Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

6 MODUN mầm non mmmmmmmmmmmmmmm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 73 trang )

Sáng thứ 7 ngày 05 tháng 12 năm 2015
Thời gian 7 giờ 30 phút
Do cô: Kim Thị Phiên phó phòng giáo dục mầm non sở giáo dục triển khai.

MÔ ĐUN MN1 – C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI
(Dành cho giáo viên)
A. MỤC TIÊU CỦA MODULE
* Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm, nội dung phát triển TC, KNXH cho trẻ MG & tầm
quan trọng của phát triển TCXH với sự phát triển nhân cách trẻ.
- Nêu được cách thức hỗ trợ trẻ phát triểnTC, KNXH theo quan điểm GD lấy trẻ
làm TT trong tổ chức MT học tập và thực hiện các HĐGD ở trường/lớp mầm non.
* Kỷ năng
- Thực hiện được các hoạt động giáo dục hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã
hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổ chức môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
* Thái độ
- Chủ động và sáng tạo thực hiện quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào
việc tổ chức, thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
ở trường mầm non.
B /NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu
2. . Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và tầm quan trọng đối với sự phát triển
nhân cách trẻ.
2.1 Phát triển tình cảm
2.2 Phát triển kĩ năng xã hội
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ
3.2 Kết quả EDI


4. Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
4.1 Cách thức hỗ trợ phát triển tình cảm
4.2 Phát triển kĩ năng xã hội
4.2.1 Tự nhận thức
4.2.2 Phát triển kĩ năng xã hội
5. Kế hoạch hành động cá nhân
I/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ


1/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ.
Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển năng lực:
Nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân
Thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình
Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác
Cảm xúc có sức mạnh rất lớn trong cuộc sống của con người.
Phát triển tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết không ngừng về cảm xúc, khả
năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Sự thể hiện cảm xúc của trẻ em như khóc, cười ảnh hưởng đến hành vi của người
khác với trẻ, và ngược lại, sự biểu hiện cảm xúc của mọi người giúp định hướng
hoặc điều tiết hành vi xã hội của trẻ.
2/CÁC CẢM XÚC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
• Vui
• Buồn
• Tức giận
• Ngạc nhiên
• Sợ hãi
• Ghê tởm

• Thích thú
3/CẢM XÚC XÃ HỘI
- Con người cũng trải nghiệm những cảm xúc khác được biết tới như là những cảm
xúc xã hội.
- Những cảm xúc này liên quan tới
• Sự đánh giá hành vi của chính chúng ta: tốt đẹp hay xấu xa; tích cực hay tiêu
cực.
• Khả năng nhìn nhận, nói về, và nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với
người khác.
• Cách mà chúng ta nghĩ về hoặc đánh giá bản thân mình
4 TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
- Từ kinh nghiệm của bản thân mình- Hãy viết ra một thời điểm trong quá trình đi học của anh/chị mà anh/chị:
- Cảm thấy sợ hãi
- Cảm thấy hạnh phúc
- Cảm thấy bối rối
- Mỗi lần như thế anh/chị đã làm gì và điều gì đã khiến anh/chị cảm thấy như vậy?
5/ THÔNG ĐIỆP
- Cách giáo viên nói chuyện và cư xử với trẻ
là rất quan trọng với sự phát triển cảm xúc
tích cực ở trẻ em.


- Chúng ta cần chắc chắn rằng chúng ta luôn nhạy cảm và sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi
cần thiết và ở mọi lúc, mọi nơi..
II/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI
- Khái niệm kĩ năng xã hội. Phát triển kĩ năng xã hội là gì?
- Phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ là phát triển những kĩ năng gì?
1/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI
 Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng giúp chúng ta giao tiếp, tương
tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội.. Phát triển KNXH là phát triển kỹ

