Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

MỘT số kỹ THUẬT THĂM dò CHỨC NĂNG hô hấp ở TRẺ HEN PHẾ QUẢN TRÊN 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HẠNH

MỘT SỐ KỸ THUẬT THĂM DÒ CHỨC NĂNG
HÔ HẤP Ở TRẺ HEN PHẾ QUẢN TRÊN 5 TUỔI

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI -2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HẠNH

MỘT SỐ KỸ THUẬT THĂM DÒ CHỨC NĂNG
HÔ HẤP Ở TRẺ HEN PHẾ QUẢN TRÊN 5 TUỔI
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bình
Cho đề tài: Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra
trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi
tại Bệnh Viện Nhi Trung ương


Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 62720135

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI -2018


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATS

: Hiệp hội lồng ngực Mỹ (American thorax society)

ERV

: Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory reserve volume)

FEF

: Lưu lượng thở ra gắng sức. (forced expiratory flow):

FeNO

: Nồng độ NO khí thở ra. (Fraction exhaled nitric oxide)

FEV1

: Thể tích thở tối đa trong giây đầu tiên

(forced expiratory volume in one second):

FRC

: Dung tích cặn chức năng(function residual capacity)

FVC

: Dung tích sống thở mạnh. (forced vital capacity)

GINA

: Hiệp hội hen toàn cầu(Global initiative asthma)

IC

: Dung tích hít vào(Inspiratory capacity).

IRV

: Thể tích dự trữ hít vào(Inspiratory Reserve Volume)

IVC

: Dung tích hít vào. (inspiratory vital capacity )

PEF

: Lưu lượng đỉnh. (peak expiratory flow)


Raw

: Sức cản đường thở(Resistance airway )

RV

: Thể tích khí cặn(Residual volume)

sRaw

: Sức cản đường thở riêng phần

TGV

: Thể tích khí trong lồng ngự(Thorax volumn)c

TLC

: Dung tích toàn phổi(total lung capacity)

TV

: Thể tích khí lưu thông(tidal volumn)

VC

: Dung tích sống. (vital capacity)


MỤC LỤC



DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG


7

I. Đặt vấn đề
Hen phế quản là bệnh lý viêm đường thở mạn tính, tiền sử của bệnh nhân
có các triệu chứng hô hấp như khò khè, thở nhanh, đau tức ngực, ho thay đổi
theo thời gian, cường độ và hạn chế thông khí thở ra[1]. Hen là bệnh lý ngày
càng phổ biến và phát triển trên toàn cầu, bệnh gặp ở cả giới nam và nữ ở mọi
lứa tuổi, đặc biệt đây là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em tại các
nước có nền công nghiệp phát triển[2] . Chẩn đoán bệnh hen ở trẻ nhỏ dựa
vào khai thác tiền sử và thăm khám bệnh, tuy nhiên bác sỹ lâm sàng khó đánh
giá mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ nặng của hen và sự phục hồi của
phế quản trong quá trình điều trị do hạn chế trong việc sử dụng các kỹ thuật
thăm dò và đánh giá chức năng đường thở. Ở trẻ lớn và người lớn, các hướng
dẫnchẩn đoán và kiểm soát hencủa ATS, GINA, PRACTALL…đều sử dụng
hô hấp ký, test phục hồi phế quản trong việc hỗ trợ chẩn đoán hen, đánh giá
mức độ nặng của bệnh cũng như theo dõi điều trị, tiên lượng bệnh nhân hen
trong nhiều thập kỷ qua[1, 3].
Những xét nghiệm cơ bản của thăm dò chức năng hô hấp bao gồm đo
thông khí phổi, đo các dung tích phổi, đo khả năng khuếch tán khí qua màng
phế nang mao mạch….
Tại Việt Nam, các hằng số sinh học về thông khí phổi ở người được tiến
hành từ những năm 1970. Vào năm 1968 và 1972, các nhà khoa học đã thống

nhất được giá trị bình thường của nhiều thông số thông khí phổi[4]. Bên cạnh
việc ứng dụng các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp trong chẩn đoán
và điều trị bệnh lý hô hấp ở người lớn, nhiều bệnh viện lớn trong cả nước đã
và đang áp dụng một số kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp ở trẻ em, đặc biệt
là trẻ hen phế quản.Vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề này với mục tiêu:
trình bày một số kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp và đánh giá ý nghĩa của
các kỹ thuật này trong chẩn đoán, điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ trên 5 tuổi.


