Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI CỦA TRUNG TÂM GDNN & DGTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 76 trang )

TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T
RA

M

Y

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM TRÀ MY
TRUNG TÂM GDNN & GDTX

M

GIÁO TRÌNH

T

RU

N

G

T

A

M

G



D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI
CỦA TRUNG TÂM GDNN & DGTX.
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Nam Trà My, Tháng 12 năm 2013

GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 1


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY


PHẦN 1. BỆNH Ở VẬT NUÔI
CHƯƠNG 1. BỆNH Ở TRÂU BÒ
BỆNH NHIỆT THÁN

T

RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G


D

T

X

N

A

M

T
RA

M

Y

1. Nguyên nhân.
- Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than.
- Do vi khuẩn Bacillus anthracis.
- Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường phát vào mùa khô, nóng ẩm,
nhất là vào tháng 8, 9, 10.
2. Triệu chứng.
- Gia súc đột ngột run rẩy, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi.
- Gia súc sốt cao 40,5oC – 42,5oC, nghiến răng lè lưỡi, mắt đỏ, co giật, mê
man, con vật quỵ xuống.
- Ở âm hộ hay hậu môn có thể chảy máu, chết nhanh.
- Nhu động ruột, dạ cỏ giảm, niêm mạc đỏ thẩm, phân đen có lẫn máu,

nước tiểu có máu.
- Gia súc mang thai có thể bị sẩy, con vật chết và máu chảy ra từ các lổ tự
nhiên.
3. Bệnh tích.
- Gia súc chết đột ngột, bụng chướng to, lòi đơm, hậu môn có phân lẫn
máu đen chảy ra từ các lổ tự nhiên.
- Xác chết mau chóng bị thối, xuất huyết máu đen khắp cơ thể, máu không
đông khi cắt mạch máu.
- Lách sưng to 4-5 lần, màu đen mềm nhũn dễ bị vỡ.

4. Phòng bệnh.
- Khi phát hiện và định bệnh nhiệt thán thì phải công bố dịch, kiểm dịch
chặt chẽ, cách ly triệt để, cấm mổ thịt, vận chuyển thú bệnh.
- Tiêu độc sát trùng chuồng trại bằng 1 trong các loại thuốc sát trùng tốt
như: Novacide, Novasept, Vimekon…
- Những chuồng có gia súc nhiễm cần đốt hết rơm, phân và tiêu độc thật
kỹ, nạo sạch lớp đất trên cùng chôn tiêu độc kỹ.
- Xác chết phải thiêu hủy và tro phải chôn sâu. Tuyệt đối không được mổ
khám xác chết bị bệnh nhiệt thán.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 2


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

N

A

M


T
RA

M

Y

- Có thể dùng vaccin để phòng bệnh cho gia súc: chỉ dùng ở những vùng
dịch và đe dọa dịch.
+ Vaccin nha bào nhiệt thán loại Pasteur, tiêm sau 15 ngày thì có miễn
dịch và miễn dịch kéo dài 1 năm.
+ Vaccin nhược độc nha bào nhiệt thán (có thể sử dụng ở vùng có bệnh
xảy ra).
5. Điều trị.
(Theo Pháp lệnh thú y, khi gia súc bị bệnh nhiệt thán phải tiêu hủy)

T

RU

N

G

T

A

M


G

D

N
N

-

G

D

T

X

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
1. Nguyên nhân.
- Bệnh lở mồm long móng do virut Apthovirut gây ra.
- Bệnh lây trực tiếp do nhốt chung hoặc chăn thả chung gia súc, lây gián
tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi…hoặc lây truyền qua không
khí.
2. Triệu chứng.
*Triệu chứng ở miệng:
- Miệng gia súc nóng, môi, lợi, chân răng nóng, khô, đỏ ửng. Mụn bắt đầu
mọc phía trong má, môi, lợi, lưỡi.
- Sau 1-2 ngày mụn vỡ ra. Dịch mụn chảy ra hòa với nước bọt tạo thành
dạng bọt như xà phòng.
*Triệu chứng ở chân:

- Xuất hiện mụn ở xung quanh vành móng và kẽ móng nhỏ như hạt gạo,
hạt bắp hoặc to hơn.

- Mụn vỡ ra và chảy nước vàng hôi
thối.
*Triệu chứng ở vú:
- Mụn nước mọc ở núm vú, đầu vú làm cho vú sưng lên, vùng da xung
quanh có màu đỏ.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 3


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T

RU

N

G

T

A

M

G

D


N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T
RA

M

Y

- Mụn vỡ ra khi khô tạo thành vết xước.
- Ngoài ra còn thấy mụn mọc ở những vùng da mỏng như nách, ngực
bụng, phía trong đùi.

3. Bệnh tích.
- Ở đường tiêu hóa: có mụn loét ở miệng,
lợi, phía trong má, lưỡi, dạ cỏ, ruột non…
- Lá lách sưng to, đen.
- Ở chân: mụn loét ở kẽ móng, móng
long.
4. Phòng bệnh.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại,
hạn chế ra vào trại chăn nuôi.
- Phát hiện sớm gia súc mắc bệnh để báo cho cán bộ thú y và chính quyền
địa phương biết.
- Cách ly gia súc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
- Xử lý phân, rác, chất thải của gia súc ốm và chết bằng cách chôn sâu
giữa 2 lớp vôi.
- Dùng vacxin Aftovax: tiêm dưới da 1ml/con.
- Quy trình tiêm phòng như sau:
+ Đối với gia súc được sinh ra từ mẹ chưa tiêm phòng: tiêm lần thứ
nhất vào 2 tuần tuổi, lần 2 sau đó 4-5 tuần.
+ Đối với gia súc sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng: tiêm toàn đàn từ 2
tháng tuổi, lần 2 chách 4-5 tuần.
5. Điều trị.
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Cho gia súc ăn những thức ăn mềm.
- Dùng chất sát trùng, chất chua, chất chát để rửa mụn loét. Nếu có giòi
thì dùng dầu hỏa, nước thuốc lào trộn với vôi, nước măng chua…
- Nên tiêm kháng sinh và thuốc bổ để phòng nhiễm trùng và tăng sức đề
kháng cho con vật.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
.
1. Nguyên nhân

- Do trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên.
- Vi khuẩn có sẵn trong đất, bùn lầy, nhiễm vào rơm, cỏ, nước uống. Do
đó, bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa.
2. Triệu chứng.
* Thể quá cấp tính.
- Biểu hiện đột nhiên sốt cao, run rẩy, có triệu chứng thần kinh, lên cơn
điên hung dữ, đập đầu vào tường chết trong vòng 24 giờ.
* Thể cấp tính.
- Xuất hiện triệu chứng: mệt lã, không cử động, không nhai lại, sốt cao
o
40-42 C nước mắt, mũi chảy liên tục, niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da
có tụ huyết đỏ sẫm, tối xám.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 4


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

A

M

T
RA

M

Y

- Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu
sưng rất to do vậy gia súc phải lè lưỡi ra, thở

khó, thường gọi là "bệnh trâu bò hai lưỡi".
- Gia súc lúc đầu đi táo bón về sau bị
tiêu chảy có máu.
- Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt,
đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các
niêm mạc.
3. Bệnh tích.
- Tụ huyết và xuất huyết, các tổ chức dưới da lấm tấm xuất huyết.
- Bắp thịt có màu hồng tím, thịt ướt, thấm nước.
- Hạch lâm ba, gan, thận viêm.
Kiểm tra hạch hầu trâu

