Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Lớp 5-tuần 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.01 KB, 35 trang )

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
Theo Trường Giang - Ngọc Minh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm
phục trí sáng tạo, tinh thần quyết chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn, ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã
thay đổi tập quán canh tác cảu cả một vùng, làm giàu cho chính mình, làm thay đổi cuộc
sống của cả thôn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KTBC:
- HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện, nêu ý nghĩa của bài.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- 1HS giỏi đọc toàn bài. GV chia đoạn bài đọc: 3 đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. GV kết hợp hướng dẫn HS:
+ Lượt 1: Đọc, phát âm các từ khó: Bát Xát, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan
+ Lượt 2: Đọc, giải nghĩa từ chú giải SGK, GV giải nghĩa thêm từ tập quán: thói
quen; canh tác: trồng trọt.
+ Lượt 3: Tìm hiểu gịong đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1:
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? (ông Lìn lần mò cả tháng


trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số
mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn)
+ Đoạn 1 nói về điều gì? (ông Lìn nghĩ cách đưa nước về thôn).
- HS đọc thầm đoạn 2:
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn ở Phìn Ngan đã
thay đổi như thế nào? (Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà
trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng
lúa loại cao sản, cả thôn không còn hộ đói)
+ Ý đoạn 2 nói gì? (Những thay đổi ở Phìn Ngan từ khi có nước).
- HS đọc thầm đoạn 3:
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước? (Ông hướng dẫn bà
con trồng cây thảo quả)
+ Ý đoạn 3 nói gì? (Ông Lìn nghĩ cách bảo vệ nguồn nước).

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 301
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo,
ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức
sống khá).
+ Ở địa phương em, có những ai đã có những đóng góp lớn cho địa phương?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS: Nối tiếp 3 em đọc 3 đoạn của bài.
- GV chọn đoạn 2 để cùng HS tìm hiểu và thống nhất cách đọc diễn cảm.
- HS nêu cách đọc, cách nhấn giọng diễn cảm.
- Hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, bạn đọc có nhiều cố
gắng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?.

- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại bài.
--------    ---------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:: Giúp học sinh :
Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 1: HS đặt tính rồi tính
- HS làm bài bảng con, sau mỗi lần chữa bài, GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về:
+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+ Chia một số thập phân cho một số thập phân.
a. 216,72 : 42 = 5,16
b. 1 : 12,5 = 0,08
c. 109,98 : 42,3 = 2,6
Bài 2: - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài ở bảng lớp.
- GV cùng lớp chữa bài, kết quả là:
a. (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 b. 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68 = 8,16 : 4,8 – 0,1725
= 22 + 43,68 = 1,7 – 0,1725
= 65,68 = 1,5275
Bài 3: - HS đọc bài toán, GV ghi tóm tắt.
- GV hướng dẫn HS lần lượt giải bài toán:
+ Để biết từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001, số dân của phường đó tăng bao nhiêu % ta cần biết
gì? (... cần biết số dân tăng lên bao nhiêu người).
Bài giải
a, Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)


Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
+ Để biết từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số dân phường đó là bao nhiêu người cần biết gì?
(Số dân tăng thêm từ cuối năm 2001 đến cuối năn 2002).
+ Dựa vào đâu để tính (Dựa vào tỉ lệ 1,6%).
b, Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Đến cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: 1,6%
16129 người
Bài 4: HS tự làm bài và mêu đáp án đúng, VD:
c là đáp án đúng: 70000 x 100 : 7 = 1000000 (đồng)
(Tìm một số khi biết 7% của nó là 70000).
3. Nhận xét dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
--------    ---------
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xá, trình bày đúng chính tả bài Người mẹ của 51 đứa con.
- Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với
nhau
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ :
Làm bài tập 3 trong tiết chính tả tuần trước.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- HS đọc bài chính tả, lớp theo dõi SGK.
+ Đoạn văn nói về ai?
- GV đọc đoạn văn. HS chú ý cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc - HS viết
- GV đọc - HS dò lỗi chính tả.
- GV chọn chấm 7 - 10 bài, nhận xét, đánh giá bài chính tả của HS.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2a.- HS đọc yêu cầu. GV nhắc HS: Dựa theo bảng ở SGK và mẫu, điền vào
bảng đầy đủ phần cấu tạo vần của tất cả các tiếng có trong 2 câu thơ đó.
- HS làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu khổ to.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
b. HS tự tìm tiếng bắt vần với nhâu.
- Nêu lời giải trước lớp, VD: Tiếng “xôi” bắt vần với tiếng “đôi”.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ thứ 6 của
dòng 8.
3. Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà HS học thuộc mii hình cấu tạo vần của tiếng.
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài
--------    ---------
KĨ THUẬT

LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Nêu được ích lợi của việc nuôi gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
2. Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc nuôi gà.
- Thảo luận nhóm: đọc thông tin SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên
hệ với thực tiển nuôi gà ở gia đình địa phương.
- Đại diện từng nhóm, lần lượt lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung và giải thích.
Các sản phẩm của nuôi gà
- Thịt gà, trứng gà.
- Lòng gà
- Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ
nhiều trứng/ năm
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực
phẩm hàng ngày. Trong thịt gà, trứng
gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm.
Từ thịt gà có thể chế biến thành nhiều
món ăn khác.
- Cung cấp nguyên liệu (thịt, trứng gà)
cho CN chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ

yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức
ăn có sẵn trong thiên nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
b. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào câu hỏi cuối bài, câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của
HS.
- Hãy đánh dấu x vào ở câu trả lời đúng.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
* Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
+ Cung cấp chất bột đường.
+ Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường, xanh, sạch, đẹp.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
+ Xuất khẩu.
- HS làm bài tập, GV nêu đáp án, HS đối chiếu, đánh giá kết quả bài làm của
mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
--------    ---------
BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về cách xác định thành phần câu.

Ôn tập về cách xác định các kiểu từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Bài 1: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Suốt đời,/ Lãn Ông / không vướng vào vòng danh lợi.
b, Từ sáng sớm,/ trên khắp đường phố,/ xe cộ / qua lại nhộn nhịp.
c, Căn nhà sàn chật ních người,/ mặc quần áo như đi hội.
d, Ở ven biển cức tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hải Phòng, Quảng
Ninh,.../ đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
- HS tự làm bài vào vở, 4 em chữa bài ở bảng lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giả đúng, nhắc lại kiến thức cũ.
2. Bài 2: Tìm các từ láy, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại trong các câu sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi lại kết quả vào phiếu của nhóm.
- HS đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả.
- GV cùng các nhóm khác nhận xét, chữa bài. VD:
Từ láy: thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng.
Từ ghép tổng hợp: quần đảo.
Từ ghép phân loại: rừng sâu, hoa chuối, hoa ban,...
III. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
--------    ---------

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5

TIẾNG VIỆT
BỒI DƯỠNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Tiếp tục luyện tập về cách xác định từ loại trong câu.
HS giỏi làm bài tập nâng cao.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài 1: Dành cho HS trung bình
Xác định các từ loại có trong đoạn văn sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
- HS tự làm bài, nối tiếp lần lượt nêu kết quả.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm: Động từ, danh từ, tính từ.
* Kết quả là: + Danh từ riêng: Việt Nam, Trường Sơn
+ Danh từ chung: Cánh cò, mây, đỉnh, sớm, chiều, quê hương, đời, đất, nước,
biển lúa, trời, bao nhiêu.
+ Động từ: bay, chịu, che.
+ Tính từ: mênh mông, đẹp, hơn, lả, rập rờn, mờ, thân yêu, thương đau.
2. Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi:
Xác định từ loại các từ sau: nỗi đắng cay, niềm hạnh phúc, buồn, vui, bất hạnh,
đau khổ, vui sướng, nỗi vui sướng.
- HS tự làm bài, 2 em lên bảng ghi kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài, giải thích kết quả và nhắc lại một số danh từ chỉ khái
niệm. VD: + Tính từ: buồn, vui, bất hạnh, đau khổ, vui sướng
+ Danh từ chỉ khái niệm: nỗi đắng cay, nỗi vui sướng, niềm hạnh phúc.
3. Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách xác điịnh từ loại.

