Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cách sử dụng atlat địa lí việt nam trong ôn thi HSG môn địa lí lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.38 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

1
2

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài

2
2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu.

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

3

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu



3

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

8

4

9

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

14


11

3. Kết luận, kiến nghị.

14

1

5


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh của khoa học kĩ thuật, ngành
giáo dục đang có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện mọi mặt, đặc biệt là sự đổi
mới trong phương pháp dạy học. Xu hướng đó đặt ra những yêu cầu cho giáo
dục và đào tạo là nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo ra những sản phẩm
của ngành là “những con người mới năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn” để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm cho đất nước ngày càng
giàu mạnh, “đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã
từng mong ước. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo,
ngành giáo dục các địa phương đã phát động các phong trào thi đua, các cuộc
vận động lớn trong dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu yêu cầu trong giai đoạn
mới của đất nước trong thời đại công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế.
Trước tình hình đó nhiệm vụ đặt ra đối với giáo viên nói chung và giáo
viên địa lí nói riêng phải cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lí
bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các
phương tiện trực quan, để phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh. Chính sự
đổi mới này đã mang lại kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục. Việc đổi mới
phương pháp, phương tiện dạy học trong dạy học bộ môn cũng được giáo viên
nhiệt tình hưởng ứng, bước đầu có đột phá về chất lượng dạy và học. Một trong
những phương tiện dạy học hiện nay được cả thầy và trò đón nhận là việc sử
dụng Atlat địa lí Việt Nam. Cùng với sách giáo khoa Atlat là nguồn cung cấp
kiến thức, thông tin tổng hợp, là phương tiện để học tập vì tất cả các tri thức địa
lí cơ bản đều được biểu hiện trong phương tiện dạy học này. Atlat được xây
dựng dựa trên chương trình địa lý Việt Nam, diễn giải các vấn đề địa lý đi từ cái
chung đến riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ
phận. Atlat được coi là cuốn sách giáo khoa địa lý thứ hai và là "tài liệu" duy
nhất mà học sinh được mang theo trong tất cả các kỳ thi. Tuy nhiên, không phải
học sinh nào cũng biết sử dụng "bảo bối" này theo đúng cách. Có học sinh khi đi
thi học sinh giỏi rất loay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra
các số liệu dùng cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat.
Đối với cấu trúc chương trình thi học sinh giỏi môn địa lí của tỉnh Thanh
Hóa trong những năm gần đây, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học
sinh đã thành một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh sử dụng
Atlat để khai thác kiến thức và làm bài thi hiệu quả thì còn gặp khá nhiều khó
khăn do không có tài liệu hướng dẫn cụ thể, chưa có tiết học chính khóa trên lớp
hướng dẫn học sinh. Hơn nữa cuốn Atlat địa lí việt Nam lại được sử dụng cho
hai chương trình khác nhau ( khối lớp 8, 9 và 12), cả cho chương trình đại trà và
bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì vậy sử dụng như thế nào cho phù hợp với đối
tượng học sinh là một bài toán khó với nhiều giáo viên trong đó có những người
làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2


Trong nhiều năm làm nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9, tôi đã
trăn trở, tích cực nghiên cứu để tìm ra phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt
Nam để giúp học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo, tạo thói quen làm việc

độc lập, sáng tạo, đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập và làm bài thi. Từ cơ
sở đó tôi đã lựa chọn đề tài “Cách sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong ôn thi học
sinh giỏi môn địa lí lớp 9” để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng
dạy, xin được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương
pháp hướng dẫn sử dụng atlat trong dạy học môn địa lí một cách hiệu quả. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô để
sáng kiến này hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân; góp phần nâng cao hiệu quả công
tác dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí của huyện nhà; sáng kiến đưa
ra một số cách tiếp cận, khai thác, nhận dạng, phân loại, cách giải các dạng câu
hỏi liên quan đến atlat trong ôn luyện học sinh giỏi môn địa lí lớp 9, nhằm khắc
phục một số nhược điểm phổ biến trong học sinh là sự hạn chế về kĩ năng sử
dụng atlat, giúp học sinh giảm tải áp lực từ việc ghi nhớ máy móc các số liệu,
tìm ra phương pháp học tập mới, hứng thú hơn trong học tập bộ môn địa lí từ đó
cải thiện và nâng cao kết quả thi học sinh giỏi các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này chọn đối tượng nghiên cứu cụ thể là cách sử dụng Atlat địa lí
Việt Nam trong ôn thi học sinh giỏi địa lí 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Luật Giáo dục 2005 (khoản 2, điều 5) quy định "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học,

bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên". Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ( khoản 1 điều 27 Luật giáo dục 2005) . Đảng ta
cũng đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “ đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển”, sinh thời Bác Hồ đã nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc
3


yếu”. Trước thực tế hiện nay, khi đất nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới
và tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đặt ra mục tiêu
cho giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất
nước. Điều này đòi hỏi tất cả các môn học phải đổi mới về mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học để đáp ứng yêu xu thế của thời đại mới.
Với đặc trưng của môn địa lí việc làm quen và khai thác bản đồ, biểu đồ,
tranh ảnh, đặc biệt là tập Atlat địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích, giáo viên phải hình thành
cho học sinh năng lực tư duy, chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh biết quan
sát, phân tích so sánh, nhận xét đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tổng hợp
được kiến thức, từ đó học sinh say mê, hứng thú học tập môn địa lí, để lĩnh hội
kiến thức tốt nhất, hiệu quả nhất.
Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học rất cần thiết và hữu
ích với môn địa lí ở trường phổ thông nói chung và đối với ôn học sinh giỏi
môn địa lí nói riêng. Atlat được coi là bản đồ giáo khoa Địa lí để bàn là một tập
hợp có hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học phục vụ cho
mục đích dạy học, Atlat địa lí Việt Nam có tính thống nhất cao về cơ sở toán
học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương trình dạy học 8, 9. Nội

dung của Atlat chứa đựng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Thực tế hiện
nay trong sách giáo khoa địa lí 9 cũng có hệ thống kênh hình như lược đồ, biểu
đồ, số liệu của những năm như 2002, 2003 chưa cập nhật và sát với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, điều này đã được atlat địa lí Việt
Nam khắc phục. Đặc biệt phần nội dung địa lí 9 học sinh được học về địa lí dân
cư, địa lí kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ mà Atlat địa lí việt Nam lại đáp ứng
được yêu cầu kênh hình cho các nội dung đó. Sử dụng Atlat để giải quyết các bài
tập giúp học sinh giảm được cách ghi nhớ máy móc các số liệu về tự nhiên, dân
cư, kinh tế, đồng thời lại được sử dụng các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,… làm
giảm tính nhàm chán, kích thích được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì
vậy, việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi
đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho
học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu đồng thời tránh
được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học
tập môn địa lí từ đó nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn địa lí qua các kì thi.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng
cũng không ít khó khăn. Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng
Atlat trong việc giảng dạy địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên
chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn địa lí, nên hiệu quả
thấp.
Thông thường trong quá trình dạy học và ôn luyện học sinh giỏi, tôi nhận
thấy học sinh rất khó tìm ra cách giải cho các dạng câu hỏi sử dụng Atlat, chủ
yếu các em làm theo thói quen, cảm tính, rất hay bỏ sót số liệu dẫn đến hiệu quả
làm bài không cao.
4


Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn cho thấy có
học sinh khi đi thi học sinh giỏi rất loay hoay không biết sử dụng Atlat

như thế nào để tìm ra các số liệu phục vụ cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã
có sẵn trong Atlat. Vì vậy hiệu quả làm bài không cao, thậm chí mất điểm ở câu
atlat, đó là một điều rất đáng tiếc. Chính vì vậy Kết quả các kì thi học sinh giỏi
cấp tỉnh các năm học trước chưa cao đặc biệt là chất lượng giải thấp.
Bảng thống kê về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí 9 năm học
2014-2015 và 2015-2016 của Huyện Như Xuân.
Năm học
Số lượng học sinh đạt
Trong đó
giải
Nhất
Nhì
Ba KK
2014-2015
1
0
0
0
1
2015-2016
3
0
0
1
2
Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận thấy chất lượng mũi nhọn môn
địa lí cấp tỉnh của huyện Như Xuân các năm học trước còn khá thấp.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phương pháp khai thác kiến thức từ atlat địa lí Việt Nam.
a. Tìm hiểu và định hướng cách sử dụng atlat.

