Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ BỆNH TRỨNG cá THỂ THÔNG THƯỜNG TRÊN lâm SÀNG BẰNG KEM ROJELAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ NGUYỄN TRÀ MY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG
CÁ THỂ THÔNG THƯỜNG TRÊN LÂM SÀNG
BẰNG KEM ROJELAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ NGUYỄN TRÀ MY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG
CÁ THỂ THÔNG THƯỜNG TRÊN LÂM SÀNG
BẰNG KEM ROJELAN
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số


: 8720115

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Trần Văn Thanh
2. PGS.TS Lê Thị Thanh Nhạn

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, phòng Đào tạo
Sau đại học cùng các thầy cô giáo của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam đã cho tôi những kiến thức quý báu trong chuyên môn, nghiên cứu khoa
học và tác phong đạo đức nghề nghiệp của một người thầy thuốc.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Văn
Thanh, PGS.TS Lê Thị Thanh Nhạn - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam, những người thầy tận tụy, trực tiếp giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy trong Hội đồng thông qua
đề cương và chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của
Ban Giám đốc cùng toàn thể các y bác sỹ khoa Da liễu - Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung Ương, khoa Da liễu - Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong quá trình thu
thập số liệu để thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp luôn động viên khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có

thể yên tâm thực hiện luận văn.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2019

Vũ Nguyễn Trà My


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Nguyễn Trà My , học viên cao học khóa 9 Học viện Y Dược
học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS.Trần Văn Thanh và PGS.TS.Lê Thị Thanh Nhạn. Đề tài được
thực hiện tại khoa Da liễu - Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương và khoa Da
liễu - Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong thời gian từ tháng đến tháng năm 2018.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn
chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Người cam đoan

Vũ Nguyễn Trà My


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH


ALT

Alanin amino tranferase

AST

Aspartat amino transferase

DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

NĐC

Nhóm đối chứng

NCV

Nghiên cứu viên

NNC

Nhóm nghiên cứu

P.acnes

Vi khuẩn trứng cá

TCCS


Tiêu chuẩn cơ sở

Propionibacterium acnes
United States

USP 32

Pharmacopoeia 32

YHHĐ

Y học hiện đại

YHCT

Y học cổ truyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
Chương 1..........................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Bệnh trứng cá theo y học hiện đại..........................................................................................3

1.1.1. Đại cương về bệnh trứng cá........................................................3
1.1.2. Bệnh trứng cá thông thường.......................................................5
1.1.3. Điều trị bệnh trứng cá...............................................................12
1.2. Bệnh trứng cá theo y học cổ truyền......................................................................................15


1.2.1. Bệnh danh..................................................................................15
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ...............................................................16
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp dùng thuốc........................17
1.2.4. Chế độ vệ sinh, điều dưỡng.......................................................18
1.3. Tình hình nghiên cứu trứng cá thông thường.......................................................................19

1.3.1. Trên thế giới...............................................................................19
1.3.2. Việt Nam.....................................................................................19
1.4. Kem bôi rojelan.....................................................................................................................21

1.4.1. Thành phần................................................................................21
1.4.2. Phân tích thành phần kem bôi..................................................21
1.4.3. Dạng bào chế và quy trình pha chế..........................................25
1.4.4. Chỉ định......................................................................................25
1.4.5. Chống chỉ định...........................................................................25
1.4.6. Khuyến cáo sử dụng..................................................................25
1.4.7. Cách sử dụng.............................................................................26


Chương 2........................................................................................27
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................27
2.1. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................................................27

2.1.1. Kem Rojelan...............................................................................27
2.1.2. Thuốc đối chứng: Kem trị mụn Dermaton us..........................27
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................28

2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán...............................................................28
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.....................................................29

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................29

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................29
2.3.2. Cỡ mẫu.......................................................................................29
2.3.3. Quy trình nghiên cứu................................................................30
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả.....................................................32
2.4. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu........................................................................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................................33

Chương 3.......................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................35
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................................................35

3.1.1. Đặc điểm dịch tễ.........................................................................35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng.....................................................................37
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị.....................................................................................................39

3.2.1. So sánh đặc điểm đối tượng hai nhóm......................................39
3.2.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu.....................................40
3.2.3. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng.......................................42


3.2.4. So sánh kết quả điều trị 2 nhóm NC và ĐC..............................45
3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của kem ROJELAN................................................50

3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.............................50
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng......................51

Chương 4........................................................................................52

BÀN LUẬN....................................................................................52
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................................................52

4.1.1. Đặc điểm dịch tễ.........................................................................52
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng.....................................................................57
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị.....................................................................................................60

4.2.1. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu.....................................60
4.2.2. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng.......................................63
4.2.3. So sánh kết quả điều trị 2 nhóm NC và ĐC..............................64
4.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của kem ROJELAN................................................65