--------    ---------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS tiếp tục luyện tập củng cố về các phép tính với số thập
phân.
Giải bài toán về tỉ số phần trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Dùng vở bài tập Toán 5, tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV nhắc HS dựa vào cách làm bài buổi sáng để giải quyết các bài tập ở vở bài
tập.
- HS tự làm các bài tập vào vở, GV gợi một số em lên babgr chữa bài.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- GV cùng cả lớp chữa bài chốt kết quả đúng, nhắc lại kiến thức liên quan, kết
quả là:
* Bài 1: 128 : 12,8 = 10; 285,6 : 17 = 16,8 ; 117,81 : 12,6 = 9,35
* Bài 2: a, (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 b, 21,56 : (75,6 - 65,8) - 0,354 : 2
= 53,9 : 4 + 45,64 = 21,56 : 9,8 - 0,117
= 13,475 + 45,64 = 2,2 - 0,177
= 59,115 = 2,023
* Bài 3: a, Số thóc thu được năm 2000 nhiều hơn năm 1995 là:
8,5 - 8 = 0,5 (tấn)
Tỉ số phần trăm số thóc tăng của năm 200 là:
0,5 : 8 = 0,0625 = 6,25%
b, Số thóc thu tăng trong năm 2005 là:
8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (tấn)
Năm 2005 bác Hoà thu được:

8,5 + 0,53125 = 9,03125 (tấn)
Đáp số: a/ 6,15 %
b/ 9,03125 tấn.
* Bài 4: Khoanh vào D: 80000 x 6 : 100
VI. Nhận xét, dặn dò:
- HS sửa kết quả của mình (nếu sai)
- GV: Nhận xét giờ học, xem kĩ các bài tập đã luyện.
--------    ---------
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về :
- Chuyển các hỗn số thành số thập phân.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với các số thập phân.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài 1 :
- GV gọi HS đọc đề bài và yêu cầu HS cả lớp tìm ra cách chuyển hỗn số thành số
thập phân.
- HS trao đổi với nhau, nêu ý kiến trước lớp
- GV nhận xét các cách HS đưa ra.
* Cách 1: Chuyển hỗn số về phân số rồi chia tử số cho mẫu số :
* Cách 2: Chuyển phần phân số của hổn số thành phân số TP rồi chuyển hổn số
mới thành STP, phần nguyên giữ nguyên, phần PSTP thành PTP.
- HS tự làm bài vào vở, nêu kết quả trước lớp và lí giải cách làm của mình.
c1. c2.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s


5,42:9
2
9
2
1
4
=+=
5,4
10
5
4
2
1
4
==
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5

5
19
5
4
3
=
= 19 : 5 = 3,8
8,3
10
8
3
5
4

3
==
75,24:11
4
11
4
3
2
===

75,2
100
75
2
4
3
2
==
- GV chữa bài và cho điểm HS
2. Bài 2 :- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) x x 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : x = 2 - 0,4
x x 100 = 9 0,16 : x = 1,6
x = 9 : 100 x = 0,16 : 1,6
x = 0,09 x = 0,1
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
3. Bài 3 :- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV hỏi : Em hiểu thế nào là hút được 35% lượng nước trong hồ ?(Nghĩa là coi
lượng nước trong hồ là 100% thì lượng nước đã hút là 35%)