Để khai thác Atlat một cách hiệu quả, phục vụ tốt cho việc dạy học và ôn
thi học sinh giỏi trước hết chúng ta cần:
- Tìm hiểu kĩ cuốn atlat địa lí Việt Nam về nội dung, hệ thống kí hiệu, ước
hiệu,…
- Phải giúp học sinh nắm vững cấu trúc và nội dung toàn bộ cuốn atlat. Ở
phần này tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu toàn bộ cuốn Atlat địa lí Việt Nam xem
các nội dung thể hiện những gì, trình bày ra giấy bằng nhiều cách có thể bằng sơ
đồ tư duy hoặc tổng hợp theo bảng thống kê giúp các em có cái nhìn tổng thể,
hoàn chỉnh về cuốn Atlat.
Cấu trúc atlat địa lí Việt Nam gồm 3 ba khối kiến thức về hành chính, tự
nhiên và kinh tế - xã hội. Nội dung được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung
1.Hành chính
2. Địa lí tự nhiên

Trang
4,5
- Các thành phần tự nhiên
6-14
Địa hình
6,7
Địa chất, khoáng sản.
8
Khí hậu
9
Sông ngòi
10
Thổ nhưỡng
11
Động thực vật

12
-Các miền địa lí tự nhiên
13,14
Miền bắc và đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây 13
5


Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Nam Trung bộ và Nam Bộ
3. Địa lí kinh tế - Xã - Dân số
hội.
-Dân tộc
-Các ngành kinh tế
Kinh tế chung
Nông nghiệp chung
Các phân ngành của ngành nông nghiệp
Lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp chung
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Giao thông
Thương mại
Du lịch
-Các vùng kinh tế
Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng
sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Các vùng kinh tế trọng điểm


14
15
16
17-28
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26-29
26
27
28
29
30

Thứ hai, Xác định đúng các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của chương
trình bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9, từ đó xác định phương pháp làm việc hiệu
quả với atlat.
Thứ ba, nghiên cứu, đưa ra các tình huống, các bài tập vận dụng để hình
thành cho học sinh kĩ năng làm việc với atlat.
Thứ tư, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp các thông tin thu được
trong quá trình dạy học, chấm bài kiểm tra, chữa đề…để điều chỉnh cho phù
hợp.
b. Nắm vững nội dung từng trang atlat.
Đối với mỗi trang atlat nội dung được thiết kế bao gồm 2 nhóm nội dung

là nội dung chính và nội dung phụ. Nội dung chính là nội dung được thiết kế
trên bản đồ lãnh thổ Việt Nam. Nội dung phụ thường là số liệu, biểu đồ, hình
ảnh minh họa.
Ví dụ:Trang 15: (Dân số) bao gồm các nội dung sau:
-Nội dung chính:
+Mật độ dân số;
+ Quy mô dân số của các điểm dân cư đô thị;
+Phân cấp đô thị.
- Nội dung phụ:
+ Dân số Việt Nam qua các năm.
6


+ Cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi.
+ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế.
c. Nắm vững hệ thống kí hiệu atlat.
- Hệ thống kí hiệu Atlat nằm ở trang 3 gồm các kí hiệu về các yếu tố tự
nhiên, các ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp) và
các yếu tố khác.
- Các kí hiệu riêng của các bản đồ chuyên ngành trên từng trang Atlat.
d. Xác định được các yêu cầu, kĩ năng làm việc với Atlat địa lí Việt
Nam.
Do Atlat thiết kế sử dụng cho nhiều khối lớp khác nhau, nên giáo viên cần
nắm vững các yêu cầu về kĩ năng với học sinh do mình giảng dạy và đặt yêu cầu
rèn kĩ năng phù hợp. Trong phạm vi này tôi chỉ nêu ra một số yêu cầu kĩ năng sử
dụng Atlat cho đối tượng học sinh khối 9 nhất là các em học sinh giỏi địa lí 9.
Thứ nhất: Đối với các bản đồ trong Atlat, các em học sinh cần:
+ Nêu (xác định vị trí) hoặc nhận xét sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Tìm (chỉ, kể tên) Các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Giải thích ý nghĩa của vị trí.

