Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH và đặc điểm sỏi TIẾT NIỆU QUA SIÊU âm tại BỆNH VIỆN đa KHOA LƯƠNG tài năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.29 KB, 30 trang )

SỞ Y TẾ BẮC NINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN LƯƠNG TÀI

PHẠM THỊ HIẾN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM SỎI TIẾT NIỆU
QUA SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LƯƠNG TÀI
NĂM 2017

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Bắc Ninh, năm 2018


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp. Sỏi tiết niệu đại đa số hình thành
tại thận, sau đó theo dòng nước tiểu xuống khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên
đường tiết niệu.
Sỏi tiết niệu thường chỉ có triệu chứng lâm sàng khi sỏi di chuyển hoặc
gây tổn thương sớm đường tiết niệu. Ngược lại, các sỏi ở đài thận và nhất là ở
đài thận dưới và sỏi san hô đôi khi diễn biến âm thầm ngay cả khi sỏi thận rất
lớn, phát hiện tình cờ khi sêu âm [1] Vì vậy trong nhiều trường hợp bệnh nhân
đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, khi đã có biến chứng.
Hiện nay, có nhiều phương thức điều trị sỏi tiết niệu, kết hợp vừa nội


khoa và ngoại khoa bằng nhiều biện pháp tùy thuộc vào bản chất sỏi và biến
chứng sỏi gây nên. Tuy nhiên việc loại bỏ sỏi khỏi hệ tiết niệu thường không
khó nhưng vấn đề phòng ngừa tái phát sỏi thì rất phức tạp vì cơ chế hình
thành sỏi tiết niệu chưa xác định rõ ràng[2].
Vì vậy, đối với sỏi hệ tiết niệu việc chẩn đoán và loại bỏ sỏi kịp thời vẫn
chưa đủ mà cần phải có chiến lược dự phòng và theo dõi lâu dài đề phòng
ngừa sỏi phát sinh và tái phát.
Xác định tỷ lệ mắc của sỏi hệ tiết niệu và các yếu tố liên quan là một vấn
đề rất quan trọng và cần thiết giúp các nhà chuyên môn có cái nhìn tổng thể
về bệnh, có chiến lược phòng ngừa, giúp cho người dân có những kiến thức
cần thiết về loại bệnh này và cùng với ngành chức năng phối hợp phòng ngừa
bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá tình hình và
đặc điểm sỏi tiết niệu qua siêu âm tại bệnh viện Đa Khoa Lương Tài năm
2017” nhằm:
1. Xác định tỉ lệ mặc sỏi tiết niệu trong số các bệnh nhân đến siêu âm tại
bệnh viện
2. Tìm hiểu đặc điểm sỏi tiết niệu trên siêu âm của các đối
tượng nghiên cứu.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

1.1.Giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu
1.1.1. Giải phẫu hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
 Thận
• Hình thể ngoài của thận

- Bình thường cơ thể có 2 quả thận hình hạt đậu có mặt : Mặt trước lồi, mặt sau
phẳng. Bờ trong có vùng lõm sâu và vùng rốn thận. Bờ ngoài lồi. Bề mặt thận
trơn láng nhờ được bao bọc mỏng gọi là vỏ thận.
- Kích thước thận : Dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm
- Trọng lượng thận: Trung bình khoảng 150 gram ở nam giới. Ở nữ trọng lượng
thận nhỏ hơn chút ít, khoảng 130 gram
- Vị trí: Thận nằm sau phúc mạc, hai bên cột sống, ngay phía trước cơ thắt
lưng, ngang mức đốt sống từ T12 đến L3
• Hình thể trong của thận
- Xoang thận: Thành xoang thận có nhiều chỗ lồi lõm. Những chỗ lồi hình nón
gọi là nhú thận, những chỗ lõm úp vào nhú thận gọi là đài thận nhỏ. Mỗi thận
có 7 – 14 đài thận nhỏ xếp thành 2 lớp trước và sau tập trung thành 2 – 3
nhóm đài lớn xếp theo một bình diện đứng. Các đài lớn quy tụ lại thành một
túi chung gọi là bể thận.
- Nhu mô thận gồm hai phần : Vùng vỏ ngoài, vùng tủy ở trong bao quanh
xoang thận. Cầu thận nằm chủ yếu ở vùng vỏ thận, ống thận chủ yếu nằm sâu
vào trong tủy thân. Tháp Malpighi được tạo bởi các ống góp tạo thành khối
hình nón mà đỉnh quay về phía xoang thận, đáy hướng về phía vỏ thận [3]
 Niệu quản
Niệu quản nối bể thận với bàng quang dài khoảng 25cm, rộng khoảng 3-5cm.
Niệu quản có 3 chỗ hẹp sinh lý là (1) chố nối bể thận – niệu quản; (2)
Chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu; và (3) Đoạn niệu quản chạy trong
thành bàng quang. Vì vậy sỏi từ thận rơi xuống thường kẹt lại ở 1 trong 3 chỗ
hẹp của niệu quản nói trên.
 Bàng Quang