- GV yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể giải theo 2 cách.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35% + 40 % = 70% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ 3 máy bơm hút được là
100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số: 25% lượng nước trong hồ
Bài giải:
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số: 25% lượng nước trong hồ
4. Bài 4: - HS nhắc lại mối quan hệ giữa đợn vị đo ha và m
2

- GV cho HS tự làm bài và nêu đáp án đúng.
- HS làm bài vào vở bài tập :
805 m
2
= 0,0805 ha
- Khoanh vào D.
C. Củng cố - dặn dò :
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Giới thiệu máy tính bỏ túi.
--------    ---------
LUY ỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ

I . MỤC TIÊU:

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng
nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức. từ đồng nghĩa, nhiều nghĩa, từ đồng
âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết sẵn khái niệm: Từ đơn, từ phức, từ
đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ :
HS làm lại bài tập 1 và 3 tiết TLVC trước.
2. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 1 : - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
+ Trong tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào đã học ở lớp 4?
+ HS nhìn bảng nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
Từ trong
khổ thơ
hai, bước, đi, trên, cát, ánh,
biển, xanh, bóng, cha, dài,
bóng, con , tròn
Cha con, mặt trời, chắc

nịch
rực rỡ, lênh khênh
Từ tìm
thêm
Nhà, cây, hoa, lá, ổi, cau Trái đất, hoa hồng,
cá vàng
nhỏ nhắn, lao xao, xa
xa, đu đủ
* Bài 2: - HS nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- HS làm việc theo nhóm 2, đại diện một vài nhóm nêu kết quả.
- Lớp cùng GV bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
+ Nhóm a: Từ “đánh” là một từ nhiều nghĩa.
+ Nhóm b: Từ đồng nghĩa.
+ Nhóm c: “đậu” là một từ đồng âm.
Bài 3: - 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn cách thực hiện bài tập.
- HS trao đổi nhóm 6, cử đại diện nêu câu trả lời, lí giải câu trả lời của mình.
- GV cùng lớp nhận xét, rút ra ý kiến đúng.
Đồng nghĩa với tinh ranh: tinh nghịch, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn lỏi
Đồng nghĩa với dâng: tặng, hiến, nộp , cho, biếu
Đồng nghiã với êm đềm: êm ả, êm dịu, êm ấm
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự đặt câu vào vở theo yêu cầu của bài tập.
- Một số em nêu câu trả lời của mình trước lớp.
- GV nghe, nhận xét và bổ sung cho HS.
a, Có mới nới cũ; b, xấu gỗ, tốt nước sơn; c, mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
3.Củng cố , dặn dò :

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s


Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ôn lại kiến thức về câu hỏi và dấu chấm hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm ...
--------    ---------
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm tranh Du kích tập bắn, một số tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: GV: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về tiêu sử và
tác phẩm.
2. Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn.
- GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh.
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
+ Có những màu chính nào trong tranh?
- GV kết luận:
+ Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.
- GV nêu câu hỏi để HS nhận xét bức tranh Bộ đội Nam tiến
+ Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ.
+ Tư thế của nhân vật.
+ Màu săc trong tranh.
3. Hoạt đông 3: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi các HS tích cực phát biểu.

- Dặn dò: Quan sát trước các đồ vật có dạng hình chữ nhật có trang trí như cái
khăn, cái thảm,...
--------    ---------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống
đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sách, truyện, bài báo liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
A. KTBC:
- HS kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những
người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài.
* Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về những người biết sống
đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

b. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- GV kiểm tra việc HS tìm truyện
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình kể.
c. Kể chuyện:
- HS kể lại chuyện theo ỵăp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
- Lớp cùng GV bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
--------    ---------
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với
những người xung quanh.
- Biết hợp tác với những người xung quanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KTBC:
- HS nêu ghi nhớ.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm bài tập SGK.
a. Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc
hợp tác với những người xung quanh.
b. Cách tiến hành:
- HS thảo luận BT3 làm theo cặp.
- HS trình bày kết quả trước lớp, HS bổ sung.
GV kết luận:
+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
+ Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.

