Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

12 bc to chuc, hdong cua cac hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.72 KB, 11 trang )

BỘ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
Thực trạng tổ chức, hoạt động của các hội

Theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Quốc
hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, dự án
Luật về hội sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 10.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ tổng kết thực trạng tổ chức,
hoạt động của các hội và xây dựng Báo cáo với những nội dung cơ bản như sau:
Các hội ở nước ta hiện nay rất phong phú và đa dạng về loại hình tổ chức,
mục tiêu, tôn chỉ và phương thức hoạt động. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của
các tổ chức xã hội, có thể phân thành các nhóm: hội chính trị - xã hội và chính trị
- xã hội – nghề nghiệp; hội xã hội, nhân đạo, từ thiện; hội xã hội – nghề nghiệp;
hiệp hội kinh tế; quỹ xã hội, nhân đạo. Căn cứ vào vị trí, vai trò và sự hỗ trợ kinh
phí, biên chế từ Nhà nước, một số hội được xác định là có tính chất đặc thù. Dựa
vào phạm vi hoạt động, có thể phân thành các hội, quỹ có phạm vi hoạt động toàn
quốc; hội, quỹ hoạt động ở địa phương; các tổ chức cộng đồng dân cư ở nông
thôn. Tuy nhiên, sự phân biệt này mang tính chất tương đối.
I. CÁC HỘI CÓ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG TOÀN QUỐC
1. Các hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã
hội – nghề nghiệp
Các hội chính trị - xã hội, chính trị - xã hội – nghề nghiệp là các hội có
tính chất đặc thù như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên
hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị
Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, ...
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tập hợp khoảng 1,8 triệu hội


viên, với khoảng 80 vạn trí thức khoa học, công nghệ của cả nước hoạt động
trong 125 tổ chức thành viên, gồm 70 hội ngành Trung ương, trong đó có 4 tổng
hội với hơn 80 hội thành viên và 55 liên hiệp hội địa phương.
- Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật gồm 10 hội chuyên ngành Trung
ương và 63 hội cấp tỉnh, tập hợp trên 35.000 hội viên của cả nước.
- Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị gồm 110 tổ chức thành viên, gồm 65 hội
thành viên hoạt động trong phạm vi cả nước, 45 hội thành viên hoạt động trong
phạm vi địa phương.
1


- Phòng Thương mại và Công nghiệp là tổ chức quốc gia đại diện cho
cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội
doanh nghiệp ở Việt Nam; tập hợp 65.000 doanh nghiệp hội viên, trong đó có
9.000 hội viên trực tiếp; - Liên minh Hợp tác xã được tổ chức ở Trung ương và
63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, tập hợp gần 20.000 hợp tác xã và 54
liên hiệp hợp tác xã.
- Hội Nhà Báo Việt Nam có 63 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, 19 liên chi hội và 205 chi hội trực thuộc, tập hợp
20.176 hội viên là nhà báo.
- Hội Sinh viên tập hợp hơn 700.000 hội viên sinh hoạt tại 13 Hội Sinh
viên tỉnh, thành phố, 3 Hội Sinh viên Đại học khu vực, 1 Hội Sinh viên Đại học
Quốc gia; 3 Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài (Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan) và
211 Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, khoa trực thuộc.
- Hội Luật gia được tổ chức ở cấp Trung ương và 62 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (tỉnh Sơn La chưa thành lập), 366 quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, 1.954 chi hội cơ sở xã, phường, thị trấn, 53 chi hội trực thuộc
Trung ương với tổng số 40.500 hội viên là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra
viên, luật sư, tư vấn viên, công chứng viên và các hội viên làm việc trong các cơ
quan, tổ chức khác.