4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.............................65
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng......................66

KẾT LUẬN.....................................................................................67
KIẾN NGHỊ...................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phác đồ điều trị bệnh trứng cá thông thường[28] 12
Bảng 1.2. Thành phần kem bôi Rojelan 21
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT 28
Bảng 2.2. Thang điểm cảm nhận cải thiện tổng thể lâm sàng 32
Bảng 3.1. Đặc điểm theo nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu
35
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên
cứu 36
Bảng 3.3. Đặc điểm theo nghề nghiệp bệnh nhân nghiên cứu 36

Bảng 3.4. Đặc điểm theo địa dư bệnh nhân nghiên cứu 37
Bảng 3.5. Phân bố theo triệu chứng cơ năng 39
Bảng 3.6. Phân bố theo đặc điểm đối tượng của 2 nhóm 39
Bảng 3.7. Số lượng thương tổn trước và sau điều trị của NNC 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ % giảm tổn thương sau điều trị của NNC 40
Bảng 3.9. Thang điểm cảm nhận tổng thể lâm sàng sau điều trị
NNC 42
Bảng 3.10. Số lượng thương tổn trước và sau điều trị của NĐC
43
Bảng 3.11. Tỷ lệ % giảm tổn thương sau điều trị của NĐC 43
Bảng 3.12. Thang điểm cảm nhận tổng thể lâm sàng sau điều trị
của NĐC 45


Bảng 3.13. So sánh số lượng nhân trứng cá trước và sau điều trị
45
Bảng 3.14. So sánh số lượng thương tổn viêm trước và sau điều
trị 46
Bảng 3.15. So sánh tổng số thương tổn trước và sau điều trị 46
Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ % giảm thương tổn sau điều trị 46
Bảng 3.17. So sánh CGI-IS ở 2 nhóm sau 4 tuần 48
Bảng 3.18. So sánh CGI-IS ở 2 nhóm sau 8 tuần 49
Bảng 3.19. Phản ứng tại chỗ ngay sau khi bôi thuốc của 2 nhóm
50
Bảng 3.20. Biểu hiện trong quá trình điều trị của 2 nhóm 50
Bảng 3.21. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng NNC
51
Bảng 3.22. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng NĐC
51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm theo giới tính của bệnh nhân nghiên cứu
35
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo vị trí tổn thương 37
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo các loại tổn thương 38
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo mức độ tổn thương 38
Biểu đồ 3.5. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 4 tuần và 8 tuần của
NNC 41


Biểu đồ 3.6. Hiệu quả điều trị sau 4 tuần và 8 tuần NĐC 44
Biểu đồ 3.7. So sánh mức độ đáp ứng sau 4 tuần điều trị 47
Biểu đồ 3.8. So sánh mức độ đáp ứng sau 8 tuần điều trị 48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sinh bệnh học trứng cá [24] 10
Hình 1.2. Sữa ong chúa 22
Hình 1.3. Lô hội 23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là một bệnh da thường gặp, ảnh hưởng tới 9,4% dân số toàn
cầu, đứng thứ 8 trong các bệnh phổ biến nhất trên thế giới [65]. Tại Việt Nam,
theo số liệu tổng kết của Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2013, tỷ lệ bệnh
nhân trứng cá đến khám trong tổng số bệnh nhân đến khám là 14,61%, đứng
thứ 2 sau viêm da cơ địa.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy trứng cá phổ biến ở độ tuổi thanh
thiếu niên, vị trí thường xảy ra ở vùng mặt, tuy không gây biến chứng nguy
hiểm, nhưng bệnh kéo dài dai dẳng để lại di chứng làm ảnh hưởng nghiêm
trọng về mặt thẩm mỹ, tâm lý khiến người bệnh mất tự tin, mặc cảm, lo lắng,

ảnh hưởng đến giao tiếp, năng suất làm việc và chất lượng sống [70]. Vì vậy,
điều trị trứng cá đang được nhiều quan tâm của các nhà da liễu nói riêng và
các nhà y học nói chung.
Dựa vào hình thái, triệu chứng lâm sàng, tính chất của bệnh, người ta
chia bệnh trứng ra làm nhiều thể khác nhau: trứng cá thông thường, trứng cá
đỏ, trứng cá do thuốc, trứng cá sẹo lồi, trứng cá kê hoại tử, trong đó hay gặp
nhất là trứng cá thông thường [24].
Hiện nay, y học có rất nhiều phương pháp khác nhau như bôi tại chỗ,
thuốc toàn thân, vật lý trị liệu, xoa bóp, mát xa để điều trị trứng cá thông qua
giảm tiết bã, chống sừng hoá cổ nang lông và chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên,
các thuốc này đòi hỏi liệu trình điều trị kéo dài và thường có những tác dụng
không mong muốn nhất định.
Theo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu kỹ thuật bào chế
và đánh giá tác dụng trên thực nghiệm của kem Rojelan trong điều trị bệnh
trứng cá” của TS Trần Văn Thanh - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam đã xây dựng quy trình bào chế kem bôi da Rojelan chứa sữa ong chúa,
gel lô hội dùng điều trị mụn trứng cá, xác định được công thức bào chế thích