5
Bàng quang nhận nước tiểu từ hai thận xuống qua hai đường niệu quản.
Dung tích bàng quang trung bình từ 250 – 350ml. Tuy nhiên bàng quang có

thể chứa tới 500ml mà không quá căng.
 Niệu đạo
Niệu đạo là đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nữ, niệu đạo
rất ngắn khoảng 4cm, vì vậy rất dễ nhiễm trùng ngược dòng vào bàng quang.
1.1.2. Chức năng sinh lý của thận
Các chức năng sinh lý chính của thận được thực hiện thông qua 3 cơ chế
chủ yếu:
- Lọc máu ở cầu thận
- Hấp thu và bài tiết ở ống thận
- Sản xuất một số chất trung gian như: Renin, Erythropoietin, Calcitonin,
Prostaglandin.
Như vậy thận có cả chức năng ngoại tiết và nội tiết. Các chức năng chính
của thận là :
- Tạo nước tiểu qua đó duy trì sự hằng định của nội mô, quan trọng nhất là cân
bằng nước và các chất điện giải, đồng thời đào thải các sản phẩm giáng hóa
trong cơ thể như : ure, creatinin, axit uric… Qua nước tiểu thận cũng đào thải
ra ngoài các chất độc nội sinh và ngoại sinh
- Điều hòa huyết áp chủ yếu là thông qua hệ thống Renin – Angiotensin
aldosteron.
- Điều hòa khối lượng hồng cầu thông qua sản xuất Erythropoietin.
- Điều hòa chuyển hóa canxi thông qua sản xuất 1,25 dihydroxy – calciferol
(1,25 D3) tức calcitrion
- Ngoài ra thận còn tham gia điều hòa các chuyển hóa khác thông qua phân giải
và giáng hóa một số chất như : insulin, glucagon, parathyoriod, calcitoin, beta
2 micro globulin[3],[4]
1.2.Sỏi thận và phân loại
1.2.1. Sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận,
lâu ngày kết lại tạo thảnh sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ



6
biến dẫn đến suy thận. Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu
quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận,
lâu ngày kết lại tạo thành sỏi[5].
Nếu sỏi thận nhỏ, sỏi có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu.
Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển, cọ xát vào đường niệu có thể gây ra
những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế
tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra
cơn đau quặn thận… Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây
viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp
đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản [4]
Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ
có nguy cơ bị suy thận.
1.2.2. Phân loại sỏi thân
 Sỏi canxi
Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu bị bão hòa về muối canxi do
tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước
tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300 mg
canxi qua nước tiểu trong 1 ngày, trong trường hợp nước tiểu bị bão hòa về
muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 – 1000
mg/24h với chế độ ăn bình thường[16]
Nguyên nhân thứ hai là giảm citrat niêu. Citrat niệu có tác dụng ức chế
kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu
thì citrat niệu thường giảm. Khi thiếu citrat, nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi
tạo điều kiện kết tinh sỏi [17].
Nguyên nhân thứ ba là nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Thức ăn chứa
nhiều oxalat hoặc ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Những người
viêm ruột, cắt một phần ruột non, thường thấy tăng oxalat niệu và có sỏi
oxalat. Những người có rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền

gây tăng bài xuất acid oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ có sỏi oxalat [3]
 Sỏi acid uric


7
Bình thường sỏi acid uric được lọc qua cầu thận rồi tái hấp thu ở ống
lượn xa với số lượng 400mg/24h và một phần được đào thải ra ngoài. Axit
uric được bài tiết ra nước tiểu ở 2 dạng : Axit uric không tan trong nước tiểu
và muối urat dễ hòa tan trong nước hơn. Ở pH = 5, nước tiểu bão hòa được
60mg acid uric; ở pH = 6 nước tiểu bảo hòa 220mg acid uric. Sỏi acid uric
xuất hiện khi sự chuyển hòa purin tăng do chế độ ăn, do nội sinh và pH nước
tiểu < 5,3. Khi pH hạ, acid uric ít hòa tan sẽ kết tủa , trong khi urat dễ hòa tan
lại giảm đi rõ rệt [3]
 Sỏi struvite
Sỏi struvite được tạo thành là do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu, vi
khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải ure làm tổng hợp ammoniac
trong nước tiểu giảm, dẫn tới làm giảm hòa tan struvit ( MgNH 4PO46H2O) tạo
điều kiện hình thành sỏi[3].