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất của tổ chức mình, các hội chính trị - xã
hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp đã chú trọng thực hiện vai trò tập hợp, đoàn
kết, phối hợp và tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên làm tròn trách
nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp
luật và giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế, chính sách, pháp luật về phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của hội viên, đoàn viên, cộng đồng; cung ứng các dịch vụ công phục vụ
cộng đồng; và góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện đối ngoại nhân dân,
phát triển tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc.
Tuy nhiên những đóng góp trên đây của các tổ chức chính trị - xã hội,
chính trị - xã hội nghề nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn, số
lượng đông đảo các thành viên, hội viên của các tổ chức này, chưa đáp ứng được
đòi hỏi của sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta trong tình
hình hiện nay. Số lượng thành viên, hội viên được tập hợp trong các hội vẫn còn
thấp như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật chỉ mới tập hợp được 30% trí
thức khoa học, công nghệ trong cả nước, Hội Liên hiệp Thanh niên chưa thu hút
được nhiều hội viên là thanh niên ở nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, tôn
giáo.…
Các hội chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp có xu hướng
hành chính hóa, hình thành hệ thống tổ chức theo 4 cấp hành chính nhà nước;
nội dung và phong cách hoạt động của đội ngũ cán bộ hội về cơ bản không khác
2


với công chức hành chính nhà nước, thiếu kỹ năng vận động, thuyết phục quần
chúng, hội viên và tác phong gương mẫu, sâu sát hội viên.
Việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các hội viên, thành viên vẫn còn hạn chế; thiếu chế tài và những qui định cụ thể
để thực hiện chức năng này. Mối quan hệ điều hoà, phối hợp giữa các Hội thành
viên còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo và gắn kết chặt chẽ. Nội

dung và phương thức hoạt động của một số hội, liên hiệp hội còn nghèo nàn,
lúng túng, có biểu hiện xơ cứng; công tác điều hành, phối hợp thiếu năng động,
sáng tạo, chưa theo kịp xu thế phát triển. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong các
hội, liên hiệp hội vừa thiếu, vừa yếu; nhiều cán bộ là những người lớn tuổi, đã
về hưu, tuy có tâm huyết, trình độ, trách nhiệm và nhiệt tình nhưng lại bị hạn
chế về sức khoẻ, thiếu kỹ năng hoạt động xã hội, rất khó thu hút cán bộ trẻ tham
gia hoạt động hội, nhất là ở những hội ít có điều kiện thu nhập về kinh tế.
Nhiều cấp Hội chưa thật sự là mái nhà chung của hội viên, chưa tạo được
sự gắn kết giữa cấp Hội với hội viên, giữa hội viên với nhau. Một số cấp Hội
hoạt động không hiệu quả, mang tính hình thức, thiếu sáng tạo, tiếng nói ở địa
phương, ở ngành,… ít có sức nặng, thậm chí không dám lên tiếng bảo vệ hội
viên khi cần thiết, do sợ va chạm, thiếu bản lĩnh và hiểu biết luật pháp.
Các hội ngành chưa tận dụng hết tiềm năng thế mạnh của hội ngành mình,
chưa xác định đầy đủ và quán triệt chính xác nội dung hoạt động của mình, thiếu
hoặc không có các cơ quan để triển khai các hoạt động chính của hội mình; tính
chuyên môn hoá chưa cao; nguồn kinh phí ít và không ổn định; trình độ của đội
ngũ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và ít có cơ hội để nâng
cao trình độ chuyên môn.
Nguyên nhân là nhận thức về vai trò, vị trí của các hội chưa theo kịp yêu
cầu mới của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà
nước vẫn còn lúng túng trong việc quản lý cũng như hướng dẫn các tổ chức hoạt
động có hiệu quả. Nhiều tổ chức chưa thực sự đổi mới, chưa xác định được
những nội dung hoạt động thích hợp với vị thế của mình và tình hình phát triển
kinh tế - xã hội. Hoạt động của nhiều tổ chức hiện còn bị hành chính hoá, kém
hấp dẫn đối với hội viên; đội ngũ cán bộ còn thiếu kỹ năng hoạt động, có biểu
hiện "công chức hoá".
2. Các hội xã hội, xã hội - nhân đạo- từ thiện
Các hội xã hội, xã hội - nhân đạo, từ thiện như Hội Người cao tuổi Việt
Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Bảo trợ người
tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em tàn

tật Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Hội Giáo dục chăm sóc sức
khỏe cộng đồng Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam,
Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hội Nạn nhân chất
độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước
3


