Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI tập tài CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.96 KB, 19 trang )

BÀI TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

Bài số 1: Công ty cổ phần X đang có cơ hội đầu tư và dự án A. Thời gian hoạt động
của dự án 5 năm. Doanh thu các năm dự kiến như sau:
Năm 1: 1500 triệu

Năm 2: 1600 triệu

Năm 4: 1500 triệu

Năm 5: 1600 triệu

Năm 3: 1700 triệu

Tổng nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) tại đầu năm thứ nhất là 1700 triệu, trong
đó:
- TSCĐ là nhà xưởng và vật kiến trúc có nguyên giá 1200 triệu. Vào đầu năm thứ 3
công ty phải nâng cấp với chi phí 200 triệu (thời gian nâng cấp có thể bỏ qua). Công ty
xác định thời gian sử dụng (dùng để tính khấu hao) của TSCĐ này là 6 năm và áp dụng
phương pháp khấu hao đều. Sau 5 năm khi dự án kết thúc, công ty có thể bán lại với giá
220 triệu.
- TSCĐ là máy móc thiết bị có nguyên giá 500 triệu, có thời gian sử dụng là 5 năm
và áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (biết hệ số điều
chỉnh tỷ lệ khấu hao nhanh là 2,0 lần). Sau 5 năm sử dụng, giá trị thanh lý của TSCĐ này
không đáng kể.
Dự tính vào cuối năm thứ 2, công ty sẽ nhập khẩu một xe ô tô 16 chỗ nguyên chiếc
cho dự án này, giá tính thuế nhập khẩu là 150 triệu, thuế suất thuế nhập khẩu là 60%,
thuế suất thuế tiêu thụ đăc biệt là 25%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Công ty xác
định thời gian sử dụng (để tính khấu hao) của chiéc ôtô này là 8 năm và áp dụng phương
pháp khấu hao đều, nhưng khi dự án kết thúc, dự kiến bán lại với giá là 180,5 triệu.
Chi phí biến đổi chiếm tới 55% doanh thu (thuần), còn tổng chi phí cố định kinh


doanh(chưa kể khấu hao) dự tính 250 triệu cho mỗi năm. Riêng vốn lưu động cứ 18 ngày
hoàn thành một vòng quay (360 ngày/ năm).
Biết công ty là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (tính thuế theo phương pháp khấu
trừ), và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất 28%.
Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 12%/năm
Yêu cầu:
a. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư và cho biết dư án có hiệu quả không?


b. Giả sử năm thứ nhất, công ty luôn duy trì hệ số nợ là 40% tại mọi thời điểm.
Hãy xác định sự tác động của vòng quay tổng vốn kinh doanh, doanh lợi doanh thu, hệ số
nợ tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

BÀI SỐ 2: Một công ty chuyên sản xuất sản phẩm A, dự kiến có tình hình năm N
như sau: Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ dự kiến là 40.000 sản phẩm với giá bán
đơn vị sản phẩm (chưa bao gồm thuế GTGT) là 20.000 đồng/ sản phẩm. Tổng chi phí cố
định kinh doanh dự kiến là 200 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm bằng
65% giá bán. Công ty sử dụng 400 triệu đồng vốn kinh doanh, trong đó số vốn vay là 100
triệu đồng với lãi suất bình quân là 10%/năm.
Hiện tại, công ty đang dự tính thực hiện đầu tư bổ sung 200 triệu đồng để hiện đại
hoá dây chuyền sản xuất sản phẩm A. Việc đầu tư không làm tăng số lượng sản phẩm
tiêu thụ nhưng chi phí cố định kinh doanh sẽ tăng thêm 60 triệu đồng, chi phí biến đổi
cho một đơn vị sản phẩm sẽ hạ 3.000 đồng/sản phẩm, giá bán sản phẩm không thay đổi.
Công ty dự định sẽ huy động vốn bằng hai phương án sau đây:
- Phương án 1: Công ty huy động hoàn toàn bằng vốn vay với lãi suất 12%/năm.
- Phương án 2: Công ty huy động 50% bằng vốn vay với lãi suất 12%/năm và
50% bằng vốn chủ sở hữu.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn đầu tư, qua đó hãy
cho biết công ty nên đầu tư bằng phương án huy động vốn nào? Tại sao? Biết rằng hệ số

nợ tối ưu của ngành là 50%.
2. Nếu công ty thực hiện đầu tư, hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh
doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp cho từng phương án huy động vốn tại mức
sản lượng năm N? Qua đó hãy cho biết, nếu sản lượng năm N+1 tăng thêm 10% thì tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm bao nhiêu cho từng phương án huy động vốn?
Biết rằng các điều kiện khác không thay đổi.
3. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh trước khi đầu tư và
sau khi đầu tư với từng phương án huy động vốn?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 28%.
BÀI SỐ 3: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất loại sản phẩm A, có tài liệu dự kiến
trong năm N như sau:


Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ dự kiến là 20.000 sản phẩm với giá bán là
50.000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định kinh doanh là 300 triệu đồng/năm. Lợi nhuận sau
thuế là: 72 triệu đồng. Tổng số vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp sử dụng là
800 triệu đồng, trong đó số vốn vay bình quân là 300 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình
quân là 10%/năm.
Công ty hiện đang xem xét có nên thay thế một thiết bị in cũ bằng một thiết bị mới
với nhiều tính năng hoàn hảo hơn (giả thiết được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu). Thiết bị
cũ hiện có giá trị còn lại là 500.000 triệu đồng và còn có thể hoạt động thêm 5 năm nữa.
Thiết bị cũ được khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Giá trị thanh lý của
thiết bị cũ được coi là không đáng kể sau 5 năm nữa, tuy nhiên tại thời điểm hiện nay nó
có thể được bán lại cho một công ty khác với giá 400.000 triệu đồng.
Chi phí để mua thiết bị mới bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển, lắp đặt… sẽ
là 800 triệu đồng. Thiết bị mới dự kiến được khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
có điều chỉnh với thời gian sử dụng là 5 năm .
Ước tính ban đầu cho thấy trong suốt đời sống kinh tế 5 năm, thiết bị mới làm thay
đổi chất lượng sản phẩm nên có thể làm tăng thêm số sản phẩm tiêu thụ là 3000 sản
phẩm/năm với giá bán không đổi so với trước khi đầu tư và có thể tiết kiệm 10% chi phí

biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm. Giá trị thanh lý vào cuối năm thứ 5 ước tính là không
đáng kể. Vốn lưu động thuần tăng thêm 100 triệu đồng.
Dự tính thời gian đầu tư là không đáng kể, thuế suất thuế thu nhập của công ty là
28%. Chi phí sử dụng vốn cho dự án là 10%/năm.
Yêu cầu:
1. Trường hợp không thực hiện dự án đầu tư thay thế, hãy xác định sản lượng hoà
vốn, doanh thu hoà vốn năm N (tính hoà vốn tài chính). Nếu công ty mong muốn đạt
được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 15%/năm thì công ty cần phải sản xuất và tiêu
thụ được bao nhiêu sản phẩm?
2. Trường hợp không thực hiện đầu tư, hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn
bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp tại mức sản lượng sản xuất và
tiêu thụ của công ty năm N? Hãy cho biết tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm
bao nhiêu khi năm N+1 sản lượng tiêu thụ đạt được 24.000 sản phẩm (sử dụng kết quả
vừa tính toán ở trên để kết luận).
3. Hãy xác định chi phí vốn đầu tư và thu nhập hàng năm của dự án đầu tư thay thế trên?
4. Hãy xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư và cho biết công ty có nên
thực hiện đầu tư thay thế hay không?


5. Trong trường hợp, công ty khấu hao thiết bị mới bằng phương pháp khấu hao đường thẳng
thì dự án có được lựa chọn không (thông qua phương pháp NPV)?
BÀI SỐ 4: Tổng giá trị tài sản công ty cổ phần BBC vào ngày 1/1/N là 5000 triệu
đồng. Kết cấu nguồn vốn hiện tại được coi là tối ưu, trong đó:
- Vốn vay nợ: 2.000 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi): 3.000 triệu đồng
Năm trước, công ty trả lợi tức cổ phần cho cổ đông là 3.000 đồng/cổ phần, tỷ lệ
tăng trưởng lợi tức cổ phần dự kiến tăng đều đặn hàng năm là 5%. Giá thị trường hiện
hành của một cổ phần thường là: 35.000 đồng. Dự kiến trong năm, số lợi nhuận sau thuế
để lại tái đầu tư là 525 triệu đồng.
Giả sử công ty đang có một cơ hội đầu tư với số vốn đầu tư cần thiết là 2.000 triệu

đồng, tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án (IRR) là 14% .
Ngoài số lợi nhuận để lại tái đầu tư, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau:
+ Nếu công ty vay vốn từ 1 đồng đến 200 triệu đồng sẽ phải trả lãi suất 10%/năm.
Nếu số vốn vay trên 200 triệu sẽ phải trả lãi suất 12%/năm.
+ Nếu công ty phát hành cổ phần thường thì tỷ lệ chi phí phát hành so với giá cổ
phần dự kiến là 10%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính chi phí sử dụng vốn cho từng nguồn tài trợ ?
2. Tại mức vốn bao nhiêu thì sẽ tạo ra điểm gãy của đường chi phí sử dụng vốn cận
biên? Tính chi phí sử dụng vốn cận biên của những đồng vốn mới dự kiến huy động?
3. Hãy cho biết công ty có nên thực hiện dự án đầu tư không ?
Biết rằng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
BÀI SỐ 5: Một Công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài
liệu sau:
1. Công ty có kết cấu nguồn vốn được xem là tối ưu như sau: Vốn vay 49,6%, vốn chủ
sở hữu 50,4%.
2. Sản lượng sản xuất tiêu thụ trong năm N là 75.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế
giá trị gia tăng là 20.000đ/SP. Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm như sau:
a. Chi phí biến đổi cho một sản phẩm bằng 60% giá bán.


b. Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay phải trả) là 220 triệu đồng.
3. Số vốn vay đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh là 300 triệu đồng với lãi suất vay
vốn bình quân là 10%/ năm.
4. Giá cổ phiếu thường của công ty hiện hành là 30.000đ/cổ phiếu. Năm trước, công ty
đã trả cổ tức là 2.000đ/cổ phần (hay cổ phiếu) và dự kiến vẫn duy trì mức tăng cổ tức
đều đặn hàng năm là 5%, hệ số trả cổ tức là 0,5 lợi nhuận sau thuế, phần còn lại để tái
đầu tư.
5. Hiện công ty đang xem xét một dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm A, dự án có
thời gian hoạt động là 4 năm và có các tài liệu khác như sau:

a. Tổng số vốn đầu tư là 250 triệu đồng (bỏ vốn đầu tư ngay trong 1 lần). Trong đó: đầu
tư vào tài sản cố định là 160 triệu đồng; đầu tư vốn lưu động thường xuyên là 90 triệu
đồng.
b. Dự kiến sản lượng sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng năm là 15.000 sản phẩm với giá
bán chưa có giá trị gia tăng là 20.000đ/sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh hàng
năm khi dự án đi vào vận hành:
-

Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần.

-

Chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao và không bao gồm lãi vay phải trả) là
30 triệu đồng.

c. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng và giá trị thanh lý
TSCĐ là không đáng kể, số vốn lưu động được thu hồi toàn bộ vào năm cuối khi kết
thúc dự án.
6. Công ty huy động vốn theo kết nguồn vốn tối ưu là dự kiến có thể huy động từ các
nguồn sau:
a. Số lợi nhuận để lại tái đầu tư của năm N.
b. Ngoài số vốn đã vay, công ty có thể vay vốn không hạn chế (miễn là đảm bảo được cơ
cấu nguồn vốn tối ưu) với lãi suất 12%/năm.
c. Phát hành cổ phiếu thường mới với giá phát hành 30.000đ/cổ phiếu và chi phí phát
hành là 12,5% giá phát hành.
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn huy động theo kết cấu nguồn vốn
tối ưu và chi phí bình quân sử dụng vốn đối với từng khoảng quy mô vốn mà công ty
có khả năng huy động?.



2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án (không tính đến ảnh hưởng của việc huy
động nguồn vốn) và dựa vào căn cứ đó để xem xét công ty có thể lựa chọn dự án này
hay không?.
3. Hãy xác định độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng
hợp của công ty trong các trường hợp: Trước và sau khi thực hiện dự án đầu tư (giả
định dự án được thực hiện) cho biết trường hợp nào tổng thể rủi ro của công ty cao
hơn và giải thích vì sao?.
Biết rằng:

- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
- Thời gian thực hiện dự án được xem là không đáng kể.

BÀI SỐ 6: Công ty X có tài liệu sau:
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 31/12/2000
(ĐVT: nghìn USD)
- Doanh thu thuần

36.000

- Giá vốn hàng bán (chi phí biến đổi)

25.200

- LÃI TRÊN BIẾN PHÍ

10.800

- Chi phí cố định kinh doanh
- LỢI NHUẬN TRƯỚC LÃI VAY VÀ THUẾ


6.480
4.320

- Lãi vay

2.880

- Lợi nhuận trước thuế

1.440

- Thuế (40%)

576

- Lợi nhuận sau thuế

864

a. Hãy tính DOL, DFL, DTL và cho biết ý nghĩa?.
b. Năm 2001, công ty dự kiến sẽ đạt được 39.600 (nghìn USD) doanh thu thuần, hãy cho
biết lợi nhuận trước lãi vay là bao nhiêu? Biết rằng chi phí cố định kinh doanh, chi phí
biến đổi cho một đơn vị sản phẩm, giá bán không thay đổi.

BÀI SỐ 7: Bạn là nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ đánh giá và tư vấn cho lãnh
đạo doanh nghiệp có nên lựa chọn dự án mới hay không? Biết rằng dự án cần chi phí đầu


tư cơ bản là 50.000USD và các chi phí khác là 10.000USD để dự án có thể bắt đầu sẵn

sàng hoạt động. Giả thiết số khấu hao của dự án như sau:
Năm 1

Năm 2

Năm 3

19.800 $

27.000 $

9.000 $

Sau 3 năm hoạt động, bán thanh lý dự án sẽ là 20.000 USD, và dự án đòi phải tăng
thêm vốn lưu động thường xuyên là 2.000USD. Dự án này không ảnh hưởng đến doanh
thu của doanh nghiệp, mà nó dự kiến sẽ tiết kiệm chi phí cho công ty là 20.000UDS/năm
(chi phí trước thuế), chủ yếu là lao động. Thuế suất thuế thu nhập 40%.
1. Hãy xác định dòng tiền thu và chi của dự án đầu tư?.
2. Nếu doanh nghiệp đòi hỏi tỷ suất sinh lời phải đạt 10%, thì dự án có được chấp
nhận không?.