8

II. Các kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp ứng dụng trong chẩn đoán
bệnh hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường thở, mức độ nặng của bệnh
hen liên quan đến mức độ tắc nghẽn đường thở và sự biến đổi cấu trúc của
đường thở. Thăm dò chức năng thông khí phổi sẽ giúp đánh giá các thể tích,
dung tích phổithay đổi theo thời gian. Có nhiều phương pháp đo thể tích phổi
như: phế dung ký, pha loãng khí, thể tích ký toàn thân, chụp X-quang….
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực hành lâm sàng là
phế dung ký.
II.1.

Phế dung ký (Spirometry)
Phế dung ký là một trong những xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp
cơ bản nhất, được sử dụng rộng rãi, giúp đo lường các thể tích, dung tích của
phổi và đánh giá tình trạng đường dẫn khí. Phế dung ký được chỉ định đo trên
những bệnh nhân nghi ngờ chẩn đoán hen, khí phế thũng, xơ phổi, bệnh phổi
tắc nghẽn. Phế dung ký không giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nhưng
đây là một kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc các bệnh lý hô hấp nói chung.
Có nhiều loại máy phế dung ký được thiết kế khác nhau, tuy nhiên đều thống

nhất về các chỉ số đo thể tích, dung tích phổi. Để có một kết quả đo tốt thì cần
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật viên và người bệnh.

2.1.1.

Lịch sử của phế dung ký
- Năm 129 sau công nguyên (khoảng 200-216), Galen là bác sỹ nổi tiếng người
Ai Cập đã cố gắng xác định thể tích phổi bằng cách cho trẻ thổi vào một quả
bóng[5].
- Một thời gian dài sau đó,Napolitano Giovani Alfonso Borelli (1608-1679) đã
hút cột nước trong một cái ống hình trụ và đo thể tích khí được thay thế bởi
nước, ông đã tránh sự rò rỉ khí bằng cách bịt mũi lại[5].


9

- Humphry Davy (1778-1829), năm 1800 đã đo thể tích khí cặn trong phổi của
mình bằng cách hít một hỗn hợp khí hydro chứa trong cái bình khí thủy
ngân[6].
- Nestor Grehant (1838-1910) sử dụng nguyên lý tương tự, năm 1864 ông đã
xác định được thể tích khí cặn chức năng và thể tích khoảng chết bằng cách
thở gắng sức thông qua một dụng cụ đo khí.
- Năm 1846, John Hutchinson (1811-1861), bác sỹ người Anh, ông là nhà
nghiên cứu lỗi lạc nhất trong lĩnh vực thăm dò chức năng hô hấp. Ông là
ngườiđầu tiên phát minh ra máy đo phế dung ký bằng cách lấy một dụng cụ đo
khí và đặt nó vào trong một dụng cụ đo chính xác để đo thể tích thở ra của
người. Ông đã đo được dung tích sống trên 2130 người, kết quả đo thấy có mối
liên quan giữa chiều cao, cân nặng, độ tuổi với dung tích sống. Ông đưa ra thuật
ngữ dung tích sống thở ra [5]. Năm 1852, ông đã đo dung tích sống cho 4000
người và phân chia thành nhiều nhóm theo giới, chiều cao, cân nặng [7].

- Một vài năm sau đó, các nhà nghiên cứu và phát minh khác đã cho ra đời một số
dạng cải tiến mới từ nguyên lý của John Hutchinson ở Châu Âu và Mỹ.
- Vào năm 1979, tại hội nghị Snowbird, hội lồng ngực Mỹ (ATS) lần đầu tiên
báo cáo về sự chuẩn hóa phế dung ký, ATS tiếp tục sửa chữa và cập nhật vào
các năm 1987, 1994[3].
- Năm 1983, cộng đồng than thép Châu Âu đưa ra tư liệu chuẩn hóa về phế
dung ký và tiếp tục cập nhật vào năm 2013 bởi hội hô hấp Châu Âu[8].


