0

- Rất nhẹ (khó nhận thấy)

1

- Dễ nhận thấy (da dày lên)

2

- Trung bình (dày lên 1mm)


3

- Nặng (dày hơn 1mm hoặc ra ngoài vùng bôi)

4


- Đánh giá: Tính chỉ số kích ứng (PII: primary irritation index) như sau:
 Chỉ tính toán từ các hiện tượng quan sát được ở các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và
72 giờ.
 Tính chỉ số kích ứng cho từng thỏ, từ đó tính chỉ số kích ứng của mẫu thử.
Bảng 2.2. Bảng xếp loại kích ứng da dựa vào PII
Xếp loại

PII trung bình

Không kích ứng

0 – 0,4

Kích ứng nhẹ

0,5 – 1,9

Kích ứng vừa

2 – 4,9

Kích ứng nặng


5–8

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các triệu chứng ban đỏ, phù nề được đánh giá trên 3 thỏ tại các thời điểm 1h, 24h,
48h và 72h sau khi loại bỏ mẫu nghiên cứu bôi trên da và đánh giá điểm theo bảng
2.1. Kết quả được mô tả trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng đánh giá ban đỏ, phù nề trên các thỏ
đánh giá kích ứng da của CH 1701
BAN ĐỎ

Th


Thỏ
1
Thỏ
2
Thỏ
3

1h

24h

PHÙ NỀ

48h

72h


1h

24h

48h

72h

T

C

T

C

T

C

T

C

T

C

T


C

T

C

T

C

H

h

H

h

H

h

H

h

H

h


H

h

H

h

H

h

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

1

0

1

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0


TH: vùng da bôi mẫu nghiên cứu

Ch: vùng da bôi nước sạch

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:
- Ở 3 thỏ, trên vùng da bôi tá dược làm đối chứng, đều không xuất hiện tình
trạng ban đỏ hay phù nề tại tất cả các thời điểm của nghiên cứu.
- Ở thỏ 1 và thỏ 3, trên vùng da bôi CH1701 đều không xuất hiện tình trạng
ban đỏ hay phù nề tại tất cả các thời điểm nghiên cứu.
- Ở thỏ 2, trên vùng da bôi CH1701 có hiện tượng ban đỏ rất nhẹ (khó nhận
thấy) ở các thời điểm 1h, 24h, 48h và 72h; sau đó mất đi; không có hiện

tượng phù nề.

Bảng 3.2. Chỉ số kích ứng (PII) trên thỏ đánh giá kích ứng da
của CH 1701
Thỏ
PII
Thỏ số 1
0
Thỏ số 2
1,0
Thỏ số 3
0
Từ kết quả ở bảng 3.2, tính được chỉ số kích ứng (PII) của CH1701là: (PII) = 0,33
Dựa vào bảng phân loại kích ứng da theo (PII), CH1701không gây kích ứng
da trên thỏ.


Hình ảnh kích ứng da thỏ số 2 tại các thời điểm trước dùng thuốc,
sau 1h, 24h, 48h, 72h sau khi loại bỏ thuốc
Thời
điểm
Trước
bôi
thuốc

Sau 1h

Sau
24h


Chứng

Thuốc


Sau
48h

Sau
72h

4.

KẾT LUẬN
Từ kết quả đánh giá khả năng gây kích ứng da của CH1701 trên thỏ thực

nghiệm, rút ra kết luận như sau:
CH1701 không gây kích ứng trên da thỏ thực nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Organisation for Economic Co-operation and Development (2002),
“Guideline for testing of chemicals: Acute Demal Irritation/Corrotion”, OECD
404.
2. International Organisation of Standardization (2010),”Biological evaluation
of medical devices – Part 10: Tests for irritation and skin sensitization”, ISO
10993-10.




×