Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo trình Pháp luật đại cương Bài 5: Vi phạm pháp luật y tế và xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 10 trang )

Bài 5: Vi phạm và xử lý vi phạm PHÁP LUẬT
Bộ môn Pháp luật và thanh tra y tế
1.Mục tiêu bài học

Trình bày và phân biệt các khái niệm: thực hiện, tuân
thủ, thi hành và áp dụng pháp luật y tế.

Trình bày được khái niệm và các loại vi phạm pháp
luật

Đưa ra được các nhận xét về vi phạm luật pháp y tế
và cách xử lý qua thảo luận tình huống cụ thể
2. Nội dung
1. Thực hiện pháp luật
- Là quá trình hoạt động có mục đích
-Làm cho những quy định của pháp luật đi vào thực
tiễn đời sống, trở thành hoạt động thực tế, hợp pháp của
các chủ thể pháp luật
a.1, Các hình thức thực hiện PL
- Tuân thủ PL: Chủ thể phải tự kiềm chế, không được
thực hiện những hành vi mà PL cấm (QPPL cấm đoán)
- Thi hành PL: Chủ thể phải thực hiện những hành vi
nhất định nhằm thi hành các nghĩa vụ mà PL yêu cầu
phải làm (QPPL bắt buộc)
- Sử dụng PL: Chủ thể dùng PL như một công cụ để
hiện thực hoá các quyền và lợi ích của mình (QPPL
cho phép)
- Áp dụng PL: Là hoạt động của các cơ quan NN có
thẩm quyền nhằm đưa các QPPL tới các tình huống,
các đối tượng cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh
nhất định




a.2, Thảo luận 10 phút
Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể về:
 Tuân thủ pháp luật
 Thi hành pháp luật
 Sử dụng pháp luật
 Áp dụng pháp luật
b, Vi phạm pháp luật là gì?
- Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý
- Được thể hiện dưới dạng hành vi (hành động hay
không hành động)
-Trái với PL
- Có lỗi
- Gây thiệt hại cho xã hội hoặc các QHXH được NN
bảo vệ
b.1, Dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Là hành vi xác định của con người, xử sự thực tế cụ
thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định Pháp luật điều
chỉnh hành vi, KHÔNG điều chỉnh suy nghĩ của con
người.
- Hành vi xác định có thể được thực hiện …:
 bằng hành động (ví dụ: đi xe máy vượt đèn đỏ khi
tham gia giao thông)
 bằng không hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ
nộp thuế).


- là hành vi trái pháp luật: xử sự trái với các yêu

cầu của pháp luật.
- Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau
 Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.
Ví dụ: đi xe máy vào đường ngược chiều…
 Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp
luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: trốn tránh nghĩa
vụ quân sự, đóng thuế…
 Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho
phép. Ví dụ: chủ tịch xã bán đất công cho một số cá
nhân nhất định…
- là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật
nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm
pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả
năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu
trách nhiệm về hành vi của mình.
- là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện
hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức
được hành vi của mình và hậu quả của hành vi
đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
- là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách
xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.


c, Cấu thành của vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan
- Mặt chủ quan
- Chủ thể

- Khách thể
 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của
vi phạm pháp luật
Bao gồm các yếu tố:
 Hành vi trái pháp luật
 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội
 Thời gian
 Địa điểm
 Phương tiện vi phạm
 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện
hành vi trái pháp luật
Bao gồm các yếu tố:
 Lỗi: cố ý (trực tiếp & gián tiếp) & vô ý (cẩu thả &
quá tự tin)
 Động cơ (động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ
thể thực hiện hành vi)
 Mục đích vi phạm pháp luật (cái đích trong tâm lý
hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi )


 Chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật
2. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức
có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện
hành vi trái pháp luật.
3. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội

được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật
xâm hại tới.
4. Phân tích cấu thành của VPPL
5. Anh A là sinh viên năm 2, có quen với anh B là Việt
kiều Úc từ năm 2016. Năm 2018, anh B về Việt Nam
và gặp A. Đúng lúc đó, A không có tiền đóng học phí,
nhiều lần nhà trường nhắc nhở. Ngày 2/4/2018, trong
lúc đến chơi nhà B, Lợi dụng lúc B không để ý, A đã
lấy trộm 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 24K. Sau khi bán
được 32 triệu, A đóng học phí, mua xe máy và gửi tiền
về cho mẹ và bà nội dưới quê
Các loại vi phạm pháp luật
1. Phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp
luật.
 Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm
 Vi phạm hành chính
 Vi phạm dân sự
 Vi phạm kỷ luật
2. Thảo luận
3. Lấy ví dụ về các loại vi phạm







Hình sự
Hành chính

Dân sự
Kỷ luật

4. Trách nhiệm pháp lý

 Kiểm tra: Phân tích cấu thành của VPPL
Ngày 13/9/2008, Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công
an phối hợp Bộ tài nguyên môi trường phát hiện vụ
việc sai phạm của Cty TNHH Vedan Việt Nam xả nước
thải chưa qua xử lý theo quy định, có nhiều chất độc
hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống
đặc biệt là dòng sông Thị Vải trong suốt 14 năm kể từ
năm hoạt động (1994) khoảng 4000 m3/ngày.
Trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi
đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc
họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế
nhà nước được quy định trong phần chế tài của
các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật
hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên
nhân khác được pháp luật quy định.
- Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp
luật quy định (≠ trách nhiệm đạo đức)
5. Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật








Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể
vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp
cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các
quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi
đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ
phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân
thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác do pháp luật
quy định.

6. Phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính *

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm kỷ luật *

Trách nhiệm vật chất *

Trách nhiệm hiến pháp

Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ
quốc tế
7. Xử lý vi phạm lĩnh vực y tế
8. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là những hành
vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.





Nghị định 176/2013/NĐ-CP; 14/11/2013
-Các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
-Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng,
chống HIV/AIDS;
-Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh
-Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang
thiết bị y tế
-Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế
-Vi phạm các quy định về dân số
-Xử lý kỷ luật viên chức, công chức
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) chỉ bị xử lý
một hình thức kỷ luật.
Nếu viên chức có nhiều hành vi VPPL hoặc tiếp tục có
hành vi VPPL trong thời gian đang thi hành quyết định
kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi VPPL và
chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình
thức kỷ luật áp dụng với hành vi VPPL nặng nhất, trừ
trường hợp có hành vi VPPL bị xử lý kỷ luật bằng hình
thức buộc thôi việc.


Nghị định 27/2012/NĐ-CP; 6/4/2012)
 Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp
luật
 Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và
những việc viên chức không được làm quy định tại
Luật Viên chức;






Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng
làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có
hiệu lực pháp luật;
Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng
giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác
của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

9. Hình thức xử lý kỷ luật
Khiển trách
Cảnh cáo
Cách chức (Nếu là viên chức quản lý)
Buộc thôi việc
10.Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
 Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có
hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công

lập thì phải có nghĩa vụ bồi thường.
 Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được
phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn
vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thiệt hại do viên
chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của
pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho
người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi


thường phải có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp
công lập.

 Thảo luận một số tình huống
vi phạm pháp luật
Hãy cùng xem video và
rút ra bài học cho bản thân
/>7581021255992/
11.Hướng dẫn bài trình bày
Lớp chia thành các nhóm chuẩn bị các tình huống liên
quan đến các chủ đề sau:
1. Sinh viên chơi lô đề
2. Sinh viên nam có người yêu dưới 18 tuổi và có
hành vi quan hệ tình dục với người yêu
3. Sinh viên nữ yêu và chung sống như vợ chồng
với người đã có gia đình
4. Cán bộ y tế tư vấn/chẩn đoán/chữa bệnh
sai
gây hậu quả cho bệnh nhân.
12.Hướng dẫn bài trình bày

- Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật
- Căn cứ pháp lý và hướng xử lý đối với từng tình
huống
- Cả lớp đưa ra câu hỏi cho nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trả lời




×