ngoài....Trong đó, có nhiều hội được quyết định công nhận là hội có tính chất
đặc thù. Theo thống kê chưa đầy đủ từ Báo cáo của các hội ở Trung ương và địa
phương, tính đến tháng 05/2015:
- Hội Người cao tuổi tập hợp được 7.123.347 hội viên trong cả nước, sinh
hoạt ở 207.731 chi hội, tổ hội người cao tuổi.
- Hội Chữ thập đỏ có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương,
theo địa bàn hành chính (tỉnh, huyện, xã) với trên 13.000 cán bộ chuyên trách,
thu hút trên 5 triệu hội viên và 5 triệu thanh, thiếu niên, tình nguyện viên chữ
thập đỏ.
- Hội Khuyến học là một tổ chức xã hội rộng lớn, có mặt ở tất cả các địa
phương với số hội viên khoảng hơn 7,5 triệu hội viên, sinh hoạt tại gần 300.000
chi hội và hàng vạn các ban khuyến học trong các cơ quan, trường học, doanh
nghiệp, hợp tác xã.
- Hội Người mù có hơn 60.000 hội viên, sinh hoạt tại 400 quận, huyện hội
và 44 tỉnh, thành hội với đội ngũ cán bộ hội các cấp gần 2.000 người.
- Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi có hệ thống tổ chức ở 39 tỉnh,
thành, 184 quận, huyện, 1.535 xã, phường, thị trấn; 772 cụm dân cư với 4.118
hội viên tập thể và 524.611 hội viên cá nhân....
- Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật với trên 6.000 hội viên chính thức, hàng trăm
hội viên danh dự và hội viên tài trợ.
- Hội Bảo vệ quyền trẻ em vừa được thành lập đã có 525 hội viên, 12 chi
hội và 3 trung tâm trực thuộc.
- Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng với hàng trăm hội viên đã

góp phần cùng Bộ Y tế giảm bớt khó khăn, đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc
sức khỏe hiện nay của người dân.
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng có 37 hội thành viên cấp tỉnh
và một số chi hội, hội cơ sở ở các cấp với tổng số hội viên khoảng 25.000 người.
- Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đại diện cho hội viên,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước pháp luật, hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác chống hàng giả, xây dựng và bảo vệ
thương hiệu; giúp các doanh nghiệp tránh được vi phạm trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
Các hội xã hội, xã hội – nhân đạo, từ thiện đã tập hợp, đoàn kết đông đảo
các hội viên để quan tâm, chăm sóc lẫn nhau về vật chất, tinh thần; thu hút, động
viên các hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động xã hội, từ
thiện, giúp đỡ những đối tượng gặp khó khăn, những nhóm xã hội yếu thế, nhiều
thiệt thòi,..., góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố khối đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã
hội. Các hội xã hội, nhân đạo đã tham gia tư vấn xây dựng cơ chế, chính sách và
giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà
4


các hội hoạt động... góp phần tích cực vào việc hoàn thiện chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tổ chức cung ứng các dịch vụ, xây dựng các trung tâm
học tập cộng đồng, trung tâm dạy nghề, ngoại ngữ, tin học,... khắc phục những
hạn chế của thị trường; mở rộng quan hệ quốc tế, kể cả với các tổ chức xã hội, từ
thiện và chính phủ các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Nhà nước ta, để
thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại của Đảng bằng con đường ngoại giao nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hội nhân đạo, từ thiện hoạt động chủ yếu là
vận động tài trợ, quyên góp, gây quỹ, tiếp nhận, quản lý, điều phối chương trình,
dự án; ít quan tâm đến phát triển hội viên; coi mình giống như một quỹ xã hội
hơn là một hội quần chúng. Một số hội trong quan hệ đối tác với các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài (NGO) có biểu hiện coi trọng lợi ích tài chính trước mắt,
chưa chú trọng đúng mức vấn đề an ninh, chính trị của đất nước.
Nguyên nhân là nhận thức về vai trò, vị trí của các hội chưa phù hợp với
yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các
cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn lúng túng trong việc quản lý cũng như hướng
dẫn các hội hoạt động có hiệu quả. Nhiều hội chưa thực sự đổi mới, chưa xác
định được những nội dung hoạt động thích hợp với năng lực của mình và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Các hội xã hội – nghề nghiệp
Các hội xã hội – nghề nghiệp như: Liên đoàn Thể dục Thể thao Việt Nam,
Tổng hội Y học Việt Nam, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Tổng hội Địa chất
Việt Nam, Tổng hội cơ khí Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội
Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Khoa học tâm lý và
giáo dục Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt
Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội An toàn và Vệ sinh
lao động Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Hội
Thuỷ lợi Việt Nam, Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt
Nam,...
- Liên đoàn Thể dục Thể thao gồm 22 liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc
gia và hàng trăm liên đoàn, hội thể thao địa phương, tập hợp đông đảo các tầng
lớp nhân dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao dưới nhiều hình thức phong
phú.
- Tổng hội Y học gồm 43 Hội chuyên khoa Trung ương, tập hợp, đoàn kết
y giới, phát triển khoa học y học, y tế theo phương châm kết hợp phòng và chữa
bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp Đông - Tây y, cập nhật và hiện đại hóa y
học Việt Nam; phát huy trí tuệ của trí thức ngành y đóng góp hiệu quả cho công
tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số.
- Tổng Hội Xây dựng tập hợp trên 10.000 hội viên sinh hoạt trực tiếp với
Tổng hội và 12 Hội chuyên ngành về xây dựng, 42 Hội xây dựng địa phương, 42
hội viên tập thể là các tổng công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,