2
hợp nhất, điều kiện nhiệt độ tạo kem, tốc độ khuấy đảm bảo đạt tiêu chuẩn cơ
sở. Kết quả thử nghiệm độ kích ứng trên thỏ thí nghiệm của kem Rojelan là
không đáng kể. Đã đánh giá tác dụng của kem Rojelan trên mô hình bệnh
trứng cá thực nghiệm và chứng minh rằng kem Rojelan có tác dụng chống
viêm tốt đối với tác nhân gây viêm là vi khuẩn P. acnes, biểu hiện viêm sưng
do P. acnes gây ra.
Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều
trị bệnh trứng cá thể thông thường trên lâm sàng bằng kem Rojelan” với
2 mục tiêu:
1.


Đánh giá kết quả điều trị bệnh trứng cá thể thông thường trên lâm sàng
bằng kem bôi Rojelan.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của kem bôi Rojelan trên lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh trứng cá theo y học hiện đại
1.1.1. Đại cương về bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là bệnh lý của nang lông tuyến bã, xuất hiện cả ở nam và
nữ hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng
với nhiều hình thái tổn thương: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục, nang và
nhiều vị trí: trán, má, mũi, cằm, cổ, lưng, ngực. Tiến triển của bệnh thường là
lành tính, một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng có nhiều trường hợp tiến
triển dai dẳng, từng đợt. Nếu không điều trị kịp thời, phù hợp bệnh trứng cá
có thể để lại dát thâm, sẹo lõm, sẹo lồi làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và
chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dựa theo đặc điểm của bệnh và các hình thái tổn thương người ta chia
thành các thể lâm sàng khác nhau: [24], [41], [75].
+ Trứng cá thông thường (acne vulgaris):Là dạng bệnh hay gặp nhất,
thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí tổn thương thường gặp ở vùng
da mỡ như: mặt, vai, ngực, lưng. Tổn thương đa dạng với nhân đầu trắng, nhân
đầu đen, sẩn, mụn mủ, cục, nang, đôi khi gặp áp xe. Các dạng thương tổn này
không thường xuyên xuất hiện và kết hợp trên cùng một bệnh nhân [8].

- Trứng cá nghề nghiệp (occupational acne:Do tiếp xúc với các chất như
dầu, hắc ín, bụi than trong nhiều năm như công nhân thợ mỏ, công nhân làm
trong các nhà máy. Biểu hiện lâm sàng là nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ [76].
- Trứng cá do thuốc (acne iatrogenic: Nhiều thuốc có thể gây bệnh trứng
cá hay làm phát ban trứng cá như hormon androgen làm tăng hoạt động và làm
phì đại tuyến bã, corticoid tại chỗ hay toàn thân, thuốc chống lao, thuốc chống
động kinh, thuốc ức chế miễn dịch. Các dạng tổn thương: nhân trứng cá, sẩn,
mụn mủ. Sau khi ngừng sử dụng thuốc bệnh sẽ dần thuyên giảm [8], [76].


4
- Trứng cá kê hoại tử (acne necrotica miliaris):Biểu hiện khởi đầu với
sẩn nang lông màu đỏ, có thể ngứa, bờ viêm đỏ sau đó hóa mủ nhanh, khô lại
để lại vảy tiết màu vàng nâu bám chắc, bên dưới là ổ loét nhỏ, khi khỏi để lại
sẹo. Hay gặp ở nam giới, vị trí là trán, thái dương, rìa chân tóc.
- Trứng cá mạch lươn (acne conglobata): Một dạng trứng cá nặng, hay
gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành, chủ yếu ở nam. Đây là dạng
trứng cá có nhiều loại tổn thương phối hợp: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, áp
xe và sẹo. Vị trí tổn thương có thể thấy ở mặt, cổ, vai, ngực, lưng, mông, đùi.
Các tổn thương viêm căng, lan rộng kèm mủ nông, sâu tạo thành các đường
dò, cầu da. Bệnh tiến triển dai dẳng.
- Trứng cá tối cấp (acne fulminans): Hay còn gọi là trứng cá sốt loét và
sốt cấp tính, là dạng nặng nhất kèm theo triệu chứng toàn thân. Lâm sàng biểu
hiện với sự xuất hiện đột ngột các tổn thương viêm, căng, rỉ dịch ở ngực,
lưng, ít khi biểu hiện ở mặt. Các tổn thương nhanh chóng vỡ để lại vết loét,
đóng vảy tiết, khi lành để lại sẹo. Các triệu chứng khác kết hợp bao gồm sốt,
tăng bạch cầu nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, đau cơ, đau khớp, gan lách
to, thiếu máu.
- Trứng cá cơ học (acne mechanica): Phát ban dạng trứng cá có thể xuất
hiện sau những chấn thương vật lý lặp lại đối với da, ví dụ như sự cọ xát khi

