Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BÁO cáo PHÂN TÍCH NGÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.53 KB, 9 trang )

Ngày 04 tháng 04 năm 2011
 

 
 
 
 
 
 

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH

 

NHỰA THÀNH PHẨM

 
 

 

 
 
 
 
 
 
 

 
 


 

 

 
CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN SEN VÀNG

NỘI DUNG CHÍNH
Thực trạng ngành nhựa ................................................................ 2

Lầu 2 – 3 Tòa nhà Thủ Đức House

Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa .................................................. 2

13-15-17 Trương Định, Quận 3, Tp. HCM

Hoạt động của ngành................................................................ 2

ĐT:

(84-8) 3933 3181

Triển vọng phát triển ngành năm 2011 ........................................ 4

Fax:

(84-8) 3930 2555

Nhu cầu sản phẩm nhựa ........................................................... 4


Website: www.gls.com.vn 

Dự báo giá nguyên vật liệu ...................................................... 5
Xu hướng phát triển ngành nhựa .............................................. 6
Đánh giá các doanh nghiệp ngành nhựa ...................................... 7


Thực trạng ngành nhựa
Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa 
Các sản phẩm từ nhựa hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi tính nhẹ, bền,
dẻo dai và chi phí thấp. Chính vì những ưu điểm đó đã tạo cho các sản phẩm này lợi thế mà ít các
sản phẩm hay chất liệu khác có thể dùng để thay thế được. Ngành nhựa Việt Nam hiện đang đầu
tư và phát triển một cơ cấu sản phẩm đa dạng và được chia làm 4 nhóm ngành chính gồm nhựa
bao bì – lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa Việt Nam – chiếm 39% giá trị
toàn ngành trong năm 2009, nhựa dùng trong vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng đều chiếm 21%
giá trị ngành, nhựa kỹ thuật cao có tỷ trọng thấp nhất và chiếm 19% giá trị ngành.
BĐ1: Cơ cấu sản phẩm nhựa giai đoạn 1995 – 2010
5%

15%
25%

60%

20%

19%

20%


21%

BĐ2: Cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa năm 2010

30%

20%
30%

30%

30%

30%

2000

2005

21%
20%

15%
20%
1995
Nhựa bao bì

Nhựa VLXD


39%

2009

Nhựa gia dụng

30%

2010E
Nhựa kỹ thuật

Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA)

Nguồn: VPA

Tính đến nay cả nước có khoảng 2,000 doanh nghiệp ngành nhựa, trong đó ngành nhựa bao bì có
702 doanh nghiệp (chiếm 35%); nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp (chiếm 40%); trong khi nhựa
kỹ thuật cao chỉ có 272 doanh nghiệp (chiếm 14%). Căn cứ báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam,
cơ cấu sản phẩm nhựa qua các năm dịch chuyển theo hướng nâng cao dần tỷ trọng các sản phẩm
nhựa bao bì và nhựa kỹ thuật. Theo ước tính, năm 2010 cơ cấu sản phẩm bao bì và sản phẩm nhựa
kỹ thuật đều chiếm khoảng 30% tổng giá trị toàn ngành.

Hoạt động của ngành 
Tốc độ tăng trưởng ngành nhựa luôn được duy trì ở mức cao qua các năm. Nhựa là một trong
những ngành công nghiệp còn non trẻ và có tốc độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế nước ta. Từ
năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt khoảng 20% - 25%/năm. Sản
lượng nhựa sản xuất liên tục tăng trưởng qua các năm, từ mức 1.6 triệu tấn trong năm 2006 tăng
gấp đôi đạt 3.2 triệu tấn vào năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa năm 2009 đạt
31,252 tỷ đồng, tăng 5,624 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 4.48% tỷ trọng so với giá trị sản
xuất công nghiệp cả nước.