BỆNH DỊCH TẢ

T

RU

N

G

T

A

M

G


D

N
N

-

G

D

T

X

N

4. Phòng bệnh.
- Tăng cường vệ sinh ăn uống, chăm sóc ,sử dụng hợp lý, thường xuyên
tiêu độc chuồng trại, không để gia súc ở lầy lội, ẩm ướt…
- Phòng bệnh bằng vacxin: sử dụng vacxin vô hoạt có chất bổ trợ là keo
phèn. Tiêm vào dưới da cổ cho gia súc với liều:
+ Bê nghé từ 6 tháng tuổi đến 1 năm: 1,5 ml/con.
+ Trâu bò từ 1 năm tuổi trở lên: 2 ml/con.
5. Điều trị.
- Dùng kháng huyết thanh đa giá.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng kết
hợp các loại kháng sinh.
- Peni-Strep (thuốc bột pha tiêm hoặc cho uống). tiêm bắp ngày 2 lần,
dùng liên tục trong 3-5 ngày, gia súc 1ml/12kg thể trọng, liều uống 1ml/1,5kg

thể trọng.
* chú ý: Hai loại thuốc này (strep và peni) nên tiêm riêng, không nên tiêm chung
một lần, vì một loại có tính axit, một loại có tính kiềm nên trộn lẫn trong một
sơranh thuốc sẽ giảm tác dụng.

1. Nguyên nhân.
- Bệnh do Rinderpest virus gây ra.
- Virut xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa,
đường hô hấp và qua da bị xây xát.
2. Triệu chứng.
* Thể quá cấp tính.
- Sốt cao đột ngột 40-42oC, gia súc ủ rũ mệt mỏi.
- Gia súc chết trong vòng 12-24 giờ có khi con
vật chưa kịp thể hiện triệu chứng tiêu chảy thì đã chết (dịch tả khô).
* Thể cấp tính.
- Triệu chứng chung: ủ rũ, mệt mỏi, run rẩy, nghiến răng, lông dựng đứng,
kém ăn hoặc bỏ ăn.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 5


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T

RU

N

G


T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T

RA

M

Y

- Sốt 40-41oC trong vòng 3-4 ngày, mũi khô, niêm mạc tụ máu dỏ ửng.
- Chảy nhiều nước mắt, đặc biệt trâu có nhiều dử mắt, chất mủ trắng chảy
thành rãnh ngoằn ngoèo hai bên mắt, mi mắt sưng dính lại với nhau.
- Những chấm đỏ xuất huyết ở lợi, chân răng, má…niêm mạc có mụn nhỏ
li ti có thể hợp lại thành mảng rộng, sau đó mụn vỡ ra tạo thành vết loét.
- Hơi thở hôi thối, nước dãi chảy ra bên mép có bọt và máu.
- Triệu chứng tiêu hóa: lúc sốt con vật đi táo bón, đi tiêu chảy có hiện
tượng vọt cần câu, phân màu nâu đen có máu và màng giả bết vào đuôi và đùi
sau, con vật nằm bẹp, phân lỏng tiếp tục ra.
- Con cái có chửa thường đẻ non hoặc trụy thai.
*Thể mãn tính.
- Con vật gầy còm, lông dựng, da khô
- Ho thường xuyên.
- Tiêu chảy, phân bê bết vào đuôi và đùi sau.
3. Bệnh tích.
- Xác gầy, bẩn, mắt lõm, mũi có chất rỉ đặc khô.
- Bắp thịt mềm nhão, thấm máu.
- Niêm mạc tụ máu, tím bầm, có những điểm hay vệt xuất huyết.
- Niêm mạc miệng, chân răng, lưỡi, hai bên má có vết loét, có phủ bựa
màu trắng xám hoặc vàng xám.
- Phổi, lách, thận tụ máu.
- Gan, mật màu vàng úa, dễ nát.
4. Phòng bệnh.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ…

- Phòng bệnh bằng vacxin: sử dụng vacxin nhược độc dạng đông khô.
Tiêm bắp thịt, dưới da hoặc bắp cổ. Liều lượng: 1ml/con.
5. Trị bệnh.
- Dùng kháng huyết thanh. Tiêm dưới da cổ:
+ Bê nghé: 60-100ml/100 kg.
+ Bò từ 100-200 kg tiêm liều 100-160ml.
+ Bò >200kg tiêm liều 160-200ml.
+ Trâu dùng liều gấp đôi.
- Có thể dùng lá ổi, lá sim, lá chè tươi, kết hợp với bột than cho gia súc
uống chống tiêu chảy
- Kết hợp thuốc kháng sinh, trợ sức hoặc vitamin để tăng cường sức đề
kháng.
* Chú ý: Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) cho biết hiện nay họ đã
tạm dừng việc theo dõi và nghiên loại virut này vì cơ bản nó đã được khống
chế trên toàn thế giới.

BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ
1. Nguyên nhân.
- Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men, sinh hơi.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 6


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T

RU

N


G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M


T
RA

M

Y

- Do gia súc ăn phải thức ăn có chứa chất độc.
- Do gia súc làm việc quá sức hoặc do thời tiết thay đổi quá đột ngột làm
ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hóa.
- Do kế phát từ một số bệnh khác.
- Do bị nghẹn khi ăn phải thức ăn quá
to hoặc rắn.
- Do gia súc nằm liệt lâu ngày.
- Bê nghé mắc bệnh do bú sữa không
tiêu.
2. Triệu chứng.
- Gia súc tỏ ra bồn chồn, không yên,
bụng trái phình to.
- Gia súc đau bụng vã mồ hôi, uể oải, ngừng ăn, ngừng nhai lại.
- Máu ở cổ và đầu không dồn về tim được nên tĩnh mạch cổ phồng to, tim
đập nhanh, đi tiểu liên tục.
- Gia súc khó thở, dạng 2 chân trước để thở hoặc lè lưỡi để thở và con vật
chết do ngạt thở.
3. Bệnh tích
- Chảy máu mũi và hậu môn.
- Có hiện tượng lòi dom, mồm đầy bọt, thức ăn lên tới tận miệng.
- Phổi sung huyết, máu tím bầm.
4. Phòng bệnh.