5


12 hội viên là các trường đại học, các viện, trung tâm thuộc lĩnh vực xây dựng
và các hội viên cá nhân là các chuyên gia đầu ngành về xây dựng.
- Tổng hội Địa chất có 14 hội chuyên ngành địa chất, tập hợp hơn 5.000
hội viên nhằm liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các hội thành viên, hội viên về
khoa học, kỹ thuật, kinh tế trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng
cao giá trị chất lượng công trình, sản phẩm; đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của hội viên nhằm phát triển công tác địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi
trường bền vững.
- Tổng hội cơ khí vừa được thành lập trên cơ sở kế thừa và phát triển Hội
Khoa học Kỹ thuật Cơ khí đã xây dựng chương trình hành động 2007-2012 để
củng cố tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các hội thành viên
trong việc tập hợp, động viên và giúp đỡ các cán bộ chuyên ngành về cơ khí.
- Hội Khoa học lịch sử tập hợp trên 3.500 hội viên sinh hoạt tại 51 hội,
chi hội thành viên; trong đó có 28 hội cấp tỉnh, thành phố, 4 hội chuyên ngành,
19 hội ở các cơ quan, bộ, ngành và các trường Đại học.
- Hội Khoa học kinh tế tập hợp khoảng 2.000 hội viên sinh hoạt tại 12
phân hội, 26 chi hội và 17 đơn vị khoa học trực thuộc Trung ương Hội đang hoạt
động.
- Hội Đông y được tổ chức theo 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã với tổng
số hội viên là 60.700 người, trong đó 90% hội viên trực tiếp làm công tác
chuyên môn, khám, chữa bệnh cho người dân.
- Hội Khoa học tâm lý và Giáo dục với hàng trăm hội viên tích cực tuyên
truyền, phổ biến và đẩy mạnh việc ứng dụng tri thức tâm lý học và giáo dục học
trong mọi hoạt động thực tiễn và đời sống.
- Hội Kế hoạch hóa gia đình có mạng lưới tổ chức ở 46 tỉnh, thành phố;
241 quận, huyện, thị, thành phố; 2.141 xã, phường, thị trấn với tổng số trên
146.000 hội viên.

- Hội Điều dưỡng tập hợp 60 nghìn hội viên sinh hoạt ở 60 Hội tỉnh, thành
– ngành với hơn 800 chi hội cơ sở, có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục,
động viên điều dưỡng viên rèn luyện, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính
trị của ngành y tế.
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường có 150 hội thành viên và cơ sở
trực thuộc với hàng chục vạn hội viên cá nhân; là tổ chức tập hợp và huy động
các cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ việc sử
dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường; góp
phần vào sự nghiệp phát triển bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.