BÀI SỐ 8: Công ty X đang xem xét có nên đầu tư thêm một thiết bị mới cho dây
chuyền sản xuất hay không? Thiết bị mới này có giá mua 108.000USD, các chi phí khác
có liên quan đến thiết bị để hoàn thành đưa vào sử dụng dự tính 12.500USD. Thiết bị này
tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh với thời gian khấu hao 4
năm. Sau 3 năm thiết bị này có thể bán với giá 65.000USD, thiết bị cũng đòi hỏi phải bỏ
thêm vốn lưu động thuần (hàng tồn kho) là 55.500USD. Thiết bị này không ảnh hưởng
tới doanh thu, nhưng công ty hy vọng sử dụng thiết bị này sẽ tiết kiệm 44.000USD/năm
chi phí trước thuế (chủ yếu lao động). Thuế suất thuế thu nhập: 34%.
a. Hãy xác định dòng tiền của dự án đầu tư?.

b. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi của dự án là 12% thì thiết bị này có được mua
không?.
BÀI SỐ 9: Một công ty có kết cấu nguồn vối tối ưu là 50% vốn vay và 50% vốn
chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi). Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế dưới 100 triệu là
6%/năm, chi phí sử dụng vốn vay sau thuế trên 100 triệu là 8%/năm. Công ty dự tính năm
tới lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng, hệ số chi trả cổ tức duy trì ổn định là 0,5. Chi phí
sử dụng vốn từ lợi nhuận để lại là 14%, nếu phát hành cổ phiếu thường mới thì chi phí sử
dụng vốn là 16%. Nếu công ty huy động đồng vốn mới trên 200 triệu đồng, thì chi phí
cận biên sẽ là bao nhiêu?


BÀI SỐ10: Công ty X mua một thiết bị sản xuất được lựa chọn một trong hai
phương thức thanh toán như sau:
-Phương thức 1: Trả trong vòng 10 năm, mỗi năm phải trả một số tiền là 50 triệu
đồng. Các khoản trả tiền là vào cuối mỗi năm.
- Phương thức 2: Trả tiền một lần duy nhất vào cuối năm thứ 4 với số tiền phải
thanh toán là 450 triệu đồng.
Theo anh chị, công ty nên lựa chọn phương thức thanh toán nào? Biết rằng chi phí
cơ hội của vốn dự kiến khoảng 16%/năm.
BÀI SỐ 11: Cổ phiếu SAM hiện đang có giá khớp trên thị trường là 37.100 đồng.
Thu nhập của công ty được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định hàng năm là 8,5%/năm. Công
ty hiện đang trả cổ tức 1.600 đồng/cổ phần
1. Giả định rằng, tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức cũng được duy trì đều đặn và ổn định
như mức tăng trưởng thu nhập của công ty. Vậy hãy tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các
nhà đầu tư?
2. Do có ảnh hưởng của lạm phát nên nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất sinh lời phải đạt
18%/năm. Khi đó, tốc độ tăng trưởng cổ tức phải đạt bao nhiêu để giá cổ phiếu đạt được
mức 40.000 đồng?
BÀI SỐ 12: Ông X đang nắm giữ 3 loại cổ phiếu. Cổ phiếu A, B, C hiện đang trả
cổ tức lần lượt là: 1.600, 2.400, 1200 đồng. Theo đánh giá của nhà đầu tư này, thì cổ

phiếu A sẽ được chi trả cổ tức tối thiểu ở mức này mãi mãi. Cổ phiếu B sẽ chi trả cổ tức
với mức tăng trưởng 10% trong vòng 3 năm tới, sau đó sẽ duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
ổn định ở mức 6%/năm. Cổ phiếu C sẽ chi trả cổ tức với mức tăng trưởng 12%/năm trong
năm tới. sau đó tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của cổ phiếu này sẽ duy trì ở mức 10%/năm trong
vòng 5 năm tiếp theo. Sau đó, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức sẽ bằng 0.
1. Hãy cho biết giá của mỗi cổ phiếu trên là bao nhiêu? Biết rằng tỷ suất sinh lời
đòi hỏi của ông X là 12%/năm. (giải thiết các cổ phiếu này có mức độ rủi ro như nhau).
Giá đó là giá lý thuyết hay giá thị trường?
2. Hãy tính toán lại giá cổ phiếu của ba cổ phiếu trên nếu như có lạm phát xảy ra
khiến cho tỷ suất sinh lời đòi hỏi tăng thêm bằng tỷ lệ lạm phát, dự kiến tỷ lệ lạm phát là
7%/năm.


BÀI SỐ13: Ông Y muốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên hiện tại có
hai loại trái phiếu Chính phủ là A và B. Mệnh giá hai loại trái phiếu này đều là 100 triệu
đồng và lãi suất danh nghĩa trên trái phiếu là 10%/năm. Chính phủ hiện đang trả lãi hàng
năm. Trái phiếu A có thời hạn là 10 năm, trái phiếu B có thời hạn là 5 năm. Hãy cho biết:
1. Giá của hai trái phiếu này là bao nhiêu nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất sinh lời
bằng với lãi suất thị trường là 10%/năm?
2. Nếu lãi suất thị trường tăng lên 12% thì giá của hai trái phiếu này sẽ là bao
nhiêu?
3. Nếu lãi suất thị trường giảm xuống còn 8%/năm thì giá của hai trái phiếu này sẽ
là bao nhiêu?
4. Trái phiếu nào có rủi ro cao hơn? Tại sao?
BÀI SỐ14: Công ty Y đang dự tính phát hành trái phiếu mệnh giá 20.000 đồng
với lãi suất danh nghĩa trên trái phiếu là 8%/năm. Lãi vay được trả mỗi năm một lần và
vốn gốc được hoàn trả toàn bộ sau 10 năm.
1. Hãy xác định giá phát hành của trái phiếu nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà
đầu tư là 12%/năm.
2. Nếu chi phí phát hành trái phiếu là 1% thì chi phí sử dụng vốn bằng trái phiếu