- Loại trừ những nguyên nhân gây chướng hơi dạ cỏ.
- Hạn chế cho gia súc ăn nhiều thức ăn xanh, non.
- Trước khi chăn thả nên cho gia súc ăn ít rơm, cỏ khô.
5. Điều trị.
* Hộ lý:
- Để gia súc đứng yên trên nền dốc (đầu cao mông thấp) cho dễ thở, dùng
tay xoa bóp dạ cỏ nhiều lần(mỗi lần từ 10-15 phút).
- Dội nước lạnh vào nửa thân sau, bôi Ichthyol vào lưỡi để kích thích gia
súc ợ hơi.
- Dùng tay nắm lưỡi kéo theo nhịp thở, dùng đọt chuối non chấm muối
kích thích vùng hầu.
- Đưa tay vào trực tràng móc phân và kích thích bàng quang để gia súc đi
tiểu.
* Dùng thuốc điều trị
- Dùng MgSO4 hoặc Na2SO4 thải trừ chất chứa ở dạ cỏ. Trâu bò: 200300g/con. Bê nghé: 100-200g/con.
Hòa nước cho uống 1 lần trong cả quá trình điều trị.
- Dùng thuốc ức chế quá trình lên men sinh hơi ở dạ cỏ:
+ Ichthyol: Trâu bò: 20-30g/con, bê nghé :10-20g/con. Hòa vào nước cho
uống ngày 1 lần.
+ Formol 40% (10-15ml) + xà phòng (10g) : hòa với 1 lit nước cho uống.
+ Lá tía tô + Muối (50g) : hòa với 50ml nước cho uống.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 7


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

M

BỆNH NGHẼN DẠ LÁ SÁCH


T
RA

M

Y

- Tăng cường nhu động dạ cỏ: Pilocarpin 0,1% : 15-30 ml/Trâu bò, 1015ml/bê nghé. Tiêm bắp ngày 1 lần.
- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực:
Thuốc
Trâu bò
Bê nghé
Cafein natribenzoat 20%
10-15ml
5-10ml
Vitamin B1 2,5%
10-15ml
5-10ml
Tiêm dưới da ngày 1 lần.
* Dùng phương pháp chọc dạ cỏ để thoát hơi:
- Dùng troca chọc vị tró dạ cỏ, điều chỉnh cho hơi ra từ từ.
- Dùng thuốc trợ tim Caffein 20% liều 10-15ml/con/1 lần, tiêm dưới da.

T

RU

N

G


T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

1. Nguyên nhân.
- Do ăn nhiều cám trong một thời gian dài, trong cám có nhiều bùn đất.

- Ăn nhiều cỏ khô, rơm rạ và cho uống ít nước.
- Kế phát từ viêm dạ dày, dạ múi khế biến vị, do tắc cửa thông với dạ múi
khế.
- Kế phát từ bệnh ký sinh trùng đường máu. Bệnh truyền nhiễm, bệnh gây
sốt cao làm cho dạ lá sách giảm nhu động, gây thức ăn tắc ứ lại.
2. Triệu chứng.
- Giảm ăn, kém nhai lại, uể oải, bội thực hoặc chướng hơi nhẹ.
- Sốt, đau vùng dạ lá sách, thường quay đầu về vùng dạ lá sách.
- Đi táo, phân có mảnh thức ăn chưa tiêu hoá.
- Những ngày sau con vật sốt cao, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, viêm ruột,
ỉa chảy.
3. Điều trị.
* Hộ lý:
- Cho gia súc vận động.
- Bệnh mới phát cho gia súc ăn thức ăn chứa nhiều nước hay cỏ non.
- Móc phân, kích thích gia súc đi tiểu.
* Dùng thuốc điều trị:
- Dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ lá sách:
+ MgSO4 : 200-300g/Trâu bò, 100-200g/bê nghé. Hòa với nước cho uống
1 lần.
+ dung dịch MgSO4 25%: 300-400ml/trâu bò, 200ml/bê nghé. Tiêm trực
tiếp vào dạ lá sách.
- Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ:
+ Pilocarpin 0,1%: Trâu, bò: 5 - 6 ml/con; Bê, nghé 3 - 5ml/con. Tiêm bắp
ngày một lần.
+ Strychninsunfat 0,1%: Trâu, bò: 10 - 15 ml/con; Bê, nghé 5 - 10ml/con.
Tiêm dưới da ngày một lần.
+ NaCl 10%: Trâu, bò: 300 ml/con; Bê, nghé 200ml/con. Tiêm chậm vào
tĩnh mạch, ngày một lần.
* Chú ý: Đối với trâu bò có chửa thì dùng dung dịch NaCl 10%.

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực:
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 8


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

M

BỆNH VIÊM PHỔI BÊ NGHÉ

T
RA

M

Y

Thuốc
trâu bò (ml)
bê nghé (ml)
Glucoza 20%
1000-2000
300-500
Cafein natri benzoat 20%
20
5-10
Canxi clorua 10%
50-70
20-30
Urotropin 10%

50-70
30-50
Vitamin C 5%
20
10
Tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày một lần.
- Dùng thuốc điều trị chứng kế phát nếu có: Nếu táo bón dùng thuốc
nhuận tràng. Nếu ỉa chảy dùng thuốc cầm ỉa chảy.

T

RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N


-

G

D

T

X

N

A

1. Nguyên nhân.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Do vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong đường hô hấp của bê nghé, khi sức
đề kháng của bê nghé yếu đi sẽ tấn công phổi gây bệnh.
- Do con vật hít vào hơi độc, bụi …
- Do con vật sặc thức ăn, sặc thuốc…
2. Triệu chứng.
- Sốt cao 40 - 42oC, run rẩy, co giật, đi xiêu vẹo hoặc nằm liệt một chỗ.
- Kém ăn hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi.
- Khó thở, thở nhanh và thường “thở bằng bụng”, khi ho chảy nhiều bọt
khí rãi rớt.
- Nước mũi ít, đặc màu xanh, dính vào 2 bên mũi.
3. Bệnh tích.
- Phổi phù thũng tụ huyết, xuất huyết đỏ.
- Phế quản, khí quản có nhiều bọt khí hoặc dịch mủ.
- Màng phổi dính vào lồng ngực và màng tim, trong xoang ngực có nhiều

dịch màu vàng.
4. Phòng bệnh.
- Chuồng trại khô ráo, sạch, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
- Không nên buộc hoặc nhốt bê nghé ngoài gốc cây hoặc dưới gầm sàn
nhà, không nên chăn thả quá sớm vào mùa đông.
- Cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Bình thường chuồng nuôi nhốt nên phun thuốc sát trùng nền chuồng và
xung quanh chuồng định kỳ 1 tuần 1 lần bằng Benkocid hoặc B-K-A.
5. Điều trị.
* Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau:
- Gentamycin liều 1g + Lincosin liều 1g/con/lần
- Navet-Gentamox dùng tiêm bắp, liều 10-15 ml/con/ngày. Tiêm liên tục
3 ngày.
- Navet-Marbocin 5 dùng tiêm bắp hoặc dưới da, liều 1ml/25 kg thể
trọng/ngày. Tiêm liên tục 3-5 ngày.
*Dùng các thuốc trợ sức:
- Tiêm phối hợp cafein, B.complex và Vitamin C-2000.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 9


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

- Những con quá yếu phải cho uống dung dịch điện giải hoặc truyền dung
dịch sinh lý: 1.000 - 2.000ml/100kg thể trọng. Có thể dùng thêm thuốc hạ sốt,
chống viêm.
- Dùng thuốc giảm ho, long đờm Chlorua amon hoặc Bicarbonat Natri.

M

Y


BỆNH TRÚNG ĐỘC SẮN

T

RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D


T

X

N

A

M

T
RA

1. Nguyên nhân.
- Do gia súc ăn nhiều sắn.
- Trong khẩu phần ăn có nhiều sắn
nhưng chế biến không đúng cách.
- Do gia súc đói lâu ngày, đột nhiên
cho ăn nhiều sắn.
2. Triệu chứng.
- Con vật tỏ ra không yên, lúc đứng lúc nằm, toàn thân run rẩy, đi loạng
choạng, mồm chảy dãi, có khi nôn mửa.
- Con vật khó thở, tim đập nhanh và yếu, 4 chân và cuống tai lạnh.
- Cuối cùng con vật hôn mê, đồng tử mắt mở rộng, co giật rồi chết.
- Bệnh nặng con vật chết sau 30 phút đến 2 giờ. Bệnh nhẹ sau 4-5 giờ con
vật có thể khỏi.
3. Bệnh tích.
- Niêm mạc mắt trắng bệch hay tím bầm.
- Phổi sung huyết và thủy thủng.
- Dạ dày, ruột, gan, lá lách sung huyết.