mang dây đai hay mũ thể thao hay băng kín da. Tắc nghẽn tuyến bã nhờn làm
hình thành nên các nhân trứng cá. Hay các yếu tố bên ngoài tác động làm nặng
thêm tình trạng trứng cá có từ trước.
- Trứng cá sẹo lồi (acne keloidalis): Trứng cá sẹo lồi là một dạng của
viêm nang lông mạn tính mà bệnh cảnh là các sẩn, mụn mủ trên nền nang lông,
dẫn đến các tổn thương sẹo lồi. Các thương tổn sớm là các sẩn nang lông hình
vòm, mụn mủ ít gặp, theo thời gian sẩn và mụn mủ hợp lại tạo mảng hay dải, lâu
ngày tạo sẹo lồi. Vị trí tổn thương thường khu trú ở gáy, rìa chân tóc.
- Trứng cá trước tuổi thiếu niên: Thể này được chia làm 3 loại: trứng cá
sơ sinh, trứng cá trẻ nhỏ, trứng cá tuổi thiếu niên [8], [53].


5
- Trứng cá ở người trưởng thành (adult acne): Bệnh trứng cá ở người
trưởng thành là bệnh ở những người trên 25 tuổi. Tên gọi khác là bệnh trứng cá kéo
dài hay bệnh trứng cá khởi phát muộn [53]. Thương tổn cơ bản: tổn thương viêm
(sẩn, mụn mủ, cục) chiếm ưu thế, nhân trứng cá ít. Vị trí phân bố thường ở má,
cằm, quanh miệng. Đây là dạng trứng cá dai dẳng và kém đáp ứng điều trị.
- Các loại hình trứng cá khác: Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt,
trứng cá nhân loạn sừng gia đình, trứng cá vùng nhiệt đới, trứng cá do mỹ
phẩm [8],[19],[23].
1.1.2. Bệnh trứng cá thông thường
Là thể bệnh trứng cá hay gặp nhất, phổ biến cả hai giới đặc biệt ở lứa
tuổi thanh thiếu niên. Các tổn thương khu trú ở vùng da dầu như mặt, ngực,
lưng, vai. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như là nhân trứng cá, sẩn đỏ, sẩn
mụn mủ, mụn mủ, cục, nang, tùy thuộc vào tác động của các yếu tố như tăng
tiết bã nhờn, dày sừng cổ tuyến bã, phản ứng viêm, rối loạn thành phần
chất bã và hoạt động của vi khuẩn. Tiến triển bệnh trứng cá thông thường
có khuynh hướng biến mất một cách tự nhiên sau tuổi 20 đến 30 mà
không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, dưới tác động của các yếu tố như

khí hậu, stress, thức khuya, thuốc bôi tại chỗ, khí hậu nóng ẩ m làm bệnh
tiến triển dai dẳng và chuyển sang các thể nặng hơn.
1.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường
Trên lâm sàng người ta chia tổn thương cơ bản của bệnh trứng cá thông
thường làm hai loại [11], [36].
Tổn thương không viêm
- Vi nhân trứng cá: là các nhân trứng cá rất nhỏ, bắt đầu mới hình thành,
rất khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu là nhờ sinh thiết.
- Nhân đầu trắng: do chất bã và lá sừng tích tụ, kích thước nhỏ có màu
trắng hay hồng nhạt, hơi gồ lên. Tổn thương này có thể tự thoát ra tự nhiên, ít
gây tổn thương trầm trọng hoặc chuyển thành nhân đầu đen [11], [36].