 Sỏi Cystine
Bệnh do gen lặn nằm trên nhánh của nhiễm sắc thể 14. Sỏi Cystine xuất
hiện ở bệnh nhân đái Cystine, kiểu gen đồng hợp tử do rối loạn vận chuyển
Cystine ở ống thận và niêm mạc [3]
 Sỏi hỗn hợp
Thông thường là sỏi hỗn hợp nên đa số là những sỏi cản quang, lúc đầu sỏi
có thể là một sỏi không cản quang (sỏi acid uric) hoặc ít cản quang (sỏi strucvit),
nhưng sau đó thấy lắng đọng thêm các thành phần khác, đặc biệt là calci nên dễ
dàng phát hiện được qua phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị[3]
1.3.Yếu tố nguy cơ của sỏi thận
Các yếu tố nguy cơ của sỏi thận là đa yếu tố, trong đó các yếu tố môi

trường và di truyền góp phần vào sự phát triển sinh bệnh. Theo thống kê của
tổ chức Y tế Thế giới 80% mắc bệnh sỏi thận là sỏi canxi, 20% còn lại là sỏi
acid uric, sỏi Struvite và sỏi cystine[18],[19],[20]


8
1.3.1. Yếu tố nội sinh
• Tuổi
Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhóm tuổi từ 40 tuổi trở
lên có nguy cơ mắc sỏi thận cao nhất. Ở giai đoạn trước 20 tuổi sỏi thận là
bệnh tương đối hiếm gặp. Theo một nghiên cứu thì sau tuổi 30 số lượng sỏi
hình thành liên tục tăng nhanh ở nam giới trong khi ở phụ nữ thì sự hình
thành sỏi nằm ở khoảng từ 60 đến 69 tuổi[21]
• Giới
Sỏi thận thường gặp ở nam giới trưởng thành nhiều hơn phụ nữ trưởng
thành. Tại Mỹ, có khoảng 12% ở nam và 7% ở nữ sẽ bị sỏi thận ở một giai
đoạn nào đó trong cuộc đời. Nam giới bị ảnh hưởng sức khỏe do sỏi thận
nhiều hơn phụ nữ[22]
• Di truyền
Tiền sử gia đình bị sỏi thận cũng là yếu tố nguy cơ của sự hình thành sỏi
thận. Sỏi thận có thể gặp ở tất cả chủng tộc thường gặp ở người châu Á và
châu Âu hơn là người Mỹ chính gốc, người Châu Phi hay người Mỹ gốc Phi.
Một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam đề xuất thành phần di truyền được ước
tính gây guy cơ sỏi thận lên đến 56%[23]
• Các chỉ số nhân trắc
Các chỉ số nhân trắc như Body Mass Index ( BMI ) và trọng lượng có
mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành sỏi thân[24]. Nghiên cứu báo cáo cho
thấy khi chỉ số BMI cao và trọng lượng lớn có thể làm giảm độ pH nước tiểu
qua đó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sỏi [25],[26]
• Các dị dạng bẩm sinh

Các dị dạng thường gặp như : Hẹp chỗ nối niệu quản bể thận, phùng to
niệu quản, niệu quản đôi… là nguyên nhân thuận lợi tạo sỏi do ứ đọng nước
tiểu và nhiễm khuẩn[28].
1.3.2. Yếu tố ngoại sinh
• Địa lý, khí hậu


9
Mối liên quan giữa những yếu tố địa dư, khí hậy với nguy cơ mắc bệnh
sỏi thận rất phức tạp. Khí hậu nóng ẩm theo mùa làm tăng tỷ lệ mặc bệnh sỏi
tiêt niệu do hiện tượng mất nước nhiều. Theo nghiên cứu của Curhan và cộng
sự, khi nghiên cứu ở vùng đông bắc nước Mỹ ( 2007) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất xảy ra vào các tháng 7,8,9 do nhiệt độ lên cao. Thời gian cao điểm
của thời tiết nắng nóng, cũng là lúc có nhiều người được chẩn đoán sỏi thận
nhất so với các thời điểm khác trông năm[28]
Sự lắng đọng và kết tủa dần của sỏi xảy ra qua thời gian dài không riêng
gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa này, lượng nước mất qua mất qua đường
mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên
dễ có khuynh hướng tạo sỏi cũng như phat triển các viên sỏi nhỏ. Hơn nữa sỏi
thận là bệnh có đến hơn 50% số người bị tái phát nên nguy cơ tái lại và mùa
này càng tăng nhanh chóng.
Một tỷ lệ cao hơn của bệnh sỏi thận được tìm thấy ở vùng khí hậu nóng,
khô như núi và các khu vực sa mạc[29]
• Chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm
Sỏi thận được hình thành khi có sự giảm sút thể tích nước tiểu hoặc có
sự gia tăng những chất hình thành sỏi trong nước tiểu. Do đó, sự mất nước do
giảm lượng nước do ăn uống hay luyện tập thể thao tích cực mà không được
bổ sung đầy đủ lượng sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tiêu thụ <
1200 ml / ngày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Uống nhiều nước sẽ
làm loãng nước tiểu, làm thay đổi hoạt động của ion giúp ngăn cản sự hình

thành của sỏi.[30]
• Nguồn nước
Ở nước ta có ba nguồn nước chính được người dân sử dụng là : nguồn
nước từ sông hồ, giếng khoan; nguồn ngước mưa và nước đã qua xử lý tại các
nhà máy. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm, Nước
cứng là nước mà trong thành phần của nước có sự góp mặt của các muối Ca
và Mg trong nước quá mức tiêu chuẩn cho phép vì vậy nó gây ảnh hưởng đến