- Máu tím đen, khó đông.
4. Phòng bệnh.
- Nếu cho gia súc ăn sắn tươi phải xử lý cẩn thận (bỏ vỏ, ngâm sắn vào
nước trước khi nấu, khi nấu nên để hở vung để HCN có thể theo hơi nước bay ra
ngoài).
- Trong khẩu phần nên phối hợp nhiều loại, không cho ăn sắn với lượng
lớn.
5. Điều trị.
* Hộ lý:
- Để gia súc nơi yên tĩnh với tư thế đầu cao đuôi thấp.
* Dùng thuốc điều trị:
- Dùng phương pháp thụt rửa dạ dày hay gây nôn bằng Apomorfin: Trâu
bò ( 0,02-0,05g), bê nghé ( 0,01-0,02g). Tiêm dưới da.
- Dùng Xanh methylen 1% tiêm dưới da, liều 1ml/kg.
- Dùng Nitrit natri 1% liều 1ml/kg tiêm tĩnh mạch.
- Cho gia súc uống nước đường, mật hoặc tiêm dung dịch glucoza 20-40%
liều 500-1000 ml kết hợp với cafein để trợ tim liều 10-15ml vào tĩnh mạch cổ.
- Dùng lá rau khoai giã nát cho gia súc uống.

GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 10


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

BỆNH VIÊM TỬ CUNG

T

RU


N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A


M

T
RA

M

Y

1. Nguyên nhân.
- Do rối loạn chức năng nội tiết và sinh lý mô bào tử cung làm cho vi
khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
- Do đẻ khó, sót nhau, sát nhau, dãn cổ tử cung, âm đạo tích chất dơ, tích
nước tiểu.
- Do thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ
không giữ vệ sinh, không chăm sóc tốt.
- Thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung không
đúng, không đảm bảo vệ sinh là những yếu tố thuận
lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển ở tử cung
gây viêm.
2. Triệu chứng.
- Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, thân nhiệt
o
39,5 C.
- Gia súc động dục không bình thường, niêm
dịch có mủ, cổ tử cung mở rộng hay hé mở và sung huyết.
- Mủ chảy ra ngoài, nhiều nhất là lúc nằm.
- Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
3. Phòng bệnh.

- Thực hiện đúng quy trình đỡ đẻ cho gia súc, kiểm tra xem nhau đã ra hết
chưa.
- Trực bò đẻ, hứng nước ối pha thêm 3% nước muối NaCl2 cho con mẹ
uống.
- Sau khi bò đẻ xong và nhau đã ra hết, thụt rửa bằng nước muối ấm 3-5%
( 2-3 lít).
- Tiêm Oxytocin kích thích đẩy nhau ra hết đồng thời giúp tử cung nhanh
chóng hồi phục.
4. Điều trị.
- Dùng dung dịch Lugol 1,5-2% để thụt rửa tử cung và lập lại lần 2 sau 5
ngày hoặc dung dịch thuốc tím 0,1 % liều 500-1000ml ngày 1 lần, thụt rửa liên
tục trong 7 ngày.
- Tiêm Linconcin liều 4000-6000 UI/ kg thể trọng vào bắp thịt, ngày 1
lần, tiêm liên tục trong 4-7 ngày.
- Tiêm PGF2α cho con vật để phá vỡ thể vàng thì gia súc sẽ hồi phục
nhanh và chóng động dục.
BỆNH VIÊM VÚ
1. Nguyên nhân.
- Bầu vú quá to dễ xây xát và dẫn tới
viêm.
- Điều kiện chuồng trại kém vệ sinh,
thiếu ánh sáng, không thông thoáng tạo điều
kiện vi khuẩn gây bệnh.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 11


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

RU


N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A


M

T
RA

M

Y

- Do vi khuẩn thường gặp trong sữa, bầu vú bị viêm là: Staphylococcus
aureus, Streptococcus uberis, E.coli…
- Bệnh cũng có thể do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, viêm tử cung.
2. Triệu chứng.
- Bầu vú nóng, đỏ ửng.
- Bò có cảm giác đau nên không cho con bú sữa.
- Bầu vú của bò có thể bị biến dạng, trường hợp nặng thì toàn thân có
triệu chứng sốt cao, bỏ ăn.
3. Phòng bệnh.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ sát trùng chuồng trại bằng
Vimekon.
- Tránh hiện tượng bò bị tiêu chảy và phân dính vào bầu vú.
- Tránh tình trạng bò nằm ngay sau khi cho con bú vì khi đó cơ vòng núm
vú chưa đóng nên trạng thái nằm sẽ làm núm vú tiếp xúc
với nền chuồng từ đó dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào
vú.
4. Điều trị.
- Thường xuyên tiến hành xoa bóp bầu vú bị viêm
bằng nước nóng, vắt sạch sữa bị viêm ra ngoài, ngày 3-4
lần và vệ sinh bầu vú và chuồng trại sạch sẽ.

- Dùng các loại thuốc: Mactyject bơm trực tiếp vào
bầu vú bị viêm, mỗi ngày bơm thuốc 2 lần sau khi vắt
sữa, dùng 3-4 ngày liên tục.
- Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú ngày
4 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
- Phối hợp với tiêm kháng sinh, dùng 1 trong các
loại sau: Tylosin 20%, Doxyl 10%, Gentylo, Tilo 300 – Colistin, Ampi....
- Penicillin liều 500000 UI + 20 ml Novocain 3% tiêm xung quanh tổ
chức vú, ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ.
- Khi bò cạn sữa dùng: Closamal bơm trực tiếp vào bầu vú.
- Tiêm Vitamin B1 liều 5-7 ml và Cafein liều 5-7 ml/con, tiêm bắp thịt.

T

BỆNH SÁN LÁ GAN
1. Nguyên nhân.
- Bệnh do loài sán lá Fasciola
hepatica và Fasciola gigantica gây nên.
- Khi trâu bò ăn phải rau cỏ có ốc
linnea, vào cơ thể gia súc, ấu trùng phát triển
thành sán trưởng thành.
- Sán thường ký sinh ở ống dẫn mật,
gan.