6
- Nhân đầu đen: tổn thương do kén bã kết hợp những lá sừng của thành
nang lông bám chặt và nang lông làm gồ lên và làm nang lông giãn rộng.
Đầu nhân trứng cá có màu đen là do hiện tượng oxy hóa chất keratin.
Nhân có thể thoát ra tự nhiên, tuy nhiên có thể bị viêm [36].
Tổn thương viêm
Tùy vào tình trạng viêm nhiễm mà trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình
thái tổn thương khác nhau. Đặc điểm chung của loại tổn thương này là viêm
nhiễm ở trung bì với các biểu hiện [11]:
- Sẩn: Các nang lông bị giãn rộng và vít chặt lại, vùng kế cận tuyến bã
xuất hiện phản ứng viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện những đợt sẩn đỏ hình nón, gồ
lên mặt da, sờ thấy được, mềm hơi đau, kích thước < 5mm đường kính.
- Mụn mủ: là sẩn chứa mủ. Mụn mủ có thể vỡ, khô sau đó xẹp và biến
mất, đôi khi để lại sẹo.
- Cục: tổn thương viêm có thể đến trung bì sâu, đường kính thường nhỏ
hơn 1 cm, thường đau và tăng lên khi sờ.
- Nang: tập hợp nhiều cục, 2-3 cục, sưng lên, quá trình viêm đã hóa mủ

chứa dịch vàng lẫn máu, kích thước thường lớn hơn 1 cm, sờ thấy lùng nhùng.
Tiến triển thường để lại sẹo.
Các tổn thương thuyên giảm để lại các dát đỏ, dát thâm sau đó da trở về
bình thường. Nếu tổn thương viêm nhiễm sâu, hóa mủ sẽ để lại sẹo, có thể là
sẹo lõm, sẹo quá phát hay sẹo lồi. Đây là các tổn thương thứ phát.
Ngoài các tổn thương trên thì ở bệnh nhân bị trứng cá có hiện tượng
tăng tiết bã làm da bóng, nhờn, các lỗ chân lông giãn.
1.1.2.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thông thường
Bệnh trứng cá thông thường liên quan với nhiều yếu tố. Các yếu tố này
có thể làm khởi phát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm [3], [11], [53].
Tuổi: thường khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 90% ở lứa tuổi 13-19,
sau đó bệnh thuyên giảm dần. Đôi khi bệnh khởi phát muộn hơn ở tuổi 20-30,
thậm chí 50-59 [10].


7
Giới: đa số tác giả đều thấy nữ bị bệnh trứng cá nhiều hơn nam nhưng
các hình thái lâm sàng biểu hiện ở nam nặng hơn so với nữ giới.
Yếu tố di truyền: Nghiên cứu của Andrew cho thấy yếu tố di truyền có
vai trò sinh bệnh học trứng cá. Theo Goudlen cứ 10 người bị bệnh trứng cá thì
5 người có tiền sử gia đình [40]. Theo Phạm Văn Hiển, nếu bố mẹ bị bệnh
trứng cá thì 45% con trai của họ bị trứng cá ở tuổi đi học [20].
Yếu tố nghề nghiệp: tiếp xúc dầu mỡ, tiếp xúc với ánh nắng nhiều làm
tăng khả năng bị bệnh [5], [20].
Yếu tố thời tiết: liên quan đến bệnh với khí hậu nóng ẩm, hanh khô.
Yếu tố chủng tộc: người da vàng và da trắng bị bệnh trứng cá nhiều hơn
người da đen [34].
Chế độ ăn: thức ăn ngọt (socola, đường, bơ), đồ uống có tính chất kích
thích (rượu, bia, cafe) có liên quan đến bệnh [5], [20].
Yếu tố nội tiết: những người bị bệnh nội tiết như cường giáp, Cushing,

buồng trứng đa nang thường bị bệnh trứng cá [20].
Stress: khi lo lắng, căng thẳng làm trứng cá nặng lên [10].
Thuốc: cũng là yếu tố làm nặng bệnh như: corticoid, isoniazid, nhóm
hologen, lithium, hydantoni [20].
Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng
phương pháp, lạm dụng mỹ phẩm.
1.1.2.3. Căn sinh bệnh học bệnh trứng cá thông thường
Để hiểu rõ về sinh bệnh học, chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm nang
lông, tuyến bã vì có liên quan mật thiết đến bệnh trứng cá.
a. Đặc điểm của nang lông, tuyến bã
* Nang lông: có 2 loại là nang lông tơ và nang lông dài [8], [11], [12].
- Nang lông tơ: nằm rải rác khắp toàn bộ cơ thể (trừ lòng bàn tay, lòng
bàn chân). Nang lông tơ có kích thước nhỏ nhưng tế bào tuyến bã có kích
thước lớn hơn nhiều so với nang lông dài [19].