6


- Hội An toàn và Vệ sinh lao động tập hợp khoảng 1.000 hội viên sinh
hoạt 13 chi hội thành viên.
- Hội Làm vườn tập hợp đông đảo hội viên (800 nghìn người), đoàn kết
hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế VAC; tạo điều kiện để hội viên giúp nhau về
vốn, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và phát triển nghề làm vườn,
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường, góp phần xoá đói giảm nghèo và
góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
- Hội Sinh vật cảnh được tổ chức ở 49 tỉnh với số hội viên là 150 nghìn
người có mục đích đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động nhằm gìn
giữ, phát triển, nâng cao truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong lĩnh vực
Sinh - Vật - Cảnh, góp phần tích cực vào việc bảo vệ phát triển nền văn hoá
đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Hội Thuỷ lợi tập hợp rộng rãi các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực Thuỷ lợi - Thuỷ điện nhằm trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, giúp đỡ
nhau nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần giải quyết những yêu cầu về xây

dựng và quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện ở Việt Nam.
- Hiệp hội các Đô thị có 90 tổ chức hội viên, tập hợp, đoàn kết rộng rãi
hội viên và cộng đồng, thúc đẩy các hoạt động phát triển các đô thị của cả nước
cũng như từng địa phương; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các
đô thị, giúp các đô thị phát triển toàn diện bền vững.
- Hiệp hội Làng nghề tập hợp trên 1.000 hội viên đại diện cho các làng
nghề, các tổ chức kinh tế, văn hóa và các nghệ nhân ở các làng nghề, phố nghề,
các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo.
Các hội xã hội – nghề nghiệp tập hợp đông đảo thành viên, hội viên hoạt
động theo nghề nghiệp, quan tâm bảo vệ lợi ích hội viên, thành viên; đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp của hội viên...; tham mưu,
đề xuất và tư vấn, giám sát, phản biện các chính sách, luật pháp liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của hội... góp phần phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội. Cung ứng các dịch vụ công theo các lĩnh vực mà các hội hoạt động đáp ứng
tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân, giảm bớt khó khăn, phiền hà cho người
dân, đang được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trên cơ sở giao lưu, hợp tác chuyên
môn, nghề nghiệp, các hội xã hội – nghề nghiệp học hỏi, tiếp thu biến các thành
tựu, khoa học công nghệ, chuyên môn của các hội xã hội – nghề nghiệp của các
nước trên thế giới, vừa tranh thủ sự giúp đỡ nguồn lực khoa học, công nghệ và
tài chính để phát triển tổ chức của mình, vừa đóng góp quan trọng vào các hoạt
động đối ngoại nhân dân, tạo điều kiện cho các nước trên thế giới hiểu biết và có
thiện cảm, tình cảm tốt đẹp với Việt Nam.

7


Tuy nhiên, hoạt động của các hội xã hội – nghề nghiệp còn chưa toàn
diện, chưa tập hợp, huy động được đông đảo cán bộ trong và ngoài ngành có
kinh nghiệm tham gia phản biện một số vấn đề lớn thuộc lĩnh vực mà hội hoạt
động. Nhận thức của nhiều lãnh đạo và hội viên của các hội xã hội – nghề

nghiệp vẫn chưa nhất quán, phần lớn còn tư tưởng “nhà nước hóa” tổ chức hội
của mình, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước; đội ngũ cán bộ chuyên trách
của các hội thiếu ổn định, chưa được đào tạo, bồi dưỡng để đảm nhiệm công
việc lâu dài cho hội; Ban lãnh đạo một số hội chưa quan tâm khai thác ý kiến
đóng góp của một số cán bộ tâm huyết, am hiểu công việc tư vấn phản biện của
hội mình, nên sự tham gia của các hội đối với các vấn đề cần phản biện, thẩm
định còn ít; cán bộ làm công tác hội chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt
động hội; có phần nể nang trong đấu tranh, phê bình xây dựng hội.
4. Hoạt động của hiệp hội các tổ chức kinh tế
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các hiệp hội kinh tế (hay còn
gọi là hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng) ngày càng có nhu cầu và
điều kiện để được cấp phép thành lập. Hiện nay, ở hầu khắp các lĩnh vực kinh
doanh, sản xuất đều đã tổ chức các hiệp hội kinh tế có phạm vi hoạt động toàn
quốc như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam; Hiệp hội Lương
thực Việt Nam; Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam; Hiệp hội Điều Việt Nam;
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam; Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam;
Hiệp hội Mía đường Việt Nam; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Hiệp hội Trái cây
Việt Nam; Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam; Hiệp hội Da – Giầy Việt
Nam; Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội
Thép Việt Nam; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam; Hiệp hội Công nghiệp Kỹ
thuật Điện Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... Chỉ trong hai
năm vừa qua đã có trên 20 hiệp hội doanh nghiệp mới được cấp phép thành lập
như: Hiệp hội Gas Việt Nam, Hiệp hội Khoai tây Việt Nam, Hiệp hội Dầu khí
Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội
Internet Việt Nam, Hiệp hội khách sạn Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Quân
đội, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam...
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản tập hợp 280 hội viên là các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp dịch vụ cho chế
biến xuất khẩu và các hiệp hội thủy sản nước ngoài.