Vật chủ trung gian
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 12


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY


T

RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X


N

A

M

T
RA

M

Y

2. Triệu chứng.
- Con vật gầy dần, suy nhược, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông rụng,
da khô.
- Gia súc bị tiêu chảy thường xuyên, có hiện tượng phù ở mi mắt, yếm
ngực.
- Con vật bị đầy hơi, nhu động dạ cỏ kém.
3. Bệnh tích.
- Gan viêm nặng, sưng to, mặt gan màu nâu sẫm, có nhiều mụn màu xám.
Khi dùng dao rạch bên trong có nhiều nước vàng và sán non.
- Ống dẫn mật viêm, bị canxi hóa căt kêu lạo xạo, bên trong có sán và đầy
dịch màu nâu.
4. Phòng bệnh.
- Tẩy sán định kỳ cho toàn đàn hàng năm, thay đổi bằng Vime- ONO
(thuốc uống) và Vime- Facsi (thuốc tiêm) để tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Ủ phân để diệt trứng sán.
- Diệt ký chủ trung gian bằng các hoá chất: CuSO4, vôi bột, hay nuôi vịt,

ngan ngỗng… để chúng ăn ốc.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống, không chăn thả gia súc ở các bãi chăn lầy
lội ẩm ướt.
- Khi cắt cỏ cho trâu bò ăn chú ý không cắt phần chìm trong nước.
5. Điều trị.
- Hiện nay hay dùng Han Dertyl – B. Thuốc ít độc. Trâu, bò dùng 4mg/kg
trọng lượng, cho uống.
- Hetol: liều 0,16 g/kg. Cho uống. thuốc dùng được với gia súc có chửa,
không cần nhin đói, thuốc không gây ngộ độc nhưng cũng không có tác dụng
với sán non.
- Tetrechlorua cacbon: liều 4-5ml/100kg thể trọng (liều tối đa không quá
20ml/con).
- Dùng Vime- Fasci : tiêm dưới da 1ml/ 30-35kg thể trọng, tiêm 1 liều
duy nhất. Để trị bệnh 15 ngày sau có thể tiêm thêm 1 liều.
- Fasiozanida: liều 15mg/kg thể trọng, cho uống hoặc trộn vào thức ăn.
- Fasinex liều 12mg/kg thể trọng, cho uống hoặc trộn vào thức ăn.
- Kết hợp các thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như Vitamin C,
B.complex, Nacampho.

BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ
1. Nguyên nhân.
- Do loài Neosaris vitulorum gây ra.
- Giun có kích thước lớn, màu vàng
sáng, tròn giống chiếc đũa.
- Bê nghé ăn phải thức ăn hay nước
uống có nhiễm trứng sán sẽ mắc bệnh.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 13


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY


2. Triệu chứng.
- Bệnh xảy ra phổ biến ở bê nghé từ 11 - 30 ngày tuổi. Bê nghé ủ rũ, lông
xù, chậm chạp đầu cúi, lưng cong, bụng phình, đuôi cụp.
- Khi bệnh nặng nghé bỏ bú, không theo mẹ, nằm một chỗ, thở yếu, đau
bụng, nằm ngửa dãy dụa, đạp chân lên phía trước bụng.

BỆNH TIÊN MAO TRÙNG

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G


D

T

X

N

A

M

T
RA

M

Y

- Phân từ đen  vàng sẫm  màu trắng lỏng, mùi rất thối, con vật ỉa
chảy nặng, ỉa vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân và xung quanh hậu môn.
3. Bệnh tích.
- Xác chết gầy, miêm mạc ruột tụ huyết trong dạ dày có sữa đọng lại
thành những cục màu trắng không tiêu.
- Có nhiều giun đũa trong tá tràng cuộn thành từng búi vít chặt ruột.
4. Phòng bệnh.
- Định kỳ tẩy giun cho bê nghé.
- Chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông.
- Ủ phân gia súc.

5. Điều trị.
- Tiêm một trong các thuốc sau: Ivermectin, Hanmectin, Md Divermectin
liều 1ml/10kg thể trọng bê ngé.
- Dùng Mevebet 0,5gr/kg thể trọng cho uống vào 2 buổi sáng.
- Piperazin 0,3-0,5g/kg thể trọng trộn lẫn với thức ăn hay hoà vào nước
cho uống.
- Phenolthiazin 0,05g/kg thể trọng uống 2 lần trong ngày, uống 2 ngày
liền.
- Tetramysol 10mg/kg thể trọng. Cho uống sau khi bê nghé đã bú hoặc ăn.
- Levamisole 1ml/9-10kg Thể trọng. Tiêm bắp.

T

RU

1. Nguyên nhân.
- Do loài Trypanosoma evasi gây nên.
- Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút
chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố.
- Bệnh lây truyền do mòng trâu, ruồi
hút máu động vật gây ra.
2. Triệu chứng.
- Sốt cao 40 – 41,7o C và sốt giai đoạn
- Con vật ngày càng gầy, cơ thể suy nhược, da khô , lông dựng xơ xác.
- Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu
hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm.
Mòng trâu
- Niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt
và mắt có nhiều dử đặc như keo. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 14



TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T
RA


M

Y

- Thường thấy có thủy thũng ở yếm, 4 chân, bụng.
3. Bệnh tích.
- Xác chết gầy, bụng trướng, phân chảy ra có lần máu.
- Máu loãng, trong xoang bụng, ngực có nước vàng.
- Chỗ thủy thũng có chứa chất nhầy như keo màu vàng.
- Cơ quan nội tạng sưng, xuất huyết (tim, gan, lách, phổi).
4. Phòng bệnh.
- Tiêu diệt côn trùng hút máu.
- Chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thu dọn phân gia súc để ủ.
- Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn
để côn trùng không thể cư trú và phát triển được.
- Hun khói xua đuổi ruồi trâu, mòng.
- Tiến hành tiêm phòng cho gia súc bằng Naganin trước mùa phát bệnh
(tháng 3-4, tháng 10-11), liều 0,007g/kg thể trọng.
5. Điều trị.
- Dùng thuốc đặc hiệu Naganin, liều 8-10mg/kg thể trọng, thuốc pha với
nước cất thành dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch, sau 1 tuần tiêm lại lần 2.
- Dùng Novarsenol, liều 0,005g/kg thể trọng dung dịch 5% tiêm tĩnh
mạch.
- Azidin liều 8mg/kg thể trọng pha trong 5ml nước cất, tiêm bắp thịt cổ.
* Chú ý:
- Tiêm thuốc trợ tim, trợ sức trước khi dùng thuốc điều trị đặc hiệu.
- Thao tác tiêm chận. từ từ. Nếu vị trí tiêm bị sưng dùng nước ẫm chườm.

M


CHƯƠNG II. BỆNH Ở LỢN
BỆNH DỊCH TẢ LỢN

T

RU

N

G

T

A

1. Nguyên nhân.
- Do Pestis suum virus gây ra.
- Bệnh lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe, qua thức ăn, nước uống;
gián tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ
chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay
do các động vật khác mang mầm bệnh
truyền lây.
2. Triệu chứng.
- Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 0
42 C, nằm chồng lên nhau.
- Phần da mỏng đỏ ửng. có vết đỏ
bằng đầu đinh ghim.
- Mắt viêm có ghèn, chảy nước
mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu, lợn thường bị ói mửa,
thở khó, đuôi cụp, lưng cong, đặc biệt, lợn ngồi như chó ngồi và ngáp.

- Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn
máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.
- Vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai, mõm, bụng
và 4 chân.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 15


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T
RA

M

Y

- Vào giai đoạn cuối của bệnh, lợn bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng hoặc
không đi được. Đối với lợn nái mang thai dễ bị sẫy thai.

Lợn ngồi như chó ngồi

Xuất huyết da

M

G

D

N

N

-

G

D

T

X

N

A

M

3. Bệnh tích.
- Các cơ quan nội tạng bại huyết, xuất huyết nặng.
- Ruột có nốt loét ở đường tiêu hóa, ở van hồi manh tràng xuất huyết có
những vết loét hình cúc áo.
- Lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa.
- Thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu đinh .