năng thích ứng và duy trì các mối quan hệ xã hội
 Phát triển KNXH ở trẻ là phát triển khả năng hiểu bản thân, hiểu người khác,
các quy tắc và mong đợi của xã hội, điều chỉnh và kiểm soát các hành vi của
bản thân.
 Phát triển KNXH liên quan đến việc hiểu bản thân:
• Tự nhân thức
• Ý thức về bản thân và tự trọng
 Hiểu và ứng xử phù hợp với người khác
 Phát triển và duy trì các mối quan hệ với người khác
• Kết bạn và gìn giữ tình bạn
• Hợp tác với người khác
• Xử lý vấn đề và giải quyết mâu thuẫn
 Hiểu về vai trò và trách nhiệm xã hội
Có trách nhiệm với môi trường
THÔNG ĐIỆP
Khả năng phát triển TC, KNXH có liên quan trực
tiếp với sự phát triển của não bộ cũng như khả năng
nhận thức để tư duy.
Điều này chỉ ra rằng
• Các kĩ năng tình cảm và xã hội cần có thời
gian để phát triển
• Chúng ta cần nhận thức rằng trẻ em sẽ có các
giai đoạn phát triển TCXH khác nhau
• Giáo viên cần có các kì vọng thực tế
• Giáo viên cần quan sát và hiểu về mỗi trẻ
2/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội liên quan chặt chẽ với sự phát triển nhận thức
và học tập của trẻ.
Trong nhóm của anh/chị:
Hãy cùng thảo luận và giải thích thêm về câu nói này.

3/SỰ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ VỀ TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI HỖ TRỢ
VIỆC HỌC CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
- Những trẻ có cảm nhận tốt về bản thân mình (có lòng tự trọng và tự tin) về bản
chất chúng thường tò mò, có động lực làm việc cũng như độc lập hơn. Những trẻ


này có xu hướng muốn thử những điều mới mẻ và rất kiên định khi gặp phải khó
khăn.
- Khả năng kiểm soát tình cảm là khả năng có thể điều khiển và điều chỉnh hành vi
của mình, nó liên quan tới các kỹ năng ghi nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và tư
duy hiệu quả.
- Khả năng học tập được cải thiện khi trẻ sẵn sàng hợp tác và coi trọng nhu cầu của
người khác, cũng như thể hiện nhu cầu và ý tưởng của mình
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ
NĂNG XÃ HỘI
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI TRONG EDI
Lĩnh vực tình cảm
Khả năng biểu hiện và kiểm soát cảm xúc, phản ứng lại với tình cảm của người
khác, suy nghĩ trước khi hành động.

Lĩnh vực xã hội
Khả năng hợp tác, chơi, làm việc với người khác, tôn trọng họ, kiểm soát hành vi
cá nhân, làm theo quy tắc, hiểu mức độ chấp nhận được của hành vi.


TỶ LỆ % VỀ SỰ THIẾU HỤT CỦA TRẺ PHÂN THEO 4 MỨC ĐỘ TRONG
TỪNG LĨNH VỰC

TỈ LỆ % THIẾU HỤT CỦA 5 LĨNH VỰC THEO VÙNG



TỈ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT CỦA 5 LĨNH VỰC THEO GIỚI

KẾT QUẢ EDI
Giáo viên nên:
• Lên kế hoạch và hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho mọi trẻ
• Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trai
• Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nông thôn và vùng sâu
vùng xa.
• Cung cấp thông tin về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho cha mẹ
CÁCH THỨC HỖ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI
Những cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Sử dụng trò chơi
Sử dụng các câu chuyện, bài hát, rối, tranh ảnh...
Sử dụng các tình huống thực tế trong sinh hoạt hằng ngày.
Trò chuyện, đàm thoại, chia sẻ kinh nghiệm
Luyện tập và rèn giũa kỹ năng mọi lúc, mọi nơi
Dạy trực tiếp trong các tình huống trải nghiệm thực tế
Làm gương, làm mẫu
Động viên, khuyến khích
Tạo môi trường lớp học tích cực
Phối hợp với gia đình
CÁCH THỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM


HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC
CÁC CÁCH GIÁO VIÊN CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT CẢM XÚC
- Dạy cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế của trẻ bằng cách gọi tên các cảm xúc
của trẻ để cung cấp từ vựng, giúp trẻ đặt tên và nhận ra đúng cảm xúc (vui vẻ,
buồn,...). VD: Trẻ buồn khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn

vì điều đó đúng không?”.
- Cho trẻ xem tranh thể hiện các cảm xúc khác nhau để dạy trẻ nhận biết và gọi tên
các cảm xúc đó.
- Khuyến khích trẻ nhớ lại một vài lần khi chúng cảm thấy buồn, vui, tức giận hay
sợ hãi và vẽ các bức tranh về những trải nghiệm các cảm xúc đó.
- Trẻ tìm những bức ảnh của bản thân thể hiện các trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức
giận khác nhau để kể với bạn về tình huống mình đã trải nghiệm.
- Cắt, sưu tầm các bức tranh về cách con người thể hiện các cảm xúc khác nhau từ
tạp chí, hoạ báo để tạo ra quyển sách với tên gọi” Mọi người và các cảm xúc”.
- Trò chơi từ những tấm thẻ/ tranh lô tô: Nhìn thẻ để “Đoán cảm xúc”, “ phân loại
cảm xúc...”
- Tôn trọng các loại cảm xúc của trẻ - không nên phớt lờ, nhạo báng hay làm trẻ
xấu hổ hoặc thể hiện sự tức giận khi trẻ không thể làm chủ được tình cảm của mình
- Dạy trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời, bằng nét mặt, củ chỉ, điệu bộ qua sử dụng tình
huống thực tế, những câu chuyện và đặc biệt là trò chơi.
- Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình


- Tạo các cơ hội để trẻ nói về các tình cảm của mình với người lớn và bạn bè.
- Tận dụng cơ hội trong thực tiễn để dạy trẻ học cách kiềm chế hành vi, kiểm soát
cảm xúc phù hợp.
- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp trong cuộc sống hàng
ngày.
- Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ về cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên cần đóng vai trò là người cung cấp các mẫu hình về cách thể hiện cảm
xúc, có thái độ luôn quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh, cách ứng
xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt cùng với trẻ. Khi đọc truyện, kể truyện,
đọc thơ cần diễn cảm trong giọng đọc và điệu bộ để thể hiện cảm xúc của nhân vật.
HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
Anh/chị có kinh nghiệm gì về các cách hỗ trợ trẻ kiểm soát cảm xúc?

Ví dụ: Trong tình huống trẻ khóc?
Trong tình huống trẻ tức giận?
Trong tình huống trẻ thất vọng?
Hãy thảo luận tình huống này trong nhóm của anh/chị
Hãy chọn 1 đại diện để chia sẻ ý kiến với các nhóm còn lại.
HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
Trong tình huống trẻ khóc, tức giận hay thất vọng.
• Cố gắng và tìm hiểu vì sao trẻ khóc, tức giận hay thất vọng
• Thể hiện sự thông cảm với trẻ và giúp trẻ nhận ra cảm xúc của mình bằng
cách gọi tên cảm xúc đó và nói tại sao trẻ lại cảm thấy như vậy. Ví dụ:” cô
biết con đang cảm thấy tức giận vì…” hoặc “đúng rồi, con đang cảm thấy
buồn vì ....” hay con đang cảm thấy thất vọng vì.....
• Cho trẻ thời gian để trẻ bình tĩnh lại, động viên trẻ nói ra tình cảm của mình
và lắng nghe trẻ. Khuyến khích trẻ tìm ra giải pháp, ví dụ: “nếu tình huống
lại xảy ra một lần nữa, thay vì chỉ khóc thôi thì con sẽ làm gì?” Hoặc “
chúng mình hãy cùng đi và tìm… nhé”
• Dựa vào tình huống cụ thể
• Gợi ý cho trẻ làm một hoạt động khác
• Ôm lấy trẻ
An ủi, động viên trẻ để trẻ bình tĩnh, an toàn
SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM



SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM
Những bức ảnh về những chú gấu có thể hiện các trạng thái cảm xúc và tình cảm
khác nhau sẽ được sử dụng với trẻ theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ:
1. Trải các tấm thẻ ra sàn và yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ nào có hình ảnh bạn gấu
đang cảm thấy….. (ví dụ: vui, buồn,)