10
sức khỏe và chất lượng của cuộc sống, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do
quá trình lắng đọng các muối[22]
• Các bệnh liên quan
Mối quan hệ giữa sỏi thận và một số bênh như béo phì, tăng huyết áp….
Đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Những bệnh trên có khả năng làm
tăng nguy cơ tiến triển sỏi thận[31],[32]
Bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp cũng liên quan đến việc
tăng nguy cơ sỏi thận. Bệnh viêm ruột, ruột nhân tạo, phẫu thuật hậu môn
nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ sỏi thân [33],[34]
1.4.Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của sỏi tiết niệu[6]
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau là triệu chứng hay gặp của sỏi tiết niệu do sỏi di chuyển và gây tắc
nghẽn. Cơn đau điển hình thường dữ dội, gọi là cơn đau quặn thận, khởi phát từ
các điểm niệu quản, lan dọc đường đi của niệu quản xuống dưới. Ngoài ra còn
gặp đau hông lưng (sỏi thận), đau vùng trên xương mu (sỏi bàng quang)
- Đái máu đại thể hoặc vi thể
- Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đái buốt, đái rắt, đái mủ. Tuy nhiên có
thể gặp đái mủ vô khuẩn do sỏi kích thích tại chỗ.
- Dấu hiệu tắc nghẽn như đái buốt, đái rắt, đái khó, đái ngắt quãng, bí
đái; thận to do ứ nước, ứ mủ.

- Khám có thẩ thấy thận to
- Vỗ hông lưng có thể đau
1.4.2. Cận lâm sàng
Nhằm mục đích chẩn đoán xác định sỏi, chẩn đoán biến chứng do sỏi
gây ra và tìm nguyên nhân thuận lợi gây sỏi.
1.4.2.1.Siêu âm hệ tiết niệu
- Kể từ khi Siêu âm được áp dụng và chẩn đoán trong y học, cho đến nay đã có
những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật, về phương tiện. SA là một phương tiện
được áp dụng nhiều trong chẩn đoán sỏi tiết niệu vì đây là phương pháp đơn
giản, không xâm nhập, hiệu quả chẩn đoán chính xác cao và có nhiều ưu điểm


11
mà các phương pháp khác không có được. SA không độc hại cho người bệnh,
người khám có thể làm đi làm lại nhiều lần nếu cần thiết, giá thành rẻ [7]
- Theo các tác giả Siêu âm thận không cần thiết phải có sự chuẩn bị trước. Với
SA bàng quang, bệnh nhân nhất thiết phải uống nhiều nước, nhịn tiểu và chỉ
khám khi thực sự muốn tiểu, lúc đó bàng quang căng lên, chứa đầy nước tiểu,
đẩy ruột non lên phía trên, quan sát dễ dàng hơn[7]
- Tư thế bệnh nhân: Đối với SA thận, có hai tư thế được chấp nhận tư thế
nằm ngửa và tư thế nằm sấp, ngoài ra có thể dùng tư thế nằm nghiêng để thăm
khám thận bên đối diện, nhất thiết phải so sánh thận hai bên phải và trái[8]
• Các mặt cắt
- Mặt cắt dọc: việc chếch nhẹ lên phía trên và vào trong rất có lợi vì giúp chúng
ta quan sát được theo trục dọc của thận
- Mặt cắt ngang: Được thực hiện từ cực dưới của thận xoay ngược cho đến cực
trên thận (thường xoay từ 0 – 80 độ)
- Mặt cắt liên sườn: Được thực hiện giữa hai khoang liên sườn cuối cùng.
Trong một số trường hợp, mặt cắt này cho phép kiểm tra cực trên của thận,
đặc biệt là thận trái