Năm 2009 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nhiều ngành do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên ngành nhựa vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng
15%. Đặc biệt đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa xây dựng năm 2009
lại trở thành năm có kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay cho ngành này, với tốc độ tăng
trưởng sản lượng tiêu thụ rất ấn tượng từ 25 – 35% và tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt
trên 35%.
Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 2


BĐ3: Tổng giá trị và sản lượng nhựa giai đoạn 2006 - 2010
6,613 
5,750 
5,000 
3,800 

3,534 
2,629 
1,600 

3,200 
2,294 

1,880 

2006

2007


2008

Sản lượng (1000 tấn)

2009

2010E

Giá trị (triệu USD)

Nguồn: VAP và GLS ước tính

Nguyên nhân của sự thành công này đối với ngành nhựa xây dựng là do tiêu thụ phục hồi và tăng
trưởng mạnh mẽ nhờ có hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Bên cạnh đó, thị trường
tiêu thụ tốt đã tạo điều kiện cho các công ty giữ giá bán ở mức cao trong khi chi phí nguyên liệu
sản xuất đầu vào thấp, nhờ đó tỷ suất sinh lời và kết quả kinh doanh của các công ty lớn tăng đột
biến (tỷ suất lợi nhuận cao đến mức 21 – 22%, trong khi mức này bình thường khoảng 13 – 14%).
Năm 2010, với sự phục hồi của nền kinh tế nên tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nhựa ổn
định và tăng trưởng tốt. Tổng giá trị và sản lượng nhựa trong năm 2010 ước đạt 3.8 triệu tấn và
6,613 triệu USD, tương ứng tăng khoảng 6% về mặt sản lượng và 15% về mặt giá trị so với năm
2009.
Doanh thu xuất khẩu nhựa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Theo Hiệp Hội Nhựa
Việt Nam, sản phẩm nhựa của nước ta hiện có ở 55 nước, trong đó tỷ trọng xuất khẩu tại các thị
trường chính bao gồm Nhật chiếm 24%, Mỹ chiếm 20%, nhóm thị trường Châu Âu và Châu Á
(Trung Quốc, Malaysia và Philipines) chiếm 37%. Từ năm 2004 – 2010, kim ngạch xuất khẩu
ngành nhựa liên tục tăng qua các năm và đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 28%. Riêng năm
2009, xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt doanh thu 808 triệu USD, giảm 13% so với năm 2008, tuy
nhiên đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái và nhiều biến động.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 giảm nhẹ về giá trị, nhưng vẫn tăng về khối lượng
sản phẩm xuất khẩu.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa Việt Nam đạt 1 tỷ USD, Nhật và Mỹ vẫn
tiếp tục là hai thị trường xuất khẩu nhựa lớn nhất của Việt Nam. Trong bốn nhóm sản phẩm ngành
nhựa thì nhựa bao bì là sản phẩm xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam với tỷ trọng chiếm
hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay đã có sự
thay đổi trong cán cân xuất khẩu của ngành nhựa, cụ thể là các sản phẩm nhựa công nghiệp đã gia
tăng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu tại những thị trường truyền thống, với mức tăng trưởng
mạnh từ 8% - 12%.

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 3


BĐ4: Doanh thu xuất khẩu ngành nhựa giai đoạn 2004-2009

BĐ5: Tỷ trọng xuất khẩu nhựa theo quốc gia năm 2009

1,100 
930 
808 

750 
485 
280 

2004

336 

2005


2006

2007

2008

2009

2010E

Doanh thu (triệu USD)

Nguồn: TổngCục Hải Quan, GLS tổng hợp

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Ngành nhựa Việt Nam chỉ mới là ngành gia công và gần 80% nguyên liệu phải nhập khẩu.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành nhựa của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy
mô gia đình với năng lực cạnh tranh yếu. Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng, có đến
hơn 90% doanh nghiệp chủ yếu làm gia công và chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Chi phí
nguyên liệu chiếm từ 70 -80% giá thành sản xuất, do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm nhựa
là không cao.
Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 2.2 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào
như PE, PP, PS,…, trong khi sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 450,000 tấn
nguyên liệu (tương ứng 20% nhu cầu) nên các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải nhập khẩu
khoảng 80% nguyên liệu đầu vào để dáp ứng nhu cầu gia công, tương đương với khoảng 2.1 tỷ
USD/năm. Do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu nên xu hướng giá nguyên liệu thế giới tăng
sẽ đẩy giá các sản phẩm nhựa trong nước tăng cao. Hiện nay, giá bán của các doanh nghiệp Việt
Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Ngoài ra, đa số các loại nguyên liệu