Nốt loét hình cúc áo

A

Thận xuất huyết đầu đinh ghim


T

RU

N

G

T

4. Phòng bệnh.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại định kỳ.
- Phòng bệnh bằng vac xin: tiêm phòng vác xin dịch tả lợn nhược độc vào
30 và 60 ngày tuổi, liều lượng 1ml/con. Tiêm dưới da sau gốc tai hay da phía
trong đùi, thời gian miễn dịch 6 tháng.
5. Điều trị.
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên tiêu hủy lợn ốm.
- Khi có dịch xảy ra: phun thuốc sát trùng mỗi ngày.
- Tiêm vacxin liều gấp đôi ngay thời điểm bệnh để tăng cường miễn dịch
cho những lợn con còn khỏe mạnh.
- Đồng thời bổ sung vitamin, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng.
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN
1. Nguyên nhân.
- Do 2 loại vi khuẩn Salmonella cholerae suis và Salmonella typhy suis
gây ra.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 16


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY


T
RA

M

Y

- Do lợn ăn thức ăn, nước uống bị nhiễm phân, đất có chứa vi khuẩn hoặc
do vi khuẩn có sẵn trong thức ăn (bột cá) .
2. Triệu chứng.
- Sốt 41 – 420C, kém ăn hoặc không ăn, không bú. Con vật táo bón, nôn
mửa sau đó ỉa chảy, phân lỏng, màu xám hoặc màu vàng có khi có vệt máu.
- Thở khó, ho, tim đập yếu.
- Da tụ máu thành nốt đỏ, sau tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực.
- Lợn nái bị sẩy thai ở các thời kỳ khác nhau. Lợn sơ sinh yếu dễ chết, nếu
sống thì còi cọc, da bong vẫy.

T

RU

N

G

T

A


M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

3. Bệnh tích.
- Lách: tăng sinh to ra dai như cao su màu xanh sẫm.
- Thận: xuất huyết bề mặt.
- Gan: tụ huyết, có nốt hoại tử bằng hạt kê
- Niêm mạc dạ dày, ruột viêm đỏ, có xuất huyết hoặc loét.

* Thể mãn tính: Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày, ruột.
- Dạ dày: niêm mạc viêm đỏ từng đám.
- Ruột già, hồi tràng: có mụn loét do các ổ lâm ba bị viêm, tụ máu rồi hoại
tử. Quanh nốt loét có màu vàng xanh hay xám.
- Gan: nốt hoại tử to bằng hạt kê.
- Phổi: viêm, có vùng có bã đậu.
4. Phòng bệnh.
- Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại tốt để giảm
bớt số lượng vi khuẩn gây bệnh ở môi trường.
- Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng cách pha nước cho uống thêm
dung dịch vitamin, khoáng, chất điện giải.
- Tiêm cho lợn con, ở những nơi gây nhiễm không cao thì tiêm phòng vào
lúc 2 tháng tuổi. Đối với những nơi dịch có khả năng uy hiếp đàn lợn thì 1 tháng
tuổi có thể tiêm ½ liều nhưng nhất thiết ở 2 tháng tuổi phải tiêm lại.
5. Điều trị.
- Bù lại lượng nước và các khoáng chất của cơ thể bị mất do tiêu chảy
nặng.
+ Cho uống tự do dung dịch điện giải (Orezol hoặc Electrolytes).
+ Trường hợp lợn nhỏ hoặc suy nhược nặng có thể chích vào xoang bụng
dung dịch Glucose 5%.
- Dùng các kháng sinh như: Gentamycin, Norfloxacin, Enrofloxacin,
Colistin, Peniciline... để điều trị theo chỉ định.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN
1. Nguyên nhân.
- Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
- Vi khuẩn có sẵn trong môi trường hoặc cư trú ở hệ hô hấp. Khi nuôi
dưỡng không tốt, sức đề kháng gia súc yếu hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột,
vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 17



M
T
RA
M

A

2. Triệu chứng.
* Thể quá cấp:
- Lợn sốt cao 41-420C, nằm yên một chỗ, bỏ ăn.
- Bệnh tiến triển nhanh, con vật chết đột
ngột.
* Thể cấp tính:
- Sốt cao 40,50C-410C
- Chảy nhiều nước mũi có thể có mủ hoặc
đôi khi có máu.
- Sưng hầu có khi lan rộng ra cổ và cằm.
- Xuất huyết ở tai, vùng da cổ, bụng,
lưng.
- Lợn ho ngày càng nặng, 2 chân trước
đứng dạng ra để dể thở và giảm đau.

Y

TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

N

Lợn khó thở


T

RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T


X

* Thể mãn tính:
- Bệnh kéo dài 3-6 tuần.
- Lợn gầy còm, thở khó, ho nhiều có thể tiêu chảy liên miên.
- Có khi thấy viêm khớp (khớp đầu gối), da bong vảy (vùng bị đỏ trước
đó), đi đứng không vững.
3. Bệnh tích.
- Phổi viêm tụ máu từng đám, có nhiều vùng gan hóa.
- Dạ dày, ruột viêm tụ máu xuất huyết.
- Ở ngực, bụng, khoeo chân có hiện tượng viên da đỏ sẫm hoặc tím bầm.
4. Phòng bệnh.
- Vệ sinh chăm sóc, dinh dưỡng tốt để tăng
sức đề kháng của cơ thể. Chuồng khô ráo, thoáng
mát.
- Nhốt riêng lợn mới mua về trong 2 tuần,
cách ly lợn bệnh.
- Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
bằng Vimekon hoặc Vime-Iodine.
- Tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng vào lúc
45 ngày tuổi sau đó 3 - 4 tháng lặp lại.
- Bổ sung vào nước uống Vime C-Electrolyte
trong những ngày thời tiết thay đổi bất thường.
5. Điều trị.
Dùng kháng sinh kết hợp với thuốc kháng viêm, hạ sốt đồng thời trợ sức
và bù nước cho lợn:
- Kháng sinh: chọn 1 trong các loại kháng sinh sau:
+ PeniI-Strep: 1 ml/12 kg thể trọng, ngày 2 lần, trong 3-4 ngày liên tục.
+SG.Tylo-S: 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3 - 4 ngày.
+Penicain L.A, Mabocin: 1 ml/7 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3-5 ngày

liên tục.
+Tylo-D.C: 1 ml/10-12 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày liên tục.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 18


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T
RA

M

Y

- Hạ sốt, kháng viêm: ngày tiêm 2 lần cho đến khi hết triệu chứng
+ Ana-Dexa: 1 ml/ 8-10 kg thể trọng
+ Analgine + C: 1 ml/ 10-15 kg thể trọng.
- Trợ sức: Ngày 1 lần cho đến khi hồi phục
+ Taluto: 1 ml/10-12 kg thể trọng.
+ B.Comlpex-C: 1 ml/ 10 kg thể trọng.
- Bù nước và cung cấp chất điện giải: SG.Oresal: 30g /1-2 lít nước, cho
uống theo nhu cầu đến khi hết bệnh.