+ Xác định mối quan hệ các đối tượng.
+ Giải thích sự phân bố các đối tượng.
Thứ hai, đối với các biểu đồ trong atlat. Học sinh cần có kĩ năng sau:
+ Từ biểu đồ, lập được bảng số liệu. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu nêu
được nhận xét so sánh được các biểu đồ và rút ra nhận xét.
Thứ ba, đối với các đối tượng khác như tranh ảnh, lát cắt địa hình, các chú
thích,…Học sinh cần:
+ Biết cách đọc, hiểu nội dung và phân tích để rút ra kết luận về đặc điểm
của một đối tượng địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển
phân bố các ngành, các vùng kinh tế.
+ Kết hợp với các thành phần khác để giải thích tình huống cụ thể.
đ. Căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi để xác định số trang atlat cần dùng
và phạm vi kiến thức cần trả lời.
Trong mỗi câu hỏi, số trang atlat cần dùng có thể là một trang hặc nhiều
trang
+ Có những câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang atlat.
Ví dụ: “Dựa vào atlat địa lí Việt Nam chứng minh nước ta có cơ cấu dân
số trẻ, dân số nước ta tăng nhanh” ta chỉ cần sử dụng một trang bản đồ số 15.
+ Có những câu hỏi dùng nhiều trang atlat để trả lời.
Ví dụ các câu hỏi đánh giá tiềm năng, thế mạnh của một hoặc một vùng
lãnh thổ: “Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tại sao
đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta”
ta phải sử dụng các trang atlat 6-7,29.
Căn cứ vào câu của câu hỏi để xác định phạm vi kiến thức cần trả lời: chỉ
dựa vào Atlat hay là dựa vào atlat và kiến thức đã học.
7


e. Định dạng câu hỏi và định dạng hướng trả lời.
Đây là một khâu rất quan trọng vì học sinh có xác định được dạng câu hỏi

mới có thể giải quyết tốt được yêu cầu của câu hỏi.
Các câu hỏi sử dụng atlat địa lí Việt Nam rất phong phú và đa dạng về thể
loại và nội dung, mức độ nhận thức từ dễ đến khó.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài giáo viên phải
cố gắng tìm cách cho học sinh biết cách nhận dạng và cách giải quyết các dạng
bài tập về sử dụng Atlat tránh lan man, thiếu hoặc thừa nội dung kiến thức. Cụ
thể chúng ta có thể phân loại các dạng câu hỏi về Atlat như sau:
Theo thể loại có các dạng câu hỏi: Trình bày, chứng minh, phân tích, giải
thích, so sánh, câu hỏi phân tích và lập bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ.
Theo nội dung có các dạng: đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của ngành
kinh tế, vùng lãnh thổ; câu hỏi đánh giá thực trạng tình hình phát triển; câu hỏi
nhận xét sự phân hóa theo lãnh thổ,...
2.3.2 Một số dạng câu hỏi và bài tập vận dụng về sử dụng Atlat địa lí
Việt nam.
a. Dạng câu hỏi kể tên các đối tượng địa lí.
- Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất trong các dạng bài sử dụng atlat.
- Cách khai thác.
+ Xác định các trang atlat cần dùng
+ Dưa vào chú giải trên atlat để kể tên theo yêu cầu đề bài.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam kể tên các hệ thống sông của nước
ta và sắp xếp chúng theo thứ tự tỉ lệ diện tích giảm dần?.
Trả lời:
+ Sử dụng atlat địa lí Việt Nam trang 10.
+ Các hệ thống sông lớn nước ta:
STT
1
2

Tên sông
Tỉ lệ diện tích lưu vực

Sông Hồng
21,91
Sông Mê Công (Phần chảy qua lãnh thổ Việt 21,40
Nam)
3
Sông Đồng Nai
11,27
4
Sông cả
5,34
5
Sông Mã
5,31
6
Sông Thái Bình
4,58
7
Sông Ba ( Đà Rằng)
4,19
8
Sông Kì cùng- Bằng Giang
3,38
9
Sông Thu Bồn
3,12
Ví dụ 2: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam kể tên các trung tâm công nghiệp,
quy mô và cơ cấu ngành của chúng ở Đồng Bằng sông Hồng?
Trả lời:
+ Sử dụng atlat địa lí Việt Nam trang 26
+Vùng Đồng bằng sông Hồng có 7 trung tâm công nghiệp