Nói về tình cảm và cách thức trẻ cảm nhận được tình cảm đó
Yêu cầu trẻ nói về thời điểm mà trẻ cảm thấy vui, buồn
2. Trải các tấm thẻ ra sàn và nói trẻ một lựa chọn tấm thẻ sau đó kể lại cho các bạn
trong nhóm xem bạn gấu trong thẻ đang cảm thấy như thế nào và vì sao
3. Chọn một tấm thẻ. Các trẻ sẽ chuyền tay nhau lần lượt tấm thẻ này. Khuyến
khích trẻ cầm tấm thẻ và nói “Tôi cảm thấy…….. khi……..”. Nếu có trẻ không thể
nghĩ ra được gì để nói thì hãy bỏ qua để đến lượt trẻ tiếp theo.
4. Đưa thẻ cho trẻ và khuyến khích trẻ xem qua tất cả các tấm thẻ này. Bằng cách
này, trẻ có thể học và suy nghĩ về các trạng thái tình cảm với bạn bè của mình một
cách không chính thức. Giáo viên có thể ngồi với trẻ và nói trẻ gọi tên từng cảm
xúc của bạn gấu trên mỗi tấm thẻ.
KỂ CHUYỆN VÀ DÙNG RỐI
- Chuẩn bị một vài con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm để đóng vai các nhân
vật.
- Tự tạo một câu chuyện đơn giản, ví dụ về cảm xúc buồn:
- Tìm một đồ chơi mềm nhỏ hoặc một con gấu bông, sau đó dùng bút dạ đỏ chấm
lên một dải băng để trông như bị chảy máu rồi băng vào tay của đồ chơi đó. Đặt nó
vào một cái hộp hoặc rổ, đắp chăn cho nó (có thể dùng khăn mặt hoặc mảnh vải
nào đó). Mang vào phòng một cách cẩn thận, giải thích làm sao mà bạn tìm thấy
chú chó nhỏ hay chú gấu nhỏ này trên đường và nó đã bị ngã. Trẻ sẽ hiểu tình
huống này, vì hầu hết trẻ đều biết bị ngã thì cảm thấy thế nào.
- Thảo luận nhân vật này sẽ cảm thấy gì và cần phải làm thế nào để giúp nó cảm
thấy dễ chịu hơn.
Hoặc
- Khuyến khích trẻ vẽ chân dung mình với các cảm xúc khác nhau và giáo viên có
thể viết một số câu chú thích bên cạnh như “Tôi thấy vui khi...hoặc tôi rất sợ hãi
khi...
- Cùng chia sẻ với trẻ về những cách thể hiện, đáp lại tình cảm của trẻ với người
khác và của người khác với trẻ. (Trong ngày sinh nhật bạn, vui vẻ nói lời chúc
mừng, tặng quà cho bạn. Khi bạn buồn/ bị đau nói lời an ủi bạn, ôm bạn... )

THÔNG ĐIỆP
Chúng ta biết là
• Những trẻ nhanh chóng hiểu được tình cảm của mình và của người khác,
điều chỉnh cảm xúc của mình và kiểm soát cách thể hiện những cảm xúc ấy,


thường rất giỏi giao tiếp với mọi người, được yêu quý và được đánh giá là
có năng lực xã hội.
• Phát triển tình cảm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác với những người
khác và góp phần vào việc chúng ta hiểu bản thân.
PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG XÃ HỘI
• Ý thức mạnh mẽ về bản thân, cảm giác được coi trọng và tôn trọng là điều
vô cùng quan trọng cho sự phát triển và học tập của trẻ.
• Điều này xảy ra khi trẻ có các trải nghiệm tích cực và nhận được những
khuyến khích, động viên về mặt tình cảm.
• Những trẻ phát triển tốt về tự nhận thức bản thân và tự trọng đều cảm thấy tự
tin.
• Những trẻ này sẽ sẵn sàng sử dụng trí tưởng tượng, tự làm các việc cho
mình, khám phá và cả thử những thứ mới.
• Những trẻ này dường như luôn vui vẻ, hợp tác với những trẻ khác và có thể
học từ những trải nghiệm tiêu cực.
• Trẻ có thái độ tích cực với bản thân mình: thường tự tin thực hiện các hoạt
động hằng ngày
TỰ NHẬN THỨC
• Tự nhận thức hoặc ý thức về bản thân mình liên quan đến niềm tin và kiến
thức của một người về chính bản thân và tính cách của mình. Tự nhận thức
của chúng ta bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và phản ứng của người khác với
chúng ta.
• Một người cảm thấy thế nào về mình được gọi là tự trọng. Lòng tự trọng tích
cực thường liên quan đến mức độ thành công của chúng ta.

TỰ NHẬN THỨC Ở TRẺ MẦM NON
Trẻ mầm non có khái niệm về bản thân mang tính thực tế, có thể nhận diện một số
thông tin cơ bản
về mình:
- tên,
- diện mạo,
- giới tính,
- địa chỉ nhà
- hiểu mình là ai,
- sự khác biệt giữa bản thân mình và người khác,
- phẩm chất của mình là gì,
- mọi người xung quanh đối xử với mình như thế nào và tại sao lại có hành động
này hay hành động khác.
- Trẻ cũng nên có hiểu biết về khả năng của mình:
- trẻ có thể làm được gì không làm được gì;
- trẻ thích và không thích gì,
- điều gì trẻ cần giúp đỡ và ai có thể nhờ giúp