10


11

Phế dung ký do Hutchingson thiết
kế năm 1846.

Hình 1: Một số loại máy hô hấp ký được phát minh đầu tiên[5].

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của phế dung ký
Nguyên lý hoạt động của phế dung ký được xây dựng dựa trên định luật
dung ký do Stanley thiết kế in
Poiseuille: xác định lưu lượng của chấtPhếlỏng
khi dòng chảy được thiết lập

trong ống hình trụ tròn[9].

Phế dung ký do bác sỹ W.Weir
Mitchell thiết kế năm 1863.


Q: lưu lượng dòng chảy

R: bán kính của ống hình trụ
P: áp lực của dòng chảy
η: độ nhớt của chất lỏng
l: chiều dài ống

trong tạp chí The Journal of the
Royal Anthropological Society
năm 1981.


12

Lưu lượng của đường dẫn khí phụ thuộc vào sức cản của đường dẫn khí
được quy định bởi đường kính phế quản và áp suất tại phế nang được quy
định bởi tính đàn hồi của phế nang và mô kẽ.

Phế dung ký được đo dựa trên 4 phương pháp cơ bản là:
+
+
+
+

Pneumotomograph
Sử dụng turbin
Sử dụng siêu âm
Sử dụng loại dây kim loại nóng

Pneumotomograph: Đây là phương pháp đo lưu lượng của dòng chảy khi đi

qua một đoạn hẹp, làm giảm áp lực dòng chảy và tăng tốc độ dòng chảy tại
đoạn hẹp. Máy sẽ đo sự giảm áp suất khi bệnh nhân thổi qua dụng cụ đo.
Có hai loại Pneumotograph là Fleish và Lilly. Lilly đo sự chênh lệch áp suất
trước và sau một màng đo mà không có sức cản. Fleish sử dụng một loạt các
ống mao dẫn song song. Phương pháp đo này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất của không khí xung quanh. Loại máy đo bằng phương pháp
này phải được hiệu chỉnh hàng ngày và sau mỗi lần thay thế thiết bị.


13

Lilly

Fleisch

Hình 2: Phế dung kế được đo bằng phương phápPneumotograph
Sử dụng turbin: Dùng turbin để đo lưu lượng thở ra, bệnh nhân thổi ra hết
sức, turbin quay nhanh và máy sẽ đo được lưu lượng khí thở bằng tia hồng
ngoại. Phương pháp này không cần hiệu chỉnh máy, không bị ảnh hưởng bởi
nhiệt và độ ẩm không khí.

Hình 3: Phế dung kế sử dụng turbin
Sử dụng siêu âm: Lưu lượng được đo bằng cách xác định phổ của khí hít
vào và thở ra bằng siêu âm, phương pháp này không cần hiệu chỉnh và không
cần máy điều nhiệt.
Sử dụng loại dây kim loại nóng : Đo sức cản điện từ thông qua dây kim loại
nóng, sức cản này phụ thuộc nhiệt độ của dây kim loại. Nhiệt độ của dây kim
loại giảm đi khi bệnh nhân thổi vào máy đo. Phương pháp này không có độ
nhậy cao và không đo được chính xác lưu lượng [10].
2.1.3. Các kết quả đo được bằng phương pháp phế dung ký.