8


Tên trung tâm Quy mô
Cơ cấu ngành
CN
Hà Nội
Trên 120 nghìn Điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây
tỉ đồng
dựng,dệt may, sản xuất giấy và xenlulo, chế
biến nông sản, sản xuất ô tô, cơ khí, luyện
kim đen.
Hải Phòng
Từ trên 4 đến Điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây
120 nghìn tỉ dựng,dệt may, chế biến nông sản, sản xuất ô
đồng
tô, cơ khí, luyện kim đen, đóng tàu
Bắc Ninh
Từ 9 đến 40 Sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, sản xuất
nghìn tỉ đồng
giấy và xenlulo, chế biến nông sản, cơ khí.
Phúc Yên
Từ 9 đến 40 Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy và
nghìn tỉ đồng
xenlulo, chế biến nông sản, cơ khí, hóa chất.
Hải Dương
Dưới 9 nghìn tỉ Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông
đồng
sản, cơ khí, dệt may.
Hưng Yên

Dưới 9 nghìn tỉ Điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt
đồng
may, , chế biến nông sản, cơ khí, hóa chất.
Nam Định
Dưới 9 nghìn tỉ Điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng,dệt may,
đồng
cơ khí.
b. Dạng câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của ngành kinh tế,
vùng lãnh thổ.
- Đây là dạng câu hỏi tương đối phức tạp, thường sử dụng nhiều trang
atlat, ngoài ra học sinh còn phải tổng hợp, xâu chuỗi từ những kiến thức đã học
để giải quyết câu hỏi.
- Các bước khai thác
+ Xác định trang atlat cần dùng.
+ Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, vùng lãnh thổ
theo mẫu nguồn lực về tự nhiên và kinh tế - xã hội. (Vị trí địa lí; Các nguồn lực
tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật, biển, du lịch, khoáng sản…
Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm: Dân cư và lao động; cơ sở vật chất- kĩ thuật, cơ
sở hạ tầng; đường lối chính sách của nhà nước; thị trường.
+Phân tích mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố.
+ Dựa vào atlat để tìm minh chứng cho yếu tố đó.
Ví dụ 1: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học phân tích thế
mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta?
Trả lời:
Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực:
- Thủy điện: Tiềm năng lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt 30 triệu kw
với sản lượng 260-270 tỉ kwh. Tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông
Đồng Nai (19%)
- Nhiệt điện: cơ sở nhiên liên liệu cho các nhà máy ở phía Bắc là than, ở
miền trung và miền nam là dầu khí:

9


+ Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc chủ yếu dựa vào nguồn than đá ở
Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn cho nhiệt lượng cao 7000-8000 ca lo/kg.
Ngoài ra còn có than bùn, than nâu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Các nhà máy nhiệt điện ở miền trung và miền nam chủ yếu dừa vào
nguồn dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa với trữ lượng lớn vài
tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí tập trung 2 bể trầm tích cửu Long và
Nam Côn sơn.
-Ví dụ 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, và kiến thức đã học giải thích tại
sao về mặt tự nhiên Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta?
Trả lời
-Sử dụng Atlat trang 6-7,9,10,11,28,…
- Về tự nhiên Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta vì
vùng có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Địa hình: các cao nguyên xếp tầng: Con Tum, Di Linh, Lâm Viên, Mơ
Nông, Đắc Lăc,..., bề mặt bằng phẳng, diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc
hình thành các vùng chuyên canh cây cà phê quy mô lớn.
+ Đất: chủ yếu là đất đỏ ba dan màu mỡ chiếm khoảng 66% diện tích đất
ba dan cả nước, đât ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng rất thích hợp
cho việc trồng cà phê.
+ Khí hậu Tây Nguyên mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa cung cấp nước tưới, mùa khô thiếu nước
nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm cà phê.
+ Nguồn nước: phong phú cả nước trên mặt chủ yếu từ các con sông như
xe - xan và xre-poc và nguồn nước ngầm thuận lợi để tưới cho các vùng chuyên
canh cây cà phê đặc biệt trong mùa khô.
c. Dạng câu hỏi đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của các đối

tượng địa lí theo thời gian.
- Đây là dạng câu hỏi thường gắn với việc khai thác kiến thức từ biểu đồ,
bảng số liệu trên atlat.
- Các bước khai thác:
+ Xác đinh trang atlat cần dùng
+ Xử lí số liệu theo yêu cầu đề bài (nếu cần)
+ Nhận xét các biểu đồ, số liệu thống kê.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiên thức đã học hãy nhận xét
và giải thích tình hình phát triển du lịch nước ta giai đoạn 2000- 2007?
Trả lời:
Dựa vào Atlat trang 25
- Nhận xét:
Từ năm 2000 đến 2007 ngành Du lịch của nước ta phát triển khá nhanh:
+Tổng khách du lịch tăng lên từ 6,9 triệu lượt người lên 23,3 triệu lượt
người tăng 3,4 lần.
+ Khách nội địa tăng 5,5 triệu lượt lên 19,1 triệu lượt người tăng 3,5 lần
+ Khách quốc tế tăng từ 1,4 triệu lượt người lên 4,2 triệu lượt người tăng
3 lần.
10