CÁC CÁCH HỖ TRỢ TRẺ NHẬN THỨC TÍCH CỰC VỀ BẢN THÂN
• Tôn trọng sự đa dạng, chấp nhận những khác biệt ở trẻ.
• Chấp nhận ý kiến và quan điểm của trẻ. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, thể
hiện thái độ. Thông điệp: “Nếu GV đã khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến thì
phải tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ”.
• Khuyến khích trẻ kể về bản thân mình.
• Khuyến khích, động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời
• Sử dụng sách, truyện, thơ để nâng cao nhận thức bản thân. Kể chuyện cho
trẻ và đặc biệt khuyến khích trẻ so sánh bản thân với các nhân vật trong câu
chuyện bao gồm cả việc trẻ giống và khác như thế nào.
Trẻ có thể làm sách về bản thân mình và gia đình mình (có thể có tranh minh họa

về gia đình), sau đó trẻ có thể chia sẻ sách và nói về mình với các bạn khác
Nói với trẻ những nhận xét tích cực về những việc mà trẻ làm, thậm chí nếu trẻ
mắc lỗi hay gặp khó khăn. Ví dụ: “ Cô rất vui khi thấy con cố gắng vẽ tranh như
vậy. Lần sau nếu con vẽ lại hình này thì thử vẽ tròn hơn một chút nhé” “Cảm ơn
con vì đã giúp bạn Bình vẽ tranh của bạn ấy”.
Không nên có thái độ, nhận xét tiêu cực đối với trẻ về hình dáng, hoàn cảnh gia
đình, văn hóa hay sắc tộc vì trẻ rất nhạy cảm
Cho trẻ đủ thời gian để cân nhắc và chọn lựa
Khuyến khích trẻ tham gia nhiều vai khác nhau trong các trò chơi phân vai.
Giúp trẻ nhận ra và viết được tên của chính mình.
Đảm bảo khả năng tự vệ sinh cá nhân của trẻ.
Tạo ra môi trường an toàn cho trẻ về thê chất và tâm lý
Tạo cơ hội được nói và hòa nhập cho những trẻ học Tiếng Việt như một ngôn ngữ
thứ hai.
Thay đổi cách tiếp cận của GV
Phát triển mối liên hệ với gia đình trẻ.
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI


PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI
Mỗi nhóm hãy đưa ra ví dụ về các cách khác nhau mà trẻ thể hiện các kĩ năng liên
quan tới mỗi vấn đề (trừ tự nhận thức) về phát triển kĩ năng xã hội trong biểu đồ
trên


CÁCH HỖ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC VỚI BẠN
BÈ VÀ NHỮNG NGƯỜI GẦN GŨI
• Hỗ trợ để trẻ học kỹ năng chơi cùng nhau
• Tạo cho trẻ được chơi theo những nhóm nhỏ.
• Tổ chức các nhóm chơi không cùng độ tuổi để trẻ có dịp thể hiện mối quan

tâm, chia sẻ, giúp đỡ giữa trẻ lớn với trẻ bé
• Giải quyết kịp thời những hành vi bắt nạn bạn, doạ dẫm hoặc không cho bạn
cùng chơi ở một số trẻ.
• Sử dụng rối, đọc, kể các câu chuyện có các nhân vật vui chơi thuận hoà cùng
nhau và sẵn sàng giúp đỡ người
khác.
• Khuyến khích trẻ tự giải quyết
mâu thuẫn
• Tránh so sánh trẻ với những trẻ
khác
• Cư xử công bằng với mọi trẻ
• Cho trẻ cơ hội sửa sai
• Hướng dẫn trẻ thảo luận về
việc kết bạn và giữ gìn tình bạn.
• Khuyến khích trẻ nói về việc
trẻ muốn được bạn bè đối xử
như thế nào trẻ nên đối xử với
người khác thế nào & tại sao
• Giúp trẻ hiểu rằng, mỗi người
đều có ý kiến riêng của mình, nếu mình lắng nghe bạn nói, tôn trọng ý kiến
của bạn thì ai cũng sẽ có một nhóm bạn chơi hoà thuận, vui vẻ.
• Bản thân giáo viên là tấm gương về cách ứng xử và tôn trọng những quy định
của lớp.