nhựa đều được sản xuất từ dầu mỏ nên những biến động về giá đối với mặt hàng này cũng là một
thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam.
Chịu áp lực cạnh tranh lớn từ phía các doanh nghiệp FDI trong ngành. Hiện nay mẫu mã và
chủng loại sản phẩm nhựa của Việt Nam còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của
các nhà nhập khẩu, của các ngành kinh tế sử dụng sản phẩm nhựa kỹ thuật. Thêm vào đó, ngành
công nghiệp tái chế phế liệu nhựa ở nước ta vẫn chưa phát triển nên các doanh nghiệp nhựa trong
nước không thể tận dụng được nguồn nguyên liệu tái chế dồi dào vào sản xuất nhằm tạo những
sản phẩm có giá cạnh tranh hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang phải chịu áp lực
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị phần.

Triển vọng phát triển ngành năm 2011
Nhu cầu sản phẩm nhựa 
Nhiều tiềm năng tăng trưởng ở thị trường nội địa do chỉ số chất dẻo trên đầu người Việt
Nam còn thấp. Theo đánh giá của Hiệp Hội Nhựa Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ Nhựa trong nước
còn rất lớn với 84 triệu dân (số liệu thống kê năm 2009), trong đó gần 50% dân số trẻ, đây sẽ là thị
trường hết sức tiềm năng cho việc cung ứng các sản phẩm nhựa do những thuận lợi trong việc sử
dụng và thói quen sử dụng nhựa thay thế cho các vật liệu khác của tầng lớp dân số trẻ này. Bên
cạnh đó, so với các nước phát triển và mức trung bình trên thế giới chỉ số chất dẻo trên đầu người
ở Việt Nam khá thấp, do đó ngành nhựa còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Cụ thể, trong năm 2006,
Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 4


chỉ số chất dẻo trên đầu người Việt Nam chỉ đạt khoảng 16 kg/người và tăng lên 28 kg/người
trong năm 2009, chỉ số này thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới là 40 kg/người/năm.
Hiện nay nước ta đang phấn đấu đạt mức tiêu thụ 40 kg/ người vào năm 2010. Đây là mức rất
khiêm tốn nếu so với Mỹ, Châu Âu và Nhật.
BĐ6: Chỉ số tiêu thụ nhựa tiêu thụ trên đầu người (Kg/người)
160


148
136

140

116

120
100
80
60
40

40
16

19

22

VN 
2006

VN 
2007

VN 
2008


20

28

40
24

0

VN 
VN  World  Asia 
2009 2010F 2010 2010

USA 
2010

EU 
2010

Japan 
2010

Nguồn: VAP

Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành sẽ duy trì ở mức 20% trong năm 2011. Các sản phẩm
nhựa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, bưu
chính, viễn thông, xây dựng,…Do đó, sự tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này. Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng trung
bình từ 5 – 6% trong 5 năm sắp tới, trong đó các ngành chủ lực như xây dựng tăng 15%, thực
phẩm chế biến tăng 18% và hàng tiêu dùng tăng 20%. Đây là các ngành tiêu thụ chính của các

doanh nghiệp nhựa.
Từ 2006 - 2009, nhựa là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất của Việt Nam, với
mức tăng trưởng khoảng 28%/năm. Bên cạnh đó, các sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn có nhiều
lợi thế so với các nước xuất khẩu đồ nhựa khác. Cụ thể là sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức
thuế xuất khẩu thấp hơn 10 -15% so với sản phẩm nhựa của Trung Quốc. Trước đây khi nói đến
sản phẩm nhựa, các nhà nhập khẩu đều nghĩ tới Trung Quốc nhưng trong thời gian gần đây lại
chuyển hướng sang Việt Nam do không muốn lệ thuộc vào một nước. Đây chính là thời cơ lớn
cho ngành nhựa trong nước đối với những thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật và EU.
Nhìn chung, căn cứ những triển vọng về nhu cầu nhựa trong nước và xuất khẩu cùng với tiềm
năng của các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước, chúng tôi tin tưởng nhu cầu về sản phẩm
nhựa trong nước sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo với tốc độ
tăng trưởng được dự báo ở mức 20% trong năm 2011.