của công ty sẽ là bao nhiêu?
BÀI SỐ 15: Công ty cổ phần “Hưng Thịnh” năm N có tình hình sau:
1. Số cổ phiếu thường đang lưu hành 100.000 cổ phiếu.
2. Giá thị trường hiện hành của một cổ phiếu thường là 50.000 đồng/cổ phiếu.
3. Công ty dự định huy động thêm một lượng vốn là 880 triệu đồng bằng phát hành
thêm cổ phiếu thường mới và giành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành.
4. Giá ghi bán một cổ phiếu thường mới dự kiến là 44.000 đồng.
5. Công ty dự kiến giành 60% lợi nhuận sau thuế để trả lợi tức cổ phần cho các cổ
đông thường như năm trước.
6. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 28%.
Yêu cầu:


1. Tính số quyền mua cần thiết để được mua 1 cổ phiếu thường mới phát hành theo
giá ghi bán?
2. Tính giá trị của một quyền mua cổ phiếu thường mới dành cho cổ đông? Ông T
là cổ đông hiện hành của công ty đang nắm giữ 1.500 cổ phiếu thường của công ty. Vậy
ông T sẽ được quyền mua bao nhiêu cổ phiếu thường mới. Nếu ông T bán bớt 50% quyền
mua thì quyền sở hữu công ty của ông T sẽ thay đổi như thế nào so với trước khi phát
hành và bán ưu tiên cổ phần thường mới cho cổ đông hiện hành.
3. Việc phát hành cổ phiếu thường mới và bán ưu tiên cho cổ đông hiện hành có
ảnh hưởng gì trên giá cổ phiếu hiện hành?
4. Công ty dự kiến dùng lợi nhuận đạt được trong năm N để trả lợi tức cổ phần với
mức cao hơn năm trước là 3.600 đồng/cổ phiếu. Để thực hiện điều này, trong năm công
ty cần phải phấn đấu đạt bao nhiêu lợi nhuận trước thuế?
BÀI SỐ 16: Doanh nghiệp M có tài liệu sau:
A. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 3 quý đầu năm: 9.600 triệu đồng
2. Vốn lưu động 3 quý đầu năm như sau:
- Đầu quý I: 4.200 triệu đồng.

- Cuối quý I: 3.800 triệu đồng
- Cuối quý II: 3.820 triệu đồng
- Cuối quý III: 3.600 triệu đồng
3. Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV như sau:
- Vốn lưu động cuối năm: 4.000 triệu đồng
- Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188 triệu đồng
- Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất cuối năm (31/12): 8.600 triệu đồng; số
khấu hao luỹ kế: 1.300 triệu đồng
B. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm trong năm dự tính tăng 30% so với năm báo cáo.
2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động dự tính rút ngắn 10 ngày so với kỳ luân chuyển vốn lưu
động năm báo cáo.
3. Lợi nhuận sau thuế về tiêu thụ sản phẩm trong năm: 1.189,132 triệu đồng
4. Tình hình TSCĐ có tính chất sản xuất dự kiến thay đổi như sau:
- TSCĐ tăng (theo nguyên giá): 1.290 triệu đồng


- TSCĐ giảm (theo nguyên giá): 780 triệu đồng, số TSCĐ này ước tính đã khấu hao
70%.
- Số tiền trích khấu hao trong năm: 350 triệu đồng
5. Tỷ lệ vốn lưu động phân bổ trong các khâu sản xuất kinh doanh dự tính: Khâu dự trữ
sản xuất 40%; khâu sản xuất 35%; khâu lưu thông 25%.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng khâu sản xuất kinh
doanh năm kế hoạch?
2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất kinh doanh năm kế hoạch?
Biết rằng: Doanh nghiệp chỉ có hoạt động sản xuất kinh doanh, không có các hoạt động
khác.
BÀI SỐ 17: Công ty cổ phần DMC có tài liệu sau:
1. Tổng số vốn kinh doanh bình quân năm 2007 là 2.500 triệu. Trong đó:

+ Vốn vay là 1.000 triệu với lãi suất 10%/năm
+ Vốn chủ sở hữu: 1.500 triệu (không có cổ phần ưu đãi)
2. Trong năm công ty tiêu thụ được 20.000 sp với giá bán sản phẩm là 120.000
đồng (công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
3. Chi phí biến đổi là 60.000 đ/sp . Tổng chi phí cố định kinh doanh là 600 triệu
4. Năm trước, công ty trả cổ tức là 2000đ/ cổ phần, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự tính
sẽ duy trì đều đặn là 5% và hệ số chi trả cổ tức là 0,7. Giá thị trường hiện hành của cỏ
phiếu thường là 30.000 đồng/cổ phần.
5. Công ty đang có các cơ hội đầu tư tiềm năng có mức rủi ro tương đương nhau:
+ Dự án A có VĐT là 200 triệu với IRR là 10%
+ Dự án B có VĐT là 170 triệu với IRR là 13%
+ Dự án A có VĐT là 130 triệu với IRR là 12%
+ Dự án A có VĐT là 100 triệu với IRR là 11%
6. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn như sau:
+ Vay vốn ngân hàng với lãI suất là 10%/năm (không hạn chế miễn đảm bảo cơ
cấu nguồn vốn tối ưu như trên).
+ Phát hành cổ phần thường với chi phí phát hành là 12,5% nếu tổng số vốn huy
động dưới 180 triệu đồng. Trên 180 triệu đồng thì chi phí phát hành là 20%.
Yêu cầu:


1. Tính ROA, ROE?
2. Xác định DOL, DFL, DTL trước khi lựa chọn dự án đầu tư? Nếu công ty có thể
tăng thêm 20% sản lượng trong năm 2008 thì ROE đạt là bao nhiêu?
3. Có bao nhiêu điểm gãy của đường chi phí cận biên? Tại sao xuất hiện điểm
gãy?
4. Tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn?
5. Tính chi phí sử dụng vôn cận biên?
6. Cho biết dự án nào được chấp thuận và quy mô vốn tối ưu cần huy động trong
năm 2008 là bao nhiêu?

Biết rằng: Thuế suất thuế thu nhập là 28%.
BÀI SỐ 18: Một Công ty cổ phần có tình hình sau:
1. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 80.000 cổ phiếu (công ty không có cổ
phiếu ưu đãi), với cơ sở vật chất kinh doanh như năm trước, công ty dự kiến trong năm
tới đạt được lợi nhuận sau thuế là 180 triệu đồng.
2. Hiện công ty đang cân nhắc việc đầu tư thêm sản xuất mới sản phẩm A với hai
phương án như sau:
Đơn vị: 1.000đ
Nội dung
- Tổng chi phí cố định kinh doanh trong năm
(không bao gồm lãi vay)
- Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm

Phương án 1

Phương án 2

270.000

160.500

25,5

33,0

3. Giá bán sản phẩm A chưa có thuế giá trị gia tăng là 48.000đ/sản phẩm.
4. Để thực hiện 1 trong 2 phương án trên, cần phải có số vốn tối thiểu là 900 triệu
đồng. Công ty đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 cách sau:
- Cách thứ 1: Toàn bộ số vốn đầu tư huy động bằng phát hành thêm 40.000 cổ
phiếu thường với giá phát hành 22.500 đ/cổ phiếu.

- Cách thứ 2: 50% số vốn đầu tư huy động bằng phát hành 20.000 cổ phiếu thường
với giá phát hành như trên, số còn lại sẽ vay vốn với lãi suất 8%/năm.
- Cách thứ 3: Toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư sẽ được sử dụng vốn vay với lãi suất
bằng 8,5%/năm.
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
Yêu cầu:


1. Hãy cho biết sản lượng hoà vốn trước lãi vay của 2 phương án sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm A có bằng nhau không?
2. Trường hợp lựa chọn phương án 2 và huy động vốn theo cách thứ 2, trong năm
tới sản xuất tiêu thụ được 20.000 sản phẩm A thì công ty có thể đạt tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn đầu tư về sản phẩm A là bao nhiêu? Để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn đầu tư như vậy, nếu thực hiện phương án 1 (với cách huy động vốn thứ 2) thì
cần sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?.
3. Trường hợp lựa chọn phương án 1 và sản lượng sản xuất tiêu thụ đạt được là
20.000 sản phẩm A trong năm tới, nếu là cổ đông của công ty thì theo anh (hay chị) nên
chọn cách huy động vốn nào trong 3 cách đã nêu trên để trong năm tới, cổ đông đạt được
tổng thể lợi ích kinh tế là cao nhất (thông qua việc tính toán và giải thích)?.
4. Với mức sản lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ là bao nhiêu thì cả hai phương
án đều đưa lại số lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bằng nhau?
Biết rằng: - Thời gian thực hiện phương án sản xuất là coi như không đáng kể.
BÀI SỐ 19: Một Công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm A có tài
liệu sau:
A. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng tài sản cố định sử dụng vào kinh doanh trong năm theo nguyên giá bình
quân là 900triệu đồng, số tài sản này sẽ được tiếp tục sử dụng trong năm kế hoạch.
2. Sản lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong năm là 25.000 sản phẩm với giá
bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 60.000đ/SP.
3. Theo tài liệu về chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:

a. Chi phí biến đổi bằng 75% doanh thu thuần.
b. Chi phí cố định kinh doanh: 70 triệu đồng (chưa kể khấu hao tài sản cố định và
không bao gồm lãi vay vốn kinh doanh phải trả).
4. Số vốn vay bình quân sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm là
400 triệu với lãi suất bình quân là 10%/năm. Số vốn này vẫn tiếp tục được sử dụng trong
năm kế hoạch.
5. Theo số liệu ngày 31 tháng 12: Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 80.000 cổ
phiếu (công ty không có cổ phiếu ưu đãi).
B. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Ngoài số tài sản cố định và số vốn vay vẫn được tiếp tục sử dụng như năm báo
cáo, dự tính đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất và đưa vào hoạt động ngay từ đầu năm
số vốn đầu tư là 325 triệu đồng (thời gian thực hiện nâng cấp xem như không đáng kể).