• Hình ảnh siêu âm bình thường của thận
- Thận hình hạt đậu với rốn thận ở trong, gồm hai vùng cấu trúc rất khác nhau[9]
- Vùng Echo giàu (tăng âm) không đồng nhất ở ngay trung tâm rốn thận. Gồm
mạch máu, khoang đài bể thận, mỡ, bạch huyết
- Vùng echo nghèo đồng dạng bao quanh vùng echo giàu trung tâm, tương ứng
với vùng nhu mô thận, echo ở vùng này nghèo hơn echo nhu mô gan. Thứ tự
đô hồi âm được sắp xếp từ echo giàu đến echo nghèo như sau : Xoang thận 
gan  lách  vỏ thận  tủy thận.
- Nhu mô thận giới hạn ở xung quanh bằng một đường viền đều đặn, echo giàu
do lớp mỡ bao quanh thận gây ra, đường này đặc biệt rõ nét ở mặt trước 2
thận, ở bên phải đường này phân cách thận với gan ( ngách Morision), ở bên
trái phân cách thận với đuôi tụy và mặt dưới lách[7]


12
- Không có một cấu trúc dịch nào trong rốn thận, nếu các khoang đài bể thận
không giãn thì hầu như không thể nhìn thấy chúng trong thận bình thường
trên SA

• Thăm khám SA hai niệu quản (NQ)
- Bình thường không thấy được NQ trên SA, chỉ có thể thấy rõ khi có những
bất thường như ứ nước, ứ mủ do sỏi, chít hẹp, dị dạng NQ gây tắc…. Trong
những trường hợp này, NQ thường giãn kèm với sự giãn và ứ nước của đài bể
thận. Di chuyển đầu dò dọc theo đường đi của NQ sẽ giúp ta phát hiện được
nguyên nhân gây hẹp, tắc nghẽn niệu quản như sỏi NQ, chít hẹp niệu quản
bẩm sinh và mắc phải, u …
• Khám SA bàng quang
Khám khi BQ đầy nước tiểu. BQ bình thường thành trơn láng, không có
dị vật, nước tiểu trong BQ trong (echo trống)
• Triệu chứng SA của sỏi hệ tiết niêu (SHTN)

- Sỏi thận:
Trên SA hình ảnh sỏi dù là loại cản quang hay không cản quang đều có
hai dấu hiệu cổ điển[7]
+ Một cung echo giàu ở phía trước, thường đồng nhất
+ Bóng lưng phía sau
Vị trí của sỏi thận có thể nằm ở nhu mô, ở đài thận hay bể thận, kích
thước có thể lớn nhỏ, có thể một viện hoặc nhiều viên. Trong số sỏi đài bể
thận, hình thái sỏi san hô được phát hiện trên SA bởi những chùm sỏi liên
tiêp nhau che lấp hết cấu trúc của xoang thận và mặt sau của thận.
Thận có sỏi có thể bị teo nhỏ. Bờ thận gồ ghề, nham nhở không đều. Biểu
hiện echo giàu lan tỏa của xoang thận cho thấy tình trạng viêm nhiễm đài bể thận
mạn tính, tổ chức xoang thận xơ hóa. Thận có thể lớn, ứ nước, ứ mủ.


13
Thận ứ nước: Thận bị ứ nước khi tồn tại một lượng dịch trong vùng
trung tâm xoang thận, biểu hiện bằng một vùng echo trống (echo free), làm
cho đài bể thận giãn ra.
- Sỏi NQ: Sỏi NQ không gây tắc nghẽn thì khó thấy trên SA. Sỏi NQ thường
kèm ứ nước thận gây ra giãn NQ, nên chẩn đoán tương đối dễ dàng qua
SA[10]
- Sỏi BQ: Rất dễ chẩn đoán bằng SA[7], sỏi thường tròn, trơn láng, di động
theo tư thế của bệnh nhân. BQ có sỏi có thể bị viêm cấp hoặc mạn biểu hiện
bởi thành dày, đôi lúc gồ ghề không đều.
• Tóm lại.
- Siêu âm có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu, giúp các nhà
lâm sàng không chỉ chẩn đoán xác định sỏi (cả cản quang và không cản
quang) mà còn cho phép đánh giá về kích thước, số lượng, hình dạng sỏi và
cả những biến đổi về hình thái của hệ tiết niệu do ảnh hưởng của sỏi gây ra.
1.4.2.2.XQ hệ tiết niệu

Theo A. Founier, các sỏi cản quang gồm : Oxalat canxi, phosphat canxi,
systine, ammoni – magne phosphat. các sỏi không cản quang là acide uric,
amiloide, xanthine……
Hình ảnh sỏi hệ tiết niệu là những đốm cản quang nằm ở vị trí thận, bể
thận, trên đường đi của NQ hoặc ở trong BQ hay NĐ. XQ hệ tiết niệu không
chuẩn bị cho phép chúng ta thấy được bóng thận lớn, teo và phải loại trừ
những hình ảnh cản quang ngoài thận như hình vôi hóa của hạch mạc treo, vôi
hóa tĩnh mạch và những hình ảnh cản quang nằm ở đại tràng…….
1.4.2.3.Các xét nghiệm thông thường
Các xét nghiệm máu và nước tiểu thường ít giá trị trong chẩn đoán xác
định sỏi hệ tiết niệu, chủ yếu giúp xác định nguyên nhân và biến chứng :
- Công thức máu: Phát hiện thiếu máu trong suy thận mạn, tăng bạch cầu trong
nhiễm khuẩn tiêt niệu
- Ure, creatinine máu: Tăng trong suy thận
- Điện giải đồ máu: Phát hiện rối loạn điện giải trong bệnh thận
- Sinh hóa niệu: Protein, oxalat, urate….