Diễn biến giá nguyên vật liệu
Thống kê cho thấy, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 70 – 80% giá thành sản phẩm và do phụ
thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá thành sản xuất các sản phẩm nhựa của
Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ những biến động về giá nguyên liệu thế giới, tỷ giá hối đoái
và đặc biệt là có mối tương quan thuận với giá dầu thô trên thế giới.
Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 5


Giá nguyên vật liệu sản xuất nhựa có xu hướng tiếp tục tăng thêm 24% so với năm 2010.
Với diễn biến giá dầu thô liên tục tăng nhanh kể từ năm 2008, giá nguyên vật liệu nhựa cũng tăng
đáng kể. Năm 2008 giá hạt nhựa PP nhập khẩu tăng cao, có những thời điểm đạt 1,800 – 2,000
USD/tấn, nguyên nhân của sự gia tăng này bắt nguồn từ giá dầu thô tăng cao kỷ lục vào tháng
07/2008 (gần 140 USD/thùng), sau đó giá hạt nhựa giảm xuống còn khoảng 800-900 USD/tấn do
giá đầu thô giảm xuống còn khoảng 40 USD/thùng vào cuối năm 2008. Trong năm 2009, giá hạt
nhựa tăng liên tục qua các tháng do giá dầu thô tăng từ 40 USD/thùng lên 73 USD/thùng. Tính

đến thời điểm cuối năm 2009, giá hạt nhựa tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2008. Năm
2010, giá dầu và giá hạt nhựa tiếp tục xu hướng tăng, tại thời điểm đầu năm 2010 giá hạt nhựa PP
đã tăng lên khoảng 1,100 – 1,200 USD/tấn. Đến cuối năm 2010, giá hạt nhựa đã lên tới 1,500
USD/tấn, tương ứng tăng bình quân 23% so với cuối năm trước.
Năm 2011, kinh tế thế giới dần hồi phục, nhu cầu năng lượng cũng sẽ tăng. Thêm vào đó, nguồn
năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và các gói cứu trợ của các nước vẫn tiếp tục được triển
khai nhằm khôi phục kinh tế sẽ khiến lạm phát gia tăng, theo đó giá dầu thô có xu hướng tiếp tục
tăng. Hiện nay, giá dầu thô thế giới đang ở mức 115 USD/thùng và giá hạt nhựa khoảng 1,610
USD/tấn. Theo Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, giá dầu thế giới sẽ tăng khoảng 20% trong năm 2011
nên chúng tôi dự báo giá hạt nhựa sẽ tăng trung bình 15%. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND năm 2011
có thể dao động xung quanh mức 20,800 – 21,100 đồng/1USD, tăng khoảng 9% so với năm 2010.
Như vậy, cùng với chênh lệch tỷ giá, thì giá nguyên vật liệu nhựa tăng thêm khoảng 25% so với
năm 2010. Điều này sẽ tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành nhựa và làm giảm
lợi nhuận biên
BĐ7: Diễn biến giá nguyên liệu nhựa HDPE, PP và giá dầu thô giai đoạn 2004 – 03/2011
USD/Ton

USD/Barrel

4500

160 

4000

140 

3500

120 


3000

100 

2500
80 
2000
60 

1500

40 

1000

20 

500



0

HDPE

PP

Oil price


Nguồn: Plastemart và Wikinvest

Xu hướng phát triển ngành nhựa
Mặc dù tốc độ sản xuất nhựa của Việt Nam phát triển mạnh, xếp trên một số nước ở Đông Nam Á
như Philipine, Indonesia,…nhưng hầu hết các nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Để nguồn
nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng nhu cầu gia, Bộ Công Thương đã xác định nhựa là ngành
công nghiệp ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Theo đó Chính Phủ chủ trương tập trung đầu tư các
nhà máy sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia cho ngành nhựa, ứng dụng công
nghệ và thiết bị hiện đại.
Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 6