2. Nếu thực hiện đầu tư thì chi phí biến đổi có thể giảm bớt được 2.500đ/SP đồng
thời sản lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ có thể tăng thêm 20% so với năm báo cáo với
giá bán và chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao tài sản cố định) vẫn như năm
báo cáo, công ty cũng không cần bổ sung thêm vốn lưu động thường xuyên.
3. Để thực hiện đầu tư công ty có thể chọn 1 trong 2 phương án huy động vốn:
- Phương án thứ nhất: Ngoài số vốn đã vay, toàn bộ số vốn đầu tư cần thiết sẽ đi
vay vốn với lãi suất 10%/năm.
- Phương án thứ hai: Phát hành thêm 20.000 cổ phiếu thường bán ra với giá
16.250đ/cổ phiếu để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư.
Yêu cầu:
1. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu như năm báo cáo thì năm
kế hoạch cần sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm nếu thực hiện đầu tư nâng cấp dây
truyền sản xuất bằng vốn vay (phương án thứ 1)?.
2. Nếu là cổ đông của công ty theo anh (hoặc chị) nên chọn phương án huy động
vốn nào để thực hiện đầu tư sẽ đưa lại lợi ích kinh tế cao hơn cho cổ đông trong năm kế
hoạch?.

3. Có người cho rằng trong năm kế hoạch công ty chỉ cần hạ giá bán 6% thì vẫn
có thể tăng thêm được sản lượng tiêu thụ là 20% và như vậy, vẫn có hiệu quả hơn so với
việc vay vốn để đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất. Theo anh (hay chị) điều đó có đúng
không xét về mặt hiệu quả kinh doanh?.
Biết rằng:
- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 28%.
- Tỷ lệ bình quân khấu hao tài sản cố định của công ty là 10%/năm.
BÀI SỐ 20: Một Công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có
tình hình sau:
1. Công ty hiện đang có:
- Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 180.000 cổ phiếu và không có cổ phiếu ưu
đãi.
- Số vốn vay là 500 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 8%/năm. Số vốn
này vẫn tiếp tục được sử dụng trong năm tới.
2. Trong năm tới, với cơ sở sản xuất kinh doanh hiện tại dự kiến sản xuất tiêu thụ
45.000 sản phẩm, với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 70.000đ/sản phẩm và chi phí
sản xuất kinh doanh trong năm như sau:
a. Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm: 50.000đ/sản phẩm.


b. Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay vốn kinh doanh phải
trả) là 160 triệu đồng.
3. Công ty đang xem xét dự án đầu tư nâng cấp dây truyền sản xuất với số vốn
đầu tư là 750 triệu đồng và dự kiến thu hồi vốn qua việc khấu hao tài sản cố định với thời
gian sử dụng là 15 năm. Với việc đầu tư này sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty lên
mức 2.100 triệu đồng.
4. Nếu thực hiện việc đầu tư trên, số sản phẩm sản xuất tiêu thụ và giá bán trong
năm tới vẫn như dự kiến nhưng chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm sẽ giảm được 20%.
5. Để thực hiện đầu tư, công ty có 2 khả năng lựa chọn huy động vốn:
- Cách thứ 1: Toàn bộ số vốn đầu tư được huy động bằng cách phát hành thêm

25.000 cổ phiếu thường bán ra với giá 30.000đ/cổ phiếu.
- Cách thứ 2: Ngoài số vốn đã vay, nhu cầu đầu tư sẽ được huy động toàn bộ bằng
cách vay vốn với lãi suất là 10%/năm.
6. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
Yêu cầu:
1. Xác định số lợi nhuận sau thuế trong năm tới công ty có thể đạt được nếu như
không thực hiện dự án đầu tư bổ sung?.
2. Nếu để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn đầu tư như các doanh
nghiệp trong ngành là 12% thì công ty cần sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm khi đã
thực hiện đầu tư bổ sung bằng huy động vốn theo cách thứ 2?.
3. Nếu là cổ đông của công ty anh (hoặc chị) nên thực hiện cách nào trong 2 cách
huy động vốn nêu trên để thực hiện đầu tư và đồng thời để cổ đông đạt được lợi ích kinh
tế cao hơn?.
4. Trên cơ sở xác định đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp
của công ty trong 2 trường hợp: Sau khi thực hiện đầu tư bằng vốn vay và thực hiện đầu
tư bằng vốn phát hành cổ phiếu thường thì trường hợp nào, công ty có mức rủi ro cao hơn
và giải thích vì sao?
Biết rằng: - Thời gian thực hiện nâng cấp dây truyền sả. n xuất là không đáng kể.
BÀI SỐ 21: Một Công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có
tài liệu sau:
1. Công ty có kết cấu nguồn vốn được xem là tối ưu như sau: Vốn vay 49,6%, vốn
chủ sở hữu 50,4%.
2. Sản lượng sản xuất tiêu thụ trong năm N là 75.000 sản phẩm với giá bán chưa
có thuế giá trị gia tăng là 20.000đ/SP. Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm như sau:


+ Chi phí biến đổi cho một sản phẩm bằng 60% giá bán.
+ Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay phải trả) là 220
triệu đồng.
3. Số vốn vay đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh là 300 triệu đồng với lãi

suất vay vốn bình quân là 10%/ năm.
4. Giá cổ phiếu thường của công ty hiện hành là 30.000đ/cổ phiếu. Năm trước,
công ty đã trả cổ tức là 2.000đ/cổ phần (hay cổ phiếu) và dự kiến vẫn duy trì mức tăng cổ
tức đều đặn hàng năm là 5%, hệ số trả cổ tức là 0,5 lợi nhuận sau thuế, phần còn lại để tái
đầu tư.
5. Hiện công ty đang xem xét một dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm A, dự
án có thời gian hoạt động là 4 năm và có các tài liệu khác như sau:
+ Tổng số vốn đầu tư là 250 triệu đồng (bỏ vốn đầu tư ngay trong 1 lần). Trong
đó: đầu tư vào tài sản cố định là 160 triệu đồng; đầu tư vốn lưu động thường xuyên là 90
triệu đồng.
+ Dự kiến sản lượng sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng năm là 15.000 sản phẩm
với giá bán chưa có giá trị gia tăng là 20.000đ/sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh
hàng năm khi dự án đi vào vận hành:
+ Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần.
+ Chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao và không bao gồm lãi vay
phải trả) là 30 triệu đồng.
+ Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng và giá trị
thanh lý TSCĐ là không đáng kể, số vốn lưu động được thu hồi toàn bộ vào năm cuối khi
kết thúc dự án.
6. Công ty huy động vốn theo kết nguồn vốn tối ưu là dự kiến có thể huy động từ
các nguồn sau:
+ Số lợi nhuận để lại tái đầu tư của năm N.
+ Ngoài số vốn đã vay, công ty có thể vay vốn không hạn chế (miễn là đảm
bảo được cơ cấu nguồn vốn tối ưu) với lãi suất 12%/năm.
+ Phát hành cổ phiếu thường mới với giá phát hành 30.000đ/cổ phiếu và chi
phí phát hành là 12,5% giá phát hành.
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn huy động theo kết cấu nguồn
vốn tối ưu và chi phí bình quân sử dụng vốn đối với từng khoảng quy mô vốn mà công ty
có khả năng huy động?.



2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án (không tính đến ảnh hưởng của việc
huy động nguồn vốn) và dựa vào căn cứ đó để xem xét công ty có thể lựa chọn dự án này
hay không?.
3. Hãy xác định độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy
tổng hợp của công ty trong các trường hợp: Trước và sau khi thực hiện dự án đầu tư (giả
định dự án được thực hiện) cho biết trường hợp nào tổng thể rủi ro của công ty cao hơn
và giải thích vì sao?.
Biết rằng:

- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
- Thời gian thực hiện dự án được xem là không đáng kể.

BÀI SỐ 22: Doanh nghiệp X có các tài liệu sau đây:
A. Tài liệu năm báo cáo:
- Theo tài liệu ngày 31/12:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ hoạt động kinh doanh là: 13.800 triệu đồng, trong đó:
- TSCĐ phải trích khấu hao:
12.650 triệu đồng
- TSCĐ không phải trích khấu hao:
1.150 triệu đồng
2. Số tiền khấu hao lũy kế là:
2.050 triệu đồng
3. Số sản phẩm A tồn kho là:
1.000 sản phẩm
B. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Dự kiến số sản phẩm A sản xuất trong năm là 30.000 sản phẩm; số sản phẩm A
tồn kho cuối năm dự kiến bằng 10% số sản phẩm A sản xuất trong năm.
2. Giá bán sản phẩm A chưa có thuế GTGT là: 800.000đ/sp

3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A năm kế hoạch là 570.000đ và so với năm
báo cáo là hạ được 5%.
4. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm A bằng
10% giá thành sản xuất của sản phẩm A tiêu thụ trong kỳ.
5. Doanh thu thuần về tiêu thụ các loại sản phẩm khác dự kiến đạt 2.600 triệu đồng
và lợi nhuận thu được là: 169 triệu đồng.
6. Tình hình biến động TSCĐ năm kế hoạch dự kiến như sau:
- Trong tháng 3 nhận bàn giao và đưa vào sử dụng một nhà xưởng của XDCB
trị giá 480 triệu đồng.
- Trong tháng năm, mua và đưa vào sử dụng một số máy móc thiết bị mới với
nguyên giá 720 triệu đồng; tỷ lệ khấu hao 10%.


- Đến tháng 11, một nhà kho vừa khấu hao hết và thực hiện thanh lý với
nguyên giá 180 triệu đồng.
7. Mức trích khấu hao trong năm kế hoạch là: 1.450 triệu đồng.
8. Năm kế hoạch VLĐ dự kiến quay được 5 vòng, tăng được 1 vòng so với năm
báo cáo.
9. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
10. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: Nhập trước, xuất
trước.
11. LãI vay phảI trả trong năm là 100 triệu đồng
Hãy xác định:
1. Nhu cầu cần thiết VLĐ năm kế hoạch và số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo?
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch qua các chỉ
tiêu. Hiệu suất sử dụng VCĐ, hàm lượng VCĐ, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ?
3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn sản xuất kinh doanh năm kế hoạch?





×