8
- Nang lông dài: có ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. Những vị trí này
lông mọc toàn bộ, tuyến bã quanh nang lông không phát triển, chất bã được
bài xuất qua các ống ngắn đến nang lông, cổ nang lông rồi ra ngoài [19].
*Tuyến bã:
- Sinh lý tuyến bã: Tuyến bã là tuyến toàn hủy: chất bã và tế bào tuyến
bã được đào thải toàn bộ, còn tuyến mồ hôi bé là tuyến toàn vẹn và tuyến mồ
hôi lớn là tuyến đầu hủy. Tế bào chế tiết của tuyến bã trong bào tương chứa
nhiều hạt mỡ. Các hạt mỡ dần phát triển chiếm thể tích tế bào, tế bào mất bào
quan, mất nhân trở thành hạt mỡ [19]. Hoạt động của tuyến bã chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó lớn nhất là hormon sinh dục nam, ngoài ra
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như di truyền, kích thích. Tuyến bã hoạt
động mạnh lúc mới sinh do androgen mẹ truyền qua nhau thai, bất hoạt ở trẻ
em từ 2-6 tuổi, sau 7 tuổi thì hoạt động trở lại và phát triển mạnh ở tuổi dậy

thì sau đó thì giảm dần và giảm tiết ở độ tuổi 70 đối với nam và ở tuổi 50 đối
với nữ. Hoạt động tuyến bã theo nhịp ngày đêm: tuyến bã hoạt động mạnh và
bài tiết nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu giờ chiều, giảm tiết chất bã
nhất là vào cuối giờ chiều tối [19], [36].
- Chất bã: là chất vô khuẩn được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một
phần ở thượng bì, tiết ra trên bề mặt da làm dẻo hóa màng sừng, có tác dụng
giữ độ ẩm cho da và như là lớp bảo vệ da chống lại vi khuẩn, vi rút, nấm và
chống thấm nước [6], [11].
b. Căn sinh bệnh học của trứng cá thông thường
Trên một thể tạng nhất định có tăng sản xuất chất bã dưới tác động của
nhiều yếu tố (testosteron, tuổi, môi trường), kết hợp bị sừng hóa cổ nang lông
tuyến bã làm cho chất bã bị ứ trong lòng tuyến bã tạo nên nhân trứng cá, điều
kiện để các vi khuẩn trên da điển hình là P. acne phát triển phân hủy chất bã
tạo ra nhiều acid béo tự do là nguyên nhân chính gây viêm tấy thành tuyến bã
và lan tràn ra xung quanh tạo nên các sẩn viêm, mụn mủ. Những quá trình này
phối hợp với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý.


9
*Tăng sản xuất chất bã
Các tuyến bã tiết chất bã để giữ ẩm cho da và góp phần duy trì độ pH.
Trong bệnh trứng cá có sự tiết chất bã quá nhiều. Một trong những thành phần
của chất bã là triglyceride, có vai trò thúc đẩy trong sinh bệnh học bệnh.
Triglyceride bị phá hủy thành các acid béo tự do tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển và lan tràn P.acnes gây nên hiện tượng viêm [66].
Sự bài tiết của chất bã có liên quan đến với vác hoc mon, trong đó quan
trọng là hocmon sinh dục nam (androgen) chủ yếu là Testosteron, ngoài ra
còn chịu tác tác động của các yếu tố khác như: di truyền, tress [15].
*Tăng sừng hóa cổ nang lông tuyến bã
Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại

làm cho chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến
bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá (quá trình hình thành nhân
trứng cá trung bình là 30 ngày). Nếu có bội nhiễm sẽ gây viêm nhiễm, có mủ, có
thể lây sang các tuyến bã khác hình thành nên các sẩn viêm, mụn mủ, nang [11].
*Vai trò của vi khuẩn
Trong nang lông có Propionibacterium acne (P.acne), còn gọi là
Corynebacterium acne, một loại trực khuẩn gram (+), kị khí, phát triển tốt ở
pH từ 5-5,6 với nhiệt độ 30-37 oC. Trên cơ địa tăng tiết bã nhờn, dày sừng cổ
nang lông tuyến bã là điều kiện cho vi khuẩn kị khí phát triển. Bình thường
trong độ tuổi từ 11 đến 14 và 16 đến 20 không tìm thấy P.acne ở những người
không bị trứng cá. Ngược lại người bị trứng cá trung bình có khoảng 114.800
P.acnes/cm2. Bằng sinh hóa và huyết thanh học, loại vi khuẩn này được phân
thành hai nhóm: P. Acnes và P. Grannulosum. Vi khuẩn P. Grannilosum gặp
chủ yếu ở phần cổ lang nông với số lượng rất ít. Ngoài vi khuẩn trên người ta
còn thấy một số nấm men Pityrosporum ovale ở một số nang tuyến bã.
*Tình trạng viêm


10
Hình thành phản ứng viêm với sự tham gia của các yếu tố: vi khuẩn (nhất là
P.acnes), bạch cầu, enzym, các cytokin tiền viêm, TNF-α... hình thành nên các tổn
thương viêm như sẩn, mụn mủ, cục, nang. Theo Lyte P (2009): các biểu hiện của
trứng cá do P.acnes gây ra các phản ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống
và ngay cả khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chết cũng có
thể kích thích gây nên phản ứng viêm.