Chủ động hơn về nguồn nguyên liệu. Hiện tại, ngành hóa dầu của Việt Nam đang dần phát triển
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên
liệu nhựa phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong tương lai gần. Bên cạnh đó, việc tập trung đẩy
mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu nhựa thông qua các nhà máy lọc dầu đã được đưa vào hoạt động
như Dung Quất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhựa chủ động về giá cả nguyên liệu nhằm
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam.
BĐ8: Các dự án hóa dầu năm 2010
Dự án
BOPP (Hải Phòng)
Nghi Sơn
Dung Quất
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổng cộng

BOPP

20,000

Công suất (tấn/năm)
PE
PP
300,000
150,000

PS

PVC

60,000

20,000
40,000

450,000
450,000

450,000

60,000
120,000

200,000
200,000

Nguồn: VPA


Từ giữa năm 2010 nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa PP ở khu kinh tế Dung Quất đã đi vào sản
xuất. Tính đến nay, nhà máy đã khai thác được 100% công suất (150 nghìn tấn/năm), cung cấp hạt
nhựa PP ra thị trường có chất lượng tương đương nguyên liệu nhập khẩu.
Chú trọng xây dựng nền công nghiệp tái chế phế liệu tại Việt Nam. Nguồn phế liệu trong nước
rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ,
không tập trung; phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ
lạc hậu. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với việc sử dụng phế liệu nhựa làm cho giá
nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 30% sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm hơn 15%, tăng tính
cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Hiện nay ngành nhựa Việt Nam đã có 2 dự án đầu tư về việc tái
chế phế liệu nhựa bằng công nghệ phù hợp không làm ảnh hưởng đến môi trường, đó là:
-

Dự án nhà máy tái chế nhựa, chủ dự án là công ty Nhựa Việt Nam (Vinaplast)
Khu công nghiệp liên hợp xử lý và tái chế phế liệu tại Long An.

Phát triển sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu. Chính
Phủ khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới việc phát triển các sản phẩm mang nhiều giá trị gia
tăng khi xuất khẩu như: nhựa kỹ thuật cao, nhựa xây dựng, nhựa y tế,...Bên cạnh đó, từng bước
xây dựng và phát triển các sản phẩm công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp
khác như: ôtô, xe máy và các chi tiết kỹ thuật trong sản phẩm điện tử. Cụ thể, mục tiêu cơ cấu sản
phẩm ngành nhựa đến năm 2015 gồm các sản phẩm bao bì chiếm 36%, sản phẩm cho vật liệu xây
dựng chiếm 23%. Mục tiêu cơ cấu sản phẩm ngành nhựa năm 2025, với các sản phẩm bao bì là
31%, sản phẩm cho vật liệu xây dựng là 27%.

Đánh giá các doanh nghiệp ngành nhựa
Hiện tại ngành nhựa có tất cả 15 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán HOSE và
HNX. Những doanh nghiệp có quy mô đứng đầu ngành thuộc về các doanh nghiệp nhựa vật liệu
xây dựng và chiếm thị phần chi phối trong cả nước. CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) chiếm lĩnh
khoảng 90% thị trường phía Nam, tương ứng 20% thị phần cả nước; CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền
Phong (NTP) chiếm 60 – 70% thị phần miền Bắc (25% thị phần cả nước). Đây là hai doanh

nghiệp đầu ngành với tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao nên thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp trong các nhóm ngành còn lại có quy mô nhỏ hơn
nhưng cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 7