Phế dung kế là phương pháp đo quan trọng được sử dụng trong việc
chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng, theo dõi tiến triển, theo dõi đáp ứng điều trị


14

của bệnh lý hô hấp, đặc biệt là bệnh hen, COPD, bệnh phổi nghề nghiệp. Kết
quả đo của phế dung ký cho biết các thể tích phổi và các dung tích phổi, các
giá trị này phụ thuộc đặc tính của đường thở, nhu mô phổi, màng phổi, thành
ngực, độ đàn hồi của cơ hô hấp[11].
2.1.3.1. Các thể tích hô hấp
Các thể tích phổi động có thể đo được nhờ phế dung ký bao gồm: IRV,
TV, ERV.
- Thể tích khí lưu thông (Tidal volume-TV): là thể tích khí của một lần
hít vào và thở ra bình thường, người lớn trưởng thành TV khoảng 500 ml
- Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory Reserve Volume- IRV): là thể tích
hít vào thêm tối đa sau khi đã hít vào bình thường.
- Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory Reserve Volume- ERV): là thể tích
khí thở ra thêm được tối đa sau khi đã thở ra bình thường.
- Thể tích khí cặn (Residual Volume- RV): là thể tích khí còn lại trong
phổi sau khi đã thở ra tối đa.

Hình 4: Các thể tích phổi động
2.1.3.2. Các dung tích hô hấp
- Dung tích sống (Vital Capacity-VC): là thể tích lớn nhất mà người ta có
thể huy động được bằng cách thở ra hết sức sau khi đã hít vào tối đa.


15


VC = VT + IRV + ERV
- Dung tích sống thở mạnh (Forced Vital Capacity – FVC): còn gọi là dung tích
sống gắng sức, là thể tích khí thu được khi ta hít vào thật tối đa rồi thở ra thật
nhanh, thật mạnh, thật hết sức, đây là chỉ số rất quan trọng để đánh giá dung
tích phổi. Ở người khỏe mạnh, FVC = VC, ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường
thở FVC thấp hơn VC, do vậy cần phải đo cả VC và FVC để đánh giá các rối
loạn thông khí phổi.
- Dung tích hít vào (Inspiratory Capcity –IC): IC = TV + IRV
IC thể hiện khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp oxy tăng lên
của cơ thể. IC được đo bằng cách hít vào hết sức sau khi thở ra bình thường.
- Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity – FRC)
FRC = RV + ERV
FRC có ý nghĩa rất quan trọng, vì lượng khí này được pha trộn với lượng
không khí mới hít vào tạo thành hỗn hợp khí sẽ không làm nồng độ O2 trao
đổi bị thay đổi quá lớn sau mỗi lần hô hấp. FRC càng lớn thì nồng độ O2
trong đó càng thấp. Để đo được FRC cần dùng phương pháp thể tích kí toàn
thân, hoặc phương pháp pha loãng khí Heli, phương pháp rửa trôi bằng nitơ.
- Dung tích toàn phổi (Total Lung Capacity – TLC): là số lít khí có trong phổi
sau khi đã hít vào tối đa. TLC = VC + RV.
Đây là thông số quan trọng để đánh giá các rối loạn thông khí của phổi.
Hạn chế của phương pháp phế dung ký là không thể đo được các giá trị
RV, FRC, TLC. Các nhà khoa học đã phát minh ra phương pháp thể tích ký
thân để khắc phục hạn chế này.


16

Hình 5: Đường ghi các thể tích và dung tích hô hấp
2.1.3.3. Các lưu lượng thở (L/s)
Là lượng thể tích khí di chuyển trong một đơn vị thời gian, còn được gọi

là tốc độc của dòng thở. Lưu lượng thở phụ thuộc vào sự thông thoáng của
đường dẫn khí, độ đàn hồi của phổi và lồng ngực.
- Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced Expiratory Volume in the
first second – FEV1) (L): là thể tích khí lớn nhất có thể thở ra được trong một
giây đầu tiên. Ở người bình thường FEV1 chiếm 80% dung tích sống, được sử
dụng để đánh giá chức năng của phổi, mức độ đàn hồi phổi, mức độ đàn hồi
của lồng ngực, cơ hoành cũng như độ thông thoáng của đường thở. FEV1 là
chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sự tắc nghẽn của đường dẫn khí.
- Lưu lượng quãng giữa của FVC (L/s) (Maximal mid Expiratory FlowMMEF).
Là lưu lượng trung bình của quá trình thở ra mạnh bắt đầu từ vị trí 25%
của FVC đến vị trí 75% của FVC. Đây là chỉ số có độ nhậy cao trong việc
phát hiện sớm mức độ tắc nghẽn ở các đường dẫn khí nhỏ có đường kính
dưới 2 mm. FEF 25-75 <60% số lý thuyết được coi là bất thường.