- Hiệp hội Lương thực là tổ chức của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, nông sản và các
sản phẩm chế biến từ lương thực.
- Hiệp hội Cà phê - Ca cao là tổ chức tập hợp 130 hội viên là các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và thể nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung ứng
8


dịch vụ xuất khẩu, nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo thuộc ngành Cà
phê - Ca cao ở Việt Nam.
- Hiệp hội Điều tập hợp được gần 200 hội viên gồm các doanh nghiệp
ngành Điều của nhà nước, cổ phần và tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, các
nhà quản lý địa phương, nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học,
ngân hàng và các cơ quan giám định chất lượng hàng nông sản.
- Hiệp hội Hồ tiêu tập hợp trên 100 hội viên, gồm doanh nhiệp sản xuất,
chế biến, xuất khẩu, các công ty liên doanh nước ngoài, các ngân hàng, cơ quan
kiểm tra chất lượng sản phẩm, cơ quan chính quyền trung ương và địa phương
cũng như các viện nghiên cứu có liên quan đến ngành hồ tiêu.
- Hiệp hội Mía - Đường với 39 hội viên gồm 2 tổng công ty, 33 công ty
sản xuất và 4 công ty kinh doanh thương mại.
- Hiệp hội Cao su tập hợp 106 hội viên là các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu cao su nguyên liệu, chế biến cao su, đồ gỗ cao su và dịch vụ liên quan
đến cây cao su.
- Hiệp hội Thép tập hợp 89 doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh
các sản phẩm sắt thép và nguyên vật liệu có liên quan ở Việt Nam.
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam gồm 52 tổ chức hội viên là các ngân
hàng, công ty tài chính và các tổ chức định chế tài chính khác có mục đích hỗ
trợ các hội viên về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thông tin – tuyên
truyền, tạo điều kiện cho khách hàng và công chúng tiếp cận với các sản phẩm,
dịch vụ của các tổ chức hội viên.

- Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện tập hợp 64 doanh nghiệp thành
viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, tư vấn, xây lắp, đào
tạo, kinh doanh, sử dụng quản lý vận hành các thiết bị vật tư kỹ thuật Điện ở
Việt Nam.
- Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tập hợp 145 hội viên là các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
thông tin và viễn thông.
- Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập hợp 370 hội viên; là cầu
nối tin cậy giữa các doanh nghiệp FDI với cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin
và các văn bản pháp luật cần thiết, tổ chức cho doanh nghiệp thành viên tham
gia đóng góp ý kiến làm chức năng phản biện xã hội.
Các hiệp hội kinh tế liên kết các hội viên cùng sản xuất một ngành hàng,
tập hợp doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm giải quyết các
vấn đề nẩy sinh trong quá trình phát triển; xây dựng quan hệ hợp tác và hỗ trợ
lẫn nhau, phối hợp nhau thành qui mô ngày càng lớn, tăng sức mạnh của cộng
đồng doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài; trực tiếp giới thiệu nhiều khách
hàng mới cho các hội viên; tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại và rào
9


cản kỹ thuật; cung cấp thông tin cho hội viên về xu thế phát triển, tình hình giá
cả, thị trường xuất khẩu, thiết bị, công nghệ, mặt hàng mới, các văn bản, chính
sách; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hội viên, khắc phục khiếm khuyết của thị
trường; tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ của hội viên, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp về các lĩnh
vực quản trị kinh doanh, quản lý nhân lực, chất lượng, sản xuất, môi trường,
marketing, xây dựng thương hiệu, kỹ năng xuất nhập khẩu,…
Các hiệp hội kinh tế phản ánh nguyện vọng và kiến nghị của các hội viên
với Nhà nước về chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực mà hiệp hội hoạt động
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích hội viên, doanh