14
- Tế bào trong nước tiểu: Phát hiện nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu
- Cấy nước tiểu
- Việc chẩn đoán xác định sỏi chủ yếu dựa vào hai xét nghiệm thăm dò hình
thái học là XQ và SA
1.5.Biến chứng sỏi tiết niệu
Sỏi hệ tiết niệu không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể gây ra biến
chứng sau:
- Đái máu có thể đại thể hoặc vi thể, thường kém theo cơn đau quặn thân.
- Nhiễm khuẩn tiêt niệu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, khi nặng có thể gây
sốc nhiễm trùng Gram âm. Theo Nguyễn Kỳ và cộng sự thì có một sự liên
quan chặt chẽ giữa sỏi thận và nhiễm khuẩn niệu.

- Viêm thận bể thận cấp, thận ứ nước ứ mủ
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Do sỏi chít hẹp cổ bàng quang, sỏi niệu đạo có
thể gây suy thận cấp
- Viêm thận bể thận mạn, tái phát nhiều đợt
- Suy thận mạn
1.6.Điều trị
Phương hướng điều trị cũng như tiên lượng phụ thuộc vào hai yếu tô vị
trí và kích thước sỏi. Lưu ý các tính huống cấp cứu như ứ mủ bể thận so sỏi
bể thận niệu quản, vô niệu và suy thận cấp do sỏi niệu quản hai bên hoặc một
bên ở thận duy nhất còn chức năng
1.6.1. Điều trị nội khoa
Điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ trơn
Điều trị biến chứng:
- Dùng kháng sinh khi sỏi gây biến chứng nhiễm trùng
- Thuốc cầm máu khi đái máu toàn bãi
- Điều trị suy thận cấp: Lọc máu cấp cứu nếu vô niệu, can thiệp lấy sỏi cấp cứu
hoặc dẫn lưu bể thận tạm thời trước khi lấy sỏi
- Điều trị suy thận mạn: Cố gắng giải quyết sỏi để tránh suy thận nặng hơn. Suy
thận giai đoạn cuối vẫn còn chỉ định can thiệp lấy sỏi trong một số trường
hợp.
1.6.2. Điều trị can thiệp ít sang chấn


15

-

Bao gồm các phương pháp sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi qua da

Tán sỏi qua nội soi
Tán sỏi cơ học
Tán sỏi bằng sóng cung động thủy điện
Tán sỏi bằng sóng siêu âm
Lấy sỏi qua nội soi niệu quản
1.6.3. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định trong các trường hợp
- Sỏi to, sỏi san hô bể thận
- Sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, dai dẳng kéo dài, điều trị can thiệp
thất bại
- Sỏi gây đái máu kéo dài làm nặng thêm tình trạng thiếu máu do suy thận mạn
- Sỏi gây ứ nước thận nhiều có nguy cơ vỡ thận hoặc gây đau liên tục
- Sỏi gây tăng huyết áp đe dọa các biến chứng nặng của các cơ quan đích như
tim mạch, não mà khó khống chế được bằng thuốc hạ áp
- Sỏi thận kèm theo dị tật tiết niệu, hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng qang, u xơ
tuyến tiền liệt
- Chống chỉ định điều trị can thiệt hoặc can thiêp thất bại

1.7.Tình hình nghiên cứu sỏi tiết niệu
1.7.1. Trên thế giới
Sỏi thận tiết niệu đã được người Ai Cập cổ đại mô tả từ 5000 năm trước
công nguyên. Hypocrat – cha đẻ của ngành Y đã nghiên cứu bệnh lý sỏi thận
và điều trị từ năm 4000 năm trước công nguyên
Đến 980 năm sau công nguyên Reephos đã viết chuyên đề tiết niệu và đề
cập nhiều đến sỏi tiêt niệu
Năm 1807 Bozzimi đề xướng phương pháp nội soi có tác dụng lớn đến
chẩn đoán và điều trị. Năm 1824 Coriabe – J và Bigelon chế tạo dụng cụ tán
sỏi bàng quang