Vi nhân trứng cá

Nhân đầu đen


Sẩn viêm / mụn mủ Cục/ nang

- Tăng sừng hóa cổ - Giãn rộng cổ - Giãn rộng đơn vị - Thành nang vỡ
tuyến nang lông.

tuyến nang lông

nang lông tuyến bã.

- Bắt đầu kết tụ chất - Kết tụ chất bã và - Tăng sinh vi khuẩn
bã và tế bào sừng

tế bào sừng

- Viêm lan tỏa
ra xung quanh

- Viêm nang lông

Hình 1.1. Sinh bệnh học trứng cá [24]
1.1.2.4. Phân loại mức độ bệnh trứng cá thông thường
Trứng cá là một bện khá phổ biến trong cộng đồng, cho đến nay có khá
nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để phân mức độ trầm trọng của trứng
cá thông thường, những phương pháp phổ biến nhất hiện đang được sử dụng là:
Phân loại theo giáo trình Học Viện Quân Y (2001) [8], chia làm 3 mức độ
- Mức độ nhẹ: dưới 50 nhân trứng cá, sẩn
- Mức độ vừa: 50-100 nhân trứng cá, sẩn
- Mức độ nặng: 100-200 nhân trứng cá, sẩn
Phân loại theo Cunliffe và cộng sự (2003) [53] chia làm 4 mức độ



11
- Mức độ nhẹ: phần lớn là các nhân trứng cá, số lượng sẩn và mụn mủ ít
nhỏ hơn 10.
- Mức độ trung bình: sẩn và mụn mủ có số lượng từ 10-40. Nhân trứng
cá cũng có từ 10-40.
- Mức độ nặng: sẩn và mụn mủ từ 40-100 kết hợp với nhiều nhân trứng
cá 40-100, thường có trên 5 thương tổn nốt viêm sâu, rộng. Bệnh biểu hiện ở
nhiều vị trí, nhưng thường ở mặt, ngực lưng.
- Mức độ rất nặng: mụn trứng cá nốt, nang và mụn trứng cá cụm với
thương tổn nặng: nhiều thương tổn nốt/mụn mủ rộng, đau cùng với nhiều sẩn
nhỏ, mụn mủ, nhân trứng cá.
Phân loại theo Hayashi và cộng sự (2008) [59]
Dùng ảnh chụp và đếm thương tổn trên nửa khuôn mặt, chia thành 4 mức
độ:
- Mức độ nhẹ:

0-5 thương tổn

- Mức độ vừa:

6-20 thương tổn

- Mức độ nặng:

21-50 thương tổn

- Mức độ rất nặng: >50 thương tổn
Phân loại theo Karen Macoy 2008 [61]: Dựa vào số lượng và đặc điểm tổn
thương chia ra 3 mức độ:

- Mức độ nhẹ:
+ <20 thương tổn không viêm, hoặc
+ <15 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn <30
- Mức độ vừa:
+ 20-100 thương tổn không viêm, hoặc
+ 15-50 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn 30-125


12
- Mức độ nặng:
+ >5 nốt/cục, hoặc
+ >100 thương tổn không viêm, hoặc
+ >50 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn >125
1.1.3. Điều trị bệnh trứng cá
1.1.3.1. Nguyên tắc điều trị
Bệnh trứng cá nói chung và trứng cá thông thường nói riêng có liên quan
đến cơ địa nên điều trị rất phức tạp. Việc điều trị bệnh phải dựa vào cơ chế
bệnh sinh, phối hợp thuốc bôi, uống để tác động đơn độc và/hoặc phối hợp
đến các yếu tố gây bệnh trứng cá. Cho tới nay, nhiều hội thảo trong nước cũng
như trên thế giới đã đưa ra các phác đồ điều trị theo từng giai đoạn, thể bệnh.
Tuy nhiên, các phác đồ đều dựa trên 4 nguyên tắc chính được đặt ra.
+ Điều chỉnh những thay đổi về sự sừng hóa của nang lông.
+ Làm giảm các hoạt động của tuyến bã nhờn.
+ Làm giảm sự phát triển của vi trùng, đặc biệt là P.acnes, ức chế sự sản
xuất các sản phẩm viêm nhiễm ngoại bào thông qua việc ức chế sự phát triển
của vi khuẩn.
+ Hạn chế và chống viêm.

Ngoài ra có thể điều trị các di chứng sau khi đã khỏi bệnh trứng cá.
1.1.3.2. Phác đồ điều trị bệnh trứng cá thông thường
Bảng 1.1. Phác đồ điều trị bệnh trứng cá thông thường[28]
Nhẹ

Vừa

Nặng

Duy trì

+ Bôi Retinoid và
thuốc bong sừng

+ Bôi Retinoid với
kháng sinh hoặc
với BP

+ Bôi Retinoid với
kháng sinh hoặc
với BP

+ Bôi Retinoid
với kháng sinh

+ Uống kháng sinh

+ Uống Isotretinoin
và/hoặc kháng sinh
hoặc liệu pháp

hormon.