17

Hình 6: Đường cong thể tích-lưu lượng
2.1.3.4. Các lưu lượng tức thì (Forced expiratory flow of FVC) (FEF)
- Là lưu lượng tối đa hoặc lưu lượng thở ra gắng sức tại một điểm xác





định của FVC
FEF 25 hoặc MEF 75 (L/s): lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC
FEF 50 hoặc MEF 50 (L/s): lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC
FEF 75 hoặc MEF 25 (L/s): lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 25% của FVC.
Lưu lượng thở ra đỉnh (Lưu lượng đỉnh) (Peak Expiratory Flow-PEF) (L/s):

Là tốc độ dòng thở ra cực đại, là lưu lượng có giá trị cao nhất ở 1/10 giây
đầu tiên khi thở ra thật nhanh. Bình thường PEF có giá trị gần bằng dung tích
toàn phổi, PEF phụ thuộc vào khả năng gắng sức của người tham gia đo hô
hấp ký. PEF giảm dưới 80% sốlý thuyết là có tắc nghẽn đường dẫn khí. Là chỉ

số giúp chẩn đoán, phân độ, theo dõi điều trị HPQ
 FIF 50 (Forced inspiratory flow at 50% of FVC): Lưu lượng hít vào gắng sức
trong khoảng 50% của dung tích sống gắng sức, được sử dụng để đánh giá tắc
nghẽn đường hô hấp trên
 Lưu lượng hít vào đỉnh (L/s) ( Peak Inspiratory Flow – PIF)
Là lưu lượng cao nhất trong lúc hít vào, thường được dùng để đánh giá
tắc

nghẽn

đường hô hấp trên.


18

Hình 7: Đường cong thể tích-lưu lượng
2.1.2.1.

Chỉ số Tiffeneau (%)
Là tỷ lệ FEV1/VC (%), là chỉ số xác định hội chứng tắc nghẽn nếu
FEV1/VC<75%. Chỉ số Tiffeneau phụ thuộc tính đàn hồi của phổi, lồng ngực,
cơ hoành và mức độ thông thoáng của đường dẫn khí.

2.1.2.2.


Chỉ số Gaensler (%)
Là tỷ lệ FEV1/FVC (%), ở người bình thường VC và FVC tương tự
nhau. Ở bệnh nhân có chít hẹp đường thở, hạn chế đường thở ra thì FVC giảm
nhiều hơn VC, khi thở ra mạnh thì FVC càng giảm thấp hơn VC; tỷ lệ
FEV1/FVC cao hơn FEV1/VC. Vì vậy khi có tắc nghẽn đường dẫn khí nên sử
dụng chỉ số Tiffeneau.

2.1.2.3.

Thông khí phút (L/phút)
Là lưu lượng khí thở ra được trong lúc nghỉ, bằng thể tích khí lưu thông
nhân với tần số thở trong 1 phút ( V = VT x f).
Thông khí phút tối đa (L/phút) (Maximal Voluntary Ventilation – MVV)
Là lượng khí có thể huy động tối đa được trong 1 phút. MVV đo được khi
gắng thở ra nhanh, mạnh hết sức trong 12 giây rồi nhân 5. MVV phản ánh tình
trạng hoạt động của hệ hô hấp, dùng trong thăm dò hô hấp trước phẫu thuật.
MVV > 60% số lý thuyết thì chức năng thông khí phổi trong giới hạn bình
thường.
2.1.3. Đường cong thể tích thời gian


19

Hình 8: Đường biểu diễn dung tích thở ra gắng sức [12]
Lưu lượng trung bình có thể xác định được từ biểu đồ trên, khi lưu lượng
thay đổi do thể tích thay đổi theo thời gian, những lưu lượng thở ra gắng sức
(FEF) có thể đo được trên biểu đồ bằng cách chia sự thay đổi thể tích theo
thời gian. Lưu lượng trung bình giữa 25-75% (FEF25-75)dưới 60% số lý
thuyết được coi là bất thường.
2.1.4.