• Xây dựng MT thân thiện , vui vẻ, đoàn

kết,



XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Trong giờ chơi 2 trẻ tranh giành nhau đồ chơi
2. Một trẻ lấy đồ chơi của lớp mang về nhà
3. Bạn A đã rất cố gắng để xây được một ngôi nhà, bạn B trong lúc chơi đã đá sập
công trình của bạn A. Bạn A đã rất tức giận.
THÔNG ĐIỆP
Trước khi can thiệp vào việc xử lý các vấn đề của trẻ, cô giáo cần tìm hiểu nguyên
nhân, bản chất của sự việc và thừa nhận các cảm xúc của trẻ.
Nên giải quyết vấn đề công khai, hướng dẫn trẻ bình tĩnh xử lý tình huống khó
khăn mà trẻ gặp phải.
Gợi ý hoặc hướng dẫn trẻ cần làm gì và cùng tìm ra giải pháp tích cực cho trẻ.
Sử dụng xung đột để dạy trẻ giải quyết vấn đề. Đánh giá vấn đề chứ không phê
phán cá nhân.
KẾT LUẬN
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách của trẻ, có ảnh hưởng và nâng cao chất lượng sống cũng như quá trình học tập
suốt đời của trẻ.
Để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tích cực chúng ta cần:
• Biết lắng nghe để hiểu trẻ nhiều hơn.
• Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ để có những hỗ trợ phù hợp.
Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dưới nhiều
hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp.
• Tận dụng mọi cơ hội, mọi tình huống, mọi thời điểm để hỗ trợ trẻ phát triển
tình cảm, kĩ năng xã hội thông qua tất cả các hoạt động diễn ra ở trường, lớp
mầm non, như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội…
trong sinh hoạt hằng ngày .
• Tạo môi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu
thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định, được đối xử công bằng.
• Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về các
hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt.

• Có thái độ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình trong
giáo dục trẻ.


Chủ nhật ngày 6/12/2015 vào lúc 7 giờ 30 phút.

MÔ ĐUN MN1 - D
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM
(Dành cho giáo viên)
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
KIẾN THỨC
Phân tích được khái niệm: việc học, sự khác biệt cá nhân, giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm và lập kế hoạch giáo dục dựa trên quan điểm tiếp cận này nghĩa là gì
KỸ NĂNG
Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc thực hiện chương
trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển
toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ
THÁI ĐỘ
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Tôn trọng sự khác biệt của của trẻ
Tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu


2. Học tập
3. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

4. Thiết kế môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm
5. Lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
6. Kết luận
7. Kế hoạch hành động cá nhân
I/ HỌC TẬP
Học nghĩa là sự thay đổi tương đối thường xuyên của những gì mà người ta biết,
hiểu hoặc làm
 Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm.
 Việc học sẽ thuận lợi hơn khi chúng ta xây dựng nó trên cơ sở những gì
chúng ta đã biết hoặc có thể làm
 Việc học có thể diễn ra khi chúng ta tự làm việc gì đó và có thể diễn ra khi
chúng ta tương tác với người khác.
 Tất cả trẻ em sinh ra đều có khả năng học tập
VIỆC HỌC CỦA TRẺ DIỄN RA KHI...
Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè và với thế giới xung quanh

  Trẻ khám phá và tìm tòi
 Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau
 Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan ( sờ, ngửi,nếm…)
 Quan sát và lắng nghe
 Khi bắt chước và thực hành
 Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn
 Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất
 Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng
 Khi nói chuyện
 Khi nhớ mọi thứ
 Khi liên hệ với những hiểu biết đang có hoặc với cách thức đang thực hiện
điều gì đó
 Khi giải quyết một vấn đề nào đó
 Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sóc

VUI CHƠI


Trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên được cảm nhận và khám phá một cách tích
cực về thế giới.
Vui chơi là một hoạt động có ý nghĩa như vậy
TẤT CẢ CÁC TRÒ CHƠI ĐỀU CÓ TIỀM NĂNG HỖ TRỢ CHO VIỆC
HỌC CỦA TRẺ
 Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ
 Mắc lỗi, thất bại và luyện tập
 Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề
 Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề
 Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo
 Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp
 Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội
 Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của người khác
 Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng
 Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe
 Trẻ học nhiều thứ theo nhiều cách khác nhau
HỌC TẬP VÀ VUI CHƠI
 Học là mang lại sự thay đổi đối với những gì trẻ biết và có thể làm
 Trẻ có thể học theo nhiều cách khác nhau
 Vui chơi là cách thức quan trọng để trẻ học
 Trẻ học qua tương tác với bạn bè
II/ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
BẢN THÂN TÔI