16
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 kỹ thuật chụp XQ và chụp UIV ra đời là
bước ngoặt cho việc chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu.
Năm 1958, JM.Brisset và M-Charton nghiên cứu lấy sỏi niệu quản qua
nội soi niệu đạo.
Năm 1989, Akortakopalos báo cáo lấy sỏi niệu quản cho 1000 bệnh nhân
nhận thấy kêt qua tốt
Năm 1991, G.Faure nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài
cơ thể
1.7.2. Tại Việt Nam
Bệnh tiết niệu nói chung và sỏi tiết niệu nói riêng ở Việt Nam đã được
nghiên cứu từ lâu. Các trung tâm y tế lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có nhiều nghiên
cứu về thành phần, chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Một số công trình nghiên cứu về sỏi tiết niệu như Nghiên cứu của
Nguyễn Quang Cử (năm 1972) về tình hình bệnh sỏi tiết niệu ở một vùng núi
đá thấy có sự ảnh hưởng của nguồn nước dùng chứa nhiều hợp chất canxi bắt
nguồn từ những dãy núi đá vôi chảy xuống với tỉ lệ mắc sỏi là 7,14 % [11]
Tác giả Trần Đức Hòe nghiên cứu về lâm sàng và thái độ xử trí 65
trường hợp sỏi san hô năm 1994[12]
Tác giả Nguyễn Hải Thúy nhận xét thành phần sinh học trong nước tiểu
của bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu tại Bệnh viện Trung ương Huế (1992 –
1993)[13]
Nguyễn Thị Loan nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân sỏi tiết niệu ở khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai [14]nhận
thấy 90% bệnh nhân biểu hiện lâm sàng của sỏi tiết niệu và 10% bệnh nhân
được phát hiện tình cờ qua siêu âm, trong đó biểu hiện hay gặp nhất của sỏi
tiết niệu là đau hông lưng chiếm 54%
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Gia Tuyển năm 2012 về tỷ lệ mặc sỏi tiết

niệu và một số biến chứng do sỏi gây nên tại khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện


17
Bạch Mai cho thấy tỉ lệ sỏi tết niệu vào điều trị nội trú là 10,1 % trong đó tỷ lệ
suy thận mạn do sỏi chiếm 77%[15]


18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại
Bệnh Viện Đa Khoa Lương Tài từ tháng 05/2017 đến 12/2017
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chon bệnh nhân
Những bệnh nhân đến siêu âm ổ bụng tại bệnh viện
Từ 18 tuổi trở lên
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân dưới 18 tuổi
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mấu nghiên cứu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện
2.2.3. Công cụ nghiên cứu và thu thập số liệu
- Quá trình thu thập số liệu : Được tiến hành theo sơ đồ nghiên cứu.
Số liệu và thông tin bệnh nhân được thu thập theo một mẫu bệnh án
thống nhất

- Các nội dung nghiên cứu
Bệnh đến khám sẽ được siêu âm ổ bụng, hỏi tiền sử bệnh lý mãn tính,
thống kê các thông tin về nhân trắc học. Kết quả siêu âm được thống kê theo
vị trí sỏi.
• Kỹ thuật siêu âm
+ Máy siêu âm: Aloka Prosound alpha với các thông số : đầu dò điều
khiển bằng điện tử dạng mặt lồi. tần số 3.5 MHz. Độ sâu 230mm.
+ Cách đọc
o Dấu hiệu trực tiếp


19
Các viên sỏi với kích thước trung bình hoặc lớn được phát hiện dễ dàng
trên siêu âm do dự tăng hình vòng cung trên bề mặt của sỏi và ngay dưới nó là
hình bóng cản âm hình nón. Trên những hình ảnh này chỉ đo được kích thước
trên bề mặt của sỏi.
Những viên sỏi nhỏ: Có thể thấy hình tăng âm cả viên sỏi, nhưng khó
phát hiện hơn, nhất là khi không có tình trạng giãn và ứ dịch ở hệ thống đài bể
thận. Xác định sỏi dựa vào sự có mặt của bóng cản
o Dấu hiệu gián tiếp
Xác định sỏi niệu quản dựa và tình trạng giãn và ứ dịch của hệ thống đài
bể thận và niệu quản ở trước vị trí sỏi gây chèn tắc (dấu hiệu này cũng có thẻ
có ở các nguyên nhân khác không phải sỏi)
Bình thường: đài bể thận không ứ dịch, chiều rộng của nhu mô thận dày
trên 1cm và chiều rộng của nhu mô thận / chiều rộng của xoang thận = 1,5
2.2.4. Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích trên máy tính sử dụng phần
mềm SPSS
Các phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm:
Thống kê mô tả: Trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

So sánh hai trung bình, nhiều trung bình, sử dụng T- test, ANOVA test
p<0,05 để kiểm định ý nghĩa thống kê.
2.2.5. Các sai số và cách thức loại bỏ sai số thông kê
- Sai số ngẫu nhiên
- Sai số hệ thống
+ Sai số chọn: Sai số tham gia (Khi những người đồng ý tham gia nghiên
cứu có thể có sự khác biệt về mặt nào đó so với những người từ chối tham gia
nghiên cứu.
+ Sai số thông tin: Sai số nhớ lai (bệnh nhân có thể không nhớ chính xác
và đầy đủ tiền sử bệnh)
+ Sai số quan sát: Sai số từ người phỏng vấn, công cụ thăm dò
+Sai số phân loại: Nhầm lẫn khi phân loại và vị trí sỏi trên siêu âm.
- Khắc phục sai số:
+ Mở rộng mẫu nghiên cứu
+ Tập huấn người phỏng vấn, sử dụng phương tiện thăm dò thống nhất