M

BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN

T

RU


N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N


A

1. Nguyên nhân.
- Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae và Erysipelothrix tonsillarum
gây nên.
- Vi khuẩn đóng dấu lợn có thể có sẵn trong cơ thể lợn hoặc xâm nhập
vào cơ thể qua đường tiêu hóa, da, niêm mạc.
2. Triệu chứng.
* Thể quá cấp tính:
- Bệnh phát triển nhanh, lợn sốt cao 41-42 0C, co giật sau đó dãy dụa rồi
chết, các bệnh tích hầu như chưa xuất hiện.
* Thể cấp tính:
- Sốt cao 42-43 0C.
- Giảm ăn, khát nước, nôn mữa, phân bón đen, kiệt sức.
- Xuất hiện những đốm đỏ hình tứ giác, vuông, chữ nhật… đặc biệt có ở
hông, da dụng, lưng. Khi hết bệnh những đốm đỏ trên da sẽ trở thành vẩy.

Những dấu đỏ hình tứ giác, vuông,
nhật.

Xuất huyết ở da và tạo các vết đỏ. chữ

3. Bệnh tích.
- Xuất huyết các cơ quan như niêm mạc dạ dày da, phổi gan sung huyết,
lách và thận có thể bị nhồi máu.
- Da có nhiều dấu đỏ. Da bị hoại tử bong tróc ra.
- Thận bị xuất huyết lấm tấm ở vỏ và tủy thận có thể bị hoại tử.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 19



T
RA

M

Y

TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

BỆNH TAI XANH

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G


D

T

X

N

A

M

- Lách sưng sẩm màu, viêm ở van tim.
Thận bị nhồi máu, xuất huyết và hoại tử.
4. Phòng bệnh.
- Phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin đóng dấu lợn định kỳ vào tháng 3-4
và tháng 9-10. Liều 0,5-1ml/con.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn sinh
học trong khu chăn nuôi.
5. Điều trị.
- Dùng Penicillin 20.000 UI/1 kg trọng lượng (1.000.000 UI/50 kg) ngày
tiêm 3 lần
- Dùng Ampicillin 10-20 mg/kg trọng lượng.
- Ampi-Kana 1 g/40 kg trọng lượng.
- Ampi-Septol 1 ml/8 kg trọng lượng.
- Cần kết hợp với các loại thuốc trợ sức Vitamin B1, C, B-Complex,
Cafein, Anagin-C trong 3-5 ngày và kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt

T


RU

N

1. Nguyên nhân.
- Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)
là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở lợn.
- Do virut thuộc họ Arteriviridae gây ra.
2. Triệu chứng.
- Ở lợn nái có biểu hiện: biếng ăn,
lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm,
da biến màu (màu hồng sau đỏ sẫm), lờ đờ
hoặc hôn mê, thai khô hoặc lợn con chết
ngay sau khi sinh.
- Ở lợn con theo mẹ: thể trạng gầy
yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng
rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Lợn con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỉ lệ
chết ở đàn con có thể tới 100%.

GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 20


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

- Ở lợn cai sữa và lợn vỗ béo: những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ
ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt
trên da hoặc trên tai (tỉ lệ chết từ 20-70%).

T


RU

N

G

T

A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N


A

M

T
RA

M

Y

3. Bệnh tích.
- Phổi sưng, xuất huyết đốm hoặc từng đám.
- Niêm mạc tử cung tụ huyết, đỏ thẫm và chảy dịch.
4. Phòng bệnh.
- Chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo,
thoáng mát.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng
cho lợn.
- Mua lợn giống từ những cơ sở
đảm bảo.
- Thường xuyên vệ sinh, tiêu
độc, khử trùng chuồng nuôi. Nên sử
dụng Han-Iodine 10%.
- Tiêm phòng vacxin PRRS
nhược độc cho lợn con sau cai sữa.
- Tăng cường sức đề kháng bằng
cách cho lợn ăn đảm bảo dinh dưỡng,
vệ sinh, thường xuyên bổ sung các

nguyên tố vi lượng, khoáng và vitamin
(C, B.complex).
5. Điều trị.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị. Chủ yếu điều trị theo triệu chứng.
- Người chăn nuôi có lợn bệnh bắt buộc tiêu hủy được hưởng chính sách
hỗ trợ là 25000đ/kg lợn hơi.

BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON

1. Nguyên nhân.
- Do vi khuẩn đường tiêu hoá nhiễm trong môi trường chăn nuôi. Chủ yếu
do vi khuẩn E.coli gây ra.
- Do điều kiện thời tiết thay đổi, môi trường và nền chuồng ẩm ướt, nhiệt
độ thấp.
- Do thức ăn, nước uống cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh hoặc thay đổi
đột ngột loại thức ăn của lợn mẹ.
- Do sữa không tiêu bị vón cục lại nên ỉa ra phân trắng.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 21


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

T
RA

M

Y

2. Triệu chứng.

- Lợn ỉa chảy dữ dội, phân màu vàng trắng, trắng xám sau là vàng xanh.
Lợn ỉa nhiều lần, phân dính xung quanh hậu
môn.
- Lợn bú kém, bỏ bú, gầy sút nhanh, đi
lại loạng choạng, lông xù.
- Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn
trắng nhợt.
Lợn ỉa chảy phân vàng có bọt

D

T

X

N

A

M

3. Bệnh tích.
- Khi lợn chết do mất nước nên xác khô, mổ ra thấy gan màu nâu đen, dạ
dày chứa những cục sữa chưa tiêu hóa, có những nốt đen trên thành dạ dày.
- Ruột trương giãn to, dạ dày chứa sữa không tiêu.
Sữa không tiêu trong dạ dày

N
N


-

G

4. Phòng bệnh.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh chuồng nuôi, giữ khô ráo, sạch sẽ.

T

RU

N

G

T

A

M

G

D

- Chăm sóc lợn nái khi chửa đúng quy trình kỹ thuật, giảm lượng thức ăn
tinh, tăng thức ăn thô, xanh vào giai đoạn cuối thời kỳ chửa (18 - 25 ngày trước khi
đẻ).
- Tiêm Fe- Dextran-B12 10%, liều 3ml/1 lợn nái, tiêm trước khi lợn đẻ 2 3 tuần. Lợn con sinh 3 ngày tiêm 1 - 2ml Fe- Dextran-B12, sau 14 ngày, 28 ngày
tiêm lặp lại lần 2, lần 3.

- Tập cho lợn con ăn vào giai đoạn 3 tuần tuổi.
- Giữ ấm chuồng trại về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Thức ăn cho lợn mẹ phải đủ dinh dưỡng, sạch sẽ. Bổ sung vào thức ăn
chất khoáng và các nguyên tố vi lượng khác.
5. Điều trị.
Dùng các loại thuốc tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh như:
- Ampi Septol 1 ml/5kg trọng lượng.
- Genta-Tylo 2ml/ 10kg trọng lượng.
- Hantril - 50 liều 1ml/lợn con.
- Enrotril - 50 liều 1ml/con.

GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 22


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN

T

RU

N

G

T

A


M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T
RA

M


Y

1. Nguyên nhân.
Bệnh tiêu chảy ở lợn do nhiều nguyên nhân:
- Do virus: Các virus Rota virus, caclici virus, carona virus, Peste
virus...gây nên.
- Do vi khuẩn: Clostridium, Salmonella, E.coli, Erysipelothrix gây bệnh.
- Do ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun lươn, giun
tóc, sán... gây bệnh tiêu chảy.
- Do thức ăn: Các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu chất, nấm mốc, ôi
thiu, nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thức ăn quá nhiều đạm
cũng gây nên tiêu chảy.
- Các nguyên nhân khác: Lợn con mới đẻ thiếu sắt, vitamin nhóm B, A,
nguyên tố đồng... dẫn đến rối loạn tiêu hoá và dẫn tới tiêu chảy. Những yếu tố
thời tiết, stress, ẩm độ cao... cũng khiến lợn con hay bị tiêu chảy.
2. Triệu chứng.
- Lợn trên 1 tuần tuổi có hiện tượng ói mửa, sau đó xuất hiện tiêu chảy
hàng loạt.
- Sau 1-2 ngày lợn mẹ bỏ ăn, kế đến là tiêu chảy. Sau 4-5 ngày trở lại bình
thường. Nhưng lợn con mới sinh thì chết 100%.
- Con vật mất nước da khô, lông xù, còi cọc, chậm lớn.
3. Phòng bệnh.
- Tuân thủ quy trình tiêm phòng văcxin: dịch tả, thương hàn, đóng dấu
cho lợn (từ 21-40 ngày sau đẻ). Tiêm cho lợn mẹ trước khi phối giống 10-15
ngày.
- Tiêm sắt, vitamin B12 cho lợn từ 3-5 ngày tuổi 1ml/con, cho lợn mẹ từ
3-5ml trước khi đẻ 2-3 tuần.
- Dùng Levamisol tiêm 1ml cho 10kg trọng lượng để tẩy nội ký sinh trùng
cho lợn.
- Tăng cường kiểm tra thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại...

4. Điều trị.
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân, loại bỏ ngay những tác nhân gây bệnh.
- Nếu do thức ăn phải dừng ngay không cho ăn loại thức ăn đó.
- Do ký sinh trùng phải dùng thuốc diệt ngay.
- Do vi khuẩn dùng kháng sinh Tetra Fura 1g/5kg trọng lượng, Ampi
Septol 1ml/8kg trọng lượng, Chlortetradexa dùng cho lợn con 1-3ml/con, lợn từ
25-50kg dùng 5-10ml/con, lợn 50-100kg/con dùng 10-20ml/con.
- Tiêm thuốc giảm nhu động dạ dày, ruột: Atropin sulfate 0,1% liều 2-4
ml/100kg thể trọng.
* Chú ý: Điều trị triệu chứng là chủ yếu.

GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 23


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

BỆNH VIÊM VÚ Ở LỢN

T

RU

N

G

T

A


M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T
RA

M


Y

1. Nguyên nhân.
- Do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn tlợn máu đến tuyến vú gây viêm
vú.
- Lợn con có răng nanh, hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát
vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập.
- Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi
trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú.
2. Triệu chứng.
- Lợn con: đói, gầy kêu nhiều vì thiếu sữa. Lợn con bú sữa viêm bị tiêu
chảy, mệt mỏi, lông xù, da khô.
- Lợn mẹ: giảm ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm
có mủ màu vàng xanh, lợn sốt cao 40-410C, niêm
mạc mắt đỏ, vùng xung quanh tai và vùng tuyến
vú đổi màu, da xanh.
3. Phòng bệnh.
- Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng
ngày bằng dung dịch sát trùng.
- Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên
cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn.
- Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm
bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa.
- Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị
viêm.
4. Điều trị.
- Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa bầu vú ngày 4 lần, mỗi lần cách nhau 2
giờ.
- Có thể tiêm bắp kháng sinh liên tục từ 3 đến 5 ngày, như Ampiseptryl,
Marbovitryl hay Penstrep.

- Tiêm penicillin liều 500000UI + 20ml Novocain 3% tiêm vào gốc vú
ngày 2 lần, mỗi lần chacsnhau 6-8 giờ.
- Khi đã phục hồi để tăng khả năng cho sữa: chườm nóng bầu vú, tiêm
Oxitocin 10UI/ngày dùng từ 3 – 4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine,
khoáng, bổ sung cho lợn nái.
- Tiêm Vitamin B1 liều 5-7 ml và Cafein liều 5-7 ml/con tiêm bắp thịt cho
lợn.
* Chú ý: Ta nên tiêm kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh
mau lành.
BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN
1. Nguyên nhân.
- Cơ quan sinh dục ngoài bẩn, do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật
khi nhảy trực tiếp.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 24


TRUNG TÂM GDNN &GD TX, HUYỆN NAM TRÀ MY

BỆNH BẠI LIỆT Ở LỢN

T

RU

N

G

T


A

M

G

D

N
N

-

G

D

T

X

N

A

M

T
RA


M

Y

- Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát hoặc không
sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Bệnh cũng có thể do can thiệp khi lợn đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng
trại kém vệ sinh.
2. Triệu chứng.
- Lợn có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ăn kém,
âm hộ sưng tấy đỏ, dịch tiết từ âm đạo chảy ra
nhầy trắng đục nếu nặng dịch có máu.
- Lợn đứng nằm, bứt rứt không yên, lưng
cong lên.
- Kém sữa, không cho con bú.
3. Phòng bệnh.
- Pha Vimekon 100g/20 lít nước phun sát trùng chuồng trại 5 ngày trước
khi nái đẻ và tắm cho nái 1 ngày trước khi đẻ.
- Sát trùng kỹ dụng cụ gieo tinh, khi phối giống trực tiếp phải vệ sinh kỹ
cơ quan sinh dục.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng định kỳ 10 ngày 1 lần và lau rửa
bộ phận sinh dục lợn nái sau khi đẻ bằng Vimekon, thuốc tím...
4. Điều trị.
- Thụt rửa âm đạo và tử cung bằng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím
1/1000 liều 500ml, ngày 1 lần trong 7 ngày.
- Dùng kháng sinh chống viêm nhiễm cho lợn: Ampicillin: 2g/ngày,
Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày, Septotrim 24% 1 ml/15 kg trọng
lượng/ngày. Có thể dùng Bio-tycosol liều 10ml/80kg thể trọng, tiêm trong 2
ngày.
- Dùng 2 ống Oxytocin + 1g Penicillin hoặc AmpiK + 250ml nước sạch.

Pha hỗn hợp trên rồi dùng xilanh to bơm trực tiếp vào tử cung, mỗi ngày 1 lần
trong 2-3 ngày.
- Dùng kết hợp với vitamin B1, vitamin C…tăng cường sức đề kháng cho
cơ thể.

1. Nguyên nhân.
- Bệnh thường xảy ra ở lợn nái cao sản, đã đẻ nhiều lứa, sai con.
- Do lợn khẩu phần ăn thiếu canxi, phốtpho, buộc chúng phải lấy chất
khoáng từ cơ thể để tạo sữa. Và kết quả là xương và dây thần kinh của lợn mẹ bị
thiếu khoáng.
- Do lợn nái được nuôi trong chuồng chật chội, tối, thiếu ánh sáng, dẫn
đến thiếu các yếu tố cần thiết trong quá trình tạo xương như: thiếu các vitamin
A, D sẽ không đồng hoá được Ca, P có trong thức ăn gây thiếu canxi, phốtpho
và dẫn đến bại liệt.
2. Triệu chứng.
- Sau 2-3 tuần, lơn nái bị tụt cân, kém nhanh nhẹn, sau đó đi khập khiễng.
GIÁO TRÌNH: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI - TRANG 25


×