2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4)
a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với
những người xung quanh.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
b. Cách tiến hành:
- Các nhóm thảo luận làm bài tập 4.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận:
a. Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người,
phối hợp giúp đỡ nhau.
b. Bạn Hà có thể bàn với bố, mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào? Tham
gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK.
a. Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh
trong công việc hàng ngày.
b. Cách tiến hành:
- HS tự làm BT 5, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn.
- HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số công
việc, các bạn khác góp ý kiến cho bạn.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Biết hợp tác với người xung quanh.
--------    ---------
Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008
THỂ DỤC

BÀI 33
I. MỤC TIÊU:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương
đối chính xác.
- Học trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu
tham gia chơi theo đúng quy định.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 - 4 vòng trong bán kính 4 - 5m cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu: 6 - 10'
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học.
- Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản: 18 - 22'
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái: Chia tổ tập luyện khoảng 5', sau đó cả lớp cùng
thực hiện.

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Học trong chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn": GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn
cách chơi và nội quy chơi, sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ
nhiệm vụ của mình, rồi mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6'
- Thực hiện một số đọng tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- GV giao bài về nhà.
--------    ---------
TẬP ĐỌC
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU :
1. Biết đọc bài ca dao thể lục bát lưu loát với giọng tâm tình, nhẹ nhàng.
- Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những
người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa các bài ca dao trang 168 - 169, SGK
- Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KTBC :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- 1 HS nêu lại nội dung bài..
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh.
(Tranh vẽ bà con nông dân đang lao động, cày cấy trên đồng ruộng).
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài 3 bài ca dao..
- HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao. GV kết hợp hướng dẫn:
+ Lượt 1: Luyện đọc các từ: thánh thót, công lênh, tấc đất, tấc vàng.
+ Lượt 2: Ngắt giọng một số câu ca dao.
+ Lượt 3: Chú giải từ: công lênh: Công sức bỏ vào một việc gì (từ cũ) .
+ Lượt 4: Tìm hiểu giọng đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS nhẩm nhanh 3 bài ca dao:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản
xuất. (Nỗi vất vả: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Sự lo lắng: Đi cấy còn

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
trông nhiều bề: Trông trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông nắng, trông ngày,
trông đêm; Trông cho chân cứng, đá mềm;Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.)
- HS đọc thầm bài ca dao thứ 2:
+ Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề
nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện
tinh thần lạc quan của người nông dân ?
(Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.)
- HS nhẩm nhanh 3 bài ca dao:
+ Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung :
a. Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày: (Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu
tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
b. Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất: (Trông cho chân cứng, đá mềm,
trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng).
c. Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo: (Ai ơi bưng bát cơm đầy,
dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần).
+ Ba bài ca dao trên giúp em hiểu ra điều gì? (Người nông dân phải lao động vất
vả nên cần phải biết quý thành quả lao động của mình).
c. Đọc diễn cảm, học thuộc lòng
- 3 HS đọc nối tiếp ba bài ca dao.

- HS nhăc lại cách đọc diễn cảm 3 bài ca dao.
- HS: Một số em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS: Nhẩm thuộc lòng các bài ca dao.
- HS: Thi đọc thuộc lòng 1 hoặc 3 bài ca dao.
3. Củng cố - dặn dò :
- Ba bài ca dao nói về điều gì?
- HS trả lời, GV chốt thành nội dung, ghi bảng.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học để chuẩn bị tuần
sau kiểm tra học kì I.
--------    ---------
TOÁN
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia và tính phần trăm.
- Lưu ý : HS lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi (nếu không đủ thì mỗi nhóm 4 em sử dụng 1 máy
tính).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát máy tính bỏ túi và hỏi: Các em có biết đây là vật gì và để
làm gì không?

Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 332s

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×