Đường cong lưu lượng thể tích
Lưu lượng
Đường cong thở ra

Thể tích (L)
VC hít vào
Đường cong hít vào
Hình 9: Đường cong biểu diễn lưu lượng thể tích
2.1.5.

Đánh giá chất lượng giản đồ
 Khởi đầu tốt: thể tích ngoại suy <5% FVC hoặc 150 ml.
 Kết thúc tốt: thời gian thở ra > 6s (>10 tuổi), >3s (<10 tuổi) hay đường thở ra
có bình nguyên trên 1s
 Không có các lỗi kỹ thuật khác như:


20

+
+
+
+
+
+

+
+
+

+

Ho trong giây đầu tiên khi thở ra
Đóng nắp thanh môn
Gắng sức không liên tục
Kết thúc thở ra sớm
Hở khí qua miệng
Ống ngậm bị tắc khi đang thở ra
Tiêu chuẩn lặp lại được
Sai biệt giữa hai FVC lớn nhất <150 ml (<5%)
Sai biệt giữa hai FEV1 lớn nhất <150 ml (<5%)
Số lần thực hiện không quá 4 lần
Thời gian nghỉ giữa hai lần không quá 1 phút.
Giản đồ đạt chuẩn
Lưu lượng (L/s)

Thể tích (L)

Đúng kéo dài trước 15 giây

Đỉnh nhọn

Đường cong xuống

Thời gian (s)

Hình 10: Giản đồ đạt chuẩn [13]

Thể tích (L)



21

Các giản đồ chưa đạt chuẩn
Bắt đầu kém

Hít vào

Ngập ngừng, bắt đầu chậm

không hoàn toàn

Hít thở khi thổi

Không gắng sức trước 15 s

Ho trong giây đầu tiên

Không gắng sức liên tục

Đóng thanh môn hoặc ngừng thở

Rò khí

Thở ra ngoài

Hình 11: Các giản đồ chưa đạt chuẩn [13]


22


2.1.6. Chỉ định đo phế dung ký
Chẩn đoán
- Phế dung ký giúp lượng giá các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng và các xét
nghiệm cận lâm sàng bất thường.
- Khi bệnh nhân có các biểu hiện như sau:
+ Triệu chứng cơ năng: khó thở, khò khè, ho kéo dài, đau ngực
+ Thực thể: lồng ngực phình, dị dạng lồng ngực, thở ra chậm, tím tái,
thông khí phổi giảm.
+ Cận lâm sàng: khí máu có giảm PaO2, tăng PaCO2, đa hồng cầu,
-

Xquang ngực thẳng thấy lồng ngực bất thường.
Đo lường sự ảnh hưởng của bệnh lên chức năng hô hấp
Sàng lọc các cá thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lý phổi
Đánh giá các nguy cơ trước phẫu thuật
Đánh giá tiên lượng
Đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu các chương trình luyện tập thể
lực, thể thao.
Theo dõi

-

Đánh giá tác dụng trị liệu
Mô tả nguyên nhân của các bệnh ảnh hưởng lên chức năng hô hấp
Theo dõi những người phơi nhiễm với các tác nhân độc hại
Theo dõi các phản ứng bất lợi của thuốc gây độc cho phổi
Lượng giá mức độ thương tật

- Đánh giá bệnh nhân trong chương trình phục hồi y khoa

- Đánh giá các nguy cơ trong bảo hiểm
- Đánh giá cá thể với lý do hợp pháp
Đánh giá sức khỏe cộng đồng
- Khảo sát dịch tễ học
- Lập các phương trình tham khảo
- Nghiên cứu lâm sàng
2.1.7. Chống chỉ định đo phế dung ký
- Bệnh nhân ho ra máu không rõ nguồn gốc
- Tràn khí màng phổi
- Tình trạng tim mạch không ổn định