Khả năng sinh lợi hấp dẫn khi chỉ số ROA và ROE trong những năm gần đây luôn duy trì ở
mức cao ngay cả trong suy thoái kinh tế. Trong năm 2008, mức ROA và ROE của toàn thị
trường thấp và đạt khoảng 5.8% và 14.7%, trong khi đó các doanh nghiệp trong ngành nhựa có tỷ
suất sinh lợi cao hơn hẳn, đặc biệt là những doanh nghiệp niêm yết trên sàn như BMP (ROA:
16.9% và ROE: 19.6%), NTP (ROA: 21% và ROE: 37.7%).
BĐ9: Tỷ suất ROA của một số doanh nghiệp trong ngành

BĐ10: Tỷ suất ROE của một số doanh nghiệp trong ngành
60.0 

35.0 
30.0 

50.0 

25.0 

40.0 

20.0 


30.0 

15.0 

20.0 

10.0 

10.0 

5.0 



BMP

NTP
2008

Nguồn: GLS ước tính

SVI
2009

TTP

RDP

BMP


2010

NTP
2008

SVI
2009

TTP

RDP

2010

Nguồn: GLS ước tính

Năm 2009, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng ROA và ROE bình quân
của ngành nhựa vẫn đạt 12.6% và 19.7%. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực nhựa xây dựng thì đây lại là năm gặt hái nhiều thành công, BMP và NTP đạt mức ROA và
ROE cao ấn tượng (BMP: ROA 30.3%, ROE 36.9%; NTP: ROA 30.6%, ROE 56.2%). Trong năm
2010, chúng tôi ước tính chỉ số ROA và ROE bình quân ngành nhựa lần lượt là 11.3% và 20%.
Tỷ lệ nợ ở mức trung bình và hệ số thanh toán cao làm tăng tính an toàn của doanh nghiệp.
Năm 2008, tỷ số nợ bình quân của ngành nhựa là 30% và qua năm 2010 chỉ số này là xấp xỉ 32%,
trong khi đó tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình của thị trường là 58%. Việc duy trì tỷ lệ nợ vay ở
mức không quá cao đã làm cho các doanh nghiệp trong ngành ít bị ảnh hưởng bởi biến động lãi
suất và áp lực thanh toán, đồng thời tạo sự tăng trưởng ổn định trong khi nền kinh tế chưa phục
hồi hoàn toàn. Thêm vào đó, hệ số thanh toán của các doanh nghiệp ngành nhựa khá cao. Nếu hệ
số thanh toán hiện hành trung bình của thị trường đạt khoảng 1.5x thì ở cổ phiếu ngành nhựa hệ số
này là 2.8x (số liệu GLS ước tính năm 2010). Hệ số thanh toán ấn tượng sẽ tạo sự an toàn cho các
nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu ngành nhựa.


Bộ phận Nghiên cứu GLS

Trang 8


ĐỊNH NGHĨA CÁC KHUYẾN NGHỊ
MUA
NẮM GIỮ
BÁN
KHÔNG NHẬN ĐỊNH

Cổ phiếu được chúng tôi đánh giá cao. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư đạt 15%/năm hoặc hơn, với ít
rủi ro giảm giá.
Cổ phiếu theo chúng tôi đã được định giá hợp lý. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư đạt dưới 15%/năm
nhưng rủi ro giảm giá không cao.
Cổ phiếu không được chúng tôi đánh giá cao. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư thấp với nhiều rủi ro
giảm giá.
Cổ phiếu không được đánh giá. Báo cáo được lập chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin.

KHUYẾN CÁO
Báo cáo này là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS). Mọi hành vi sao chép, trích dẫn một phần
hoặc toàn bộ nội dung báo cáo này đều phải ghi rõ nguồn và được sự chấp thuận của GLS.
Báo cáo này được lập dựa trên những nguồn thông tin đáng tin cậy tại thời điểm phát hành và GLS không chịu trách nhiệm về
độ chính xác của những thông tin đó. Báo cáo này thể hiện quan điểm của người lập báo cáo tại thời điểm phát hành, không đại
diện cho quan điểm chung của GLS và hoàn toàn có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.
GLS có thể đầu tư hoặc quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty trong báo cáo này. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất
cứ hệ quả nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này vào mục đích đầu tư.

Bộ phận Nghiên cứu GLS


Trang 9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×