20
+ Sử dụng các phân loại vị trí sỏi một cách thống nhất.
2.2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức cấp cơ sở
- Nghiên cứu có sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng, sự chấp thuận
tự nguyện của đối tượng nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho cơ sở nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu
- Giữ bí mật cho người cung cấp thông tin
- Nghiên cứu chỉ phục vụ sức khỏe bệnh nhân, ngoài ra không có mục đích nào
khác.



21
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
đến khám tại bệnh viện
- Hỏi tiền sử
- Siêu âm ổ bụng tổng quát

Đối tượng có sỏi

Đối tượng không có sỏi


22

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Tỷ lệ mắc sỏi bệnh nhân đến siêu
Mắc sỏi tiết niêu

Tỷ lệ %


Không
Tổng số
3.2. Thực trạng mắc sỏi thận theo lứa tuổi ở bệnh nhân đến khám
Tuổi
18-24
25-44
45 tuổi trở lên

Tổng

Có sỏi

Không có sỏi

Tổng số

Tỷ lê %

Nhận xét: Tỷ lệ mắc sỏi thận cao nhất ở độ tuổi …….
Tỷ lệ mắc sỏi thận thấp nhất ……….
3.3. Đánh giá sự khác biệt về tỷ lệ có sỏi theo giới
Giới
Nam
Nữ

Có sỏi

Không sỏi

Tổng

Tỷ lệ %

Nhận xét: đánh giá sự khác biệt về phân bố giới trong số các bệnh nhân có sỏi.

3.4. Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu bệnh nhân đến khám theo xã

An Thịnh

Bình Định
Lai Hạ
Lâm Thao



Không


23
Minh Tân
Mỹ Hương
Phú Hòa
Phú Lương
Quảng Phú
Tân Lãng
Trung Chinh
Trung kênh
Trừng Xá
Nhận xét: Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở các xã, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu giữa các xã….
3.5. Tình trạng huyết áp
Tình trạng huyết áp
Bình thường
Tăng HA
Tổng

Có sỏi

Không sỏi


Tổng số

Tỷ lệ

Nhận xét: Mối liên quan mắc sỏi tiết niệu theo huyết áp……

3.6. Tình trạng đái tháo đường
Tình trạng ĐTĐ
Có sỏi
Không sỏi
Tổng số
Bình thường
ĐTĐ
Tổng
Nhận xét : Mối liên quan giữa sỏi tiết niệu theo đái tháo đường.

Tỷ lệ %

3.7 Vị trí sỏi hệ tiết niệu
Bảng 3.1: Phân bố sỏi tiết niệu theo vị trí
Vị trí
Sỏi thận
Sỏi NQ

Số lượng

Tỷ lệ


24

Sỏi bàng quang
Nhận xét : tỷ lệ vị trí gặp sỏi nhiều nhất………….
Bảng 3.2: Phân bố sỏi thận theo bên
Vị trí
Sỏi thận phải
Sỏi thận trái
Sỏi hai bên

Số lượng

Tỷ lệ

Nhận xét : Tỷ lệ gặp sỏi bên phải / bên trái………..
Bảng 3.3: phân bố sỏi niệu quản theo bên
Vị trí
Niệu quản trái
Niệu quản phải

Số lượng

Tỷ lệ

Nhận xét : Tỷ lệ gặp sỏi niệu quản phải / trái…..
3.8. Kích thước sỏi tiết niệu
Vị trí
Thận
Niệu quản
Bàng Quang

<5mm


5-10mm

10-15mm

>15mm

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi gồm các bệnh nhân đến khám tại bệnh viên đa
khoa được siêu âm ổ bụng, hỏi tiền sử bệnh lý mãn tính, thống kê các thông
tin về nhân trắc học. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi dự kiến bàn luận
một số vấn đề sau
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới
4.1.2. Đặc điểm vị trí địa lý


25
4.2. Đánh giá mối liên quan mắc sỏi tiết niệu với huyết áp
4.3. Đánh giá mối liên quan đái tháo đườngVị trí sỏi tiết niệu
4.4. Đánh giá sự phân bố sỏi tiết niệu theo vị trí
4.5. Đánh giá sự phân bố sỏi thận theo bên
4.6. Đánh giá sự phân bố sỏi niệu quản theo bên.
4.7. Kích thước sỏi tiết niệu


×