+Doanh thu từ du lịch tăng nhanh từ 8 nghìn tỉ đồng lên 56 nghìn tỉ đồng
tăng 7 lần.
-Giải thích:
+ Du lịch phát triển nhanh nhờ kết quả của công cuộc đổi mới
+Nước ta giàu tài nguyên du lịch cả du lịch tự nhiên và nhân văn.
+Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch ngày càng phát triển: giao thông
vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi
giải trí, các di tích được tôn tạo, phát triển các công ti du lịch lữ hành trong và
ngoài nước,....

+Cán bộ quản lí nhân viên ngành du lịch được đào tạo chất lượng ngày
càng được nâng cao.
+Đời sống của 1 bộ phận người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch tăng
mạnh
+Yếu tố an ninh, thân thiện của Việt Nam .
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam: Chứng minh rằng ngành công
nghiệp nước ta đang có sự thay đổi cả về giá trị sản xuất và cơ cấu?
Trả lời:
- Sử dụng atlat trang 21
Trong giai đoạn 2000- 2007, tổng giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu
ngành công nghiệp đang thay đổi theo xu hướng tích cực:
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ 336,1 nghìn tỉ đồng
lên 1469,3 nghìn tỉ đồng
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch:
+ Công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao và đang có xu hướng tăng: từ
78,7% lên 85,4%;
+ Công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm: Từ
15,7% xuống 9,6%).
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt nước chiếm tỉ trọng rất
nhỏ và giảm từ 5.6% xuống 5%
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế: có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước từ 34,2% xuống 20%
+Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước từ 24,5% lên 35,4%
+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng lên từ
41,3% lên 44,6%..
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: đã hình thành hai vùng phát triển
công nghiệp mạnh nhất cả nước là ĐNB và ĐBSH.
d. Dạng câu hỏi nhận xét sự phân hóa theo lãnh thổ các đối tượng

địa lí.
- Các bước khai thác:
+ Xác định số trang atlat cần dùng.
+ Nhận xét khái quát sự phân hóa theo lãnh thổ của đối tượng.
11


+ Nhận xét sự phân hóa cụ thể dựa vào các kí hiệu để nêu dẫn chứng cho
sự phân hóa đó.
Thông thường dạng bài tập này học sinh hay mắc các lỗi là không khái
quát hóa được sự phân bố các đối tượng theo không gian mà đi kể từng chi tiết
nhỏ, vụn vặt. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì hướng dẫn để các em biết nhận xét
khái quát sự phân hóa theo lãnh thổ của đối tượng sau đó mới nhận xét sự phân
hóa cụ thể dựa vào các kí hiệu để nêu dẫn chứng cho sự phân hóa đó.
Ví dụ 1: Dựa vào atlat địa lí việt Nam hãy nhận xét sự phân bố các
trung tâm công nghiệp nước ta?
Trả lời:
- Sử dụng atlat địa lí trang 21
- Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố không đều, tập trung ở
một số vùng. Cụ thể:
-Các vùng có mức độ tập trung cao nhất:
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Số lượng các trung tâm công
nghiệp nhiều nhất với mật độ dày đặc (13 trung tâm); quy mô các trung tâm
công nghiệp tương đối lớn: Hà nội trên 120 nghìn tỉ đồng, Hải phòng 40 đến
120 nghìn tỉ đồng, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long từ 9 -40 nghìn tỉ đồng , còn
lại các trung tâm dưới 9 nghìn tỉ đồng.
+ Đông Nam Bộ và vùng phụ cận:
Số lượng các trung tâm công nghiệp khá nhiều ( 6 trung tâm)
Quy mô các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: TPHCM trên 120
nghìn tỉ đồng, Biên Hòa, Vũng Tùa, thủ dầu Một ( trên 40 đến 120 nghìn tỉ