nghiệp và lợi ích quốc gia trong quan hệ mua - bán trên thị trường nước ngoài.
Các hiệp hội kinh tế đã phát triển các hình thức hoạt động tiếp thị, xúc tiến
thương mại, quan hệ với các nhà doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nước
ngoài, tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học liên quan để tiếp cận thị
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi
cho các hội viên tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy
các quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng đầu tư
phục vụ ngành nghề của từng hiệp hội.
Tuy nhiên, hoạt động của các hiệp hội kinh tế còn một số hạn chế như:
Công tác phát triển hội viên còn yếu, số lượng doanh nghiệp hội viên trên tổng
số doanh nghiệp chưa cao; hoạt động của một số hiệp hội chưa hấp dẫn với các
doanh nghiệp; công tác quảng bá doanh nghiệp còn yếu; hoạt động phối hợp với
các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết các kiến nghị còn chậm; chưa thực
hiện được việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp
hội viên và doanh nghiệp chưa phải là hội viên vì thiếu chế tài và cán bộ am
hiểu về pháp luật; việc tìm hiểu nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp hội viên
chưa được thường xuyên.
Một số hiệp hội kinh tế còn lúng túng, bất cập trong việc tổ chức phối hợp
hội viên, nhất là về bán hàng; vẫn còn hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh
giữa các doanh nghiệp hội viên cùng ngành hàng. Nhiều doanh nghiệp chưa thực
hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ hội viên của mình, không đóng hội phí.
Chưa có chế tài xử lý hội viên vi phạm thoả thuận, gây tác hại cho uy tín và
quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều vấn đề lớn (đất đai, mặt
bằng sản xuất, xử lý môi trường, thanh tra) tạo tiền đề cho sự phát triển của
doanh nghiệp đã được Hiệp hội đề xuất với Chính phủ, nhưng chưa đủ thuyết
phục để Nhà nước quan tâm giải quyết.
Việc liên kết giữa các hiệp hội với các tổ chức khác vẫn còn yếu, nhất là
với hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu.
Thiếu tính đồng bộ giữa khu vực nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu, tương tác

10


giữa thị trường nội địa và thị trường ngoài nước. Công tác nghiên cứu thị
trường, phân tích sâu về thị trường, tìm hiểu sâu khách hàng, đối tác, môi trường
kinh doanh, nhất là môi trường luật pháp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra
để chủ động chuẩn bị đối phó còn yếu. Xúc tiến thương mại chưa thật chuyên
nghiệp. Thông tin thị trường đôi khi còn lạc hậu, số lượng tin nóng chưa nhiều,
còn nhiều tin chưa có chiều sâu.
Một số hiệp hội kinh tế có biểu hiện bị lũng đoạn bởi các doanh nghiệp có
số vốn lớn và tiềm lực kinh tế mạnh vì lãnh đạo các doanh nghiệp này chiếm đa
số ghế trong Ban lãnh đạo Hiệp hội; chưa quan tâm đúng mức tới các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp là hội viên liên kết; hoạt động thiếu công khai,
minh bạch tạo nên dư luận không tốt về hoạt động của các tổ chức xã hội.
Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do thiếu
nguồn lực tài chính, năng lực, trình độ cán bộ hội chưa đáp ứng yêu cầu và hệ
thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của hiệp hội chưa hoàn thiện. Các hiệp
hội hiện dựa vào bốn nguồn thu nhập là ngân sách nhà nước, phí thu được từ
cung cấp dịch vụ, hội phí và các khoản tài trợ. Tuy nhiên, những nguồn này
thiếu ổn định và không thường xuyên, do vậy các hiệp hôi không thể xây dựng
và phát triển hoạt động của mình dựa trên một ngân quỹ xác định. Mặt khác, mô
hình tổ chức và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện mới
còn nhiều bất cập, một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn chưa được nghiên
cứu, giải quyết kịp thời, ví dụ vấn đề tham gia hiệp hội của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Trên đây là nội dung báo cáo tổng kết thực trạng tổ chức, hoạt động của các
hội, Bộ Nội vụ trân trọng báo cáo./.
BỘ NỘI VỤ

11




×