23

-

Túi phồng động mạch thành ngực, bụng, não
Mới phẫu thuật mắt
Mới phẫu thuật lồng ngực hoặc ổ bụng, mắt
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Các rối loạn cấp tính ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đo hô hấp ký: nôn…
[3]

2.1.8. Quy trình hô hấp ký chuẩn
Chuẩn hóa thiết bị đo
Kiểm định thiết bị đo
Kiểm soát chất lượng
Hướng dẫn bệnh nhân



24

Tiến hành đo
Xác định biểu đồ đạt chuẩn chấp nhận được
Đo nhắc lại
Đọc kết quả/So sánh với các giá trị tham khảo
Đánh giá lâm sàng
Đánh giá chất lượng

Phản hồi cho kỹ thuật viên

Sơ đồ 1: Quy trình hô hấp ký chuẩn[3].

-

+

2.1.9. Thao tác tiến hành đo hô hấp ký
Kiểm tra thiết bị đo
Giải thích cho bệnh nhân vì sao phải đo hô hấp ký
Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Hỏi bệnh nhân về tiền sử sử dụng thuốc, hút thuốc lá và các bệnh lý
gần đây.
+ Đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân
+ Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo
Rửa tay
Hướng dẫn và giải thích về cách đo cho bệnh nhân
Tư thế thẳng với đầu nâng nhẹ, không dựa lưng vào ghế, hai chân dạng ngang

bằng vai, mắt nhìn thẳng.

+ Ống cảm biến lưu lượng được cầm ngang tầm miệng (không đưa lên hoặc
+
+
+
+
+
+

chúc xuống)
Hít vào nhanh và hết sức
Thở ra gắng sức tối đa
Thực hiện đo (phương pháp đóng)
Bệnh nhân ở tư thế đúng
Kẹp mũi, ngậm kín miệng và môi quanh chu vi ống đo
Hít vào nhanh và mạnh hết sức <1s để đạt TLC
Thở ra tối đa hết sức ở tư thế thẳng về phía trước


25

+
+
+
+
+
+
+
+
+


Làm lại theo hướng dẫn nếu cần thiết
Đo lại tối thiểu 3 lần và tối đa dưới 8 lần
Thực hiện đo (phương pháp mở)
Bệnh nhân ở tư thế đúng
Kẹp mũi
Hít vào nhanh và mạnh hết sức <1s để đạt TLC
Ngậm kín miệng quanh chu vi ống đo
Thở ra tối đa hết sức ở tư thế thẳng về phía trước
Làm lại theo hướng dẫn nếu cần thiết
Đo lại tối thiểu 3 lần và tối đa dưới 8 lần[3].
2.1.10. Phân tích kết quả
Xác định kết quả đo đúng
FEV1/FVC
Người lớn: < giá trị bình thường (tiêu chuẩn ATS)
hoặc < 70% (tiêu chuẩn GOLD)*
5 - 18 tuổi: < 85% giá trị dự đoán
Không



FVC
Người lớn: < giá trị bình thường, 5
đến 18 tuổi: < 80% giá trị dự đoán

FVC
Người lớn: < giá trị bình thường, 5
to 18 tuổi: < 80% giá trị dự đoán
Không
Giới hạn thông khí
tắc nghẽn


Liệu pháp giãn phế
quản.
Tăng FEV1 hoặc
FVC: Người lớn: >
12% và > 200 mL 5
đến 18 tuổi: > 12%


Tắc nghẽn
có hồi
phục
(HPQ)

Không
Tắc nghẽn
không hồi
phục


Rối loạn thông
khí hỗn hợp


Rối loạn thông khí
hạn chế

Liệu pháp giãn phế quản.

Không

Bình thường, nếu
vẫn nghi ngờ HPQ
dùng test kích thích
PQ

Tăng FVC: Người lớn: >
giới hạn thấp bình
thường. 5 đến 18 tuổi: >
80% giá trị dự đoán



Tắc nghẽn đơn
thuần với bẫy khí
trong bệnh COPD

Xác định rối loạn
thông khí hạn chế
thông qua xét
nghiệm DLCO


×