+ HoặcRetinoid
và kháng sinh

+ Hoặc kháng sinh + Có thể dùng
và (BP)
Isotretinoin nếu
bệnh dai dẳng

+ Hoặc kháng
sinh với BP


13
1.1.3.3. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị trứng cá
*Retinoid
Hoạt hóa và ức chế quá trình sao chép gen, làm thay đổi các yếu tố có
liên quan đến tăng sinh, tình trạng viêm, sự sản xuất chất bã nhờn, làm giảm
sự hình thành nhân trứng cá và làm giảm sự gắn kết của các tế bào sừng trong
nhân trứng cá. Do đó, có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn của nang lông, có
tác dụng giải quyết nhân trứng cá và các tổn thương viêm. Thời gian điều trị
trong vòng 3 tháng có thể cho kết quả đáng kể.
Các chất dùng trong điều trị là:
- Tretinoine: Làm tiêu nhân mụn và ngăn ngừa hình thành nhân trứng cá.
Thời gian tác dụng trong vòng 3 tháng cho kết quả đáng kể. Tác dụng phụ có
thể gặp là: khô da, kích thích da, tróc vảy, tăng mụn trứng cá tạm thời trong
vòng 2 – 3 tuần đầu điều trị. Thuốc được thoa vào buổi tối. Kết quả rõ nhất
sau 6 tuần điều trị.
- Adapalene: Là retinoid thế hệ thứ 3, đã được Cục quản lý dược và thực

phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt cho phép sử dụng trong điều trị mụn trứng cá vào
năm 1996. Adapalene có tác dụng giảm kích thước tuyến bã, giảm tiết chất bã,
giảm sừng hóa cổ nang lông do đó làm giảm quá trình hình thành nhân trứng
cá. Adapalene không liên kết với các protein acid retinoic cytosolic ràng buộc
mà bám vào thụ thể acid retinoic hạt nhân nên ức chế các keratinocytes mạnh
hơn các tretinoin khác. Cấu trúc hóa học ổn định giúp adapalene có tính ổn
định với ánh sáng và oxygen nên không bị phân hủy bởi hai tác nhân này
[54]. Sự hấp thu qua da của adapalene thấp, chủ yếu có tác dụng tại chỗ, ít
gây ảnh hưởng đến toàn thân.
- Tazarotene: Được sử dụng nhiều trong điều trị vảy nến. Gần đây, có
một số nghiên cứu thấy tazarotene có khả năng làm giảm tổn thương sẩn và
nhân trứng cá mở hơn tretinoin.


14
* Benzoyl peroxide
Đây là dạng thuốc bôi rất phổ biến trong điều trị trứng cá trong nhiều
năm nay, có tác dụng chống vi trùng và làm giảm sự thủy phân triglyceride, tác
dụng chống viêm và đặc tính phân hủy nhân trứng cá. Có thể xảy ra khô da, viêm
da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng, nhưng với tỉ lệ rất thấp.
* Kháng sinh
Một số kháng sinh có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp
tetracycline, erythromycin, doxycyclin 100mg và clindamycin. Cả hai thuốc
erythromycin và clindamycin đã được chứng minh có hiệu quả và dung nạp
tốt, có tác dụng làm giảm sự phát triển của P.acnes trên bề mặt da và trong
nang lông [17], [60].
- Tetracyclin: Liều giảm dần: 1,5g/ngày trong 8 ngày; 0,5g/ngày trong 1
tháng; 0,25g/ngày trong các tháng tiếp theo. Liều không đổi: 1g/ngày chia làm
2 lần, uống trước bữa ăn 30-60 phút.
- Doxycyclin:

+ Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phế
quản, viêm phổi. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm thận - bể thận, viêm
bàng quang. Nhiễm khuẩn da và mô mềm: chốc, trứng cá, viêm mô tế bào.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
+ Chống chỉ định: Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con
bú, suy gan, phơi nắng, kết hợp với retinoid uống.
+ Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, thiếu máu,
giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, nhạy cảm ánh sáng.
+ Liều lượng: Trong bệnh trứng cá thông thường dùng liều
100mg/ngày.
- Erythromycin: Liều dùng: 1- 1,5g/ngày. Tỷ lệ kháng thuốc của P.acnes
là 60%. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa.
- Azithroycin: Liều dùng 500mg x 3 lần/tuần. Hiệu quả tốt, tác dụng phụ
là rối loạn tiêu hóa.


×