Khi tôi còn nhỏ (dưới 6 tuổi)
 Điều mà tôi thích làm nhất là đọc sách
Khi tôi lớn:



 Tôi thường học tốt nhất bằng cách
MỖI CHÚNG TA LÀ SỰ KHÁC BIỆT
 Có những thứ chúng ta thích làm và có những thứ nhiều người chúng ta
không thích làm
 Có những thứ chúng ta làm tốt và có những thứ chúng ta lại thấy rất khó
(Với trẻ em cũng vậy )
TRẺ EM VÀ VIỆC HỌC TẬP
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt
 Khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý
Trẻ em có hoàn cảnh gia đình và văn hóa khác nhau:
 Văn hóa và tôn giáo
 Hoàn cảnh gia đình: điều kiện vật chất, kinh tế
 Môi trường sống (Thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miền
núi...)
 Dân tộc
Mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng
Mỗi đứa trẻ đều có thể thành công
Những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời
sau này của trẻ
TRẢI NGHIỆM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI...
Những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển
của trẻ và phải được xây dựng trển cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm
Điều này có nghĩa là chúng ta phải cận trọng để không cố gắng dạy cho trẻ những
gì quá khó đối với trẻ để có thê hiểu hoặc làm
Ví dụ:
 cố gắng dạy trẻ thêm 2 chữ số trước khi trẻ hiểu về số lượng và ý nghĩa của
con số
 cố gắng dạy một đứa trẻ viết trước khi trẻ có thể tạo được các nét thẳng, nét

xiên, trước khi trẻ biết cầm và sử dụng bút chì, và nhận ra được các con chữ
trong bảng chữ cái
 mong đợi một đứa trẻ hợp tác tốt với trẻ khác khi trẻ đó vẫn còn hạn chế về
kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt
III/GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO
 Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu ,
đánh giá đúng và được tôn trong.
 Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
 Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông
qua vui chơi.


VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN KHI TRẺ HOẠT ĐỘNG
Trong khi trẻ hoạt động, vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Giáo viên cần di
chuyển xung quanh các góc hoạt động của trẻ thật hợp lý để:
 Quan sát,
 Lắng nghe,
 Trò chuyện với trẻ
 Đôi khi tham gia hoạt động cùng trẻ
HỌC BẰNG CHƠI, CHƠI MÀ HỌC
Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang
hứng thú và đang thực hiện, bằng cách:
 Đặt những câu hỏi mang tính tư duy
 Lắng nghe trẻ
 Trò chuyện và giao tiếp với trẻ
 Chỉ dẫn
 Đưa ra gợi ý
 Khuyến khích, động viên trẻ
 Chơi cùng trẻ
 Củng cố kiến thức và các kĩ năng khác

HỖ TRỢ VÀ MỞ RỘNG VIỆC HỌC CỦA TRẺ
- Giáo viên nên suy nghĩ thận trọng về những gì mình nói và làm
- Một số thì có thể đã được lập kế hoạch trước nhưng phần lớn sự tương tác mà
giáo viên thực hiện với trẻ sẽ mang tính tình thế và trong khi đáp lại những gì trẻ
đang nói hoặc đang làm.
- Xem đoạn video sau đây và hãy xác định những cách khác nhau mà giáo viên
đang hỗ trợ trẻ học và giúp trẻ thành công.
KHI TRẺ VUI CHƠI, GIÁO VIÊN CÓ THỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ
VIỆC HỌC CỦA TRẺ BẰNG CÁCH
 Khuyến khích trẻ thiết lập mỗi quan hệ với những gì trẻ đã biết và có thể
làm hoặc với những kinh nghiệm có sự tương đồng
 Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm
 Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng
 Sử dụng các tình huống có vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quá trình
chơi để khuyến khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết
 Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi
 Giúp đỡ trẻ
 Đôi lúc cần duy trì hội thoại và thảo luận giữa cô và trẻ, cả cô và trẻ cùng
đưa ra các ý kiến và lắng nghe lẫn nhau
VỊ TRÍ CỦA GIÁO VIÊN


 Một điều rất quan trọng là vị trí của giáo viên cần ngang bằng với trẻ khi
chúng ta tương tác với trẻ.
 Điều này bao gồm cả
việc chúng ta ngồi trên
sàn hoặc trên những đồ
dùng thấp hoặc là quỳ
xuống....sao cho dễ
dàng tạo ra sự giao tiếp

bằng mắt với trẻ.
 Điều đó cũng thuận
lợi hơn cho giáo viên
khi tham gia vào chơi
cùng với trẻ

CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VÀ THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP
Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thông qua các hoạt động trải nghiệm.
 Phối hợp hài hòa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần- điều chỉnh nội
dụng cho phù hợp với mức độ phát triển và nhu cầu khác nhau của trẻ
 Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập.
 Sử dụng hội thoại và đặt câu hỏi để tìm thông tin và giúp trẻ thể hiện
và phân loại những gì chúng biết và hiểu
 Sử dụng cách động viên, khuyến khích và khen trẻ phù hợp với tình
huống và tính cách của trẻ.
 Đưa trẻ đến các góc học tập, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực
hành, vui chơi, tìm tòi, khám phá.
 Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động mang tính tưởng
tượng và sáng tạo
 Quan sát, tương tác với trẻ.
 Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và
đưa ra các ý kiến
CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ
 Linh hoạt, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu, trình độ phát triển
của trẻ.


 Cung cấp cho trẻ địa điểm, thời gian hoạt động và đầy đủ phương tiện hoạt
động. Cần tận dụng nguồn vật liệu có sẵn ở địa phương.

 Thiết kế bài học mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ
 Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn của giáo
viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch
Tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạn khác
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM LÀ
 Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng
rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ
 Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động
vui chơi
 Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám pha, sáng tạo,
giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè
 Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên
những gì trẻ đã biết và có thể làm
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia

Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn

Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề

Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau

Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và
kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ

Cho trẻ thời gian để học

Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những gì trẻ
biết và hiểu

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
 Giáo viên trò chuyện với trẻ và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp
có ý nghĩa
 Giáo viên sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin và để giúp trẻ diễn đạt
và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu
 Sự tương tác tích cực giữa Nhà trường- Gia đinh- Cộng đồng
Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn luôn tư duy linh hoạt và học tập không
ngừng
KẾT LUẬN GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO
- Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá
đúng và được tôn trọng
- Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công
- Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua
vui chơi
IV/ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC


Cách thức mà môi trường giáo dục trong trường MN được thiết kế, sắp xếp sẽ ảnh
hưởng đến:

Việc học của trẻ,

Cách học của trẻ

Cách mà giáo viên dạy.
Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và
ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không.
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ NGOÀI LỚP HỌC ĐỀU RẤT QUAN
TRỌNG

Chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ
Trong lớp
 khoảng không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung
hơn
 việc học thường xuyên diễn ra một cách hàn lâm hơn, hệ thống hơn
 thường bao gồm các trò chơi xây dựng lắp ghép cũng như hoạt động nghệ
thuật hay các hoạt động phát triển vận động tinh.
Ngoài trời
Trẻ được tự do hơn để:
 khám phá
 sử dụng các giác quan
 hòa mình vào thế giới tự nhiên
 có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô
MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT
Không gian và đồ dùng
các góc, các khu vực khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau
Vật liệu và phương tiện
các loại đồ chơi, nguyên vật liệu và phương tiện để trẻ làm hoặc để thao tác
với đồ chơi
Để kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi và học tập của
trẻ
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
- Phong phú các góc hoạt động trong nhà và ngoài trời
- Nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo
- Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ có thể:
+ Chủ động
+ Vui chơi
+ Tòi khám phá
+ Thực hành
+ Trải nghiệm

+ Sáng tạo
+ Hợp tác với bạn bè


+ Trò chuyện và chia sẻ ý kiến

GIÁ TRỊ CỦA CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG

Trẻ có thể “học bằng chơi, chơi mà học”

Trẻ có nhiều cơ hội để thực hành và học hỏi nhiều thứ

Trẻ có nhiều lựa chọn

Trẻ có thể thực hiện theo hứng thú của mình

Tất cả trẻ không phải làm cùng một thứ trong cùng một thời điểm

Giáo viên có thể sử dụng các góc chơi để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học

Giáo viên có thể hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ
THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc học tập chính được duy trì thường
xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại.
cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này.
Cũng rất quan trọng là việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại.
KHI THIẾT KẾ CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG CẦN
- Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt
động động)
- Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng

- Nhiều góc sẽ ở trong phòng , nhiều góc sẽ ở ngoài trời
- Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời
đều phải hạn chế tối đa sự cản trở . Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa
các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật
- Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc
- Các góc phải được bày biện hấp dẫn
- Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những
không gian nhỏ
- Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể sẽ làm
giảm không gian của các góc học tập thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi
của trẻ trong các góc hoạt động này


×