đồng),…
- Các Vùng có mức độ tâp trung công nghiệp ở mức trung bình:
+Duyên hải miền trung với các trung tâm công nghiêp phân bố dọc ven
biển lớn nhất là Đà nẵng từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng còn lại là dưới 9 nghìn tỉ
đồng.
+ Đồng Bằng sông sông Cửu Long Lớn nhất là Cần thơ, cà mau (9 đến
40 nghìn tỉ đồng) còn lại là các trung tâm dưới 9 nghìn tỉ đồng.
- Các vùng còn lại: tây Bắc, Tây Nguyên không có trung tâm công
nghiệp nào.
-Ví dụ 2: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam chứng minh dân cư nước ta phân
bố không đều?
Trả lời :
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 15
Sự phân bố dân cư không đều
-Không đều giữa đồng bằng ven biển và miền núi cao nguyên:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển:
Đồng bằng Với mật độ dân số rất cao ví dụ: Đồng bằng sông Hồng mật
độ trung bình chủ yếu từ 1001 -2000 người/km 2; Ở dải đất phù sa ngọt Đồng
bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển mật độ từ 501-1000 người/km2.
+Dân cư thưa thới ở miền núi, cao nguyên như Tây Bắc, Tây Nguyên mật
độ dưới 50 người/km2 và từ 50 -100 người/km2.
- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía
Nam:
12


+ Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc mật độ cao nhất nước từ 1001 -2000
người/km2 .
+ Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ từ 101-1000 người/km2.
- Phân bố dân cư Không đều giữa nội bộ đồng bằng và nội bộ miền núi.

+ Không đều giữa nội bộ đồng bằng, ví dụ: Đồng bằng sông Hồng ở trung
tâm l001 - 2000 người/km2 trong khi đó ở vùng rìa mật độ thấp hơn; Ở dải đất
phù sa ngọt đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển mật độ từ 5011000 người/km2, riêng phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50
-100 người /km2.
+ Không đều ở nội bộ miền núi, ví dụ: Trung du và Miền núi Bắc Bộ ở
Đông Bắc Mật độ cao hơn Tây Bắc: Đông Bắc mật độ chủ yếu từ 101 -200
người /km2. Trong khi đó phần lớn mật độ dân số Tây Bắc chủ yếu dưới 50
người /km2
đ. Dạng so sánh các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Dạng câu hỏi so sánh là một dạng tương đối khó nhưng nếu nắm vững
cách giải thì học sinh vẫn đạt được điểm cao. Đối với dạng này cần đảm bảo một
số yêu cầu sau:
-Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần so
sánh.
- Bước 2: Tìm các tiêu chí để so sánh.
- Bước 3: Lấp đầy các tiêu chí bằng cách khai thác Atlat và kiến thức
đã học.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy so sánh sự khác nhau về đặc
điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
Trả lời:
Dựa vào Atlat địa lí trang 13 ta thấy:
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
-Vị trí: Là một vùng núi thấp nằm ở -Vị trí: Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả.
tả ngạn sông Hồng đi từ dãy con voi
đến vùng đồi Quảng Ninh.
- Gồm các dãy núi thấp và vùng đồi - Gồm các dãy núi cao, chia cắt sâu
trung du phát triển rộng.
(1500m - 2500m) xen kẽ với sơn nguyên,
thung lũng giữa núi, ...

- Đỉnh cao nhất: Tây Côn Lĩnh - Đỉnh cao nhất: Phan-xi-păng (3143m)
(2419m)
- Hướng núi vòng cung.
- Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam.
- Các dãy núi chính: các cánh cung - Các dãy núi chính: Hoàng Liên Sơn, sơn
núi như cánh cung Sông Gâm, Ngân nguyên đá vôi dọc sông Đà, các dãy núi
sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
ven biên giới Việt – Lào như pu- đen –
đinh, pu sam sao.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy so sánh sự khác nhau về mức
độ tập trung công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây
Bắc.
Trả lời:
13


Bắc:

Dựa vào atlat trang 26 ta thấy:
- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình từ 9 đến 40
nghìn tỉ đồng như Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ dưới
9 nghìn tỉ đồng như Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.
+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất nước. Ở đây không
có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như Quỳnh Nhai (khai
thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông
sản), Hòa Bình (thủy điện).
- Cơ cấu ngành:
+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện

kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,…
+Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2018-2019 bản thân thực hiện các
biện pháp đã nêu trong sáng kiến này và kết quả đạt được khá khả quan:
- Đối với bản thân: Khái quát được các dạng câu hỏi, định hướng cách
giải cách trả lời cho học sinh trong việc khai thác kiến thức từ Atlat từ đó việc
ôn thi đơn giản, thuận lợi hơn.
- Đối với học sinh: Các em có hứng thú hơn trong học tập, vì không còn
mơ màng trong việc sử dụng atlat và không phải nhớ kiến thức, số liệu một cách
máy móc từ đó hiệu quả làm bài cao hơn.
- Kết quả cụ thể qua các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm học 20162017 đến năm học 2018-2019 đã có sự thay đổi rõ rệt so với các năm học trước:
Bảng thống kê so sánh kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí 9 qua
các năm học:
Năm học
Số lượng học sinh đạt giải
Trong đó
Nhất Nhì Ba KK
2014-2015
1
0
0
0
1
2015-2016
3
0
0
1

2
2016-2017
6
0
0
4
2
2017-2018
9
0
0
7
2
2018-2019
6
0
1
2
3
Với bảng so sánh trên ta thấy kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí
của huyện Như Xuân đã có sự thay đổi theo hướng tích cực qua các năm học,
đặc biệt là chất lượng đã dần được nâng lên điều này cũng chứng tỏ tính khả thi
của sáng kiến.
3. Kết luận, kiến nghị.
Thực tế qua một thời gian áp dụng sáng kiến đã chứng minh, khi học sinh
chiếm lĩnh, làm chủ được tri thức bộ môn mình học, có nhận thức đúng về giá trị
của việc học của môn địa lí, thì các em mới có lòng ham mê học tập, có ý thức
14



tìm tòi học hỏi thì năng lực tư duy của học sinh sẽ phát triển và nâng cao. Do
vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, thật sự tâm huyết
và nhiệt tình vì danh dự, không tính toán đến lợi ích kinh tế để hoàn thiện mình.
Làm được như vậy tôi tin rằng hiệu quả việc dạy và học sẽ không ngừng nâng
cao.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến này tôi đã nhận thấy tính tích cực,
hiệu quả của nó trong công tác ôn thi học sinh giỏi môn địa lí. Tôi tin rằng nếu
tiếp tục mở rộng nghiên cứu, áp dụng sáng kiến này trong công tác ôn luyện học
sinh giỏi thì trong tương lai sẽ có kết quả cao hơn.
Tuy nhiên, với năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài
viết của tôi có thể chưa trở thành một sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện.Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp
quý thầy cô để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Yên Cát, ngày 10 tháng 4 năm 2019.
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến:

Lê Đình Thành

Cầm Thị Liên.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO.

STT
1
2.
3

4
5
6

7

Tên tài liệu

Tác giả

Hướng dẫn ôn tập và
làm các dạng đề thi
môn địa lí
Tuyển tập 36 đề ôn
luyện thi môn địa lí
Tài liệu tập huấn bồi
dưỡng học sinh giỏi
môn địa lí cho giáo
viên THCS
Atlat địa lí Việt Nam

Bùi
Tuấn

Nhà xuất bản


Năm
bản
Luyện giải đề trước Giáo sư: Lê Đại học quốc 2014
kì thi Đại học
Thông
gia Hà Nội
SGK địa lí lớp 6, 8,
Giáo dục Việt
9, 12.
Nam
Chuẩn kiến thức, kĩ
Giáo dục Việt 2009
năng môn địa lí bậc
Nam
THCS

xuất

Minh Đại học sư 2010
phạm Hà Nội.

Bùi
Minh ĐHSP
2015
Tuấn
Tài liệu lưu hành nội bộ của Sở 2015
giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2017


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cầm Thị Liên.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Yên Cát

TT Tên đề tài SKKN
1.
2.
3.

5.

Một số phương pháp hình
thành và rèn luyện kĩ năng vẽ
biểu đồ cho học sinh lớp 9
Giáo dục bảo vệ môi trường
qua môn Địa lí ở trường
THCS
Cách giải một số dạng câu
hỏi lí thuyết trong ôn thi học
sinh giỏi môn địa lí 9

Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại
đánh giá Năm học
(Ngành GD cấp xếp loại

đánh giá
huyện/tỉnh;
(A,
B, xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Huyện

A

2010-2011

Huyện

C

2012-2013

Huyện

A

Tỉnh

C

2015-2016

B


2017-2018

Cách giải một số dạng câu Huyện
hỏi lí thuyết trong ôn thi học
sinh giỏi môn địa lí 9

17


18



×